You are on page 1of 29

Suu tam: trinhvubao.ac@gmail.

com

Hạnh phúc lớn nhất của đời người là biết buông


tha
Trong xử thế, dám nắm lấy là dũng khí, dám buông ra là độ lượng. Phần lớn những người
có kinh nghiệm xử thế đều xem thường những hoa tươi, tiếng vỗ tay... trên đường đời.

Nhưng nếu nhìn nhận một cách bình thường đối với những gập ghềnh, bùn lầy... trong
cuộc sống, thì không phải là điều dễ làm. Có thể không hoảng hốt, có thể thản nhiên chịu
đựng những trở ngại lớn, những tai họa lớn, chính là vì có lòng độ lượng. Người quân
tử lấy lòng độ lượng dung nạp mọi việc trong thiên hạ làm nguồn vui, đã đến rồi thì hãy ở
yên mà thích ứng với hoàn cảnh là một hình thức siêu thoát.

Biết nắm lấy thực đáng quý, nhưng biết buông ra mới là đạo lý chân chính xử thế trong
đời.
Của cải lớn nhất của
đời người
Câu nói này mặc dù ai cũng biết, nhưng thực sự thấu hiểu được không phải là chuyện dễ.
Xin hãy thử xem người xưa, người nay, người trong nước, người Tây, người Tàu, người
Mỹ,... đã mấy người thoát khỏi vòng mê hoặc, dụ dỗ của danh của lợi...

Có nhiều người coi danh lợi, bổng lộc. tình yêu là cái theo đuổi cao nhất của cuộc đời,
mà không biết rằng của cải lớn nhất của đời người chính là sức khỏe của mình. Một câu
chuyện cổ kể rằng, có một người ham mê của cải hơn mạng sống, anh ta lạc vào một núi
vàng... Lúc đầu sung sướng như điên vì lấy được nhiều vàng bạc châu báu, nhưng rồi bi
lạc trong núi vàng, bỏ xác tại đó. Có thể nói rằng, sức khỏe là cái quý báu nhất, và cũng
là của cải lớn nhất của đời người. Nếu ta không hiểu được điều này thì bất kể danh lợi gì,
ham muốn gì đều trở nên vô nghĩa.
Không luận
thiên tài
Những học sinh mới học vẽ thường thích hỏi; "Thầy ơi, em không phải là thiên tài có học
vẽ được không?", "Thầy ơi, thầy xem em có thiên tài hay không?".

Tôi cảm thấy từ "thiên tài" thật là tai hại. Vì người thành công có thể lấy nó làm chiêu
bài, nói thành công của mình là do thiên tài tuyệt vời; người thất bại lại có thể lấy nó làm
cái bia chống đỡ, quy thất bại của mình là do không có thiên tài. Vì thế, người thành công
sẽ được thần thánh hóa, cơ hồ khi sinh ra họ đã có sẵn "năng lực đặc biệt", không cần nỗ
lực cũng có thể thành công; người thất bại có thể đỗ lỗi do không có thiên tài để tự an ủi
mình, cơ hồ bản thân không có điều gì dở, cái dở là do cha mẹ không sinh ra mình là một
thiên tài.

Kỳ thực thiên tài là gì? Thiên tài chỉ là một từ hư ảo mà thôi! Nếu cần có một định nghĩa
cho thiên tài, thì tôi nghĩ nó sẽ là "năng lực tự mình kích phát, khát vọng theo đuổi lý
tưởng tối cao và nỗ lực kiên trì không ngừng nghỉ".

Cuối cùng, hy vọng mọi người bớt dùng từ "thiên tài", vì không có một thiên tài thật sự
nào lại nói bản thân là "thiên tài" và cũng chẳng có người nào suốt ngày miệng nói "thiên
Suu tam: trinhvubao.ac@gmail.com

tài" thì bản thân có thể trở thành thiên tài.


Lúc Đi Trắng, Lúc
Về Đen
Một hôm trời nắng Dương Bố đi chơi. Khi ở nhà ra, thì mặc áo trắng, đi được nửa đường,
gặp trời mưa, quần áo ướt hết, mới vào ẩn mưa ở nhà bà con. Người ấy thấy Dương Bố
ướt cả cho mượn cái áo thâm.

Một lúc trời tạnh, Dương Bố mặc áo thâm về nhà. Con chó trông thấy, vừa cắn vừa xua
đuổi. Dương Bố giận toan cầm gậy đánh.

Anh là Dương Chu chạy ra bảo:

"Đừng đánh nó làm gì! Nó đuổi như thế cũng phải. Giả sử con chó trắng nhà ta, lúc đi, thì
trắng, lúc về thì đen, phỏng em có không lấy làm lạ mà không ngờ được không?"

Lời Bàn:

Lúc đi mặc áo trắng, lúc về mặc áo thâm, chính mình không biết mình thay đổi, con
chó thấy khác thì xua đuổi. Mình đánh nó chẳng hóa ra lầm lắm hay sao! Lỗi tại
mình thay đổi không tại con chó cắn xằng. Vậy nên ở đời khi mình làm điều gì khác
thường, mà người ta không rõ, thì tất nhiên người ta bàn trái bàn phải. Nếu mình
không tự xét mình thay đổi hay dở, chỉ biết trách người nghị luận nọ kia, thì chẳng
khác nào như Dương Bố đánh chó trong truyện này.
Ông Lão
Bán Dầu
Ông Trần Nghiêu Tư làm quan đời nhà Tống, bắn cung giỏi có tiếng. Đời bấy giờ không
ai bằng. Ông cũng lấy thế làm kiêu căng.

Ông thường bắn trong vườn nhà. Một hôm có ông lão bán dầu đi qua, thấy ông đang bắn,
đặt gánh xuống, ngấp nghé xem mãi. Ông lão thấy ông Trần Nghiêu Tư bắn mười phát,
trúng được tám, chín, thì hơi gật gù, mỉm miệng cười. Ông Trần Nghiêu Tư thấy vậy gọi
vào hỏi:

"Nhà ngươi cũng biết bắn à? ta bắn chưa được giỏi hay sao?"

Ông lão nói:

"Chẳng phải giỏi gì cả. Chẳng qua là quen tay thôi".

Nghiêu Tư giận lắm bảo:

"À! Nhà ngươi dám khinh ta bắn không giỏi à?"

Ông lão nói: "Cứ xem tôi rót dầu thì đủ biết".
Suu tam: trinhvubao.ac@gmail.com

Nói xong, bèn lấy một cái bầu đặt xuống đất, để đồng tiền lên miệng, lấy cái môi từ từ rót
dầu qua lỗ đồng tiền, mà không dây một tý dầu nào ra đồng tiền cả. Rồi nói:

"Tôi cũng chẳng phải giỏi gì, chỉ quen tay mà thôi".

Nghiêu Tư cười, chịu là phải.

Lời bàn:

Bắn, mà mười phát trúng cả mười, ai không chịu là giỏi? Nhưng rót dầu qua lỗ đồng tiền
mà không dây ra đồng tiền tưởng cũng không ai chê được là không giỏi. Cho nên ông lão
bán dầu, thấy ông Nghiêu Tư tự phụ là bắn giỏi, mà cũng tự phụ là rót dầu giỏi, ý muốn
ấy cái tự phụ này đối lại cái tự phụ kia, để dạy rằng: giỏi hay không giỏi, thường chỉ là
cái quen hay không mà thôi. "Trăm hay không bằng tay quen", câu tục ngữ ta đã nói.
Mình quen nghề mình, người quen nghề người, chớ đã chắc gì là mình tài đức hơn người
mà kiêu căng với người.
Đánh Dấu Thuyền
Tìm Gươm
Có người nước Sở đi đò qua sông. Khi ngồi đò, vô ý, đánh rơi thanh gươm xuống sông.
Anh ta vội vàng đánh dấu vào mạn thuyền, nói rằng: "Gươm ta rơi ở chỗ nầy đây".

Lúc thuyền đỗ vào bến, anh ta cứ theo chỗ đánh dấu, lặn xuống nước tìm gươm. Thuyền
đã đi đến bến, chớ gươm rơi đâu thì vẫn ở đấy, có theo thuyền mà đi đâu? Tìm gươm như
thế, chẳng khờ dại lắm ư!

Lời Bàn:

Nếu muốn tìm thấy gươm, tất phải lặn ngay xuống chỗ rơi mà tìm. Chớ sao lại đánh dấu
vào thuyền, đợi đến lúc thuyền đỗ vào bến, mới lặn xuống bến tìm? Ở đời có những
người cố chấp bất thông, chỉ câu nệ biết giữ chặt một cái đã nắm chặt trong tay, chớ
không hiểu nghĩa chữ "thời" là gì?
Ba Con Rận
Kiện Nhau
Ba con rận hút máu một con lợn, tranh nhau ăn, đem nhau đi kiện. Một con rận khác gặp,
hỏi:

- "Ba anh kiện nhau về việc gì thế?"

Ba con rận đáp: "Chúng tôi kiện nhau, vì tranh nhau một chỗ đất mầu mỡ."

Con rận kia nói: "Tôi tưởng các anh chẳng nên tranh lẫn nhau thế làm gì. Các anh chỉ nên
lo đến con dao của người đồ tể giết lợn, ngọn lửa của bó rơm thui lợn mà thôi."

Ba con rận nghe ra, biết là dại, thôi không đi kiện nữa, cùng nhau quần tụ, làm ăn với
nhau, dù no, dù đói, cũng không bỏ nhau. Con lợn mỗi ngày một gầy, người ta không làm
Suu tam: trinhvubao.ac@gmail.com

thịt cứ để nuôi, ba con rận nhờ thế mà no đủ mãi.

Lời Bàn:

Dân trong một xứ mà cứ tranh giành lẫn nhau cái lợi trước mắt, không nghĩ gì đến
cái hậu quả lâu dài chung, thì trí khôn thật không bằng mấy con rận nói trong truyện nầy.

Tranh nhau, cãi nhau, đánh nhau, kiện nhau, thì oan oan tương kết, lợi chẳng thấy đâu,
chỉ thấy hại, hại cho một mình lại hại cho cả đàn, cả lũ nữa. Sao không biết: Sâu đục cây,
cây đổ thì sâu cũng chẳng còn: trùng hại vật, vật chết thì trùng cũng hết kiếp.
Quả tạ và
cọng rơm
Nếu tôi đưa cho bạn một quả tạ, một hòn đá nhỏ và một cọng rơm để bạn ném xa, bạn sẽ
chọn cái nào? Ðương nhiên là viên đá. Vì quả tạ quá nặng, cọng rơm lại quá nhẹ; quá
nặng ném không đi, quá nhẹ lại không có lực. Chỉ có trọng lượng thích hợp, thể tích
không lớn là viên đá thì mới có thể ném được xa.

Nếu tôi tiến cử cho bạn ba loại người: cuồng ngạo ngang ngạnh, không thấp không cao và
nhút nhát bảo thủ - thì bạn sẽ chọn ai? Đương nhiên là người không thấp không cao, vì
người đầu dùng không được, người cuối đỡ dậy không nổi, chỉ có người giữa; không
nặng không nhẹ, “cân lượng” thích hợp.
Là gì và
tại sao?
Tôi có một người bạn đang dạy tiểu học, cô ấy nói lớp cô có mấy học sinh rất xuất sắc,
tôi liền hỏi "Cô thấy điều khác biệt lớn nhất giữa học sinh có năng khiếu và học sinh bình
thường là ở đâu?".

Cô ấy nói: "Rất đơn giản, học sinh bình thường đều hỏi "là gì", còn học sinh thông minh
thì lại thích hỏi "tại sao?". Dạy tới "bốn mùa", đối với loại học sinh trước, chỉ cần nói
một năm có bốn mùa xuân hạ thu đông là được. Đối với loại học sinh sau, không nói
thêm lý lẽ về bốn mùa là không thể được. Đó là vì học sinh bình thường chỉ cần biết đại
khái, còn học sinh năng khiến lại muốn hiểu sâu hơn".

Thật không ngờ lại có sự khác nhau lớn như vậy. Vì vậy, khi chúng ta dạy con, cần làm
cho con cái không những hỏi "là gì?", mà cần hỏi sâu hơn "tại sao?".
Thói
thường
Vì sự an toàn của sinh viên, một tổ chức từ thiện quyết định quyên góp một chiếc cầu cho
trường đại học. Nào ngờ vị hiệu trưởng nghe nói xong lại bày tỏ sự phản đối, cho rằng
muốn xây thì xây đường hầm. Vì theo ông ta quan sát, các sinh viên không thích đi lên
cầu mà thích đi xuống đường hầm, vì vậy xây cầu sẽ không có lợi ích gì.

Vị đại diện của tổ chức từ thiện thắc mắc hỏi: "Thật ra thì số bậc thềm của cầu và đường
hầm như nhau, khi đi sức lực bỏ ra như nhau, thế thì tại sao sinh viên lại thích đi xuống
Suu tam: trinhvubao.ac@gmail.com

đường hầm chứ không thích đi lên cầu?"

Vị hiệu trưởng trả lời: "Vì cầu lên trước xuống sau, còn đường hầm thì lại xuống trước
lên sau, sinh viên thấy cần phải tốn sức đi lên thì lười đi; thấy đường hầm đi xuống nhẹ
nhàng, nên thích đi qua. Nhưng họ không nghĩ rằng, lúc lên cầu cố nhiên là tốn sức
nhưng xuống cầu lại nhẹ nhàng, lúc xuống đường hầm cố nhiên là đỡ mất sức nhưng sau
đó cũng phải đi lên đường hầm".

Điều này có lẽ là thói thường của con người hiện đại thời nay.
Say

điên
Rất ít người say bí tỉ nào lại thừa nhận mình say, cùng rất ít người mắc bệnh tâm thần cho
rằng mình điên, cho dù bước đi của họ có khập khểnh nhưng khi bạn nói với họ "Anh say
rồi!"; "Anh điên rồi!" thì họ đều phủ nhận. Đó là vì họ đã say rồi, đã điên rồi, say đến
mức không còn cảm thấy mình say, điên đến mức không còn cảm thấy mình điên.

Vì vậy nếu bạn muốn khuyên một người đừng say, phòng một người sắp phát điên thì
nếu nhắc nhở họ, khai thông họ khi họ đang tỉnh táo. Đến khi họ say, tinh thần tán loạn,
mà lại khuyên bảo họ thì khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Cuộc sống là một chuôĩ dài những bài học và thử thách mà nêú bạn vượt qua được thì bạn sẽ
mạnh mẽ hơn. Ngươì thành công không phải là ngươì giỏi nhất mà là ngươì trải qua nhiêù khó
khăn nhất và họ tích luỹ kinh nghiệm khi nếm trải những thất bại đó. Họ nhận ra được những cơ
hôị trong khó khăn.
Mưa lớn và
mưa nhỏ
Ngày nọ tôi đang đi taxi thì nhìn thấy trên đường ba tai nạn xe cộ, lúc đó bên ngoài mưa
đang rơi lất phất, tôi nói với người tài xế: "Mưa nhỏ như thế này mà cũng để xảy ra tai
nạn, nếu mưa lớn dầm dề thì sẽ còn như thế nào nữa?".

Người tài xế cười cười, nói: "Vì mưa nhỏ nên mới dễ xảy ra tai nạn!".

"Chẳng lẽ mưa lớn lại đỡ hơn sao?"

"Ðúng thế, vì khi mưa nhỏ, người trên đường bất chấp mưa chạy lung tung, lại thêm bụi
đất trên đường trộn lẫn với nước mưa nên rất trơn trượt không dễ thắng xe, vì vậy dễ xảy
ra tai nạn. Còn khi mưa lớn, người đi bộ phần lớn đều nấp dưới mái hiên nhà, có đi trên
phố thì cũng phải mang dù, không thể che đại một tờ báo ở trên đầu chạy lung tung. Lại
thêm bụi đất ở trên đường bị nước mưa mạnh cuốn trôi, độ ma sát giữa mặt đường và
bánh xe mạnh, tâm lý cảnh giác do mưa lớn càng cao tự nhiên không dễ xảy ra tai nạn
giao thông".

"Ðúng lắm" - Tôi khâm phục nói: "Với cơ thể mà nói, mùa thu dễ bị cảm lạnh hơn mùa
đông; với thời cuộc mà nói, mưa gió lất phất lại nguy hiểm hơn sóng bão cuồn cuộn, đại
khái đều cùng một lý lẽ cả!"
Suu tam: trinhvubao.ac@gmail.com

Hãy tin những gì bạn làm và làm những gì bạn tin.


Ðau
đớn
Mỗi người đều có kinh nghiệm đau đớn, có những cơn đau nhẹ qua đi ngay lập tức, có
những cơn đau nặng kéo dài rất lâu.

Có những cơn đau do trầy xước, tuy nhất thời rất đau nhưng không lâu sau sẽ khỏi; có
những cơn đau do gãy xương, tuy ảnh hưởng đến cử động, nhưng qua một thời gian điều
trị cũng sẽ khỏi; có những cơn đau do bệnh tật của các mô tổ chức trong cơ thể, cần có
bác sĩ chẩn đoán trị liệu kỹ lưỡng, bản thân nghỉ ngơi tĩnh dưỡng thì mới có thể khôi
phục sức khoẻ.

Nhưng còn có một loại đau chẳng phải do cọ xát, va đập, nứt gãy cũng chẳng phải do lây
nhiễm bệnh tật, đó là vết thương tâm hồn do sự dằn vặt của bản thân, sự hiểu lầm của
người khác, sự ly tán của người thân, bạn bè hay do các thất bại trong cuộc sống tạo
thành. Trừ phi sự dằn vặt được giải tỏa, sự hiểu lầm được giải thích, bạn bè người thân
được gặp lại, thất bại được vãn hồi còn nếu không thì suốt đời sẽ không có cách nào chữa
lành.
Ðể khắc phụ đau khổ, thường cần phải trải qua một cơn đau khác; khi da trầy xước phải
xát cồn, khi xương gãy cần bó bột, khi nội tạng mắc bệnh nặng phải phẫu thuật. Chúng ta
đều phải chịu đựng nỗi đau đớn có thể dữ dội hơn cả lúc đầu, rồi sau đó mới có thể lành.
Cùng một lý lẽ như vậy, nếu vết thương tâm hồn của chúng ta là sự dằn vặt do sai lầm
của bản thân gây ra, thì cần dũng cảm hối cải, cúi đầu nhận tội. Tuy việc này có thể khiến
chúng ta cảm thấy khó chịu nhất thời, nhưng nhờ vậy mà khắc phụ được nỗi đau khổ kéo
dài suốt đời, đã là như thế thì chúng ta còn do dự gì nữa?
Hứng lấy
gió mưa
Vì có mấy sinh viên leo núi lạc đường mất mạng, nên tôi có đến hỏi thăm các chuyên gia
leo núi. Một câu hỏi trong số đó là: "nếu chúng ta ở lưng chừng núi đột nhiên gặp mưa
lớn thì phải như thế nào?"

Chuyên gia leo núi nói: "Anh phải leo lên đỉnh núi".

"Tại sao không chạy xuống dưới núi? Gió mưa ở đỉnh núi chẳng phải lớn hơn hay sao?" –
Tôi thắc mắc hỏi.

"Đi lên đỉnh núi, cố nhiên mưa gió có thể lớn hơn, nhưng không đủ uy hiếp mạng sống
của con người. Còn chạy xuống dưới núi, xem ra mưa gió ít hơn, tựa hồ khá an toàn,
nhưng có thể gặp lũ núi bộc phát mà bị chôn sống". Chuyên gia leo núi nghiêm trang nói,
"Đối với mưa gió, chạy trốn nó, thì anh chỉ bị cuốn vào dòng lũ mà thôi; đương đầu với
nó, thì anh lại có thể sống sót!"

Ngoài leo núi ra, trong chiến trường cuộc sống, cũng chẳng phải như vậy hay sao?
Suu tam: trinhvubao.ac@gmail.com

Bỏ tánh
nóng nảy
Người có tánh nóng nảy thì khổ. Người không có tánh nóng nảy thì sướng. Người hay nổi
giận thì có phiền não; kẻ không nóng giận thì thường thường vui vẻ.

Tánh nóng giận là kẻ thù lớn nhất của con người. Vì sao người ta sinh bịnh? Bởi vì có
nóng giận. Vì sao mọi chuyện không xảy ra thuận lợi? Cũng bởi vì có sự nóng giận.

Nếu người ta ở trong mọi thời điểm, lúc nào cũng không nóng nảy giận dữ thì y lúc nào
cũng vui sướng khoái lạc, bình an.
Người giàu nhất là người biết tiết kiệm, người nghèo nhất là người hoang phí.
- Chamfort.
Khi người ta gửi đi một
nụ cười
Cô gái cười với một người xa lạ rầu rĩ, nụ cười làm cho anh ta cảm thấy phấn chấn hơn.
Anh nhớ đến sự tử tế của một người bạn cũ và viết cho người ấy một lá thư cảm ơn.
Người bạn này vui sướng vì nhận được thư của người bạn cũ lâu ngày không gặp đến nỗi,
sau bữa trưa anh "boa" một món tiền lớn cho chị hầu bàn. Chị hầu bàn ngạc nhiên vì món
tiền boa quá lớn, đã quyết định mang tất cả đi mua xổ số. Và trúng số. Ngày hôm sau chị
đi nhận giải và cho một người ăn mày trên phố một ít tiền lẻ. Người ăn mày rất biết ơn vì
đã hai ngày nay anh ta chẳng được ăn gì. Sau bữa tối anh ta trở về căn phòng tối tăm của
mình. Trên đường về, anh ta thấy một chú chó con đang rét run cầm cập, anh mang nó về
để sưởi ấm cho nó. Chú chó rất vui mừng vì được cứu khỏi cơn bão tuyết sắp đến gần.
Ðêm ấy, trong khi mọi người đang ngủ say thì ngôi nhà bốc cháy, chú chó con sủa thống
thiết. Chú sủa cho đến khi đánh thức tất cả mọi người trong nhà dậy và cứu tất cả mọi
người thoát chết. Một trong những chú bé được cứu thoát đêm ấy sau này trở thành bác sĩ
tìm ra một loại vắc-xin chữa khỏi một căn bệnh vô cùng nguy hiểm cho loài người.

Tất cả là nhờ vào một nụ cười.


Lý trí có thể mách bảo ta điều phải tránh, còn con tim sẽ chỉ cho ta biết điều phải
làm.
Cái
chiêng
Nghe nói chiêng tốt nhất thế giới là ở Trung Quốc, trong đó, chiêng Tây Tạng là tốt nhất.
Khi chiêng đồng ở chùa Lạt Ma vang lên, âm thanh truyền đi trong sương sớm mấy trăm
dặm, nghe gần, âm thanh trầm nặng mà không điếc tai; nghe xa, âm thanh du dương mà
vang vọng bất tuyệt.

Lại nghe nói, chiêng tốt nhất là dùng nguyên tấm đồng nện liên tục mà thành. Người thợ
chế chiêng bắt đầu từ tấm váng đồng dùng búa gõ đập dần dần vào tâm của cái chiêng, độ
nặng nhẹ của mỗi cú đập cách nhau phải thích hợp nếu không thì âm thanh sẽ không đều
đặn. Vì vậy một chiếc chiêng lớn thường cần phải trải qua thời gian trọn một năm, sau
ngàn vạn lần nện đập mới có thể hoàn thành. Mà điều quan trọng nhất của sự thành bại
là quyết định ở cú đập cuối cùng trên tấm chiêng. Người thợ sau khi đốt hương quỳ lễ,
Suu tam: trinhvubao.ac@gmail.com

đưa chiếc búa sắt lên, đập cú quan trọng nhất. Đập đúng cách, đúng chỗ thì cái chiêng sẽ
là bảo khí âm thanh vang truyền trăm dặm; đập hơi chệch, âm thanh sẽ không đủ thuần
khiết, dư âm sẽ không đủ du dương; còn chỉ cần đập hư thì sẽ không có cách gì cứu vãn,
xấu tốt hoàn toàn ở cú đập cuối cùng.

Trong cuộc sống của chúng ta, làm rất nhiều việc chẳng phải đều như thế sao?

Trải qua nỗ lực lâu dài, thành hay không thành thường quyết định ở thời khắc cuối cùng!
Để có tri thức, người ta phải học hỏi. Nhưng để có trí khôn, người ta phải quan
sát.
Hứng lấy
ánh sáng
Nơi có ánh sáng thì có bóng ảnh. Khi ánh sáng mạnh thì ảnh đậm, khi ánh sáng yếu thì
ảnh nhạt. Khi đối mặt với ánh sáng thì bóng ở sau lưng, khi lưng xoay về phái ánh sáng
thì bóng ở trước mặt.
Vì vậy khi chúng ta muốn có ánh sáng, thì không thể oán thán bóng đen.
Muốn có niềm vui, thì không thể oán thán lo buồn.
Muốn có thành công thì không nên sợ thất bại.
Muốn loại bỏ bóng đen trước mặt, thì cần phải hứng lấy ánh sáng.
Những bài học từ
thất bại
Thất bại không có nghĩa là tôi không có khả năng, mà là tôi chưa thành công.

Thất bại không có nghĩa là tôi chẳng làm được gì, mà là tôi đã học thêm một điều gì đó.

Thất bại không có nghĩa tôi chịu ô nhục, mà là tôi đã dám đương đầu.

Thất bại không có nghĩa tôi chẳng có việc, mà là tôi có việc cần làm theo hướng khác.

Thất bại không có nghĩa la tôi thấp kém, mà là tôi không hoàn hảo.

Thất bại không có nghĩa tôi hoang phí cuộc đời mình, mà là lý do để tôi bắt đầu lại.

Thất bại không có nghĩa tôi nên chối bỏ, mà là tôi phải nổ lực nhiều hơn.

Thất bại không có nghĩa tôi sẽ chẳng bao giờ thành công, mà là tôi cần đến sự rèn luyện
nhiều hơn nữa.

Thất bại không có nghĩa chúng ta phải ruồng bỏ bản thân, mà là chúng ta cần một ý
tưởng tốt đẹp hơn.

Vậy khi chúng ta ... lỡ thất bại thì chúng ta biết phải làm gì?
Suu tam: trinhvubao.ac@gmail.com

Sức mạnh của


nụ cười
Đứng trước gương soi và cười năm phút mỗi sáng.

Steve Martin vẫn làm như vậy. Tiếng cười hoạt hóa nhiều chất hóa học có lợi làm cho cơ
thể trở nên vui sướng và sảng khoái. Tiếng cười cũng làm cho cơ thể trở lại trạng thái cân
bằng. Liệu pháp cười được sử dụng một cách đều đặn để chữa trị cho những người mắc
một số căn bệnh và là một thứ thuốc bổ kỳ diệu cho những ác điều trong cuộc sống.

Trong khi một đứa trẻ 4 tuổi bình quân cười 500 lần trong một ngày thì một người lớn
may mắn lắm là cười được 15 lần. Hãy làm sống lại thói quen hay cười, nó sẽ mang lại
sự hiếu động trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Muốn sống độc lập không gì hơn là tiết kiệm.
Ngày
mai
Bất luận ngày hôm nay đáng lưu luyến thế nào thì ngày mai cũng sẽ không chần chừ đến
để thay thế, bất luận chúng ta chống chọi hay bình thản, sinh tồn hay tử vong thì ngày
mai cũng sẽ bước tới không dừng chân.

Ngày mai bình thường mà vô hình, nó mau chóng biến thành ngày hôm nay, hóa thành
ngày hôm qua, trở thành những ngày đã qua.

Ngày mai không thể biết được, là một chuỗi những dấu chấm hỏi , kéo chúng ta bước tới
trước thêm một ngày, lớn thêm một ngày tuổi nhưng vẫn không biết sẽ tăng thêm được
cái gì, giảm bớt đi cái gì.

Ngày mai là gian nan, phải làm việc, phải suy nghĩ, phải chiến đấu.

Ngày mai có thể rất mong manh, giống như hạnh phúc của con người vậy, có thể có bệnh
tật, đau khổ.

Ngày mai giống như một tờ giấy trắng! Chúng ta có thể tiếp nhận rồi để nó trở thành một
bài thi bỏ trống, cũng có thể nguệch ngoạc vài nét lên nó, nhưng cũng có thể biến nó
thành một kiệt tác có màu sắc tuyệt mỹ, có tâm tư tình ý diệu vợi.

Vì vậy ngày mai phụ thuộc vào sự sáng tạo của chúng ta. Đối với những người yêu nhau,
ngày mai có thể là giai đoạn đẹp đẽ của họ. Đối với người nông dân cực khổ, ngày mai có
thể là một vụ thu hoạch lớn... Cho dù có một vĩ nhân nào đó mất đi vào ngày mai thì hoàn
toàn không phải là ngày mai chiến thắng người đó, mà là người đó đã làm cho ngày mai
trở nên vĩ đại, khiến ngày mai trở thành một ngày vĩnh viễn được ghi nhớ.

Đừng đợi ngày mai bước tới chúng ta mà hãy bước tới ngày mai! Không chờ đợi mà
là xây đắp, chúng ta mới có thể có được một ngày mai thực sự tươi đẹp của chính
mình.
Suu tam: trinhvubao.ac@gmail.com

Khi anh chết đi, anh chỉ có thể mang theo anh những gì anh đã cho người khác.
Nguyện vọng của con
sâu róm
Có một con sâu róm cảm thấy tướng mạo mình vừa xấu, hành động lại vừa không linh
hoạt, liền oán than với Thượng Ðế: "Thưa Ngài! Ngài sáng tạo vạn vật cố nhiên rất thần
diệu, nhưng con cảm thấy ngài sắp đặt cuộc đời con không cao minh. Ngài chia cuộc đời
con thành hai giai đoạn: giai đoạn đầu vừa xấu xí vừa chậm chạp, giai đoạn sau thì lại
vừa đẹp đẽ vừa khéo léo; khiến con ở giai đoạn đầu bị mọi người chửi rủa, còn giai đoạn
sau lại được nhà thơ ca ngợi. Xấu thì quá xấu, đẹp thì quá đẹp. Sao ngài không đồng đều
một chút, giá như con bây giờ tuy xấu một chút nhưng hành động có thể khéo léo hơn,
sau này khi thành bướm rồi tướng mạo xinh đẹp, nhưng hành động chậm chạp một chút.
Như thế hai giai đoạn làm sâu róm và bướm của con chẳng phải có thể trải qua rất vui vẻ
hay sao?".

"Người cho rằng suy nghĩ như thế là tuyệt lắm sao?" - Thượng đế nói, - "Nhưng ngươi có
suy nghĩ rằng, nếu như thế thì ngươi sẽ sống sót không lâu!".

"Tại sao?" - Con sâu róm lắc lắc cái đầu to của mình, thắc mắc hỏi.

"Vì nếu ngươi có tướng mạo của bướm mà lại có tốc độ của sâu róm thì ngay lập tức sẽ
bị người khác tóm lấy" - Thượng đế nói, "Ngươi cần biết, chính vì ngươi có hành động
chậm chạp nên ta mới ban cho ngươi cái tướng mạo xấu xí, khiến con người không dám
đụng đến ngươi, con người không để ý đến ngươi thì đối với ngươi chỉ có lợi chứ không
có hại. Bây giờ ngươi còn muốn ta dung nạp ước muốn của ngươi nữa hay không?".

"Không! Không! Không! Xin ngài duy trì sự sắp đặt vốn có!" - Con sâu róm hoang mang
nói; "Bây giờ con mới hiểu, bất luận đẹp hay xấu, khéo léo hay chậm chạp, chỉ cần do
ngài sáng tạo thì nhất định là hoàn mỹ!".
Tiết kiệm có ba cái lợi: Tự mình an phận không nhờ vả đến người khác là giữ đức Liêm;
giảm việc thù tạc bản thân, giúp kẻ khác là mở Đức; nhịn cái không đủ trước mắt để lại
chổ thừa cho ngày mai là phòng sau.
Chính chúng ta là người quyết định số
phận
Leonardo da Vinci vẽ bức "Bữa ăn chiều cuối cùng" (The last supper) mất bảy năm liền.
Đó là bức tranh vẽ Đức chúa trời và mười hai vị tông đồ trong bữa ăn cuối cùng trước khi
Chúa bị Judas phản bội.

Leonardo tìm người mẫu rất công phu. Giữa hàng ngàn thanh niên, ông chọn được một
chàng trai 19 tuổi có gương mặt thánh thiện, một nhân cách tinh khiết tuyệt đối để làm
mẫu vẽ Chúa Jesus. Da Vinci làm việc không mệt mỏi suốt sáu tháng trước chàng trai, và
hình ảnh Chúa Jesus được hiện trên bức vẽ.

Sáu năm tiếp theo ông lần lượt vẽ xong 12 vị tông đồ, chỉ còn có Judas, vị môn đồ đã
phản bội Chúa vì 30 đồng bạc, tương đương 16.96 đô la Mỹ và tương đương 254.400
Suu tam: trinhvubao.ac@gmail.com

đồng Việt Nam.

Hoạ sĩ muốn tìm một người đàn ông có khuôn mặt hằn lên sự hám lợi, lừa lọc, đạo đức
giả và cực kỳ tàn ác. Khuôn mặt đó phải toát lên tính cách của kẻ sẵn sàng bán đứng
người bạn thân nhất, người thầy kính yêu nhất của chính mình...

Cuộc tìm kiếm dường như vô vọng. Bao nhiêu gương mặt xấu xa nhất, độc ác nhất, Vinci
đều thấy rằng chưa đủ để bộ lộ cái ác của Judas. Một hôm, Vinci được thông báo rằng có
một kẻ mà ngoại hình có thể đáp ứng được yêu cầu của ông. Hắn đang ở trong một hầm
ngục ở Roma, bị kết án tử hình vì giết người và phạm rất nhiều tội ác tày trời khác.

Da Vinci lập tức lên đường đến Roma. Trước mắt ông là một gã đàn ông nước da đen
sậm với mái tóc dài bẩn thỉu phủ xoà xuống mặt, một khuôn mặt xấu xa, độc ác tự nó nói
lên nhân cách của một kẻ hoàn toàn bị tha hoá. Đúng, đây là Judas!

Được sự cho phép đặc biệt của Đức Vua, người tù được đưa tới Milan nơi bức tranh đang
được vẽ dở. Mỗi ngày, tên tù im lặng ngồi trước Da Vinci và hoạ sĩ thiên tài cần mẫn với
công viêc truyền tải vào bức tranh diện mạo của kẻ phản phúc.

Khi nét vẽ cuối cùng hoàn thành, kiệt sức vì phải đối mặt với cái ác một thời gian
dài, Vinci quay sang bảo lính gác "Các ngươi đem hắn đi đi...". Lính canh túm lấy kẻ tử
tù, nhưng hắn đột nhiên vùng ra và lao đến quì xuống bên chân Da Vanci, khóc nấc lên:
"Ôi, ngài Da Vinci! Hãy nhìn con! Ngài không nhận ra con ư?"

Da Vinci quan sát kẻ mà suốt sáu tháng qua ông đã liên tục nhìn mặt. Cuối cùng ông đáp:
"Không, ta chưa từng nhìn thấy ngươi cho đến khi ngươi được đưa đến cho ta từ hầm
ngục ở Roma...". Tên tử tù kêu lên "Ngài Vinci... Hãy nhìn kỹ lại tôi! Tôi chính là người
mà bảy năm trước ông đã chọn làm mẫu để vẽ Chúa Trời..."

Câu chuyện này có thật, như bức tranh "Bữa ăn chiều cuối cùng" là có thật. Chàng trai đã
từng được chọn làm hình mẫu của Chúa Trời chỉ sau hơn hai ngàn ngày, đã tự biến mình
thành hình tượng hoàn hảo của kẻ phản bội ghê gớm nhất trong lịch sử.

Tương lai không hề được định trước. Chính chúng ta là người quyết định số phận
của chính mình.
Hoa
ngọc
lan
Trong lớp ngày thứ năm của tôi, có một học sinh mỗi lần lên lớp thường mang rất nhiều
hoa ngọc lan chia cho bạn học, vì vậy cứ đến ngày thứ năm là hương thơm ngào ngạt
khắp phòng. Có lần tôi thắc mắc hỏi học sinh này: "Ở đâu em có nhiều hoc ngọc lan như
vậy?"

"Em hái từ trên cây trong vườn nhà"


Suu tam: trinhvubao.ac@gmail.com

"Mỗi lần hái chẳng phải phiền phức lắm sao?", Tôi hỏi.

"Có phiền phức thì cũng xứng đáng". Học sinh này cười nói: "Việc này do bà nội bảo em
làm. Mỗi năm cứ đến mùa này, trên cây nhà em nở đầy hoa ngọc lan, bạn bè đến thăm
viếng, vừa bước vào cổng thường ca ngợi hết lời, nói hương thơm ngào ngạt sực nức vô
cùng, nhưng em ỏ gần đó suốt ngày, lâu ngày lại cảm thấy bình thường. Ngày nọ bà nội
đột nhiên nói: "Sau này có ai đi ra ngoài, thấy trên cây có hoa ngọc lan nở thì hãy hái một
ít tặng bạn bè". Khi mọi người phản đối: "Tại sao không giữ lại cho mình?" thì bà nội
nói: "Hoa sẽ phải rụng, chúng ta có quá nhiều hoa, cảm thấy bình thường như không có
hương thơm nữa, thế thì tại sao không đem cho những người không có hoa, để hương
thơm trong vườn nhà mình lan toả đến mọi người?". Thế là từ đó cả nhà đều làm như
vậy, khiến em kết giao được nhiều bạn bè hơn, còn hoa trên cây tựa hồ càng nở xum xuê
hơn cả lúc trước!"

Lời nói của người học sinh thật sự khiến tôi cảm khái vô cùng; có những thứ chúng ta có
quá nhiều lại không còn cảm thấy cái đẹp của nó nữa, sao không mang nó chia cho những
người cần có nó?

Để hương thơm trong vườn nhà nho nhỏ


của chúng ta lan toả đến bên cạnh mỗi người;
Để niềm vui chật hẹp của chúng ta lan rộng
tới mọi ngóc ngách của xã hội;
Để lửa lò trong nhà chúng ta
sưởi ấm mọi trái tim lạnh giá;
Để ngọn đèn trước thềm nhà chúng ta
chiếu sáng đường đi của người về khuya;
Để từ nụ cười của người khác,
Ta nhìn thấy nụ cười của chính mình!
Gia sản của
cuộc đời
Đừng hỏi thế gian này có thể làm gì cho mình, nhưng là mình có thể làm được gì cho thế
giới này. Hãy biến sự phục vụ thành một mục tiêu quan trọng trong cuộc đời.

Đó là việc đầu tư thời gian trọn vẹn nhất.

Cần nhớ rằng ở vào giai đoạn thoái trào của cuộc đời, khi mà mọi thứ đã đâu vào đấy,
chất lượng cuộc sống được tóm lại ở chất lượng những đóng góp mà mình làm được cho
người khác.

Hãy để lại gia sản quý giá nhất cho những người sống quanh bạn được hưởng.

Chuyện của người xưa: nhẫn nhục là


cửa ngõ
Môn đệ của một nhà hiền triết kia phạm một lỗi nặng. Nhà hiền triết bảo rằng "Ta không
thể tha thứ cho ngươi nếu ngươi không chịu để cho thiên hạ chửi ngươi trong ba năm".
Suu tam: trinhvubao.ac@gmail.com

Người môn đệ vâng lệnh thầy. Sau ba năm hắn trở lại, nhà hiền triết lại bảo "Ta không
thể tha thứ cho ngươi, nếu ngươi không chịu mất tiền cho người ta chửi trong ba năm
nữa". Người môn đệ lại vâng lời thầy dạy. Sau ba năm hắn trở lại, nhà hiền triết bảo "Ta
tha thứ cho ngươi. Bây giờ ngươi có thể đến thành Athenes, để trau dồi đức hạnh."

Ðến Athenes, người môn đệ xin nhập môn một nhà hiền triết xưa nay vốn dùng sự chửi
rủa để thử học trò. Vừa vào tới cửa, người môn đệ này đã bị ông thầy chửi như tát nước,
vuốt mặt không kịp. Nhưng ông thầy càng chửi thì hắn càng phá lên cười. Thầy hỏi "Sao
ta chửi ngươi mà ngươi lại cười?". Người môn đệ thưa "Trong suốt ba năm tôi phải mất
tiền để được nghe người chửi, nay tôi được thầy chửi không mất tiền, làm sao bảo tôi
không cười được". Nhà hiền triết nói "Xin mời người vào. Chỉ có ngươi mới xứng đáng
là học trò của ta".

"Nhẫn nhục" qủa là cửa ngõ đưa vào con đường đức hạnh.
Ngày tuyệt vời
nhất đời tôi
Hôm nay, khi thức dậy, tôi chợt nhận ra rằng đây là ngày tuyệt vời nhất trong đời tôi.
Đã từng có những ngày tôi tự hỏi tôi có làm được điều gì tốt đẹp vào ngày hôm ấy không.
Và nếu có tôi sẽ ăn mừng.
Hôm nay, tôi sẽ ăn mừng vì tôi đã có một cuộc đời không thể tin được: những thành quả,
những hạnh phúc và cả những khó khăn bởi chúng đã làm cho tôi mạnh mẽ hơn lên.
Hôm nay, tôi sẽ sống với cái đầu ngẩng cao và một con tim hạnh phúc. Tôi sẽ ngạc nhiên
vì những món quà xem ra giản dị của thiên nhiên: hạt sương mai, ánh nắng, những đám
mây, cây cối, hoa lá, chim chóc. Hôm nay, tôi sẽ để ý không bỏ sót một tạo vật nào.
Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ niềm hứng thú cuộc đời với những người khác. Tôi sẽ làm cho ai
đó mỉm cười. Tôi sẽ chịu khó thực hiện một hành động dễ mến đối với một người nào đó
mà thậm chí tôi không hề quen biết. Hôm nay, tôi sẽ tặng một lời khen chân thành đối với
ai đang nản lòng. Tôi sẽ nói với một đứa trẻ rằng cháu đặc biệt biết bao và tôi sẽ nói với
người tôi yêu thương rằng tôi quan tâm sâu sắc đến nàng dường nào và nàng có ý nghĩa
đối với tôi nhiều vô kể.
Hôm nay là ngày tôi sẽ từ bỏ sự lo lắng về những gì tôi không có và biết ơn về tất cả
những điều kỳ diệu cuộc đời đã ban tặng cho tôi. Tôi sẽ ghi nhớ rằng lo lắng chỉ làm mất
thời giờ mà thôi.
Và đêm nay, trước khi ngủ, tôi sẽ đi ra cửa và ngước nhìn bầu trời. Tôi sẽ đứng lặng
người vì vẻ đẹp của các vì tinh tú, vầng trăng và tôi sẽ ca ngợi trời đất vì những báu vật
đẹp lộng lẫy này.
Khi ngày đang dần kết thúc và tôi ngả đầu xuống gối, tôi sẽ cám ơn tất cả về cái ngày
tuyệt vời nhất trong đời tôi. Tôi sẽ ngủ giấc ngủ của một đứa trẻ no sữa, lòng tràn ngập
hy vọng bởi tôi biết ngày mai cũng sẽ là ngày tuyệt vời nhất trong đời tôi.
Ba câu chuyện
cuộc đời
Suu tam: trinhvubao.ac@gmail.com

Giữa tháng 6/2005, một bài phát biểu ở lễ trao bằng tốt nghiệp
của trường đại học danh tiếng Stanford (Mỹ) đã gây chấn động
lớn ở các giảng đường đại học và được đăng tải ở các báo giáo
dục và kinh doanh trên thế giới, loan rộng trên internet. Chủ
nhân bài phát biểu này là ông Steve Jobs, Giám đốc điều hành
của công ty máy tính Apple Computer và xưởng sản xuất phim
Steve Jobs, Giám đốc điều hành hoạt hình Pixar Animation Studio.
của Apple Computer

Không hàm chứa những lời hô khẩu hiệu giáo điều, bài phát biểu của ông Jobs đơn giản
là một chuỗi các tự truyện của một doanh nhân thành đạt đã trải qua một cuộc đời nhiều
sóng gió và bất ngờ: bỏ học đại học, mày mò lắp ráp máy tính, bị đuổi khỏi công ty do
chính mình sáng lập để rồi cuối cùng lại quay về thống trị…

Đặc biệt hơn cả, thay vì chúc các tân cử nhân đại học Stanford một sự nghiệp thành công,
tương lai chói lọi như thường vẫn làm ở lễ tốt nghiệp, Jobs đã nói: “Hãy cứ thèm khát và
dại dột” (Stay hungry. Stay foolish”). Bởi vì chỉ có mạo hiểm, mơ ước, và sống đúng với
đam mê của mình, mới có thể thật sự thành công và mãn nguyện".

Câu chuyện đầu tiên - “kết nối các sự kiện”

Tôi bỏ học ở trường đại học Reed sau sáu tháng nhưng vẫn ở lại loanh quanh đến tận 18
tháng nữa mới thực sự ra đi. Tại sao tôi lại chọn bỏ học?

Mọi thứ bắt đầu từ lúc tôi chào đời. Mẹ đẻ của tôi là một sinh viên trẻ mới tốt nghiệp đại
học, chưa chồng. Vì thế, bà quyết định mang tôi cho làm con nuôi. Bà tin rằng nên để
những người có bằng đại học mang tôi về nuôi và đã sắp xếp sẵn mọi thủ tục cho con
với hai vợ chồng luật sư. Chẳng thể ngờ, đến lúc tôi chào đời, họ lại đổi ý muốn có con
gái.

Thế là, bố mẹ tôi bây giờ, lúc đó đang trong danh sách chờ đợi, nhận được một cú điện
thoại lúc nửa đêm: “Có một bé trai mới sinh chưa ai nhận. Ông bà có muốn nhận không?”
Họ vui mừng đồng ý ngay. Khi mẹ đẻ mới biết bố mẹ tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học,
thậm chí cha tôi còn chưa tốt nghiệp cấp ba, bà nhất định không ký giấy cho con nuôi và
chỉ nhượng bộ khi bố mẹ tôi hứa sau này sẽ cho tôi vào đại học.

17 năm sau, tôi vào đại học thật. Nhưng tôi lại ngu ngốc chọn một trường đắt tiền ngang
với Stanford, và toàn bộ số tiền ít ỏi của bố mẹ tôi, những người lao động chân tay, đổ
vào trả tiền học.

Sau sáu tháng, tôi thấy việc đầu tư như vậy thật vô nghĩa. Tôi không biết mình muốn làm
gì và cũng không biết trường đại học sẽ giúp mình như thế nào. Thế mà tôi vẫn ngồi đây,
tiêu tốn những đồng tiền bố mẹ bỏ bao mồ hôi công sức cả đời mới kiếm được. Tôi quyết
định bỏ học và tin rằng, mọi thứ rồi cũng được thu xếp ổn thoả. Lúc đó thật sự rất run,
nhưng bây giờ nhìn lại, tôi hiểu rằng, đấy là quyết định đúng đắn nhất của đời mình.
Ngay khi quyết định bỏ học, tôi đã bỏ những môn bắt buộc mà mình không thích và bắt
đầu kiếm các lớp có vẻ thú vị hơn.
Suu tam: trinhvubao.ac@gmail.com

Tôi không được ở ký túc xá, vì vậy tôi ngủ ở sàn nhà phòng các bạn, trả vỏ lon Coca để
lấy 5 cent mua thức ăn, và đi bộ hơn 10 cây số dọc thành phố vào các ngày chủ nhật để
đến ăn một bữa làm phúc hàng tuần của đền Hare Krishna. Tôi thật sự thích cuộc sống
đó. Và chính những gì đã xem, nghe, thấy, khám phá bằng trí tò mò và tri giác của tuổi
trẻ…lúc đó đã biến thành những kinh nghiệm quý báu cho tôi sau này.

Đại học Reed lúc đó có trường học dạy thiết kế thư pháp, có lẽ là đỉnh nhất trong cả
nước. Mọi mẫu chữ trên các poster, biển hiệu… xung quanh trường đều rất được thiết kế
rất đẹp.

Lúc ấy, coi như đã bỏ học và không phải học những môn bắt buộc nữa, tôi quyết định
chọn lớp học về mẫu chữ mỹ thuật để tìm hiểu cung cách thiết kế. Tôi đã tìm hiểu về các
mẫu chữ serif, san serif, về các khoảng cách khác nhau giữa các mẫu chữ, về các phương
cách làm cho kiểu in (typography). Những kiểu cách vẽ chứ đó thật gợi cảm, tinh tế, giàu
lịch sử. Chúng mê hoặc tôi từ lúc nào không hay.

Những thứ viển vông này chắc chẳng đem lại một ứng dụng thực tế nào cho cuộc đời tôi.
Thế nhưng 10 năm sau, khi bắt đầu thiết kế chiếc máy tính MacIntosh đầu tiên, tất cả
quay trở lại. Chúng tôi đã dồn hết kiến thức của mình vào thiết kế chiếc Mac này. Đó là
chiếc máy đầu tiên có kiểu chữ rất đẹp.

Nếu tôi đã không bước chân vào lớp học thiết kế chữ hồi đại học, chiếc Mac bây giờ sẽ
không bao giờ có các kiểu dáng chữ và các phông chữ có khoảng cách đều nhau như thế
này. Và vì thế, có lẽ cũng chẳng máy tính cá nhân nào trên thế giới có các kiểu chữ này
(vì Windows cóp hoàn toàn từ Mac). Nếu không bao giờ bỏ học, tôi đã không đi học lớp
thiết kế chữ này, và các máy tính cá nhân cũng không có được những mẫu chữ tuyệt diệu
hôm nay. Dĩ nhiên, khi còn ngồi ghế nhà trường, làm sao tôi có thể kết nối các sự việc
theo hướng như vậy? Nhưng 10 năm sau nhìn lại, tất cả đều rất rõ ràng.

Dĩ nhiên, các bạn không thể kết nối các sự việc khi nhìn về phía trước, chỉ có thể làm như
vậy khi ta nhìn lại một quãng đường. Vì vậy, các bạn phải tin tưởng rằng các hành vi, sự
kiện của hiện tại có một mối liên quan nào đó đến tương lai. Bạn phải tin tưởng vào một
điều gì đó - linh tính, số phận, cuộc đời, thuyết nhân quả…bất kỳ cái gì. Lối suy nghĩ này
chưa bao giờ làm tôi thất vọng, và chính nó đã tạo nên tất cả những khác biệt trong cuộc
đời mình.

Câu chuyện thứ hai: Tình yêu và sự mất mát

Tôi đã rất may mắn khi tìm thấy điều mình thực sự yêu thích khi còn trẻ tuổi. Woz và tôi
bắt đầu thiết kế máy Apple trong gara ô tô của bố mẹ tôi hồi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi
làm việc rất chăm chỉ, và trong vòng 10 năm sau, Apple đã trưởng thành. Từ một bộ sậu
chỉ có hai người biến thành một tập đoàn trị giá 2 tỷ đô la với hơn 4.000 nhân viên.
Chúng tôi đã cho ra đời sản phẩm đỉnh cao nhất của mình -máy MacIntosh - năm trước
đó, lúc tôi mới bước sang tuổi 30.

Rồi tôi bị đuổi việc. Làm sao có thể bị đuổi việc khỏi một công ty bản thân mình sáng lập
Suu tam: trinhvubao.ac@gmail.com

nên? Chuyện là thế này. Khi Apple mở rộng, chúng tôi thuê một người mà tôi nghĩ là rất
tài năng để điều hành công ty cùng mình. Một hai năm đầu, mọi thứ đều ổn. Nhưng rồi
những định hướng tương lai có điểm bất đồng, cuối cùng, chúng tôi cãi nhau. Hội đồng
quản trị đã đứng về phía anh ta, tôi thì ra khỏi công ty, khi 30 tuổi.

Tâm huyết của cả một thời kỳ đã tiêu tan, tôi hoàn toàn tuyệt vọng.

Một vài tháng sau đó, không biết phải làm gì, tôi cảm thấy đã không phải với các bậc tiền
bối, đã bỏ lỡ cơ hội khi nó đến tầm tay. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce và cố
gắng nói lời xin lỗi vì đã làm hỏng mọi chuyện. Là một trường hợp thất bại mà công
chúng đều biết đến, thậm chí tôi còn nghĩ đến việc bỏ chạy khỏi thung lũng nơi mình
sống.

Nhưng rồi có một điều mà dần dần tôi nhận ra - tôi vẫn rất yêu những việc mình làm!
Những biến đổi ở Apple đã không hề làm giảm sút niềm đam mê đó. Tôi đã bị từ chối,
nhưng vẫn yêu. Vì thế, tôi quyết định làm lại.

Lúc đó, tôi không thể nhận thức được rằng, chính việc bị đuổi khỏi Apple là điều tuyệt
vời nhất đã diễn ra trong đời. Những gánh nặng của vinh quang được thay thế bởi cảm
giác nhẹ nhỏm khi bắt đầu lại từ đầu và không chắc chắn về mọi thứ. Tôi được tự do
bước vào thời kỳ sáng tạo nhất của cuộc đời.

Trong vòng 5 năm sau đó, tôi bắt đầu một công ty tên là NeXT, một công ty khác tên
Pixar, và đem lòng yêu một người phụ nữ tuyệt vời sau này đã trở thành vợ tôi.

Pixar bắt đầu sản xuất các phim hoạt hình sử dụng công nghệ máy tính đầu tiên của thế
giới, bộ phim Câu Chuyện Đồ Chơi (Toy Story), và bây giờ đã trở thành một trong những
xưởng sản xuất phim hoạt hình thành công nhất thế giới.

Vật đổi sao dời, cuối cùng thì Apple lại mua lại NeXT và tôi trở về Apple, sử dụng chính
những công nghệ đã phát triển ở NeXT vào phục hưng lại cho Apple. Tôi và Laurence đã
cùng nhau xây dựng một gia đình đầm ấm.

Tôi tin chắc rằng, những điều kỳ diệu trên đã không xảy ra nếu tôi không bị đuổi khỏi
Apple. Đó là một liều thuốc đắng, nhưng đúng là bệnh nhân cần có nó. Đôi lúc cuộc đời
quẳng một cục gạch vào đầu bạn. Đừng mất niềm tin.

Tôi tin rằng, điều duy nhất tiếp sức cho mình là việc tình yêu những việc mình làm. Bạn
cũng vây, phải tìm thấy niềm đam mê của mình. Đối với công việc hay với người tình
đều thế cả. Công việc sẽ chiếm một phần lớn cuộc sống của bạn, và cách duy nhất để
thực sự toại nguyện là làm được những điều bạn nghĩ là vĩ đại nhất. Và cách duy nhất để
làm được những điều vĩ đại là yêu việc mình làm. Nếu chưa tìm thấy thì bạn cứ tiếp tục
tìm đi. Đừng bằng lòng với sự ổn định. Giống như trong tình yêu vậy, bạn sẽ biết ngay
khi bạn tìm thấy nó. Và cũng giống như trong bất kỳ mối quan hệ nào, nó sẽ chỉ tốt đẹp
thêm theo năm tháng mà thôi. Bạn cứ tìm đến khi bao giờ thấy, đừng dừng lại.
Suu tam: trinhvubao.ac@gmail.com

Câu chuyện thứ ba: Cái chết

Khi 17 tuổi, tôi đọc một câu rằng: “Nếu ngày nào bạn cũng sống như thể đó là ngày tận
thế của mình, đến một lúc nào đó bạn sẽ đúng”. Câu nói đó để lại ấn tượng lớn với tôi, và
trong suốt 33 năm qua, tôi luôn nhìn vào gương mỗi ngày để tự hỏi mình: “Nếu hôm nay
là ngày cuối của đời mình, liệu mình có muốn làm những việc hôm nay mình sắp làm
không?” Và khi nhận ra câu trả lời là “không” ngày này qua ngày khác, tôi biết mình cần
thay đổi điều gì đó.

Ghi nhớ rằng "một ngày nào đó gần thôi, mình sẽ chết đi" là một bí quyết vô cùng quan
trọng giúp tôi quyết định những lựa chọn lớn trong đời.

Bởi vì hầu hết mọi thứ - những mong đợi của người khác, lòng kiêu hãnh, nỗi lo sợ xấu
hổ khi thất bại - tất cả đều phù phiếm trước cái chết, để lại những gì thật sự quan trọng.
Luôn nhớ rằng mình sẽ chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào cái bẫy suy nghĩ
rằng mình không muốn mất đi cái gì đó. Ta đã hoàn toàn vô sản rồi. Chẳng có lý gì để
không đi theo tiếng gọi trái tim.

Một năm trước đây, tôi bị chẩn bệnh ung thư. Tôi đi soi người lúc 7h30 sáng và phát hiện
có một khối u trong tuyến tuỵ. Lúc đó, tôi còn chẳng hiểu tuyến tuỵ là gì. Bác sĩ bảo rằng
chắc là một loại ung thư không chữa được, và tôi chỉ sống được 3-6 tháng nữa thôi. Bác
sĩ khuyên tôi về nhà sắp xếp lại mọi công việc, có thể ngầm hiểu như thế là chuẩn bị mọi
thứ trước cái chết. Có nghĩa là phải gói gọn những điều muốn nói với các con trong 10
năm tới trong vòng một vài tháng. Có nghĩa là đảm bảo mọi thứ được sắp xếp ổn thoả để
cả mọi thứ đều dễ dàng suôn sẻ khi tôi ra đi.

Cả ngày hôm đó tôi nghĩ đến lời chẩn bệnh. Tối đó tôi lại ngồi khám, người ta cho đèn
nội soi vào cổ họng xuống dạ dày và ruột non, lấy kim châm vào tuyến tuỵ để lấy ra một
số tế bào từ khối u. Lúc đó tôi rất bình thản, nhưng vợ tôi kể lại lúc đó khi các bác sĩ soi
các tế bào dưới kính hiển vi họ đã bật khóc vì phát hiện ra đây là một trong số rất ít loại u
ác tính có thể chữa bằng phẫu thuật. Tôi đã qua phẫu thuật và giờ thì khoẻ rồi.

Không ai muốn chết cả. Kể cả những người muốn lên thiên đàng cũng không muốn chết
ở đó. Thế mà cái chết lại là điểm đến của tất cả chúng ta. Không ai có thể trốn khỏi nó.
Có lẽ đó cũng là điều hợp lẽ, bởi Cái chết là sản phẩm tuyệt vời nhất của Cuộc sống. Nó
là yếu tố làm thay đổi cuộc sống. Nó gạt bỏ cái cũ và mở đường cho cái mới. Ngay bây
giờ “cái mới” là các bạn, nhưng không xa nữa bạn sẽ trở thành cái cũ và bị loại bỏ. Thứ
lỗi cho tôi nếu nói như thế là quá gay cấn, nhưng mà đúng như vậy đấy.

Thời gian của các bạn là có hạn, nên đừng phí phạm bằng cách sống cuộc đời của người
khác. Đừng rơi vào bẫy của sự độc đoán, giáo điều của người khác. Đừng để những ý
kiến ồn ào xung quanh đánh chìm tiếng nói bên trong bạn. Và quan trọng nhất, hãy có
dũng cảm để đi theo tiếng gọi của trái tim và linh tính. Chúng biết bạn thực sự muốn gì.
Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu thôi.

Khi tôi còn trẻ, có một tuyển tập tuyệt diệu tên là Catelogue toàn trái đất, được coi như
Suu tam: trinhvubao.ac@gmail.com

cuốn sách gối đầu giường của thế hệ chúng tôi. Một tác giả tên Stewart Brand đã viết
cuốn sách này, và ông đã làm cho nó vô cùng sống động bằng những chấm phá lãng mạn
của mình trong đó. Đó là những năm cuối thập kỷ 60, khi chưa có máy tính cá nhân, nên
được tạo nên hoàn toàn bằng máy chữ, kéo, và máy chụp ảnh polaroid. Nó giống như một
Google trên giấy vậy: rất lý tưởng, tràn đầy các công cụ hay ho và ý tưởng vĩ đại.

Steward và nhóm của ông đã cho ra đời một vài số Catelog toàn trái đất. Số cuối cùng ra
vào giữa những năm 70, lúc đó tôi bằng tuổi các bạn bây giờ. Ở bìa sau cuốn tuyển tập có
bức ảnh một con đường ở nông thôn vào một sớm mai, cảnh vật rất thích hợp cho những
người thích phiêu lưu tự đi bộ du hành. Ở dưới có dòng chữ: “Hãy cứ thèm khát và dại
dột” (Stay hungry. Stay foolish). Đó là lời tạm biệt của họ trước khi kết thúc. Và tôi luôn
ước muốn điều đó cho bản thân. Và bây giờ, khi các bạn tốt nghiệp và bước đến những
chân trời mới, tôi cũng chúc các bạn như vậy.
Bạn

Đừng quan trọng hóa nhược điểm của bạn mình. Nếu tìm kiếm sai lầm yếu điểm chắc
chắn bạn sẽ tìm thấy chúng. Hãy đủ chín chắn để lờ đi những thiếu sót lặt vặt của người
khác và nhận ra những điều tốt đẹp mà thượng đế đã ban tặng cho mỗi người. Chúng ta
có thể học hỏi nơi tất cả mọi người. Hãy cởi mở đầu óc và bạn sẽ học được rất nhiều điều
hay. Bạn bè là nhân tố quan trọng để có cuộc sống hạnh phúc trên trần gian này, đặc biệt
là những người sẻ chia với bạn những trải nghiệm, buồn vui trong cuộc sống. Vì lẽ đó,
hãy nỗ lực để làm cho tình bằng hữu, và tất cả các mối quan hệ khác nữa, ngày càng
mạnh mẽ và phong phú hơn. Hãy gọi điện thoại cho bạn bè, mua tặng họ món quà nhỏ
như là một quyển sách hay hoặc một thứ gì đó mà bạn nghĩ họ sẽ rất thích. “Quy luật
trồng cấy” có thể áp dụng được trong việc xây dựng quan hệ và trong suốt phần đời còn
lại của bạn – Bạn sẽ gặt hái những gì bạn đã gieo trồng và để có những người bạn tốt thì
trước hết bạn phải là người bạn tốt của họ.

Tạm
dừng
Trên sân bóng chày, gặp phải tình huống tay ném không vững, phòng thủ sơ hở, huấn
luyện viên liền kêu tạm dừng để an định tâm trạng, cổ vũ tinh thần của vận động viên.
Trên sân bóng rổ, gặp phải tình huống đội hình hỗn loạn, nhiều lần mất điểm, huấn luyện
viên cũng kêu tạm dừng để chỉ đạo chiến lược, ổn định tâm trạng.
Trên chiến trường cuộc sống, nếu bạn cảm thấy lực bất tòng tâm, gặp chuyện thất bại thì
hãy xem như là một lần tạm dừng! Ðể bản thân hưởng thụ những giây phút đáng quý,
chỉnh lý tư tưởng hỗn loạn, lập lại kế hoạch, võ trang trở lại. Giây phút tạm dừng ngắn
ngủi này trong cuộc sống vốn chẳng là gì, nhưng có thể khiến bạn xoay chuyển tình thế,
khôi phục niềm tin để đứng dậy trở lại.
Suu tam: trinhvubao.ac@gmail.com

Nhưng cần phải chú ý, số lần tạm dừng không nên quá nhiều! Nếu không thì sẽ vi phạm
luật.

Sự phong phú của


cuộc sống
Stephan Hawking, một trong những nhà vật lý hàng đầu thế giới, đã công bố với thế giới
rằng chúng ta đang sống trên một hành tinh nhỏ của một tinh tú hết sức khiêm tốn nằm
lọt thỏm giữa ranh giới ngoại vi của một trong hàng trăm ngàn tinh tú của giải ngân hà.
Các rắc rối mà bạn gặp phải có nghĩa lý gì khi bạn hiểu được điều này không? Quãng
thời gian bạn sống trên trái đất này rất ngắn ngủi. Vậy tại sao lại không sống hết lòng với
những trải nghiệm tuyệt vời trong cuộc sống. Tại sao lại không hy sinh bản thân để lại cả
một gia tài hùng mạnh cho thế gian này? Hãy ngồi xuống và viết ra một danh sách liệt kê
tất cả những gì bạn đang có trong cuộc đời. Hãy bắt đầu với sức khỏe của bản thân và gia
đình bạn – thứ mà chúng ta cho rằng là điều hiển nhiên. Kế đến là về đất nước mà bạn
đang sống và thức ăn mà bạn dùng. Đừng dừng lại cho đến khi bạn viết ra được đủ 50
thứ. Cứ vài ngày, hãy đọc lướt qua danh sách này một lần, tinh thần bạn sẽ được nâng lên
và bạn sẽ nhận ra được sự phong phú của cuộc sống.
Đọc nhiều hơn, học nhiều hơn, vui hơn và giàu lòng nhân ái hơn.
"Để rồi
xem!"
Ngày xửa ngày xưa ở đất nước Trung Quốc có một anh nông dân nghèo khốn khổ. Anh ta
không có nhiều tiền và để thay thế máy kéo, anh sử dụng một con ngựa già để cày xới
cánh đồng của mình.

Một buổi trưa hôm nọ, trong khi đang làm việc trên cánh đồng, con ngựa già đột nhiên
lăn đùng ra chết. Mọi người trong vùng thấy vậy liền nói: "Ồ, thật là một điều khủng
khiếp đã xảy ra". Nhưng anh nông dân chẳng tỏ vẻ gì lo lắng, anh ta vẫn bình tĩnh đáp lại:
"Để rồi xem". Sau đó, vì cảm phục bản lĩnh của anh nông dân nghèo lạc quan, mọi người
trong làng tụ tập lại và góp tiền mua tặng anh ta một con ngựa mới coi như là một món
quà chia sẻ rủi ro.

Bây giờ, phản ứng của mọi người là: "Anh ta là một người may mắn!". Nhưng anh nông
Suu tam: trinhvubao.ac@gmail.com

dân chỉ nói: "Để rồi xem".

Hai ngày sau, con ngựa mới phóng qua rào và chạy mất. Mọi người trong làng lắc đầu
than: "Thật là một anh chàng tội nghiệp". Anh nông dân mỉm cười và nói: "Để rồi xem".

Sau một vài ngày dạo chơi, rốt cuộc, con ngựa cũng tìm được đường về nhà, và mọi
người một lần nữa lại mừng cho anh: "Thật là một anh chàng tốt số". Nhưng anh nông
dân chỉ lại nói: "Để rồi xem".

Không lâu sau, khoảng vào cuối năm, anh nông dân trẻ trong một cú té ngựa đã bị gãy
chân. Người trong làng bàn tán: "Thật tiếc cho anh nông dân đen đủi". Anh nông dân vẫn
thản nhiên: "Để rồi xem".

Hai ngày sau, quân đội đến làng để bắt quân dịch. Khi họ trông thấy anh nông dân với
chiếc chân bó bột, họ đã không nhận anh. Được dịp, mọi người lại xì xào: "Số anh ta hên
thật". Anh nông dân trẻ cũng chỉ cười: "Để rồi xem"...

Bài học rút ra từ câu chuyện này là...

... Trong cuộc sống, không có gì là chắc chắn. Nhiều lần chúng ta cứ tưởng rằng đấy là tai
họa nhưng thực chất đó lại là một món quà ẩn dấu. Và khi tâm hồn chúng ta rộng mở, tất
cả những trở ngại hay tình huống khó khăn mà chúng ta gặp trong cuộc sống sẽ biến
thành những phần thưởng mà từ đó chúng ta có thể rút ra được những bài học quý giá.

Hai phút
chú tâm
Hai phút chú tâm là một bài luyện tập tuyệt vời để phát triển khả năng tập trung.

Đơn giản là, hãy nhìn tập trung vào chiếc đồng hồ đeo tay của bạn trong vòng hai phút và
lúc đó đừng nghĩ về bất cứ điều gì khác. Lúc đầu, tâm trí bạn sẽ cứ mãi tha thẩn, nhưng
sau 21 ngày thực hành, sự chú ý của bạn sẽ không còn bị dao động trong đời thường.

Một trong những phẩm chất cao quý mà người ta có thể phát triển để đảm bảo cho thành
công là năng lực tập trung trong một thời gian dài. Hãy học cách nâng cao khả năng tập
trung của bạn và rồi sẽ không có nhiệm vụ nào là quá khó đối với bạn cả.
Suu tam: trinhvubao.ac@gmail.com

Quy luật
thu hút
Mỗi cá nhân đều giống như chiếc nam châm. Ý thức hoặc không ý thức bạn thu hút mọi
người, tình thế hoặc hoàn cảnh, phù hợp với những suy nghĩ của mình.

Đây là một trong những quy luật quan trọng, nó giải thích phần lớn những thành công,
thất bại trong cuộc sống của mỗi người. Từ hơn 3000 năm trước công nguyên, quy luật
này đã được ghi lại trong những cuốn sách khoa học bí mật của người Ai Cập cổ đại.

Tất cả những gì bạn có trong cuộc sống; những gì bạn đã thu hút về mình, đều là kết quả
của cách nghĩ và bản chất con người bạn. Một khi bạn thay đổi cách nghĩ, bạn có thể thay
đổi chính bản thân và thay đổi cuộc sống của bạn.

“Những sự trùng hợp đều thu hút nhau”; “Tất cả những gì bạn khao khát, chúng cũng
khao khát bạn” và còn nhiều câu châm ngôn khác, đã phác thảo được một phần nào sự kỳ
diệu của quy luật thu hút.

Những ý nghĩ trong đầu bạn có một tiềm năng huyền bí, nó sở hữu một sức mạnh được
gọi là năng lượng trí óc, có thể chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Chúng nhỏ đến
mức mà có thể vượt qua bất cứ rào cản nào. Cũng chính vì những nhân tố đó mà nhiều
khi bạn nghĩ tới một người nào đó ở rất xa, một lúc sau … chuông điện thoại reo và ở đầu
dây bên kia là giọng nói của người bạn vừa nghĩ tới. Khoa học thường không giải thích
được một cách thuyết phục về những sự kết nối thần bí này.
Đối mặt với những thử thách của
cuộc đời
Cô con gái hay than thở với cha sao bất hạnh này cứ vừa đi qua thì bất hạnh khác đã vội
ập đến với mình, và cô không biết phải sống thế nào. Có những lúc quá mệt mỏi vì vật
lộn với cuộc sống, cô đã muốn chối bỏ cuộc đời đầy trắc trở này.

Cha cô vốn là một đầu bếp. Một lần, nghe con gái than thở, ông dẫn cô xuống bếp. Ông
bắc ba nồi nước lên lò và để lửa thật to. Khi ba nồi nước sôi, ông lần lượt cho cà rốt,
trứng và hạt cà phê vào từng nồi riêng ra và đun lại để chúng tiếp tục sôi, không nói một
lời. Người con gái sốt ruột không biết cha cô đang định làm gì. Lòng cô đầy phiền muộn
Suu tam: trinhvubao.ac@gmail.com

mà ông lại thản nhiên nấu. Nửa giờ sau người cha tắt bếp, lần lượt múc cà rốt, trứng và cà
phê vào từng tô khác nhau. Ông bảo con gái dùng thử cà rốt. "Mềm lắm cha ạ", cô gái
đáp. Sau đó, ông lại bảo cô bóc trứng và nhấp thử cà phê. Cô gái cau mày vì cà phê đậm
và đắng.

- Điều này nghĩa là gì vậy cha? - cô gái hỏi.

- Ba loại thức uống này đều gặp phải một nghịch cảnh như nhau, đó là nước sôi 100 độ.
Tuy nhiên mỗi thứ lại phản ứng thật khác.

Cà rốt khi chưa chế biến thì cứng và trông rắn chắc, nhưng sau khi luộc sôi, chúng trở
nên rất mềm. Còn trứng lúc chưa luộc rất dễ vỡ, chỉ có một lớp vỏ mỏng bên ngoài bảo
vệ chất lỏng bên trong. Sau khi qua nước sôi, chất lỏng bên trong trở nên đặc và chắc
hơn. Hạt cà phê thì thật kỳ lạ. Sau khi sôi, nước của chúng trở nên rất đậm đà.

Người cha quay sang hỏi cô gái: Còn con? Con sẽ phản ứng như loại nào khi gặp phải
nghịch cảnh.

Con sẽ như cà rốt, bề ngoài tưởng rất cứng cáp nhưng chỉ với một chút đau đớn, bất hạnh
đã trở nên yếu đuối chẳng còn chút nghị lực?

Con sẽ là quả trứng, khởi đầu với trái tim mỏng manh và tinh thần dễ đổi thay. Nhưng
sau một lần tan vỡ, ly hôn hay mất việc sẽ chín chắn và cứng cáp hơn.

Hay con sẽ giống hạt cà phê? Loại hạt này không thể có hương vị thơm ngon nhất nếu
không sôi ở 100 độ. Khi nước nóng nhất thì cà phê mới ngon.

Cuộc đời này cũng vậy con ạ. Khi sự việc tưởng như tồi tệ nhất thì chính lúc ấy lại giúp
con mạnh mẽ hơn cả. Con sẽ đối mặt với những thử thách của cuộc đời như thế nào? Cà
rốt, trứng hay hạt cà phê?

Giá trị của


nghịch cảnh
Những nông dân ở miền nam Alabama đã quen trồng chỉ mỗi một thứ là cây bông
Suu tam: trinhvubao.ac@gmail.com

(dùng để se chỉ, dệt vải).

Một năm kia những con sâu bọ đáng sợ đã tàn phá cả vùng. Năm sau những người
nông dân đem nhà cửa của họ đi cầm cố để có tiền và tiếp tục trồng cây bông, hi vọng
vào một kỳ gặt hái tốt đẹp. Thế nhưng khi những cây bông bắt đầu mọc, những con
sâu bọ đó lại đến và phá sạch hầu hết các cánh đồng.

Một số ít người “sống sót” qua hai năm đó đã quyết định trồng thử một thứ mà trước
đây họ chưa từng trồng – cây đâu phộng. Và kết quả là đậu phộng của họ đã nhanh
chóng được thị trường ưa chuộng, đến nỗi lợi tức của năm đó đủ để cho họ trả hết nợ
của hai năm trước.. kể từ đó họ trồng đậu phộng và rất phát đạt.

Và rồi bạn biết những người nông dân đó đã làm gì không? Họ trích một phần tài sản
to lớn của mình để dựng một đài kỷ niệm ngay giữa trung tâm thành phố ghi công
“những con sâu bọ”. Bởi nếu không vì những con sâu đó họ sẽ không bao giờ khám
phá ra đậu phộng. Họ sẽ mãi mãi chỉ đủ ăn với nghề trồng cây bông từ thế hệ này qua
thế hệ khác.

Chúng ta thường than oán mỗi khi rơi vào nghịch cảnh. Thế nhưng nghịch cảnh đều có
giá trị của nó. Và nếu chúng ta không bỏ cuộc, không đầu hàng, ngược lại nếu chúng
ta coi đó như là những cơ hội để phấn đấu vươn lên, chắc chắn chúng ta sẽ khám
được những giá trị quý báu.

Nhìn sự việc một cách


thực tế
Nếu bạn làm được điều này, sẽ có một ngày bạn sẽ cảm thấy chẳng cần phải tham dự một
"trận chiến" nào hết. Đây là một lời răn của đạo Phật mà tôi đã học được cách đây hơn 20
năm. Rất nhiều lần, lời răn này đã cho tôi một cách nhìn cần thiết để tiến tới mục đích của
tôi - một bản ngã dễ chấp nhận hơn.

Bản chất của lời răn này là toàn bộ cuộc sống của chúng ta luôn luôn thay đổi. Mọi thứ
đều có khởi đầu và kết thúc. Mỗi cái cây đều nảy mầm từ một hạt giống và dần dần sẽ
biến chuyển rồi trở về với đất. Hòn đá được hình thành rồi hòn đá cũng sẽ biến mất.
Trong thế giới ngày nay của chúng ta, điều răn đó nghĩa là mọi chiếc xe hơi, mọi máy
móc, áo quần đều được tạo ra và sẽ có ngày mòn đi rồi biến mất; chỉ còn là vấn đề thời
Suu tam: trinhvubao.ac@gmail.com

gian mà thôi. Thân thể chúng ta được sinh ra và sẽ có ngày chết đi. Một cái ly được sản
xuất ra rồi có ngày sẽ vỡ.

Trong lời răn này ẩn chứa một sự yên lành. Nếu như ta biết trước một vật sẽ vỡ, ta sẽ
không ngạc nhiên hay thất vọng khi nó vỡ. Thay vì cảm thấy thẫn thờ khi một vật bị biến
mất, ta sẽ cảm thấy biết ơn vì suốt một thời ta đã có nó.

Cách dễ dàng nhất để bắt đầu học lời răn trên là với những vật nhỏ, một cái ly nước
chẳng hạn. Hãy lấy cái ly uống nước mà bạn thích nhất ra. Hãy nhìn nó, hãy tận hưởng vẻ
đẹp của nó và những gì nó đem lại cho bạn. Tiếp theo, hãy tưởng tượng rằng chính cái ly
đó đã bị bể, vỡ vụn trên sàn nhà. Hãy cố gắng giữ lại cách nhìn đó, rằng đến lúc của nó
thì mọi thứ sẽ lại tan biến và trở về với thực thể ban đầu.

Rõ ràng là chẳng ai muốn thấy cái ly ưa thích hay bất cứ thứ gì khác bị bể cả. Lời răn trên
không phải là một bài thuốc khuyến khích sự thụ động hay thái độ thờ ơ, mà để tạo khả
năng chấp nhận sự việc một cách thực tế. Khi chiếc ly quý của bạn bị vỡ, lời răn này cho
phép bạn duy trì một cách nhìn: "À, đã đến lúc nó ra đi". Nếu bạn tiếp tục khám phá lời
răn này, bạn sẽ thấy mình không chỉ bình thản hơn mà còn biết nhận chân giá trị của cuộc
sống hơn bao giờ hết.

Muốn Lấy Mật Đừng


Phá Tổ Ong
Trong thời nội chiến Nam Bắc tại Mỹ, có một lần bại quân phương Nam, ban đêm chạy
tới một con sông, vì mưa bão mà nước dâng cao không thể nào qua nổi. Ông đánh dây
thép, rồi muốn chắc chắn hơn, lại sai người mang hiệu lệnh cho Đại tướng Meade cầm
đầu quân phương Bắc bảo phải lập tức tấn công quân Phương Nam do tướng Lee cầm
đầu. Nhưng Meade vì ngần ngừ, trễ nải đã làm ngược hẳn lệnh ông và để cho quân
phương Nam thừa lúc mực nước xuống, qua sông mà thoát được, lỡ mất cơ hội độc nhất,
vì chỉ một trận đó có thể chấm dứt cuộc Nam Bắc tương tàn.

Ông Lincoln giận lắm, la: "Trời cao đất dày, như vậy là nghĩa lý gì?" .

Rồi ông than với con rằng: "Quân địch ở trong tay ta mà để cho nó thoát! Trong tình thế
Suu tam: trinhvubao.ac@gmail.com

đó bất cứ ai cầm quân cũng có thể đánh bại tướng Lee. Mà nếu cha có mặt tại đó, chắc
chắn đã thắng trận rồi!". Đoạn ông hậm hực viết bức thư này:

Đại tướng thân mến, tôi không tin rằng ông nhận chân được sự Đại ướng Lee trốn thoát
tai hại là dường nào! Quân đội y ở trong tay ta, và vì y đã bại nhiều phen, nếu đánh ngay
lúc đó thì chỉ một trận thì chiến tranh đã kết liễu. Nay thì nó sẽ kéo dài ra không biết đến
bao giờ. Thứ hai trước, ông đã không thắng nổi Lee, bây giờ y đã qua sông, mà lực lượng
của ông chỉ có thể bằng hai phần ba hôm đó thì làm sao thắng nổi y được nữa?

... Dịp may ngàn năm một thuở của ông đã qua rồi và không ai thấu nổi nỗi buồn khổ của
tôi!..."

Nhưng bức thư đó, bức thư trách móc nhẹ nhàng chỉ có vậy, ông viết rồi mà không gởi.
Sau khi ông chết, người ta tìm thấy trong giấy tờ của ông.

Vậy có lẽ ông đã tự nghĩ: "Hãy khoan, đợi một chút... đừng hấp tấp. Ta ngồi yên ổn trong
tòa Bạch Ốc này mà ra lệnh thì thật dễ. Nhưng nếu ta đã có mặt tại bãi chiến trường, nếu
như ông Meade từ mấy tuần nay, ta đã thấy máu chảy, đã nghe tiếng rên la của lính bị
thương hoặc hấp hối, thì có lẽ ta cũng không hăng hái tấn công kẻ địch lắm. Vả lại, nếu ta
có tính rụt rè của Meade thì ta cũng hành động y như ông ta. Thôi, việc đã vậy rồi, nói
cũng vô ích. Gởi bức thư này đi, dù ta có hả giận chút đỉnh, nhưng Meade sẽ trách lại ta,
sinh ra oán giận, mất lòng tự tin của ông ta đi, và biết đâu ông chẳng từ chức nữa".

Là vì ông đã kinh nghiệm rằng những lời nghiêm trách không có ích lợi gì cả.

Theo Theodore Roosevelt kể lại rằng hồi ông còn làm Tổng Thống, mỗi lần gặp điều khó
xử, ông thường ngả lưng vào ghế, nhìn lên tấm hình của Lincoln treo trên tường và tự
hỏi: "Nếu Lincoln ở địa vị mình, sẽ xử trí ra sao? giải quyết ra sao?".

Chúng ta cũng vậy, lần sau có muốn "xài xể" ai, hãy rút tấm giấy năm mỹ Kim ở trong
túi ra mà ngắm hình Lincoln trên đó và tự hỏi rằng: "Ở vào địa vị ta, Lincoln xử trí ra
sao?" và muốn sửa đổi người, ta hãy sửa đổi ta trước đã. Như vậy có lợi và... ít nguy
hiểm hơn".
Suu tam: trinhvubao.ac@gmail.com

Muốn sống độc lập không gì hơn là tiết kiệm.


Không sống với
quá khứ
"Tôi không sống với quá khứ!". Đúng. Quá khứ đã xa và sẽ không bao giờ trở lại thì làm
sao sống với nó được? Chỉ có thể hồi tưởng lại nó, nghiên cứu, rút kinh nghiệm đúng sai
để học và biến tạo đường hướng mới mẻ hơn, thành công hơn.

Không sống với quá khứ thì sống với cái gì? Hôm nay là ngày đẹp nhất vì đó là ngày mà
ta đang sống, đang hưởng thụ sự sống, còn thở, còn ăn, còn suy nghĩ, còn nói, còn cười,
còn làm việc, và còn thương yêu.

Ngày hôm qua, dù có đẹp cho lắm hay dù có xấu cho lắm cũng đã qua rồi và sẽ không
bao giờ trở lại. Còn ngày mai? Có ba khả năng: ngày mai có thể đẹp hơn ngày hôm nay
nhưng chưa tới. Nó có thể xấu hơn ngày hôm nay nhưng cũng chưa tới. Và nó có thể
không đến với ta, nếu ngay trong đêm nay, một tai nạn hay một cơn bạo bệnh ngặt nghèo
không may xảy ra.

Cho nên ngày hôm nay là ngày đẹp nhất, phải biết quý trọng nó, sống trọn vẹn với nó,
sống vui, sống đẹp, sống hữu ích, sống bao dung, sống hạnh phúc với tất cả tấm lòng
thiết tha. Hài lòng với những gì mình đang có, không quá viễn mơ những gì mình chưa
có hay những gì mà người khác đang có, tích cực vui sống với hiện tại và chuẩn bị vừa
phải cho ngày mai. Đó là thái độ thực tế của những người hay những ước muốn tìm đến
hạnh phúc, cái quý nhất trên đời.

Con người thường luyến tiếc những chuyện đã xảy ra, mong ước những điều chưa
có, và hờ hững với những cái đang có trong tầm tay.
Lý trí có thể mách bảo ta điều phải tránh, còn con tim sẽ chỉ cho ta biết điều phải
làm.
Những điều tuy nhỏ nhưng lại chứa đựng nhiều ý
nghĩa lớn
Loài người không căng mình lên như loài cá hoặc thay đổi màu sắc như tắc kè khi thể
hiện phản ứng của mình. Thái độ của chúng ta thường được biểu lộ qua những biểu hiện
Suu tam: trinhvubao.ac@gmail.com

tinh tế hơn - qua nét mặt, giọng nói và ngôn ngữ cơ thể...

Bạn thử nghĩ xem, chúng ta mất chưa đến 1/6 giây để nhận ra nét mặt của một ai đó. Và
có thể nhận ra những biểu lộ của con người từ 100 thước cách xa. Vì sao lại có sự nhạy
cảm đến như vậy? Vì con người luôn dựa vào nét mặt để nhận biết những người xung
quanh đang nghĩ gì. Và vì chúng ta cho rằng nét mặt quan trọng nên chúng ta để ý đến nó
và dùng nó để phản ứng và bộc lộ thái độ của mình. Cho nên nét mặt là một phần quan
trọng trong quá trình giao tiếp.

Nếu có ai đó hỏi rằng bạn có thích bữa ăn tối họ làm không? hãy trả lời "Ngon lắm!" và
nhớ rằng người kia đang chú ý lắng nghe không chỉ những gì bạn nói, mà còn quan sát cả
những thông điệp khác đang truyền đi qua thái độ của bạn.

Trong cuộc sống đôi khi không cần đến những điều lớn lao mới làm bạn cảm thấy
hạnh phúc mà ngay cả những điều bé nhỏ cũng có thể làm được điều đó. Một sự
quan tâm đúng lúc, một ánh mắt, một nụ cười, một cái siết tay chia sẻ của người
bạn hay của ai đó cũng đủ làm cuộc sống chúng ta thêm phần ý nghĩa.
Chỉ có dành dụm mới bảo đảm ngày mai của cuộc sống.
- H. Marion.
Tiền
bạc
Tiền bạc là vị sứ giả làm trung gian trao đổi các vật giùm cho mọi người, đó là ý nghĩa
ban sơ của nó.

Khi loài người phát triển sinh hoạt về mọi mặt thì ý nghĩa của tiền bạc thay đổi theo một
cách tích cực hơn, tinh vi hơn.

Chính tiền bạc đã phân chia xã hội ra thành nhiều đẳng cấp và hầu hết mọi người đều bị
nó chi phối đến tận cùng của tâm tưởng.

Do đó tiền bạc luôn đồng nghĩa với địa vị, danh vọng, quyền thế... nó đồng nghĩa với mọi
thứ có khả năng "làm nên cuộc đời".

Tiền bạc có khả năng tạo dựng nên một nền văn minh vật chất, nhưng nếu người ta không
tự kìm chế lấy tâm hồn mình, không để tinh thần hướng thượng, thì tiền bạc cũng có khả
năng hủy hoại tâm hồn trong sáng của con người.
Suu tam: trinhvubao.ac@gmail.com

Với cái tâm vọng động dù đem tiền bạc ra bố thí cho người nghèo thì cũng không có
nghĩa là bạn đã làm được một điều thiện.

Nên đối với người bằng cái tâm vô phân biệt mới thật sự xúc động. Bởi vì tiền bạc tự nó
phân chia được xã hội thành nhiều đẳng cấp, thì hình ảnh nó bên trong mỗi người là một
sự chấp trước.

"Tiền bạc có thể cho chúng ta rất nhiều về cái bì phu bên ngoài, chứ không ở trong nội
tâm. Nó cho ta nhiều thức ăn chứ không phải ngon, cho ta nhiều thuốc men chứ không
phải sức khỏe, cho ta nhiều người quen biết chứ không phải thân thiết, cho ta nhiều
người hầu hạ chứ không phải chung thành, cho ta nhiều cuộc vui chứ không phải hạnh
phúc" - Henryk Issen

Chúng ta rất cần tiền trong mọi sinh hoạt, có nó chúng ta mới làm ra của cải, góp sức với
xã hội để tạo ra sự ổn định, nhưng chúng ta quyết không để cho nó chi phối, mà chúng ta
phải điều khiển nó theo ý muốn của mình.

Muốn được vậy hãy nên đối sử bình đẳng với mọi người. Tự coi lương tâm mình là một
vị quan tòa.

Giàu hay nghèo là do tài năng của mình, thêm vào đó cái lương tâm và cơ hội.

Đừng cho tiền bạc là linh hồn, và cũng đừng khinh rẻ tiền bạc vì đó là thói chửi đời, đó là
thói phản tiến bộ và ích kỷ.
Cám
ơn
đời
"Wake at dawn with winged heart,
and give thanks for another day of loving!"

~ Kahlil Gibran

"Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy,


Ta được thêm ngày nữa để yêu thương!"
Tiết kiệm có ba cái lợi: Tự mình an phận không nhờ vả đến người khác là giữ đức Liêm;
giảm việc thù tạc bản thân, giúp kẻ khác là mở Đức; nhịn cái không đủ trước mắt để lại
chổ thừa cho ngày mai là phòng sau.
Nhiều dòng nước nhỏ tạo thành những con rạch lớn.
- Ovide
Suu tam: trinhvubao.ac@gmail.com

Opportunities are like sunrises –


if you wait too long,
you miss them.

You might also like