You are on page 1of 7

Xây dựng phong cách lãnh đạo

Quản trị không đơn thuần giống như việc xử lý một đơn đặt hàng. Một trong những
yếu tố quan trọng để xây dựng phong cách lãnh đạo, đó là nhân cách và
uy tín. Những nhân tố khác như tình thương, sự nhạy cảm, tính độ lượng
và nhân từ cũng là những yêu cầu rất quan trọng.

Người phải chịu trách nhiệm cho mọi thành công cũng như thất bại của
một công ty luôn luôn là người đứng đầu công ty đó. Bất kể qui mô của
công ty lớn hay nhỏ, người lãnh đạo luôn tập hợp được một đội ngũ lãnh đạo, một đội ngũ

các cá nhân đi cùng một hướng và hoạt động như một tổ chức thống nhất trong quan hệ với khách
hàng cũng như người cung cấp. Khi đội ngũ này thực hiện thành công các công việc, người lãnh đạo sẽ
được trọng vọng; nhưng khi công việc đổ bể, chính anh ta sẽ là người hứng chịu mọi hậu quả.

Tính nhân vǎn

Chọn lựa và đào tạo các thành viên một cách hợp lý là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của
nhà quản trị. Điều này đòi hỏi không những kinh nghiệm kinh doanh thực thế mà cả tình thương, sự
nhạy cảm, tính rộng lượng hay nói gọn lại trong một từ, là tính nhân vǎn.

Nếu tính nhân vǎn là một yếu tố quan trọng trong những đội ngũ quản trị, vậy thì có cách nào để một
nhà lãnh đạo có thể chắc chắn rằng các đồng nghiệp của mình không chỉ hứa hẹn suông về công việc
chung trong quản lý mà thực sự coi đó là công việc hàng ngày và dùng nó như một thước đo cho hiệu
quả công việc của mình?

Helmut Maucher, một nhà quản lý kỳ cựu của công ty Nestle SA, đã đưa ra câu trả lời về các đặc điểm
của một nhà quản lý mạnh mẽ. Ông ta đã từng quan sát và nhận thấy rằng: nhân cách, tinh thần trách
nhiệm và sự thông minh - những yếu tố đã được khẳng định trong suốt hơn một nghìn nǎm nay - vẫn là
những đặc điểm phổ biến của một nhà lãnh đạo. Thêm vào đó, ông Maucher cho rằng các tính cách
khác cũng có thể góp phần nâng cao kỹ nǎng quản trị: đầu tiên, đó là sự nhuần nhuyễn giữa lòng quả
cảm, tinh thần thép và sự bình tĩnh; và sau đó là khả nǎng giao tiếp đối nội và đối ngoại.

Alfred Herrhausen, một thành viên hội đồng quản trị của ngân hàng Duetsche Bank AG, nói "Một nhà
quản trị giỏi phải nói những điều mình nghĩ, làm những điều mình nói, và đạt được điều mình muốn".
Khi tính nhân đạo được truyền đi từ cấp cao nhất, nó sẽ len lỏi vào tất cả mọi cấp bậc, ngóc ngách và
phát huy hiệu quả của mình.

Nói một cách đơn giản, những nhà quản trị muốn thành công trong một thế giới thông tin, dựa trên
kiến thức thì phải có khả nǎng giao tiếp với những đồng nghiệp của mình.

Trong những thời điểm khó khǎn, nhà quản trị phải có khả nǎng thiết lập những qui định rõ ràng. Còn
trong công việc kinh doanh hàng ngày, người đó phải hết sức thận trọng trong việc truyền đạt ý kiến và
tiếp thu phản hồi từ những nhân viên của mình bởi đây là những người có kiến thức sâu rộng và sẽ là
những người không thể thiếu được cho sự tồn vong của công ty.

Khả nǎng giao tiếp tốt được dựa trên những yếu tố thống nhất trong tính nhân vǎn - tình thương, sự
nhạy cảm, tính độ lượng và nhân từ. Người lãnh đạo thành công nhất là người có tầm nhìn rộng rãi bao
trùm không chỉ những vấn đề về tài chính mà cả những kiến thức vǎn hoá. Người lãnh đạo này phải
nhận biết được những tài nǎng đặc biệt của nhiêù người khác nhau và luôn tôn trọng những nhu cầu
của họ. Anh ta cũng phải đặt những mối quan hệ và sự độc lập của những nhân viên này trong một mối
tổng hoà mang tính xã hội ngay trong khuôn khổ chính công ty của mình. Để làm được điều đó, tức là
phát huy tối đa khả nǎng và nǎng lực của các thành viên trong đội ngũ của mình, nhà quản trị cũng
phải biết được những âm mưu tồn tại trong nơi làm việc của mình. Tất cả những điều đó đòi hỏi một
người phải làm việc cật lực để nắm được những kỹ nǎng quản trị cần thiết vượt xa khỏi khuôn khổ của
việc phân tích một bản báo cáo tài chính.

Khó khǎn lớn nhất đối với khả nǎng liên kết và giao tiếp của một nhà lãnh đạo cấp cao nhất chính là
một doanh nghiệp có sự liên kết và quan hệ nội bộ phức tạp. Một nhà lãnh đạo tài giỏi phải là một
người thành công trong việc hợp nhất các yếu tố. Và kiểu lãnh đạo đó đòi hỏi phải có nǎng lực về mặt
xã hội. Lãnh đạo ngày nay không còn là việc ra lệnh và hướng dẫn mà mấu chốt là có được và sử dụng
được khả nǎng thuyết phục người khác. Nhân cách, hay uy tín chính là yếu tố tiên quyết để xây dựng
kỹ nǎng này.

Nǎng lực về mặt xã hội

Nǎng lực về mặt xã hội là khả nǎng động viên, thấu hiểu nhiều quan điểm khác nhau (thậm chí đối lập)
và điều khiển một số kiểu cá tính (và tình cảm). Những tiêu chí này là nền tảng cho tinh thần đồng đội,
cho sự bình đẳng trong một tổ chức thành công.

Vậy làm cách nào để một nhà quản trị có được một nǎng lực về xã hội tốt - kỹ nǎng quản trị có thể
khiến cho kết quả công việc của 1 người này vượt trội hơn công việc của cả một nhóm nhiều người?

Hiện nay "nǎng lực về mặt xã hội" là một trong những thuật ngữ đang rất được ưa chuộng và lạm
dụng, vì thế nhanh chóng mất đi ý nghĩa thực tế. Tuy nhiên, điều đó không làm giảm giá trị của thuật
ngữ này. Tại Mỹ, các nhà quản trị được đánh giá rất cao khi nghiên cứu những ứng dụng khác nhau
của nǎng lực xã hội và nhờ luyện tập thành thạo kỹ nǎng này mà việc được cất nhắc lên những vị trí
quan trọng hơn trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Người ta có thể luyện tập để có được nǎng lực xã hội qua những chương trình chính thức hoặc có thể
bằng nhiều cách khác nhau, như việc tham gia vào một cơ quan cứu hoả của địa phương chẳng hạn. Dù
theo cách nào thì những bài học đều là những kinh nghiệm đến từ việc đối mặt với những vấn đề thực
tế trong xã hội - với những người thuộc nhiều tầng lớp và hoàn cảnh khác nhau - ở nhiều phương diện
đặc biệt trong công việc chuyên môn.

Các nhà quản lý có thể bǎn khoǎn khi nào (và bằng cách nào) có thể tiếp thu được nǎng lực xã hội này.
Chương trình học của các trường đại học, những trường kinh doanh danh tiếng thì không coi trọng lắm
trong khi nhu cầu thời gian của công việc hàng ngày khiến cho cơ hội có thêm những kinh nghiệm xã
hội trở nên hiếm hoi. Tuy nhiên, dù cǎng thẳng đến mức nào thì những nhà quản trị mong muốn thǎng
tiến trên bước đường kinh doanh cũng phải tìm cho mình thời gian để tập hợp được hững kinh nghiệm
phong phú và đa dạng. Kết quả của công việc học tập này là vô giá và, nói chung, làm tǎng khả nǎng
ứng xử trong những điều kiện xã hội đa dạng trong môi trường làm việc chuyên môn sau này.

Tham gia hoạt động thể thao, vǎn hoá là một cách hiệu quả để nâng cao nǎng lực xã hội.

Lấy ví dụ như khi ta theo dõi một diễn viễn nghiệp dư trong nhà hát địa phương. Khi diễn xuất, diễn
viên này phải bày tỏ, diễn xuất theo nhiều loại tính cách khác nhau, đôi khi trái ngược hẳn với tính
cách của mình. Diễn viên đó luôn phải phục tùng ý muốn của đạo diễn, suy nghĩ và hành động cho phù
hợp với cả nhóm cộng sự. Trong cuốn "45 nǎm làm việc cùng Philips: cuộc đời của một nhà công
nghiệp", cuốn hồi ký xuất bản nǎm 1976, nhà doanh nghiệp người Hà Lan Frits Philips kể về thời sinh
viên của mình. Câu chuyện của ông là câu chuyện về việc tự giáo dục mình, xoá bỏ sự tự ti và nhận
thức được rằng không ai là không có sai lầm trong cuộc đời này. Câu chuyện của Philips phù hợp với
triết lý "hình mẫu T", một triết lý mô tả những yếu tố về xã hội và giáo dục cấp thiết cho một nhà
quản trị thành công. Đường kẻ ngang tượng trưng cho sự dồi dào về giáo dục; đường kẻ dọc tượng
trưng cho chiều sâu trong một lĩnh vực nhất định nào đó. Việc tập trung và tǎng cường chiều sâu cho
kiến thức nhất định đó là hết sức cần thiết. Nhưng cũng không kém phần quan trọng là việc có được
một kiến thức rộng lớn, điều cho phép một nhà quản trị có một cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn.

<< Trở lại

Xây dựng phong cách lãnh đạo (Phần II)


(VDC/vhy 17/4/2002)

Sự giáo dục toàn diện

Một nền giáo dục về kinh doanh chứa đựng cả những kiến thức không thuộc lĩnh vực kinh tế có thể tạo
ra 1 nǎng lực xã hội làm cơ sở cho khả nǎng lãnh đạo bằng tinh thần nhân vǎn. Đơn cử, nhiều bộ phận
trong hệ thống giáo dục của nước Đức (vốn rất chú trọng đến tính chuyên sâu) đang theo đuổi một
chương trình nghiên cứưu tổng hợp hơn, nhấn mạnh đến bề rộng nhiều hơn. Trường Đại học Erfurt,
một nươi tự mệnh danh là một "phòng thí nghiệm cho sự phát triển của hệ thống đại học" đòi hỏi các
sinh viên phải hoàn thành một chương trình "cơ bản" chiếm 20% toàn bộ khoá học. Bên cạnh chương
trình cốt lõi đó, trường đại học này còn khuyến khích các sinh viên tự xây dựng cho mình một kiến
thức rộng về nhiều lĩnh vực. Người sáng lập ra ngôi trường này, giáo sư Peter Glotz, giải thích: "Các
sinh viên của chúng tôi nghiên cứu về thực tiễn nghề nghiệp. Họ học cách xây dựng những kỹ nǎng xã
hội và nhân vǎn. Tuy nhiên, họ biết rằng như thế vẫn chưa đủ. Vào một thời gian nào đó sau này, họ sẽ
quay trở lại trường để kết thúc hoàn toàn công việc nghiên cứu của mình. Tương tự, các trường đại học
tư khác như trường Kinh doanh châu Âu cũng đã uỷ quyền đào tạo nhiều khoá học cho một số trường
đại học ở những khu vực nói tiếng Anh hay tiếng Pháp. Bằng cách này, họ mang đến những kinh
nghiệm về mặt giáo dục và vǎn hoá - điều chắc chắn sẽ hết sức cần thiết trong việc mở rộng kiến thức
cho các sinh viên.

Trong tình hình các công ty trên toàn thế giưới đang phải đối mặt với sự đa dạng về vǎn hoá, điều kiện
sống cũng như làm việc, bất kỳ công ty nào cũng dễ dàng nhận thấy lợi thế của một nền tảng giáo dục
toàn diện. Trong thực tế, nền tảng này sẽ hình thành một tư duy kinh doanh vững chắc giúp giới lãnh
đạo duy trì, nghiên cứu và tận dụng những giá trị vǎn hoá của nhiều thị trường khác nhau trên thế giới.
Chẳng hạn tại châu A', những công ty mới gia nhập thị trường đều nhận thấy cần phải nghiên cứu kỹ
sự phát triển các quan hệ kinh doanh sau hàng thập kỷ giao lưu buôn bán của thị trường đó. Những nhà
lãnh đạo trưởng thành từ những trường đại học có chương trình đào tạo toàn diện và ít tập trung vào
kinh doanh hơn thường có thể có tầm nhìn xa hơn từ 15 đến 20 nǎm. Tất nhiên, sự tập trung của
chương trình đào tạo phải bảo đảm được tính hiệu quả; nhưng bên cạnh đó, họ sẽ thực hiện công việc
của mình thành công hơn nếu họ có một kiến thức đầy đủ về kinh doanh và hiểu được hậu quả của
những hành động của mình.

Một lần nữa, khả nǎng lãnh đạo tốt được bắt nguồn không chỉ ở kiến thức chuyên môn sâu sắc mà ở cả
sự am hiểu rộng rãi một số những quy luật khác nhau. Và một người lãnh đạo có nǎng lực không bao
giờ ngừng học hỏi. Các kỹ nǎng quản trị phải thay đổi để phù hợp với từng thời điểm và điều kiện khác
nhau. Kinh nghiệm này chắc chắn không thể thiếu được đối với những nhà quản trị trẻ, nắm vững
thông tin, tự tin, sáng tạo và nỗ lực đổi mưới - những con người tiêu biểu của thời đại thông tin ngày
nay.
Một nhà quản lý hàng đầu trong kỷ nguyên mới này phải có khả nǎng đưa ra một viễn cảnh cho tương
lai của doanh nghiệp mình. Đặc biệt, những điều họ cần phải có khả nǎng thực hiện là:
- Nhận thức rõ và thực thi những nhiệm vụ trung tâm của một doanh nghiệp.
- Điều chỉnh những nhiệm vụ trung tâm đó để đáp ứng được những thay đổi trong nhu cầu của công
việc kinh doanh.
- Cụ thể hoá được những thế mạnh chính yếu của doanh nghiệp vào các sản phẩm, dịch vụ và tiếp theo
là phát triển chúng xa hơn nữa.
- Hiểu được một cách rõ ràng những thành tựu của công ty và có khả nǎng sử dụng linh hoạt các thế
mạnh riêng biệt của nó thông qua cạnh tranh một cách toàn diện.
Những viễn cảnh này không được cố định mà cần bao hàm được những qui trình nǎng động trong đó
luôn luôn có sự thay đổi. Những lời tuyên bố chung về hình ảnh của doanh nghiệp nếu không linh hoạt
sẽ không mang lại lợi ích và chỉ có hại mà thôi. Biện pháp tốt nhất để tránh rủi ro đó là một chút dũng
cảm và sự sẵn sàng lắng nghe - một cách suy nghĩ của người lãnh đạo thực sự: sự tiếp thu những ý
kiến phê bình và sẵn sàng sửa chữa. Sự nguy hiểm thực sự nằm ở chỗ tự khép mình lại và hành động
một cách ngoan cố chỉ bởi vì không muốn công nhận lỗi lầm của mình.

Tất nhiên, việc thay đổi bản tuyên bố chung về hình ảnh của doanh nghiệp đòi hỏi sự dũng cảm công
nhận việc mình đã làm là sai. Và có một sự liên quan trực tiếp giữa việc không thể tiếp thu những lời
phê bình và sự thủ cựu, ngoan cố theo một cơ cấu quản trị tập trung cũ kỹ theo dạng hình chóp như
trước kia. Đáng ngại hơn, khi một nhà quản trị ở một bậc càng cao trong cơ cấu tập trung hình chóp đó
thì họ càng khó khǎn khi thừa nhận sai lầm trước các đồng nghiệp - những người có nhiều khả nǎng là
vật cản cho anh ta trên bước đường danh vọng. Tuy nhiên, cách xử sự cao thượng vẫn luôn tồn tại.
Ông Jyrgen Schempp đã từng dũng cảm thừa nhận một cách công khai vụ đầu tư thất bại của Daimler
Chrysler AG vào Fokker cũng như vai trò chủ chốt của ông ta trong quyết định đầu tư đó. Ông
Schempp đã hứng chịu tất cả những lời chỉ trích dành cho toàn ekip làm việc của mình. Và, cuối cùng,
hành động dũng cảm này đã nhận được sự khen ngợi của công ty cũng như dư luận.

Kết hợp giá trị và vǎn hoá

Một thực tế đã được thừa nhận, đó là sự liên tục trong quản trị là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển
của công ty.

Sự quản trị vững mạnh, đó là: việc liên tục duy trì các giá trị và những mục tiêu được xác định một
cách rõ ràng cần phải trở thành một phần không thể tách rời của doanh nghiệp nhằm khiến nó không bị
mất đi qua các nhiệm kỳ của các nhà lãnh đạo khác nhau. Sự liên tục này chỉ có thể đạt được nếu toàn
bộ đội ngũ lãnh đạo coi các giá trị và mục tiêu trên là những nhân tố thiết yếu của sự thành công trong
dài hạn. Sự lãnh đạo mang tính nhân vǎn tập trung trái tim và khối óc của mỗi con người trong công ty.
Tất nhiên, đầu tiên nó phải bao gồm cả nền tảng gồm có các nhân viên và những nhà quản trị - những
người định hướng cho doanh nghiệp, nhưng nó cũng có thể gồm cả những nhà sản xuất hàng hoá, nhà
buôn, nhà cung cấp dịch vụ và các đối tác kinh doanh khác.

Bạn có thể nhận ra được vǎn hoá ứng xử của một doanh nghiệp thông qua cách cư xử của những con
người trong doanh nghiệp đó và thông qua khả nǎng hợp tác với các đối tác của họ: các nhân tố như sự
ưu việt, sự hiểu biết xã hội, sự linh hoạt, việc được đánh giá cao, sự sẵn sàng tiếp thu ý kiến và tinh
thần đồng đội cho thấy một hình mẫu vǎn hoá doanh nghiệp tích cực; ngược lại, các yếu tố như sự
quan liêu, bất công, trịch thượng, ngạo mạn và cứng nhắc cho thấy mặt tiêu cực của vǎn hoá doanh
nghiệp.

Ba tài sản lớn nhất của vǎn hoá doanh nghiệp đó là sự công bằng, bình đẳng và độc lập. Sự công bằng
là một phần cấu thành của mọi nền dân chủ và các tổ chức được xây dựng trên tinh thần dân chủ. Bình
đẳng là sự cân đối giữa những người bình thường và những người yếu kém hơn, không đối xử dựa trên
lợi thế của riêng cá nhân nào và công nhận những thành tựu của những người làm việc tốt hơn. Sự độc
lập là nền tảng cho sự tự do trong việc xây dựng và truyền đạt ý kiến của bất kỳ một người nào và cho
tinh thần trách nhiệm. Một người lãnh đạo cao cấp thành công phải là người luôn tạo được lòng tin
trong cấp dưới đối với những mục tiêu chung, trước hết là thông qua cách cư xử của anh ta và sau đó
là thông qua các biện pháp khắc phục sai lầm mỗi khi có cách xử sự không hợp lý.

Khi đặt trong hoàn cảnh sức ép rất lớn của công việc hàng ngày và một nhiệm kỳ ngắn ngủi của một
viên chức quản trị cao cấp, việc thiết lập một nền tảng vǎn hoá doanh nghiệp, cải tạo phát triển và duy
trì nó đòi hỏi phải xác định rõ được những ưu tiên cần phải làm. Sau đây là những việc tối cần thiết:
- Xác định rõ các giá trị vǎn hoá.
- Đặt mục tiêu cho việc giáo dục và đào tạo phải tạo ra được những chuyên gia có kiến thức rộng trong
đội ngũ lãnh đạo.
- Tiến hành các chương trình tiếp xúc cho phép ban lãnh đạo có thể chuyển tải hình ảnh của công ty tới
các tổ chức bên trong và ngoài doanh nghiệp.
Để biến cả ba ưu tiên trên từ kế hoạch trở thành hiện thực và sau đó là biến vǎn hoá doanh nghiệp trở
thành một phần của tư duy quản lý hàng ngày trong doanh nghiệp, đòi hỏi một tập hợp những kỹ nǎng
lãnh đạo hiện đại. Một chuyên gia thông tin có kinh nghiệm chính trị phong phú của Đức nói về những
yêu cầu về mặt giáo dục của những nhà quản trị hàng đầu: "Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng sẽ có những
giám đốc ngân hàng bắt tay vào nghiên cứu lĩnh vực khảo cổ học. Hai lĩnh vực trên đều có chung một
số những đòi hỏi cơ bản: khả nǎng giao tiếp, các kỹ nǎng xử lý những tình huống phức tạp; một khả
nǎng làm chủ ngôn ngữ và khả nǎng tận dụng tối đa khoa học máy tính. Tuy nhiên, tôi không tin rằng
các trường đại học lại có thể dạy tất cả những kỹ nǎng cần thiết để sinh viên có thể thành công trong
một xã hội số hoá hiện nay. Sự học hỏi đó phải diễn ra trong quá trình làm việc thực tiễn".

Xây dựng phong cách lãnh đạo (phần cuối)


(VDC/nvt 2/5/2002)

Giao tiếp mở

Tốc độ thay đổi của doanh nghiệp buộc các nhà quản lý phải ra quyết định nhanh. Tốc độ những quyết
định này được truyền đạt chính là điều quyết định sự hiệu quả trong dài hạn của doanh nghiệp. Những
quyết định nhanh chóng sẽ chuẩn xác hơn nhiều nếu những thông tin liên quan có mặt trên bàn làm
việc (hoặc trên màn hình máy tính) của những người cần có nó khi họ có nhu cầu.

Quản trị dựa vào kiến thức và những hệ thống thông tin có hiệu quả là những công cụ quản lý vô giá -
điều không thể thiếu trong việc kiểm soát những thay đổi đang diễn ra. Một cách tự nhiên, nǎng lực
của việc giao tiếp trong doanh nghiệp được tổ chức tốt đặc biệt cần thiết trong suốt những quá trình sát
nhập, mua lại. Tuy nhiên ngay cả trong những lúc có ít sức ép và sự thay đổi, việc giao tiếp một cách
hiệu quả cũng hết sức quan trọng. Trong những cơ cấu và mạng lưới phi tập trung, các nhu cầu về
thông tin cho nhân viên đã thay đổi đáng kể và các đội ngũ lãnh đạo cao cấp phải chú ý tới những đòi
hỏi mới. Tất nhiên, điều đó dễ dàng hơn trong trường hợp tin đưa ra là một tin tốt lành. Nhưng giao
tiếp mở phải tiếp tục thậm chí trong trường hợp ngược lại. Lợi thế của việc công khai hoàn toàn đó là
những người nhận được tin xấu có thể đương đầu một cách tốt hơn với những thay đổi nếu họ được
thông tin một cách công khai và thẳng thắn về tình trạng của mình, về việc cần phải làm gì để giải
quyết điều đó.

Là một công ty toàn cầu có hoạt động rộng khắp trên cả nǎm châu lục, có bề dày lịch sử và vǎn hoá,
DaimlerChrysler đã xác định giao tiếp là một công cụ lãnh đạo và là động lực trung tâm cho 420.000
nhân viên trên 5 châu lục của mình. Họ có một chương trình truyền hình được phát bằng 7 thứ tiếng tới
452 địa điểm. Chương trình 20 phút hàng ngày bao gồm những tin tức theo chủ đề và các lĩnh vực
khác nhau. Tại 260 địa điểm, họ chào những bản tin giấy bổ sung thông qua truyền hình.
DaimlerChrysler nhận ra rằng công việc lãnh đạo phải cần tới những công cụ truyền thông hiện đại
như các kênh phân phối thông tin. Tuy vậy, xe ô tô lại chỉ là một phần của những thông tin mà họ đưa
ra. Những thông tin phức tạp, khó hiểu không thể thay thế được cho những ý nghĩ cá nhân và những
thông điệp.

Đôi lúc, hoàn toàn chân thật là điều không thể thực hiện được mặc dù mục đích luôn luôn là hướng
đến điều tốt nhất. Luật lệ trong các công ty dân chủ nhất giới hạn luồng thông tin trong suốt những tình
huống kinh doanh bất thường. Trong thực tế, trong nhiều trường hợp sáp nhập và khủng hoảng, các qui
định đòi hỏi giới lãnh đạo phải giữ im lặng. Tuy nhiên, tại những doanh nghiệp mà vǎn hoá không
được phổ biến cho tất cả nhân viên, những nhân viên giỏi, những người thuộc cấp quản trị thứ 2, thứ 3
có thể không chú ý nhiều đến các qui định về bảo mật thông tin. Chương trình hành động của họ, trong
khi đó, lại mang tính cá nhân hơn rất nhiều: Họ cho rằng việc thông báo cho phương tiện thông tin đại
chúng trước sẽ đem lại cho những lợi thế bằng cách hướng ý kiến của các phương tiện thông tin đó vào
việc chống lại những người thù địch mình. Một công ty càng lớn thì việc định hướng những giá trị
chung một cách rõ ràng càng trở nên khó khǎn hơn, sự chung thành với những nguyên tắc cũng giảm
hơn và sự tuân thủ các quy định cũng càng không được đảm bảo.

Bên cạnh những nhu cầu do các trường hợp quan trọng cụ thể, thông tin là một công cụ lãnh đạo
không thể thay thế. Thông điệp chỉ đơn giản như sau: Các nhà quản trị muốn giảm sự bất hoà nội bộ
phải khép mình lại. Họ phải có được những cuộc nói chuyện trực tiếp với tất cả mọi loại nhân viên và
các đối tác bên ngoài. Sự truyền đạt tính nhân vǎn - tình thương, lòng độ lượng, sự nhạy cảm và sự
nhân từ - là một công cụ hết sức hiệu quả.

Vấn đề thực sự ở đây chính là phẩm chất và sự thuần nhất trong suy nghĩ - điều có thể tạo ra những giá
trị lâu bền. Sự ảnh hưởng lâu dài của bất kỳ một nhà quản trị nào, thành công hay còn khiếm khuyết,
rõ ràng là sự phản ánh mức độ tác động của tính nhân vǎn lên cách suy nghĩ của người đó và phản ánh
sự ổn định của quan điểm đó là như thế nào.

7 bước để có được sự lãnh đạo bằng tính nhân vǎn

Ông Alfred Herrhausen làm việc cho Ngân hàng Deutsche Bank đã từng nói: "Tựu trung lại, tất cả
những vấn đề của nền kinh tế đều xuất phát từ vấn đề của các nhân viên." Bài học đó đang là hiện thực
ngày nay và điều ngược lại của nó cũng đúng: Các doanh nghiệp có thể cạnh tranh một cách tốt nhất
trong môi trường toàn cầu nếu họ có những nhân viên nǎng động và giàu động lực. Tính nhân vǎn là
chìa khoá để đối phó với hầu hết những trở ngại trong doanh nghiệp do phần lớn những trở ngại này
đều xuất phát từ việc con người được đối xử như thế nào trong doanh nghiệp.

Mặc dù hoạt động - cả chuyên môn và cá nhân - đều phải là trung tâm của các biện pháp chiến lược có
liên quan đến con người, các hình mẫu kinh doanh mới đòi hỏi vai trò chiến lược của bộ phận quản lý
nguồn nhân lực: đầu tư vào con người chứ không phải chỉ là lấp đầy những vị trí còn trống. Đối với
những công ty muốn vượt qua những trở ngại đến từ nhân tố con người, có 7 phẩm chất cơ bản cần
phải xem xét:

1. Các hoạt động của doanh nghiệp phải dựa trên một hệ thống giá trị. Những giá trị này phải sống, tạo
được sự trung thành trong một dạng mới. Sự liên tục của những giá trị vǎn hoá chung sẽ trở nên quan
trọng hơn đối với những công ty vì sự liên tục ngày nay không còn được đảm bảo bởi một nhiệm kỳ
dài của một viên chức quản trị cấp cao.

2. Trở thành một hình mẫu đòi hỏi sự thống nhất trong suy nghĩ và hành động cũng như khuyến khích
và nâng đỡ những người theo sau. Sự phát triển của một nền vǎn hoá thống nhất hướng về khách hàng
trong toàn bộ tổ chức là tối quan trọng đối với sự tồn tại. Nǎng lực về xã hội đến một cách tự nhiên
nhất là từ những tính cách của doanh nghiệp với tính cách, sự giáo dục và một kiến thức rộng rãi về
cuộc sống.

3. Nền vǎn hoá thống nhất hướng về khách hàng bắt đầu từ những viên chức quản trị cao nhất sau đó là
xuống tới từng nhân viên được đào tạo.

4. Với một phong cách lãnh đạo đúng đắn, một doanh nghiệp đi theo hướng sử dụng nhiều công nghệ
sẽ tự chuyển mình thành một doanh nghiệp hướng vào thị trường và khách hàng.

5. Các công ty phải đầu tư vào con người, vào kỹ nǎng và kiến thức của họ. Họ phải không chỉ đặt
quyền lợi của con người vào vị trí thích hợp mà còn phải hỗ trợ những nỗ lực khuyến khích sự phát
triển cá nhân và chuyên môn.

6. Sự lãnh đạo thành công với mức độ trách nhiệm cao đối với tất cả các cấp lãnh đạo đòi hỏi sự mở
rộng. Chỉ có sự mở rộng, sự thay đổi mới được hiểu thấu, chấp nhận và điều khiển một cách chủ động.

7. Sự sáng tạo chỉ nở rộ trong tự do. Những nhà quản trị phải tạo cho con người trong doanh nghiệp
khoảng trống tự do để sáng tạo, phát triển sự độc đáo và chấp nhận rủi ro (chẳng hạn các đội dự án
theo chiều ngang)

Sự sẵn sàng thay đổi có lẽ không bị giới hạn trong cấp lãnh đạo cao nhất và thứ 2; nó phải thấm nhuần
vào tất cả nhân viên. Vǎn hoá này phát triển khi con người trong doanh nghiệp được nhận biết, tôn
trọng và phát triển với chính bản chất, sự sáng tạo và độc đáo của mình. Để đạt được điều đó, tất cả
các doanh nghiệp nên đánh giá lại con người của họ như những người tiếp nhận kiến thức, như nguồn
sáng tạo và động lực của sự thay đổi.

You might also like