You are on page 1of 3

Bếp lửa

I. Tìm hiểu chung


1. Tác giả: tên khai sinh Nguyễn Việt Bằng sinh ngày 15 tháng 6 năm 1941 quê ở xã Chàng Sơn, Thạnh
Thất – Hà Tây (nay là Hà Nội). Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 60 và thuộc thế hệ các nhà thơ
trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- Tác phẩm chính: Hương cay – Bếp lửa, Những gương mặt, Những khoảng trời (1973)
- Thơ Bằng Việt có cảm xúc tinh tế, giọng điệu trâm tình, suy tư, sâu lắng, giàu chất triết lí
2. Văn bản:
a) Hoàn cảnh sáng tác: năm 1963 - khi tác giả đang là sinh viên, học ngành luật ở trường đại học Tổng hợp
Kiev – Liên Xô cũ. Bài thơ được in trong tập Hương Cây – Bếp lửa in chung với Lưu Quang Vũ.
b) Nhan đề bài thơ: Hình ảnh bếp lửa là hình ảnh người bà với bao vất vả, là kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà.
Tình cảm bà dành cho cháu nay lớn lên trưởng thành, cháu đã suy ngẫm thấu hiểu về cuộc đời ba, về lẽ
sống giản dị của cuộc đời bà. Cháu muốn gửi niềm tin mong nhớ về bà
c) Bố cục:
- Khổ đầu : hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc
- Khổ 2 → 5 : hồi tưởng kỉ niệm tuổi thơ
- Khổ 6 : suy ngẫm về cuộc đời bà
- Khổ 7 : tình cảm của cháu với bà khi cháu đã trưởng thành
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc (khổ 1)
- Điệp ngữ một, bếp lửa → nhấn mạnh, diễn tả hình ảnh bếp lửa là một hình ảnh đẹp, lung linh, huyền ảo
trong nỗi nhớ, trong sự hồi tưởng của tác giả
- Ấp iu → ôm ấp nâng niu
- Hình ảnh ấp iu nồng đượm gợi việc nhóm lửa rất cẩn thận khéo léo của bà, gợi sự nâng niu trân trọng
giữ gìn hành ảnh bếp lửa trong lòng tác giả
- Từ thương bộc lộ cảm xúc thấm sâu lan tỏa, thể hiện tình cảm yêu thương của cháu với bà
- Biết mấy nắng mưa : nghệ thuật ẩn dụ thể hiện sự tần tảo chịu thương chịu khó của bà
2. Hồi tưởng kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà (khổ 2 → 5)
a) Khổ 2: Hình ảnh mùi khói
- Chi tiết tiêu biểu, chân thực về cuộc sống của đất nước ta năm 1945 với nạn đói khủng khiếp làm 2 triệu
người chết đói
- Hình ảnh đói mòn đói mỏi, khô rạc ngựa gầy
→ Cái đói kéo dài làm mỏi mêt, kiệt sức tất cả → biểu hiện thấm thía tình bà cháu và vẻ đẹp của bà – người
vẫn cố giữ được bếp lửa cầm cự qua những ngày đói
- Hình ảnh khói hun nhèm mắt cháu, nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay → đây là một câu thơ đầy ấn
tượng, một câu thơ hay, đầy cảm xúc, hình ảnh khói làm cay xè sống mũi rõ mồn một như vừa mới hôm
qua
→ Kỉ niệm xưa sâu sắc cảm xúc thực tại tràn ngập tâm hồn cháu
→ Tuổi thơ gian khó cồn cào nỗi nhớ thương bà
b) Khổ 3: Hình ảnh tiếng chim tu hú
- Tiếng chim tu hú được điệp 4 lần, lúc mơ hồ văng vẳng trên những cánh đồng xa, lúc gần gũi, lúc gióng
giả, dồn dập → tiếng tu hú như than thở, chia sẽ nỗi cảnh đơn côi của hai bà cháu
- 8 năm gần trọn cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) bà đã thay cha mẹ nuôi dạy cháu : Bà bảo
cháu làm, bà chăm cháu học để bố mẹ yên tâm làm nhiệm vụ, trọn vẹn tuổi thơ cháu sống với bà, đây
cũng là những năm khó nhọc nhất của cuộc đời bà nhưng bà vẫn vượt qua, cố gắng để nuôi cháu nên
người
→ Công sức của bà, tình cảm của bà mênh mông không kể siết
c) Khổ 4: Cuộc sống của hai bà cháu
- Cuộc sống của hai bà cháu càng khó khăn gian khổ hơn, giặc tàn phá làng quê, đốt cháy tất cả
- Từ láy lầm lụi : hình ảnh con người lam lũ nhưng vẫn vượt lên gian khó, yêu thương, đoàn kết, đùm bọc
lẫn nhau → tình làng nghĩa xóm cao đẹp
- Lời bà dặn cháu viết thư : nhà vẫn bình yên
→ Thể hiện đức hy sinh cao cả, nghị lực phi thường vượt qua gian khổ và âm thầm chịu đựng gánh lấy tất
cả để các con yên tâm công tác, phục vụ kháng chiến → đức tính của bà thật là cao đẹp.
d) Khổ 5: Hình ảnh ngọn lửa
- Điệp từ rồi, phó từ lại (lặp lại) → điệp hành động nhóm lửa của bà → khẳng định tính cách chịu thương
chịu khó của bà
- Hình ảnh nổi bật: ngọn lửa. Bếp lửa là hình ảnh hữu hình, có thật, gắn bó suốt tuổi thơ của cháu với bà;
ngọn lửa là vật vô hình, đây là hình ảnh khái quát nâng cao
→ Tình bà nồng đượm, ấp ủ, sưởi ấm tuổi thơ cháu, tình bà là ngọn lửa thắp sáng niềm tin động viên bà và
cháu tin tưởng ngày mai tươi sáng.
- Hình ảnh người bà tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam thời loạn lạc: chịu thương chịu khó, giàu đức hi
sinh, nhẫn nhục chịu đựng, giàu chí khí niềm tin, giàu lòng nhân ái
3. Suy ngẫm về cuộc đời bà (khổ 3)
- Từ láy lận đận → cuộc đời bà vất vả gian khó
- Biết mấy nắng mưa → ẩn dụ mấy chục năm bà tảo tần vì con vì cháu
- Nghệ thuật đầu kết tương ứng : câu thơ lặp ở khổ thơ thứ nhất → dù không có từ thương nhưng cũng
bộc lộ tình cảm yêu thương bà tha thiết
- Điệp từ nhóm điệp 4 lần khẳng định bà không chỉ nhóm bếp bằng đôi bàn tay già nua gầy gò mà bằng
cả tấm lòng ấp iu nồng đượm của bà với cháu
- Nhóm 1: Nghĩa gốc
- Nhóm 2 + 3 + 4: Ẩn dụ
+ Nhóm 2 +3: ẩn dụ tình cảm yêu thương, tình làng nghĩa xóm cao đẹp
+ Nhóm 4: ẩn dụ tình bà dành cho cháu, dạy bảo cháu nên người
- Hình ảnh bà hiện lên thật trọn vẹn: bà đã nhen nhóm, nuôi dưỡng trong lòng cháu bao niềm yêu thương,
bao ước mơ hoài bão, dạy cháu sống tình nghĩa nhân ái
→ Ánh sáng ngọn lửa từ tâm hồn cao đẹp cùa bà đã truyền cho cháu → bà là bà tiên trong truyện cổ tích
→ Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa
- Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa : câu cảm thán bộc lộ cảm xúc dâng trào, bếp lửa là quê hương, bà là
quê hương
→ Tình bà cháu nồng đượm, như bếp lửa quê hương, bà là bà tiên nhóm lửa, soi sáng cho cháu đi đến cái
thiện, cái đẹp của cuộc đời.
4. Tình cảm của cháu với bà (khổ 7)
- Cuộc đời rộng mở, tươi đẹp hấp dẫn, không gian thời gian xa cách nhưng tình cảm của tác giả vẫn
không ngôi nhớ về bếp lửa, nhớ thương bà. Hình ảnh bà, hình ảnh bếp lửa luôn thường trực trong trái
tim nhà thơ
- Đây là đạo lí uống nước nhớ nguồn cao đẹp của dân tộc ta
III. Tổng kết
- Nghệ thuật: dòng hồi tưởng cảm xúc mơn man dâng trào, câu thơ dài, nhịp 3/5, lời thơ đẹp, giọng thơ
tha thiết bồi hồi, hình tượng thơ độc đáo, đặc sắc, sáng tạo kết hợp các biện pháp tu từ, ẩn dụ, điệp từ.
- Nội dung: tác giả xây dựng thành công hình ảnh bếp lửa vừa gẫn gũi, vừa gợi cảm song song với hình
ảnh người bà làm nổi bật chủ đề: đề cao điều kì lạ thiêng liêng nhưng rất đỗi giản dị, đó là tình yêu quê
hương bắt đầu từ những điều đơn giản nhất
+ Tình cảm bà cháu thật sâu đậm
+ Hình ảnh người bà tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam
* Kí ức tuổi thơ đẹp lắm, trong veo như làn nước mùa thu nhưng đó là kí ức một đi không trở lại, chỉ có
thể nhớ về tuổi thơ chứ không thể sống lại tuổi thơ.

You might also like