You are on page 1of 5

Thủy triều (Tides)

Hằng ngày chúng ta đều thấy các quá trình


nước lên và xuống ở các sông, biển. Khi nước
triều rút xuống sẽ để lộ ra phần đất ướt. Mỗi
ngày có một lần nước lên cao nhất gọi là triều
cường, một lần nước xuống gọi là triều kiệt.
Khoảng thời gian hiện tượng triều lặp lại như
thế vào ngày hôm sau khoảng 24h 50 phút gọi
là một chu kỳ triều.

Hình bên cho thấy tại vịnh fundy ở cùng một


địa điểm ta thấy cả hai hiện tượng nước triều
lên và xuống. Triều xuống ở vịnh
Triều lên ở vịnh Fundy
Fundy
Sự thay đổi lực hấp dẫn (grativation) từ Mặt
trăng (Moon) và các thiên thể khác (Mặt trời, các sao…) tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái đất
(the Earth) trong lúc Trái đất đang quay đã tạo nên hiện tượng nước lên (hay triều cường – spring
tides) và nước xuống (hay triều kiệt – neap tides). Trong những khoảng thời gian nhất định trong
ngày.

Hiện tượng triều dâng lên ở hai miền đối ngược nhau của Trái đất. Hệ Mặt trăng (mt) - Trái đất –
Mặt trời (MT) thẳng hàng. Ban đầu vị trí Mặt trăng nằm gần với Trái đất (TĐ) nhất tức nằm bên
ngoài mt và MT nên lực hấp dẫn tác động lúc này là lớn nhất vào thời gian này là giữa tháng lúc
trăng tròn. Do Mặt trăng có quỹ đạo chuyển động xung quanh Trái đất với chu kỳ là 24h50’, nên
12h25’ sau đó Mặt trăng chuyển động tới nửa bên kia của TĐ và nó chịu tác động của lực hấp dẫn
nhưng biên độ triều lúc này nhỏ hơn, do mt nằm ở giữa TĐ và MT mà mt còn chịu tác dụng lực hấp
dẫn của MT làm giảm đi (hình 3). Nên trong ngày chúng ta có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống ta
gọi triều loại này là bán nhật triều (semi-durnal). Còn hiện tượng triều thấp ở 2 phía đối ngược nhau,
là do Mặt trăng vuông góc với hệ Trái đất – Mặt trời. Lúc này trọng lực kéo vào tâm TĐ lớn hơn lực
hấp dẫn nên triều rút xuống, mà ta còn gọi là triều kiệt (hình 1). Giữa hai lần nước lớn liên tiếp có
một lần nước rút xuống (còn gọi là nước ròng) (hình 2)

1
Hình 2: triều kiệt xuất hiện giữa 2 lần triều
cường liên tiếp.

Hình 1: Hiện tượng triều cường và


triều kiệt.
Low tides : triều kiệt; high tides:
triều cường; full moon: trăng tròn;
new moon: trăng non.
Hiện tượng triều trong ngày có 1 lần lên
và 1 lần xuống ta gọi là nhật triều
(diurnal).

Hình 3: Mặt trăng chuyển động xung quanh Mặt trời tạo triều cường.

Nếu chỉ xét triều xảy ra do lực hấp dẫn của Mặt trăng thì gọi là triều Mặt trăng. Còn
nếu xét triều xảy ra do MT, ta gọi triều Mặt trời. Trong thực tế không chỉ có riêng một

2
loại triều nào. Nếu coi như triều do mt gây ra là 1, thì triều do MT gây ra bằng 46%.
Ngoài ra, còn có lực ly tâm tác dụng lên Trái đất làm cho nó tự quay xung quanh trục.

Lực hấp dẫn giữa 2 thiên thể là: G=k.m.M/R2

với m,M: khối lượng của hai thiên thể (TĐ, mt).

R= khoảng cách giữa 2 thiên thể.

k=6.67x10-8 g/m/s2: hằng số hấp dẫn.

Có nhiều thành phần triều, cụ thể là 64 thành phần triều khác nhau. Người ta đã đo
mực nước triều trung bình với chu kỳ tính toán là 18.6 năm. Vậy sau 18.6 năm, các
hiện tượng triều được lặp lại một cách cụ thể nhất.

Ở Việt Nam, sự phân bố triều (tidal current disttribution) ở các vùng không giống
nhau. Ở phía Bắc là nhật triều, các vùng phía Nam là bán nhật triều. Ở vùng vịnh Thái
Lan, tỉnh Kiên Giang là nhật triều.

Ngày xưa, người dân sống ở vùng ven sông, biển nhờ vào sự quan sát con nước lên
xuống hằng ngày để phục vụ cho việc đánh bắt hải sản như tôm, cá…

Chúng ta có thể dự báo trước hiện tượng triều trong ngày, dựa vào triều thiên văn tức
là triều do các thiên thể gây ra. Cách khác, ta dựa vào kinh nghiệm lâu năm mà ta có
thể dự báo theo mùa, chẳng hạn như vào mùa khô và mùa mưa.

Trong lúc nước triều lên và xuống thì vân tốc triều (velocity tides) đạt giá trị lớn nhất
lúc triều đang xuống hoặc đang lên. Chúng ta cần chú ý, khi đi ra biển, sông hạn chế
xuống nước trong lúc triều đang lên hoặc xuống vì vận tốc dòng quá mạnh ta không
thể làm chủ được tình huống nên rất nguy hiểm có thể dẫn đến chết người.

3
Hình 4: vận tốc triều lúc triều lên và xuống.

Ở hình 4, trong chu kỳ triều có 2 lần nước lên và 2 lần nước xuống, dòng nước lên
(flood current) và dòng nước rút (ebb current) đạt giá trị cực đại của vận tốc ở giữa
dòng. HSW, LSW là 2 quá trình nước đứng cao và nước đứng thấp, tại lúc này các quá
trình trong sông không có diễn ra tức vận tốc dòng bằng 0(v=0).

Trong thực tế thường khi lúc nước triều sắp lên thì ta sẽ thấy gió thổi mạnh hơn so với
lúc triều xuống và bình thường. Do bề mặt nước chịu áp lực tác dụng lên, nên khi triều
thay đổi dẫn đến làm thay đổi áp suất ở bề mặt nên đã tạo ra gió.

4
Hiện tượng triều đỏ: ở đây là hiện tượng xảy ra có từng đợt, thường là do màu của các
loại tảo đỏ ở dưới đáy biển.

O.B

You might also like