You are on page 1of 4

a/ Phân tích lý thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smith.

Đưa ra nhận xét về lý thuyết


này.
b/ Phân tích nội dung “quy luật lợi thế so sánh” của David Ricardo. Ý nghĩa rút ra của
quy luật này trong việc xây dựng cơ chế kinh tế mở ở nước ta.
a/ Lý thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smith:
Adam Smith là nhà kinh tế chính trị cổ điển nổi tiếng ở Anh và trên thế giới, là tiền bối lớn
nhất của Mác. Ông có nhiều lý luận rất có giá trị trong đó chúng ta phải nhắc đến lý thuyết
“bàn tay vô hình” của ông.
Học thuyết “bàn tay vô hình” nghiên cứu cơ chế hoạt động của một cơ chế thị trường cạnh
tranh và nó cũng phản ánh quan điểm chung của các nhà kinh tế học cổ điển.
Theo ông, một chế độ kinh tế bình thường phải dựa trên cơ sở sản xuất và trao đổi hàng hóa
và một nền kinh tế hàng hóa bình thường phải dựa trên cơ sở tự do cạnh tranh. Ngược lại thì
chỉ là sản phẩm của ngẫu nhiên, độc đoán và ngu dốt của con người.
Liên minh trao đổi là đặc tính vốn có của con người. Nó tồn tại vĩnh viễn với loài người.
Ông cho rằng mỗi người trong quá trình trao đổi sản phẩm không ai xuất phát từ lợi ích công
mà xuất phát từ lợi ích cá nhân của mình. Lợi thế cá nhân chính là mục đích, là động lực
xuất phát. Khi chạy theo lợi ích cá nhân thì lợi ích công cộng cũng được hình thành bởi một
bàn tay vô hình dẫn dắt mọi người phục vụ cho lợi ích công, phục vụ cho lợi ích xã hội. Bàn
tay vô hình đó không nằm trong ý muốn ban đầu của con người.
Bàn tay vô hình đó chính là các quy luật kinh tế khách quan chi phối hành động của con
người. Adam Smith gọi hệ thống các quy luật khách quan đó là một trật tự thiên định. Ông
chỉ ra các điều kiện cần thiết để cho các quy luật hoạt động là: phải có sự tồn tại và phát triển
sản xuất trao đổi hàng hóa, nền kinh tế phải phát triển trên cơ sở tự do kinh tế, tự do mậu
dịch. Quá trình ấy được thực hiện bởi chính quá trình cạnh tranh giữa các lợi ích cá nhân.
Không ai cần kế hoạch, không ai cần mệnh lệnh, thị trường sẽ tự động giải quyết tất cả.
Theo ông quan hệ giữa người và người là quan hệ phụ thuộc về kinh tế chỉ có CNTB mới là
XH bình thường, nó được xây dựng trên cơ sở các quy luật tự nhiên. Ông cho rằng các chế
độ XH trước đó là không bình thường. Từ đó ông cho rằng nhà nước không nên can thiệp
vào kinh tế, nhà nước chỉ có chức năng bảo vệ quyền sở hữu tư bản, đấu tranh chống kẻ thù
bên ngoài, chống tội phạm trong nước. Nhà nước chỉ nên can thiệp vào các chức năng kinh
tế khi nó vượt ra ngoài khả năng của các chủ doanh nghiệp. Ông cho rằng chính sách kinh tế
tốt nhất của nhà nước là tự do kinh tế.
Nhận xét:
Quan điểm kinh tế của ông phản ánh phù hợp với điều kiện kinh tế XH của CNTB vào thời
kỳ đó. Vào thời kỳ đó, trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp thì tự do cạnh tranh là đặc trưng
chủ yếu và phổ biến vì lúc đó quy mô các doanh nghiệp còn nhỏ, số lượng các doanh nghiệp
còn ít. Sự lựa chọn của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp là có hiệu quả nhất và thích hợp nhất.
Lý thuyết bàn tay vô hình là lý thuyết kinh tế vĩ mô trong điều kiện tự do cạnh tranh.
Trong một nền kinh tế cạnh tranh không hoàn toàn thì lý thuyết này vẫn là cơ sở của lý
thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại.
Phương pháp lý luận của ông có tính rõ rệt khoa học và tầm thường:
- Khoa học: quan sát các mối liên hệ bên trong, các phạm trù kinh tế hoặc cơ cấu bị che lấp
của hệ thống kinh tế tư sản.
- Tầm thường: lý luận của ông còn nhiều mâu thuẫn, ông đặt các mối quan hệ trên như mối
liên hệ bề ngoài của hiện tượng cạnh tranh.
Ý nghĩa:
- Tôn trọng quy luật kinh tế khách quan.
- Tôn trọng tư tưởng tự do kinh tế (tự do kinh doanh, tự do sản xuất, tự do cạnh tranh, thọ
trường tự do…)
- Nhà nước đôi khi cũng có chức năng kinh tế.

b. Quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo:


1. Trong thời đại D. Ricardo ngoại thương đóng vai trò quan trọng. Học thuyết lợi thế so
sánh của ông nghiên cứu sự trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, dựa trên nền móng là
học thuyết về giá trị lao động.
Các chi phí để sản xuất sản phẩm được quy về hao phí lao động, và chuyên môn hóa
trong việc sản xuất các loại hàng hóa. Vì vậy, theo ông phải tính được lợi thế của sự so
sánh. Theo nguyên tắc này mỗi nước chỉ nên tập trung vào sản xuất một loại hàng hóa
nào dựa trên thế mạnh của mình.
2. Lý thuyết LTSS của R cho rằng ngoại thương có lợi cho mọi quốc gia miễn là xác định
đúng lợi thế so sánh, tức là tạo ra phân công lao động giữa các nước. LTSS xuất hiện khi
đối chiếu so sánh hao phí lao động cho mỗi đơn vị sản phẩm ít nhất 2 quốc gia. Muốn xác
định LTSS ta phải xác lập lợi thế tuyệt đối.
3. Lợi thế tuyệt đối là khi tách ra xem xét một mặt hàng sản phẩm nào đó giữa vùng này với
vùng khác, nước này với nước khác. Lợi thế tuyệt đối xuất hiện khi mặt hàng này nước
này sản xuất được mà trước kia không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng với chi
phí cao hơn nhiều. Điều này xảy ra là do điều kiện tự nhiên giữa các quốc gia khác nhau,
trình độ khác nhau, hàng từ nơi có lợi thế sang nơi không có lợi thế như là một yếu tố
khách quan là cơ sở sâu xa trong quan hệ ngoại thương.
4. Xác lập lợi thế tuyệt đối có nghĩa là hình thành tỷ lệ so sánh về hao phí lao động cho mỗi
loại sản phẩm giữa các nước, so sánh các tỷ lệ được thiết lập. Các mặt hàng có tỷ lệ càng
nhỏ thì được xem là có lợi thế và ngược lại. Các mặt hàng có lợi thế thì tăng cường sản
xuất, các mặt hàng không có lợi thế nên hạn chế sản xuất mà nên nhập khẩu.
5. Trong quan hệ kinh tế quốc tế, mỗi nước đều ra sức sử dụng các lợi thế tuyệt đối của
mình để chế ngự lợi thế tuyệt đối của đối phương, tìm ra sự công bằng chung.
6. Vấn đề đặt ra là nếu một nước hoàn toàn có lợi thế tuyệt đối và nước kia thì không. Có
nên thiết lập quan hệ thương mại giữa hai nước trên không? D. Ricardo cho rằng ngay cả
trong những trường hợp như vậy thì ngoại thương vẫn có lợi cho cả hai bên miễn là phải
dựa trên cơ sở lợi thế so sánh, nghĩa là mọi quốc gia phải xác định được sử dụng lợi thế
so sánh của mình.
7. LTSS xã hội được xác lập khi đặt tất cả các sản phẩm để so sánh lẫn nhau về chi phí sản
xuất tương đối. Chi phí sản xuất tương đối chính là tỷ số so sánh hao phí lao động của
mỗi mặt hàng giữa hai nước.
VD: Chi phí lao động cho hai mặt hàng: quần áo và thực phẩm ở Mỹ và Châu Âu được cho
bởi bảng sau:
Mặt hàng Mỹ Châu Âu
Thực phẩm 1 3
Quần áo 2 4
Lợi thế so sánh của Châu Âu
Lợi thế tuyệt đối:
Thực phẩm: 3/1>1
Quần áo: 4/2 = 2/1>1
cả hai mặt hàng thì Châu Âu đều không có lợi htế tuyệt đối
Lợi thế so sánh : 3/1 (thực phẩm) > 2/1 (quần áo)
Theo nguyên tắc so sánh thì Châu Âu có lợi thế so sánh ở sản phẩm quần áo (cái yếu ít nhất
trong các cái yếu)
Nếu có hoạt động giữa Mỹ và Châu Âu:
Châu Âu sẽ sản xuất và xuất khẩu quần áo cho Mỹ và nhập khẩu thực phẩm từ Mỹ. Giá một
đơn vị quần áo ở Châu Âu là 4, xuất khẩu sang Mỹ với giá bằng 6 thì Châu âu sẽ lời -2
Khi nhập thực phẩm, bán 2. Nhập khẩu số lượng thực phẩm đổi được 2:1 = 2 đơn vị sản
phẩm. Để có 2 đơn vị sp Châu Âu phải tốn 2x3=6. Qua hoạt động nhập khẩu thực phẩm
Châu Âu lời -2+6=4
Chung quy lại họat động ngoại thương Châu Âu lời -2+4 = 2 (vẫn lời mặc dù không lợi thế
tuyệt đối cả hai mặt hàng quần áo và thực phẩm)
Giả sử tổng đơn vị hao phí lao động mỗi nước là 600. Phân công lao động:
Mỹ: Thực phẩm
Châu Âu: quần áo
Khi chưa có ngoại thương:
Mỹ: Nhịn ăn để mặc áo quần: 600/2 = 300
Nhịn mặc để ăn: thực phẩm: 600/1 = 600
Châu Âu: Nhịn ăn để mặc áo quần: 600/4 = 150
Nhịn mặc để ăn thực phẩm: 600/3 = 200
Qua hoạt động ngoại thương:
Thực phẩm Châu Âu: (150 x 2)/1 = 300 (>200 ban đầu)
Số quần áo Mỹ: (600 x 3)/4 = 450 (>300 ban đầu)
Ý nghĩa trong việc xây dựng cơ chế kinh tế mở đối với Việt Nam:
Phân công lao động quốc tế có hoạt động ngoại thương đã đem lại lợi ích cho tất cả các quốc
gia nghĩa là với năng lực sản xuất không đổi nó làm cho tổng sản phẩm tăng lên, thu nhập
thực tế của xã hội nói chung, của mỗi thành viên nói riêng cũng tăng lên. Tự do thương mại
quốc tế là tốt và có lợi.
Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì hoạt động ngoại thương không thể thiếu. Mở cửa
làm ăn buôn bán với các nước có ý nghĩa thiết thực, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chúng ta
phải xác định rõ đâu là mặt hàng có lợi thế của mình để mà tăng cường sản xuất, xuất khẩu,
lấy tiền mang về những thứ mà chúng ta chưa có khả năng sản xuất hay không có lợi thế.
Tránh xuất khẩu những mặt hàng mà chúng ta đang thiếu và nhập về những thứ mà chúng ta
không cần thiết. Xuất nhập khẩu phải rõ ràng, có chọn lọc. Huấn luyện nhân sự, đào tạo
những cán bộ giỏi trong lĩnh vực ngoại thương có trình độ quốc tế. Hợp đồng ngoại thương
cần phải rõ ràng, chính xác để sau này tranh chấp xảy ra thì có chứng cớ mà giải quyết, hoạt
động ngoại thương hướng vào tất cả các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau, không phân
biệt với mục đích chính là phát triển kinh tế.

You might also like