You are on page 1of 11

Nhận biết và tách các chất ra khỏi hỗn hợp

Phần I: Hóa vô cơ

Bài 1: Tách riêng các kim loại Ag, Cu ra khỏi hỗn hợp.
Bài 2: Có hỗn hợp bột CaO, MgO làm thế nào để tách riêng các oxit ra khỏi hỗn hợp.
Bài 3: Có hỗn hợp Al và một số kim loai: Cu, Ag, Pb, bằng phương pháp hóa học hãy
tách riêng Al ra khỏi hỗn hợp kim loại.
Bài 4: Có hỗn hợp bột MgO và Fe2O3 bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng từng
oxit ra khỏi hỗn hợp.
Bài 5: Có hỗn hợp gồm Al2O3, SiO2, Fe2O3. Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng
từng oxit ra khỏi hỗn hợp.
Bài 6: a) Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt 4 kim loại sau : Al, Zn, Cu, Fe.
b) Có 4 oxit riêng biệt sau: Na2O, Al2O3, Fe2O3 và MgO. Làm thế nào có thể
nhận biết từng oxit bằng phương pháp hóa học với điều kiện chỉ đuợc dùng thêm 2
chất.
Bài 7: Chỉ dùng một hóa chất, nêu phường pháp nhận biết 4 mẫu kim loại là Mg, Zn,
Fe, Ba.
Bài 8: Có 3 lọ đựng 3 hỗn hợp dạng bột: (Al+Al2O3), (Fe+Fe2O3) và (FeO và Fe2O3).
Dùng phương pháp hóa học để nhận biết chúng. Viết phương trình phản ứng.
Bài 9: Chỉ đuợc dùng thêm một thuốc thử, hãy tìm cách nhận biết các dung dich (mất
nhãn) sau đây: NH4HSO4, Ba(OH)2, BaCl2, HCl, NaCl, H2SO4. Viêt các phương trình
phản ứng.
Bài 10: Chỉ dùng thêm nước, hãy nhận biết 4 chất rắn: Na2O, Al2O3, Fe2O3, Al chứa
trong các lọ riêng biệt. Viết các phương trình phản ứng.
Bài 11: Có thể nhận biết các dung dịch sau đấy chỉ bằng giấy quỳ tím được không?
Nếu có, hãy giải thích: H2SO4, Ba(OH)2, BaCl2, HCl, NaCl, NaOH.
Bài 12: Có 4 lọ mất nhận được đánh số từ 1 đến 4 chứa các dung dịch : KI, AgNO3,
HCl, Na2CO3. Hãy xác định số của mỗi dung dịch nếu biêt :
- Cho chất trong lọ 1 vào các lọ đều thấy có kết tủa.
- Chất trong lọ 2 chỉ tạo kết tủa với 1 trong 3 chất còn lại.
- Chất trong lọ 3 tạo một kết tủa và một khí bay ra với 2 trong 3 chất còn lại.
Bài 13: Có 4 lọ mất nhãn A, B, C, D chứa các dung dịch : HCl, CaCl2, NaHCO3,
Na2CO3.
Hãy xác định các chất trong mỗi lọ và giải thích, nếu biết:
- Cho chất trong lọ A vào lọ C thấy có kết tủa.
- Cho chất trong lọ C vào lọ D thấy có khí bay ra.
- Cho chất trong lọ B vào lo D thấy có khí bay ra.
Bài 14: Có 2 dung dich: dung dịch A và dung dịch B. Một dung dịch chỉ chứa 2 loại
cation và anion trong số các ion sau :
K+( 0.15 mol); Mg2+ (0,1 mol); NH4+ (0.25 mol); H+ (0.2 mol); Cl- (0.1 mol); SO42-
(0.075 mol); NO3- (0.25 mol); CO32- (0.15 mol).
Bài 15: Chỉ có nước và khí CO2 làm thế nào nhận biết các chất rắn sau: NaCl, Na2CO3,
CaCO3,BaSO4. Trình bày cách nhận biết mỗi chất và viết phương trình phản ứng.
Bài 16: Dung dịch A chứa các ion: Na+, SO42-, SO32-, CO32-. Bằng những phản ứng hóa
học nào có thể nhận biết từng loại ion có trong dung dịch.
Bài 17: Chỉ dung một kim loại để nhận biết cấc dung dich sau: AgNO3, NaOH, HCl, và
NaNO3. Trình bày cách tiến hành và viết các phương trình phản ứng hóa học minh họa.
Bài 18: Dùng một hóa chất để phân biệt các dung dịch sau: BaCl2, Na2SO4, Na3PO4,
HNO3. Viết các phương trình phản ứng minh họa.
Bài 19: Dùng một hóa chất để phân biệt các dung dịch sau: H2SO4, Na2SO4, Na2CO3 và
FeSO4. Viết phương trình phản ứng hóa học minh họa.
Bài 20: a) Có 5 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong các dung dịch sau đây: Na2SO4,
KHCO3, Mg(HCO3)2, Na2SO3, Ba(HCO3)2. Trình bày cách nhận biết từng dung dịch, chỉ
dung cách đun nóng.
b) Chỉ dung một hóa chất, hãy cho biết cách phân biệt sắt (III) oxit và sắt từ
oxit. Viết phuwong trình phản ứng.
Bài 21: a) Dùng phản ứng hóa học để nhận biết từng kim loại sau: Al, Ca, Mg và Na.
b) Có 4 chất rắn đựng trong 4 lọ riêng biệt (không có nhãn) là : Na2CO3,
CaCO3, Na2SO4, CaSO4.2H2O. Làm thế nào để có thể nhận biết từng chất đựng trong
mỗi lọ, nếu ta chỉ dung nước và dung dich HCl.
Bài 22: Có 5 dung dịch đựng riêng biệt sau: HCl, HNO3 đặc, NaNO3, NaOH,
AgNO3.Hãy nhận biết các dung dịch bằng phương pháp hóa học với điều kiện chỉ dung
kim loại để nhận biết.
Bài 23: Dùng 2 hóa chất để nhận biết 4 chất bột là K2O, BaO, P2O5, và SiO2. Viết
phương trình phản ứng.
Bài 24: Dùng một hóa chất để phân biệt các dung dịch sau: BaCl2, KI, Fe(NO3)2,
AgNO3 và Na2CO3.Viêt các phương trình hóa học minh họa.
Bài 25: Có một hỗn hợp chất rắn gồm (NaOH, Na2CO3, NaHCO3) chô hỗn hợp tan vào
nước được dung dịch A. Hãy nhận biết các ion có trong dung dịch A.
Bài 26: Có 4 cốc đựng 4 chất sau: nước, dung dich NaCl, dung dịch HCl, dung dich
Na2CO3. Không dung hóa chất nào khác, hãy nhận biết từng chất.
Bài 27: Cho các oxit kim loại : K2O, Al2O3, CaO, MgO. Nếu cách phân biệt từng oxit
khi chỉ đuợc dùng thêm một hóa chất. Viết các phương trình phản ứng.
Bài 28: Có 6 gói bột màu trắng tương tự nhau: CuO, FeO, Fe3O4, MnO2, Ag2O và hỗn
hợp Fe và FeO. CHỉ dùng thêm dung dich HCl có thể phân biệt 6 gói bột trên đó
không? Nếu được hãy tình bày cách phân biệt.
Bài 29: Có 5 mẫu kim loại: Ba, Mg, Fe, Ag, Al. Nếu chỉ có H2SO4 loãng ( không được
dùng bất kì chất nào khác kể cả quỳ tím nước nguyên chất, có thể nhận biết được
những kim loại nào)?
Bài 30: Dùng 1 hóa chất để phân biết 4 chất rắn: NaCl, Na2CO3, BaCO3, BaSO4. Viết
các phương trình hóa học để minh họa.
Bài 31: Có 4 lọ đựng dung dich NaHCO3, CaCl2, Na2CO3, Ca(HCO3)2. Không dung hóa
chất nào khác, hãy phân biệt 4 lọ mất nhãn trên.
Bài 32: Trong một dung dịch chứa các ion Ca2+, Mg2+, SO42-, Na+ và Cl-. Bằng phản
ứng hóa học và hiện tượng nào chứng tỏ sự có mặt các ion này trong dung dịch.
Bài 33:Có 4 kim loại dưới dạng bột: Mg, Al, Fe, Al đựng trong 4 lọ mất nhãn. Dùng
các phản ứng hóa học cần thiết để xác định từng kim loại ấy.
Bài 34: Chỉ dung nước, khí cacbonic hãy nêu phương pháp nhận biết 5 lọ bột trắng mất
nhãn là : NaCl, Na2SO4, CaCO3, Na2CO3, BaSO4.
Bài 35: a) Có 3 ống nghiệm, mỗi ống có 2 cation và 2 anion trong số các ion sau: NH4-,
Na+,Ag=, Ba2+, Mg2+, Al3+ và Cl-, S2-, NO3-,SO42-,PO43-, CO32-.
Hãy cho biết các cation và anion trong mỗi ống nghiệm ( các ion trong các ống nghiệm
không được giống nhau)
b) Có 5 ống nghiệm đựng riêng biệt 5 dung dich không màu là : NaCl, BaCl2,
Ba(NO3)2,Ag2SO4 và H2SO4. Không dung hóa chất nào khác, làm thế nào để xác định
được từng chất trong ống nghiệm?
Bài 36: Có 4 ống nghiệm đánh số 1 ,2 ,3 ,4 chứa một trong 4 dung dịch sau đây:
Na2CO3,
FeCl2, HCl và NH4HCO3. Lây ống 1 đổ vào ống 3 thấy có kết tủa xuất hiện, lấy ống 3
đổ vào ống 4 thấy có khí bay ra. Xác định các hóa chất trong các ống nghiệm.
Bài 37: a) Có các ion Al3+, Na+, Mg2+ trong cùng một duna dịch. Làm thế nào để tách
riêng biệt chúng khỏi nhau. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra khi tách.
b) Có 3 chất rắn màu trắng sau: Na2CO3, MgCO3, BaCO3. Làm thế nào để có
thể phân biệt chúng.
Bài 38: a) Dùng 1 hóa chất phân biệt các dung dịch sau: K2CO3, K2SO4, K2SO3, K2S,
K2SiO3.
b) Cho 5 oxit kim loại sau đựng trong 5 lọ mất nhãn CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4
và Ag2O; bằng phản ứng hóa học, háy dung các hóa chất cần thiết để nhận biết từng
oxit kim loại nói trên.
Bài 39: Có 5 lọ mất nhãn A, B, C, D, E chứa các dung dịch HCl, H2SO4, BaCl2, NaCl,
Na2CO3. Xác định chất chứa trong mỗi lọ, giải thích nếu biết:
- Đổ chất trong lọ A vào chất trong lọ B thì có kết tủa.
- Đổ chất trong lọ A vào chất trong lọ C thì có khí bay ra.
- Đổ chất trong lo B vào chất trong lọ D thì có kết tủa.
Bài 40: Có 4 lọ mất nhã được đánh số từ 1 đến 4 chứa các dung dịch: AgNO3, ZnCl2,
HCl, Na2CO3. Biết chất trong lọ 2 tạo khí với chất trong lọ 3 nhưng không phản ứng
với chất trong lọ 4. Xác định chất chứa trong mỗi lọ và giải thích.
Bài 41: Có 4 cốc chứ riêng biêt : nước nguyên chất, nước cững tạm thời, nước cứng
vĩnh cửu, nước cứng toàn phần. Bằng phương pháp hóa học hãy xác định các loại nước
nào chứa trong mỗi cốc.
Bài 42: Có 4 chất màu trắng tương tự nhau là NaCl, AlCl3, MgCO3, BaCO3. Chỉ được
dùng nước và các thiết bị cần thiết (lò nung, bình điện phân …). Hãy trình bày cách
nhận biết từng chất trên.
Bài 43: Có 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch, lo X gồm NaHCO3 và K2CO3, lọ 2 gồm
KHCO3 và Na2SO4, lọ Z gồm Na2CO3 và K2SO4. Nêu cách nhẫn biết các lọ, nếu chỉ
dùng dung dịch BaCl2 và HCl.
Bài 44: a) Cho 4 dung dịch sau: (NH4)2SO4, NH4NO3, FeSO4, AlCl3. Hãy chọn một kim
loại để nhận ra các dung dịch trên.
b) Có 3 dung dịch mất nhãn được đánh số 1, 2, 3 chứa các chất sau: HCl,
K3PO4, BaCl2.
- Nếu đổ cốc 1 vào cốc 2 không có hiện tượng gì xảy ra, nếu đổ côc 3 vào hỗn
hợp thu được thì cũng không có hiện tượng gì xảy ra.
- Nếu đổ cốc 2 vào cốc 3 thì không có hiện tượng gì xảy ra. Nếu đổ cố I vào
hỗn hợp thu được thì cũng không có hiện tượng gì xảy ra.
Xác định cốc nào đựng HCl.
Bài 45: a) Nhận biết các hóa chất trong các lọ mất nhãn : HCl, HNO3, H2SO4 và H3PO4
chỉ được dùng thêm đồng và một muố tùy ý.
b) Làm thế nào để nhận biết đuợc 3 axit H2SO4, HCl, HNO3 cùng tồn tại trong
dung dịch loãng.
Bài 46: Có 5 lọ đựng khí riêng biệt đựng các khí sau:
a) O2, Cl2, HCl, O3, SO2.
b) N2, H2, Cl2, F2, CO2.
Làm thế nào để nhận biết từng khí.
Bài 47: Nhận biết các khí sau trong các lọ riêng biệt bằng phương pháp hóa học: O2,
O3, N2, Cl2, NH3.
Bài 48: Có 6 bình đựng các khí N2, H2, CO2, CO, Cl2, O2. Hãy nhận biết các khí trong
bình bằng phương pháp hóa học.
Bài 49: Dung dich A chứa các ion Na+, NH4+, HCO3-.CO32-, SO42-. Chỉ có quỳ tím và
các dung dịch HCl, Ba(OH)2 hãy nhận biết các chất trong dung dịch A.
Bài 50: a) Làm thế nào phân biết được hai khí O2 và O3 ở hai bình mất nhãn.
c) Có 3 mẫu phân hóa học không ghi nhãn là phân đạm NH4NO3, phân kali
KCl, và phân supephotphat Ca(H2PO4)2. Hãy nhận biết mỗi mẫu phân bón
trên bằng phương pháp hóa học.
Bài 51: Có 3 lọ đựng 3 dung dich HCl, HNO3, H2SO4. Hay trình bày phương pháp hóa
học để nhận biết các lọ đựng dung dịch axit trên.
Bài 52: Có 3 lọ đựng 3 dung dich HCl, H2SO3, H2SO4. Chỉ dùng 1 hóa chất hãy trình
bày phương pháp hóa học để nhận biết các lọ đựng dung dịch axit trên.
Bài 53: a) Có 5 bình khí N2, O2, CO2, H2 và CH4. Hãy trình bày phương pháp hóa học
để nhận biết từng khí.
b) Trong một bình chứa hỗn hợp khí: CO,CO2, SO2, SO3, và H2. Trình bày
phương pháp hóa học để nhận biết từng khí.
Bài 54: Dùng một kim loại, hãy phân biệt các dung dịch: axit HCl, HNO3, H2SO4 và
H3PO4. Viết phương trình phản ứng minh họa.
Bài 55: Làm thế nào để nhận ra sự có mặt của mỗi khsi trong hỗn hợp gồm: CO, SO3,
CO2 bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình phản ứng.
Bài 56: a) Có hỗn hợp chứa Al, Mg, Fe, Hãy tình bày phương pháp hóa học để tách
riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp.
b) Hãy dùng phương pháp hóa học để tách các chất trong hỗn hợp Al2O3,
Fe2O3 và CaCO3. Viết các phương trình phản ứng.
Bài 57: a) Có dung dịch FeSO4 lẫn tạp chất là CuSO4. Làm thế nào để loại bỏ tạp chất
bằng phương pháp hóa học,
b) Nếu bạc có lẫn tạp chất là những kim loại kẽm, thiếc, chì, bằng cách nào để
có thể loại nhưungx tạp chất? Viết các phương trình phản ứng hóa minh họa.
Bài 58: Có một hỗn hợp bột các kim loai bạc và đồng. Hãy trình bày các phương pháp
hóa học tách riêng được kim loại bạc và đồng. Viết các phương trình hóa học phản
ứng.
Bài 59: Có hỗn hợp A gồm (Mg và Fe) vòa dung dịch B gồm Cu(NO3)2 và dung dịch
AgNO3 lắc đều cho đến khí phản ứng xong thu được hỗn hợp C gồm 3 kim loại và
dung dịch D gồm 2 muối.Hãy trình bày cách tách từng kim loại trong hỗn hợp C và
từng muối khỏi dung dịch D.
Bài 60: Trình bày cách tách rời từng chất sau đấy ra khỏi hỗn hợp chất rắn và viết đầy
đủ các phương trình phản ứng hóa học xảy ra: AlCl3, FeCl3, BaCl2.
Bài 61: Trình bày phương pháp tách:
a) Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp Fe2O3, Al2O3, SiO2 ở dạng bột.
b) Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe ở dạng bột.
Với môt trường chỉ dùng duy nhất mộ duna dịch chứa một hóa chất và lượng
oxit hoặc kim loại cần tách vẫn giữ nguyên khối lượng ban đầu. Viết các
phương trình phản ứng hóa học xảy ra và ghi rõ điều kiện.
Bài 62: Một loai muối ăn lẫn tạp chất là Na2SO4, NaBr, MgCl2, CaCl2 và CaSO4. Hãy
trình bày phương pháp hóa học để lấy NaCl tinh khiết.
Bài 63: Cho hỗn hợp bột các kim loại Cu, Fe, Ag, Al. Hãy dùng phương pháp hóa học
(kể cả điện phân nếu cần) để tách riêng từng kim loai ra khỏi hỗn hợp ban đầu.
Bài 64: Bằng phương pháp hóa học , hãy trình bày cách tách các chất: Al2O3, Fe2O3,
SiO2 ra khỏi hỗn hợp của chúng.
Bài 65:Một hỗn hợp gồm Al2O3, CuO, Fe2O3 dùng phương pháp hóa học để tách riêng
từng chất ra khỏi hỗn hợp.
Bài 66: Có hỗn hợp dạng bột gồm 4 kim loại: Cu, Al, Fe, Mg. Bằng phương pháp hóa
học hãy tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp. Viết các phương trình phản ứng.
Bài 67: Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp:
CuO, MgO, Al2O3 (lượng kim loại khổng dooir sau khi tahcs).
Bài 68: Nêu phương pháp tinh chế Cu trong một mẫu quặng Cu có lẫn Fe, Al và S.
Bài 69: a) Nêu phương pháp tách hỗn hợp khí Cl2, H2 và CO2 thành từng chất nguyên
chất.
c) Nêu phương pháp tách hỗn hợp đá vôi, vôi sống, thạch cao và muối ăn thành
từng chất nguyên chất.
Bài 70: a) Trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp nào có thể tách được khí N2 và
CO2 ra khỏi hỗn hợp khí gồm N2, O2, CO, CO2.
b) Một hỗn hợp có chứa: Ag, Fe, Ag, Au. Hãy nếu phương pháp tách riêng
Ag, riêng Au từ hỗn hợp trên.
Bài 71: Một hỗn hợp M có chứa 3 muối MgCO3, K2CO3, BaCO3. Viết phương trình
điều chế 3 kim loại riêng biệt.
Bài 72: Trình bày phương pháp điều chế các kim loại riêng biệt từ hỗn hợp gồm CuS,
FeS2, Al2O3, MgCO3.
Bài 73: Từ các chất khác nhau tác dụng với H2SO4, bằng những phản ứng hóa học nào
có thể điều chế được FeSO4 hoặc Fe2(SO4)3.
Bài 74: a) Từ hỗn hợp gồm Al2O3 có lẫn SiO2, MgCO3. Hãy điều chế kim loại Al từ
hỗn hợp trên.
b) Trình bày hai phương pháp điều chế hai muối đồng riêng biệt tan trong nước
từ hỗn hợp đồng bạc. Viết các phương trình phản ứng.
Bài 75: Từ hỗn hợp chứa CuO, CaCO3, Fe2O3, Al2O3 được phép sử dụng dung dịch
HCl, Fe, Al, nhiệt và dụng cụ phòng thí nghiệm. Hãy trình bày ba phương pháp điều
chế Cu nguyên chất.
Bài 76: a) Từ phèn nhôm-kali bằng những phản ứng nào thu được Al(OH)3,
KOH.
b) Chỉ có bơm khí CO2, dung dịch NaOH không rõ nồng độ và 2 cốc thủy tính
chia độ, hãy điều chế dung dich Na2CO3 không có lẫn NaOH không có lẫn NaOH hoặc
muối axit mà không dùng thêm một phương tiên hoặc một hóa chất nào khác.
Bài 77: a) Hãy trình bày 5 phản ứng khác nhau có thể tạo ra HCl trực tiếp từ Cl2.
b) Cho các nguyên liệu : đá vôi, nước, không khí, muối ăn, có đủ điều kiện kĩ
thuật cần thiết, hãy trình bày phản ứng: điều chế NaOH, nước Javel, clorua vôi,
amoniac và natri cacbonat.
Bài 78: a) Từ hai dung dịch CuSO4 và MgSO4, viết các phương trình tạo thành Cu và
Mg.
b) Từ hỗn hợp duna dịch A chứ KCl, MgCl2, AlCl3. Viết quá trình tách, điều
chế thành các kim loại riêng biệt.
Bài 79: a) Cu có lẫn ít Ag, viết phương trình phản ứng điều chế Cu(NO3)2 từ loại Cu
trên.
b) Cho các hóa chất Cu, HCl, KOH, Hg(NO3)2, H2O, hãy viết các phương trình
điều chế CuCl2 (tình khiết).
Bài 80: Chỉ có nước, các chất xúc tác và các trang thiết bị thí nghiệm cần thiêt, hãy
trình bày các điều chế tửng kim loại có trong hỗn hợp FeS2 và CuS.
Bài 81: Từ NaCl, Na2S, Fe, H2O không khí với các điều kiện cần thiết hãy viết phương
trình phản ứng điều chế các chất sau: Na2SO3, FeCl2, Fe2(SO4)3, NH4NO3.
Bài 82: Từ FeS2, vôi sống, nước và các thiết bị thí nghiệm, chất xác tác cần thiết, hãy
điều chế FeSO4.
Bài 83: a) Viết các phương trình phản ứng trong quá trình sản xuất đồng từ quặng
CuFeS2.
b) Hãy nêu ba phương pháp khác nhau để điều chế Cu kim loại từ duna dịch
chứa 3 muối là : CuCl2, NaCl, AlCl3. Viết phương trình phản ứng hóa học minh họa.
Bài 84: Từ muối ăn, pirit, không khí, nước, với các điều kiện thích hợp, hãy viết các
phương trình phản ứng điều chế các chất: Fe, FeSO4, NaNO3, NH4NO3, FeCl2.
Bài 85: Hãy điều chế CuSO4 từ Cu bằng 3 phương pháp và điều chế Cu từ CuSO4 bằng
2 phương pháp.
Bài 86: Từ nguyên liệu chính là FeS2, quặng boxit ( AL2O3 có lẫn một ít Fe2O3 và các
tạp chất trơ khác), không khí, than đá và các hóa chất phụ khác, hãy trình bày phương
pháp điều chế sắt kim loại và muối nhôm sunfat.
Bài 87: Có 3 dung dịch muối sau: NaCl, CuCl2, FeCl3. Trình bày những phương pháp
điều chế kim loại từ mỗi duna dịch trên. Viết các phương trình phản ứng.
Bài 88: Hỗn hợp A gồm : Na2CO3,MgCO3, BaCO3, FeCO3. Chỉ dùng dung dịch HCl và
các phương pháp cần thiết hãy nêu các điều chế từng kim loại từ hỗn hợp nói trên.
Bài 89: a) Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết hỗn hợp các chất sau:
(Fe+Fe2O3); (Fe+FeO); (FeO+Fe2O3).
b) Chỉ dùng một hóa chất để phân biệt cá duna dịc sau: NH4Cl, FeCl2, FeCl3,
Al2(SO4)3.
Bài 90: Có 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 loại ion dương và 1 loại
ion âm. Tổng số các loại ion trong cả 4 dung dịch gồm: Na+, Ba2+, Mg2+,Pb2+, SO42-, Cl-,
CO32- , NO3-.
a) 4 dung dịch đó là dung dịch gì?
b) Nhận biết từng dung dịch.
Bài 91: Bằng phản ứng hóa học, hãy tự chứng mình sự có mặt đồng thời các anion
trong dung dịch chứa các muối NaCl, Na2SO4, NaNO3, và Na3PO4.
Bài 92: a) Nhận biết các cation trong dung dịch hỗn hợp các chất sau: AlCl3, NH4NO3,
BaCl2, và MgCl2.
c) Chỉ dùng một loại hóa chất, hãy phân biệt các lọ dung dịch sau: NH4Cl, MgCl2,
FeCl2, NH4Al(SO4)2, FeNH4(SO4)2.
Bài 93: Dùng phương pháp nào để chúng minh khi đốt cháy sắt trong khí clo thu được
FeCl3, nhưng khi nung bột Fe với S thì thu được FeS.
Bài 94: Nhận biết các dung dịch sau đấy chỉ bằng phenolphtalein:
a) H2SO4, MgCl2, BaCl2, NaOH, Na2SO4.
b) NaOH, HCl, H2SO4, BaCl2, NaCl.
Bài 95: Hãy nhận biết 3 lọ mất nhãn chứa 3 dung dịch muối: Na2SO3, NaHSO3, Na2SO4
bằng phương pháp hóa học.
Bài 96: Có 6 lọ không nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch sau: K2CO3, (NH4)2SO4,
FeSO4, Fe2(SO4)2, Al2(SO4)3, MgSO4. Chỉ dùng một hóa chất có thể nhận biết 6 dung
dịch trên hay không?
Bài 97: Có các lọ riêng đựng dung dịch NH4NO3, Al(NO3)3, Pb(NO3)2, FeCl3, HCl và
KOH. Không dùng hóa chất nào khác, hãy nhận biết từng dung dịch.
Bài 98: Chỉ dùng một axit thông dụng và một bazo thông dụng , hãy phân biệt 3 hợp
kim sau đây:
a) Hợp kim Cu-Ag b) Hợp kim Cu-Al c) Hợp kim Cu-Zn.
Bài 99: Hãy nêu phương pháp nhận biết cá dung dịch mất nhãn sau đây: AlCl3, NaCl,
MgCl2, H2SO4. Chỉ được dùng thêm một loại hóa chất để nhận biết.
Bài 100: Chỉ được dùng kim loại, hãy nhận biết các dung dịch sau đây: HCl, HNO3
đặc, AgNO3, KCl, KOH.
Bài 101: Có 5 dung dịch sau: NH4Cl, FeCl2, FeCl3, AlCl3 và MgCl2, hãy dùng một hóa
chất để nhận biệt từng dung dịch.
Bài 102: Dùng thuốc thử thích hợp để phân biệt các chất sau:
a) Các dung dịch NaCl, NaBr, NaI, NaOH, HCl.
b) HCl, NaOH, NaNO3, NaBr.
Bài 103: Dùng thuốc thử thích hợp, hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:
a) NaCl, NaBr, KI, HCl, H2SO4, KOH.
b) Na2SO4, H2SO4, NaOH, KCl, NaNO3.
Bài 104: Không dùng hóa chất nào khác, hãy phân biệt các dung dịch sau: HCl,
AgNO3, Na2CO3, CaCl2.
Bài 105: Không dùng hóa chất nào khác hãy phân biệt 4 dung dịch chứa các hóa chất
sau: NaCl, NaOH, HCl, phenolphthalein.
Bài 106: Có 5 dung dịch sau: NH4Cl, FeCl2, FeCl3, AlCl3 và MgCl2. Hãy dùng một hóa
chất nhận biết các dung dịch trên.
Bài 107: Chỉ dùng HCl và H2O hãy nhận biết các chất sau đấy đựng riêng biệt trong
các lọ mất nhãn: Ag2O, BaO, MgO, MnO2, Al2O3, FeO, Fe2O3 và CaCO3.
Bài 108: Trong mỗi dung dịch có các ion: Ca2+, Na+, Mg2+, HCO3-, Cl-. Hãy nếu và giải
thích:
- Trong dung dịch có thể có những chất nào?
- Khi cô cạn dung dịch có thể thu đuơcj những chất rắn nào?
- Khi nung hỗn hợp chất rắn sau khi cô cạn có thể thu được những chất gì?
Bài 109: Không dùng hóa chất nào khác, hãy phân biệt các dung dịch sau: HCl,
MgSO4, NaOH, BaCl2, NaCl.
Bài 110: Dung dịch A có chứa các ion Na+, NH4+, HCO3-, CO32-,SO42-,(không kể các
ion H+, OH-) của nước. Chỉ dùng quỳ tím và các dung dịch HCl, Ba(OH)2 có thể nhận
biết các ion trong dung dịch A không?
Bài 111: Có 6 ống nghiệm được đánh số đựng các dung dịch không theo thứ tự: natri
nitrat,
đồng clorua, natri sunfat, kali cacbonat, bari nitrat và canxi clorua. Hãy xác định số của
từng dung dịch. Biết rằng khi trộn các dung dịch số 1 với số 3 , số 1 với số 6, số 2 với
số 3, số 2 với số 6 và số 4 với số 6 thì cho kết tủa. Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với
dung dịch 2 cũng cho kết tủa. Hãy xác định các dung dịch trong ống nghiệm.
Bài 112: Cho 5 cation: Ag+, Ba2+, Mg2+, Na+ và 4 anion: Br-, OH-, SO42-, CH3COO-. Hãy
cho biết thành phần hai dung dịch, mỗi dung dịch chứa 2 cation và 2 anion nói trên
không trùng lặp.
Bài 113: Hãy dùng các kim loại để phân biệt các dung dịch sau: HCl, NaNO3, NaOH,
Hg(NO3)2, HNO3 và CuSO4.
Bài 114: Không dùng thêm hóa chất khác, dựa vào tính chất hóa học hãy phân biệt các
dung dịch: K2SO4, Al(NO3)3, (NH4)2SO4, Ba(NO3)2, NaOH.
Bài 115: Có 6 lọ không nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch sau: K2CO3, (NH4)2SO4,
MgSO4, Al2(SO4)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Dùng dung dịch xút hãy cho biết lọ nào đựng
dung dịch gì?
Bài 116: Chỉ được dùng một kim loại và chính các hóa chất này làm thế nào để phân
biệt những dung dịch sau đây: NaOH, NaNO3, HgCl2, HNO3, HCl.
Bài 117: Có 4 lọ dung dịch nước của BaCl2, NaOH, AlNH4(SO4)2 và KHSO4 bị mất
nhãn, Chỉ được dùng quỳ tím và chính các hóa chất trên, hãy trình bày phương pháp
đơn giản nhất để phân biệt các lọ hóa chất trên.
Bài 118: Có 4 lọ không nhãn đựng các dung dịch sau: HCl, Na2SO4, NaCl, Ba(OH)2,
chỉ được dùng quỳ tím và chính các hóa chất trên để nhận biết các chất.
Bài 119: Chỉ dùng quỳ tím làm thế nào để phân biệt được dung dịch các chất sau:
Na2SO4, Na2CO3, NH4Cl.
Bài 120: Chỉ dùng mộ hóa chất khác để nhận biết từng dung dịch sau: NH4NO3,
NaHCO3, (NH4)2SO4, FeCl2, FeCl3. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
Bài 121: Mỗi ống nghiệm chứa 1 trong các dung dịch sau: KI, BaCl2, Na2CO3, Na2SO4,
NaOH, (NH4)2SO4 và nước clo. Không dùng thêm chất khác, hãy trình bày cách nhận
biết mỗi chất trên.
Bài 122: Không dùng hóa chất nào khác, hãy phân biêt: NaHCO3, NaCl, Na2CO3 và
CaCl2.
Bài 123: Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch: HCl, H2SO4, BaCl2, Na2CO3, hãy nhận
biết lọ nào đựng dung dịch gì mà không được dùng bất cứ thuốc thử nào.
Bài 124: Chỉ dùng một hóa chất để phân biệt các dung dịch sau đây:
a) K2SO4, K2CO3, K2SiO3, K2S, K2SO3.
b) MgCl2, NaBr, Ca(NO3)2.
Bài 125: Dùng thuốc thử thích hợp để nhận biết các dung dịch sau đây:
a) BaCl2, KBr, HCl, KI, KOH.
b) KI, HCl, NaCl, H2SO4.
c) HCl, HBr, NaCl, NaOH.
d) NaF, CaCl2, KBr, MgI2.
Bài 126: Chỉ dung thêm một hóa chất hãy phân biệt các lọ mất nhãn sau:
a) MgCl2, KBr, NaI, AgNO3, và NH4HCO3.
b) NaBr, ZnSO4, Na2CO3, AgNO3 và BaCl2.
Bài 127: Cho các chất CaCO3, Fe2O3, Al2O3, SiO2.
a) Nêu một vài tên khoáng chất có chứa các chất trên.
b) Bằng một hóa chất tự chọn nhận ra các chất trên.
Bài 128: Dung dịch A chứa các ion: Na+, SO42-, SO32-, CO32-. Bằng những phản ứng hóa
học nào có thể nhận biết từng loại anion có trong dung dịch.
Bài 129: Bằng phương pháp nào tách được Cu, S và O2 từ CuSO4 và tách các chất ra
khỏi hỗn hợp rắn gồm CuSO4, CaCO3, NH4Cl.
Bài 130: a) Cho dung dịch cố hỗn hợp các muối: AgNO3, Cu(NO3)2, Pb(NO3)2, hãy
trình bày cơ sở của phương pháp tách các kim loại riêng rẽ ra khỏi dung dịch.
c) Tách các dung dịch muối từ hỗn hợp các chất sau: NaCl, MgCl2, AlCl3, NH4Cl.
Bài 131: Một hỗn hợp vụn rắn gồm: Fe, Fe2O3, Al, Al2O3, Mg, MgO, Cu và Ag, Hãy
trình bày nguyên tắc để lấy Al, Cu, Fe,Mg và Ag duới dạng đơn chất bằng phương
pháp hóa học.
Bài 132: a) Nêu phương pháp tách riêng từng muối ra khỏi dung dịch gồm 3 muối:
MgSO4 , NiSO4, CuSO4.
c) Hãy tách các chất sau đây ra khỏi hỗn hợp: BaO, MgCO3, Al2O3, CuO.
Bài 133: Trình bày cách tách riêng các chất từ hỗn hợp: NaCl, CaCl2 và CaO.
Bài 134: a) Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn
hợp bột gồm : Cu, Al, Mg, Au.
c) Hãy tách hỗn hợp 3 muối: NaCl, MgCl2, NH4Cl thành các chất riêng biệt.
Bài 135: Hãy dùng phương pháp hóa học để tách các chất trong hỗn hợp: Cr2(SO4)3,
CuSO4, MgSO4.
Bài 136: Viết công thức phân tử các oxit của C và S. Từ hỗn hợp M chứ các oxit đó,
làm thế nào tách riêng được hai oxit có hóa trị thấp nhất của S và C bằng phương pháp
hóa học. Cho biết axit sunfurơ mạnh hơn axit cacbonic.
Bài 137: Cho hỗn hợp các muối KCl, MgCl2, BaCO3, BaSO4, hãy nêu các tách riêng
các muối ra khỏi hỗn hợp.
Bài 138: Trong phòng thí nghiệm thường điều chế CO2 từ CaCO3 và dung dịch HCl, do
đó CO2 bị lẫn một ít khí hiđroclorua và hơi nước.Làm thế nào để khí CO2 hoàn toàn
tinh khiết.
Bài 139: Hãy tách riêng từng oxit dưới dạng rắn ra khỏi hỗn hợp 3 oxit sau: Al2O3,
MgO, Fe2O3 với điều kiện không làm biến đổi lượng mỗi chất có trong hỗn hợp.
Bài 140: a) Có một bình đựng các dung dịch muối: NaCl, CaCl2 và AlCl3 làm thế nào
để tách được các muối trên dưới dạng muối tinh khiết.
c) Trong một bình đựng dung dịch các muối: NaHCO3, Ca(HCO3)2, NH4HCO3, làm
thế nào để tách được các muối trên dưới dạng muối tinh khiết.
Bài 141: Trong phòng thí nghiệm làm thế nào để tách N2 từ hỗn hợp có N2, CO2, CO,
hơi nước và H2S.
Bài 142: Nêu cách tách các chất ta khỏi hỗn hợp:
a) Cl2 có lẫn N2 và H2.
b) Cl2 có chứa CO2.
Bài 143: Nêu cách tinh chế:
a) Muối ăn có lẫn MgCl2 và NaBr.
b) Axit clohiđric có lẫn axit H2SO4.
Bài 144: Một loai muối ăn có lẫn tạp chất CaCl2, MgCl2, Na2SO4, MgSO4 và CaSO4.
Hãy trình bày cách loại các tạp chất để thu được muối ăn tinh khiết.
Bài 145: Hãy đề nghị cách lấy từng muối trong hỗn hợp rắn gồm amoni clorua, bari
clorua, magie clorua. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
Bài 146: Có hỗn hợp bột 3 kim loại là Al, Cu, Fe. Hãy trình bày phương pháp hoa học
tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp. Viết các phương trình phản ứng.
Bài 147: Từ các chất ban đầu là NaCl, H2O, KOH, CaCO3 các điều kiện phản ứng coi
như có đủ, hãy viết phương trình phản ứng (nếu có) điều chế các chất sau: NaOH, H2,
Cl2, axit HCl, nước javel, KClO3, clorua vôi.
Bài 148: Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi điều chế các kim loại Na, Al, Fe từ
các chất: Na2CO3, Al(NO3)3, FeS2.
Bài 149: Viết cá phương trình phản ứng và trình bày cách điều chế kali từ quặng
sinvinit (gồm chủ yếu NaCl và KCl) và điều chế các kim loai chứa trong quặng
Đolomit.
Bài 150: Trình bày quy trình sản xuất sôđa theo phương pháp NH3 trong công nghiệp.
Bài 151: a) Trình bày phương pháp điều chế Na kim loại từ Na2SO4 bằng phương trình
phản ứng hóa học.
c) Viết phương trình phản ứng điều chế NaOH từ các chất vô cơ, ghi điều kiện phản
ứng ( nếu có). Từ NaOH có thể điều chế được Na không? Nếu có, hãy viết phương
trình phản ứng.
Bài 152: Bằng những phản ứng hóa học nào người ta có thể điều chế Ag từ dung dịch
AgNO3, Mg từ MgCl2.
Bài 153: Từ dung dịch NaCl, Ca(OH)2, viết các phương trình phản ứng hóa học điều
chế các chất: Na, Cl2, H2, nước javel, clorua vôi, HCl.
Bài 154: Từ hỗn hợp gồm KCl, AlCl3, CuCl2 (với các chất cần thiết khác và điều kiện
thích hợp) viết phương trình phản ưungs điều chế ba kim loại: K, Cu, Al riêng biệt.
Bài 155: Từ bột nhôm, dung dịch NaCl, bột Fe2O3 và các điều kiện cần thiết, viết
phương trình phản ứng điều chế Al(OH)3, NaAlO2, FeCl3, Fe(OH)3.
Bài 156: Có một mẫu boxit dùng để sản xuất nhôm, mẫu này có lẫn tạp chất là Fe2O3
và SiO2. Làm thế nào từ mẫu này có thể điều chế được Al tinh khiết? Viết các phương
trình phản ứng.
Bài 157: Hãy trình bày ba phương pháp khác nhau để điều chế mỗi oxit sau: CO2, NO2,
SO2.
Bài 158: Người ta sản xuất supephophat đơn và supephotphat kép từ pirit và apatit có
thành phần chính là Ca3(PO4)2. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
Bài 159: Từ muối ăn, pirit, không khí, nước với các điều kiện thích hợp (bình điện
phân, lò nung, chất xúc tác…). Hãy viết phương trình phản ứng hóa học điều chế các
chất: Fe, FeCl2, FeSO4, NaNO3, NH4NO3
Bài 158: Viết các phương trình phản ứng chỉ ra:
a) Ba cách điều chế SO2, CO2. c) Ba cách điều chế NaOH, Ca(OH)2
b) Hai cách điều chế CuO, Al2O3. d) Sáu cách điều chế FeCl2.

You might also like