You are on page 1of 9

1

I. HIệU ứNG NHÀ KÍNH LÀ GÌ?


Năm 1824, một vụ nổ mạnh trong khí quyển làm nhiệt độ của vùng tăng
lên đã khiến nhà toán học người Pháp: Jean Baptiste Joseph Fourier nảy
ra ý tưởng đặt tên cho hiện tượng này là HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH xuất phát
từ EFFET DE SERRE.
Năm 1827, Jose Fourier đã đưa ra nguyên lý giải thích hiện tượng này và
“lôi kéo” được sự quan tâm lớn của giới khoa học trên toàn thế giới.
Ông cho rằng: hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng
lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà
bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu
không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong
chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.

Ban đầu, Hiệu ứng nhà kính được người ta khái niệm trong một “không
gian con con”. Một số loài cây được trồng trong các ngôi nhà “lợp” kính.
Khi đón nhận ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống, nhiệt độ bên trong nhà kính
dường như được “đốt cháy” từ từ, không khí được sưởi ấm. Nhờ vào sức
ấm này, cây cối có thể đâm chồi, ra hoa và kết quả sớm hơn.

Ngày nay, người ta hiểu khái niệm này một cách rộng hơn cho cả môi
trường sinh vật đang sinh tồn là Trái Đất. Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng
làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời
có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu
nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không
khí nóng lên.

ĐIỀU ĐÓ LÝ GIẢI ĐIỀU GÌ?

Chúng ta hãy tưởng tượng một cách đơn giản như sau: CO2 chứa trong
bầu khí quyển như thể là một tấm kính dày bao bọc Trái Đất. Lúc này Trái
Đất sẽ không khác gì một nhà kính lớn chơ vơ đón nhận ánh sáng trong
không gian.

Theo tính toán khoa học thì: Nếu không có “tấm kính này” nhiệt độ trung
bình trên bề mặt Trái Đất sẽ xuống đến – 23oC. Nhờ có hiệu ứng nhà kính
mà nhiệt độ Trái Đất được sưởi nóng lên 38oC, đồng nghĩa với việc trên
thực tế, nhiệt độ trung bình sẽ là 15oC.

Nói vậy không có nghĩa tất cả ánh sáng Mặt Trời đều được hấp thu qua
“tấm kính”. Khi năng lượng Mặt Trời đi qua một lớp khí (gọi là khí nhà kính
– Green House Gas GHG) gồm hơi nước, CO2, methane, NOx, ozone...
Bức xạ hồng ngoại trong phổ năng lượng đó phản xạ từ mặt đất ra vũ trụ
song không dễ dàng đi qua lớp khí nhà kính. Một phần bức xạ hồng ngoại
2

bị hất lại quả đất làm cho Trái Đất có được nhiệt độ thuận tiện cho sự
sống.

Nguyên nhân nào gây nên hiệu ứng nhà kính

Trước hết, chúng ta hãy nhìn vào tốc độ chóng mặt của quá trình đô thị
hoá và sự gia tăng dân số. Các loại phương tiện giao thông, các nhà máy
sản xuất, các khu công nghiệp, các đống phế thải... “nhả” ra một lượng khí
CO2 khổng lồ vào bầu khí quyển. Những cánh rừng lẽ ra là nơi hấp thu lại
bị chặt phá đến trơ chọi, CO2 càng ngày đầy.

Ngoài CO2 ra, còn có metan, ozôn, các halogen và hơi nước cũng có tác
dụng quan trọng gây hiệu ứng nhà
Các nhà khoa học dự đoán rằng: nếu cứ để nồng độ đi-ô-xít các-bon cứ
tiếp tục tăng lên thì sau 100 năm nữa hoặc trong thời gian ngắn hơn, rất
có thể hiệu ứng nhà kính có mức độ giống như thời kỳ kỷ Jura sẽ tái xuất
hiện. Lúc đó băng ở hai cực của trái đất sẽ tan ra, đất liền sẽ bị thu hẹp,
nhiệt độ tăng cao và một lượng lớn sinh vật sẽ bị huỷ diệt.

Theo các phân tích mới đây: trong 200 năm qua, nồng độ CO2 đã tăng lên
25%, nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng lên 0,5o C. Ước tính đến giữa
thế kỷ sau, bề mặt Trái đất sẽ nóng thêm 1,5 - 4,5oC; trong đó nhiệt độ ở vĩ
độ trung và cao tăng lên càng nhiều.

Một con số không thể không gây hoag mang là: theo ước tính, lượng khí
nhà kính trong khí quyển đã lên đến 7 tỷ tấn, một con số dĩ nhiên chưa
từng có ở bất kỳ giai đoạn nào trong lịch sử phát triển của Trái Đất.

Trong đó, nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính là hậu quả của
“cách hành xử thực dụng” của các nước phát triển. Lượng khí carbon
dioxide (CO2) và nhiều loại khí thải khác trong bầu khí quyển bị dồn tụ
khiến nhiệt độ phát triển cao hơn mức bình thường 3-4oC.

“Kẻ gieo gió, ắt gặp bão”?

- Sự xáo trộn môi trường sống:


Trong một nghiên cứu kéo dài 3 năm qua của nhà khoa học Na Uy - giáo
sư Ola Johannessen (tác giả chính của bản báo cáo do Uỷ ban châu Âu
tài trợ) đã nói rằng: vào cuối thế kỷ XXI, băng Bắc Cực giảm 7,4% trong
vòng 25 năm qua do hiệu ứng nhà kính. Hiệu ứng nhà kính khiến cho môi
trường sinh thái bị xáo trộn nghiêm trọng.

Hoạt động gió mùa dữ dội hơn tại khu vực châu Phi - tiểu vùng Sahara đã
3

mang không khí nóng từ sa mạc tràn qua châu Âu và ngăn chặn dòng khí
mát từ Đại Tây Dương đổ vào lục địa, ngăn cản sự hình thành của các
đám mây dẫn đến việc thiếu mưa trầm trọng ở châu Âu.

- Nguồn nước bị “khủng hoảng”:


Sự thay đổi “tính khí” của những cơn mưa rào khiến cho “sức khoẻ” của
các loài thuỷ sản bị đe doạ. Các nhà máy phát điện, hệ thống tưới tiêu
hoạt động hết công suất nhưng chất lượng nước uống, chất lượng cuộc
sống vẫn bị giảm sút rõ rệt. Khí hậu thay đổi có thể làm đầy các lòng chảo
nối các sông ngòi trên thế giới. Lụt lội, hạn hán, thiên tai thường xuyên đe
doạ cuộc sống con người.

- Tài nguyên biển:


Các tảng băng trôi và tan chảy khiến cho mặt biển tăng cao hơn 1m. Có
nhà khoa học cho rằng, vì nhiệt độ tăng lên sẽ làm cho thể tích nước dãn
nở, mặt nước biển sẽ dâng cao 0,2-1,4m. Hiện nay có 1/3 dân số thế giới
sống ở vùng ven biển, vùng này cũng là nơi phát triển công nông nghiệp,
nếu mặt biển dâng cao sẽ tràn ngập nhiều thành phố và bến cảng.
- Sức khoẻ con người:
Theo các báo cáo của WHO, số người chết vì nhiệt độ gia tăng ở các
nước đang phát triển càng ngày càng có chu kỳ kéo dài hơn trước. Sự
thay đổi lượng mưa khiến cho các căn bệnh truyền nhiễm có “cơ hội” phát
triển. Những con số không thể nói lên điều gì ngoài việc môi trường sống
đang có các “biến chứng” phức tạp đe doạ nghiêm trọng đến sự sống.

- Rừng cháy trụi:


Trái Đất luôn phải trải qua các chu kỳ nóng, lạnh và hiện tượng nắng nóng
bất thường. Giáo sư Johannessen nhấn mạnh thêm: vào cuối thế kỷ XXI,
biển Barents ở phía bắc của Nga và Na Uy có lẽ sẽ không còn băng, thậm
chí là trong mùa đông.

Hiện tượng này sẽ cho phép dòng nước lạnh của Bắc Bắc Dương bị thất
thoát sang Thái Bình Dương khiến cho nhiệt độ của Bắc Băng Dương tăng
cao hơn hàng năm, lúc này nắng nóng vào mùa hè là điều không tránh
khỏi. Nhiệt độ cao hơn tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra hơn.

NỖ LỰC GIẢM TÁC HẠI HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH


Chúng ta cần phát triển sản xuất công nghiệp, nên trước hết cần phải tích
cực xử lý ô nhiễm không khí, nghiên cứu công nghệ chuyển hóa CO2
thành chất khác, ngăn chặn các khí metan, halogen, clo, flo,... không cho
thải vào không khí.
4

Bảo vệ tốt cây rừng, tích cực trồng cây gây rừng, làm cho CO2 chuyển hóa
thành chất dinh dưỡng thông qua tác dụng quang hợp của cây xanh.

Cuối cùng, bằng mọi cách làm giảm lượng tiêu hóa năng lượng dầu mỏ và
than, cố gắng áp dụng năng lượng hạt nhân, năng lượng Mặt trời, năng
lượng nước và gió để giảm bớt lượng CO2 thải vào không khí.

Nếu cứ để nhiệt độ ấm dần lên do hiệu ứng nhà kính, Trái Đất có thể quay
trở lại kỷ Jura cách đây 150 triệu năm. Sự sinh tồn hay bị huỷ diệt, điều đó
phụ thuộc vào nỗ lực chung của cả loài người... Xa hơn nữa nếu nhiệt độ
của quả đất đủ cao thì có thể làm tan nhanh băng tuyết ở Bắc Cực và
Nam Cực và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn
hồng thủy.
A.Hậu Quả Của Hiệu Ứng Nhà Kính
Hiệu ứng nhà kính sẽ làm nhiệt độ trái đất tăng lên làm cho băng ở hai cực tan ra
lấn vào đất liền làm cho nhiều ngwoif ở trong cảnh vô gia cư, mất đất sản xuất…

B. Cách Khắc Phục


Năng lượng tương lai
giảm phát thải CO2
Tạp chí Scientific American đã dành toàn bộ số
tháng 7/2006 để đăng tải những bài viết quan trọng
của các nhà khoa học Mỹ về bức tranh năng lượng
hiện tại và triển vọng trong tương lai. Tạp chí Hoạt
động khoa học đã trích đăng lại các ý kiến này,
ThienNhien.Net xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Hiện tượng nóng lên của trái đất là một thực tế


đe dọa môi trường sống. Cứ theo đà phát Tạp
chí Scientific American đã dành toàn bộ số tháng
7/2006 để đăng tải những bài viết quan trọng của
các nhà khoa học Mỹ về bức tranh năng lượng hiện
tại và triển vọng trong tương lai. Tạp chí Hoạt động
khoa học đã trích đăng lại các ý kiến này,
ThienNhien.Net xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Hiện tượng nóng lên của trái đất là một thực tế đe dọa môi trường sống. Cứ theo đà phát
triển kinh tế hiện nay thì đến năm 2056, sự phát thải CO2 sẽ tăng lên gấp 2 lần. Đứng
trước nguy cơ này, các nhà khoa học Mỹ bao gồm: Gary Stix, Robert H. Socolow,
Stephen W. Pacala, John B. Heywood, Eberhard K. Jochem, David G. Hawkins, Daniel
A. Lashof, Robert H. WWilliams, John M.Deutch, Ernest J. Moniz, Daniel M. Kammen,
Joan Ogden và W. Wayt Gibbs đã nêu lên ý kiến của mình trên Tạp chí Scientific
American. Theo các nhà khoa học này, sự phát triển năng lượng trong tương lai phải dựa
trên nguyên tắc quan trọng là giảm thiểu phát thải CO2.
5

Khái niệm về nêm (wedge) CO2

Trên hình bên ta thấy, từ năm 2006 có hai đường biểu diễn 2 khả năng phát thải CO2, giữa
hai đường đó là một tam giác biểu diễn lượng CO2 cần được giảm đi. Trong hình tam giác
đó có 7 hình tam giác có dạng cái nêm (wedge), mỗi cái nêm mô tả lượng CO2 có thể làm
giảm đi nhờ một biện pháp, một công nghệ nào đó (ví dụ tăng năng lượng mặt trời lên
700 lần, hoặc tăng năng lượng hạt nhân lên 2 lần để thay thế năng lượng than). Mỗi nêm
tương ứng với 25 tỷ tấn CO2 trong vòng 50 năm (từ 2006 đến 2056).

Việc giữ lượng CO2 phát thải cố định không tăng lên trong vòng 50 năm tới nằm trong
khả năng của chúng ta và điều này cũng không ảnh hưởng gì đến tăng trưởng kinh tế.

Tiết kiệm năng lượng

2/3 năng lượng đã bị mất đi trong quá trình sử dụng (nên nhớ rằng trong số năng lượng bị
tiêu hao đó có những phần năng lượng do nhiên liệu hóa thạch cung cấp có gây phát thải
CO2). Nếu tiết kiệm năng lượng nhờ nâng cao hiệu suất sử dụng và đưa công nghệ mới
vào cuộc sống thì lượng CO2 phát thải cũng sẽ giảm đi.

Một số biện pháp có thể áp dụng là: Sử dụng


thông gió và ánh sáng tự nhiên; sử dụng điều hòa
kỹ thuật số; xây tường nhà bằng vật liệu cellulose
cách nhiệt; sử dụng đèn compact huỳnh quang; sử
dụng màn hình LCD thay monitor thông thường;
sử dụng bình nóng mặt trời...

Vấn đề than

Đây là nhiên liệu rẻ tiền song gây nhiều phát thải


CO2. Hiện nay, người ta tiến đến công nghệ hiện đại trong lĩnh vực sử dụng than làm
nhiên liệu: Đó là công nghệ IGCC (Integrated Gasification Combined Cycle - Chu trình
hỗn hợp hóa khí tích hợp). Trong công nghệ IGCC, khí CO2 không thoát ra môi truờng và
bị chôn dưới đất. Các khâu trong quá trình IGCC bao gồm:

• Than, nước và oxy được đưa vào một bình có áp suất cao (gasifier), trong đó than một
phần bị oxyhóa và biến thành một loại hơi gọi là syngas.

• Syngas đi qua hơi nước

Syngas + hơi nước gỡ CO2 + H2

• CO2 sẽ bị tách ra và đem chôn (CCS - carbon capture and storage, tách và chôn CO2).

• H2 bị đốt và dùng để chạy turbin khí (gas turbine - generator).

• Khí nóng còn lại (dư nhiệt) thoát ra từ turbin khí được đun nóng trong thiết bị sinh hơi
6

dùng để chạy turbin hơi (steam turbine - generator).

Sử dụng IGCC cho phép các nhà máy chạy than giảm thiểu đến mức tối đa phát thải CO2.

Phương án điện hạt nhân

Nhu cầu năng lượng sẽ tăng lên 160% đến năm 2050 và phải
xây dựng hàng ngàn nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) mới có
thể đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai mà không gây
phát thải CO2. Theo ước tính của các nhà năng lượng, cần tăng
gấp 3 lần số NMĐHN mới có thể cắt giảm được từ 1 đến 2 tỷ
tấn CO2 phát thải trong một năm.

Hiện nay, các NMĐHN bảo đảm khoảng 1/6 nhu cầu điện năng
Nhà máy điện hạt nhân trên thế giới. Đây là một nguồn năng lượng không cacbon
David-Besse tại Ohio (carbon-free). Sự phát triển các NMĐHN đã trải qua hai sự cố
(Ảnh: Science Clarified) để lại ấn tượng trong tâm trí của nhiều người: Three Mile Island
và Chernobyl. Trữ lượng Uranium trên thế giới có thể cung ứng
cho các NMĐHN trong vòng nhiều thập kỷ. Để giảm hiệu ứng nhà kính, nhiều quốc gia
(trong đó có Mỹ) đã bắt đầu có kế hoạch xây dựng nhiều NMĐHN. Đến năm 2050,
khoảng 1 tỷ MW điện hạt nhân sẽ xuất hiện, giúp giảm 0,8 đến 1,8 tỷ tấn CO2 phát thải
mỗi năm.

Các nhà khoa học đã đưa ra một chu trình kín nhiên liệu cho tương lai, trong chu trình đó
plutonium và các actinides khác và có thể cả uranium trong các thanh nhiên liệu đã cháy
sẽ được tái xử lý và sẽ được sử dụng trong các lò phản ứng (LPƯ) đặc biệt gọi là LPƯ
đốt cháy (Burner Reactor). Các loại lò này sẽ chuyển hóa triệt để các chất thải phóng xạ
dài ngày hoạt độ cao thành những chất không phóng xạ hoặc phóng xạ ngắn ngày hoạt độ
thấp.

Chất thải là vấn đề gây nhiều lo lắng trong phương án điện hạt nhân. Phần Lan là một
nước không mạnh về hạt nhân cũng đã bắt đầu phương án xây dựng cơ sở chôn cất cho
các loại chất thải dài ngày hoạt độ cao ở Olkiluoto. Năm 2004, tại đây một cơ sở nghiên
cứu lưu giữ chất thải mang tên Onkalo nằm dưới mặt đất khoảng 1/2 km đã được xây
dựng. Đến năm 2020, các thùng chất thải sẽ được lưu trữ tại đó và đến năm 2130 cơ sở
Olkiluoto sẽ hoàn thành. Phương án Okiluoto là một minh họa cho việc giải quyết vấn đề
chôn cất chất thải phóng xạ dài ngày hoạt độ cao cho nhiều quốc gia.

Năng lượng tái tạo

Trong những thập kỷ vừa qua, nhất là sau năm 1970 - những năm khủng hoảng dầu lửa,
công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo đã đạt nhiều tiến bộ đáng kể.

Năng lượng mặt trời có thể cung cấp 5.000 MW điện (chiếm 0,15% tổng công suất điện
trên thế giới), với giá từ 20 đến 25 cent/kWh, hiệu suất là 37%. Một điều đáng chú ý là
ngoài việc sử dụng những tế bào quang điện PV (PhotoVoltaics), việc sử dụng những hệ
7

thống gương gắn liền với thiết bị Stirling đã góp phần không nhỏ vào việc tăng công suất
sử dụng năng lượng mặt trời. Trong những hệ thống này, hàng nghìn gương chiếu tập
trung sức nóng mặt trời vào thiết bị thu Stirling, thiết bị này biến nhiệt năng thành điện
năng.

Năng lượng gió có thể cung cấp 60.000 MW điện trên toàn cầu. Đặc biệt, các nước EU đã
đột biến xây dựng những máy phát điện bằng gió trong những năm 1994 - 2005, nâng
công suất điện gió từ 1.700 lên 40.000 MW (trong đó Đức chiếm 18.000 MW). Giá điện
gió khoảng 4 đến 7 cent/kWh.

Một dạng nhiên liệu sinh học thông dụng là éthanol lấy từ ngũ cốc. Trong năm 2005, Mỹ
đã sản xuất 16,2 tỷ lít éthanol. Chính phủ Mỹ trợ cấp mỗi năm 2 tỷ USD cho sản xuất
éthanol từ ngũ cốc với hy vọng dùng éthanol để góp phần giảm thiểu phát thải CO2. Một
dạng nhiên liệu sinh học khác là diesel lục điều chế bằng cách khí hóa sinh khối để có
hydrogen và CO chuyển hóa thành hydrocacbon nhờ quy trình Fischer - Tropsch (trong
thế chiến II, Đức đã dùng quy trình này để điều chế nhiên liệu tổng hợp từ than).

Những hy vọng vào Hydrogen

Sử dụng hydrogen để làm nhiên liệu cho xe cộ là một hướng phát triển đúng đắn trong
tương lai song đòi hỏi thời gian nghiên cứu. Hydrogen là nhiên liệu của tương lai vì số
phương tiện giao thông hiện nay trên thế giới là 750 triệu chiếc và đến năm 2050 sẽ tăng
lên gấp ba do nhu cầu chính ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc và các nước đang phát
triển. Ngành giao thông vận tải phải chuyển dần sang dùng những loại nhiên liệu nghèo
cacbon, không dầu lửa. Cần phải có một mạng lưới điện để nạp điện năng cho xe cộ chạy
điện và nạp nhiên liệu hydrogen cho các phương tiện có gắn tế bào nhiên liệu hydrogen
(fuel-cell) - là một thiết bị chuyển hoá điện - hoá năng lượng giống như một bình ắc quy
nhưng có thể liên tục tiếp nạp nhiên liệu. Trong các phương tiện giao thông sử dụng tế
bào nhiên liệu hydrogen sẽ đốt cháy với oxygen của khí trời tạo nên động lực chuyển
động. Phương hướng này nhận được sự đồng tình của những nhà chế tạo ôtô, những
chuyên gia năng lượng và các nhà hoạch định chính sách.

Hydrogen có thể điều chế bằng cách chiết xuất từ khí thiên nhiên, điện phân nước, chiết
xuất từ than và chôn CO2 phát sinh kèm xuống đất, và rất quan trọng là nhờ các LPƯ hạt
nhân. Trong các LPƯ hạt nhân, người ta sử dụng hơi có nhiệt độ rất cao để tạo hydrogen
theo phương pháp phân nhiệt hóa nước.

Các công ty như Honda, Toyata và General motors (GM) có kế hoạch bán ra thị trường
những ôtô trang bị tế bào nhiên liệu vào khoảng năm 2010 đến 2020. Một số nhà khoa
học Mỹ đưa ra kế hoạch trong vòng 25 năm xây dựng một mạng năng lượng lấy tên “Siêu
mạng - SuperGrid” với những đường “Siêu cáp - SuperCable” là những đường dây siêu
dẫn được làm lạnh bởi hydrogen có khả năng đồng thời chuyển tải điện năng và cung cấp
nhiên liệu hydrogen.

Những điều kiện siêu mạng cần đến chúng ta đều có: Năng lượng hạt nhân, công nghệ
siêu dẫn cộng với sự lựa chọn hợp lý các nguồn năng lượng tái tạo. Đó là tất cả yếu tố kỹ
8

thuật công nghệ cần thiết cho Siêu mạng.

Chương trình B về năng lượng

Chương trình năng lượng A là chương trình sử dụng những kỹ thuật, công nghệ đã có, đã
biết. Nhiều nhà năng lượng cho rằng, để ổn định sự phát thải khí nhà kính chúng ta cần
giải quyết không phải 7 nêm như trình bày ở trên mà đến 18 nêm CO2 (mỗi nêm ứng với
25 tỷ tấn CO2/50 năm). Lý do là lượng phát thải CO2 tăng mạnh hơn ước tính ban đầu.

Chương trình B về năng lượng sử dụng những công nghệ của tương lai:

• Phản ứng nhiệt hạch sử dụng quá trình tổng hợp các hạt nhân nhẹ, đây là phản ứng xảy
ra trên mặt trời. Một mô hình của LPƯ nhiệt hạch là thiết bị có tên là Tokamak (là thiết bị
tạo từ trường hình xuyến để giam giữ plasma). Trong LPƯ này có những nam châm cực
lớn để giam giữ plasma có nhiệt độ đạt đến 100 triệu độ Celsius. Phản ứng nhiệt hạch xảy
ra trong lò:

tritium + deuterium gỡ helium + neutron + năng lượng

Hiện nay có dự án ITER (LPƯ nhiệt hạch thí nghiệm quốc tế) nhằm 3 mục đích: Chứng
minh rằng một Tokamak lớn có thể điều khiển quá trình tổng hợp nhiệt hạch của hai đồng
vị của hydrogen là deuterium & tritium thành helium; các neutron nhanh tạo thành có thể
tái tạo nhiên liệu tritium bằng cách bắn phá vào một bia lithium; tích hợp các công nghệ
cần thiết cho một LPƯ nhiệt hạch thương mại.

Nếu dự án ITER thành công thì nhân loại sẽ sở hữu


được một nguồn năng lượng gần như vô tận vì các đồng
vị của hydrogen có thể điều chế từ nước.

• Sử dụng năng lượng gió ở những độ cao cỡ 10.000 m.


Các nhà khoa học cho biết, 2/3 năng lượng gió tập trung
trên tầng đối lưu, vượt xa ngoài chiều cao của các thiết
bị sử dụng năng lượng gió hiện nay. Vì vậy, trong
chương trình B cần thiết kế những máy phát chạy bằng
sức gió trên những độ cao đó (hình minh hoạ).

• Sử dụng những tấm thu ánh sáng mặt trời (diện tích cỡ
3 km2) trên quỹ đạo địa tĩnh trong vũ trụ rồi chuyển hóa ánh sáng thành điện. Người ta sẽ
sử dụng những thanh silicon nano để nâng cao hiệu suất các pin mặt trời lên 2 lần so với
các PV (PhotoVoltaic) của công nghệ hiện nay. Những thiết bị này hoạt động 24/24 bất kể
thời tiết và cung cấp khoảng 1,1 GW điện (hình minh hoạ).

• Sử dụng năng lượng sóng và thủy triều. Hiện nay, đã


có hai nhà máy sử dụng thủy triều: Nhà máy 240 MW ở
Pháp và Nhà máy 20 MW ở Nova Scotia (Canada).
Trung Quốc sắp xây dựng Nhà máy 40 kW ở Daishan,
Mỹ sẽ có Nhà máy 36 kW ở NewYork. Trong tương lai,
9

sẽ có nhiều nhà máy lớn hơn nhiều lần. Theo tính toán của các nhà năng lượng Anh, năng
lượng đại dương có thể cung cấp đến 1/5 điện năng của họ. Năng lượng sóng khó chế ngự
hơn; một nghiên cứu của nhóm Bernard cho thấy rằng, nếu 20% năng lượng sóng có khả
năng thương mại của Mỹ được chế ngự với hiệu suất 50% thì điện năng sản xuất ra sẽ
vượt điện năng cung cấp bởi tất cả các nhà máy thủy điện trong nước.

• Sử dụng vi sinh. Nhà sinh học J.Craig Venter nghiên cứu những dạng vi sinh có khả
năng hấp thụ CO2 từ các nhà máy để chuyển hóa thành khí tự nhiên. Ông còn cho biết,
các nhà sinh học đã tạo được những hệ sinh học sản xuất được hydrogen trực tiếp từ ánh
sáng mặt trời thông qua quá trình quang hợp. Steven Ông Chu, Giám đốc phòng thí
nghiệm quốc gia Lawrencs Berkeley (LBNL) đang nghiên cứu việc chuyển hóa cellulose
thành nhiên liệu nhờ những vi sinh tạo mới. Ông cho rằng, các quá trình sinh học tạo
nhiên liệu cũng có hiệu suất cao không kém các quá trình như hơi nổ hay thủy phân nhiệt
trong sản xuất éthanol.

Hiện tượng trái đất nóng lên có thể dẫn đến những hệ quả mang tính tai biến cho môi
trường và con người. Trong tương lai, việc sử dụng năng lượng là một vấn đề tổng hợp
nhiều hướng giải quyết trên cơ sở công nghệ cao, song tất cả đều phải dựa trên nguyên
tắc giảm thiểu đến mức tối đa hoặc loại trừ phát thải CO2. Tất cả phương án giải quyết
đều nằm trong tầm tay của các nhà khoa học. Năng lượng tương lai là một năng lượng
không phát thải CO2.
triển kinh tế hiện nay thì đến năm 2056, sự phát thải CO2 sẽ tăng lên gấp 2 lần. Đứng
trước nguy cơ này, các nhà khoa học Mỹ bao gồm: Gary Stix, Robert H. Socolow,
Stephen W. Pacala, John B. Heywood, Eberhard K. Jochem, David G. Hawkins, Daniel
A. Lashof, Robert H. WWilliams, John M.Deutch, Ernest J. Moniz, Daniel M. Kammen,
Joan Ogden và W. Wayt Gibbs đã nêu lên ý kiến của mình trên Tạp chí Scientific
American. Theo các nhà khoa học này, sự phát triển năng lượng trong tương lai phải dựa
trên nguyên tắc quan trọng là giảm thiểu phát thải CO2.

You might also like