You are on page 1of 30

Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen

Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 1
Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen
Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

LỜI NÓI ĐẦU

Tài liệu này được viết ra dựa trên file hướng dẫn cấu hình Dynamips/Dynagen
được phát hành bằng tiếng Anh. Do tài liệu được dịch theo ý kiến chủ quan của một cá
nhân thông qua quá trình sử dụng thiết bị và thời gian hoàn thành tương đối gấp nên
không tránh khỏi các sai sót, rất mong sự đóng góp của tất cả bạn đọc để hoàn chỉnh hơn
trong các phiên bản sau của tài liệu này.

Tài liệu tập trung vào 2 phần chính đó là giới thiệu về Dynamips/ Dynagen và cấu
hình Dynamips/ Dynagen. Hy vọng ở phiên bản sau của tài liệu sẽ được điều chỉnh và
thêm vào các phần mới như sử dụng Dynamips, Dynagen trên các hệ điều hành khác
nhau, cấu hình ATM Switch,…

Một số lưu ý khi sử dụng tài liệu:

- Không phân phối tài liệu dưới dạng thương mại, tài liệu được phân phối hoàn toàn
miễn phí.

- Yêu cầu tôn trọng bản quyền, mọi sửa đổi trực tiếp vào tài liệu cần liên hệ tác giả.

- Không sử dụng tài liệu dưới bất cứ hình thức thương mại nào.

- Trong các bước hướng dẫn có thể sai lệch so với thực tế, tác giả không đảm bảo
khả năng trên.

- Mọi thắc mắc và góp ý xin Email về địa chỉ: mkhoa83@yahoo.com

TPHCM tháng 6 năm 2007

Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 2
Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen
Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

PHẦN I: GIỚI THIỆU và CÀI ĐẶT

1. Dynamips/ Dynagen là gì?

Dynamips là một chương trình giả lập router Cisco được viết bởi Christophe
Fillot. Chương trình có khả năng giả lập các dòng sản phẩm 2691, 3620, 3640, 3660,
3725, 3745, và 7206 (tính đến ngày hoàn tất tài liệu hướng dẫn này) của Cisco, dựa
vào việc chạy trực tiếp các IOS thực của các dòng sản phẩm trên. Một số ưu điểm của
sản phẩm bao gồm:

- Được sử dụng như là một công cụ giúp cho các học viên tham gia các khoá đào
tạo của Cisco có thể thực hành trên một mô hình giả lập nhưng có tính năng
như thật. Cho phép mọi người có thể làm quen dễ dàng hơn với các thiết bị của
Cisco.
- Kiểm tra được các tính năng mà các dòng sản phẩm IOS Cisco có thể hỗ trợ.
- Kiểm tra nhanh các cấu hình giống như trên thiết bị thật.

Tuy nhiên theo Christophe Fillot chương trình này cũng không thể thay thế được
một thiết bị Router thật. Chương trình chỉ có thể hỗ trợ ở một mức tương đối và tạm
chấp nhận được đối với các học viên muốn thi các chứng chỉ như CCNA/ CCNP/
CCIE.

Dynagen là một chương trình hỗ trợ cho Dynamips, nó chỉ ở dạng text, sử dụng
chế độ “Hypervisor” cho việc kết nối với Dynamips. Dynagen xây dựng và làm việc
với các mạng ảo:

- Sử dụng các file cấu hình đơn giản, dễ hiểu để tạo ra các file trong đó chứa sơ
đồ kết nối của các Router, tuy nhiên toàn bộ đều ở dạng text.
- Việc tạo file text tương đối đơn giản với các dòng lệnh cơ bản, có khả năng tạo
được các sơ đồ kết nối giữa các router, bridge, frame-relay, ATM và Ethernet
Switch.
- Có thể chạy cả Dynamips và Dynagen trên cùng một máy.
- Có khả năng làm việc ở chế độ Client/Server. Dynagen chạy trên máy cá nhân
và có thể liên hệ trực tiếp với chương trình Dynamips đang chạy trên Server.
Dynagen cũng có thể điều khiển nhiều Dynamips Server để có thể triển khai
các mạng lớn trên nhiều máy tính khác nhau.
- Cung cấp một danh sách các thiết bị được tạo ra, có thể dừng, reload, tắt,
resume, và có thể tạo các kết nối Console vào các router ảo.

Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 3
Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen
Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

Dynagen được viết bởi ngôn ngữ Python, và có thể tương thích với tất cả các
platform mà Python hỗ trợ. Module thiết kế được tách riêng với các OOP API
riêng biệt cho giao tiếp với Dynamips. Các ứng dụng khác dùng Python có thể
được viết để sử dụng API này nhằm cung cấp các chương trình tạo các kết nối ở
dạng giao diện đồ hoạ GUI.

2. Download
Một số địa chỉ tham khảo các chương trình hỗ trợ cho DYNAMIPS/DYNAGEN:
- Dynamips: http://www.ipflow.utc.fr/index.php/Cisco_7200_Simulator
- Dynamips Blog: http://www.ipflow.utc.fr/blog/
- Dynagen: http://dyna-gen.sourceforge.net
- Dynagui: http://dynagui.sourceforge.net
- Dynamips / Dynagen Bug tracking: http://www.ipflow.utc.fr/bts/
- Forum: http://hacki.at/7200emu/index.php

3. Cài đặt
a. Cài đặt Winpcap

Việc cài đặt Libpcap hoặc Winpcap là cần thiết để có thể chạy được Dynamips
trên hệ thống. Libpcap hoặc Winpcap dựa trên hệ thống hiện có của máy người dùng,
cung cấp các cầu nối giữa các giao tiếp của router và các card mạng vật lý. Người
dùng Windows cần cài đặt phiên bản Winpcap 4.0 beta trở lên.

Địa chỉ Download Winpcap: http://www.winpcap.org/

Các bước cài đặt:

- Click chuột vào file cài đặt, cửa sổ hiện ra như hình, nhấn Next

Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 4
Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen
Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

- Click chuột chọn Yes, I agree with all the terms of this license agreement.
Sau đó nhấn Next để tiếp tục.

- Chờ chương trình cài đặt xong

- Sau đó chọn OK để kết thúc quá trình cài đặt. Lưu ý, tuỳ theo từng phiên bản
có thể nhấn nút OK hoặc Finish.
- Nếu sử dụng các hệ điều hành khác Windows, có thể tải Libpcap tại địa chỉ:
http://sourceforge.net/projects/libpcap/.

Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 5
Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen
Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

b. Cài đặt Dynamips – Dynagen

Download file dynagen-0.8.2_dynamips-0.2.6-RC4_Win_XP_setup.exe tại địa chỉ


trên. Lưu ý, nếu sử dụng Windows 2000 hoặc 2003 hoặc các hệ điều hành khác, phải
tải các file tương ứng cho từng hệ điều hành. Cách cài đặt:

- Click đôi chuột vào file cài đặt, màn hình cài đặt xuất hiện, chọn Next

- Chọn I Agree để tiếp tục cài đặt

Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 6
Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen
Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

- Chọn Install để tiếp tục cài đặt với tên gọi của thư mục trong Start menu của
Windows. Nếu muốn đổi tên khác có thể gõ tên lại và chọn Install.

- Chờ đợi cài đặt xong

- Chọn Finish để kết thúc quá trình cài đặt

Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 7
Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen
Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

- Lưu ý, trong quá trình cài đặt nếu máy sử dụng chưa được cài đặt Libpcap hoặc
Winpcap, có thể xuất hiện lỗi xảy ra. Yêu cầu phải cài đặt Winpcap hoặc
Libpcap để có thể chạy được chương trình.

c. Cài đặt và sử dụng SecureCRT


- Việc cài đặt SecureCRT hoặc một số chương trình terminal hỗ trợ khác chỉ
nhằm nâng cao hiệu quả trong công việc và không ảnh hưởng đến quá trình
làm việc của Dynamips/Dynagen.
- SecureCRT là chương trình Terminal giúp người dùng sử dụng các công cụ
hiệu quả hơn với các tính năng nổi trội như có thể tạo các kết nối SSH hỗ trợ
bảo mật trong quá trình làm việc, hoặc có thể truy cập một thời điểm nhiều
Router thông qua quá trình làm việc bằng TAB. Mỗi tab tượng trưng cho một
cửa sổ điều khiển.
- Download chương trình:
o Chương trình: http://www.softpedia.com/get/Network-Tools/Telnet-
SSH-Clients/SecureCRT.shtml
o Crack: http://www.crack.ms/cracks/v_1.shtml (tất cả các phiên bản)
- Cài đặt:

Lưu ý: hướng dẫn cài đặt và Crack trong tài liệu dựa trên phiên bản
SecureCRT 5.0, các phiên bản khác nhau sẽ cài đặt và Crack khác nhau.

o Sau khi download, thực hiện cài đặt bằng cách click đôi chuột vào file
cài đặt. Cửa sổ cài đặt xuất hiện, chọn I agree đế tiếp tục cài đặt.
Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 8
Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen
Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

o Chọn Next để tiếp tục cài đặt

o Chọn Next để tiếp tục cài đặt. Nếu muốn thay đổi thư mục cài đặt, có
thể lựa chọn lại.

Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 9
Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen
Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

o Thiết lập các thông số:


 Nếu có nhiều người cùng sử dụng chương trình trên một máy, có
thể lựa chọn đặc tính Common Profile, nếu muốn sử dụng riêng
từng người, chọn tính năng Personal Profile.
 Chọn Create a program group for SecureCRT nếu muốn tạo
nhóm chương trình của SecureCRT.
 Chọn Add SecureCRT shortcut to the main Start menu nếu muốn
đặt biểu tượng của chương trình trong Start menu.
 Chọn Add SecureCRT shortcut to the Desktop nếu muốn đặt biểu
tượng của chương trình trên Desktop.

Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 10
Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen
Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

 Chọn Next để tiếp tục cài đặt.


o Chọn các Protocol cần thiết, nên chọn hết tất cả các giao thức, sau đó
nhấn Next để tiếp tục.

o Chọn Next để tiếp tục

Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 11
Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen
Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

o Chọn Finish để bắt đầu quá trình cài đặt.

o Chờ đợi quá trình cài đặt.

Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 12
Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen
Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

o Chọn OK để kết thúc chương trình. Có thể bỏ 2 tùy chọn là View


Readme và View History nếu như không cần thiết.

- Crack chương trình:


o Hiện nay có 2 cách crack thông dụng là sử dụng chuỗi key đã được cung
cấp để Crack.
o Cách thứ 2 crack bằng chương trình. Tài liệu này đề cập đến việc Crack
bằng chương trình. Cách làm như sau, tải chương trình Crack, sau đó
chạy chương trình. Click chuột vào Patch để thực hiện Crack, chương
trình hiển thị một cửa sổ để có thể tìm kiếm file cần Crack. Chọn đúng
thư mục C:\Program Files\SecureCRT\ chọn file SecureCRT.exe, click
chuột chọn OK. Hoàn tất quá trình Crack SecureCRT.

Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 13
Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen
Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

- Sử dụng chương trình SecureCRT


o Chọn chương trình SecureCRT
o Cửa sổ Quick Connect sẽ hiển thị, các thông tin cần chú ý
 Protocol: Chọn Telnet để sử dụng phương pháp telnet, có thể sử
dụng các cách truy cập khác như thông qua cổng Serial, SSH,…
 Hostname: là địa chỉ IP của máy hoặc host đích cần telnet vào.
 Port: Cổng cần truy cập, thông thường telnet được sử dụng là
cổng 23, tuy nhiên đối với chương trình Dynamips/ Dynagen, các
Router ảo sẽ có các cổng tương ứng. R1 sẽ là cổng 2000, R2
cổng 2001, R3 cổng 2002,…
 Save Session và Open in a tab: nên được chọn để lưu lại các
session đã tạo và mở các các session này ở dạng Tab.

Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 14
Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen
Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

o Chọn Connect để thực hiện kết nối.


o Để có thể đổi lại tên của Tab, click chuột phải lên tên Tab, và chọn
Rename, sau đó sửa lại tên theo ý muốn.

o Để tạo thêm các Session khác, click chuột chọn Connect in Tab

Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 15
Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen
Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

o Cửa sổ tạo Session hiển thị, lựa chọn Protocol là telnet, click chuột vào
Next để tiếp tục.

o Tại ô hostname nhập vào ip là 127.0.0.1 nếu sử dụng


Dynamips/Dynagen trên chính máy đó, nếu Dynamips chạy trên một
máy khác thì nhập IP là của máy chạy Dynamips. Port là cổng tương
ứng của các router. Chọn Next để tiếp tục.

Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 16
Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen
Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

o Nhập tên vào Session name để sử dụng, sau đó chọn Finish để kết thúc.

o Khi sử dụng bất cứ Session nào thì chọn Session tương ứng, sau đó
chọn Connect.

Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 17
Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen
Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

PHẦN II: SỬ DỤNG DYNAMIPS/ DYNAGEN

1. Các thông số sử dụng


a. IOS Image
Dynamips chạy các hệ điều hành IOS thật sự của các router Cisco dòng 2691,
3620, 3640, 3660, 3725, 3745, và 7200. Sau khi cài đặt xong Dynamips, sẽ xuất hiện một
thư mục tên là C:\Program Files\Dynamips\images, thư mục này sẽ đặt các hệ điều hành
tại đây hoặc có thể tạo các đường dẫn đến thư mục chứa các image khác nếu như không
muốn sử dụng đường dẫn mặc định đã có của chương trình trong các file .net. Một điểm
lưu ý, khi sử dụng Dynamips trên Windows, file IOS sử dụng phải ở dạng .bin và đối với
các hệ điều hành khác phải sử dụng file IOS là .image.
b. Tài nguyên hệ thống
Dynamips sử dụng một lượng Ram và CPU của máy tính nhằm giả lập nên các
Router. Nếu để chạy được một IOS image của dòng 7200, yêu cầu 256MB RAM bộ nhớ
và như vậy có nghĩa máy tính sử dụng để giả lập phải dành riêng 256MB RAM bộ nhớ
cho việc thực thi này. Dynamips cũng chỉ định (mặc định) 64MB RAM/instance trên hệ
thống Unix và 16MB trên hệ thống Windows để cache các JIT translation. Chính vì vậy
trong quá trình làm việc, tại thư mục chứa image sẽ thấy xuất hiện các file tạm của RAM
có dung lượng rất lớn và nó sẽ bằng kích thước thật của RAM được yêu cầu. Hệ điều
hành sẽ chứa các thông tin trong file tạm của RAM và được ánh xạ để sử dụng.
Chú ý rằng, Dynagen và Dynamips hiện tại hỗ trợ đặc tính “Ghost RAM” có thể
làm giảm số lượng RAM cần thiết trong các bài lab lớn. Với đặc tính này, thay cho việc
mỗi router ảo lưu trữ một bản copy của IOS trong RAM ảo chính máy đó, host sẽ chỉ
định một vùng bộ nhớ chung chia sẻ mà tất cả đều dùng chung. Ví dụ, nếu như hệ thống
đang chạy 10 router và tất cả cùng sử dụng chung một IOS image, và độ lớn của image là
60MB, như vậy sẽ tiết kiệm được 9*60=540MB thực sự khi chạy các bài LAB này.
Nếu Ram không phải là vấn đề quan trọng và không cần thiết phải sử dụng các
phương pháp chia sẻ này, người dùng có thể thiết lập lại thông số “mmap=false” trong
thiết bị mặc định hoặc trên các Router trong các bài lab.
Dynamips cũng sử dụng một lượng lớn CPU, bởi vì nó đang giả lập các CPU thực
sự với các cấu trúc tương ứng như trên thực tế của router. Chương trình cung cấp cho
người dùng một tính năng là “Idle PC” để nhằm làm tăng khả năng xử lý của CPU máy
tính, giảm độ tiêu hao không cần thiết của máy tính.
c. Cấu hình Telnet
Dynagen bao gồm cả các lệnh telnet trực tiếp để cho phép người dùng có thể kết
nối đến các router ảo một cách trực tiếp và thực thi cách cấu hình theo CLI (Command
Line Interface). Việc truy cập đến có thể thực hiện được ngay sau khi đã chạy chương
trình, tuy nhiên đối với các hệ điều hành thuộc hệ thống Unix, người dùng cần thay đổi
các thông số trong file dynagen.ini. Việc thay đổi các thông số không được đề cập trong
tài liệu này.

Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 18
Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen
Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

d. Cấu hình các file Network


Dynagen sử dụng một file dành riêng cho chương trình chạy được đặt tên với phần
mở rộng là .net. Các file network được dùng để lưu trữ các cấu hình của tất cả các router,
switch, và các kết nối nhằm tạo nên các hệ thống Lab ảo. File .Net có
cấu trúc đơn giản và gần giống với các file .INI. Sau khi cài đặt thành
công Dynamips/Dynagen, người dùng sẽ có được một thư mục với tên
gọi Dynagen Sample Labs, click chuột vào thư mục này, lựa chọn thư
mục Simple1, click chuột phải lên file simple1.net, chọn Open with, lựa
chọn một chương trình soạn thảo văn bản thông thường như Wordpad,
notepad, Microsoft Office Word,… Lưu ý nên mở bằng Wordpad để có
thể thấy được sự phân chia các dòng cụ thể của file .net.
Các thông số cần xét đến bao gồm:
# Simple Lab: các thông số được viết sau dấu # chỉ mang ý
nghĩa chú thích, không ảnh hưởng đến bất cứ cấu hình nào của hệ thống
lab ảo. Khi chương trình đọc file cấu hình .net sẽ bỏ qua tất cả các đoạn
text bắt đầu bằng dấu #.
[localhost]: thông số được xét đến tại đây là địa chỉ của máy đang chạy chương
trình Dynamips. Trong trường hợp này do Dynamips đang chạy trực tiếp trên máy chạy
Dynagen nên ta sử dụng từ khoá là localhost. Nếu Dynamips đang chạy trên máy khác, ta
có thể thay thế thông số localhost bằng các thông số khác như địa chỉ IP hoặc là tên máy
(hostname).
[[7200]] : thông số được xét đến tại đây là 7200 và nên nhớ được đặt dưới 2 dấu
ngoặc vuông. Điều này có nghĩa rằng cấu hình này được áp dụng cho Dynamips Server
đã được xác định ở trên, trong trường hợp này là localhost. Tất cả các khoảng trắng sẽ
được loại bỏ. Việc đặt dưới 2 dấu ngoặc vuông để biểu thị rằng các platform đều được sử
dụng thuộc về Localhost. Thông số 7200 biển diễn rằng tất cả các thông số mặc định tạo
ra bên dưới sẽ áp dụng hết cho tất cả các router thuộc loại 7200. Các thông số mặc định
này thông thường là các thông số dùng chung về hệ thống của các router như kích cỡ
RAM, hệ điều hành IOS. Các thông số này có thể thay đổi được theo yêu cầu của người
dùng để phù hợp với cấu hình máy hiện thời.
image = \Program Files\Dynamips\images\c7200-jk9o3s-mz.124-12.bin
# On Linux / Unix use forward slashes:
# image = /opt/7200-images/c7200-jk9o3s-mz.124-7a.image

Từ khoá image xác định vị trí mà người sử dụng đặt các file IOS trên máy đang
chạy Dynamips Server. Đường dẫn này có thể thay đổi được và tuỳ thuộc người dùng.
Lưu ý các khoảng trắng trong file .NET sẽ tự động được chương trình bỏ qua khi đọc file
này.
npe = npe-400
ram = 160
Mỗi router sẽ sử dụng thông số NPE-400 và được lựa chọn RAM là 160MB.

[[ROUTER R1]]

Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 19
Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen
Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

Các Router sẽ được xác định bởi các từ khoá ROUTER. Chuỗi tiếp theo chính là
tên Router chúng ta sẽ gán cho Router. Chú ý có phân biệt chữ hoa chữ thường. Tên của
các Router này chỉ có ảnh hưởng khi sử dụng bởi chương trình Dynamips/Dynagen. Khi
sử dụng câu lệnh đặt tên cho Router ở giao diện CLI cấu hình cho Router sẽ không ảnh
hưởng đến thông số này.

s1/0 = R2 s1/0

Dòng này cung cấp thông tin về cổng Serial 1/0 của Router 1 sẽ được kết nối đến
cổng Serial 1/0 (lưu ý ở đây là kết nối bằng cáp Serial theo kiểu point-to-point). Dynagen
tự động “cài đặt” một bộ chuyển đổi PA-8T trong Port 1 để cung cấp kết nối cho cả R1
và R2.
[[router R2]]

Thông số trên cho biết hiện tại đang tạo thêm Router 2 có tên là R2. Nếu không có
thêm thông tin nào bên dưới của R2, có nghĩa là R2 chỉ được tạo 1 cổng Serial S1/0 để
kết nối ngược lại R1. Chú ý, từ khoá router ở đây chỉ viết thường, không viết hoa. Mặc
dù đã tạo R2, tuy nhiên chúng ta không cần xác định bất cứ bộ chuyển đổi nào ở đây do
trên cấu hình của Router 1 chúng ta đã cung cấp chuyển đổi.

2. Sử dụng chương trình


a. Thực thi File SIMPLE LAB#1
Để chạy được Lab ảo, người dùng thực thi các bước sau đây.
- Đầu tiên chạy chương trình Dynamips Server bằng cách click chuột vào
chương trình này đã được tạo ra trên Desktop khi đã cài đặt thành công
Dynamips, Dynagen. Nếu chạy thành công, một cửa sổ như bên dưới sẽ hiển
thị:

- Bước kế tiếp mở click đúp chuột vào file simple1.net, chương trình Dynagen
sẽ tự động bật và chạy. Nếu chạy đúng, cửa sổ như hình bên dưới sẽ hiển thị:

Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 20
Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen
Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

- Như vậy đã chạy thành công. Để có thể thực hiện cấu hình xin đọc mục b
“Làm việc với màn hình Console”.

b. Làm việc với màn hình Console


- Để xem tất cả các lệnh mà Dynagen hỗ trợ tại màn hình console, sử dụng lệnh
help.
- Để biết rõ hơn các thông số của các lệnh hỗ trợ, sử dụng lệnh help telnet với
telnet là lệnh cần tìm hiểu các thông số. Hoặc có thể sử dụng lệnh telnet ? với
telnet là lệnh cần tìm hiểu các thông số và dấu ? để yêu cầu giúp đỡ.

- Không để ý đến thông số “no idle-pc value” hiển thị trên màn hình. Để xem tất
cả các thiết bị đang chạy trong hệ thống lab ảo, sử dụng lệnh list /all. Ở đây
chúng ta chỉ thiết lập 2 router trên file .net, vì vậy chỉ có thể thấy được danh
sách thiết bị là R1 và R2. Chú ý, chúng ta sẽ có R1 sẽ được truy cập thông qua
cổng 2000, R2 sẽ được truy cập qua cổng 2001, cả 2 Router đều thuộc loại
7200.

Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 21
Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen
Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

- Tại màn hình này tiế tục sử dụng lệnh telnet R1 (lưu ý có phân biệt chữ hoa
chữ thường) để truy cập vào R1, nếu truy cập thành công một cửa sổ console
mới sẽ hiển thị để cấu hình R1. Để truy cập đến R2, ta thực hiện tương tự. Để
có thể truy cập nhanh đến tất cả các Router trong hệ thống Lab ảo mà người
dùng vừa tạo ra trong file .net, có thể sử dụng lệnh telnet /all để truy cập đến
tất cả các thiết bị đã tạo ra.

- Để dừng một thiết bị trong quá trình hoạt động, người dùng sử dụng lệnh stop
R1 tại màn hình Dynagen để dừng Router R1 (Lưu ý có phân biệt chữ hoa chữ
thường). Nếu muốn dừng tất cả các Router, sử dụng lệnh stop /all.

Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 22
Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen
Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

- Để khởi động lại các Router vừa bị tắt, có thể sử dụng lệnh reload R1để khởi
động lại R1 hoặc reload /all để khởi động lại toàn bộ Router.

- Để tắt tạm thời (suspend) và chạy lại (resume) các router, sử dụng lệnh
suspend R1 để tắt tạm thời R1 hoặc suspend /all để tắt tạm thời tất cả các
router. Dùng lệnh resume R1 để chạy lại R1 và resume /all để chạy lại toàn bộ
Router đã bị tắt tạm thời.

Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 23
Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen
Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

- Để thoát khỏi màn hình Dynagen, sử dụng lệnh exit.

c. Tối ưu hoá hệ thống bằng giá trị Idle-PC


Nếu để ý hi sử dụng các Lab ảo, CPU của máy tính luôn đạt ngưỡng 100% (Sử
dụng phím tắt Ctrl+Alt+Del, chọn tab Performance để xem mức độ làm việc của CPU).
Việc 100% CPU xảy ra là do trong quá trình hoạt động, Dynamips không biết được khi
nào Router ảo là idle và khi nào là thực sự làm việc. Lệnh “idle” có chức năng phân tích
dựa trên một image đang chạy để phát hiện được các điểm nghỉ của IOS. Khi được áp
dụng, Dynamips sẽ tạm thời nghỉ làm giảm quá trình làm việc liên tục của CPU, nhưng
vẫn không làm thay đổi tính năng của các router ảo, các router này vẫn hoạt động như các
router trên thực tế.
Cách thực hiện như sau, đầu tiên mở một Lab thông thường, đợi khi các Router
khởi động hoàn tất, tại màn hình Dynagen, sử dụng lệnh “idlepc get routername”. Ở đây
chúng ta muốn tìm idlepc của Router R1, câu lệnh sẽ là “idlepc get R1”. Chúng ta sẽ thấy
hiển thị một danh sách các thông tin đi kèm như hình bên dưới:

Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 24
Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen
Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

Giá trị có thể dùng tốt sẽ được đánh dấu phía trước là dấu sao (*). Muốn sử dụng
giá trị nào, có thể nhập số tương ứng đứng sau dấu sao (*), sau đó nhấn Enter. Sau đó
quay lại Tab Performance của Windows, sẽ thấy % sử dụng CPU sẽ giảm xuống. Nếu
không giảm, có thể sử dụng một giá trị khác để thay thế. Sử dụng lệnh “idlepc show
routername” để nhanh chóng hiển thị các thông số đã có lúc đầu, và lựa chọn một số khác
có dấu sao (*) ở đầu.

Để lưu các thông số về Idlepc, ta sử dụng câu lệnh “idlepc save routername db” để
lưu các giá trị idlepc này vào cơ sở dữ liệu idlepc trên máy. Việc lưu trữ thông số idlepc
cho IOS image này có thể được thay đổi trong file dynagen.ini với thông số idledb. Mặc
định file này sẽ có tên là dynagenidledb.ini trong thư mục Doccuments và Settings.

Khi một giá trị idlepc có ở trong cơ sở dữ liệu, nó sẽ tự động áp dụng vào khi một
router trong lab ảo sử dụng image. Nếu Dynagen khởi động một router mà không tìm ra
thông số idlepc, nó sẽ hiển thị thông tin báo hiệu trên màn hình console của Dynagen
“Warning: Starting xxx with no idle-pc value”. Nếu sử dụng idlepc save routername, sẽ

Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 25
Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen
Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

lưu idlepc cho riêng Router đó, nếu sử dụng lệnh idlepc save routername default sẽ lưu
trữ các thông tin về idlepc cho toàn bộ platform đó (ví dụ như ở đây là Router 7200).
Các giá trị của Idlepc sẽ khác nhau tuỳ theo từng IOS version và cũng có thể khác
nhau trong khi vẫn sử dụng cùng IOS version. Tuy nhiên các giả trị của IdlePC không
phải dành riêng cho một máy PC nào, một hệ điều hành nào hoặc một phiên bản của
dynamips nào, vì vậy có thể copy file “dynagenidledb.ini” từ một hệ thống khác để sử
dụng một cách bình thường. Lưu ý, có thể Dynamips sẽ không thể tìm ra một giá trị
idlepc cho một image hoặc các giá trị tìm được không làm việc, nếu vấn đề này xảy ra,
thực hiện tiến trình tìm kiếm idlepc lại một lần nữa, nếu vẫn không được, có thể đổi phiên
bản của hệ điều hành. Tuy nhiên trong đa số các trường hợp thì idlepc đều chạy tốt.

d. Thực thi file Simple lab #2


Để chạy file Simple lab#2, click chuột phải vào file simple2.net trong thư mục
Simple 2, chọn Open with để mở thư mục và lựa chọn một chương trình soạn thảo văn
bản. Chú ý đến các thông số bên dưới.
[[ROUTER Zapp]]
console = 2001
f0/0 = LAN 1
f1/0 = LAN 2

Đầu tiên, chúng ta đang cấu hình bằng tay cho Zapp (cổng 2001). Cổng
Fastethernet 0/0 được kết nối đến LAN 1. Với số “1” dùng để xác định thứ tự của LAN,
số thứ tự này có thể tuỳ ý. Tất cả các cổng Ethernet được kết nối đến cùng LAN được
liên hệ với nhau (giống như kết nối vào chung một HUB ảo). Cũng giống như bài Lab
trước với các cổng Serial được kết nối với nhau, Dynagen tự động cài đặt một bộ chuyển
đổi PA-C7200-IO-FE cho cổng 0 và một bộ chuyển đổi PA-FE-TX cho cổng 1 và nó sẽ
tham chiếu đến các cổng f0/0 và f1/0.
[[ROUTER Leela]]
console = 2002
f0/0 = LAN 1
f1/0 = LAN 2

[[ROUTER Kif]]
console = 2003
f0/0 = LAN 1
f1/0 = LAN 2

Nếu kiểm tra kỹ hết các thông số của file simple2.net, ta sẽ thấy tất cả các cổng
f0/0 của các Router sẽ cùng được kết nối vào chung mạng LAN 1 và tất cả các cổng f1/0
của các Router sẽ cùng được kết nối vào chung mạng LAN 2.

e. Frame-Relay Lab
Đối với mô hình Frame-Relay LAB, Dynamips hay nói chính xác hơn là Dynagen
hỗ trợ cho một Frame Relay Switch tích hợp sẵn. Click chuột phải vào file

Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 26
Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen
Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

frame_relay1.net chọn một chương trình soạn thảo văn bản. Chúng ta xét qua các thông
số của file cấu hình.
[[ROUTER R1]]
s1/0 = F1 1

[[ROUTER R2]]
s1/0 = F1 2

[[ROUTER R3]]
s1/0 = F1 3

Chúng ta đang kếy nối các cổng serial của các router đến cổng 1, 2 và 3 trên con
router Frame-Relay tên là “F1”.
[[FRSW F1]]
1:102 = 2:201
1:103 = 3:301
2:203 = 3:302

Thông tin trên cho thấy chúng ta đang sử dụng từ khoá FRSW để khai báo đang sử
dụng thiết bị Frame-Relay Switch và tên của Switch là F1. Cấu trúc câu lệnh sẽ được sử
dụng như sau:

Port:dlci = port:dlci

Dòng đầu tiên ta gán một số DLCI local 102 cho cổng 1 được „MAP” thành một
số DLCI là 201 trên cổng 2. Hai dòng kế tiếp cũng tương tự, chúng ta đặt số DLCI local
103 cho cổng 1 và “MAP” thành số DLCI là 301 trên cổng 3, đặt số DLCI local 203 cho
cổng 2 và “MAP” thành số DLCI 302 trên cổng 3. Với sơ đồ trên chúng ta thấy được
rằng đã tạo được một sơ đồ nối Full-mesh giữa các router với nhau.
Lưu ý: Frame Relay Switch giả lập bởi Dynamips sử dụng kiểu LMI là ANSI
Annex D, không hỗ trợ kiểu Cisco, vì vậy khi cấu hình Router, cần sử dụng kiểu LMI là
ansi.

Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 27
Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen
Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

Một vài vấn đề cần chú ý ở hình trên bao gồm:


- Đầu tiên, tất cả các router đã bị Stop. Điều này là bởi vì câu lệnh “autostart =
false” trong dòng đầu tiên của file .net. Mặc định, tất cả các Router sẽ tự động
chạy khi file .net được kích hoạt. Từ khoá autostart lúc này được đặt giá trị là
False để có thể tự khởi động các Router theo ý người sử dụng.
- Để khởi động một lần tất cả các Router, có thể sử dụng câu lệnh start /all trong
màn hình Console của Dynagen.
- F1 là Frame Relay Switch cũng được liệt kê, tuy nhiên nó không thể Start,
không thể Stop, suspend hoặc resume như các Router thông thường.
- Chúng ta có thể cấu hình nhiều FR Switch trong cùng một bài LAB, Dynamips
cũng cung cấp ATM Switch ảo.

f. Kết nối với các LAB thật


Dynamips có thể kết nối với các interface thực sự trên các router, cho phép kết nối
mạng ảo với các mạng thật. Trên hệ thống Windows, thư viện Winpcap được sử dụng để
hoàn tất việc kết nối này. Dynamips cung cấp một chương trình để liệt kê các interface
đang có trên các host của Windows. Để biết được các thông số, click đôi chuột vào
chương trình “Network Device List”.

Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 28
Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen
Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

Trên hệ thống Windows, chúng ta sẽ dùng câu lệnh bên dưới để kết nối đến
Ethernet Adapter trên hệ thống.
F0/0 = NIO_gen_eth:\Device\NPF_{B00A38DD-F10B-43B4-99F4-B4A078484487}

Như vậy nếu ta có 1 Router bên ngoài, kết nối với máy tính chạy Dynamips thông
qua card mạng của máy tính đó thì trong file .Net chúng ta sẽ khai báo dòng trên để
Dynamips hiểu được kết nối Router bên ngoài thông qua cổng Ethernet.

g. Tạo Switch
Các phiên bản mới của Dynamips như version 0.2.5-pre22 đã được tích hợp thêm các
Ethernet Switch ảo mà hỗ trợ VLAN với kiểu đóng gói 802.1q. Click chuột phải vào file
ethernet_switch.net, chọn Open with và mở file bằng một chương trình soạn thảo văn
bản, chúng ta sẽ thấy rằng, các cổng Ethernet kết nối đến Switch ảo tương tự như cách
làm việc của Frame Relay Switch.
[[ROUTER R1]]
F1/0 = S1 1

[[ROUTER R2]]
F1/0 = S1 2

[[ROUTER R3]]
F1/0 = S1 3

Lúc đó cấu hình trên các port của Switch như sau:
[[ETHSW S1]]
1 = access 1
2 = access 20
3 = dot1q 1

Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 29
Hướng dẫn sử dụng Dynamips/ Dynagen
Version 1.0 Tài liệu tham khảo miễn phí

#4 = dot1q 1 NIO_gen_eth:eth0
4 = dot1q 1 NIO_gen_eth:\Device\NPF_{B00A38DD-F10B-43B4-99F4-
B4A078484487}

Port 1 của Switch (kết nối đến R1 F1/0) là một access port trong Vlan 1. Port 2
cũng là một access port, nhưng ở Vlan 20. Port 3 là một trunk port (xác định bằng câu
lệnh dot1q) với một native VLAN là 1.
Switchport 4 cấu hình với Lab thật (cách cấu hình đã trình bày ở trên). Tại đây
chúng ta kết nối một trunk port với một native Vlan 1 đến cổng Ethernet 0 hoặc thiết bị
mạng của Windows. Nếu cổng của Switch ảo được kết nối đến một cổng của Switch thật,
thì người dùng có thể đặt 2 cổng đó ở chế độ trunk để có thể truyền các thông tin VLAN
đi.
Giao diện dòng lệnh Dynagen hiển thị và xoá các bảng MAC address của các
switch Ethernet ảo. Có thể sử dụng các lệnh sau đây “Ethernet_Switch_name” và “Clear
mac ethernet_switch_name”

h. Sử dụng các dòng Router 2691/3600/3700


Như đã nói ở trên, Dynamip 0.2.6-RC4 và Dynagen 0.8.0 có thể giả lập được các dòng
Router như 2691, 3620, 3640, 3660, 3725, 3745, và 7200. Làm việc với các mô hình này
của các router, chúng ta cũng làm việc tương tự như đối với dòng 7200. Chỉ cần xác định
đúng dòng Router tương ứng với các IOS đã được cung cấp. Các thông số cần khai báo
như sau [[2691] ], [[3620] ], [[3640] ], [[3660] ], [[3725] ], [[3745] ]. Ví dụ:

[[3660]]

image = /opt/3660-images/c3660-ik9o3s-mz.122-15.T17.image

ram = 96

Lúc đó, khi tạo ra các router, mặc định đều chạy 7200, chúng ta có thể điều chỉnh
lại các dòng của Router như sau:
[[ROUTER R1]]
model = 3660
f0/0 = R2 e1/1

Chúng ta có thể sử dụng nhiều loại Router khác nhau trong cùng một bài LAB.
Nếu các Router chính trong bài lab là 7200, chúng ta có thể xác định thêm các router
khác trong file .net.

Lưu ý, chương trình Dynamips/ Dynagen còn có thể sử dụng dạng Client/ Server
trên nhiều hệ điều hành khác nhau.

Trần Đặng Minh Khoa – CCNA, CCDA, CCNP, CCIP, CCIE R&S
Email: mkhoa83@yahoo.com Trang 30

You might also like