You are on page 1of 9

CÂU HỎI ÔN TẬP

LUẬT THƯƠNG MẠI


Chương mở đầu
1. Hành vi thương mại là gì? Sự khác biệt giữa hành vi thương mại và các hành vi dân sự
khác?
Công ty TNHH X có ngành nghề đăng ký kinh doanh là dịch vụ bảo vệ. Công ty A đặt
công ty Y may đồng phục cho nhân viên. Hành vi của công ty A có phải là hành vi
thương mại? Vì sao (không)?
2. Thương nhân là gì? A là nhân viên bán hàng của công ty TNHH X, được phép ký kết các
hợp đồng với khách hàng nhân danh công ty. A có được thừa nhận tư cách thương nhân
không?
3. Hãy sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật sau theo thứ tự hiệu lực pháp lý giảm dần:
A - Nghị định của Chính phủ số 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 Quy định chi tiết Luật
Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc và giới hạn trách nhiệm đối với
thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc
B - Luật Thương Mại
C - Thông tư của Bộ Tài Chính số 73/2003/TT-BTC ngày 31/7/2003 hướng dẫn thực
hiện Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt
Nam
D - Pháp lệnh Trọng Tài Thương Mại
E - Hiến pháp 1992
Chương I: Tổ chức kinh doanh (12 tiết)
Phần A
10. Quy chế trách nhiệm hữu hạn bảo vệ quyền lợi của ai? Vì sao?
Phần B
17. Có mấy loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam? Loại hình doanh
nghiệp nào có tư cách pháp nhân?
18. Ông A là Phó giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh A. Ông A có trở thành Giám đốc hay
thành viên của công ty TNHH X được không? Ông A có mua cổ phiếu của công ty cổ
phần Y trên thị trường chứng khoán được không?
Trường hợp ông A là nhân viên của Sở Kế hoach – Đầu tư?
19. Để thành lập doanh nghiệp có phải chứng minh tài sản hay không?
20. A muốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Pháp luật quy định ngành
nghề này có vốn pháp định là 2 tỷ đồng. A phải làm gì khi đăng ký kinh doanh?
21. Thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành có khuyến khích việc
thành lập doanh nghiệp hay không?
22. Hợp đồng có mục đích phục vụ cho việc thành lập hay hoạt động của một công ty tương
lai có đương nhiên ràng buộc công ty khi nó được cấp giấy chứng nhận đăng ký hay
không? Có đương nhiên bị vô hiệu khi công ty không được thành lập?
23. Giả sử có các trường hợp mà bạn được yêu cầu tư vấn về hồ sơ đăng ký kinh doanh để
thành lập doanh nghiệp:
1. Hồ sơ để đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân kinh doanh cơ sở lưu trú.
2. Hồ sơ để đăng ký thành lập một công ty cổ phần kinh doanh dịch vụ khám chữa
bệnh.
Theo bạn, trong hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có những loại giấy tờ gì? Vì sao?
Được biết theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc kinh doanh cơ sở lưu trú phải
có “Giấy phép xác nhận để điều kiện về an ninh trật tự” và việc kinh doanh dịch vụ
khám chữa bệnh thuộc ngành kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.
Chương II: Hợp đồng
37. Bộ luật Dân sự 2005 có áp dụng cho hợp đồng thương mại hay không? Vì sao (không)?
38. Theo pháp luật hợp đồng, văn bản có phải là hình thức thể hiện thông tin trên giấy?
39. A đề nghị bán cho B 100 đôi giày với giá 10.000.000 đồng. B chấp nhận mua số lượng
giầy đó với giá 9.000.000 đồng. A cho chuyển hàng đến B. B phải trả bao nhiêu tiền cho
số hàng trên?
40. A là trưởng phòng thu mua của công ty X. A ký hợp đồng với một nhà cung cấp mua 10
tấn dầu ăn. Hợp đồng do A ký kết có ràng buộc công ty không? Vì sao (không)?
Tình thế có thay đổi nếu sau đó, Giám đốc của công ty X ký sec thanh toàn tiền hàng
cho nhà cung cấp?
Chương III: Mua bán hàng hóa
42. A đặt hàng 100 đôi giày với một kiểu dáng nhất định. Khi hàng được giao, A nhận được
100 đôi giày có kiểu dáng khác. A có thể làm gì theo quy định của Luật Thương Mại?
43. Công ty X đặt mua của công ty Y 10 xe ô tô là mẫu mới mà Y sẽ sản xuất và tung ra thị
trường vào dịp cuối năm. Hợp đồng giữa X và Y có phải là hợp đồng mua bán hàng hóa?
Vì sao (không)?
44. Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa A và B không có điều khoản về giá cả. Hợp đồng có
thực hiện được không? Vì sao (không)?
Chương IV: Trung gian thương mại
53. So sánh giữa đại diện cho thương nhân và đại lý thương mại?
54. Tại sao nghĩa vụ trung thành là nghĩa vụ có tính quyết định trong quan hệ đại diện cho
thương nhân?
55. Hãy soạn thảo 3 điều khoản để dự liệu trước các tình huống mà người đại diện cho
thương nhân có thể vi phạm nghĩa vụ trung thành?
56. So sánh giữa đại diện cho thương nhân và môi giới thương mại?
Chương VI: Giải quyết tranh chấp tại tòa án
66. Tháng 10 năm 2006, ông Nguyễn Quang Trung, Giám đốc công ty TNHH Tân Đạt có
trụ sở tại Hà Nội, ký hợp đồng mua 1000 tấn gạo của công ty cổ phần Tân Phú có trụ sở
ở An Giang do ông Trần Phi Long là Chủ tịch Hội đồng quản trị làm đại diện. Theo hợp
đồng, Tân Phú có trách nhiệm vận chuyển số gạo trên từ An Giang đến cảng Hải Phòng.
Đầu tháng 11/2006, Tân Phú ký hợp đồng vận chuyển với công ty cổ phần vận tải Biển
Đông chuyên chở số gạo trên đến cảng Hải Phòng. Tuy nhiên, khi tiếp nhận số gạo trên
tại cảng Hải Phòng, Tân Đạt phát hiện toàn bộ số gạo bị ẩm mốc, không đảm bảo chất
lượng như hai bên đã ký kết trong hợp đồng mua bán hàng hóa nên quyết định khởi
kiện.
1. Trong trường hợp này, Tân Đạt phải khởi kiện ra trước Tòa án nào? Tại sao?
2. Hãy xác định các đương sự trong vụ án trên? Ai là người đại diện cho các đương
sự tại Tòa án?
3. Tòa án phải làm gì nếu
i. Trong hợp đồng mua bán giữa Tân Đạt và Tân Phú có thỏa thuận đưa mọi
tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng này được giải quyết tại Trung
tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.
ii. Tân Đạt được triệu tập tham dự phiên tòa sơ thẩm lần thứ hai nhưng vẫn
vắng mật mà không có lý do chính đáng.
Chương VII: Trọng tài thương mại
67. So sánh phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án và tại Trọng tài thương mại?
68. Phân tích những thuận lợi và bất lợi của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
bằng hòa giải?
69. Vai trò của thỏa thuận trọng tài?
Chương VIII: Phá sản
70. Phân tích vai trò của tình trạng phá sản trong luật phá sản?
71. Công ty Cổ phần X lâm vào tình trạng phá sản và bị Tòa án mở thủ tục thanh lý. Ông A
là chủ nợ của khoản nợ 500 triệu đồng, được bảo đảm bằng một bất động sản thuộc sở
hữu của X, bất động sản này sau khi bán đấu giá được 900 triệu đồng. Bà B và ông C là
hai chủ nợ còn lại, không có bảo đảm, mỗi khoản nợ là 500 triệu đồng. X đã trả phí phá
sản, không nợ lương người lao động, không nợ thuế và không còn tài sản nào khác. Các
khoản nợ của ông A và bà B đã đến hạn trả nợ. Khoản nợ của ông C chưa đến hạn.
Tài sản phá sản được phân chia như thế nào?

Bai tap 1

Ngày 26 tháng 6 năm 2005, Công ty TNHH X (Việt Nam) và Công ty Y (Áo) đã ký hợp đồng
mua bán theo đó Công ty Y bán cho Công ty X 1500 MT thép tấm cán nóng theo điều kiện CIF
cảng Hải Phòng, với tổng giá hợp đồng là 370.880 USD, giao hàng vào tháng 7 năm 2005, thanh
toán bằng L/C không ủy ngang có xác nhận, ngày mở chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 2005.
Điều 7 Hợp đồng quy định rằng trong trường hợp chậm trễ giao hàng hoặc không nhận hoặc
nhận được L/C chậm hơn 15 ngày so với ngày hợp đồng quy định thì bên bán/bên mua có quyền
hủy hợp đồng, bên vi phạm phải phải trả một khoản tiền phạt là 5% tổng giá trị hợp đồng cho
bên kia.
Ngày 30 tháng 6 năm 2005, ngày cuối cùng để mở L/C, do sợ không thu xếp kịp việc mở L/C
đúng hạn theo quy định của Hợp đồng nên Công ty X đã gửi Văn thư cho Công ty Y trình bày
khó khăn khách quan của Công ty X và đề nghị xin hủy Hợp đồng số 06/2005 đã được ký giữa
hai bên. Khó khăn khách quan được Công ty X trình bày là Công ty X chưa trả hết tiền nợ cho
ngân hàng nên ngân hàng không mở L/C theo đề nghị của Công ty X.
Công ty Y không trả lời Văn thư này mà sau đó, đến ngày 9 tháng 8 năm 2006, Công ty Y gửi
thư yêu cầu Công ty X nộp phạt 18.544 USD (5%  370.880 USD).
Công ty X gửi thư trả lời rằng việc Công ty X xin hủy hợp đồng đã được thông báo cho Công ty
Y trong một thời hạn hợp lý, cho nên việc làm này không gây thiệt hại nào cho Công ty Y. Mặt
khác, lô hàng này đã có sẵn tại cảng Hải Phòng và đã chào bán cho các công ty khác sau đó mới
chào bán cho Công ty X, cho nên việc Công ty X không kịp mở L/C trong thời hạn quy định của
Hợp đồng và xin hủy hợp đồng trong thời hạn này không cấu thành vi phạm hợp đồng.

1. Công ty TNHH X có được quyền hủy hợp đồng hay không? Khó khăn về tài chính có
phải là căn cứ để miễn trừ trách nhiệm cho việc không thực hiện hợp đồng?

2. Công ty X có thể không nộp tiền phạt hợp đồng dựa trên lập luận rằng việc xin hủy hợp
đồng, không mở L/C không hề gây thiệt hại nào cho Công ty Y?

3. Hãy xác định Tòa án tại Việt Nam mà Công ty Y phải gửi đơn khởi kiện. Biết rằng Công
ty X có trụ sở chính tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
4. Trong hợp đồng có điều khoản trọng tài, trong đó hai bên thỏa thuận “Mọi tranh chấp
phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết chung thẩm tại Trung
Tâm Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt
Nam, theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam”. Tòa án
sẽ làm gì nếu nhận được đơn khởi kiện của Công ty Y?

5. Giả sử vụ việc được giải quyết tại cơ quan trọng tài. Công ty X không hài lòng với quyết
định trọng tài. Công ty X có thể kháng cáo quyết định trọng tài không?

Bai tap 2

Công ty TNHH X (Việt Nam) ký hợp đồng mua của Công ty Y (Nhật Bản) 4000 MT thép phế
liệu. Hợp đồng quy định số lượng và phẩm chất thép phế liệu thực tế sẽ căn cứ vào biên bản
giám định của NKKK (công ty giám định Nhật Bản) tại cảng xếp hàng và biên bản giám định
của Vinacontrol (công ty giám định Việt Nam) tại cảng dỡ hàng. Trong trường hợp dung sai vượt
quá +/- 5 % so với tỉ lệ kích cỡ đã quy định trong hợp đồng theo biên bản giám định của
Vinacontrol và NKKK (như Điều 1 Hợp đồng đã ghi) thì phần hàng có tỷ lệ vượt đó được trả
theo giá 50USD/MT.
Công ty Y đã tiến hành giao cho Công ty X 4.018 MT thép phế liệu. Biên bản giám định của
Vinacontrol tại cảng dỡ hàng kết luận: so với quy định về phẩm chất hàng hóa theo Hợp đồng thì
một phần khối lượng thép được giao không đúng loại quy định hoặc vượt quá tỷ lệ quy định của
hợp đồng, tổng số hàng hóa sai lệch kích cỡ là 2.198 MT. Trong khi đó, dung sai cho phép theo
hợp đồng là 5%: 4.018  5% = 200,929 MT.
Trong thư khiếu nại gửi công ty Y, công ty X nêu rõ:
Theo quy định của hợp đồng, số thép này được tính theo giá 50 USD/MT thay cho giá hợp đồng
là 137 USD/MT.
Số lượng thép Công ty Y giao đúng quy định của hợp đồng là:
4.018 MT – (2.198 – 200,929) MT = 2.020,929 MT
Số tiền mà Công ty X phải trả theo kết quả giám định thực tế của Vinacontrol là:
1.997,071 MT  50 USD/MT = 99.853,55 USD
2.020,929 MT  137 USD/MT = 276.876,27 USD
Tổng cộng là 376.720,82 USD
Vì Công ty X đã trả cho Công ty Y tổng số tiền hàng 561.152 USD nên Công ty Y phải hoàn trả
lại cho công ty X số tiền:
561.152 USD – 376.720,82 USD = 184.431,18 USD
Công ty Y từ chối không hoàn trả số tiền nói trên. Trong thư trả lời khiếu nại, Công ty Y cho
rằng:
Hợp đồng mua bán thép giữa Công ty Y và Công ty X thực chất là trên cơ sở hợp đồng ủy thác
nhập khẩu của Công ty Z Việt Nam cho Công ty X. Và vì vậy, Công ty Z mới thực chất là người
có nhu cầu mua số thép phế liệu nói trên để cán lại nên trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng,
Công ty Y đã thương lượng trực tiếp với công ty Z và giao hàng theo sự hướng dẫn của công ty
Z.
Trên thực tế, số thép được giao mà Công ty X coi là “không đúng tiêu chuẩn” lại đắt hơn loại
hàng quy định trong hợp đồng, cho nên công ty Z đã quyết định nhận lô hàng này trên cơ sở sự
thỏa thuận của Công ty Z và Công ty Y. Vì thế, Công ty X không có lý do gì để khiếu nại về việc
này.

1. Giao hàng sai lệch tỷ lệ kích cỡ như vậy có phải là vi phạm hợp đồng của công ty Y đối
với công ty X hay không?

2. Những thỏa thuận giữa Công ty Y và Công ty Z có ràng buộc đối với Công ty X hay
không? Việc Công ty Z thỏa thuận với công ty Y chấp nhận lô hàng có phải là sự sửa
đổi, bổ sung đối với Hợp đồng mua bán thép phế liệu về kích cỡ của hàng hóa hay
không?

Giảng viên
• Trịnh Thục Hiền
 LL.B., Đại Học Luật TP. HCM
 LL.M., Catholic University Leuven
 Khoa Kinh Tế - Đại học Nông Lâm TP. HCM
 Email: hientrinh25@yahoo.com, hien.law@gmail.com

Họ và tên :
Mã số sinh viên :

Đại Học Nông Lâm TP.HCM


Khoa Kinh Tế
Năm học 2007 – 2008

LUẬT THƯƠNG MẠI


ĐỀ THI MẪU

Ngày 20 tháng 6 năm 2008

Trịnh Thục Hiền, LL.M

ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN TRƯỚC KHI LÀM BÀI

1. Thời gian làm bài: 100 phút


2. Bài thi gồm có 4 câu hỏi.
3. Sinh viên được tham khảo tài liệu để làm bài. Tài liệu bao gồm văn bản viết tay, đánh
máy hoặc in. Không sử dụng tài liệu dưới dạng dữ liệu điện tử.
4. Bài thi gồm 6 trang. Hãy ghi đầy đủ tên họ và mã số sinh viên ở đầu mỗi trang.
5. Anh/Chị chỉ được viết trong phạm vi phần trả lời cho từng câu hỏi. Nên nhớ một câu trả
lời chính xác và đi đúng vào trọng tâm câu hỏi sẽ được điểm cao hơn một câu trả lời dài
dòng và lan man.
6. Đừng tập trung quá nhiều vào một câu hỏi: cố gắng phân bố thời gian hợp lý.
7. Lập luận cho câu trả lời của mình và nếu có thể, chỉ rõ càng nhiều càng tốt những tài liệu
tham khảo như các điều luật và bài đọc để bảo vệ cho lập luận của mình.
8. Viết rõ ràng. Những gì không thể đọc được sẽ không được chấm điểm.

CHÚC MAY MẮN!

CÂU 1: TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN


“Lý thuyết về doanh nghiệp giúp chúng ta hiểu lý do tại sao hoạt động kinh tế được tổ chức trong các doanh nghiệp,
nhưng không giải thích lý do khiến phần lớn các doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu
hạn hay công ty cổ phần (từ đây sẽ được gọi chung là công ty trách nhiệm hữu hạn, để phân biệt với doanh nghiệp
hợp danh và doanh nghiệp cá thể - ND). Bằng chứng là những doanh nghiệp sử dụng các yếu tố đầu vào chủ yếu là
lao động nhiều hơn so với vốn, thường sẽ hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp hợp danh hay doanh nghiệp cá thể
chứ không phải là công ty trách nhiệm hữu hạn. Hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn về cơ bản là một
phương pháp để giải quyết những vấn đề mà doanh nghiệp phải đối phó khi huy động những số lượng vốn
lớn1.”

Hãy phân tích quy chế trách nhiệm hữu hạn của cổ đông (người sở hữu phần vốn góp trong công
ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn) để làm rõ nhận định trên.

CÂU 2: THỊT BÒ NHẬP KHẨU VÀO HÀN QUỐC


Hàn Quốc thiết lập cơ chế bán lẻ song song đối với thịt bò, theo đó, các cửa hàng thịt và siêu thị
trong nước muốn bán thịt bò nhập khẩu phải có giấy phép riêng biệt do cơ quan quản lý thị
trường cấp, khi bán phải để thịt bò nhập khẩu và thịt bò nội địa tại các quầy thịt riêng biệt và
phân biệt rõ ràng bằng biển ghi chú “Quầy thịt nhập khẩu đặc chủng”. Mỹ và Úc là hai nước
nhập khẩu chủ yếu thịt bò vào Hàn Quốc đã đưa vụ việc này ra cơ quan giải quyết tranh chấp của
WTO. Được biết GATT 1994 có quy định về quy chế đãi ngộ tối huệ quốc và đối xử quốc gia.
Mỹ và Úc sẽ phải lập luận như thế nào để cho rằng Hàn Quốc đã vi phạm luật lệ của WTO?
CÂU 3: BÍ MẬT KINH DOANH SẢN XUẤT THẢM XƠ DỪA
Ông Thanh phát minh và đã đăng ký bảo hộ cách chế tạo thảm xơ dừa và đang tìm cách ứng
dụng vào sản xuất kinh doanh. Trong khi thảo luận với ông Bình về cách bán sản phẩm, ông đã
tiết lộ một bí mật kinh doanh về công nghệ mới để cột các sợi sơ dừa theo hình chữ V, làm thảm
có kết cấu bền hơn. Sau khi thảo luận không thành công, ông Bình đã tự mình sản xuất ra thảm
xơ dừa có kết cấu như ông Thanh mô tả. Ông Thanh đã kiện ông Bình về “ăn cắp ý tưởng”.
Ông Thanh có khả năng thắng kiện không?
CÂU 4: HỢP ĐỒNG MUA BÁN THÉP PHẾ LIỆU
Công ty TNHH X (Việt Nam) ký hợp đồng mua của Công ty Y (Nhật Bản) 4000 MT thép phế
liệu. Hợp đồng quy định số lượng và phẩm chất thép phế liệu thực tế sẽ căn cứ vào biên bản
giám định của NKKK (công ty giám định Nhật Bản) tại cảng xếp hàng và biên bản giám định
của Vinacontrol (công ty giám định Việt Nam) tại cảng dỡ hàng. Trong trường hợp dung sai vượt
quá +/- 5 % so với tỉ lệ kích cỡ đã quy định trong hợp đồng theo biên bản giám định của
Vinacontrol và NKKK (như Điều 1 Hợp đồng đã ghi) thì phần hàng có tỷ lệ vượt đó được trả
theo giá 50USD/MT.
Công ty Y đã tiến hành giao cho Công ty X 4.018 MT thép phế liệu. Biên bản giám định của
Vinacontrol tại cảng dỡ hàng kết luận: so với quy định về phẩm chất hàng hóa theo Hợp đồng thì
một phần khối lượng thép được giao không đúng loại quy định hoặc vượt quá tỷ lệ quy định của
hợp đồng, tổng số hàng hóa sai lệch kích cỡ là 2.198 MT. Trong khi đó, dung sai cho phép theo
hợp đồng là 5%: 4.018  5% = 200,929 MT.
Trong thư khiếu nại gửi công ty Y, công ty X nêu rõ:
Theo quy định của hợp đồng, số thép này được tính theo giá 50 USD/MT thay cho giá hợp đồng
là 137 USD/MT.
Số lượng thép Công ty Y giao đúng quy định của hợp đồng là:
4.018 MT – (2.198 – 200,929) MT = 2.020,929 MT
Số tiền mà Công ty X phải trả theo kết quả giám định thực tế của Vinacontrol là:
1.997,071 MT  50 USD/MT = 99.853,55 USD
2.020,929 MT  137 USD/MT = 276.876,27 USD
Tổng cộng là 376.720,82 USD
Vì Công ty X đã trả cho Công ty Y tổng số tiền hàng 561.152 USD nên Công ty Y phải hoàn trả
lại cho công ty X số tiền:
561.152 USD – 376.720,82 USD = 184.431,18 USD
Công ty Y từ chối không hoàn trả số tiền nói trên. Trong thư trả lời khiếu nại, Công ty Y cho
rằng:
Hợp đồng mua bán thép giữa Công ty Y và Công ty X thực chất là trên cơ sở hợp đồng ủy thác
nhập khẩu của Công ty Z Việt Nam cho Công ty X. Và vì vậy, Công ty Z mới thực chất là người
có nhu cầu mua số thép phế liệu nói trên để cán lại nên trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng,
Công ty Y đã thương lượng trực tiếp với công ty Z và giao hàng theo sự hướng dẫn của công ty
Z.
Trên thực tế, số thép được giao mà Công ty X coi là “không đúng tiêu chuẩn” lại đắt hơn loại
hàng quy định trong hợp đồng, cho nên công ty Z đã quyết định nhận lô hàng này trên cơ sở sự
thỏa thuận của Công ty Z và Công ty Y. Vì thế, Công ty X không có lý do gì để khiếu nại về việc
này.

1. Giao hàng sai lệch tỷ lệ kích cỡ như vậy có phải là vi phạm hợp đồng của công ty Y đối
với công ty X hay không?
2. Những thỏa thuận giữa Công ty Y và Công ty Z có ràng buộc đối với Công ty X hay
không? Việc Công ty Z thỏa thuận với công ty Y chấp nhận lô hàng có phải là sự sửa đổi,
bổ sung đối với Hợp đồng mua bán thép phế liệu về kích cỡ của hàng hóa hay không?

1 Richard Posner, “Những vấn đề trong việc tài trợ cho các dự án kinh doanh mạo hiểm” – Bài
đọc trong Chương trình Giảng dạy Kinh Tế Fulbright, niên khóa 2004 - 2005

You might also like