You are on page 1of 34

BÀI GIẢNG MÔN HỌC

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ


HỆ THỐNG THÔNG TIN
(P hầ n lý thuy ết)

Hà N ội 10/2004
Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

Mục lụ c
I. Ch ươ ng 1: T ÌM H IỂ U CÁ C Y ÊU CẦ U .......................... 4
I. 1. Đại cư ơng về HT TT ....................... ................................ 4
Thông tin dùng trong các doanh nghiệp..................................................4
Hệ thống thông tin và hai thành phần cơ bản của nó...............................4
Phân loại HTTT......................................................................................5
Xử lý thông tin bằng máy tính.................................................................5
Các phương pháp phát triển HTTT..........................................................6
I. 2. Khảo sát v à đán h giá hiện trạng ..................................... 7
Mục đích khảo sát..................................................................................7
Yêu cầu khảo sát...................................................................................7
Các nguồn khảo sát...............................................................................7
Các phương pháp khảo sát.....................................................................7
Các quy trình khảo sát...........................................................................8
Phân loại và biên tập các thông tin điều tra.............................................8
Phê phán hiện trạng...............................................................................9
I. 3. Xác lập và kh ởi đầu dự án ........................................... ... 9
Xác định phạm vi và các hạn chế đối với dự án........................................9
Xác định các mục tiêu và ưu tiên cho dự án............................................9
Phác hoạ giải pháp và cân nhắc tính khả thi..........................................10
Lập kế hoạch và triển khai dự án..........................................................10
II. Ch ươ ng 2 : P HÂ N T ÍC H HỆ TH ỐNG VỀ CH ỨC N ĂNG . . . 12
II.1. Các mô hình và phương tiện diễn tả chức năng ............... 12
Các mức độ diễn tả chức năng..............................................................12
Biểu đồ phân cấp chức năng (BPC).......................................................13
Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD)..................................................................14
Các phương tiện diễn tả chức năng.......................................................17
II.2. Phư ơng pháp phân tích có cấu trúc .......................... ..... 18
Kỹ thuật phân mức...............................................................................18
Ghi chú .............................................................................................20
Kỹ thuật chuyển đổi BLD vật lý thành BLD logic. ...................................20
Kỹ thuật chuyển từ BLD logic của HT cũ sang BLD logic của HT mới.......21
III. Ch ươ ng 3 : PH ÂN T ÍC H HỆ THỐNG VỀ DỮ LI ỆU . . . . . . . 23
III.1. Các k hái niệm của mô hình thực thể / liên kết ......... ...... 23
Thực thể..............................................................................................23
Thuộc tính...........................................................................................23
Kiểu thuộc tính....................................................................................23
Kiểu thực thể.......................................................................................23
Liên kết...............................................................................................23
Kiểu liên kết.........................................................................................23
Định nghĩa toán học.............................................................................24

Phần lý thuyết Trang 2


Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

III.2. Biểu diễn đồ hoạ của các kiểu thực thể và kiểu liên kết . 24
Kiểu thực thể.......................................................................................24
SH _k hách ..................................................... ........25
Kiểu liên kết.........................................................................................25
Mã hàng ............... ...............................................28
Tên mô n................................ ..............................28
Mã lớ p................................................. ................28
Mã lớ p................................................. ................28
Các kiểu thuộc tính khóa và kiểu thuộc tính kết nối................................29
III.3. Biểu diễn bảng của kiểu thực thể / liên kết ............. ..... 29
III.4 . Ph ương pháp lập lược đồ dữ liệu theo mô hình thực thể /
liên kết hạn chế ................... ............................................ 29
Yêu cầu...............................................................................................29
Phát hiện các kiểu thực thể...................................................................29
Phát hiện và diễn tả các kiểu liên kết....................................................30
Phát hiện các kiểu thuộc tính................................................................30
III.5. L ập lược đồ dữ liệu với mô hình quan hệ ........ .............. 31
Các định nghĩa cơ bản..........................................................................31
Phụ thuộc hàm....................................................................................32
Chuẩn hóa quan hệ và các dạng chuẩn.................................................33

Phần lý thuyết Trang 3


Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

I. Chương 1: TÌM HIỂU CÁC YÊU CẦU


I.1. Đại cư ơng về HTTT
Thông tin dùng trong các doanh nghiệp
Thông tin tự nhiên
 Thông tin viết (văn bản)
 Thông tin miệng (lời nói)
 Thông tin âm thanh, xúc giác, khứu giác

Thông tin có cấu trúc (dữ liệu)


Là các thông tin được chắt lọc từ các thông tin tự nhiên, bằng cách cấu
trúc hóa lại, tổ chức lại làm cho nó ngắn gọn hơn, chặt chẽ hơn. Chúng
được phổ biến trong quản lý vì:
 Nhờ tính ngắn gọn mà chúng truyền đạt nhanh, tin cậy và ít tốn chỗ
 Nhờ có tổ chức, cấu trúc mà chúng được xử lý bằng các giải thuật,
đặc biệt là máy tính.
Hệ thống thông tin và hai thành phần cơ bản của nó
Khái niệm
Hệ thống thông tin là hệ thống gồm con người, phương tiện, các phương
pháp tham gia vào việc xử lý thông tin trong doanh nghiệp (tổ chức). Xử
lý thông tin là thao tác áp dụng lên thông tin nhằm biến đổi chúng phục
vụ cho nhu cầu của tổ chức, đó có thể là:
 Lưu trữ, sắp xếp, đổi khuôn dạng…
 Tìm kiếm, cập nhật
 Tính toán, kết xuất

Các thành phần cơ bản của HTTT


HTTT gồm hai thành phần đáng chú ý:
- Các dữ liệu: Tập hợp các thông tin được lưu và duy trì nhằm phản
ánh tình trạng hiện thời hay quá khứ của doanh nghiệp, gồm 2 phần:
 Dữ liệu phản ánh cấu trúc nội bộ của tổ chức (nhân sự, nhà xưởng,
thiết bị). Mỗi biến động phải được cập nhật kịp thời -> còn gọi là dữ
liệu hệ thống.
 Dữ liệu phản ánh hoạt động kinh doanh hay dịch vụ của tổ chức (như
sản xuất, mua bán, giao dịch). Mỗi sự kiện phải được cập nhật kịp
thời - còn gọi là dữ liệu tác nghiệp.
- Các xử lý: Là các phương pháp và quá trình biến đổi thông tin bao
gồm:
 Các phương pháp xử lý, kết xuất thông tin
 Các quy trình, thủ tục thao tác thông tin

Phần lý thuyết Trang 4


Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

 Các công thức tính toán, tổng hợp


Mục đích chính của xử lý thông tin là:
 Sản sinh các thông tin theo yêu cầu của tổ chức (mẫu báo cáo…)
 Cung cấp thông tin, phương pháp cho việc ra quyết định
Đầu vào của xử lý là các thông tin phản ánh cấu trúc của tổ chức và
các thông tin phản ánh hoạt động nghiệp vụ của tổ chức. Đầu ra
có thể là
 Các kết quả phục vụ cá nhân trong tổ chức (lãnh đạo) hoặc ngoài tổ
chức
P h â n l o ạ i H TTT
Phân loại theo chức năng nghiệp vụ
 Hệ thống tự động văn phòng: xử lý văn bản, thư tín, lập lịch, bảng
tính…
 Hệ thống truyền thông: thực hiện trao đồi thông tin với khoảng cách
xa
 Hệ trợ giúp quyết định: tổng hợp dữ liệu và tiến hành phân tích bằng
mô hình để trợ giúp nhà quản lý ra quyết định
 Hệ chuyên gia: tích luỹ các kinh nghiệp của chuyên gia để đưa ra các
quyết định chuyên sâu.
 Hệ trợ giúp làm việc theo nhóm: trợ giúp sự trao đổi trực tuyến thông
tin giữa các thành viên tronh nhóm.
 Hệ thông thông tin quản lý (MIS): trợ giúp các hoạt động nghiệp vụ
của tổ chức như lập kế hoạch, kiểm tra thực hiện, tổng hợp và làm
các báo cáo phân tích.

Phân loại theo quy mô


 Hệ thông tin cá nhân
 Hệ thông tin làm việc theo nhóm
 Hệ thông tin doanh nghiệp
Xử lý thông tin bằng máy tính
Các mức độ sử dụng máy tính
 Dùng máy tính xử lý các vụ việc đơn lẻ như tính lương, làm tuyển
sinh, in hoá đơn…chỉ tận dụng tính chính xác và nhanh chóng của
máy
 Dùng máy tính như con người giải quyết mọi khâu trong quản lý của
tổ chức. Tận dụng khả năng tương tác, lưu trữ thông tin lớn, khả
năng truyền thông của máy
 Dùng máy tính trong việc ra quyết định

Các phương thức xử lý thông tin của máy tính

Phần lý thuyết Trang 5


Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

 Xử lý tương tác (hay giao dịch): người và máy làm việc dưới hình thức
đối thoại.
 Xử lý theo mẻ (hay lô): khi một yêu cầu xử lý xuất hiện thì chưa được
máy tính đáp ứng ngay mà gom thành mẻ để xử lý.
 Xử lý trực tuyến: máy tính luôn thường trực, khi một yêu cầu xử lý
xuất hiện thì máy đáp ứng ngay.
 Xử lý phân tán: việc xử lý cũng như cơ sở dữ liệu được phân tán trên
các nút mạng.
C á c p h ư ơ n g p h á p p h á t t r i ể n H TTT
Có 3 vấn đề lớn liên quan đến quá trình phát triển một HTTT
- Các công việc phát triển và trình tự thực hiện chúng (gọi là phương
pháp luận phát triển hệ thống)
- Các phương pháp, công cụ và công nghệ sử dụng
- Tổ chức và quản lý quá trình phát triển

Phương pháp luận phát triển hệ thống


Sử dụng phương pháp top_down gồm các giai đoạn khảo sát và đánh giá
hiện trạng, phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử và triển khai hệ thống
(còn gọi là mô hình thác nước)

Khảo sát

Phân tích

Thiết kế

Lập trình

Kiểm thử

Triển khai

Phương pháp

Sử dụng các cách tiếp cận:


 Tiếp cận hướng cấu trúc (tiếp cận hướng dữ liệu, chức năng)
Sử dụng phương pháp phân tích top_down theo mô hình thác nước. Tại
mỗi giai đoạn sử dụng các công cụ mô hình hóa.
Mô hình phân cấp chức năng
Mô hình luồng dữ liệu

Phần lý thuyết Trang 6


Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

Mô hình thực thể liên kết


Mô hình quan hệ
 Tiếp cận hướng đối tượng

Công nghệ
 Hướng cấu trúc: các môi trường phát triển ứng dụng như SQL Server,
Oracle…
 Hướng đối tượng: môi trường phát triển Oracle, UML…

Tổ chức và quản lý quá trình phát triển


I.2. Khả o sát và đánh giá hi ện trạng
Mục đích khảo sát
 Khảo sát hệ thống cũ (hệ thống hiện tại, chưa sử dụng máy tính) để:
 Tiếp cận với chuyên môn, nghiệp vụ và môi trường của hệ thống cũ
 Tìm hiểu các chức năng, nghiệp vụ và khung cảnh hoạt động
 Chỉ ra chỗ bất hợp lý và chỗ cần được kế thừa, đề xuất giải pháp sơ
lược.
Yêu cầu khảo sát
 Trung thực, khách quan, phản ánh đúng tình hình hiện tại
 Không bỏ sót thông tin
 Thông tin thu được phải được đo đếm (số lượng, tần suất, độ chính
xác, thời gian sống)
 Không trùng lặp, phải tiến hành trong một trật tự xác định. Không gây
phản ứng tiêu cực ở người bị khảo sát.
Các nguồn khảo sát
 Các người dùng hệ thống (những cán bộ nghiệp vụ, các cán bộ trong
và ngoài cơ quan, khách hành…)
 Các sổ sách, tài liệu: các loại dữ liệu, luồng dữ liệu và giao dịch, phân
định rõ dữ liệu cơ bản và dữ liệu cấu trúc.
 Các chương trình máy tính: xác định chi tiết về cấu trúc dữ liệu và các
quy trình xử lý.
 Các văn bản mô tả quy trình, chức trách để nắm được quy trình
nghiệp vụ
 Các thông báo (các báo cáo, bảng biểu, mẫu thống kê)
 Các kế hoạch, dự kiến
Các phương pháp khảo sát
Nghiên cứu tài liệu viết

Phần lý thuyết Trang 7


Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

Đây là phương pháp gián tiếp, mục đích là thu thập được nhiều loại
thông tin từ các hoạt động nghiệp vụ.
 Tài liệu đã hoàn chỉnh: tài liệu giao dịch (hóa đơn, phiếu thanh toán),
tài liệu lưu (sổ sách, tệp), tài liệu tổng hợp (kế toán, thống kê)
 Tài liệu để làm tiếp: bảng hỏi, phiếu khảo sát, tài liệu chuẩn bị khảo
sát

Phỏng vấn
 Tiến hành với tài liệu viết: để giải thích, bổ sung, kiểm tra, cập nhật
các thông tin viết
 Không theo tài liệu viết: phỏng vấn cá nhân theo chủ đề, phỏng vấn
theo nhóm.
 Phiếu điều tra, câu hỏi khảo sát: câu hỏi đóng, câu hỏi mở.
Các quy trình khảo sát
 Quy trình khảo sát phải hỗ trợ đắc lực cho phương pháp mô hình hóa
 Quy trình điều tra phải tiến hành từ trên xuống
 Quá trình điều tra phải được tiến hành lặp đi lặp lại
Phân loại và biên tập các thông tin điều tra
Các tiêu chí phân loại
 Hiện tại / tương lai
 Nội bộ / môi trường
 Tĩnh / Động / Biến đổi
Biên tập các thông tin điều tra
 Bản trình bày mô tả các thành phần và hoạt động của hệ thống (có
thể sử dụng một số đồ thị, bảng biểu minh họa) gọi là Lưu đồ hệ
thống.
Thông tin chung về môi trýờng, hoàn cảnh

- Cõ cấu tổ chức, phòng ban,


Thông chức vụ
tin về Tĩnh - Các thông tin có cấu trúc
hiện - Các thông tin sõ đẳng
trạng Thông
Tập tin về
nội bộ - Trong không gian: Đýờng di
hợp Động chuyển các tài liệu
các hệ
thống - Trong thời gian xử lý
thông - Các quy tắc quản lý, các tiêu
tin chuẩn cho xử lý
thu Thông
thập tin về
týõng Biến - Các công thức tính toán
lai đổi - Các điều kiện để khởi động
- Các quy trình xử lý

- Đýợc phát biểu: dự kiến,


kế hoạch
- Không phát biểu
- Vô thức, mõ hồ

Phần lý thuyết Trang 8


Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

Phê phán hiện trạng


Sự thiếu vắng
Thiếu thông tin cho xử lý, thiếu nhân lực, thiếu phương tiện, bỏ sót công
việc đang làm

Sự kém hiệu lực


Thể hiện trên nhiều mặt như cơ cấu tổ chức bất hợp lý, phương pháp xử
lý không chặt chẽ, lưu chuyển giấy tờ bất hợp lý, giấy tờ trình bày kém,
thiếu thông tin, rắc rối phức tạp. . .sự ùn tắc, quá tải thông tin

Sự tốn kém
Do chi phí quá cao, lãng phí vô ích.

I.3. Xá c l ập v à k hở i đầ u d ự án
Xác định phạm vi và các hạn chế đối với dự án
Phạm vi
Phạm vi của bài toán đặt ra cho dự án trong kế hoạch tổng thể và lâu dài
của tổ chức. Phạm vi của bài toán phụ thuộc phạm vi của tổ chức
 Tổ chức cỡ lớn, quốc gia hay quốc tế (tổng công ty tập đoàn baỏ
hiểm…)
 Tổ chức cỡ trung bình: thường là một đơn vị nhưng có nhiều chi
nhánh, phân tán về địa lý
 Tổ chức cỡ nhỏ và vừa: các xí nghiệp…

Hạn chế
 Hạn chế về nhân lực
 Hạn chế về thiết bị, kỹ thuật
 Hạn chế về tài chính
Xác định các mục tiêu và ưu tiên cho dự án
Mục tiêu tổng quát
- Mang lại lợi ích nghiệp vụ: tăng khả năng xử lý, đáp ứng yêu cầu
nghiệp vụ tin cậy, chính xác, an toàn, bí mật
Mang lại lợi ích kinh tế: giảm biến chế cán bộ, giảm chi phí hoạt động,
tăng thu nhập, hoàn vốn nhanh
- Mang lại lợi ích sử dụng: nhanh chóng, thuận tiện

Phần lý thuyết Trang 9


Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

- Khắc phục yếu kém của hệ thống cũ, hỗ trợ chiến lược lâu dài, đáp
ứng các ưu tiên, ràng buộc và hạn chế được áp đặt.

Mục tiêu cụ thể


Nhằm thực hiện các mục tiêu tổng quát trên đối với từng giai đoạn phát
triển dự án.
Phác hoạ giải pháp và cân nhắc tính khả thi
Sự cần thiết phải đưa ra giải pháp thô
 Chỉ cho người dùng thấy triển vọng cụ thể của dự án
 Có một định hướng trong triển khai dự án

Yêu cầu của giải pháp thô: chỉ ra


 Các chức năng chính của hệ thống, đầu vào, đầu ra, các giải pháp
thực hiện
 Kiến trúc tổng thể của hệ thống (phần cứng, phần mềm…)

Cân nhắc tính khả thi


Đánh giá tính khả thi trên ba mặt
 Khả thi về nghiệp vụ
 Khả thi về kỹ thuật
 Khả thi về kinh tế
Lập kế hoạch và triển khai dự án
Dự trù thiết bị và kinh phí
• Thiết bị
- Các căn cứ cho dự trù:
 Khối lượng dữ liệu lưu trữ
 Các dạng làm việc với máy tính
 Số người dùng
 Số lượng thông tin cần thu thập, tài liệu cần kết xuất
- Cấu hình thiết bị
 Mạng/máy đơn
 Thiết bị ngoại vi
 Đường truyền
 Môi trường phát triển (phần mềm)
- Yêu cầu về cung cấp
 Chất lượng / giá cả
 Giao hàng / lắp đặt
 Huấn luyện / bảo hành.
• Kinh phí

Phần lý thuyết Trang 10


Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

Căn cứ dự trù:
 Khối lượng công việc, số người tham gia, thời gian của dự án
 Yêu cầu về chất lượng, thời hạn bào hành bảo trì.

Dự trù về nhân lực


- Nhóm làm việc: phân tích, thiết kế, lập trình
- Nhóm điều hành dự án(quản trị dự án)

Vạch tiến độ cho dự án


- Chọn tiến trình (thác nước, lặp)
- Dự kiến lịch biểu

Phần lý thuyết Trang 11


Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

II.Chương 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ CHỨC


NĂNG
II.1. Cá c mô h ình và ph ương ti ện di ễn tả ch ức năng
Các mức độ diễn tả chức năng
Diễn tả vật lý và diễn tả logic
- Sự diễn tả chức năng ở mức độ vật lý đòi hỏi phải nói rõ cả
mục đích và cách thực hiện của quá trình xử lý, nói cách khác
là phải trả lời hai câu hỏi “Làm gì?” và “Làm như thế nào?”. Câu
hỏi “Làm như thế nào?” thể hiện ở các khía cạnh:
• Dùng phương pháp gì ?
• Dùng biện pháp gì ?
• Dùng công cụ gì ? (tự động, thủ công)
• Ai làm ?
• Ở đâu ?
• Lúc nào ?
- Sự diễn tả chức năng ở mức logic, trái lại chỉ trả lời câu hỏi
“Làm gì” mà gạt bỏ “Làm như thế nào?”. Nghĩa là, diễn tả mục
đích, bản chất của quá trình xử lý mà bỏ qua các yếu tố về
thực hiện, về cài đặt như phương pháp, phương tiện, tác nhân,
thời gian.
- Trong giai đoạn khảo sát ta phải ghi nhận nguyên xi những gì
diễn ra trong thực tế, do vậy dùng diễn tả hệ thống cũ ở mức
vật lý. Giai đoạn phân tích phải loại bỏ các yếu tố vật lý và diễn
tả hệ thống cũ ở mức logic sau đó chuyển sang diễn tả hệ
thống mới ở mức logic.
- Giai đoạn thiết kế, diễn tả hoạt động của hệ thống mới ở mức
vật lý với đầy đủ các yếu tố cài đặt và thực hiện.

Diễn tả HT cũ Diễn tả HT
làm như thế mới làm như
nào ? thế nào ?
(1)
(3)

Diễn tả HT cũ (2) Diễn tả HT


làm gì ? mới làm gì ?

Phần lý thuyết Trang 12


Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

Trình tự mô hình hoá hệ thống


Diễn tả đại thể và diễn tả chi tiết
- Diễn tả đại thể: một chức năng được mo tả dưới dạng “Hộp
đen”. Nội dung bên trong không được chỉ rõ nhưng các thông
tin vào ra được chỉ rõ.

Ví dụ:
Đơn hàng
Hóa đơn kiêm phiếu xuất
Lượng tồn kho Lập hóa đơn

-Ở mức chi tiết: Nội dung qui trình xử lý được chỉ rõ. Thông
thường chỉ cần chỉ ra các chức năng con và mỗi liên hệ về
thông tin giữa các chức năng đó.
Một chức năng được phân rã thành các chức năng nhỏ hơn. Sự mô tả nội
dung của một chức năng chi tiết nhất không thể phân rã được nữa gọi là
đặc tả chức năng.
Biểu đồ phân cấp chức năng (BPC)
Khái niệm
- BPC là loại biểu đồ diễn tả sự phân rã dần dần các chức năng
từ đại thể đến chi tiết. Mỗi nút của biểu đồ là một chức năng.
Các chức năng có quan hệ phân cấp cha con. Như vậy, BPC tạo
thành một cấu trúc hình cây.
Ví dụ:

Quản lý doanh
nghiệp

Quản lý Quản lý tài Quản lý vật Quản lý


nhân sự chính tư khách hàng

Theo Trả Kế Kế Quản Giải


dõi lý Quản
công toán toán quyết Tiếp
nhân thiết lý vật
thu tổng
liệu
đơn thị
sự hợp bị hàng
chi

Phần lý thuyết Trang 13


Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

Đặc điểm của BPC


- Cho một cách nhìn khái quát, dễ hiểu, từ đại thể đến chi tiết về
các chức năng, nhiệm vụ cần thực hiện (thường ở mức diễn tả
logic)
- Dễ thành lập bằng cách phân rã dần dần các chức năng từ trên
xuống
- Có tính chất tĩnh, bởi chỉ thấy các chức năng mà không thấy
trình tự xử lý
- Thiếu vắng sự trao đổi thông tin giữa các chức năng

Phân biệt BPC với sơ đồ tổ chức


- Sơ đồ tổ chức thể hiện các bộ phận, các tổ chức hợp thành của
cơn quan. Phân cấp quản lý trong cơ quan thường theo chức
năng nên có sự tương ứng giữa hai sơ đồ này.

Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD)


Khái niệm
BLD là loại biểu đồ nhằm mục đích diễn tả một quá trình xử lý
thông tin với các yêu cầu sau:
- Sự diễn tả ở mức logic, trả lời cho câu hỏi “Làm gì?”, bỏ qua câu
hỏi “Làm như thế nào?”.
- Chỉ rõ các chức năng (chức năng con) phải thực hiện để hoàn
tất qui trình mô tả
- Chỉ rõ luồng thông tin trao đổi giữa các chức năng đó => quy
trình thực hiện.
Do ở mức logic, BLD thiếu khả năng biểu diễn:
- Về cách làm (thủ công hay máy tính)
- Giá mang tin (giấy, băng từ)
- Địa điểm, thời gian, tác nhân xử lý

Các yếu tố cấu thành


(1) Các chức nă ng
- Định nghĩa: Một chức năng là một quá trình biến đổi dữ liệu
(thay đổi giá trị, cấu trúc, vị trí của dữ liệu) nhằm tạo ra dữ liệu
mới phục vụ mục đích quản lý.
- Biểu diễn:
Tên
chức
năng

- Tên chức năng là động từ, kèm bổ ngữ nếu cần. Đặt tên phải
ngắn gọn, sát với nội dung chức năng thực hiện.

Lập hóa
Phần lý thuyết đơn Trang 14
Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

Ví dụ:

(2) Các lu ồng d ữ l iệu


- Định nghĩa: Một luồng dữ liệu là một tuyến truyền dẫn thông tin
vào hay ra một chức năng nào đó.
+ Tuyến truyền dẫn: Có thể truyền đến hoặc đi khỏi một
chức năng bất kể phương tiện truyền dẫn là gì (bằng tay, qua
mạng máy tính, Fax, email…)
+ Thông tin: Bao gồm dữ liệu đơn (tên khách hàng), dữ liệu
có cấu trúc (hoá đơn) hoặc thông tin điều khiển.
- Biểu diễn:
Tên luồng dữ

+ Tên luồng dữ liệu là danh từ, kèm tính ngữ nếu cần. Tên
cần ngắn gọn và cho ta hiểu được vắn tắt nội dung dữ liệu
được chuyển giao.

Ví dụ:
Hóa đơn đã

(3 Các kh o d ữ l iệu
- Định nghĩa: Một kho dữ liệu là một dữ liệu (đơn hay có cấu
trúc) được lưu trữ lại, để có thể được truy cập nhiều lần về sau.
- Biểu diễn: Một kho dữ liệu được vẽ

Tên kho dữ

- Tên kho là danh từ kèm tính ngữ nếu cần, cho phép hiểu vắn
tắt nội dung dữ liệu được lưu trữ. Ví dụ:
Hồ sơ thí sinh

- Sử dụng kho: Tuân thủ một số nguyên tắc và ngữ nghĩa theo
các mô hình sử dụng sau:

Phần lý thuyết Hồ
Truysơcập
thí toàn
sinh
bộ dữ liệu Hồ
Truysơcập
thí một
sinhphần
Trangdữ15liệu
Cắt Kiểm Có kho, thôngCắt
Truyền tin được
Làm xử Truyền
Luồng
Không dữ liệu
có kho,
thông không
thông tin lý ở thời Luồng
điểm thông
khácdữ với
liệuthời
mang tên chỉ
tra hồ các giấy các
mang
được xử lýtên
báo ngayBlock điểm đượcrõsinh
thànhra phần
Block
báo truy cập
sơ Block báo Block
Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

Đọc Viết Đọc và

Hồ sơ thí sinh Hồ sơ thí sinh

Kiểm Làm
tra hồ giấy
sơ báo

Truy cập toàn bộ dữ Truy cập một phần dữ


liệu. Luồng dữ liệu liệu. Luồng dữ liệu mang
không mang tên tên chỉ rõ thành phần
truy cập
Cắt Cắt
thông thông
Truyền báo
báo
các
Block Block Truyền
Block các
Không có kho, thông Block
tin được xử lý ngay Có kho, thông tin được
xử lý ở thời điểm khác
với thời điểm được sinh

Phần lý thuyết Trang 16


Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

(4) Các tác nhân ng oài


- Định nghĩa: Một tác nhân ngoài (một đối tác) là một thực thể
ngoài hệ thống, có trao đổi thông tin với hệ thống.
- Biểu diễn:
Tên tác nhân
ngoài
- Tên là một danh từ, cho phép hiểu vắn tắt tác nhân ngoài là ai,
là gì (con người, tổ chức, thiết bị). Ví dụ:

Khách hàng

- Tác nhân ngoài chỉ phát thông tin đến hệ thống gọi là nguồn
- Tác nhân ngoài chỉ nhận thông tin từ hệ thống gọi là đích

(5) k
Quản lý kho hàng

Các phương tiện diễn tả chức năng


Đặc tả chức năng
- Khái niệm: Là mô tả nội dung xử lý của chức năng
- Cách thực hiện:
Thường trình bày một cách ngắn gọn, không vượt quá một trang
A4, gồm 2 phần:
• Phần tiêu đề:
+ Tên chức năng
+ Các dữ liệu vao
+ Các dữ liệu ra
• Phần mô tả nội dung xử lý
+ Các phương trình toán học
+ Các bẳng quyết định hay cây quyết định
+ Các sơ đồ khối
+ Các ngon ngữ tự nhiên có cấu trúc hóa
Ví dụ:

Bảng quyết định và cây quyết định


- Chúng được sử dụng khi chức năng được đặc tả thực chất là
một sự phân chia các trường hợp tuỳ thuộc một số điều kiện
đầu vào.
- Số giá trị có thể của mỗi điều kiện vào là hữu hạn
- Bảng quyết định là bảng hai chiều, một chiều được tách thành
hai phần:
+ Một phần cho các điều kiện vào

Phần lý thuyết Trang 17


Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

+ Phần kia cho các hành động hay biến ra


Chiều thứ hai là các trường hợp có thể xảy ra tuỳ thuộc giá trị
các điều kiện vào.
Ví dụ:

Các sơ đồ khối
Là loại biều đồ diễn tả giải thuật quen thuộc và ưa dùng trong lập
trình. Gồm 2 loại nút:
- Nút hành động xử lý (hình chữ nhật)
- Nút kiểm tra điều kiện (hình thoi)
Ví dụ: Sơ đồ khối diễn tả chức năng “Lập danh sách trúng tuyển”

Các ngôn ngữ có cấu trúc


II.2. Phư ơng p háp phân tí ch c ó cấ u t rúc
Phương pháp SA (Structured Analysis) tiến hành phân tích hệ thống, sử dụng
các BLD với 3 kỹ thuật:
 Kỹ thuật phân mức.
 Kỹ thuật chuyển đổi BLD vật lý thành BLD logic.
 Kỹ thuật chuyển đổi BLD hệ thống cũ thành BLD hệ thống mới.
Kỹ thuật phân mức
Là kỹ thuật phấn tích chức năng hệ thống hệ thống:
- Phân tích các chức năng từ trên xuống thành nhiều mức
- Các chức năng được phân rã dần qua mỗi mức
Quá trình phân tích triển khai theo một cây vì vậy phương pháp này còn
có tên là phương pháp phân tích có cấu trúc.

Phân mức với BPC.


Qua mỗi mức chức năng được phân rã thành 1 tập các chức năng
con. Kết quả là 1 cây phân cấp chức năng.

Ví dụ:
Làm tín dụng

Cho vay Thu nợ

X/đ kỳ hạn X/đ nợ trả X/đ nợ trả


Nhân đơn Duyệt vay Trả lời đơn trả trong hạn trong hạn

Phần lý thuyết Trang 18


Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

Phân mức với BLD


Qua mỗi mức, mỗi chức năng được phân rã thành một BLD. Kết
quả mỗi mức có 1 tập BLD:
 Mức 0 (Mức bối cảnh hay khung cảnh): Gồm 1 BLD, gồm 1
chức năng duy nhất, trao đổi các luồng dữ liệu với các tác
nhân.
 Mức 1 (Mức đỉnh): Gồm 1 BLD. Các mức 2,3,4 mỗi mức gồm
nhiều BLD, được thành lập như sau:
- Mỗi chức năng ở mức trên, ta thành lập 1 BLD ở mức dưới, gọi là BLD
định nghĩa chức năng đó theo cách sau:
+ Phân rã chức năng đó thành nhiều chức năng con.
+ Vẽ lại các luồng DL vào ra chức năng trên, nay phải vàop
hay ra các chức năng con.
+ Có thể bổ xung các luồng DL nội bộ hoặc các kho DL nội bộ.
- Các chức năng được đánh số theo ký pháp chấm

Mức 0 (Bối
cảnh)

2 3
1
Mức 1 (đỉnh)

2. 2. 2.

Mức 2 (dướiđỉnh)
2.3. 2.3. 2.3.
Mức 3

Quy tắc về sự tương hợp giữa các mức

- Bảo toàn luồng dữ liệu vào ra 1 chức năng trong BLD định
nghĩa nó. Khi bảo toàn như vậy, 1 luồng có thể phân rã thành
nhiều luồng con (nếu cần).
- Các tác nhân phải xuất hiện đầy đủ ở trong BLD bối cảnh, và
không được phát sinh mới ở các mức dưới.
- Các kho DL không xuất hiện trong BLD bối cảnh, chúng dần
xuất hiện ở các mức dưới (nếu cần).

Phần lý thuyết Trang 19


Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

- Có thể vẽ lại các tác nhân hay kho DL (nếu cần).


Ghi chú
- Có sự tương ứng giữa BPC và tập các BLD.
- Quá trình phân rã dừng sau 1 số mức, khi có những biểu hiện
sau:
+ Các chức năng đã khá đơn giản.
+ Số mức vào khoảng 7 + 2 hoặc 7 - 2.
- Khi dừng việc phân rã bằng BLD, mỗi chức năng trong các BLD
ở mức cuối cùng phải được đặc tả.
- Các tên gọi phát sinh (chức năng, luồng DL, tác nhân, khi phải
ghi vào từ điển DL).

Ví dụ: Hệ Cung ứng vật tư (CƯVT)


- Xây dựng BLD vật lý mức đỉnh của hệ CƯVT
- Xây dựng BLD vật lý mức dưới đỉnh của hệ CƯVT
- Xây dựng BLD vật lý mức khung cảnh của hệ CƯVT

Kỹ thuật chuyển đổi BLD vật lý thành BLD logic.


- Mục đích của phân tích là đi tới 1 mô hình logic của hệ thống.
- Quá trình phân mức chỉ có thể dẫn ta vào những mô tả chi tiết,
không đi đến mô tả logic. Bởi vì trong mô tả ta thu được (BLD)
thì vẫn còn lẫn các yếu tố vật lý vào đó.Vậy phải loại chúng ra.

Có 3 l oạ i yếu t ố vật lý :
(1)Yếu tố vật lý xuất hiện tường minh trong ngôn từ hay hình vẽ:
+ Các phương tiện, phương thức thực hiện chức năng (máy
tính, bàn phím, máy in)
+ Các giá mang thông tin (đĩa từ, sổ sách, chứng từ, đường
điện thoại).
+ Các tác nhân thực hiện chức năng (Giám đốc, kế toán, thủ
kho).
(2)Các chức năng vật lý: Đó là chức năng gắn liền với 1 công cụ
hay 1 biện pháp cụ thể mà không tồn tại khi công cụ hay biện
pháp đó thay đổi.
VD: Nhập dữ liệu vào máy tính, không tồn tại nữa khi ta không
dùng máy tính.
(3)Cấu trức vật lý: là cấu trúc phản ánh cách bố trí, tổ chức hay
cài đặt hiện tại mà chưa phản ánh về bản chất logic của hệ
thống.
VD: Bài toán CƯVT có 3 tổ: Đặt hàng, nhận và phát hàng, Đối
chiếu.

Phần lý thuyết Trang 20


Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

Cách loại bỏ yếu tố vật lý

- Loại (1): Loại bỏ ngôn từ hay hình vẽ thể hiện phương tiện (giá
mang tin)
- Loại (2) và (3)
+ Phải làm cho chúng xuất hiện đã bằng cách triển khai BLD
vật lý xuống các mức thấp, loại bỏ các chức năng vật lý khỏi
các BLD mức thấp.
+ Loại khỏi loại 3 bằng cách tổ chức các BLD logic mức thấp (từ
dưới lên trên) bằng cách:
 Nối lại các luồng DL bị đứt quãng sau khi loại bỏ các chức
năng vật lý.
 Gom cụm lại các chức năng gần gũi và hợp tác với nhau
trong 1 mục
 đích xử lý vào 1 chức năng lớn.

Cứ tiếp tục ta tổ chức lại các mức đến mức đỉnh.

BLD vật lý mức đỉnh BLD logic mức đỉnh

Triển khai Gom nhóm các CN


xuống thấp để tổ chức lại các BLD
để làm lộ các
CN vật lý

Xoá các Nối lại các luồng DL


CN vật lý

Ví dụ: Hệ Cung ứng vật tư (CƯVT)


- Xây dựng BLD logic mức đỉnh của hệ CƯVT theo quy trình phân
tích nên trên

Kỹ thuật chuyển từ BLD logic của HT cũ sang BLD logic


của HT mới

Ví dụ: Hệ Cung ứng vật tư (CƯVT)


Xây dựng BLD logic mức đỉnh hệ thống mới của hệ CƯVT từ BLD
logic mức đỉnh của hệ thống cũ được xây dựng ở trên

Phần lý thuyết Trang 21


Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

Phần lý thuyết Trang 22


Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

III.Chương 3: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ DỮ


LIỆU
III.1. Cá c khá i n iệ m củ a m ô hì nh th ực thể / l iê n k ết
Thực thể
Một thực thể là một vật thể cụ thể hay trừu tượng, tồn tại thực sự
và khá ổn định trong thế giới thực, mà ta muốn phản ánh nó trong
hệ thống thông tin.
Ví dụ : Sinh viên Nguyễn Huy Hoàng
Thuộc tính
Thuộc tính là một giá trị dùng để mô tả một khía cạnh nào đó của
một thực thể.
Ví dụ : Tuổi của Nguyễn Huy Hoàng là 22
Kiểu thuộc tính
Kiểu thuộc tính là tên chung của mọi giá trị có thể chọn lựa để mô
tả một khía cạnh nhất định của các thực thể.
Ví dụ : Tuổi là kiểu thuộc tính
Kiểu thực thể
Ta gọi kiểu thực thể là tập hợp các thực thể được mô tả bởi cùng
một tập hợp các kiểu thuộc tính và biểu diễn cho một lớp tự
nhiên các sự vật cùng bản chất trong thế giới thực.
Ví dụ : Kiểu thực thể Khách hàng được mô tả bằng các kiểu thuộc
tính: Tên, Địa chỉ, Số tài khoản.
Liên kết
Ta gọi liên kết là một sự gom nhóm các thực thể, trong đó mỗi
thực thể có một vai trò nhất định.
Ví dụ: Anh Liên là học trò của thầy Nam
Sinh viên Nguyễn Văn Tuấn thuộc lớp K8T2
Kiểu liên kết
Là tập hợp các liên kết có cùng ý nghĩa.
- Một kiểu liên kết được định nghĩa giữa nhiều kiểu thực thể, số
kiểu thực thể tham gia vào kiểu liên kết gọi là số ngôi của kiểu
liên kết. Thông thường chỉ sử dụng liên kết 2 ngôi.
- Tên của kiểu liên kết thường chọn là động từ.
Ví dụ: Kiểu liên kết Đặt mua giữa kiểu thực thể Đơn hàng và kiểu
thực thể Mặt hàng. Kiểu liên kết Thuộc giữa kiểu thực thể Sinh
viên và kiểu thực thể Lớp.
Chú ý: Tên kiểu liên kết thường chỉ phản ánh ý nghĩa liên kết theo
một chiều.

Phần lý thuyết Trang 23


Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

Định nghĩa toán học


Kiểu liên kết n ngôi R giữa các kiểu thực thể T 1,T2,…,Tn thực chất là
một quan hệ R ⊆ T1xT2x…xTn , tức là một tập hợp các bộ n có
dạng <t1,t2,…,tn> với ti ∈ Ti , i = 1..n.

Trong liên kết 2 ngôi R ⊆ T1xT2 ta gọi ứng số của R về phía T1 là


cặp m..n trong đó m và n là các số tối thiểu và tối đa các thực thể
trong T1 có thể liên kết với một thực thể trong T2.
Định nghĩa tương tự với ứng số của R về phía T2
Ví dụ: Liên kết Dạy giữa Thầy và trò như hình vẽ

*
Huy
Thành
*
*

Ứng số về phía thầy là 0..2


Ứng số về phía trò là 1..2
Các giá trị ứng số thường dùng là
1..1 Một và chỉ một
0..1 Không hoặc một
m..n Từ m đến n
0..* Từ không tới nhiều
1..* Từ một tới nhiều

III.2. Bi ểu di ễn đồ hoạ củ a các kiể u th ực thể và kiể u li ên


kết
Kiểu thực thể
Trong mô hình thực thể / liên kết, kiểu thực thể biểu diễn bởi một
hình chữ nhật với tên kiểu thực thể bên trong (tên này thường
là một danh từ)

Tên kiểu thực thể

Phần lý thuyết Trang 24


Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

Nếu muốn chỉ rõ các kiểu thuộc tính của một kiểu thực thể, thì viết
danh sách các kiểu thuộc tính này bên trong hay bên cạnh hình
chữ nhật
Ví dụ:

Khách
hàng
S H_k há c h
Tên khách
Địa chỉ
Số TK

Môt hay tập hợp các kiểu thuộc tính của một kiểu thực thể được
gọi là khóa nếu giá trị của nó cho phép ta phân biệt các thực thể
với nhau. Trong danh sách các kiểu thuộc tính, thuộc tính khóa
được gạch dưới.

Kiểu liên kết


Trong mô hình thực thể / liên kết, một kiểu liên kết được biểu diễn
bằng một hình thoi, bên trong có tên của kiểu liên kết và được nối
với các kiểu thực thể liên quan. Nếu kiểu liên kết là 2 ngôi, ta ghi
thêm ứng số và hai bên.
Vi dụ:

Khách Đơn hàng


hàng 1 0
S H_ khá c h Giao S H_ đơn
nộp
Tên khách Ngày đơn

Phân loại các kiểu liên kết:


(1) Liên kết 1-1: Hai ngôi, một phần tử của mỗi bên đều liên kết
với không quá một phần tử của bên kia.
Ví dụ:
1..1 1..1 Chứng minh
Nhân viên Có
thư

Phần lý thuyết Trang 25


Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

(2) Liên kết 1- nhiều: Hai ngôi, mỗi phần tử của một bên liên kết
với không quá một phần tử của bên kia. Ngược lại, mỗi phần tử
của bên kia có thể liên kết với nhiều phần tử của bên này.
Ví dụ:
Sinh viên 1..* 1..1
Học Lớp

(3) Liên kết nhiều - nhiều: Hai ngôi, mỗi phần tử của mỗi bên đều có thể
liên kết với nhiều phần tử ở bên kia.
Ví dụ:
0..* 0..*
Sinh viên Biết Lớp

(4) Liên kết đệ quy: đó là liên kết giữa một kiểu thực thể với chính
nó, tức là kết nối giữan\ các cặp phần tử cùng trong một kiểu thực
thể. Trong trường hợp này nên ghi rõ vai trò của mỗi thực thể
tham gia ở mỗi đầu của kiểu liên kết.
Chồng
Ví dụ:
Người
0..1
ID Kết
Tên hôn
Ngày sinh Vợ

0..1

Mô hình thực thể/liên kết hạn chế chỉ đưa ra một cách biểu diễn
duy nhất cho kiểu liên kết 1 - nhiều với sơ đồ sau:

Khách Hóa đơn


hàng

Với các trường hợp còn lại, người ta đều tìm cách quy đổi về kiểu
liên kết 1- nhiều như sau:

(1)Xử lý các kiểu liên kết 1-1 : Thực hiện theo 2 cách:
• Cách 1: Xem 1-1 là trường hợp riêng của 1-nhiều và vẽ
lại nó bằng một đường nối thẳng hay đường nối có chân
vịt ở một đầu (cách này ít dùng)

Phần lý thuyết Trang 26


Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

• Cách 2: Gộp 2 kiểu thực thể có quan hệ 1-1 thành một


kiểu thực thể duy nhất, bằng cách hoà trộn hai danh sách
các kiểu thực thể với nhau.
Ví dụ:

Chứng minh thư Lý lịch cán bộ


1 0
(a) Số CMT Có Mã CB
Họ tên Họ tên
Nơi cư trú Quê quán
Ngày cấp CMT Nơi thường trú
Nơi cấp CMT Mức lương

Chứng minh thư Lý lịch cán bộ


S ố CMT M ã CB
(b) . . .
...

Chứng minh thư Lý lịch cán bộ


S ố CMT M ã CB
. . . . . .
(b’)

MLý
ã CB
lịch cán bộ

Họ tên
Số CMT
Ngày cấp CMT
Nơi cấp CMT
Quê quán
Nơi thường trú
(c) Mức lương

(b), (b’) Biến đổi theo cách 1; (c) Biến đổi theo cách 2.

(2)Xử lý kiểu liên kết nhiều - nhiều và liên kết nhiều ngôi
Tuyệt đối không dùng ký hiệu mà phải thực thể hóa bằng một
kiểu thực thể mới, nó chứa các kiểu thực thể khóa của các kiểu
thực thể tham gia. Ngoài ra có thể thêm các kiểu thực thể mô tả
cho kiểu liên kết. Nối kiểu thực thể này với các kiểu thực thể tham

Phần lý thuyết Trang 27


Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

gia liên kết bằng đường nối có chân vịt, chân vịt bám vào kiểu thực
thể mới.

Ví dụ:

Kiểu liên kết nhiều - nhiều


Nhà cung cấp Mặt hàng
0 0
Tê n nhà C C Cung M ã hà ng
ứng
Địa chỉ Tên hàng
Quy cách

Trở thành
Nhà cung cấp Catalô
Tê n nhà C C Tê n nhà C C
Mặt hàng
Địa chỉ M ã hà ng
Đơn giá Mã hà ng
Tên hàng
Quy cách
Kiểu liên kết nhiều ngôi

Thời gian
Môn học
N gày g iờ
Tê n m ôn

Thời
khóa

Địa điểm

P hòng Lớp SV

Mã l ớp

Trở thành
Địa điểm Môn học Lớp SV

P hòng Tê n m ôn Mã l ớp

Thời khoá biểu

P hòng
Phần lý thuyết Tên môn Trang 28
M ã l ớp
Ngày giờ
Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

Các kiểu thuộc tính khóa và kiểu thuộc tính kết nối
- Với mô hình thực thể / liên kết hạn chế, ta phải chỉ rõ khóa cho
mỗi kiểu thực thể. Khóa có thể là khóa đơn (chỉ 1 kiểu thuộc
tính) hoặc khóa bội (nhiều kiểu thuộc tính). Khóa bội thường
gặp trong các trường hợp:
• Các kiểu thực thể phụ thuộc:
Khóa của kiểu thực thể phụ thuộc luôn phải bao khóa của kiểu
thực thể chính như 1 thành phần của khóa, làm nhiệm vụ kết
nối thực thể phụ thuộc với thực thể chính.
Ví dụ:
• Các kiểu thực thể lập từ quy tắc (2)
Tức là kiểu thực thể diễn tả một quan hệ nhiều - nhiều hay
quan hệ nhiều ngôi.
- Ta gọi một kiểu thuộc tính kết nối là một kiểu thuộc tính vốn
là khóa của một kiểu thực thể , nhưng lại xuất hiện trong kiểu
thực thể khác với nhiệm vụ mô tả mối quan hệ giữa hai kiểu
thực thể. Kiểu thuộc tính kết nối còn gọi là khóa ngoài.

III.3. Bi ểu di ễn bảng c ủa ki ểu t hự c th ể / l iê n k ết
III. 4.Ph ương pháp lập lượ c đồ dữ li ệu th eo mô hìn h thự c
thể / li ên kế t hạn ch ế
Yêu cầu
- Không bỏi sót thông tin
Phải rà soát từ nhiều nguồn:
+ Các cuộc tiếp xúc, phỏng vấn với các nhân viên
+ Các loại dữ liệu về hệ thống: các báo cáo, thuyết minh, các
tài liệu lập trong khảo sát hiện trạng và phân tích chức năng…
+ Các BLD đã lập
+ Các sổ sách, các tệp.
- Không dư thừa thông tin
+ Thông tin đưa vào không được trùng lặp
+ Bỏ ra ngoài các dữ liệu được tính toán (dẫn xuất) từ các dữ
liệu khác.
Phát hiện các kiểu thực thể
- Thực chất mỗi thực thể là một nhóm dữ liệu quy tụ xung quanh
một sự vật (sự kiện hay vật thể) xuất hiện trong lĩnh vực bài
toán. Chúng thuộc các phạm vi mô tả sau:
(1) Các dữ liệu phản ánh cấu trúc tĩnh của tổ chức:
+ Về nhân lực: Nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp…

Phần lý thuyết Trang 29


Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

+ Về tài sản, thiết bị, nguyên vật liệu: Nhà xưởng, của hàng,
máy móc, mặt hàng, nguyên liệu…
+ Về tổ chức và cơ cấu: Phòng ban, phân xưởng, khoa, bộ
môn, lớp…
(2) Các dữ liệu phản ánh các sự kiện trong hoạt động tác
nghiệp:
+ Các giao dịch: Đặt hàng, giao hàng, thanh toán…
+ Các báo cáo, tổng kết, thống kê
Tuy nhiên không phải mọi sự vật đều được chọn làm thực thể.
Chúng phải được sàng lọc theo 2 tiêu chí:
+ Có ích cho quản lý
+ Có cách để phân biệt với các thực thể khác.

Phát hiện và diễn tả các kiểu liên kết


Các liên kết phản ánh các môi liên quan cần ghi nhận giữa các
thực thể trong môi trường nghiệp vụ.
Sau khi đã có các kiểu thực thể, ta đối sách từng cặp hay từng
nhóm kiểu thực thể xem giữa chúng có tồn tại một kiểu liên kết
nào không. Sự phát hiện này có thể làm theo 2 cách:
(1) Dựa trên ý nghĩa của các kiểu thực thể, dựa trên các quy tắc
quản lý hay các quy trình giao dịch mà ta phát hiện các kiểu liên
kết.
Ví dụ : Quy trình bán hàng bắt đầu với việc một khách hàng đưa
đến một đơn đặt hàng. Từ sự kiện này phát hiện ra mỗi liên quan
giữa khách hàng và đơn hàng.
(2) Dựa vào việc đi sâu vào danh sách các kiểu thuộc tính của
các kiểu thực thể, tìm xem trong đó có các thuộc tính đóng vai trò
tham chiếu hay không (thuộc tính kết nối). Mỗi tham chiếu là một
kiểu liên kết.
Ví dụ: Xem các đơn hàng thấy đơn hàng nào cũng có Tên khách
hàng, đó chính là một tham chiếu.
Sau khi đã phát hiện các kiểu liên kết, ta phân loại chúng thành 1-
1, 1-n, n-n và nhiều ngôi, sau đó áp dụng các quy tắc chuyển
chúng về mô hình thực thể / liên kết hạn chế.

Phát hiện các kiểu thuộc tính


Phân loại thuộc tính theo vai trò: khóa, kết nối, mô tả
(1) Thuộc tính khóa: có hai cách chọn khóa:
- Chọn 1 hay tập hợp các thuộc tính tự nhiên, có giá trị duy
nhất và bền vững làm khóa.
- Chọn một thuộc tính nhân tạo
(2) Thuộc tính kết nối (khóa ngoài)

Phần lý thuyết Trang 30


Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

(3)Thuộc tính mô tả: Ngoài thuộc tính khóa và kết nối.


(*) Phân loại các thuộc tính mô tả: Cần chọn các thuộc tính mô tả
sao cho đủ dùng. Để có phương hướng chón lựa, ta phân loại các
thuộc tính mô tả theo 2 tiêu chí:
- Tính toán / không tính toán
- Bền vững / không bền vững
Phối hợp 2 loại trên ta có 4 loại thuộc tính mô tả
- Tính toán, bền vững
- Tính toán, không bền vững
- Không tính toán, bền vững
- Không tính toán, không bền vững

III.5. Lập l ượ c đồ dữ li ệu vớ i mô hìn h quan hệ


Các định nghĩa cơ bản
Quan hệ
- Cho D1,D2,...,Dn là n miền giá trị, không nhất thiết khác nhau. Một
quan hệ R trên các miền D1,D2,...,Dn là một tập con của tích Đề các giữa
các miền đó.
R ⊆ D1 X D2 X...X Dn

Mỗi bộ của R có dạng <d1,d2,..,dn> với di ∈ Di


Nếu viết ra tất cả các bộ phần tử của quan hệ, mỗi phần tử trên 1 dòng
thì ta có một bảng 2 chiều:
m : Số các cột, gọi là cấp của quan hệ
m : Số các òng, gọi là bản số của quan hệ.
Thí dụ : D1 : Tập người
D2 : Tập số nguyên dương
Quan hệ R ⊆ D1 X D1 X D2, trong đó mỗi bộ (a, b, k) diễn tả một
cuộc hôn nhân ”anh a lấy chị b vào năm k”

Cột 1 Cột 2 Cột 3


Giáp Thu 1972
Nam Huệ 1980
An Thuỷ 1985

- Thuộc tính: Tên cột gọi là thuộc tính của quan hệ


Thí dụ: Đặt tên thuộc tính của quan hệ trên như sau:

Chồng Vợ Năm kết hôn


Giáp Thu 1972
Nam Huệ 1980

Phần lý thuyết Trang 31


Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

An Thuỷ 1985
- Các tính chất của quan hệ
+ Giá trị đưa vào cột phải đơn nhất
+ Các giá trị đưa vào cột phải thuộc một miền giá trị
+ Không có bất kỳ 2 dòng giống nhau
- Khóa chính của quan hệ là một hay một nhón thuộc tính mà giá trị
của nó xác định duy nhất mỗi dòng trong quan hệ
- Khóa ngoài của quan hệ là một hay một vài thuộc tính của quan
hệ, nhưng là khóa chính của 1 quan hệ khác.

Lược đồ quan hệ
- Nếu thêm vào hay bớt đi một dòng trong quan hệ thì tính chất của
quan hệ không thay đổi.
- Lược đồ quan hệ là cách biểu diễn khái quát hóa quan hệ
Ký hiệu: Tên (Danh sách thuộc tính)
Ví dụ: SinhViên(Mã SV, Tên SV, Địa chỉ)

Đối sánh quan hệ với kiểu thục thể


- Một kiểu thực thể là một quan hệ
- Tuy nhiên, một quan hệ mang ý nghĩa phức tạp hơn nhiều kiểu
thực thể.
Phụ thuộc hàm
Định nghĩa
Cho lược đồ quan hệ R xác định trên tập thuộc tính Ai. X,Y là hai tập
thuộc tính, X⊆ Ai, Y⊆ Ai. Ta nói rằng X xác định hàm Y (hay Y phụ thuộc
hàm vào X) nếu với mọi bộ t1, t2 ∈ R.
Nếu t1 (X) = t2 (X) thì ta đều có t1 (Y) = t2 (Y).
Ký hiệu: X Y
Ví dụ: Mã SV { Tên SV, Ngày sinh, Lớp, Khoa}
{Mã SV, Mã MH} { Tên SV, Ngày sinh, Lớp, Khoa, Điểm}

Tính chất

• Tính phản xạ: Nếu B⊆ A thì A B


• Tính tăng trưởng: Nếu A B thì AC BC
• Tính bắc cầu: Nếu A B và B C thì A C
• Tính phân rã: Nếu A B và D⊆ B thì A D
• Tính gộp: Nếu A B và A C thì A BC
• Tính giả bắc cầu: Nếu A B và BD C thì AD C

Phần lý thuyết Trang 32


Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

Chuẩn hóa quan hệ và các dạng chuẩn


Chuẩn hóa là quá trình chuyển một quan hệ có cấu trúc dữ liệu phức hợp
thành các quan hệ có cấu trúc dữ liệu đơn giản hơn và vững chắc.

Khuyểt tật của các quan hệ


- Sự dư thừa thông tin: Đó là sự lặp lại cùng một thông tin nhiểu lần
ở nhiều chỗ. Nguồn gốc là sự có mặt của một phụ thuộc hàm A B mà
A không phải là khóa.
Ví dụ: Điểm SV (Mã SV, Mã MH, Tên SV, Điểm)
Mã SV,Mã MH -> Tên SV,Điểm
Mã SV -> Tên SV
- Khuyết tật khi cập nhật: Khi muốn điều chỉnh 1 thông tin mà thông
tin đó lại xuất hiện trên nhiều dòng của quan hệ, ta phải tìm kiếm, mất
thời gian. Ví dụ: ta muốn điều chỉnh Tên SV ở quan hệ Điểm SV nói trên.
- Khuyết tật khi bổ xung thông tin:
Ví dụ: SinhViên (Mã SV, Tên SV, Mã MH,Điểm)
Ta không thể bổ xung bộ (Mã SV,Tên SV)

Chuẩn hóa quan hệ


(1) Quan hệ chưa chuẩn hóa:
- Quan hệ chưa chuẩn hóa là quan hệ có chứa thuộc tính lặp.
Ví dụ: Lược đồ quan hệ Đơn hàng(Số đơn, Mã khách, Tên KH, Địa chỉ,
Ngày đặt, Mã hàng*, Tên hàng*, Đơn vị*, Số lượng*)
(2) Quan hệ ở dạng chuẩn 1:
- Là quan hệ không chứa thuộc tính lặp
- Tách một quan hệ chưa chuẩn hóa thành quan hệ ở dạng chuẩn 1
+ Quan hệ 1: Gồm các thuộc tính lặp và phần khóa xác định chúng
+ Quan hệ 2: Gồm các thuộc tính còn lại và khóa chính
Ví dụ: Quan hệ trên được tách thành 2 quan hệ:
QH1 (Số đơn, Mã khách, Tên KH, Địa chỉ, Ngày đặt, Mã hàng)
QH2 (Mã hàng, Tên hàng, Đơn vị, Số lượng)
(3) Quan hệ ở dạng chuẩn 2:
- Là quan hệ:
+ Ở dạng chuẩn 1
+ Không tồn tại các thuộc tính không khóa phụ thuộc vào một phần
khóa chính.
- Tách một quan hệ ở dạng chuẩn 1 thành quan hệ ở dạng chuẩn 2

Phần lý thuyết Trang 33


Đề cương môn học Phân tích và Thiết kế Hệ thống thông tin

+ Quan hệ 1: Gồm các thuộc tính phụ thuộc vào 1 phần khóa chính
và phần khóa xác định chúng.
+ Quan hệ 2: Gồm các thuộc tính còn lại và khóa chính.
Ví dụ: Quan hệ Điểm:
Điểm (Mã SV, Tên SV, Địa chỉ, Mã MH,Tên MH, Điểm)

Mã SV,Mã MH ->Tên SV, Địa chỉ, Tên MH, Điểm


Mã MH -> Tên MH
Mã SV -> Tên SV, Địa chỉ
Tách thành 3 quan hệ ở dạng chuẩn 2 qua 2 phép tách
QH1(Mã MH,Tên MH)
QH2(Mã SV, Tên SV, Địa chỉ)
QH3(Mã SV,Mã MH,Điểm)
(4) Quan hệ ở dạng chuẩn 3:
- Là quan hệ:
+ Ở dạng chuẩn 2
+ Không tồn tại các thuộc tính không khóa phụ thuộc bắc cầu vào
khóa chính (qua một thuộc tính gọi là thuộc tính cầu).
- Tách một quan hệ ở dạng chuẩn 2 thành quan hệ ở dạng chuẩn 3
+ Quan hệ 1: Gồm các thuộc tính phụ thuộc bắc cầu và thuộc tính
cầu.
+ Quan hệ 2: Gồm các thuộc tính còn lại và thuộc tính cầu
Ví dụ: Quan hệ Đơn hàng:
Đơn hàng (Số đơn, Mã khách, Tên khách, Địa chỉ, Ngày đặt)
Số đơn -> Mã khách, Tên khách, Địa chỉ, Ngày đặt
Mã khách -> Tên khách, Địa chỉ
Tách thành 2 quan hệ
QH1(Mã khách, Tên khách, Địa chỉ)
QH2(Số đơn, Mã khách, Ngày đặt)

Phần lý thuyết Trang 34

You might also like