You are on page 1of 2

Mã Giám Sinh mua Kiều

I. Tìm hiểu chung


1. Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở đầu phần thứ 2 (Gia biến và lưu lạc). Sau khi gia đình Kiều bị vu
oan, Kiều quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình khỏi tai họa. Đoạn này nói về việc Mã
Giám Sinh đến mua Kiều
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật Mã Giám Sinh
a) Khi đến nhà Kiều
- Mã Giám Sinh được giới thiệu họ, không giới thiệu tên
- Giám Sinh: chàng sinh viên trường Quốc Tử Giám hoặc là một chức giám quan mua được
- Cách giới thiệu không thống nhất, lúc là người “viễn khách” (khách xa), lúc lại trả lời “cũng gần”
- Hình dáng:
Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.
→ Làm dáng, tỉa tót, cắt xén, trai lơ, kệch cỡm, khoe khoang, lộ liễu không hợp với lứa tuổi, gợi lên dáng vẻ
dung tục tầm thường
- Âm thanh:
Trước thầy sau tớ lao xao
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang
→ Thầy tớ nhốn nháo, hỗn độn không phù hợp với lễ vấn danh
- Lời nói rằng rằng trống rỗng, cộc lốc
→ Thiếu văn hóa
- Hành động cử chỉ: ghế trên ngồi tót sỗ sàng
→ Nhảy lên ghế trên mà ngồi
Hành động của kẻ vô học
→ Nguyễn Du đã dùng bút pháp tả thực sắc sảo để tả Mã Giám Sinh
b) Khi mua Kiều
- Mã Giám Sinh với danh nghĩa là đến hỏi cưới Kiều về làm vợ, nhưng:
Đắn đo cân sắc cân tài,
Ép cung cầm nguyệt thử tài quạt thơ.
- Từ “đắn đo” đến “cân” thể hiện thái độ lưỡng lự, lựa chọn, cân nhắc, so sánh giữa tài và sắc xem bên nào
hơn bên nào.
- Bắt Kiều đàn, bắt làm thơ → hành động rất dã man vì hắn biết Kiều đang rất đau khổ
Cò kè bớt một thêm hai,
Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm.
- “Cò kè”, “ngã giá” là những từ ngữ được tác giả dùng rất đắt bộc lộ con người của Mã Giám Sinh bủn xỉn,
keo kiệt, bần tiện.
→ Đến đây bản chất thật của Mã Giám Sinh đã được lột tả, đó là một con buôn sành sỏi,buôn một món hàng
đặc biệt, đó là buôn người.
→ Nghệ thuật: bút pháp tả thực sắc sảo, tác giả kết hợp với kể chuyện miêu tả cử chỉ ngoại hình ngôn ngữ
đối thoại để khắc họa tính cách nhân vật tất cả làm nổi bật lên bản chất con buôn sành sỏi của hắn, vì tiền hẵn
sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm của người lương thiện.
2. Thúy Kiều
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
Ngại ngùng dợn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn trong gương mặt dày
Mối càng vén tóc bắt tay
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai.
- “Nỗi mình” là mối tình với Kim Trọng luôn canh cánh bên lòng, “nỗi nhà” là việc cha và em mình bị hành
hạ không thể không cứu.
→ Nỗi đau đề nặng chồng chéo, Kiều khóc cho mình, cho tình, cho cha và em
- Kiều xấu hổ, thẹn thùng khi phải cầm nguyệt làm thơ cho kẻ vô học.
- Nghệ thuật ẩn dụ: Kiều như một bông hoa đem ra ngoài sương gió làm cho hoa tàn hoa rụng
- Kiều càng thẹn, càng nhục nhã, ê chề
→ Kiều là một người con có hiếu và là một cô gái có phẩm hạnh
→ Tấm lòng của Nguyễn Du rất hiểu Kiều, thương Kiều và cảm thông cho số phận của Kiều.

You might also like