You are on page 1of 9

1.

8 nguyên tắc của quản trị chất lượng

 Nguyên tắc 1: Định hướng vào khách hàng

Chất lượng là sự thỏa mãn của khách hàng, chính vì vậy việc quản lý chất lượng
phải nhằm vào mục tiêu đó. Quản lý chất lượng là không ngừng tìm hiểu nhu
cầu của khách hàng và xây dựng nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu đó một cách
tốt nhất

 Nguyên tắc 2: Vai trò lãnh đạo

Lãnh đạo công ty thống nhất mục đích mục đích, định hướng vào môi trường
nội bộ của công ty, huy động toàn bộ nguồn lực để đạt được mục tiêu của công
ty

 Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người

Con người là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển. việc huy động con người
1 cách đầy đủ, tạo cho họ các kiến thức và kinh nghiệm thực hiện công việc sẽ
góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu của công ty.

 Nguyên tắc 4: Phương pháp quá trình

Quá trình là 1 hoạt động hoặc một tập hợp các hoạt động sử dụng các nguồn lực
để biến đầu vào thành đầu ra

+ Mỗi một tổ chức muốn hoạt động hiểu quả cần phải nhận ra và quản lý được
các quá trình có mối tương tác, tác động qua lại với nhau ở bên trong tổ chức đó.

+ Thông thường mỗi đầu ra của quá trình này lại là đầu vào cho quá trình tiếp
theo. Do đó, kết quả của quá trình trước làm tốt hay không tốt sẽ làm ảnh hưởng
đến kết quả của quá trình sau.

+ Việc nhận ra và quản lý được 1 hệ thống các quá trình có tương tác qua lại
với nhau trong tổ chức được gọi là một “cách tiếp cận theo quá trình”

+ Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là khuyến khích việc áp dụng cách
tiếp cận theo quá trình để quản lý 1 công ty.

+ Cách tiếp cận trên nhấn mạnh tầm quan trọng của:

• Việc hiểu và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng
• Xem xét giải quyết vấn đề trong quá trình thực hiện để tạo ra giá trị gia
tăng

• Có được kết quả về tính hiệu lực và hiệu quả của mục tiêu

• Cải tiến liên tục được quá trình trên cơ sở đo lường đối tượng

 Nguyên tắc 5: Quản lý theo phương pháp hệ thống

Việc quản lý theo phương pháp hệ thống sẽ làm tăng hiệu quả và hiệu lực hoạt
động của công ty

 Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục


+ Cải tiến liên tục là mục tiêu của mọi công ty và ngày càng trở nên đặc biệt
quan trọng trong sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh biến
động như hiện nay

+ Tổ chức phải thường xuyên nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống
quản lý chất lượng thông qua việc sử dụng chính sách chất lượng, mục tiêu chất
lượng, các kết quả đánh giá, việc phân tích dữ liệu, các hành động khắc phục,
phòng ngừa và xem xét của lãnh đạo.

+ Tổ chức phải thực hiện hành động khắc phục, loại bỏ nguyên nhân của sự
không phù hợp để ngăn ngừa sự tái diễn.

+ Tổ chức phải xác định hành động nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không
phù hợp tiềm ẩn để ngăn chặn sự xuất hiện của chúng

 Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên thực tế:

Các quyết định và hành động có hiệu lực dựa trên sự phân tích dữ liệu và thông
tin

 Nguyên tắc 8: Quan hệ cùng có lợi với nhà cung cấp

Thiết lập mối quan hệ cùng có lợi với nhà cung ứng và sẽ nâng cao khả năng tạo
ra giá trị của cả 2 bên.

Nguyên tắc của quản lý chất lượng theo ISO 9000 là:

 Nguyên tắc 1: Định hướng khách hàng


Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy quản lý chất
lượng phải nhằm đáp ứng mục tiêu đó. Quản lý chất lượng là không ngừng tìm
hiểu nhu cầu của khách hàng và xây dựng nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu đó
một cách tốt nhất

 Nguyên tắc 2: Vai trò lãnh đạo

Lãnh đạo trong công ty đóng vai trò quan trọng, thống nhất mụ tiêu, định hướng
vào môi trường nội bộ của công ty, huy động toàn bộ nguồn lực để đạt được
mục tiêu của công ty

 Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người

Con người là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển, quyết định sự thành công
hay thất bại của công ty. Chính vì thế, công ty cần có những chính sách đầu tư
phát triển vào nguồn nhân lực hợp lý để cung cấp cho họ những kiến thức, kĩ
năng kinh nghiệm cần thiết để họ làm việc tốt nhất, cùng nhau góp phần hoàn
thành mục tiêu của công ty.

 Nguyên tắc 4: Phương pháp quá trình

- Quá trình là 1 hoạt động hay 1 tập hợp các hoạt động sử dụng các nguồn lực
cần thiết để biến các đầu vào thành các đầu ra.

- Ở mỗi tổ chức, để hoạt động có hiệu quả, phải nhận ra được và quản lý được
các quá trình có mối quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau trong tổ chức đó.
Thông thường, mỗi đầu ra của quá trình này lại là đầu vào của quá trình tiếp
theo, do đó kết quả của quá trình trước tốt hay không tốt sẽ ảnh hưởng đến
kết quả của quá trình sau.

- Việc thấy được và quản lý được 1 cách hệ thống các quá trình có mối quan
hệ tương tác qua lại với nhau trong 1 tổ chức được coi là một “cách tiếp cân
theo quá trình”

- Mục đích của bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 là khuyến khích việc áp dụng
cách tiếp cận theo quá trình để quản lý 1 tổ chức.

- Cách tiếp cận theo quá trình nhấn mạnh tầm quan trọng của:

+ Việc hiểu và đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng.

+ Xem xét các vấn đề trong quá trình thực hiện để tạo ra giá trị gia tăng.
+ Có được kết quả về tính hiệu quả và hiệu lực của mục tiêu

+ Cải tiến liên tục quá trình trên cơ sở đo lường đối tượng.

 Nguyên tắc 5: Quản lý theo phương pháp hệ thống

Việc quản lý 1 cách có hệ thống sẽ làm tăng thêm hiệu quả và hiệu lực hoạt
động của công ty

 Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục

Cải tiến liên tục là mục tiêu của mọi công ty và đặc biệt là hiện nay nó ngày
càng trở nên quan trọng trong sự biến động không ngừng của môi trường kinh
doanh và nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng.

 Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên thực tế

Các quyết định và hành động có hiệu lực dựa trên sự phân tích các dữ liệu và
thông tin.

 Nguyên tắc 8: Quan hệ cùng có lợi với nhà cung cấp

Thiết lập mối quan hệ cùng có lợi với nhà cung ứng và sẽ nâng cao được khả
năng tạo ra giá trị của cả 2 bên

2. Các chức năng của quản trị chất lượng

Quản trị chất lượng cũng giống như bất kì một loại quản lý nào, cũng cần phải thực
hiện một số chức năng như:

- Hoạch định

- Tổ chức

- Kiểm tra

- Kích thích

- Điều hòa phối hợp


2.1 Chức năng hoạch định

- Hoạch định là chức năng quan trọng hàng đầu và đi trước các chức năng
khác của quản lý chất lượng

- Hoạch định chất lượng là 1 hoạt động nhằm xác định mục tiêu, các phương
tiện, nguồn lực à biện pháp nhằm thực hiến được mục tiêu chất lượng sản
phầm.

- Nhiệm vụ của hoạch định chất lượng là:

+ Nghiên cứu thị trường để xác định yêu cầu của khách hàng về sản
phẩm hàng hóa dịch vụ. từ đó xác định các yêu cầu về chất lượng, các thông
số của sản phẩm dịch vụ và thiết kế sản phẩm dịch vụ.

+ Xác định mục tiêu chất lượng sản phẩm cần đạt được và các chính
sách chất lượng của doanh nghiệp

+ Chuyển giao các kết quả hoạch định cho các bộ phận tác nghiệp

- Hoạch định chất lượng có tác dụng:


+ Định hướng phát triển chất lượng cho toàn công ty

+ Tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, giúp
doanh nghiệp chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường mới

+ Khai thác, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực và tiềm năng trong dài
hạn của doanh nghiệp, góp phần giảm chi phí cho chất lượng

2.2 Chức năng tổ chức:


Nhiệm vụ của chức năng tổ chức:

- Tổ chức hệ thống quản lý chất lượng: Hiện nay tồn tại nhiều hệ thống quản
lý chất lượng như: TQM, ISO 9000, Q – Base, GMP, HACCP, giải thưởng
chất lượng VN… Mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình 1 hệ thống quản
lý chất lượng phù hợp

- Tổ chức thực hiện: Bao gồm việc tiến hành các biện pháp kinh tế, tổ chức,
chính trị, tư tưởng, hành chính… nhằm thực hiện kế hoạch đã xác định.
Nhiệm vụ này bao gồm:

+ Làm cho mọi người thực hiện kế hoạch biết rõ mục tiêu và những nội
dung công việc mình cần làm.
+ Tổ chức các chương trình giáo dục, đào tạo cần thiết cho những người
thực hiện kế hoạch

+ Cung cấp nguồn lực cần thiết mọi lúc, mọi nơi

2.3 Chức năng kiểm tra, kiểm soát:

- Kiểm tra, kiểm soát là quá trình điều khiển đánh giá các hoạt động tác nghiệp
thông qua những kĩ thuật, phương tiện, phương pháp và hoạt động nhằm
đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu đã đề ra.

- Những nhiệm vụ chủ yếu:

+ Tổ chức các hoạt động nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng như yêu
cầu

+ Đánh giá việc thực hiện chất lượng trong thực tế của doanh nghiệp

+ So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện những sai lệch

+ Tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm khắc phục những sai lệch
đảm bảo thực hiện đúng những yêu cầu đã đề ra.

- Khi thực hiện kiểm tra, kiểm soát các kết quả thực hiện kế hoạch cần đánh
giá 1 cách độc lập các vấn đề sau:

+ Liệu kế hoạch có được tuân theo 1 cách trung thành không?

+ Liệu bản thân kế hoạch đã đủ chưa?

 Nếu mục tiêu không đạt được có nghĩa là một trong 2 hoặc cả 2 diều trên
không được thỏa mãn.

2.4 Chức năng kích thích:

Kích thích việc đảm bảo và nâng cao chất lượng được thực hiện thông qua
việc áp dụng các chính sách thưởng phạt về chất lượng đối với người lao
động và áp dụng các giải thưởng quốc gia về đảm bảo và an toàn chất lượng

2.5 Chức năng điều chỉnh, điều hòa, phối hợp:

- Là toàn bộ những hoạt động nhằm tạo ra sự phối hợp đồng bộ, khắc phục các
tồn tại và đưa chất lượng sản phẩm lên mức cao hơn nhằm giảm dần khoảng
cách giữa những mong muốn của khách hàng và thực tế chất lượng đạt được,
thỏa mãn khách hàng ở mức cao hơn.

- Hoạt động điều chỉnh, điều hòa, phối hợp được hiểu rõ ở nhiệm vụ cải tiến
và hoàn thiện chất lượng sản phẩm.

- Cải tiến và hoàn thiện chất lượng sản phẩm được tiến hành theo các hướng
sau:

+ Phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm

+ Đổi mới công nghệ

+ Thay đổi và hoàn thiện quá trình nhằm giảm khuyết tật

- Khi tiến hành các hoạt động điều chỉnh cần phải phân biệt rõ ràng giữa việc
loại trừ hậu quả và loại trừ nguyên nhân của hậu quả.

- Sửa lại những phế phẩm và phát hiện những nhầm lẫn trong quá trình sản
xuất bằng cách làm việc thêm thời gian những hoạt động xóa bỏ hậu quả chứ
không phải nguyên nhân.

- Cần tìm hiểu nguyên nhân xảy ra khuyết tật và có giải pháp khắc phục ngay
từ đầu. nếu nguyên nhâu là sự trục trặc của thiết bị thì phải xem xét lại
phương pháp bảo dưỡng thiết bị. Nếu không đạt mục tiêu do kế hoạch tồi thì
điều sống còn là cần phát hiện tại sao các kế hoạch không đầy đủ đã được
thiết lập ngay từ đầu và tiến hành cải tiến chất lượng của hoạt động hoạch
định cũng như hoàn thiện bản thân các kế hoạch.

3. Các yếu tổ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm:

Những nhân tố môi trường bên ngoài:

- Tình hình phát triển kinh tế thế giới

- Tình hình thị trường

- Trình độ tiến bộ khoa học kĩ thuật

- Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia.

- Các yêu cầu về văn hóa xã hội

Những nhân tố bên trong doanh nghiệp:


- Lực lượng lao đọng bên trong doanh nghiệp

- Khả năng về máy móc, thiết bị công nghệ hiện tại của doanh nghiệp

- Nguyên vật liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp

- Trình độ quản lý, tổ chức của doanh nghiệp.

Các yêu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm:

Những nhân tố môi trường bên ngoài:

- Tình hình phát triển kinh tế thế giới

- Tình hình thị trường

- Trình độ tiến bộ khoa học kĩ thuật

- Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia

- Yêu cầu về văn hóa xã hội

Những nhân tố bên trong doanh nghiệp:

- Lực lượng lao động bên trong doanh nghiệp

- Khả năng về máy móc, thiết bị công nghệ hiện tại của doanh nghiệp

- Nguyên vật liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp

- Trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp

3.1 Những nhân tố môi trường bên ngoài:

3.1.1 Tình hình phát triển kinh tế thế giới

3.1.2 Tình hình thị trường

3.1.3 Trình độ tiến bộ khoa học kĩ thuật

3.1.4 Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia.

3.1.5 Các yêu cầu về văn hóa xã hội.

3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

3.2.1 Lực lượng lao động bên trong doanh nghiệp


3.2.2 Khả năng về máy móc thiết bị, công nghệ hiện có của doanh
nghiệp

3.2.3 Nguyên vật liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu của doanh
nghiệp

3.2.4 Trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp.k

You might also like