You are on page 1of 19

Quản lý môi trường ở doanh nghiệp

"Quản lý môi trường ở doanh nghiệp" là phân tích toàn diện về vai trò của doanh nghiệp trong việc bảo
vệ môi trường. Tài liệu này giới thiệu tình hình và những vấn đề chung, sau đó xem xét một cách kỹ
lưỡng và chi tiết tất cả những công cụ chủ chốt trong quản lý môi trường ở doanh nghiệp, bao gồm:
các hệ thống quản lý môi trường và các tiêu chuẩn quản lý môi trường; các chính sách môi trường,
những nguyên tắc chỉ đạo và các quy định; hệ thống kiểm tra môi trường; đánh giá chu kỳ biến đổi;
đánh giá công tác môi trường và báo cáo môi trường. Tài liệu này chú trọng đến quản lý môi trường có
hệ thống và cũng xem xét sự phối hợp hành động giữa chính quyền địa phương với các công ty cỡ
vừa và nhỏ. Sau đó, sẽ mở rộng ra để bàn về công tác quản lý môi trường liên tục, tiến đến xây dựng
một hồ sơ môi trường của doanh nghiệp và tiếp tục theo hướng phát triển bền vững.

Với văn phong rõ ràng, chứa đựng nhiều thông tin, với các quy trình, các chú giải đầy đủ và các tài liệu
tham khảo để tìm đọc thêm, cuốn sách đã hướng đến những chiến lược môi trường hiện nay của một
số công ty hàng đầu. Mỗi chương do một chuyên gia đang tham gia nghiên cứu và tư vấn trong một
lĩnh vực chuyên ngành biên soạn.

Ðây là tài liệu hướng dẫn hữu ích nhất về các phương pháp quản lý môi trường doanh nghiệp hiện
nay. Cách thể hiện các trọng tâm trong cuốn sách này khiến nó trở nên rất cần thiết không những chỉ
đối với các sinh viên và các nhà nghiên cứu mà còn đối với các nhà quản lý vốn đang gặp khó khăn
trong việc giới thiệu các chiến lược quản lý môi trường cho tổ chức của mình.

Chương III
Các hệ thống quản lý môi trường.

Alan Netherwood

Giới thiệu
Trước những áp lực của luật pháp, các cơ hội "Marketing xanh ", áp lực ngày càng tăng từ quần
chúng, những quan tâm mang tính chất đạo đức và cam kết của chính quyền trung ương cũng như
chính quyền địa phương về chương trình hành động 21, rất nhiều tổ chức đã lựa chọn chính sách môi
trường và triển khai công tác triển khai môi trường. Tuy nhiên, nếu các cam kết được vạch ra trong
những chính sách này và những yêu cầu, khuyến nghị nói trên có hiệu lực, các tổ chức này sẽ phải đối
mặt với vấn đề làm sao để tìm một phương thức có hệ thống nhằm thực hiện những cam kết về quản
lý môi trường trong nội bộ tổ chức của mình. Trong thực tế, nhiều tổ chức vốn đã soạn thảo chính sách
môi trường của riêng mình và đã triển khải bước đầu công tác kiểm tra môi trường, đã gặp nhiều khó
khăn trong việc biến những yêu cầu khuyến nghị trên thành hành động. Sadgrove (1992, trang 215)
viết:
... thường có một khoảng cách giữa những gì mà các công ty có tham vọng làm và những gì mà họ đạt
được. Các vấn đề môi trường là một ví dụ điển hình: Tình trạng trì trệ là một vấn đề lớn. Ðang có một
nguy cơ là, công tác kiểm tra môi trường đang được tiến hành không theo những chính sách đã soạn
thảo...những công ty thiếu một hệ thống quản lý thì những hoạt động môi trường của họ sẽ chỉ là "cưỡi
ngựa xem hoa" mà thôi: có nghĩa là tái chế một chút ở chỗ này, cải thiện môi trường một chút ở chỗ
khác. Ðiều này chẳng đóng góp được mấy cho việc quản lý môi trường toàn diện.

Và Spedding et al (1993 trang 95) cũng có kết luận tương tự:

Chỉ kiểm tra không thôi không đủ để đảm bảo rằng công tác môi trường của một doanh nghiệp không
chỉ đang mà còn sẽ tiếp tục tuân theo luật pháp và các chính sách.

Một công cụ mà các tổ chức đang sử dụng để tạo điều kiện cho việc thực hiện chính sách môi trường
là một hệ thống quản lý môi trường (EMS). Hệ thống này đáp ứng được những nhu cầu của các tổ
chức. Theo định nghĩa của Roome (1992) EMS là những thay đổi theo những chương trình và kế
hoạch đã lập sẵn để hỗ trợ cho công tác quản lý môi trường. Ngay cả khi nội dung, mục đích và những
mục tiêu của các chính sách môi trường và những kết quả bước đầu của công tác kiểm tra môi trường
có thể rất khác nhau giữa ngành này với ngành khác thì vẫn có những giai đoạn chung của EMS trong
đó các tổ chức đều cố gắng để đảm bảo rằng môi trường vẫn đang được cân nhắc trong các chính
sách và các quy trình quy phạm của họ. Những giai đoạn này rất giống với những giai đoạn của Hệ
thống Quản lý chất lượng toàn diện (TQM).

Các tiêu chuẩn của một hệ thống quản lý môi trường như hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
Anh BS 7750 (1994), tiêu chuẩn kiểm tra và quản lý của EU và tiêu chuẩn quản lý ISO 14000 đã và
đang tiếp tục được phát triển để cung cấp cho các tổ chức một khuôn khổ nhất định nhằm thực hiện
một EMS trong tổ chức của họ. Những tiêu chuẩn này đều dựa trên những nguyên tắc của TQM. Tuy
nhiên, vì một số người vẫn đang phê phán chất lượng và các kỹ thuật của TQM nên các tiêu chuẩn nói
trên và EMS nói chung vẫn đang bị chỉ trích rằng chúng không đi sâu được vào các lĩnh vực môi
trường, rằng chúng vẫn mang tính chất phòng ngự, quan liêu và không mang lại một cơ sở vững chắc
để giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách và hướng tới những phương thức quản lý bền vững.

Trong chương này, chúng tôi bàn về những yếu tố chung của các hệ thống quản lý môi trường tại cơ
sở, mối liên hệ giữa EMS và TQM và những yếu tố về tổ chức có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của
một EMS cũng như những hạn chế của EMS trong việc đạt được phương thức quản lý bền vững ở
các doanh nghiệp.

hệ thống quản lý môi trường

Theo định nghĩa của Viện tiêu chuẩn Anh(1994 trang 6) một hệ thống quản lý môi trường bao gồm:

Cơ cấu tổ chức, trách nhiệm, các hoạt động thực tế, các phương thức, các quy trình và các nguồn lực
để xác lập và thực hiện chính sách môi trường.

EMS cũng được định nghĩa tương tự bởi hệ thống kiểm tra và quản lý môi trường của EU, ISO 14000
và các nguyên tắc chỉ đạo cũng như các tiêu chuẩn quản lý môi trường tự nguyện quốc gia của cộng
hòa Ireland và Canada. Gilbert (1993) đã đưa ra một bản tóm tắt rất hữu ích về những nguyên tắc cơ
bản trong quản lý môi trường của một số tổ chức như: Phòng thương mại Quốc tế, Hội đồng doanh
nghiệp vì sự phát triển bền vững và Nghiệp đoàn Công nghiệp Anh, trong đó nêu lên những giai đoạn
cơ bản của một hệ thống quản lý môi trường như sau:

• Soạn thảo một chính sách bao gồm các cam kết về cải tạo môi trường, bảo vệ và bảo tồn các
tài nguyên thiên nhiên;
• Một loạt các kế hoạch chương trình nhằm thực hiện các chính sách trong và ngoài phạm vi
doanh nghiệp đó;
• Ðưa những kế hoạch này vào hoạt động hàng ngày và vào quá trình phát triển của doanh
nghiệp đó;
• Ðánh giá, kiểm tra, xem xét công tác quản lý môi trường của doanh nghiệp đó trên cơ sở những
chính sách, kế hoạch, chương trình đã đặt ra.
• Tiến hành công tác giáo dục đào tạo nhằm nâng cao hiểu biết các vấn đề về môi trường trong
nội bộ doanh nghiệp;

Và công khai hóa về công tác môi trường của doanh nghiệp đó.

Gilbert 1993 trang 7-8

Các giai đoạn kiểm tra đã tập hợp được những yếu tổ của các hệ thống quản lý môi trường vốn đã và
đang được phát triển để đảm bảo rằng những hoạt động chính sách và các quy trình quy phạm của
doanh nghiệp vẫn luôn tuân theo những yêu cầu chất lượng cụ thể. Những hệ thống này được sử
dụng chủ yếu trong những hợp đồng làm ăn giữa khách hàng và nhà cung cấp trong đó nhà cung cấp
đảm bảo với khách hàng về một hệ thống cần thiết để chuyển giao sản phẩm hoặc dịch vụ. Các hệ
thống quản lý chất lượng như BS 5750 và ISO 9000 đang được áp dụng rộng rãi và việc thực hiện các
tiêu chuẩn này được đánh giá một cách độc lập.

Hệ thống TQM đã phát triển thêm khái niệm này bằng cách cung cấp những hướng dẫn cả về lý thuyết
và thực hành cho doanh nghiệp để đảm bảo rằng chúng được phát triển và sử dụng một cách có hiệu
quả để đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp. TQM đã chuyển trọng điểm của doanh nghiệp từ
những trọng điểm của nội bộ thành mối quan tâm của bên ngoài, đánh giá công tác của mình thông
qua sự hài lòng của khách hàng. Nói cách khác, khách hàng - những người tiếp nhận hàng hóa hoặc
dịch vụ đó - sẽ đưa ra những phán quyết cuối cùng về công tác của doanh nghiệp đó. TQM yêu cầu tất
cả mọi người trong doanh nghiệp đều phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa hoặc dịch vụ của
doanh nghiệp mình và yêu cầu phải liên tục phân tích, đánh giá và cải tiến công tác thông qua một quy
trình chất lượng như ví dụ nêu ở sơ đồ 3.1
Sơ đồ 3.1: Quy trình quản lý chất lượng toàn diện

Một doanh nghiệp có thể tham gia vào quy trình chất lượng này ở bất cứ đâu, miễn là tuân theo các
bước nhằm cải tiến công tác dựa trên một cơ sở bền vững. Ðể thực hiện điều này doanh nghiệp đó
cần tuân theo quy trình nêu ở sơ đồ 3.2.

Rất nhiều tổ chức đã thiết lập các chính sách môi trường và tiến hành công tác kiểm tra môi trường
nay lại quanh trở về biện pháp quản lý chất lượng này để đảm bảo các cam kết đã nêu trong chính
sách và những khuyến nghị sau khi tiến hành kiểm tra môi trường được thực hiện nghiêm chỉnh.
Sơ đồ 3.2: Chu trình BS 5750 do Welford và Gouldson (1993)

Về mặt lý thuyết, sự liên hệ chủ yếu giữa EMS và TQM là cả 2 hệ thống đều nhằm mục đích đạt được
một quy trình cải tiến liên tục thông qua những cam kết của toàn doanh nghiệp. Theo Welford và
Gouldson, EMS cần phải học tập TQM trong các vấn đề về môi trường (tương đương với các vấn đề
chất lượng của TQM ) trong mọi giai đoạn của quá trình sản xuất, ở cả trong nội bộ và ngoài doanh
nghiệp. Cũng giống như TQM, EMS muốn thành công cần có những cam kết có hiệu quả, kế hoạch,
vai trò lãnh đạo, các mối quan hệ, tổ chức, công tác kiểm soát giám sát chặt chẽ.

Theo Spedding et al (1993), khi áp dụng TQM và các vấn đề môi trường, khách hàng được thay thế
chất lượng hàng hóa dịch vụ chất lượng môi trường. Theo Welford và Gouldson (1993), mục tiêu của
TQM nhằm loại bỏ hoàn toàn những sai sót về chất lượng có thể kết hợp với mục tiêu loại bỏ những
tác động tiêu cực đối với môi trường. Do đó, có mối tương quan mật thiết giữa các mục tiêu của TQM
và mục tiêu củng cố phát triển công tác môi trường.

Một doanh nghiệp muốn đạt được những mục tiêu của công tác môi trường thông qua một quy trình
như trên cần xác định trách nhiệm quản lý môi trường, triển khai các nguồn lực để đảm bảo giải quyết
các vấn đề môi trường, đào tạo nhân viên để nâng cao nhận thức của họ về trách nhiệm môi trường,
giám sát công tác môi trường và kiểm tra hệ thống cải tiến môi trường. Cơ sở của các hoạt động trên
là một cam kết tiếp tục cải thiện môi trường và một chính sách môi trường. Hai giai đoạn đầu tiên của
một hệ thống quản lý môi trường điển hình được nêu ở sơ đồ 3.3
Sơ đồ 3.3: Một hệ thống quản lý môi trường

Cam kết quản lý môi trường của doanh nghiệp


Mục tiêu và những ưu tiên của các doanh nghiệp cũng như tầm quan trọng của môi trường đối với các
doanh nghiệp đó rất khác nhau. Mặc dù vậy, một hệ thống quản lý môi trường EMS sẽ thành công nếu
có những cam kết quản lý phù hợp bởi vì điều này cho phép lựa chọn một chính sách môi trường đồng
thời chuyển từ chính sách đó thành những hành động cụ thể. Cam kết này giúp phân phối thời gian
tiền bạc và các nguồn lực khác trong quá trình quản lý môi trường. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều tổ
chức đã gặp khó khăn trong việc đảm bảo cam kết của mình, ngay cả khi họ đã có chính sách môi
trường riêng. Nguyên nhân có thể là do vấn môi trường không được ưu tiên thoả đáng, do áp lực quản
lý.

Chính sách môi trường


Một chính sách môi trường luôn chính thức đưa ra những cam kết của một doanh nghiệp
về vấn đề quản lý môi trường. Trong nhiều doanh nghiệp thì một chính sách chung được
đưa ra trước khi có các hoạt động quản lý môi trườngvà được sửa đổi khi có thông tin cụ
thể về ảnh hưởng và việc thực thi các hoạt động đó; theo một cách khác thì một chính sách
chỉ được phát triển sau một tổng kết cụ thể về môi trường. Một vài doanh nghiệp có thể
phát triển các chính sách ở những giai đoạn muộn hơn thường là khi nó nhận ra rằng hoạt
động môi trường của các tổ chức có thể bù đắp được bằng các nguồn lực vừa đủ mà nhìn
chung thì các nguồn lực đó chỉ có thể được đảm bảo bằng một chính sách cụ thể và đầy đủ

Một vài chính sách chỉ là một đoạn văn ngắn hay một vài chủ điểm được đề ra ,trong khi nhiều chính
sách khác lại là những văn bản dài chỉ rõ các mục tiêu và xu hướng cụ thể. Sadgrove (1993) đưa ra
một vài trong số những vấn đề chung về một chính sách môi trường của doanh nghiệp bao gồm:

• Thái độ của doanh nghiệp với môi trường;


• Các mục tiêu môi trường toàn diện của doanh nghiệp;
• Cam kết đối với việc kiểm tra và tổng kết hoạt động môi trường của doanh nghiệp
• Cam kết đáp ứng và vượt qua các chỉ tiêu về môi trường
• Việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên
• Giảm thiểu các tác động của phẩm dịch vụ, các quá trình xử lý đến môi trường
• Cam kết đưa ra một môi trường làm việc không độc hại
• Cam kết về việc thường xuyên liên lạc với uỷ ban và xã hội tại địa phương trong các vấn đề về
môi trường
• Cam kết đào tạo tất cả nhân viên trong việc quản lý môi trường
• Các cam kết cụ thể về những lĩnh vực như quản lý năng lượng, quản lý chất thải, quản lý đất
canh tác và quản lý nguồn nước

(Trích Sadgrove 1993, trang 30)


Tuy nhiên, việc thực hiện những cam kết trên còn là cả một vấn đề nan giải, đặc biệt là ngay trong nội
bộ những doanh nghiệp mà không suy nghĩ thấu đáo về tính thực tế của những áp dụng này về nguồn
lực cần có, về khó khăn trong quá trình hoà nhập của họ vào cơ cấu quản lý của doanh nghiệp.
Ketola(1993) chỉ rõ rằng các chính sách môi trường không phải bao giờ cũng được soạn thảo ra theo
cách tốt nhất có thể có hay bởi những cá nhân kiệt xuất nhất và những chính sách đó có thể phản ánh
mối quan tâm của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định chứ không hoàn toàn là đưa ra cho họ một
chính sách quản lý môi trường thường xuyên và lâu dài. Do đó, một vấn đề quan trọng là phải đưa ra
được một chính sách khả thi, thực tế và dễ hiểu đối với toàn bộ công nhân trong một doanh nghiệp
cũng như dư luận xã hội. Gray(1993)đưa ra ý kiến cho rằng các chính sách nên bao gồm cả các vấn
đề khó khăn và đầy thử thách đề cập đến hoạt động mô trường của các doanh nghiệp.

Hiện nay, ngày càng có nhiều lời phê phán đối với các doanh nghiệp phát triển chính sách về môi
trường cho mục đích làm Marketing, và công dụng của chúng là những mệnh đề chẳng hạn như "Tiến
hành tại đâu thì kinh tế nhất" hay nói cách khác thì đó là tính thực dụng của chính sách bên cạnh
những cam kết môi trường. Tuy nhiên nó cũng có thể chỉ rõ ra rằng một chính sách cụ thể thì bao hàm
những điều gì. Nó nên làm cho một doanh nghiệp trở nên có trách nhiệm xã hội hơn, và là một nền
tảng căn bản cho vấn đề cải thiện môi trường, trách nhiệm và hoạt động nội bộ doanh nghiệp, và
không cần phải chỉ ra là cam kết môi trường nên giới hạn ở đâu.

Ðánh giá môi trường


Một đánh giá về môi trường thường đưa ra một bức tranh ngắn gọn về các hoạt động môi trường của
một doanh nghiệp theo một số dạng vấn đề như sau: sự chuẩn bị cho hoạt động quản lý môi trường;
biến cố và kế hoạch khẩn cấp; thông tin; quản lý năng lượng; các tác động môi trường; đầu tư; các yêu
cầu về mặt pháp lý; các uỷ ban địa phương; bảo vệ thiên nhiên; các quá trình xử lý; mua bán; sản
phẩm; tiêu thhụ nguồn lực; giảm thiểu chất thải và quản lý nguồn nước.Các dữ liệu rút ra từ bản đánh
giá sẽ khuyến khích phát triển các chính sách và đề xuất thực tế có liên quan đến các vấn đề, tác động
và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp.

Rõ ràng là có rất nhiều sự khác nhau trong nội dung của các đánh giá về môi trường mà luôn phụ
thuộc vào chức năng , các nguyên tắc xử thế và giá trị văn hoá trong nội bộ doanh nghiệp. Một số
doanh nghiệp dường như chỉ tập trung vào các vấn đề thuộc về nguyên tắc, các cách mà môi trường
ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của doanh nghiệp chẳng hạn như các vấn đề liên quan đến việc
quản lý năng lượng,nguồn nước và chất thải. Một số doanh nghiệp lại chỉ tập trung vào các tác động
trực tiếp đến môi trường, trong khi một số khác lại xem xét đánh giá các tác động dịch vụ. Các doanh
nghiệp linh hoạt nhất lại đưa ra các khía niệm bền vững sinh thái cho giai đoạn đánh giá này nhằm
đánh giá các tác động của danh nghiệp lên những vấn đề toàn cầu (Callenbach et al 1994, Welfrd
1993, Wheeler 1994 ).

Tính thấu đáo của một đánh giá về môi trường có thể thay đổi giữa một cuộc đánh giá tổng hợp trên
tất cả các khía cạnh của hoạt động môi trường của doanh nghiệpcùng với các chỉ số đã được xác định
và những mục tiêu đ ề ra hay chỉ là sự chuẩn bị cho một đánh giá về các tác động môi trường chủ yếu
của doanh nghiệp. Có nhiều đánh giá sử dụng phân tích SWOT nhưng nhìn chung cái khác giữa
doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác chính là phạm vi và chiêù sâu của đánh giá,phương pháp và
công cụ nghiên cứu được mang ra áp dụng, các kiến nghị rút ra từ đó .v.v.
Nhiều doanh nghiệp sử dụng các thông tin nội bộ để đưa ra các đánh giá về môi trường mặc dù nố có
thể có những hậu quả tiêu cực như việc chuyển các kiến nghị thành hành động thực sự. Nhìn chung
các đánh giá được lập ra bởi các nhân viên trong nội bộ công ty dưới sự chỉ đạo của một nhà quản lý
môi trường, một điều phối viên hay một nhómđánh giá môi trường, những người phân tích và báo cáo
những tác động của doanh nghiệp đến môi trường. đánh giá chính là một qua strình học hỏi đối với
doanh nghiệpvà phương pháp tiếp cận nội bộ này có thể đảm bảo cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn
về vấn đề hoạt động môi trường và làm thế nào để quản lý một cách có hiệu quả nhất.

Về việc thiết lập một chính sách môi trường, đối với các công ty thì sự chuẩn bị theo những đánh giá
đánh giá nhất định có thể phù hợp trong việc ưu tiên các vấn đề về môi trường. Tuy nhiên nó cũng có
thể được chỉ rõ ràng rằng việc đánh giá càng sâu sắc và rộng rãi bao nhieu thì doanh nghiệp càng dễ
dàng chính xác tỉ mỉ trong việc đưa ra các ưu tiên và mục tiêu môi trường , soạn thảo hoặc tổng kết
các chính sách thiết thực hoặc phát triển một hệ thống quản lý môi trường.

Những khám phá trong một bản tổng kết không tự nhiên biến thành hành động, và trong một giai đoạn
mà các doanh nghiệp đều có thể tự tìm thấy,đấu tranh cho cả sự phát triển lẫn nguồn lực và tiếp đó là
đình lại bởi vì không có một cơ chế nào để thực thi các sáng kiến quản lý môi trường đầy thực tế và có
cơ sở này cả.Các sáng kiến (phát hiện) này do đó phải được két hợp chặt chẽ với một tổ chức hệ
thống quản lý môi trường(EMS) để khuyến khích thực thi, cải thiện và khuôn khổ thực thi. Ðiều này có
thể thực hiện được bằng những kiến nghị rõ ràng và các mục tiêu dựa trên những phát hiện mới.

Ðào tạo.
Thành công của hệ thống EMS chính là sự phụ thuộc tuyệt đối vào việc đào tạo để khuyến
khích một sự hiểu biết những vấn đề có liên quan giữa những người lao đông với nhau, và
để phát triển sự hiểu biết về vai trò và trách nhiệm của họ trong quá trình xanh hoá như
Roome (1992 trang 15) đề xuất:

Ðể cải thiện hệ thống quản lý cần phải nhận ra giá tri của việc xây
dựng niềm tin và các cam kết của lực lượng lao động đối với một
chính sách môi trường.

Ðể có thể thay đổi môi trường văn hoá nội bộ doanh nghiệp-một yêu cầu cần thiết cho một
hệ thống EMS thành công-thì đào tạo có thể phải đống một vai trò then chôt trong việc gia
tăng nhận thức của mọi ngươi về các vấn đề môi trường, và đạt được một mức hiểu biết
nhất định về các vấn đề như phương pháp quản lý năng lượng và chất thải công nghiệp
giữa các cá nhânvới nhau. Ðào tạo luôn giữ một vai trò quan trọng trong tất cả các cấp của
một doanh nghiệp.Nó sẽ bao gồm cả những nhân viên quản lý có thâm niên cao-là những
người có những quyết định then chốt để đạt được sự hậu thuẫn choviệc quản lý môi
trường ; Các nhân viên quản lý bậc trung -là những người luôn bị các vấn đề về môi trường
tác động tới;và tất cả những nhân viên của doanh nghiệp-là những người tác động thường
xuyên đến các quá trình và hoạt động của doanh nghiệp mà những quá trình này có ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường.Gilbert (1993) tuyên bố rằng việc thiết lập một chương
trình đào tạo về môi trườnglà rất cần thiết để xoá bỏ đi những nghi ngờ về quản lý môi
trường giữa những người lao động với nhau và khuyến khích sự thay đổi trong các chiến
lược quản lý cần thiết chovấn đề thực thi môi trường.

Netherwood(1995) cho thấy rằng đứng về hoạt động quản lý môi trường thì lĩnh vực trì trệ
nhất trong nhiều doanh nghiệp chính là việc quản lý trung gian. Ðiều này cho thấy rằng
chúng nên được đặc biệt hướng vào mục tiêu phổ biến thông tin và đào tạo cho các nhân
viên điều hành của họ về các kỹ năng quản lý môi trường. Các phương pháp đào tạo khác
bao gồm việc sử dụng các thông tin tư vấn từ bên ngoài, các kỹ năng đào tạo nội bộ, làm
việc theo tổ, sử dụng video, và sử dụng các sách tra cứu quản lý.Công tác đào tạo cũng
nên khuyến khích tính làm chủ trong quá trình quản lý môi trường giữa những người lao
động với nhau. Hệ thống quản lý EMS có thể sẽ thực hiện tốt hơn chức năng của nó nếu
những người có liên quan cảm thấy rằng sự đóng góp của họ thực sự tạo ra sự khác biệt
và những điều họ nghĩ về hoạt động của doanh nghiệp chính là sự phản hồi đến hệ thống
quản lý và nó sẽ được ghi nhận .

Một vài doanh nghiệp lựa chọn loại hình đào tạo quản lý môi trường tự nguyện trong khi
những doanh nghiệp khác lại thấy rằng đào tạo bắt buộc lại là cần thiết để thu hút lao động
vào quá trình quản lý EMS. Cái mà người ta phải xem xét đánh giá trong quá trình thực
hiện một chương trình đào tạo là cả một loạt quan điểm thái độ đối với môi trường mà sẽ
được thể hiện trong doanh nghiệp, và cần phải các thông tin sơ cấp đó vào đúng vị trí của
nó kể cả về sự hiẻu biết lẫn tính cơ bản của vấn đề. Welford&Gouldson (1993) cho rằng
đào tạo phải là một quá trình luôn tiếp diễn và không phải là cái mà người ta học để rồi
quên. Mục tiêu của quá trình đào tạo nên luôn luôn khẳng định lại tầm quan trọng của các
vấn đề môi trường với nhân viên cũng như khẳng định trách nhiệm của bản thân họ đối với
vấn đề quản lý môi trường trong một doanh nghiệp.

Phân định trách nhiệm môi trường


Các nhân viên thường không nhận trách nhiệm về vấn đề môi trường hoặc "Bỏ qua"thậm
chí ngay cả khi đã có một chính sách về môi trường. Ðể đảm bảo là chính sách môi trường
được thực hiện thì người ta cần phân định rõ ràng trách nhiêmj quản lý cho tất cả các nhân
viên có liên quan về các hoạt động được xác định bởi bản tổng kết khi có các mối liên hệ
với môi trường. Theo Gilbert(1993) thì mục tiêu cơ bản sẽ là sự hoà nhập của trách nhiệm
môi trường với các loại công việc và khuôn khổ thực hiện.

Mỗi thành viên trong đội ngũ nhân viên cần phải hiểu rõ về lý do họ thi hành trách nhiệm
quản lý môi trường mà một lần nữa cần phải nhấn mạnh về tầm quan trọng của đào tạo với
việc thực hiện của một doanh nghiệp. Ðiều này đặc biệt quan trọng tới mức môi trường
nhận được đầy đủ thời gian và sự quan tâm của các nhân viên và nó không phải là không
được ưu tiên hàng đầu. Tất cả trách nhiệm đều phải được phân bổ hợp lý trong các phiên
làm việc tại tổ và các cuộc họp ban mà tập trung vào những mối liên quan của các dánh giá
môi trường hơn là kết thúc buổi hop với một vấn đề kinh tế nào đó. Gilbert cũng chỉ ra tầm
quan trọng của ghi nhận lại những trách nhiệm này để đảm bảo rằng họ không bị lãng quên
,và để đảm bảo rằnghọ không mất chỗ đứng trong trong bất kỳ sự thayđổi nhân sự hay cơ
cấu lại tổ chức .

Xác định và đưa ra các tài liệu bằng văn bản của tất cả các cấp có thẩm quyền liên quan
đến việc quản lý môi trường cũng khá quan trọng trong giai đoạn này của hệ thống quản lý
EMS. Việc phân chia thẩm quyền quản lý............................thực hiện và hậu thuẫn có hiệu
quả của các sáng kiến quản lý môi trường. Chẳng hạn như các nhà quản lý môi trường có
thể nhận thấy rằng họ không có quyền lực hay thẩm quyền thực sự để điều hành công việc
thực sự mà thiếu sự chuẩn y của các nhân viên cấp trên thì hiệu quả công việc của các
nhà quản lý này bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng .Nhân tố quyền lực có mối liên quan rất lớn
đến tình trạng của hoạt động quản lý môi trường trong một doanh nghiệp khi so sánh với
các vấn đề quản lý khác mà đến lượt nó tác động đến thái độ hành vi và các bước thành
công tiếp theo của quá trìmh quản lý EMS. Có một vài cơ chế để đảm bảo rằng quản lý
thực sự thực thi các trách nhiệm về môi trường cũng là một vấn đề quan trọng.Ðiều này có
thể thực hiện được bởi việc xác định số lượng hoạt động bắt nguồn từ trách nhiệm của mỗi
cá nhân ; chẳng hạn như viviệc chuẩn bị tài liệu hay cung cấp thông tincho nhân viên cũng
tạo điều kiện thuận lợi cho các giai đoạn sau của quá trình EMS có liên quan đến kiểm tra
và đánh giá. Do đó nếu phân chia trách nhiệm diễn ra suôn sẻ và hiệu quả thì sau đó sẽ có
một sự phân định rõ ràng và không có một khoảng trống nào trong cơ cấu tổ chức doanh
nghiệp ,lĩnh vực ( nơi ) mà Welford&Gouldson (1993) cho là chỗ yếu nhất và EMS thường
xuyên phá vỡ.

Thiết lập và hòan thành các mục tiêu


Từ những đánh giá về môi trường, các doanh nghiệp cần phải xác định một số mục tiêu có
tính thực tế và khả thi. Các mục tiêu nên đ]ợc xác định phù hợp như trong ngắn hạn nó
phải trở thành một vài dấu hiệu và trong dài hạn thì phù hợp để cho phép đo lường hiệu
quả của việc cải thiện môi trường.

BS7550 (British Standards Institute, 1995, trang 6) xác định mục tiêu môi trường bao gồm:

Yêu cầu thực hiện chi tiết, lượng hoá tất cả những gì có thể được, có thể thích ứng được
với doanh nghiệp hay các phần của nó, phải được xuất phát từ các mục tiêu môi trường và
cần được sắp xếp để đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Gilbert(1993) đề xuất rằng các mục tiêu cần thiết để đưa ra động lực, sự thoả mãn và cảm
quan thành công khi tiếp xúc với chúng.Trong thực tế rất khó có thể đạt được một sự cân
bằng như vậy, tuy nhiên cái mà Gilbert đề xuất đó là việc mỗi cá nhân có liên quan đến
quản lý môi trường thông qua tổ chức nên tự đặt ra những mục tiêu cụ thể cho mình để đạt
tới. Các mục tiêu này có thể được đưa ra trong các buổi thảo luận tổ với sự có mặt của các
cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp, đó chính là nơi mà tất cả các nhân viên cùng làm việc để
tìm ra mục tiêunào có thể đạt được trong một khoảng thời gian nhất định , làm thế nào để
đạt được mục tiêu đó , và nó sẽ được đo lường và trình bày như thế nào.

Các mục tiêu phải dễ hiểu đối với tất cả nhân viên, Phải phân bổ mức thời gian tương đối
để tạo điều kiện lập và thực thi kế hoạch. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp thấy khó khăn
trong việc phát triển một hệ thống chỉ số hoạt động môi trường , đặc biệt là các thông tin về
hoạt động cải thiện môi trường thường mang đặc tính thay đổi về chất hơn là về lượng. Bất
kỳ chỉ số thực hiện nào được xác định thì điều quan trọng là chúng phải đễ hiểu theo các
mục tiêu có liên quan, và hệ thống nhân viên phải có thể làm việc được với chúng.

Một kế hoạch hành động được tạo ra để thực hiện những kiến nghị trong các bản tổng kết
hay thích ứng với các mục tiêu đặt ra. Kế hoạch này cần được lập ra với những hoạt động
thích hợp, trách nhiệm và cơ chế đo lường cụ thể. Gilbert cho rằng chương trình hoạt động
này có thể được thiết lập trong khi thảo luận tại tổ (nhóm) để xác định mục tiêu của kế
hoạch , và chương trình đó phải được chuyên môn hoá đến từng phòng ban. Chương trình
này có thể bao gồm những phần sau:

• Việc xác định vấn đề môi trường thông qua suy xét việc lựa chọn các thông tin thích
hợp;
• Việc phân tích vấn đề để xác định nguyên nhân thực sự của

vấn đề;

• Việc phát triển các giải pháp cho từng vấn đề cụ thể;
• Việc thực hiện các giải pháp ; và
• Việc đánh giá và trình bày các hoạt động đẫ được tiến hành.

Kiểm soát điều hành

Gilbert nói rằng bộ phận này của hệ thống EMS nên bao hàm các vấn đề dẫn chứng một
số các hoạt động và hệ thống mà đảm bảo tất cả các hoạt động quản lý môi trường và việc
đạt được các mục tiêu có liên quan đều được tiến hành trong điều kiện giám sát chặt chẽ.
Hiểu theo cách khác thì hoạt động kiểm soát điều hành chính là sự đánh giá và thẩm định
lại những hoạt động dự định thực hiện đã được tiến hành chưa, và xem xét tính chuẩn xác
của hoạt động nếu nó chưa hoàn toàn đúng.

Văn kiện báo cáo rõ ràng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động này.Các báo cáo này
cũng cần phải công bố cho toàn bộ nhân viên của hệ thống EMS, làm sáng tỏ trách nhiệm
của họ, chỉ ra những thành tích nào vẫn được giữ, và mô tả những bước tiến hành các
hoạt động quản lý môi trường. Nó cũng tạo điều kiện thuận lợicho các yêu cầu đào tạo ,
đưa ra cơ sở cho hoạt động kiểm tra, tổng kết và đánh giá hệ thống EMS cũng như đưa ra
một thông tin cho các khách hàng rằng hệ thống EMS vẫn đang thực hiện tốt các chức
năng của nó. Nhiều doanh nghiệp phát triển một hệ thống sổ sách báo cáo quản lý để bao
quát được cả những chức năng và yêu cầu này.

Kiểm tra tính hiệu quả của chương trình quản lý.
Ðây là việc đánh giá thường xuyên và có hệ thống theo hiệu quả trong việc đạt được các
mục tiêu đề ra.Việc kiểm tra này được tiến hành trên quy mô toàn doanh nghiệp, xem xét
cơ cáu tổ chức doanh nghiệp, vai trò và trách nhiệm của môi trường , các hoạt động điều
hành và thực hiện việc quản lý môi trường, các hoạt động và quá trình có liên quan đến
việc quản lý môi trường, các thủ tục và chỉ tiêu đang được sử dụng để cải thiện hoạt động
môi trường của doanh nghiệp.

Kiểm tra có thể tự tiến hành nội bộ hay đi thuê, tuy nhiên yêu cầu chung là phải có tính
khách quan nhất định trong các báo cáo do đó những người làm công tác này cần phải
đứng độc lập trong lĩnh vực cần kiểm tra của doanh nghiệp. Cũng như trong giai đoạn đánh
giá môi trường của hệ thống EMS ở đây chúng ta cũng gặp phải một số vấn đề trong đó có
việc không chấp nhận sự can thiệp từ bên ngoài hay sự lưỡng lự, miễn cưỡng hợp tác của
các cá nhân cũng như các phòng ban của doanh nghiệp.Tuy nhiên, giai đoạn này trong hệ
thống quản lý EMS không chỉ là đánh giá trong quản lý mà còn là đánh giá của cả hệ thống
EMS và hiệu quả của nó trong quá trình đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp và thực hiện
các chính sách môi trường.

Xem xét hệ thống quản lý


Theo Gilbert (1993), khi xem xét hệ thống quản lý cần chú trọng đến vai trò của hệ thống EMS và các
công tác môi trường hiện tại, xem xét những áp lực bên trong và bên ngoài buộc phải thay đổi dẫn đến
yêu cầu cần có một kế hoạch hành động để tạo điều kiện cho những cải tiến công tác hơn nữa. Ðể
làm được điều này, khi xem xét hệ thống EMS cần phải:

• Xem xét kết quả kiểm tra đánh giá;


• Xem xét những tiến bộ đạt được;
• Các kế hoạch và chương trình hành động;
• Các hoạt động không tuân thủ quyết định;
• Xem xét những quy định pháp luật mới hoặc sắp được ban hành;
• Hoạt động của các nhà cung cấp và các đối tác;
• Xem xét những vấn đề môi trường công cộng;
• Những mối quan tâm lo ngại của cộng đồng ở địa phương;
• Những vấn đề môi trường mới đáng lo ngại
• Các kết luận, khuyến nghị và sửa đổi hệ thống EMS.
EMS sẽ đưa ra một báo cáo cuối cùng trong đó xác định những chỗ hổng còn thiếu sót và các vấn đề
còn tồn tại của hệ thống EMS, xác định những lĩnh vực có thể được kiểm soát chặt chẽ hơn, những
lĩnh vực có thể giảm được các tác động đến môi trường, sửa đổi các mục tiêu môi trường, xem xét cơ
cấu tổ chức và hệ thống đào tạo của EMS, đồng thời đặt ra những mục tiêu mới cần thực hiện.

Báo cáo môi trường và các tuyên bố môi trường


Một số công ty đã thực sự nhận thức được trách nhiệm với cộng đồng của mình trong công tác quản lý
môi trường. Các công ty có trụ sở trong phạm vi cộng đồng Châu Âu đã thể hiện trách nhiệm này
thông qua một bản tuyên bố về môi trường. Bản tuyên bố này được thẩm định một cách độc lập. Nó
bao gồm:

1. Mô tả về hệ thống bảo vệ môi trường.


2. Mô tả hệ thống kiểm tra
3. Một bản tuyên bố môi trường có hiệu lực cần nêu chi tiết về:

• Các hoạt động có liên quan


• Các vấn đề về môi trường liên quan đến các hoạt động đó
• Danh mục các chất thải, nhiên liệu, nguyên liệu thô các chính sách mục tiêu chương trình môi
trường của công ty.
• Công tác môi trường của công ty đó

Rõ ràng là yêu cầu này có ý nghĩa to lớn đối với các doanh nghiệp nếu họ muốn đăng ký ra nhập
EMAS bởi vì nó đòi hỏi họ phải thật khách quan và trung thực về công tác môi trường của mình. Nhiều
doanh nghiệp đã quyết định lựa chọn mô hình BS 7750 để xây dựng một hệ thống quản lý môi trường
hơn là thực hiện giai đoạn cuối cùng này của EMS, do mô hình này không đòi hỏi một báo cáo hoặc
tuyên bố cụ thể.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây các công ty đã báo cáo được nhiều hoạt động trong lĩnh vực môi
trường của mình. Mặc dù đây là một xu hướng rất đáng khuyến khích nhưng tính trung thực, khách
quan và có trọn lọc của các bản báo cáo này vẫn còn là một vấn đề. Việc đánh giá chất lượng của các
bản báo cáo môi trường được đề cập đến ở một phần khác của tài liệu này, tuy nhiên nhiều tổ chức
khác cũng đã công bố những thông tin về hệ thống EMS của mình dưới hình thức một bản báo cáo
môi trường. Các bản báo cáo này thường không đề cập đến những nhược điểm trong công tác môi
trường của tổ chức đó mà chỉ tập trung vào những thành tựu chính mà họ đạt được.

Tiêu chuẩn hóa hệ thống quản lý môi trường


Mặc dù rất nhiều công ty đã sử dụng những quy trình chung này để phát triển hệ thống EMS nhưng
vẫn còn sự khác nhau đáng kể về chất lượng của hệ thống EMS giữa các công ty, ví dụ như về khả
năng giảm nhẹ các tác động môi trường và sự kết hợp công tác quản lý môi trường trong hoạt động
của doanh nghiệp. Những yêu cầu ngày càng cao của công tác môi trường trong khi thiếu những
hướng dẫn chỉ đạo để phát triển hệ thống EMS trong phạm vi doanh nghiệp đã dẫn đến sự cần thiết
của một số tiêu chuẩn chất lượng trong quản lý môi trường. Trong vòng vài năm qua, một số hệ thống
quản lý môi trường tự nguyện đã được phát triển nhằm đảm bảo chất lượng cho hệ thống EMS và
khuyến khích các doanh nghiệp cải tiến công tác môi trường của mình. Tiêu chuẩn cho hệ thống quản
lý môi trường của Anh - BS 7750 (1994), hệ thống kiểm tra và quản lý của EU (1993) và ISO 14000 -
tiêu chuẩn quốc tế cho hệ thống quản lý môi trường sẽ được xét đến ở một phần khác của tài liệu này,
tuy nhiên về cơ bản chúng đã tạo ra một cơ sơ cho các doanh nghiệp để bắt đầu xác định những tác
động đến môi trường của mình, cả về số lượng và chất lượng và đưa ra một cam kết tiếp tục cải tiến
công tác môi trường thông qua hệ thống EMS ở những công ty thành viên. Các bước của hệ thống
này chủ yếu dựa trên những tiêu chuẩn của mô hình TQM đã được nói ở trên.

Những tiêu chuẩn này là hoàn toàn tự nguyện và được xây dựng để sao cho các cơ quan có thẩm
quyền quốc gia có thể kiểm tra và thẩm định giống như các tiêu chuẩn chất lượng BS 5750. Các
doanh nghiệp đã đăng ký và được cấp chứng chỉ của BS 7750, EMAS và được ISO(Tổ chức tiêu
chuẩn hóa quốc tế ) công nhận sẽ có lợi thế trên thị trường, có mối quan hệ tốt hơn với các cấp quản
lý chính quyền, các nhà đầu tư và các công ty bảo hiểm, đồng thời thu được những lợi ích kinh tế
thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý doanh nghiệp và các lĩnh vực khác như quản lý
năng lượng, chất thải...Vấn đề khó khăn là làm sao duy trì được sự quan tâm tích cực của các nhân
viên đối với hệ thống EMS, nhất là khi những trì trệ trong công tác quản lý thể hiện qua những chính
sách làm cản trở họ đạt được những tiến bộ.

Có rất nhiều các yếu tố cá nhân ảnh hưởng tới sự hoạt động trôi chảy của EMS. Ví dụ như, cản trở sự
can thiệp từ bên ngoài, từ chối trách nhiệm, những động cơ cá nhân khác nhau và những trở ngại tạo
ra ngăn cản công chúng tiếp cận với EMS. Mặc dù nhu cầu về khả năng lãnh đạo có hiệu quả là rất
cấp bách nhưng chính những người lãnh đạo có thể tạo ra các trở ngại, đặc biệt là khi giữa họ nảy
sinh mâu thuẫn về các vấn đề chủ yếu. Một sô nhân viên có thể cảm thấy e ngại với hệ thống EMS bởi
vì họ cho rằng mình không có đủ những kiến thức cần thiết hoặc họ cảm thây bị điều tra, theo dõi trong
suốt các giai đoạn kiểm tra của EMS. Tất cả những vấn đề nói trên đều có thể khắc phục được nếu có
sự phân công trách nhiệm hợp lý, quản lý nhân sự có hiệu quả và có những kiến thức cần thiết để giúp
doanh nghiệp tiến hành những thay đổi hợp lý, đào tạo và phát triển các quy trình sản xuất "Xanh".

Trong nội bộ doanh nghiệp có có những ý kiến bảo thủ mà ngay cả công tác quản lý và đào tạo môi
trường có hiệu quả cũng không thể tác động được. Có thể thấy rằng các doanh nghiệp như một xã hội
thu nhỏ, ở đó những lợi ích môi trường lâu dài bị hy sinh cho những lợi ích trước mắt và những vấn đề
môi trường không được quan tâm. Tuy rất cần có những thay đổi cơ bản trong một doanh nghiệp để
thực hiện quản lý môi trường có hiệu quả nhưng điều đó cũng đòi hỏi rất nhiều về công tác đào tạo
của EMS. Do đó hiện tại chỉ có thể thay đổi được suy nghĩ của mỗi cá nhân còn hoạt động thực tế của
họ để góp phần đạt được mục tiêu môi trường chung rất hạn chế.

Trong thực tế, giữa các mô hình doanh nghiệp khác nhau các ngành nghề khác nhau sẽ có thể có
những cản trở nhất định về mặt tổ chức đối với hệ thống quản lý môi trường. Tuy nhiên, sẽ có những
giải pháp thay thế để giải quyết những vấn đề này thông qua các yếu tố chính trị, kinh tế, tổ chức, cá
nhân

Nhận xét về EMS, biện pháp quản lý chất lượng toàn diện và
các tiêu chuẩn của EMS
Bên cạnh những yếu tố của chính doanh nghiệp làm hạn chế những hiệu quả của EMS, cũng còn
những vấn đề khác nẩy sinh trong chính quy trình và những tiêu chuẩn của EMS. Theo Sadgrove
(1992), mặc dù chức năng của một hệ thống EMS cũng tương tự như một hệ thống quản lý chất lượng
nghĩa là hỗ trợ cho các nhà quản lý, những người vốn đã rất quen với những khái niệm chuyên môn,
nhưng EMS cũng như hệ thống TQM vẫn bị nhiều người chỉ trích. Ví dụ như nếu các doanh nghiệp tự
đặt ra các mục tiêu môi trường của riêng mình thì họ sẽ có thể tiến hành các hoạt động môi trường
nhiều hay ít, nhanh hay chậm tùy ý. Shayler et al (1994) cho rằng những mục tiêu của doanh nghiệp tự
đặt ra chỉ mang tính hình thức hơn là những cam kết chắc chắn để giảm các tác động môi trường. Do
vậy một hệ thống EMS tự điều chỉnh không thể đảm bảo được những cải tiến đáng kể trong công tác.

Spedding et al (1993) chỉ ra rằng hiện nay xuất hiện một xu hướng là các tổ chức chỉ tập trung vào việc
thực hiện các yêu cầu của chương trình cải tiến chất lượng TQM hơn là những kết quả thực tế đạt
được. Welford (1993) cũng cho rằng những người thực hiện kiểm tra hệ thống EMS chỉ quan tâm chủ
yếu đến quy trình kiểm tra hơn là nội dung công tác môi trường. Phải thừa nhận rằng hệ thống TQM
chỉ chú trọng đến tính ổn định hơn là chất lượng và hệ thống EMS có thể cũng có nhược điểm tương
tự. Cũng theo Spedding et al (1993) một số tổ chức cho rằng hệ thống chất lượng đạt được những kết
quả hiểu nhiên nhưng sau đó những cam kết sẽ bị bỏ quên. Welford (1993) cho rằng sẽ xuất hiện một
vấn đề tương tự trong việc duy trì động lực và những nỗ lực cải tiến của một hệ thống EMS.

Roome (1992) đã chỉ ra một số vấn đè nảy sinh khi áp dụng TQM có thể sử dụng làm cơ sở cho EMS.
Theo đó để đạt được những tiêu chí về môi trường của một doanh nghiệp còn khó khăn hơn rất nhiều
so với việc duy trì một tiêu chuẩn chất lượng. Theo Welford (1993), Những vấn đề đối với các tiêu
chuẩn chất lượng cũng có thể xảy ra với hệ thống các tiêu chuẩn EMS,

EMS cùng các tiêu chuẩn của nó chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phải cam kết liên tục cải tiến
công tác môi trường, thông qua hệ thống quản lý vòng tròn và cũng không chú trọng đến
mục tiêu bảo vệ môi trường. Shayler et al (1994, trang 28) đã nói về BS 7750 như sau:

Dường như yêu cầu duy nhất được đặt ra là năng lực cải tiến môi trường phải tương xứng,
trong khuôn khổ những chính sách, mục tiêu, hệ thống và kỹ thuật đánh giá.

Do đó, kể cả những doanh nghiệp vốn có tiếng tăm không mấy tốt đẹp gì về công tác môi
trường do họ hầu như không tuân thủ những quy môi trường và không thực hiện đầy đủ
cam kết để cải tiến công tác môi trường cũng vẫn có thể phát triển một hệ thống EMS và
thực hiện được các tiêu chuẩn của nó.

Ðối với một số ngành, EMS được coi là quá quan liêu và người ta cũng nghi ngờ rằng liệu
những chi phí bỏ ra để đăng ký các tiêu chuẩn của EMS có thực sự xứng đáng hay không.
Theo Netherwood (1995), sau giai đoạn tổng kết đánh giá, nhiều doanh nghiệp đã tạm
dừng triển khai EMS do lý do tài chính và thời gian đồng thời do những yêu cầu về tài liệu,
thông tin để có thể thực hiện được các tiêu chuẩn đó.

Rõ ràng là nhiều doanh nghiệp đã thấy được sự hữu ích của các tiêu chuẩn EMS và sử
dụng chúng như một yếu tố động lực thúc đẩy phát triển và như một cơ sở để bắt đầu triển
khai quản lý môi trường . Tuy nhiên, cũng cần nhận ra rằng, một hệ thống EMS dựa trên
các tiêu chuẩn TQM sẽ không đảm bảo được với các khách hàng, các cổ đông cũng như
quần chúng rằng nó sẽ giúp giảm bớt tối đa ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với môi
trường . Rất có thể là các doanh nghiệp sẽ sử dụng các tiêu chuẩn EMS như một phương
tiện marketting hay một phương tiện ngụy trang để xoa dịu những mối lo ngại của cộng
đồng liên quan đến công tác môi trường thay vì sử dụng chúng để xúc tác cho những thay
đổi cơ bản trong nội bộ doanh nghiệp nhằm thực sự đạt được những cải tiến có ý nghĩa
trong công tác môi trường của doanh nghiệp đó.

EMS xét trên khía cạnh một công cụ để phát triển bền vững.

Roome (1992) cho rằng, phát triển bền vững đòi hỏi những cải cách tự nguyện về công tác
quản lý doanh nghiệp . Phần lớn doanh nghiệp không tự giác xem xét một cách nghiêm túc
vấn đề phát triển bền vững nhưng họ vẫn đang nỗ lực giải quyết các vấn đề môi trường.
Trong số đó, một số doanh nghiệp đã lựa chọn một số nguyên tắc phát triển bền vững để
đưa vào hệ thống EMS của mình. Hơn nữa , chính quyền ở nhiều địa phương cũng đã ban
hành những nghị định về sự phát triển bền vững. Liệu mô hình EMS dựa trên những
nguyên tắc của TQM có thể đáp ứng được yêu cầu quản lý lâu bền hay không?

Hệ thống EMS có thể giúp đạt được những cải tiến về công tác môi trường và đang được
coi là một trong những công cụ hữu ích để tiến tới phát triển bền vững. Tuy nhiên người ta
vẫn chưa khẳng định được là liệu chúng có khả năng đáp ứng những yêu cầu đó trong nội
bộ một doanh nghiệp hay không. Ðiều cần quan tâm là một hệ thống EMS có khả năng
giúp một doanh nghiệp đạt được những gì trên con đường hướng tới phát triển bền vững.
Gray et al (1993, trang 288) đã định nghĩa vai trò của một hệ thống EMS như sau " EMS là
điều kiện cần nhưng chưa phải là điều kiện đủ để có thể phát triển bền vững".

Welford (1993) cũng tiếp tục khẳng định những hạn chế của EMS. Theo đó EMS chỉ nên là
"Sự lựa chọn thứ cấp" nếu như mục tiêu thực sự của doanh nghiệp là đạt được sự phát
triển bền vững. Welford cũng cho rằng nếu một doanh nghiệp lựa chọn EMS thì đó không
phải là sự lựa chọn trên cơ sở nguyên tắc phát triển bền vững mà doanh nghiệp đang
hướng tới. Mặc dù ông thừa nhận rằng, EMS giúp cho một cá nhân hiểu được vị trí và
trách nhiệm của mình cũng như hiểu được cơ cấu tổ chức quản lý môi trường của doanh
nghiệp . Cũng như Callenbach et al (1993), Welford cho rằng EMS không phải là kiểu mẫu
cho một doanh nghiệp để xem xét đánh giá những tác động đến môi trường của mình trên
cơ sở những khái niệm về phát triển bền vững và sinh thái học toàn cầu. Welford cũng chỉ
ra rằng vì EMS dựa trên cơ sở "hệ thống cải tiến môi trường tự điều chỉnh" nên sẽ cần một
thời gian dài để đạt được mục tiêu phát triển lâu bền, ngoại trừ đối với những doanh nghiệp
tiên tiến nhất.

Quan điểm của Callenbach et al là: Những chiến lược quản lý môi trường truyền thống như
kiểu EMS sẽ không thể giải quyết được những vấn đề của doanh nghiệp và cũng không
chú ý đến ảnh hưởng của những chính sách và hoạt động đó đối với những vấn đề lâu dài
của toàn cầu. Theo ông , những chiến lược này cũng không đặt ra vấn đề về tăng trưởng
kinh tế hay "mô hình doanh nghiệp điển hình" và hạn chế khả năng hành động trong trường
hợp có sự cố khẩn cấp.

Callenbach et al cũng cho rằng, có thể đạt được sự phát triển bền vững trong nội bộ một
doanh nghiệp thông qua một hệ thống EMS với điều kiện là doanh nghiệp đó phải nhanh
nhậy và sáng tạo khi đối đầu với những vấn đề môi trường, trong khi vẫn duy trì mục tiêu
giảm tối đa những tác động đến xã hội và môi trường. Theo ông , những hệ thống này cần
phải xem xét đến vị thế của doanh nghiệp , đến những vấn đề văn hoá, xã hội, lao động
cũng như các vấn đề môi trường các hệ thống quản lý sinh thái không mang tính chất đối
phó như hệ thống EMS nêu trên bởi vì EMS đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi cả về chất
lượng và số lượng.

Mặc dù những hệ thống quản lý này có thể là một ví dụ lý thuyết về hệ thống quản lý môi
trường tối ưu nhất và đưa ra những bước tiến bộ mơí trong công tác quản lý lâu bền trong
một doanh nghiệp , nhưng vấn đề cần đặt ra là khả năng ứng dụng chúng trong thực tế,
khả năng được các doanh nghiệp lựa chọn và những ảnh hưởng của chúng đối với các
vấn đề môi trường quy mô lớn. Theo Gray et al (1993, trang 288) :

Mối quan tâm chung của các nước phương tây về sự phát triển của các "doanh nghiệp
xanh" thường không đi cùng với mục tiêu phát triển bền vững, trừ khi chúng được nhìn
bằng con mắt lạc quan nhất.

Kết luận

Trong thực tế, mỗi doanh nghiệp sẽ có những phương thức riêng để phát triển một hệ
thống quản lý môi trường EMS do họ có cơ cấu quản lý khác nhau, sản phẩm và các dịch
vụ khác nhau, các quy trình sản xuất , các mục tiêu ưu tiên và các đặc điểm tài chính -
chính trị khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các hệ thống quản lý môi trường đều có một vài
phương pháp chung khi lập kế hoạch, đánh giá và tổng kết. Khi lựa chọn một hệ thống
EMS , doanh nghiệp không cần phải nâng những tiêu chuẩn môi trường của mình lên quá
cao mà có thể chỉ tập trung vào một số vấn đề nhất định. Ðối với một số doanh nghiệp
năng động hơn, hệ thống EMS có thể có tác dụng kích thích, thúc đẩy thực hiện những
thay đổi quan trọng trong hoạt động của họ và khuyến khích kết hợp những vấn đề môi
trường trong mọi quyết định đưa ra.

Tuy nhiên, yếu tố quyết định sự thành công của một hệ thống EMS là khả năng kết hợp
trách nhiệm quản lý môi trường vào toàn bộ cơ chế quản lý của doanh nghiệp . Sự phát
triển của một chính sách môi trường và công tác đào tạo sẽ là nền tảng để đảm bảo môi
trường sẽ được quan tâm đúng mức, các cán bộ nhân viên sẽ nhận thức đầy đủ về môi
trường và trách nhiệm của mình và công tác môi trường của doanh nghiệp sẽ được thực
sự cải tiến.

Tuy vậy, hệ thống tự nguyện EMS trên cơ sở nguyên tắc của TQM vẫn còn những nhược
điểm do nó không đảm bào được những cải tiến đáng kể trong công tác môi trường của
doanh nghiệp . Phương thức tự nguyện này phụ thuộc vào chính doanh nghiệp và những
mục tiêu môi trường mà nó đề ra. EMS sẽ có thành công hoàn toàn nếu không có những
thay đổi cơ bản trong nhận thức của doanh nghiệp về môi trường . Gray et al (1993, trang
299) đã nhận định rằng: " Sự tin tưởng vào khả năng có thể tự giác phát triển cơ chế quản
lý chịu trách nhiệm với môi trường đã được đặt không đúng chỗ".

Nếu một hệ thống EMS được đặt trong một môi trường pháp lý nghiêm ngặt hơn, trong đó
EMS được quy định bởi pháp luật và các mục tiêu môi trường cụ thể của doanh nghiệp
được thiết lập dựa trên văn bản pháp quy do chính quyền ban hành thì EMS sẽ có khả
năng giải quyết hiệu quả hơn những vấn đề môi trường theo định hướng phát triển bền
vững. Ðiều này đã khẳng định sự cần thiết phải thay đổi doanh nghiệp từ trong nội bộ và
phải áp đặt những quy chế về giá trị đạo đức đối với các doanh nghiệp. Ðể có thể thực hiện
được điều này ở quy mô quốc gia, cần có một môi trường kinh tế, pháp luật và chính trị có
sự quan tâm chú ý đến vấn đề của môi trường.

Một vai trò khác của pháp luật là xác định những ảnh hưởng lâu dài của các doanh nghiệp
đã lựa chọn EMS . Một trong những động cơ để các doanh nghiệp thực hiện quản lý môi
trường là thực hiện những quy định của pháp luật chứ không phải do tinh thần trách nhiệm
hay tham vọng " phát triển bền vững". Do đó công tác môi trường chỉ thực sự được cải tiến
nếu các mục tiêu của doanh nghiệp có sự chỉ đạo pháp lý. Ðiều này đảm bảo rằng, mọi
doanh nghiệp sẽ tập trung để đạt được hiệu quả công tác môi trường tốt nhất, tạo ra cơ sở
để đạt được những cải tiến thực sự về môi trường ở mọi doanh nghiệp cũng như mọi
ngành, trong khi đó cũng tạo cơ sở cho công tác quản lý môi trường chiếm được ở quy mô
quốc gia, khu vực và địa phương.

You might also like