You are on page 1of 3

Bài tập Vật lý 10 - Nhiệt học 1/3

Phần Nhiệt 10N


Chương Nguyên lý của Nhiệt động lực học 10N-ĐL
Dạng bài Mô tả Mức độ Số lượng
10N-ĐL 1.1 Cân bằng nhiệt Bắt đầu 6
10N-ĐL 2.1 Nguyên lý 1 Bắt đầu 7
10N-ĐL 3.1 Hiệu suất động cơ nhiệt Bắt đầu 5
Bắt đầu

Tải toàn bộ bài tập tại đây.

10N-ĐL 1.1: Cân bằng nhiệt

1 Nếu truyền nhiệt lượng 5200 J cho 2 kg chì thì nhiệt độ tăng từ 25 0C
đến 45 0C. Tính nhiệt dung riêng của khối chì.

2 Người ta thả một cục sắt khối lượng 300 g ở nhiệt độ 10 0C vào lượng
ước có khối lượng 200 g ở nhiệt độ 20 0C. Sau đó lại bỏ thêm một miếng
đồng có khối lượng 400 g ở nhiệt độ 25 0C. Hãy cho biết nhiệt độ cuối
cùng của hỗn hợp. Biết nhiệt dung riêng của nước, sắt, đồng lần lượt là
4200 J/kg.K, 460 J/kg.K, 400 J/kg.K.
ĐS: 17,5 0C

3 Người ta bỏ một miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng 50 g ở nhiệt
độ 136 0C vào một nhiệt lượng kế có nhiệt dung là 50 J/K chứa 100 g
nước ở 14 0C. Xác định khối lượng kẽm và chì trong hợp kim trên, biết
nhiệt độ khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt trong nhiệt lượng kế là 18 0C. Bỏ
qua sự tỏa nhiệt ra bên ngoài. Nhiệt dung riêng của kẽm là 337 J/kg.K, chì
là 126 J/kg.K, nước là 4180 J/kg.K.
ĐS: 0,005 kg

4 (*) Người ta đưa vào lò một miếng sắt có khối lượng 22,3 g. Khi miếng
sắt có nhiệt độ bằng nhiệt độ của lò, người ta lấy ra và thả ngay vào một
nhiệt lượng kế chứa 450 g nước ở nhiệt độ 15 0C. Nhiệt độ cân bằng là
22,5 0C. Xác định nhiệt độ của lò. Biết nhiệt dung riêng của sắt là 478 J/
kg.K, của nước là 4180 J/kg.K.
ĐS: 1346 0C

5 Một cốc nhôm có khối lượng 120 g chứa 400 g nước ở nhiệt độ 24 0C.
Người ta thả vào cốc nước một thìa đồng khối lượng 80 g đang ở 100 0C.
Xác định nhiệt độ của nước trong cốc khi có sự cân bằng nhiệt. Bỏ qua
các hao phí nhiệt ra ngoài. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K, của
đồng là 380 J/kg.K, của nước là 4190 J/kg.K.
ĐS: 25,27 0C

http://gocriengtrenban.wordpress.com     Cập nhật lần cuối 30/04/2009


Bài tập Vật lý 10 - Nhiệt học 2/3

6 Một nhiệt lượng kế khối lượng m1 = 100g, chứa một lượng m2 = 500 g
nước ở cùng nhiệt độ t1 = 15 0C. Người ta thả vào đó m = 150 g hỗn hợp
bộ nhôm và thiếc đã được đun nóng tới nhiệt độ t2 = 100 0C. Khi có cân
bằng nhiệt, nhiệt độ là 17 0C. Tính khối lượng m3 của nhôm, m4 của thiếc
có trong hỗn hợp.
Cho nhiệt dung riêng của chất làm nhiệt lượng kế, nước, nhôm và thiếc
lần lượt là 460 J/kg.K, 4200 J/kg.K, 230 J/kg.K.
ĐS: 25 g, 125 g.

10N-ĐL 2.1: Nguyên lý 1

1 Người ta cung cấp cho chất khí đựng trong xi lanh một nhiệt lượng 100
J. Chất khí nở ra đẩy pittông lên và thực hiện một công là 70 J. Hỏi nội
năng của khí biến thiên một lượng bằng bao nhiêu?

2 Chà xát một miéng sắt dẹt khối lượng 200 g trên một tấm gỗ. Sau một
lát thì thấy miếng sắt nóng lên thêm 10 0C. Hỏi người ta đã tốn một công là
bao nhiêu để thắng ma sát, giả sử 50% công đó được dùng để làm nóng
miếng sắt? Nhiệt dung riêng của sắt là 460 J/kg.K.
ĐS: 1840 J

3 Người ta thực hiện công 100 J để nén khí trong xilanh. Tính độ biến
thiên nội năng của khí, biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt
lượng 40 J.
ĐS: 60 J

4 Một hòn bi thép có trọng lượng 1 N, rơi từ độ cao 2 m xuống một tấm
đá rồi nảy lên đến độ cao 1 m. Hỏi nội năng của hòn đá đã tăng thêm bao
nhiêu?
ĐS: 1 J

5 Một búa máy có khối lượng 5 tấn rơi từ độ cao 2 m xuống một trục sắt
khối lượng 100 kg. Hỏi nhiệt độ trục sắt tăng thêm bao nhiêu? Biết rằng
búa máy rơi liên tiếp 15 lần, mỗi lần rơi chỉ có 25% cơ năng chuyển thành
nội năng của trục và độ cao của mỗi lần rơi là như nhau. Nhiệt dung riêng
của trụ là 500 J/kg.K
ĐS: 7,5 0C

6 Người ta cung cấp nhiệt lượng 1,5 J cho chất khí đựng trong một xilanh
đắt nằm ngang. Chất khí nở ra, đẩy pittong đi một đoạn 5 cm. Tính độ biến
thiên nội năng của chất khí. Biết lực ma sát giữa pittong và xi lanh có độ
lớn 20 N.

7 Để đun nóng đẳng áp 800 mol khí người ta đã truyền cho khí một nhiệt
lượng 9,4.106 J và khi đó khí đã nóng thêm 500 K. Tính công mà khí đã
thực hiện được và độ tăng nội năng của khí.

http://gocriengtrenban.wordpress.com     Cập nhật lần cuối 30/04/2009


Bài tập Vật lý 10 - Nhiệt học 3/3

10N-ĐL 3.1: Hiệu suất động cơ nhiệt

1 Ở một động cơ nhiệt, nhiệt độ nguồn nóng là 540 0C, của nguồn lạnh là
24 0C. Hỏi công cực đại mà động cơ thực hiện được nếu nó nhận từ
nguồn nóng nhiệt lượng 107 J?
ĐS: 6,3.106 J

2 Một máy lạnh có hiệu suất cực đại hoạt động giữa nguồn lạnh -5 0C và
nguồn nóng 45 0C. Nếu máy được cung cấp công từ một động cơ điện có
công suất 85 W thì mỗi giờ máy lạnh có thể lấy từ nguồn lạnh một nhiệt
lượng là bao nhiêu?
ĐS: 1640160 J

3 Một động cơ nhiệt lí tưởng hoạt động với nhiệt độ nguồn nóng là 227 0C
và nguồn lạnh là 27 0C.
a. Tính hiệu suất động cơ.
b. Biết động cơ có công suất 30 kW. Hỏi trong 6 giờ liên nó đã tỏa ra
cho nguồn lạnh một nhiệt lượng bao nhiêu?
ĐS: 40%; 16,2.108 J

4 Hiệu suất thực của một máy hơi nước bằng 3/5 hiệu suất cực đại. Nhiệt
độ của hơi ki ra khỏi lò hơi (nguồn nóng) là 217 0C và nhiệt độ của buồng
ngưng (nguồn lạnh) là 67 0C. Tính công suất của máy hơi nước này nếu
mỗi giờ nó tiêu thụ 720 kg than có năng suất tỏa nhiệt là 31.106 J/kg.
ĐS: 1152,8 kW

5 Dùng một máy lạnh, sau một thời gian ta có được 300 g nước đá ở -3
0C làm từ nước 10 0C. Tính nhiệt lượng đã lấy đi từ nước và nước đá. Nếu
hiệu năng thực của máy lạnh này là 4 thì máy lạnh đã tiêu thụ một công là
bao nhiêu? Lấy nhiệt dung riêng của nước và nước đá là 4200 J/kg.K và
2100 J/kg.K. Nhiệt nóng chảy của nước đá là 330 kJ/kg.
ĐS: 28,37.103 J

http://gocriengtrenban.wordpress.com     Cập nhật lần cuối 30/04/2009

You might also like