You are on page 1of 6

kế hoạch thực tập, thi và viết khóa luận tn dành cho sinh viên k44 đại học

(2005-2009) và K2 Cao đẳng (2006-2009)


năm học 2008-2009

1. côngviệc chuẩn bị trước khi bắt đầu kỳ học cuối


- Trước 21/11/2008:
* ông bố danh sách sinh viên dự kiến đủ điều kiện viết KLTN
* Các khoa công bố (trên bảng tin và Website Nhà trường):
+ Danh mục hoặc định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp để sinh viên chọn;
+ Đề cương ôn tập các môn thi tốt nghiệp cuối khóa;
+ Đề cương ôn tập các môn khoa học Mác - Lênin.
- Từ 1-->12/12/2008: Sinh viên đăng ký môn thi tốt nghiệp khối kiến thức
khoa học Mác-Lênin (tất cả các sinh viên đều phải thi); Nộp đăng ký đề tài
KLTN cho các khoa (đối tượng viết KLTN) hoặc đăng ký môn thi tốt nghiệp
khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tại Phòng QLĐT (đối tượng không
viết KLTN).:
- Từ 15 --> 26/12/2008: Sinh viên nhận Giấy giới thiệu đi thực tập tại các
khoa
- Trước 29/12/2008: Các khoa công bố kết quả xét duyệt đề tài và danh sách
giáo viên hướng dẫn KLTN & TTTN trên bảng tin và Website Nhà trường,
đồng thời chuyển về Phòng QLĐT 01 bản để phối hợp quản lý
- Trước 16/02/2009: P.QLĐT công bố danh sách sinh viên chính thức đủ điều
kiện được viết KLTN và thi tốt nghiệp.
2.công việc triển khai tại kỳ học cuối

2.1. Thi lại các học phần còn nợ: từ 16-22/2/2009

2.2. Ôn và thi tốt nghiệp khối kiến thức khoa học Mác – Lênin
+ Ngày 23/05/2009 (Thứ 7): Khoa LL MLN hướng dẫn ôn thi
+ Ngày 31/05/2009 (Chủ Nhật): Thi tốt nghiệp khối kiến thức khoa học Mác-
Lênin.
+ Ngày12/06/2009: Hạn cuối Khoa LL MLN trả kết quả thi về Phòng QLĐT

2.3. Đối với sinh viên đi thực tập và viết “thu hoạch thực tập tốt nghiệp”
- Thời gian đi thực tập và viết thu hoạch thực tập: 16/02 - 26/04/2009 (10
tuần).
- Thời gian nộp thu hoạch thực tập: trước 3/5/2009.
- Lịch ôn và thi tốt nghiệp:
+ Ngày 9&10/05/2009 (Thứ 7 và CN): các khoa chuyên ngành hướng dẫn ôn
thi
+ Ngày 17/05/2009 (Chủ Nhật): Thi tốt nghiệp khối kiến thức giáo dục
chuyên nghiệp
+ Ngày 05/06/2009: Hạn cuối các Khoa trả kết quả thi về Phòng QLĐT

2.4. Đối với các sinh viên viết “Khoá luận tốt nghiệp”:
- Thời gian viết khóa luận: từ 16/2 -15/5/2009 (13 tuần): Thực tập tốt nghiệp
là không bắt buộc, song sinh viên phải tự liên hệ để sưu tầm tài liệu phục vụ
đề tài khoá luận.
- Thời hạn nộp khoá luận: trước 22/5/2009.
- Thời gian bảo về khóa luận: từ 01 --> 12/06/2009
- Thời hạn nộp kết quả bảo vệ về Phòng QLĐT: trước 19/06/2009.

3. Hạn nộp học phí và lệ phí hỗ trợ bảo vệ KLTN: trước 15/05/2009
4. Kế hoạch xét tốt nghiệp, trao bằng tốt nghiệp và thi lại lần 2:
- Từ 23 --> 26/06/2009: Sinh viên xem kết quả và điểm tổng kết toàn khóa
học.
- Trước 14/08/2009: Hội đồng xét và công nhận tốt nghiệp cho các sinh viên
đủ điều kiện.
- Ngày 22/08/2009 (Thứ bảy): Tổ chức Lễ phát bằng tốt nghiệp cho sinh viên
(dự kiến).
- Ngày 6/12/2009: Thi cuối khoá lần 2 cho những sinh viên thi trượt lần 1.
T/L Hiệu trưởng
Trưởng Phòng Quản Lý Đào tạo

Điều kiện được đi thực tập tốt nghiệp hoặc viết khóa luận TN
Trích Hướng dẫn thực hiện Quy chế đào tạo đại học hệ CQ ban hành kèm
theo QĐ số 213/QLĐT của Hiệu trưởng trường ĐHNT ngày 6/2/2007
1. Thực tập và thi tốt nghiệp (TTTN):
a. Điều kiện được đi thực tập tốt nghiệp (TTTN):
– Tại thời điểm xét điều kiện đi TTTN, sinh viên không bị kỷ luật từ mức
đình chỉ học tập trở lên, không đang trong thời gian bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.
– Không nợ quá 3 môn học thuộc toàn bộ phần kiến thức cơ sở và phần
kiến thức chuyên ngành.
– Đối với sinh viên các khóa trước chưa được đi TTTN: ngoài các điều
kiện nêu trên, sinh viên phải làm đơn xin đi TTTN gửi về Phòng Quản lý
Đào tạo chậm nhất 01 (một) tháng trước ngày xét điều kiện TTTN. (Đơn
phải trình bày rõ lý do chưa được đi TTTN; tự nhận xét ưu, khuyết điểm
trong thời gian nhà trường không quản lý, có xác nhận của địa phương
nơi sinh viên tham gia sản xuất và sinh hoạt).
b. Nội dung thực tập tốt nghiệp:
Nội dung TTTN do các Khoa chuyên ngành quy định cụ thể tùy theo
từng chuyên ngành đào tạo.
c. Thu hoạch thực tập tốt nghiệp: có khối lượng tương đương 05 ĐVHT. Hình
thức thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1. Nội dung do giáo viên hướng dẫn
quy định.
d. Thời gian nộp Thu hoạch TTTN: 1 tuần sau khi hết thời gian TTTN.
Ngoài bản nộp cho giáo viên hướng dẫn, mỗi sinh viên nộp 1 bản về văn
phòng Khoa. Báo cáo thực tập tốt nghiệp dùng bìa mềm màu xanh da
trời, ngoài có bìa nilon.
2. Viết khóa luận tốt nghiệp (KLTN):
a. Điều kiện dưới đây được xét viết KLTN:
– Sinh viên có điểm trung bình chung học tập (TBCHT) từ 7,00 trở lên
(điểm TBCHT được tính theo điểm của 7 học kỳ đầu đối với khóa 42;
của 6 học kỳ đầu đối với các khóa từ K43 trở về sau);
– Tại thời điểm công bố chính thức danh sách sinh viên được viết KLTN,
sinh viên không bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập trở lên; không đang
trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không nợ bất kỳ một
môn học nào; không thi lại quá 2 môn học thuộc toàn bộ phần kiến thức
cơ sở và phần kiến thức chuyên ngành; không vi phạm nghĩa vụ nộp học
phí.
– Sinh viên đủ tiêu chuẩn viết KLTN có thể không viết KLTN. Nếu không
viết KLTN thì sinh viên phải đăng ký thi tốt nghiệp tại Phòng Quản lý
Đào tạo.
b. Các sinh viên có nguyện vọng viết KLTN bằng ngoại ngữ, ngoài các
điều kiện nêu trên còn phải thỏa mãn các điều kiện sau:
– Sinh viên các chuyên ngành không phải ngoại ngữ thương mại phải đạt
điểm ngoại ngữ sẽ viết KLTN từ 8,00 trở lên (điểm của học kỳ 7 đối với
sinh viên khóa 42; điểm của học kỳ 6 đối với sinh viên từ khóa 43 trở về
sau).
– Sinh viên các ngành ngoại ngữ phải có điểm ngoại ngữ từ 7,00 trở lên
(điểm của hai học kỳ 6 và 7 đối với sinh viên khóa 42; điểm của hai học
kỳ 5 và 6 đối với sinh viên từ khóa 43 trở về sau).
– Sinh viên các chuyên ngành không phải ngoại ngữ, muốn viết KLTN
bằng ngoại ngữ, ngoài điều kiện về điểm số nêu trên phải nộp thêm một
khoản chi phí hỗ trợ hướng dẫn. Mức nộp do Hiệu trưởng quy định hàng
năm.
c. Lựa chọn đề tài KLTN:
– Đề tài KLTN phải phù hợp với chuyên ngành đào tạo, phải ngắn gọn, rõ
ràng, có giá trị khoa học và thực tiễn.
– Đề tài KLTN do Khoa/ Bộ môn gợi ý hoặc do sinh viên đề xuất sao cho
không trùng lặp với các đề tài của 02 năm trước đó.
– Đề tài KLTN phải được giáo viên hướng dẫn và Khoa thông qua. Giáo
viên hướng dẫn có thể gợi ý để sinh viên chọn những đề tài mới, có tính
thực tiễn và thời sự.
f. Khóa luận tốt nghiệp: có khối lượng tương đương 15 ĐVHT. Hình thức
theo quy định tại Phụ lục 1, và 3. Nội dung thực hiện theo quy định tại
Phụ lục 2.
g. Thời gian nộp KLTN: 1 tuần sau khi hết thời gian viết KLTN. Ngoài bản
nộp cho giáo viên hướng dẫn, mỗi sinh viên nộp 3 bản về văn phòng
Khoa. Nội dung và hình thức trình bày tương tự báo cáo thu hoạch giữa
khóa. Báo cáo thực tập tốt nghiệp dùng bìa mềm màu đỏ, bên ngoài có
bìa nilon. Gáy trang bìa có in tên đề tài KLTN.

Danh sách các học phần thi tốt nghiệp


phần kiến thức khoa học Mác Lênin
Phần thi tốt nghiệp các môn khoa học MLN, sinh viên được quyền chọn 1
trong 3 học phần để thi
Hệ cao đẳng:
Học phần 1 Kinh tế chính trị (2 ĐVHT)
Học phần 2 Triết học (2 ĐVHT)
Học phần 3 Lịch sử Đảng CSVN (2ĐVHT)
Hệ đại học:
Ngành Kinh tế và ngành Quản trị kinh doanh
Học phần 1 Kinh tế chính trị (4 ĐVHT)
Học phần 2 Triết học (3 ĐVHT) + Tư tưởng HCM (1 ĐVHT)
Học phần 3 Chủ nghĩa XHKH (2 ĐVHT) + Lịch sử Đảng CSVN (2ĐVHT)
Ngành Tiếng Anh
Học phần 1 Triết học (4 ĐVHT)
Học phần 2 Kinh tế chính trị (4 ĐVHT) + Lịch Sử đảng CSVN (2ĐVHT)
Học phần 3 Chủ nghĩa xHKH (2 ĐVHT) + Tư tưởng HCM (1 ĐVHT)
Danh sách câc học phần thi tốt nghiệp
phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Phần thi tốt nghiệp kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gồm 2 phần kiến thức.
Mỗi phần có 3 học phần. Sinh viên được chọn 1 trong 3 học phần để thi. Hai
phần kiến thức sẽ được thi gộp vào một bài thi viết, trong thời gian 180 phút.
Mỗi phần kiến thức được tính tương đương 4 ĐVHT (trình độ cao đẳng), 5
ĐVHT (trình độ đại học).
Hệ cao đẳng:
Phần kiến thức cơ sở ngành Phần kiến thức chuyên môn ngành
Ngành Quản trị kinh doanh
Quản trị học (4 ĐVHT) Marketing can b?n (4 ĐVHT)
Phỏp lu?tkinh t? (4 ĐVHT) Quản trị tài chính (4 ĐVHT)
Hệ đại học:
Phần kiến thức cơ sở ngành Phần kiến thức chuyên môn ngành
Ngành Kinh tế
Quan hệ kinh tế quốc tế (3 ĐVHT) Giao dịch thương mại quốc tế (3
ĐVHT)
Chính sách thương mại quốc tế (3 ĐVHT) Vận tải và giao nhận trong NT (3
ĐVHT)
Đầu tư nước ngoài (3 ĐVHT) Thanh toán quốc tế (3 ĐVHT)
Ngành Quản trị kinh doanh
Marketing căn bản (3 ĐVHT) Quản trị học (3 ĐVHT)
Nguyờn lý th?ngkờ và t.kờ dn (3 ĐVHT) Quản trị chiến lược (3 ĐVHT)
Nguyờn lý k? toỏn và k? toỏn dn (3 ĐVHT) Quản trị tài chính (3 ĐVHT)
Ngành Tiếng Anh
Business Communication (2 ĐVHT) + Phonetic (1ĐVHT) Biên dịch (A-
V, V-A) (2 ĐVHT) + Nghe (1 ĐVHT)
International Business (2 ĐVHT) + Semantics (1ĐVHT) Biên dịch (A-
V, V-A) (2 ĐVHT)+ Thư tín (1 ĐVHT)
Business Communication (2 ĐVHT) + English Grammar (1ĐVHT) Thư tín
+ Hợp đồng (2 ĐVHT) + Nghe (1 ĐVHT)
Phụ lục 1: HìNH THứC Và TàI LIệU THAM KHảO THTTTN Và KLTN

1. Hình thức của THTTTN và KLTN:


- THTTTN và KLTN phải được trình bày rõ ràng, sạch đẹp theo bố cục sau:
+ Bìa chính (Hình thức trình bày như phụ lục 3),
+ Bìa phụ là giấy thường (Hình thức trình bày như phụ lục 3),
+ Mục lục: lấy đến mục 03 chữ số (ghi rõ số thứ tự trang),
+ Lời mở đầu,
+ Phần nội dung,
+ Kết luận,
+ Danh mục tài liệu tham khảo,
+ Danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu (nếu có),
+ Phụ lục (nếu có).
- THTTTN và KLTN được trình bày trên khổ giấy A4 (210 x 297mm, in một
mặt bằng mực đen). THTTTN có số lượng từ 30 đến 40 trang, KLTN có số
lượng từ 70 đến 100 trang (kể từ lời mở đầu đến hết phần kết luận).
- Số thứ tự của trang đặt ở chính giữa, phía dưới và bắt đầu đánh từ lời mở
đầu đến hết phần tài liệu tham khảo và phụ lục.
- Dùng font chữ “Vntime”, cỡ chữ 13, hoặc 14, cách dòng 1,5 lines.
- Lề trên, lề dưới 3cm; lề phải là 2cm; lề trái là 3,5cm.
- Các chương, mục, tiểu mục phải ghi rõ và đánh số thứ tự theo quy tắc:
+ Mục lớn đánh theo số lam•: I, II, III,...
+ Mục nhỏ đánh theo chữ số ả rập: 1, 2, 3,...
2. Cách sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo
a. Tài liệu được xếp riêng theo từng ngôn ngữ theo thứ tự Việt, Anh,
Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật.... Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ
nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung
Quốc, Nhật...(đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể
thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu).
b. Tài liệu xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ của từng
nước:
- Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ
nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước
họ.
- Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ
quan ban hành.
c. Thông tin về tài liệu tham khảo phải được sắp xếp theo thứ tự sau:
- Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách).
- Năm xuất bản/ công bố (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- Tên tài liệu tham khảo (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- Nhà xuất bản (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
- Trang trích dẫn (gạch ngang giữa hai chữ số)
- Nơi xuất bản (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo).
Riêng đối với các tài liệu tham khảo thu thập từ các trang Web, phải đầy đủ
các thông tin về tài liệu như: ngày tháng truy cập, địa chỉ trang Web, đường
dẫn đến mục thông tin về tài liệu...

Phụ lục 2: NộI DUNG CHủ YếU CủA KHóA LUậN TốT NGHIệP (KLTN)
Nội dung của KLTN, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, được kết cấu tối
thiểu là 3 chương, tối đa là 5 chương. Nếu kết cấu thành 3 chương thì nội
dung của KLTN nên là:
Chương 1: Viết về phần lý luận, những vấn đề cơ bản có tính học thuật mà đề
tài cần giải quyết như: Khái niệm, định nghĩa, các quan điểm, trường phái, nội
dung, các nhân tố ảnh hưởng tới lĩnh vực thuộc đề tài nghiên cứu. ..
Chương 2: Viết về thực trạng, kiểm chứng, đánh giá và phân tích tình hình
thực tiễn vấn đề mà khóa luận nghiên cứu. Thực chất, chương 2 là phần dùng
lý luận ở chương 1 để soi sáng, đánh giá thực tiễn; đồng thời dùng thực ti
ễn để kiểm chứng lý luận nhằm kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực
tiễn để làm rõ tình hình thực tế chỉ ra những tồn tại, hạn chế của thực tiễn
cũng như nguyên nhân cần phải sửa đổi, bổ sung, thay thế. Trong đó sinh viên
phải thu thập tư liệu, số liệu từ những nguồn tin cậy để phân tích, đánh giá
một cách thuyết phục.
Chương 3: Viết về giải pháp, kiến nghị, đề xuất để khắc phục những hạn chế
hoặc cải thiện thực tiễn mà nội dung ở chương thứ hai đ• chỉ ra, đồng thời
khóa luận cũng có thể đưa ra những xu hướng phát triển của vấn đề nghiên
cứu, những ý kiến hay quan điểm để hoàn thiện lý luận liên quan đến đề tài.
Các giải pháp và đề xuất phải rõ ràng, có cơ sở khoa học (cả lý luận và, thực
tiễn), làm rõ tác dụng và tính khả thi của từng giải pháp.

You might also like