You are on page 1of 3

Chiếc lược ngà

I. Tìm hiểu chung


1. Tác giả: Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1933, ông tham gia cách mạng từ kháng chiến chống thực
dân Pháp ở chiến trường Nam Bộ
- 1954 – tập kết ra Bắc
- Trong kháng chiến chống Mĩ, ông lại trở về miền Nam hoạt động và sáng tác văn hóa
• Tác phẩm chính: Nhật kí người ở lại, Chiếc lược ngà, Mùa gió trướng, Bông cẩm thạch, Cánh đồng
hoang
- Tác phẩm của ông giản dị mộc mạc nhưng sâu sắc, đậm đà chất Nam bộ
2. Văn bản
a) Hoàn cảnh sáng tác: năm 1996 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam bộ trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ
- Tác phẩm được in trong tập truyện cùng tên
- Văn bản trích phần giữa của truyện, tập trung thể hiện tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu
- Nhan đề tác phẩm: Chiếc lược ngà là kỉ niệm, là tình cha, là chiếc lược của hi vọng, niềm tin, là quà
tặng của người cha đã khuất, là hình ảnh đẹp, và hình tượng của tình cha con bất diệt.
b) Ngôi kể: “tôi” là ông Ba, bạn chiến đấu với ông Sáu, cũng là người chứng kiến toàn bộ câu chuyện
giữa ông Sáu và bé Thu
Tác dụng: làm cho câu chuyện trở nên khách quan, dáng tin cậy, làm cho mạch kể diễn ra tự nhiên,
gợi cảm giác chân thực, gần gũi, khi cần người kể có thể bày tỏ trực tiếp cảm xúc, thái độ đối với sự
kiện nhân vật
c) Tóm tắt đoạn trích
- Ông Sáu từ chiến khu về thăm nhà với hi vọng gặp lại đứa con sau 8 năm xa cách, hai bố con chưa
hề được gặp mặt
- Mấy ngày đầu, bé Thu kiên quyết không nhận bố, giận ông, bỏ về quê ngoại
- Được bà ngoại giải thích, bé Thu hiểu ra, ra về nhận ba cũng là lúc ông Sáu chia tay mọi người để
lên đường
- Ở căn cứ, ông dồn hết tình cảm nhớ thương, yêu quý con vào việc làm cho con một chiếc lược ngà
- Chưa kịp trao cho con, ông đã bị thương nặng; trước khi mất, ông đã nhờ ông ba, chuyển cho con kỉ
vật
d) Tình huống cơ bản của truyện
- Sau 8 năm xa cách, mong ngóng về để được gặp con, nhưng thật trớ trêu, bé Thu không nhận ông là
ba
- Khi bé Thu hiểu ra, nhận ông là ba thì cũng là lúc ông lên đường, không thể nán lại
- Ở chiến khu, ông dồn nén tình yêu thương con vào chiếc lược, nhưng chưa kịp trao cho con thì hi
sinh
e) Nhan đề tác phẩm: “Chiếc lược ngà” là kỉ niệm, là tình cha, là chiếc lược của hi vọng, niềm tin, là
quà tặng của người cha đã khuất, là hình ảnh đẹp, là biểu tượng của tình cha con bất diệt
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật ông Sáu
a) Khi về thăm con
- Ông ra đi đánh giặc từ năm 1946, đến 1954, hòa bình lập lại, ông mới được về thăm nhà, thăm quê
vài ngày, ngày ông ra đi, cô con gái thân yêu mới được 1 tuổi, 8 năm không được gặp con → nỗi
khát khao được gặp con cháy bỏng trong ông
- Khi thấy cô bé đang chơi nhà chòi trong sân, không kìm nổi nỗi vui mừng, ông đã ngảy thót lên bờ
giang tay đón con, càng nóng lòng gặp con bao nhiêu thì ông càng xúc động hụt hẫng, thất vọng, đau
khổ bấy nhiêu khi bé Thu thét lên từ chối
- Hình ảnh cái tay “buông xuống như bị gãy” là biểu hiện của một tâm hồn rỉ máu
b) Nỗi khổ trong ba ngày ở nhà
- Trong ba ngày phép ngắn ngủi, ông chỉ quanh quẩn ở nhà, tìm cách gần con, mong được chăm sóc
con, mong được nghe một tiếng gọi “ba” thân thương, trìu mến nhưng ông càng cố gắng bao nhiêu
thì khoảng cách tình cảm giữa hai cha con càng xa bấy nhiêu. Khi mới ăn cơm bé Thu cũng gọi
chổng, khi chắt nước cơm, bé cũng nói chổng rồi tự làm, kiết quyết không gọi ông là “ba”
- Những cố gắng chờ đợi, những hi vọng của ông tan biến khi bé Thu hất tung cái trứng cá, không kìm
nổi xúc động tình cảm người cha dâng trào trong ông, ông đã đánh con, cũng vì quá thương con,
chăm lo chon con mà ông trở nên bất lực
- Niềm vui khi ông được con gọi mình là “ba”: lúc chia tay, thấy con ở góc nhà, ông rất muốn gọi con,
ôm hôn con nhưng ông sợ nó lại thét lên và bỏ đi, ông nhìn con với đôi mắt buồn, buồn lắm.
Khi bé Thu gọi ông là “ba”, ông xúc động đến phát khóc nhưng không muốn con nhìn thấy mình
khóc, đó là giọt nước mắt sung sướng, mãn nguyện, hạnh phúc vô bờ mà ông ngóng đợi từ lâu chỉ
tiếc hạnh phúc đến với ông quá ngắn ngủi.
c) Khi xa con
- Ông nhớ thương con vô hạn nhưng xen lẫn sự day dứt, ân hận, ám ảnh nhiều ngày vì ông đã đánh
con khi nóng giận
→ Ông đúng là một người cha hiền lành, nhân hậu, biết nâng niu, trân trọng tình phụ tử
- Ông đã dồn hết tình cảm, nỗi day dứt vào việc làm chiếc lược cho con
- Khi kiếm được khúc ngà, ông vui sướng như đứa trẻ, ông để hết tâm trí, công sức vào việc làm cái
lược: cưa răng, tuốt bóng, khắc chữ tỉ mỉ, cần mẫn, công phu
→ Lòng yêu con đã biến ông từ một người nghê sĩ trở thành một người nghệ nhân và người nghệ
nhân ấy chỉ sáng tạo một tác phẩm duy nhất trong cuộc đời cho nên đây là một chiếc lược xinh xắn,
quý giá mà nó đã kết tụ tất cả tình phụ tử mộc mạc, đằm thắm, sâu sắc, đơn sơ mà kì diệu mặc dù
chiếc lược chưa một lần chải lên mái tóc con nhưng nó như ngỡ được một phần nào tâm trạng của
ông, nó trở thành vật thiêng an ủi ông, nuôi dưỡng trong ông sức mạnh chiến đấu. Ông thường
xuyên nhìn ngắm chiếc lược, cố mài lên mái tóc cho lược thêm bóng, thêm đẹp, đó là biểu tượng
trong trắng và bất diệt của tình cha con, giữa ông Sáu và bé Thu. Chiếc lược bé nhỏ mà thiêng liêng
đã làm dịu đi nỗi day dứt trong ông và ánh lên niềm khắc khoải sẽ có ngày ông trao tận tay con món
quà kỉ niệm này.
• Nhưng ông Sáu bị thương rất nặng trước khi vĩnh biệt cuộc đời, ông cố dồn hết sức đưa tay vào túi
áo ngực lấy chiếc lược trao lại cho ông Ba, người bạn chiến đấu thân thiết, ông không đủ sức nói lời
trăn trối nhưng ánh mắt ông nói lên tất cả, đó là một sự chuyển giao sự sống, sự ủy thác một ước
nguyện cuối cùng, thiêng liêng hơn cả di chúc, đó là tình phụ tử.
→ Nhận xét: hình ảnh ông Sáu, người cha trong câu chuyện chiếc lược ngà là hình ảnh sâu sắc về
tình cha con, ông là người cha chịu nhiều thiệt thòi nhưng vô cùng độ lượng và tận tụy vì con, ông
xứng đáng là một người cha để bé Thu suốt đời yêu quý tự hào, chiếc lược ngà mãi là kỉ vật, là nhân
chứng, là nỗi đau của một bi kịch đầy nước mắt của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ
quốc
2. Nhân vật bé Thu
a) Trước khi nhận ông Sáu là “ba”
- Hình dáng: bé Thu là một cô bé 8 tuổi rất hồn nhiên, xinh xắn và rất giống ba
- Khi nghe tiếng ông Sáu gọi, bé Thu giật mình, tròn mắt, ngơ ngác, lạ lùng.
→ Tâm trạng của cô bé: xúc động và thắc mắc, tự hỏi mình không biết người ấy là ai
- Khi nghe tiếng gọi tiếp, cô bé bỗng tái mặt, vụt chạy và hét toáng lên, bé Thu thật sự hoảng sợ, sợ bị
lừa bị bắt, vì nó đã chứng kiến quá nhiều nỗi đau diễn ra hàng ngày, giặc bắt bớ, càn quét.
- Nhìn vết thẹo của ông Sáu, bé Thu càng sợ hãi hơn → tình huống bé Thu không nhận ông là ba đã
gây sự chú ý của người đọc
- Trong 3 ngày, ông Sáu ở nhà:
+ Bé Thu luôn xa lánh và kiên quyết không gọi ông là “ba”
+ Khi mẹ dọa đánh, buộc phải mời ba vào ăn cơm thì cô bé lại nói chổng
+ Khi cơm sôi cần phải chắt nước, bé Thu mặc dù rất sợ, mặt nhăn nhó nhưng nó vẫn gọi chổng ,
ông Sáu giúp, nó tự lấy và múc nước cơm.
+ Khi ông Sáu gắp cho cái trứng cá, bé Thu hất tung ra, mở lòi tói kêu thật to, trở về bên ngoài
→ Bé Thu là một cô bé thờ ơ, lạnh lùng, ngang ngạnh đến mức khó hiểu, ẩn chứa bên trong là sự
kiêu hãnh trẻ thơ. Bé Thu kiên quyết không kêu ông Sáu là ba vì trong con mắt của nó, ông chỉ là
một người đàn ông xa lạ, rất xảo quyệt, đang tìm mọi cách dụ dỗ nó, nó không hiểu, căm ghét lên
cao độ, chính giây phút nó hất trứng cá rồi chịu đựng nỗi đau, bỏ đi với thái độ bất cẩn → điều đó
càng chứng tỏ bé Thu hết sức yêu thương, tôn thờ ba – người đàn ông chụp chung ảnh với má nó,
người ấy có khuôn mặt đẹp trai, không có vết thẹo như người đàn ông xấu xí này. Phản ứng của bé
Thu là phản ứng tự nhiên của một cô bé có cá tính mạnh mẽ, phân biệt rạch ròi cái xấu , tốt và rất
hồn nhiên, ngây thơ
b) Khi nhận ông Sáu là ba
- Trước khi ông Sáu lên đường, nó đứng ở góc nhà, lúc Thu muốn nhận ông Sáu là ba vì nó đã chút
làm cho ba giận: “vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu … vẻ nghĩ ngợi sâu xa”
- Thái độ của bé Thu đột ngột thay đổi; tiếng kêu ba như xé ruột… → Đoạn văn tả tiếng khóc, cái ôm
đôi vai của nó thật cảm động, nỗi nhớ mong người cha xa cách bị dồn nén bây lâu nảy bùng ra mạnh
mẽ, hối hả, cuống quýt, xem lẫn cả sự hối hận, không còn là tiếng kêu biểu hiện sự sợ hãi như ban
đầu mà là tiếng nói biểu hiện sự yêu thương. Nó không muốn xa ba, nó không chỉ yêu ba, mà còn rất
tự hào về ba.
• Lý do bé Thu không nhận ra ba: lúc ông Sáu về và trong cả ba ngày ở nhà nó kiên quyết không nhận
ba vậy mà bây giờ nó lại nhận ba, lí do đã được bà ngoại làm sáng tỏ, nó đã hiểu và ân hận nên càng
hôn lên vết sẹo và muốn níu giữ ba ở lại, tình cha con mà bé Thu mong ngóng, chờ đợi suốt 8 năm
bây giờ mới được thể hiện nhưng cũng là lúc chia tay nên tiếng gọi “ba” của cô bé làm cho tất cả
mọi người không cầm được nước mắt
- Cách miêu tả đoạn truyện rất đặc sắc chứng tỏ tác giả đã hiểu tâm lí trẻ thơ, ông viết với lòng mến
yêu trân trọng trẻ thơ → bé Thu là một cô bé có tình cảm sâu sắc, mạch mẽ nhưng cũng thật dứt
khoát, rạch ròi đến mức ương ngạnh nhưng hồn nhiên và ngây thơ, trong trắng thật đáng yêu.
• Suy nghĩ về chiến tranh qua cuộc gặp gỡ của hai cha con:
- Từ xa cách đến xa lạ là một khoảng cách rất gần, miền tin ngây thơ trong trắng của bé Thu đã được
chiến tranh can thiệp vào, vết thẹo dài trên má ba nó không ai ngỡ là vật cản đường con bé đến với
ba, đó là nguồn gốc của sự xung khắc giữa hai cha con. Chiến tranh không chỉ làm hình dạng người
ta thay đổi mà còn làm người ta xa cách khi ở bên nhau
III. Tổng kết
- Nghệ thuật: cốt truyện chặt chẽ, yếu tố bất ngờ tự nhiên, hợp lí miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật đặc
sắc, giọng kể nhẹ nhàng, thấm thía, truyền cảm
- Nội dung: ca ngợi tình cha con sâu nặng, cao đẹp, gián tiếp tố cáo tội ác của giặc ngoại xâm.

You might also like