You are on page 1of 6

Bài tập Vật lý 10 - Cơ học 1/6

Phần 2 Nhiệt 10N


Chương 6 Chất khí 10N-CK
Dạng bài Mô tả Mức độ Số lượng
10N-CK 1.1 Quá trình đẳng nhiệt Bắt đầu 11
10N-CK 1.2 Quá trình đẳng tích Bắt đầu 7
10N-CK 1.3 Quá trình đẳng áp Bắt đầu 4
10N-CK 1.4 Pt trạng thái khí lí tưởng Bắt đầu 13
10N-CK 1.5 PT Claperon-Mendeleev Bắt đầu 9
10N-CK 2.1 Nhận biết quá trình bằng đồ thị Bắt đầu 5
10N-CK 2.2 Chuyển đổi qua lại giữa các đồ thị Bắt đầu 3

Tải toàn bộ bài tập tại đây

10N-CĐ1.1: Quá trình đẳng nhiệt

1 Một lượng khí ở nhiệt độ 180C có thể tích 1 m3 và áp suất 1atm được
nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 3,5 atm. Tính thể tích lúc đó
ĐS: 0,28 m3

2 Người ta điều chế khí Hidro và chứa vào một bình lớn dưới áp suất 1
atm ở nhiệt độ 200C. Tính thể tích khí phải lấy từ bình lớn ra để nạp vào
một bình nhỏ thể tích 20 lít dưới áp suất 25 atm.
ĐS: 0,8 l

3 Tính khối lượng khí Oxi đựng trong một bình thể tích 10 lít dưới áp suất
150 atm ở nhiệt độ 00C. Biết ở đktc thì khối lượng riêng của Oxi là 1,43 kg/
m3 .

4 (*)Ở chính giữa một ống thuỷ tinh nằm ngang, tiết diện nhỏ, chiều dài L
= 100 cm, hai đầu bịt kín có một cột thuỷ ngân dài h = 20 cm. Trong ống có
không khí. Khi đặt ống thẳng đứng, cột thuỷ ngân dịch chuyển xuống dưới
một đoạn l = 10 cm. Tìm áp suất không khí trong ống khi ống nằm ngang.
Coi nhiệt độ trong ống không đổi, khối lượng riêng của thuỷ ngân là
1,36.104 kg/m3

5 (*)Người ta dùng bơm có pittông diện tích 8 cm2 và khoảng chạy 25 cm


để bơm một bánh xe đạp sao cho áp lực của bánh xe đạp lên mặt đường
là 350 N thì diện tích tiếp xúc là 50 cm2. Ban đầu bánh xe đạp chứa không
khí ở áp suất khí quyển p0 = 105 Pa và có thể tích là V0 = 1500 cm3. Giả
thiết là khi áp suất không khí trong bánh xe đạp vượt quá 1,5p0 thì thể tích
của xe đạp là 2000 cm3. Hỏi phải đẩy bơm bao nhiêu lần? Coi quá trình
bơm không làm thay đổi nhiệt độ.

6 (*)Một bọt khí ở đáy hồ sâu 4,5 m nổi lên đến mặt nước. Hỏi thể tích
của bọt tăng lên bao nhiêu lần? Lấy g = 10 m/s2, áp suất khí quyển là 1
atm.

http://gocriengtrenban.wordpress.com     Cập nhật lần cuối 17/04/2009


Bài tập Vật lý 10 - Cơ học 2/6

7 Một bình có dung tích 8 lít chứa 0,75 mol khí ở nhiệt độ 00C. Tính áp
suất trong bình.

8 Một quả bóng có dung tích 2,3 lít. Người ta bơm không khí ở áp suất
105 Pa vào bóng. Mỗi lần bơm được 120 cm3 không khí. Tính áp suất
không khí trong quả bóng sau 50 lần bơm. Coi quả bóng trước khi bơm
không có không khí và trong khi bơm, nhiệt độ không đổi.

9 (*)Một bình khí có thể tích 50 l ở áp suất 5 atm. Người ta dùng bình này
để bơm các quả bong bóng có thể tích 500 ml ở áp suất 0,5 atm. Nếu quá
trình bơm không làm thay đổi nhiệt độ thì sẽ bơm được bao nhiêu quả
bóng?

10 Áp suất chất khi được nhốt trong xilanh là p = 2.105 Pa. Nếu pittông đi
xuống được ¾ chiều cao của xilanh mà không làm thay đổi nhiệt độ của
khí thì áp suất của chất khí sẽ là bao nhiêu?

11 Dưới áp suất 2.104 N/m2, một khối khí có thể tích 20 lít. Giữ nhiệt độ
khối khí không đổi. Dưới áp suất 5.104 N/m2 thì thể tích khối khí bằng bao
nhiêu?

10N-CK 1.2: Quá trình đẳng tích

1 Một bình kín chứa khí ôxi ở nhiệt độ 200C và áp suất 105 Pa. Nếu đem
bình phơi nắng ở nhiệt độ 400C thì áp suất trong bình sẽ là bao nhiêu?
ĐS: 1,06.105 Pa

2 Một ruột xe máy được bơm căng không khí ở nhiệt độ 200C và áp suất
2 atm. Hỏi ruột có bị nổ không khi để ngoài nắng nhiệt độ 420C? Xem sự
thay đổi thể tích là không đáng để và ruột xe chỉ chịu được áp suất tối đa
là 2,5 atm.
ĐS: Không nổ. 2,15 atm

3 Một bình thuỷ tinh kín chịu nhiệt chứa không khí ở điều kiện chuẩn.
Nung nóng bình lên tới 2000C. Áp suất trong bình là bao nhiêu? Coi sự
giãn nở vì nhiệt là không đáng kể.

4 (*)Một cái chai chứa không khí được nút kín bằng một nút có trọng
lượng không đáng kể, tiết diện 2,5 cm2. Hỏi phải đun nóng không khí trong
chai lên tới nhiệt độ tối thiểu bằng bao nhiêu để nút bật ra? Biết lực ma sát
giữa nút và chai có độ lớn là 12 N, áp suất ban đầu của không khí trong
chai bằng áp suất khi quyển và bằng 9,8.104 Pa, nhiệt độ ban đầu của
không khí trong chai là -30C.

http://gocriengtrenban.wordpress.com     Cập nhật lần cuối 17/04/2009


Bài tập Vật lý 10 - Cơ học 3/6

5 (*)Một bình đầy khí ở đktc được đậy bằng một vật có khối lượng 2 kg.
Tiết diện của miệng bình là 10 cm2. Tìm nhiệt độ cực đại của không khí
trong bình để không khí không đẩy nắp bình lên và thoát ra ngoài. Biết áp
suất khí quyển là 105 Pa.

6 Một khối khí đựng trong bình kín ở nhiệt độ 00C. Phải đun nóng nó lên
đến nhiệt độ bao nhiêu để áp suất của nó tăng lên gấp đôi?

7 Khi đun nóng đẳng tích một khối kí tăng thêm 10C thì áp suất tăng lên
thêm 1/360 áp suất ban đầu. Tìm nhiệt độ ban đầu của khối khí.

10N-CK 1.3: Quá trình đẳng áp

1 Ở nhiệt độ 273 K thể tích của một lượng khí là 12 lít. Tính thể tích lượng
khí đó ở 546 K khi áp suất khí không đổi.
ĐS: 24 l

2 Đun nóng đẳng áp một khối lượng khí lên đến 470C thì thể tích khí tăng
thêm 1/10 thể tích lúc đầu. TÌm nhiệt độ ban đầu của khí.

3 Tính khối lượng không khí thoát ra khỏi một căn phòng có thể tích 60
cm3 khi ta tăng nhiệt độ phòng từ 17 0C đến 37 0C ở áp suất chuẩn không
đổi. Cho biết khối lượng riêng của không khí ở điều kiện chuẩn là 1,29 kg/
m3 .

4 Một pittông có đường kính 20 mm được gắn trong xilanh có thể tích 10
cm3. Nhiệt độ ban đầu của khối khí trong xilanh là 200C, sau đó bị đun
nóng lên 1000C. Hỏi pittoong đi lên một đoạn là bao nhiêu? Nếu quá trình
này có áp suất không đổi.

10N-CK 1.4: Phương trình trạng thái khí lí tưởng

1 Một lượng khí đựng trong một xilanh có pittong chuyển động được. Các
thông số trạng thái của lượng khí này là: 2 atm, 15 lít, 300 K. Khi pittong
nén khí, áp suất của khí tăng lên tới 3,5 atm, thể tích giảm còn 12 lít. Xác
định nhiệt độ của khí nén.
ĐS: 420 K

2 Một bóng thám không được chế tạo để có thể tăng bán kính lên tới 10
m khi bay ở tầng khí quyển có áp suất 0,03 atm và nhiệt độ 200 K. Hỏi bán
kính của bóng khi bơm, biết bóng được bơm khí ở 1 atm và nhiệt độ 300
K?

3 (*)Tính khối lượng riêng của không khí ở 1000C và áp suất 2.105 Pa.
Biết khối lượng riêng của không khí ở 00C và 1,01.105 Pa là 1,29 kg/m3.

http://gocriengtrenban.wordpress.com     Cập nhật lần cuối 17/04/2009


Bài tập Vật lý 10 - Cơ học 4/6

4 Một bình cầu dung tích 20 lít chứa ôxi ở nhiệt độ 160C và áp suất 100
atm. Tính thể tích của lượng khí này ở điều kiện chuẩn.

5 Người ta bơm khí oxi ở điều kiện tiêu chuẩn vào một bình thể tích 5000
lít. Sau nửa giờ bình chứa đầy khí ở nhiệt độ 240C và áp suất 765 mmHg.
a. Tính lượng khí đã bơm vào.
b. Xác định khối lượng khí bơm vào sau mỗi giây.

6 (*)Một phòng có kích thước 8 m x 5 m x 4 m. Ban đầu không khí trong


phòng ở đktc, sau đó nhiệt độ của không khí tăng lên tới 100C, trong khi
áp suất là 78 cmHg. Tính thể tích của lượng không khí đã ra khỏi phòng
và khối lượng không khí còn lại trong phòng.

7 Thể tích một lượng khí giảm đi 1/10, nhưng nhiệt độ tăng thêm 20 0C và
áp suất tăng thêm 1/5 so với áp suất ban đầu. Nhiệt độ ban đầu là bao
nhiêu?

8 Người ta điều chế 80 cm3 khí ôxi ở áp suất 740 mmHg và nhiệt độ 37
0C. Hỏi thể tích của lượng khí oxi trên ở đktc là bao nhiêu?

9 Một áp kế gồm một bình cầu thuỷ tinh có thể tích 250 cm3, gắn với một
ống nhỏ AB nằm ngang có tiết diện 0,1 cm2. Trong ống có một giọt thuỷ
ngân. Ở 0 0C, giọt thuỷ ngân cách A 20 cm. Tìm khoảng di chuyển của giọt
thuỷ ngân khi đun bình cầu đến 10 0C, coi dung tích bình là không đổi.

10 Ở thời kì nén của một động cơ đốt trong bốn kì, nhiệt độ của hỗn hợp
khí tăng từ 47 0C đến 367 0C, còn thể tích khí giảm từ 1,8 l đến 0,3 l. Hỏi
áp suất của khí ở cuối kì nén, nếu áp suất của khí lúc bắt đầu nén là 100
kPa? Coi hỗn hợp khí là thuần nhất.

11 Hai bình có thể tích 200 cm3 và 100 cm3 được nối với nhay bằng một
ống nhỏ ngắn có thể cho khí đi qua nhưng cách nhiệt. Lúc đầu cả 2 bình
đều ở 270C và áp suất 760 mmHg. Sau đó người ta tăng nhiệt độ bình lớn
lên 1000C và hạ bình nhỏ xuống còn 00C. Hỏi áp suất cuối trong các bình.

12 Một quả bóng có thể tích 2 lít, chứa khí ở 270C, áp suất 1 atm. Đun
nóng khí đến 57 0C đồng thời giảm thể tích xuống còn 1 lít. Áp suất khí
trong bình bây giờ là bao nhiêu?

13 Một lượng khí hydro đựng trong bình có thể tích 2 lít ở áp suất 1,5 atm,
nhiệt độ 270C.Đung nóng khí đến 1270C. Do bình hở nên một nửa lượng
khí thoát ra. Áp suất khí trong bình là bao nhiêu?

10N-CK 1.5: Pt Claperon – Mendeleev

http://gocriengtrenban.wordpress.com     Cập nhật lần cuối 17/04/2009


Bài tập Vật lý 10 - Cơ học 5/6

1 Hai bình đựng khí A và B có cùng nhiệt độ. Thể tích của bình A lớn gấp
đôi bình B, số lượng phân tử bình A chỉ bằng một nửa của B. Khối lượng
của một phân tử A bằng gấp đôi một phân tử B. So sánh áp suất của hai
bình.

2 Một mol khí ở áp suất 2 atm, nhiệt độ 570C chiếm thể tích là bao nhiêu?

3 Có 14g chất khí nào đó đựng trong bình kín có thể tích 1 lít. Đung nóng
đến 127 0C, áp suất khí trong bình là 16,62.105 N/m2. Chất khí đó là gì?

4 Có 10 g khí oxi ở áp suất 3.105 N/m2 và nhiệt độ 100C, xem oxi là khí lí
tưởng. Thể tích khối khí là bao nhiêu?

5 Một bình kín có thể tích 12 lít chứa nit[ ở áp suất 80 atm có nhiệt độ là
17 0C. Khối lượng nitơ trong bình là bao nhiêu nếu xem nitơ là khí lí
tưởng?

6 Một bình kín có thể tích 12 lít chứa khí nitơ ở áp suất 82 atm, nhiệt độ 7
0C. Nếu bình trên bị rò áp suất khí còn lại là 41 atm. Giả sử nhiệt độ không
thay đổi thì khối lượng khí thoát ra là bao nhiêu?

7 Có 4,4 g khí CO2 ở áp suất 2 atm có thể tích 1,64 lít. Nhiệt độ của khối
khí CO2 là bao nhiêu?

8 Có 40 g khí oxi ở thể tích 3,69 lít, áp suất 10 atm được cho nở đẳng áp
đến thể tích 4 lít. Nhiệt độ của khối khí sau khi dãn nở là bao nhiêu?

9 Một xi lanh có chứa một khối kí có thể tích 6 lít, 1 atm, nhiệt độ 27 0C.
a. Sau khí nén thể tích giảm 4 lần áp suất tăng đến 6 atm. Tính nhiệt
độ ở cuối quá trình nén.
b. Do bình hở nên khi nén ¼ khối khí thoát ra ngoài. Nên khi thể tích
còn 2 lít thì áp suất của khối khí là bao nhiêu nếu nhiệt độ không
thay đổi?

10N-CK 2.1: Nhận biết quá trình bằng đồ thị và vẽ

http://gocriengtrenban.wordpress.com     Cập nhật lần cuối 17/04/2009


Bài tập Vật lý 10 - Cơ học 6/6

4 Vẽ đồ thị quá trình sau:


Một khối khí được nén đẳng áp, sau đó giãn đẳng nhiệt rồi làm nguội
đẳng tích, rồi đưa lại trạng thái cũ.
5 Vẽ đồ thị quá trình sau:
Một khối khí được nén đẳng nhiệt, sau đó tăng áp suất đẳng tích rồi đun
nóng đẳng áp, cuối cùng thì đưa lại trạng thái cũ.

10N-CK 2.2: Chuyển đổi qua lại giữa các loại đồ thị

1 Chuyển các đồ thị câu 1 phần 2.1 thành (V,T) và (p,T)

2 Chuyển các đồ thị câu 2 phần 2.1 thành (V,T) và (p,V)

3 Chuyển các đồ thị câu 3 phần 2.1 thành (p,T) và (p,V)

http://gocriengtrenban.wordpress.com     Cập nhật lần cuối 17/04/2009

You might also like