You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Chủ biên : Nhóm trưởng Trung Đức , Nhóm 3 – A12 - K46 – E - KTĐN

ĐỒNG DOLLAR MẤT GIÁ

NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TÁC ĐỘNG ĐỂN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

TRONG TÀI KHÓA 2007-2008

 LỜI NÓI ĐẦU

Đồng dollar Mỹ là một đồng tiền không chỉ bó hẹp trong phạm vi, lãnh thổ của một quốc gia ; giờ đây nó
đã trở thành một đồng ngoại tệ được giao dịch phổ biến nhất trên thị trường ngoại tệ thế giới . Không chỉ
Hoa Kỳ là quốc gia nắm giữ vai trò chủ chốt đối với đồng bản tệ của mình mà giờ đây , gần 4/5 những
khoản dự trữ bằng dollar trên toàn cầu được quản lí và nắm giữ bởi các ngân hàng trung ương trong khối
các nước công nghiệp G7 mà còn bởi những quốc gia có nền kinh tế mới nổi trên thế giới mà đáng chú y
là Trung Quốc , Brazil , Mêxicô , Nam Phi , Ấn Độ và các nước Xuất Khẩu Dầu Mỏ trong nhóm OPEC
như : Ả - Rập – Xê – ÚT , Iran . Điều đó chứng tỏ sức mạnh và tầm ảnh hưởng to lớn của đồng dollar Mỹ
, đã thực sự chi phối nền kinh tế toàn cầu .Cũng dễ hiểu vì sao, mà trong bất cứ một điều kiện bất lợi , rủi
ro nào làm cho đồng tiền này mất đi giá trị thực của mình cũng khiến cho các quốc gia sử dụng dollar Mỹ
trong giao dịch thương mại , xuất nhập khẩu và những người " yêu" đồng tiền này cũng phải cảm thấy lo
lắng , bất an . Do vậy lí do mà chúng tôi làm bài nghiên cứu khoa học này, mục đích là cung cấp cho các
bạn một cái nhìn tổng quan và rõ ràng về thực trạng đồng dollar mất giá , nguyên nhân và giải pháp khi
đồng tiền này trựơt giá và những thách thức , bài học mà Việt Nam học đựợc qua cơn sóng gió ngoại tệ
này. Cuối cùng , chúng tôi muốn quan điểm của mình hấp dẫn chứ không phải chỉ đúng , thú vị chứ
không phải tẻ nhạt .
 PHẦN I

KHÁI NIỆM CHUNG

1 . Tiền tệ là gì :

Tiền là thứ để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận ( nghĩa
là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng ) . Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị
của các hàng hóa dịch vụ . Thông qua việc chứng thực các giá trị dưới dạng này dưới dạng của một vật cụ
thể ( thí dụ như tiền giấy hay tiền kim loại ) hay dưới dạng văn bản ( dữ liệu được ghi nhớ của một tài
khoản ) mà hình thành một phương tiện thanh toán được một cộng đồng công nhận trong một vùng phổ
biến nhất định . Một phương tiện thanh toán trên nguyên tắc là dùng để trả nợ . Khi là một phương tiện
thanh toán tiền là phương tiện trao đổi chuyển tiếp vì hàng hóa hay dịch vụ không thể trao đổi trực tiếp
cho nhau được .

Người ta cũng có thể nhìn tiền như là vật môi giới , biến việc trao đổi trực tiếp hàng hóa và dịch vụ ,
thường là một trao đổi như mất nhiều công sức tìm kiếm , thành một sự trao đổi có 2 bậc

Khi nói rằng một người có nhiều tiền , chúng ta thường ám chỉ anh ta là người giàu có . Tuy nhiên các nhà
kinh tế sử dụng thuật ngữ này theo cách đặc biệt hơn . Đối với nhà kinh tế , khái niệm tiền không được
dùng để chỉ mọi của cải mà theo họ , tiền tệ như là một chất dầu bôi trơn để làm dễ dàng cho việc
buôn bán . Do vậy tiền tệ là tất cả những thứ được xã hội chấp nhận làm phương tiện thanh toán và
trao đổi .

2 . Nguồn gốc và sự phát triển của đồng dollar Mỹ

a. Nguồn gốc

Đồng dollar Mỹ hay Mỹ kim (United States dollar), còn được gọi ngắn là đô la hay đô, là đơn vị tiền tệ
chính thức của Hoa Kỳ. Nó cũng được dùng để dự trữ ngoài Hoa Kỳ. Hiện nay, việc phát hành tiền được
quản lý bởi các hệ thống ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve). Đồng dollar Mỹ lấy tên
từ đồng 8 real của Tây Ban Nha, có khối lượng bạc ít hơn 1 ounce. Trong thời kỳ thuộc địa, tiền này khá
phổ biến đối với người Mỹ - họ gọi nó là đồng dollar Tây Ban Nha, từ tên của đồng tiền của Đức có cỡ và
cấu tạo tương đương được gọi là thaler. Các đồng dollar đầu tiên được chính phủ Hoa Kỳ đúc có cùng cỡ
và cấu tạo với đồng dollar Tây Ban Nha và ngay sau chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ đồng dollar Tây Ban
Nha và Hoa Kỳ vẫn được lưu hành tương đương nhau.

b . Sự phát triển của đồng dollar Mỹ

Đồng dollar Mỹ thông thường được chia ra thành 100 xu (cent, ký hiệu ¢). Trong một cách chia khác, có
1.000 min (mill) trong mỗi dollar thêm vào đó, 10 dollar còn được gọi là Eagle (đại bàng). Tuy nhiên, chỉ
có đơn vị xu mới được dùng rộng rãi; dân chúng Mỹ ít nghe đến "eagle" hay "mill", tuy mill có khi được
dùng trong việc thu thuế. Trong tiền được lưu hành, các đơn vị ít hơn hoặc bằng 1 dollar được phát hành
với dạng tiền kim loại trong khi các đơn vị nhiều hơn hoặc bằng 1 dollar được phát hành với dạng tiền
giấy (đơn vị 1 dollar có thể theo dạng tiền giấy hay tiền kim loại, nhưng tiền giấy được lưu hành hơn
nhiều). Trước đây, tiền giấy đôi khi được phát hành cho các đơn vị ít hơn 1 dollar , và tiền đúc bằng vàng
đã được phát hành cho các đơn vị tới 20 dollar . Tiền kim loại được đúc bởi Sở đúc tiền Hoa Kỳ (United
States Mint). Tiền giấy được in bởi Cục Khắc và In (Bureau of Engraving and Printing) cho Cục Dự trữ
Liên bang từ năm 1914.
Chúng được bắt đầu in giấy bạc cỡ lớn, nhưng từ năm 1928 đã đổi thành cỡ nhỏ, không biết vì lý do gì.
Tiền giấy trên 100 dollar không còn được in nữa sau 1946 và đã chính thức ngưng lưu hành trong năm
1969. Những tờ tiền giấy này thường được dùng bởi các ngân hàng để trao đổi với nhau hay bởi các thành
phần tội phạm có tổ chức (vì lẽ này mà tổng thống Richard Nixon đã đưa ra lệnh ngừng lưu hành). Sau khi
việc trao đổi tiền điện tử được ra đời, chúng trở thành dư thừa. Các đơn vị tiền lớn đã được phát hành gồm
có $500, $1.000, $5.000, $10.000 và $100.000.

Một số mệnh giá dollar được sử dụng trước kia và ngày nay

( Mặt phải của tờ 1 dollar Mỹ , 1999)

( Mặt trái của tờ 1 dollar Mỹ , 1995 )

( Mặt trái của tờ 100 đô la ,1996 . Có hình Hội trường Tự do )


(Đồng 1 đô la Mỹ 1862)

( Đồng 1 đô la Mỹ 1917 )

$100 Benjamin Franklin

$50 Ulysses S. Grant


$20 Andrew Jackson

$10 Alexander Hamilton

$5 Abraham Lincoln

$2 Thomas Jefferson
3 . " Đồng dollar Mỹ " là một ngoại tệ mạnh trên thế giới

Trong hơn nửa thế kỷ qua , người Mỹ luôn tự hào về đồng bản tệ của mình . Benjarmin Disraeli đã từng
nói rằng " Điều duy nhất làm cho nhiều người bị điên hơn tình yêu là những tờ dollar ". Và đúng như vậy ,
người Mỹ đã hấp thụ được khá nhiều ưu thế từ quá trình toàn cầu hóa cho nền kinh tế vốn rất cường tráng
của mình . Đồng USD trở thành một ngoại tệ mạnh, là phương tiện thanh toán chủ đạo của thương mại
quốc tế, là đồng tiền trong dự trữ ngoại tệ của nhiều quốc gdia, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ ,
Ả - rập – xê út.

Một số ví dụ cụ thể về sức mạnh của đồng dollar :

- Tính chất quan trọng nhất quyết định việc USD là một ngoại tệ mạnh là nó mang chức năng
đơn vị thanh toán quốc tế. Chỉ có những đồng tiền mạnh (hard curency) mới có thể được chấp
nhận rộng rãi mọi lúc mọi nơi. Lấy ví dụ, ở Việt Nam, khi mua một mặt hàng ở những siêu thị
lớn như Metro hay Big C, bạn hoàn toàn có thể thanh toán bằng tiền Việt hoặc bằng USD (với
những mặt hàng có mức giá lớn).
- Với giá trị lớn của nó, nhiều mặt hàng chỉ có thể được thanh toán bằng USD dù được đem bán
ở thị trường bản địa như ô tô, xe máy. Giá vàng cũng chủ yếu được thanh toán bằng USD. Một
minh chứng tiêu biểu nữa cho sức mạnh giá trị của USD, đó là giá dầu mỏ, vốn được coi là
"vàng đen" của thế giới, cũng được thanh toán bằng USD.
- USD đóng vai trò là một phương tiện cất giữ giá trị chủ yếu. Ở Việt Nam và một số quốc gia
khác, người dân vẫn có thói quen giữ đồng USD với niềm tin nó sẽ tiếp tục có giá trị trong
tương lai. Thậm chí các ngân hàng trong nước chủ yếu vẫn dự trữ USD và các hoạt động trao
đổi diễn ra phần lớn với đồng ngoại tệ này.
- Đồng dollar có một tầm ảnh hưởng vô cùng lớn đối với thị trường chứng khoán , nhất là thị
trường chứng khoán phố Wall . Khi đồng dollar mạnh , cổ phiếu của Mỹ luôn được giá hơn so
với cổ phiếu nước ngoài. Chẳng hạn như, mỗi khi USD tăng giá thì cổ phiếu của ngành công
nghiệp hoá chất và xe hơi Mỹ đều tăng theo... Ngoài ra, đôla mạnh góp phần giảm giá nhập
khẩu và giữ lạm phát ở mức thấp Điều này khuyến khích các hãng tăng khả năng cạnh tranh,
vượt qua bất lợi do tỷ giá hối đoái thay đổi gây ra.

 PHẦN II .

NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA VIỆC ĐỒNG DOLLAR MỸ MẤT GIÁ

Sự sụt giảm của đồng USD trong suốt 6 năm qua đã tạo ra những cơ hội tuyệt vời cho khách du lịch nước
ngoài tới Mỹ và các doanh nghiệp xuất khẩu của Mỹ. Tuy nhiên, sự đi xuống của “bạc xanh” cũng xói
mòn mạnh mẽ sức mua của người tiêu dùng tại nền kinh tế lớn nhất thế giới. Mà biểu hiện lớn nhất, cho
sự mất giá này là tỷ giá hối đoái của dollar Mỹ so với tỷ giá của các đồng tiền khác .

a . Tỷ giá hối đoái của dollar Mỹ so với Euro và Yên Nhật .

Hãng thông tin kinh tế Bloomberg cho biết thông qua một cuộc thăm dò gần đây , thì có đến 51% những
nhà giao dịch chứng khoán, đầu tư và chiến lược gia kinh tế từ Australia cho đến Hoa Kỳ khuyến cáo nên
bán đồng dollar để giữ đồng euro. 49% dự đoán đồng tiền Hoa Kỳ sẽ xuống giá so với đồng Yên Nhật
Bản. Trong tài khóa 2008 này , đồng dollar đã không còn tăng so với yên nhật , giảm 2,7% giá trị . Như
vậy trong năm nay 1 dollar ăn 115.90 yên . So với đồng euro, đồng dollar hạ 2,3 % giá trị và 2,9% năm
nay, tỷ giá hiện tại là 1 euro ăn 1.2189 dollar. Ðây có thể là khởi điểm cho một bước ngoặt của đồng
dollar. Có thể thấy rằng chỉ trong vòng 5 năm, từ 2002-2007, đồng Euro đã tăng 60% giá trị so với dollar
từ 0,9 USD lên 1,44 USD/euro vào cuối 2007. Đồng euro đã tăng giá trị 30% kể từ khi ra đời, và tăng 84%
từ mức thấp kỉ lục đổi được 82,30 cent (Mỹ) từ tháng 10 năm 2000. Ngày 29/02/2008 đồng Yên tăng lên
mức 104,58 yên/dollar , mức cao nhất từ tháng 5 năm 2005.

Dựa vào đồ thị ta có thể thấy rõ rằng , chỉ số Đồng dollar so với 2 loại ngoại tệ chính là Euro và Yên Nhật
đã liên tục giảm từ tháng 3/2007, thời điểm cuối cùng chỉ số đôla ở mức trên 80 điểm. Kể từ đó đến nay,
chỉ số đôla luôn theo chiều đi xuống và đến tháng 2/2008 chỉ ở mức 72,5747 điểm.

b.Tỷ giá hối đoái của dollar Mỹ so với các đồng tiền khác trên thế giới

Đồng dollar không những mất giá so với Euro hay Yên nhật , mà giờ đây đồng bạc xanh còn đang
trượt giá so với các đồng bản tệ khác . Ở đây chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số ví dụ cụ thể đó là sự
mất giá của dollar Mỹ so với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc .

Trong tài khóa 2007 – 2008 tỷ giá hối đoái Nhân dân tê (NDT) vượt mức một USD đổi 7,85 NDT. Như
vậy, kể từ ngày cải cách tỷ giá hối đoái (21/7/2005) đến nay mức độ lên giá của NDT đã vượt 3,45%. Theo
giới phân tích, đó là do USD đã trượt dốc một cách không phanh và tình trạng xuất siêu của Trung Quốc.
Mặt khác ly giải cho việc đồng dollar mất giá so với nhân dân tệ , còn kể đến việc ngân hàng trung ương
Trung Quốc đã có động thái điều chỉnh tỷ giá hối đoái giữa đồng NDT với đồng USD , có thể thấy bước đi
này của ngân hàng trung ương Trung Quốc nhằm làm dịu tình trạng mất cân bằng trong mậu dịch đối
ngoại của Trung Quốc, mở rộng kích cầu trong nước cũng như nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp
trên trường quốc tế và nâng cao trình độ mở cửa đối ngoại. Kết quả cuộc việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái
này của Trung Quốc đã khiến tỷ giá hối đoái của một số đồng tiền trên thị trường ngoại tệ thế giới với
đồng USD đã tăng lên.

 PHẦN III

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ MẤT GIÁ CỦA ĐỒNG DOLLAR MỸ

Bất kỳ triệu chứng ốm yếu nào của nền kinh tế đều có nguyên nhân cốt lõi của nó và sự mất giá của đồng
dollar cũng không nằm ngoài xu thế ấy . Trong phần 3 của đề tài nghiên cứu khoa học , chúng tôi muốn
đề cập đến những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc " bạc xanh " mất giá dưới cái nhìn khách quan nhất.
 Các nguyên nhân chính dẫn đến việc đồng dollar trượt giá

1 . Chính quyền George W. Bush phá giá đồng dollar

Nhìn lại 5 năm trước trong tài khóa 2003- 2004 , mà điển hình là trong hai tháng 4-5/ 2003 đồng dollar
đã phát đi những dấu hiệu rõ nét nhất về việc mất giá của mình. Lúc này Bộ trưởng Bộ tài chính Mỹ ,
ngài Snow cùng các quan chức chính phủ Mỹ đã có những cái nhìn sâu sắc hơn đối với vấn đề này .
Dấu hiệu đó cho thấy nước Mỹ sẽ chấp nhận điều chỉnh lại đồng dollar theo điều tiết thị trường nhưng
đồng thời cũng cho thấy nước Mỹ không hề có ý định kiểm soát hay phối hợp kiểm soát cùng các
nước khác trong việc hỗ trợ đồng dollar lên giá . Một lần nữa chính quyền của tổng thống Bush không
chịu thay đổi thái độ bàng quan đối với thị trường tiền tệ . Hậu quả của sự bàng quan này là trong tài
khóa 2007 – 2008, USD đã giảm giá từ 10% đến 15% giá trị so với đồng tiền của các nước khác .
Chính quyền Bush luôn muốn duy trì đồng dollar yếu bởi lẽ điều này khiến hàng hóa sản xuất tại Mỹ
có giá thành rẻ hơn hàng hóa của các nước khác, đó là một lợi thế cạnh tranh tạo nên ưu thế xuất khẩu
của Mỹ, từ đó làm thúc đẩy kinh tế Mỹ tăng trưởng. Quan trọng hơn, con bài dollar yếu mà chính
quyền Bush đang sử dụng sẽ làm giảm thâm hụt thương mại khi xuất khẩu tăng ước tính vào khoảng
600 tỉ đôla. Một đồng dollar yếu cũng sẽ giúp cải thiện tình hình thất nghiệp vì các công ty đa quốc gia
sẽ chọn thuê người Mỹ với chi phí thấp hơn. Tuy nhiên con bài dollar yếu mà chính quyền Bush đang
thực thi, chẳng khác nào như một con dao hai lưỡi đối với nền kinh tế của mình .

2 . Sự đại suy thoái của nền kinh tế Hoa Kỳ

Dù Tổng thống Bush đã tiếp tục thúc đẩy kế hoạch kích thích nền kinh tế Mỹ bằng giải pháp cả gói trị
giá trên 150 tỉ USD và Cục Dự trữ liên bang (FED) còn có thể tiếp tục cắt giảm lãi suất, nhiều nhà
quan sát tin rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới này vẫn sẽ tiếp tục bị xuống dốc. Kinh tế Mỹ suy thoái
sẽ gây ra tác động mạnh đến kinh tế thế giới mà rõ nét nhất là đối với đồng dollar .

Sự suy yếu của nền kinh tế Mỹ bắt nguồn từ sự đổ vỡ về tín dụng và địa ốc ,thêm vào đó giá dầu và
giá vàng tăng cao lại một lần nữa gián tiếp góp phần đẩy nền kinh tế Mỹ ngã quỵ. Tất cả các nhân tố
trên đã khiến giá trị đồng bạc xanh giảm mạnh so với nhiều đồng tiền thả nổi khác như euro, yen và
won. Đồng USD yếu sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Mỹ, nhưng lại là cơn ác mộng đối với các nhà xuất
khẩu Đức, Nhật và Hàn Quốc vì họ bị phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Mỹ. Bên cạnh đó khi nền
kinh tế Mỹ quá yếu , Quốc hội Mỹ đã bắt đầu bơm tiền để kích thích tài khóa, cùng 1 khoản tiền ước
tính khoảng 200 tỷ dollar trong nỗ lực giải cứu thị trường tín dụng và địa ốc, cũng như thị trường cho
vay thế chấp dưới tiêu chuẩn của nước này, điển hình là hai hai tập đoàn đầu tư cho vay địa ốc lớn nhất
nước Mỹ là Fannie Mae và Freddie Mac.Và khi lượng cung tiền trên thị trường quá lớn sẽ gây ra lạm
phát ở mức cao và điều này là nguyên nhân chính dẫn đến việc đồng dollar mất giá so với các đồng
ngoại tệ khác trên thị trường tiền tệ thế giới .

3 . Việc cắt giảm lãi suất của FED làm cho đồng dollar suy yếu .

Việc cắt giảm lãi suất cơ bản đồng đôla thêm 0,25 điểm phần trăm xuống còn 2%, đã được những
giám đốc của ngân hàng trung ương Mỹ quyết định vào ngày thứ 4 ( 30/4/2008) . Đây là mức cắt
giảm cao nhất từ năm 1990 đến nay . Và tỷ lệ lãi suất thực đã bị âm một cách rõ rệt , đang càng ngày
càng có nhiều người lo lắng rằng một chính sách lãi suất thấp hơn bao giờ hết , đang làm tăng thêm
những vấn đề của nước Mỹ . Một số chuyên gia kinh tế lão luyện đã thúc giục ngân hàng trung ương
Hoa Kỳ phải tạm ngừng việc cắt giảm lãi suất. Họ lập luận rằng những lần cắt giảm lãi suất mà FED
đang thực hiện thì chẳng thấm vào đâu để hạn chế những chi phí vay mượn ngoại trừ việc đẩy giá
hàng hóa tăng mạnh tiếp nhiên liệu cho lạm phát tăng cao , và giáng một đòn mạnh vào túi tiền của
người dân Mỹ . Đồng dollar đã trượt giá trong suốt hơn 5 năm qua , nhưng tốc độ suy giảm vẫn tăng
lên bởi lẽ FED đã cắt giảm mạnh mẽ tỉ lệ lãi suất cơ bản của đồng tiền này. Đáng chú y' trong tài khóa
2008 FED đã có những động thái mạnh tay đối với chính sách lãi suất , vào ngày 22/1, Fed đã cắt giảm
hẳn 75 điểm phần trăm, từ mức 4,25% xuống mức 3,5%/năm. Đó là mức cắt giảm dữ dội nhất kể từ
sau vụ 11/9/2001 tới nay và là bước đi mới nhất nhằm vực dậy thị trường tài chính Mỹ tránh khủng
hoảng.
Ly giải cho sự cắt giảm lãi suất mạnh tay này của FED có những nguyên nhân chính là tái định hướng
cho nền kinh tế Hoa Kỳ ,kích thích doanh số xuất khẩu tăng lên và thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ
cũng đã co lại 2,4% trong tổng GDP, một con số thấp nhất trong vòng 8 năm qua. Bên cạnh đó khi Cục
dự trữ Liên Bang (Fed) cắt giảm lãi suất, lãi suất cơ bản cũng sẽ giảm theo, như vậy cơ hội tiếp cận
vốn của các cá nhân và doanh nghiệp được mở rộng. Khi đó các ngành kinh doanh sẽ có cơ hội vay
thêm vốn để phát triển hoạt động của mình, kéo theo cả nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên FED cũng là
thủ phạm khiến cho đồng dollar suy yếu. Bằng những đợt cắt giảm lãi suất liên tục và kế hoạch trợ cấp
séc cho người dân khiến đồng đôla sụt hẳn giá trị so với tất cả các ngoại tệ mạnh trên thị trường thế
giới. Chỉ số đồng đôla Mỹ (U.S. Dollar Index), đo giá trị của đồng dollar so với 6 đồng tiền chính,
giảm xuống mức 73,63 điểm vào cuối tháng 2, thấp nhất kể từ năm 1973.

4 . Viễn cảnh chính sách tiền tệ khác nhau ở 2 khu vực : Mỹ và Châu Âu

Kể từ khi ra đời cho đến thời điểm cuối năm 2006, lãi suất của đồng dollar và euro luôn có xu hướng
song hành cùng nhau. Nhưng trong tài khóa 2007 – 2008 , chính sách tiền tệ ở hai khu vực đại tây
dương đã thể hiện những sự lệch pha một cách rõ rệt . Nếu như ở Mỹ cục dữ trữ liên bang FED đang
cắt giảm tỉ lệ lãi suất một cách mạnh mẽ thì bên kia đại tây dương , ngân hàng trung ương châu âu
ECB vẫn chưa có bước đi nào nhằm giải quyết việc đồng dollar suy yếu .
Thực tế cho thấy nguyên nhân chính của việc đồng dollar trượt giá là ngân hàng trung ương châu âu
ECB từ chối việc cắt giảm lãi suất vì nỗi lo lạm phát. Trong khi ấy cục dữ trữ liên bang FED đã cắt
giảm tỉ lệ lãi suất một cách mạnh mẽ để hỗ trợ tăng trưởng , hay một cách khác là đồng dollar suy yếu
luôn đi song hành cùng với những điều kiện căn bản của nền kinh tế . Cụ thể là tăng trưởng kinh tế Mỹ
chập chờn, tương phản với tăng trưởng kinh tế khá ổn định ở châu Âu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
phập phù này đã làm giảm phần nào niềm tin của các nhà đầu tư khi đầu tư vào thị trường Mỹ.
Một điều phải nói đến là chính sách nới lỏng tiền tệ ở Mỹ càng làm cho lãi suất đồng đôla tiếp tục có
khả năng giảm đi, làm đôla giảm giá. Trong khi đó, chính sách tiền tệ thắt chặt của khối EU lại làm
cho lãi suất đồng euro có khả năng tăng lên, khiến đồng euro lên giá.

5. Thâm hụt kép của Mỹ : Thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại .

Sự suy yếu của đồng đôla còn là do thâm hụt kép của Mỹ. Thâm hụt mậu dịch kết hợp với thâm hụt
ngân sách liên tục đạt mức kỷ lục trong nhiều năm qua khiến đồng đôla được dự báo là cần phải tiếp
tục giảm giá hơn nữa, từ 30%- 40% trong thời gian tới. Chỉ có giảm “kỷ lục” như thế mới cải thiện
được tình trạng thâm hụt kép diễn ra triền miên cho nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên thâm hụt ngân sách
liên bang Mỹ tăng mạnh trong tháng 7-2008 chủ yếu do các khoản chi để kích thích nền kinh tế và 15
tỷ USD phí tổn bảo vệ khách hàng tại các ngân hàng đang làm ăn thua lỗ. Bộ Tài chính Mỹ cho biết,
trong tháng 7-2008, thâm hụt ngân sách liên bang lên tới 102,8 tỷ USD, cao gần gấp ba lần so với mức
thâm hụt ngân sách của cùng kỳ năm trước và cao hơn so với dự đoán 97 tỷ USD của các nhà kinh tế
phố Wall . Như vậy, từ đầu năm tài chính 2008 (bắt đầu từ ngày 1-10-2007), thâm hụt ngân sách liên
bang Mỹ đã lên 371,4 tỷ USD, cao hơn gấp hai lần mức thâm hụt cùng kỳ năm ngoái. Bộ Lao động
Mỹ ngày 14-8 ra thông báo cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 7 vừa qua đã
tăng 0,8%, cao gấp hai lần mức dự kiến của các chuyên gia kinh tế. Như vậy, CPI ở Mỹ đã tăng 5,6%
so với một năm trước. Ðây cũng là mức tăng CPI của Mỹ cao nhất trong vòng 12 tháng kể từ tháng 1-
1991.
Khi các nhân tố tiềm tàng ảnh hưởng đến đồng dollar chưa được giải quyết tận gốc , thì việc đồng
dollar phục hồi e rằng vẫn còn u ám, mù mịt .

You might also like