Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Truyện cổ Phật giáo: Tập 1
Truyện cổ Phật giáo: Tập 1
Truyện cổ Phật giáo: Tập 1
Ebook274 pages6 hours

Truyện cổ Phật giáo: Tập 1

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Truyện cổ Phật giáo là một bông hoa trong những bông hoa truyện cổ trên khắp thế giới, và là một bông hoa vô cùng độc đáo. Tính cách độc đáo này có được là do sự hình thành của chúng, không chỉ hoàn toàn dựa vào những điều tai nghe mắt thấy của con người và được kể lại qua sự phóng đại cũng như sáng tạo của trí tưởng tượng như các loại truyện cổ nói chung, mà phần lớn truyện cổ Phật giáo đều có xuất xứ từ những kinh điển cũng như được đặt trên nền tảng của những giáo pháp do chính Đức Phật đã truyền dạy. Đặc biệt là giáo lý nhân quả. Đặc điểm này khiến cho tất cả những câu truyện cổ trong Phật giáo vừa duy trì được tính chất bình dị và hấp dẫn vốn có của thể loại truyện cổ, lại vừa hàm chứa những bài học đạo đức luân lý, những triết lý sống sâu xa, và trên tất cả là những chân lý về cuộc sống do Đức Phật Thích-ca Mâu-ni khám phá và truyền dạy lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại từ cách đây hơn 25 thế kỷ.
Qua hơn một trăm câu truyện cổ bao gồm từ những truyện đã xảy ra hoặc được kể vào thời Đức Phật còn tại thế, cho đến những truyền tiền thân Đức Phật vốn được rất nhiều người biết đến qua Kinh Bản sanh (Jãtaka), cũng như những truyện có nguồn gốc dân gian được kể lại bằng nhận thức của người Phật tử... tập sách này sẽ dẫn dắt độc giả vào một thế giới lý tưởng và tươi đẹp, nơi ĐIỀU THIỆN luôn được tôn vinh và ĐIỀU ÁC luôn bị chê bai, trừng trị. Xét cho cùng, đó chẳng phải là niềm mơ ước khát khao và mục tiêu hướng đến từ muôn đời của nhân loại đó sao?

LanguageEnglish
Release dateNov 12, 2016
ISBN9781370313112
Truyện cổ Phật giáo: Tập 1
Author

Nguyễn Minh Tiến

Nguyễn Minh Tiến (bút danh Nguyên Minh) là tác giả, dịch giả của nhiều tác phẩm Phật học đã chính thức xuất bản từ nhiều năm qua, từ những sách hướng dẫn Phật học phổ thông đến nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về Phật học. Ông cũng đã xuất bản Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt, công trình thống kê và hệ thống hóa đầu tiên của Phật giáo Việt Nam về tất cả những Kinh điển đã được Việt dịch trong khoảng gần một thế kỷ qua. Các công trình dịch thuật của ông bao gồm cả chuyển dịch từ Hán ngữ cũng như Anh ngữ sang Việt ngữ, thường được ông biên soạn các chú giải hết sức công phu nhằm giúp người đọc dễ dàng nhận hiểu. Ông cũng là người sáng lập và điều hành Cộng đồng Rộng Mở Tâm Hồn với hơn 9.000 thành viên trên toàn cầu. Hiện nay ông là Thư ký của United Buddhist Foundation (Liên Phật Hội) có trụ sở tại California, Hoa Kỳ. Tổ chức này đã tiếp quản toàn bộ các thành quả của Rộng Mở Tâm Hồn trong hơn mười năm qua và đang tiếp tục phát triển theo hướng liên kết và phụng sự trên phạm vi toàn thế giới.

Read more from Nguyễn Minh Tiến

Related to Truyện cổ Phật giáo

Related ebooks

Buddhism For You

View More

Related articles

Reviews for Truyện cổ Phật giáo

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Truyện cổ Phật giáo - Nguyễn Minh Tiến

    Truyện cổ Phật giáo

    By Nguyễn Minh Tiến

    Lưu ý bản quyền

    Bản sách điện tử này được cung cấp riêng cho quý vị. Sách không nên được dùng để bán lại hoặc biếu tặng người khác. Nếu quý vị muốn chia sẻ nội dung sách, xin vui lòng giới thiệu để người khác cũng biết cách có được tập sách này giống như quý vị.

    Tập sách được thực hiện trên tinh thần chia sẻ lợi lạc đến với nhiều người. Việc mua sách là không bắt buộc, vì quý vị vẫn có thể đọc sách miễn phí trên website rongmotamhon.net của chúng tôi. Tuy nhiên, nếu quý vị có điều kiện và đồng ý trả tiền để đọc sách, chúng tôi xin ghi nhận phần đóng góp của quý vị để nhiều tập sách khác có thể được tiếp tục phụng sự miễn phí đến với nhiều người hơn nữa. Xin cảm ơn sự chia sẻ của quý vị với công việc của những người thực hiện.

    MỤC LỤC

    LỜI GIỚI THIỆU

    1. Vợ chồng ông Cấp Cô Độc

    2. Tinh xá và thiên cung

    3. Quả báo của sự keo kiệt

    4. Có làm có chịu

    5. Ác khẩu và quả báo

    6. Kiện Đạt Đa ích kỷ

    7. Hái hoa dâng Phật

    8. Niệm Phật diệt tội

    9. Nghĩa khí của con khỉ mặt đỏ

    10. Bà lão bộc

    11. Công chúa lột xác

    12. Trường Sinh Đồng Tử

    13. Bộ Tri Ca tỉnh ngộ

    14. Ba luồng ánh sáng trắng

    15. Nói lời ác phải chịu quả báo

    16. Hối lỗi sinh cõi trời

    17. Đừng lãng phí

    18. A-la-hán ăn mày

    19. Vua Lưu Ly

    20. Quỷ mẹ

    21. Đói và no

    22. Tự cứu lấy mình

    23. Tô Ti

    24. Kho tàng là rắn độc

    25. Hoàng phi Nguyệt Minh

    26. Hào quang đức Phật

    27. Bào thai chắp tay

    28. Người xấu xí được độ

    29. Vua A Xà Thế sám hối

    30. Ác khẩu lưỡng thiệt

    31. Những cư sĩ đầu tiên

    32. Hy sinh cứu người

    33. Hai vợ chồng phát tâm

    34. Thân là gốc khổ

    35. Vua thánh tôi hiền

    36. Hai đứa bé sinh đôi

    37. Hằng Già Đạt

    38. Ma Ha Lô đắc đạo

    39. Thần thông không chống được nghiệp lực

    40. Sa-di ngộ đạo

    41. Đại Ca Diếp quy y

    42. Bốn đứa con

    43. Ai không phải chết?

    44. Tài nghị luận của tôn giả Ca Chiên Diên

    45. Hoàng tử Dũng Quân

    46. Nhân thiện quả thiện

    47. Bảy năm trong chậu máu

    48. Tình đời

    49. Bốn loại phúc đức

    50. Hối lỗi thoát khổ

    51. Tỳ-kheo ni Bạch Tịnh

    52. Như thị ngã văn

    LỜI GIỚI THIỆU

    Trong bất cứ nền văn hóa nào trên thế giới cũng đều có sự hiện diện từ rất sớm của những câu chuyện cổ, mà phần lớn là dưới hình thức truyền khẩu, được những người thuộc tầng lớp bình dân kể cho nhau nghe qua từng thế hệ tiếp nối nhau. Đặc điểm chung của những câu chuyện kể dân gian này là sự bình dị nhưng không kém phần sâu sắc, bởi chúng luôn là sự đúc kết từ vô vàn những kinh nghiệm sống thực tiễn và những nhận thức chân xác của nhiều thế hệ, được đưa vào từng câu chuyện kể một cách tự do thoải mái mà không cần quan tâm dến bất cứ một sự vi phạm bản quyền nào như trong văn học viết.

    Từ chuyện kể đến những truyện được ghi chép luôn có một khoảng cách nhất định, bởi người kể chuyện luôn có quyền sáng tạo bằng cách tùy tiện thêm thắt những chi tiết nhất định, trong khi truyện được ghi chép lại với tính chất cố định hơn và luôn có yếu tố thẩm định chủ quan của người ghi chép. Vì thế, có thể nói việc xem một tuyển tập truyện cổ so với nghe kể chuyện cũng giống như được ăn một món ăn chế biến công phu so với những món ăn dân dã. Tuy thực tế là mỗi loại đều có những hương vị đặc thù không thể thay thế cho nhau, nhưng nếu chỉ xét riêng về yếu tố tâm lý giáo dục thì có lẽ việc ghi chép và lưu hành những câu truyện cổ sẽ dễ dàng mang lại một hiệu quả tích cực hơn, và đồng thời cũng giúp cho những câu chuyện này không phải mai một với thời gian.

    Khi chuyển dịch sang Việt ngữ tập sách Phật giáo cố sự đại toàn, đạo hữu Diệu Hạnh Giao Trinh (hiện cư ngụ tại Paris, Pháp quốc) đã góp phần giới thiệu với độc giả Việt Nam những câu truyện cổ hết sức hấp dẫn, lý thú và bổ ích. Phần lớn những câu chuyện này tuy đã được những người Phật tử Việt Nam kể cho nhau nghe từ rất lâu rồi, nhưng sự tiếp cận với một tuyển tập truyện cổ như thế này chắc chắn sẽ giúp điều chỉnh lại nhiều chi tiết sai lệch, cũng như giúp độc giả có một cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về truyện cổ Phật giáo.

    Truyện cổ Phật giáo là một bông hoa trong những bông hoa truyện cổ trên khắp thế giới, và là một bông hoa vô cùng độc đáo. Tính cách độc đáo này có được là do sự hình thành của chúng, không chỉ hoàn toàn dựa vào những điều tai nghe mắt thấy của con người và được kể lại qua sự phóng đại cũng như sáng tạo của trí tưởng tượng như các loại truyện cổ nói chung, mà phần lớn truyện cổ Phật giáo đều có xuất xứ từ những kinh điển cũng như được đặt trên nền tảng của những giáo pháp do chính Đức Phật đã truyền dạy. Đặc biệt là giáo lý nhân quả. Đặc điểm này khiến cho tất cả những câu truyện cổ trong Phật giáo vừa duy trì được tính chất bình dị và hấp dẫn vốn có của thể loại truyện cổ, lại vừa hàm chứa những bài học đạo đức luân lý, những triết lý sống sâu xa, và trên tất cả là những chân lý về cuộc sống do Đức Phật Thích-ca Mâu-ni khám phá và truyền dạy lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại từ cách đây hơn 25 thế kỷ.

    Qua hơn một trăm câu truyện cổ bao gồm từ những truyện đã xảy ra hoặc được kể vào thời Đức Phật còn tại thế, cho đến những truyền tiền thân Đức Phật vốn được rất nhiều người biết đến qua Kinh Bản sanh (Jãtaka), cũng như những truyện có nguồn gốc dân gian được kể lại bằng nhận thức của người Phật tử… tập sách này sẽ dẫn dắt độc giả vào một thế giới lý tưởng và tươi đẹp, nơi ĐIỀU THIỆN luôn được tôn vinh và ĐIỀU ÁC luôn bị chê bai, trừng trị. Xét cho cùng, đó chẳng phải là niềm mơ ước khát khao và mục tiêu hướng đến từ muôn đời của nhân loại đó sao?

    Với những nhận xét trên, xin trân trọng giới thiệu tuyển tập Truyện cổ Phật giáo này cùng bạn đọc gần xa. Mong rằng tập sách sẽ mang lại cho quý độc giả không chỉ là những phút giây thư giãn thoải mái, mà còn là những chiêm nghiệm sâu xa có thể làm thay đổi cuộc sống theo hướng tốt đẹp hơn. Nếu được như thế, đó sẽ là niềm hạnh phúc vô biên dành cho những người đã tham gia thực hiện.

    Mùa Xuân, 2009

    Trân trọng

    Nguyễn Minh Tiến

    1. Vợ chồng ông Cấp Cô Độc

    Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó, hay đem cơm gạo, quần áo bố thí cho họ. Trong toàn khu vực thành Xá-vệ, không phân biệt nam hay nữ, già hay trẻ, cứ hễ nghèo khổ, không nơi nương tựa, một khi tìm đến là được ông vui vẻ giúp đỡ ngay. Vì thế mọi người đều gọi ông là trưởng giả Cấp Cô Độc, nghĩa là người thường chu cấp cho những kẻ cô độc, không nơi nương tựa.

    Một hôm, trưởng giả Tu-đạt đến nhà trưởng giả Thủ-la ở thành Vương-xá để bàn bạc việc hôn nhân cho người con trai út, thì ngẫu nhiên được diện kiến đức Phật và được nghe pháp âm của Ngài. Ông quá đỗi vui mừng, liền phát tâm xây tinh xá để thỉnh đức Phật và chư tỳ-kheo đến thành Xá-vệ giáo hóa chúng sinh ở đấy. Đức Phật hoan hỉ nhận lời, khi nào tinh xá xây xong thì Ngài sẽ đến.

    Trưởng giả Tu-đạt trở về thành Xá-vệ lập tức đi xem khắp nơi để tìm một địa điểm thích hợp. Ông nhận thấy trong số các nơi đã xem qua chỉ có vườn cây của thái tử Kỳ-đà là vô cùng rộng rãi, thoáng mát, có sông có nước, có đồi có núi, có hoa thơm cỏ lạ, cảnh đẹp như tranh, thật là một khung cảnh vô cùng thanh tịnh, u mỹ.

    Ông nghĩ, nếu được một chỗ như thế này để xây dựng tinh xá cúng dường đức Phật, để Thế Tôn về đấy thuyết pháp và chư tỳ-kheo an trú thì thật không có chỗ nào tốt đẹp hơn. Nhưng đây lại là khu vườn mà thái tử Kỳ-đà yêu thích nhất, nên trưởng giả Tu-đạt không biết phải làm cách nào để thái tử chịu nhượng lại khu vườn cây này cho ông. Ông suy nghĩ nát óc và tuy biết là sẽ rất khó khăn nhưng không còn cách nào khác hơn đành phải trực tiếp đến gặp thái tử Kỳ-đà để khẩn khoản xin thái tử nhượng lại khu vườn ấy.

    Nhưng dù ông có nói thế nào thái tử Kỳ-đà cũng khăng khăng một mực không chấp thuận. Đến khi nghe trưởng giả Tu-đạt nài nỉ tới lần thứ ba, thái tử cảm thấy thật khó mà cự tuyệt mãi một người danh tiếng lừng lẫy trong cả nước như ông trưởng giả này, bèn nghĩ kế đòi một giá bán thật cao để khiến cho trưởng giả phải thối chí. Nghĩ sao làm vậy, thái tử bèn nói:

    - Thật sự tôi không muốn nhượng khu vườn này cho ông, nhưng thấy ông cứ nài nỉ mãi như thế, thôi thì thế này. Tôi bằng lòng bán với điều kiện như sau: Ông hãy lấy vàng trải đầy khắp mặt đất của khu vườn. Nếu ông đồng ý trả đủ số vàng như thế thì tôi sẽ nhượng đất cho ông.

    Không ngờ thái tử vừa nói giá như thế thì trưởng giả Tu-đạt tỏ ra vui mừng khôn xiết, lập tức trở về huy động người nhà lấy xe chở vàng nhanh chóng đến trải đầy khắp mặt đất chỗ khu vườn.

    Khoảng xế chiều thì toàn bộ khu đất đã được phủ kín vàng, chi còn thiếu một khoảnh nhỏ. Thái tử Kỳ-đà nhìn thấy ông trưởng giả có vẻ như đang trầm ngâm suy nghĩ liền đến bảo:

    - Bây giờ ông đổi ý vẫn còn kịp đấy. Đất vẫn là của tôi, ông có thể lấy vàng về.

    Trưởng giả Tu-đạt nhoẻn miệng cười, nói:

    - Ngài lầm rồi! Tôi không hề tiếc rẻ số vàng bỏ ra, chỉ đang nghĩ xem nên lấy số vàng còn thiếu này từ kho nào cho thuận tiện đó thôi.

    Ban đầu thái tử Kỳ-đà vẫn tưởng có thể làm cho trưởng giả Tu-đạt phải thối chí trước một giá bán quá cao như thế, không ngờ ông này chẳng tiếc gì số vàng lớn, vẫn quyết tâm mua cho bằng được khu đất. Thái tử lấy làm tò mò, liền gạn hỏi nguyên do mua đất. Trưởng giả Tu-đạt mới thật lòng đem dự tính xây dựng tinh xá cúng dường đức Phật và chư tăng mà nói cho thái tử nghe. Thái tử không khỏi lấy làm cảm động trước tín tâm chân thành của vị trưởng giảTu-đạt liền hỏi tiếp:

    - Đức Phật là người như thế nào mà ông đối với ngài nhiệt tâm và thành tín đến thế?

    Trưởng giả Tu-đạt liền kể lại việc mình được gặp Phật tại thành Vương-xá và được nghe giáo pháp giải thoát của ngài như thế nào. Thái tử nghe xong cũng sinh lòng hoan hỷ, rất mong muốn chính bản thân mình sẽ được gặp Phật. Thái tử liền nói:

    - Trưởng giả! Số vàng còn thiếu ông không cần phải chở đến nữa, xem như tôi cúng dường số vàng ấy vào việc xây dựng tinh xá. Ngoài ra, đất đai thì xem như bây giờ đã là của ông, nhưng cây cỏ hoa lá trong vườn thì tôi chưa hề bán. Vậy nay tôi cũng xin tự nguyện cúng dường tất cả cây cối trong vườn này để góp phần làm chỗ cho đức Phật và chư tăng an trú.

    Trưởng giả Tu-đạt thấy thái tử Kỳ-đà phát khởi lòng tin như thế thì rất vui. Từ đó cả hai đều hết sức hân hoan, cùng nhau đốc thúc việc xây dựng và chờ đợi ngày đức Phật quang lâm.

    Khi tinh xá vừa xây xong, trưởng giả Tu-đạt lập tức nghênh thỉnh đức Phật và chư tăng về. Bởi vì tinh xá này là do trưởng giả Cấp Cô Độc cúng dường khu đất và thái tử Kỳ-đà cúng dường vườn cây, nên người thời bấy giờ gọi tên tinh xá này là Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên, nghĩa là vườn của ông Cấp Cô Độc, cây của thái tử Kỳ-đà.

    Trưởng giả Tu-đạt vốn thích bố thí, ham làm việc thiện, lại thêm việc xây tinh xá khiến ông phải tốn kém số tiền quá nhiều, khiến cho việc làm ăn nhanh chóng suy sụp, dần dần khánh kiệt cả gia sản, không còn trong tay bất cứ tài sản giá trị nào, thậm chí đã đến mức sắp phải chết đói.

    Ngay lúc đó, ông nhặt được trong đống rác một khúc gỗ quý. Đây là một loại gỗ chiên-đàn cực kỳ hiếm có và hết sức quý giá, nhưng vì nó chưa được rửa sạch nên khi ông đem đi bán chẳng ai muốn mua cả. Cuối cùng có một nhà buôn thấy ông tội nghiệp nên miễn cưỡng đổi lấy với 4 thưng gạo trắng.

    Bấy giờ, phu nhân trưởng giả Tu-đạt liền đong một thưng gạo đem đi nấu cơm. Cơm vừa chín thì có tôn giả Xá-lợi-phất đến đứng ngay trước cửa, ôm bình bát khất thực. Phu nhân vô cùng hoan hỉ, liền đem thưng gạo đã nấu thành cơm ấy mà cúng dường hết cho ngài Xá-lợi-phất. Sau đó bà đong một thưng gạo khác đem đi nấu. Cơm vừa chín thì có ngài Mục-kiền-liên đến khất thực. Bà cũng đem cơm mới nấu ra cúng dường hết cho ngài Mục-kiền-liên. Lần thứ ba nấu cơm, bà lại cúng dường cho ngài Ca-diếp. Còn thưng gạo cuối cùng, cơm vừa chín tới thì thấy đức Phật từ xa đi đến. Bà vui mừng thầm nghĩ: Cũng may là mình vẫn còn một thưng gạo cuối cùng mới nấu chín này để cúng dường đức Thế Tôn! Nghĩ thế rồi, có bao nhiêu cơm trong nồi bà dâng cúng trọn lên đức Phật.

    Đức Phật thấy vợ chồng trưởng giả Tu-đạt có lòng lành và tín tâm như thế nên từ kim khẩu ngài liền chúc nguyện rằng:

    - Tội diệt phúc sinh, từ nay trở đi phúc đức vô tận, không còn khốn khó.

    Ngay khi đức Phật vừa đi khỏi thì nhà buôn vừa mua khúc gỗ chiên-đàn khi nãy tìm đến, vui vẻ nói với trưởng giả Tu-đạt:

    - Ông thật may mắn, khúc gỗ ấy sau khi tôi rửa sạch mang ra chợ bán đã có người đến trả đến hơn năm nghìn đồng tiền vàng. Tôi nghĩ đây là phước báu của ông nên không dám một mình hưởng trọn, xin cùng với ông chia đôi số tiền này vậy.

    Thế là trưởng giả Tu-đạt nhận được một số tiền lớn, có thể mua lại nhà cửa và bắt đầu trở lại công việc làm ăn buôn bán. Từ đó mọi việc đều thuận lợi đến nỗi không bao lâu sau thì vàng bạc, tiền tài, châu báu trong nhà, cơm gạo, lụa là vải vóc trong kho đã chất đầy như núi, so với lúc trước thì bây giờ ông còn giàu có hơn gấp nhiều lần.

    Trong thâm tâm, trưởng giả Tu-đạt rõ biết đây là do nhân lành bố thí và cúng dường của mình mới có được, nên ông cho lập đàn thật lớn để cúng dường đức Phật và chư tăng, thỉnh đức Thế Tôn thuyết pháp cho mọi người được nhiều lợi lạc, và từ đó càng nỗ lực làm việc từ thiện, cứu giúp người nghèo khó.

    Quả thật là, đem của cải mình hiện có ra bố thí cho người khác, thấy thì có vẻ như mất đi, nhưng thật ra chẳng khác nào mang hạt giống tốt vùi trong lòng đất ẩm, sớm muộn gì cũng sẽ có ngày hái được quả ngọt.

    2. Tinh xá và thiên cung

    Xá-lợi-phất là một trong các vị đệ tử hàng đầu của đức Phật. Từ khi ngài bỏ ngoại đạo về quy y Phật thì tăng đoàn lớn mạnh thêm rất nhiều, vì ngài đã dẫn theo cả một đồ chúng rất đông đảo cùng lúc xuất gia theo Phật.

    Đức Phật rất tin tưởng vào nhân cách cũng như năng lực của ngài. Lần đầu tiên khi cần có người trong tăng đoàn đến miền bắc Ấn Độ để hoằng pháp và trông coi công trình xây dựng tinh xá Kỳ Viên, chính ngài là người được đức Phật giao cho trọng trách đó.

    Nguyên do là ở nước Ma-kiệt-đà, miền nam Ấn Độ, đã có tinh xá Trúc Lâm, nhưng còn ở miền bắc thì hai năm sau khi đức Phật thành đạo vẫn chưa có địa điểm thuận lợi nào làm cơ sở cho Ngài thuyết pháp.

    Một hôm, nhân duyên xui khiến trưởng giả Tu-đạt ở thành Xá-vệ nước Kiêu-tát-la đến miền nam thăm người thân, được diện kiến thánh nhan của đức Phật, bèn xin quy y và tự nguyện phát tâm xây dựng một tinh xá ở miền bắc cúng dường đức Phật, để nước pháp cam-lồ được ban rải khắp mọi nơi.

    Trưởng giả Tu-đạt ở thành Xá-vệ, sau khi mua được vườn hoa của thái tử Kỳ-đà bằng cách dùng vàng trải đầy mặt đất, bèn xin đức Phật phái một người đến thiết kế và chỉ dẫn việc xây cất tinh xá tại đấy.

    Đức Phật biết rằng khi Phật pháp còn chưa truyền đến miền bắc thì người dân ở đó đa phần đều tin theo ngoại đạo. Vì thế, người được phái đến miền bắc không những phải lo việc xây cất tinh xá mà còn phải có khả năng hàng phục đồ chúng của ngoại đạo nữa. Vì lý do đó mà đức Phật đã chọn ngài Xá-lợi-phất để giao nhiệm vụ theo trưởng giả Tu-đạt về thành Xá-vệ.

    Quả thật vậy, tinh xá bắt đầu xây dựng chưa bao lâu thì ma nạn đã bắt đầu xảy tới.

    Rất nhiều ngoại đạo ganh tức với Phật giáo đang phát triển, bèn kéo đến yêu cầu trưởng giả Tu-đạt phải bỏ ngay ý định xây dựng tinh xá cúng dường đức Phật và còn bảo ông không được tin theo đức Phật nữa.

    Trưởng

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1