You are on page 1of 7

Nguyễn Hữu Điển, ĐHKHTN Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

3. Nguyên lí quy nạp toán học


Những ví dụ trên cho ta thấy rằng mỗi bài toán là một mệnh đề đúng
hoặc sai. Mỗi mệnh đề như vậy lại phụ thuộc vào một biến số tự nhiên n.
Một cách tổng quát ta kí hiệu P(n) là mệnh đề toán học phụ thuộc vào n,
với n là số tự nhiên. Như vậy, thực chất của các ví dụ đã xét là chứng
minh dãy mệnh đề sau đúng (hoặc sai)
P(1), P(2), P(3), ..., P(n), ...
Một số bài toán phát biểu dưới dạng: Chứng minh rằng với mọi số tự
nhiên n, P(n) đúng. Như vậy, những bài toán loại này đều liên quan tới
tập số tự nhiên. Một tính chất số tự nhiên người ta công nhận như một
tiên đề và thường gọi là tiên đề thứ tự.
Tiên đề thứ tự: Trong mọi tập khác rỗng của số tự nhiên có phần tử
nhỏ nhất.
Cho mỗi số tự nhiên n ứng với một khẳng định P(n). Đáng lẽ ta phải
đi kiểm tra vô hạn các mệnh đề, thì người ta sử dụng nguyên lí quy nạp
toán học sau đây là đủ:

Định lí 1 (Nguyên lí quy nạp toán học). Cho n0 là một số nguyên dương
và P(n) là một mệnh đề có nghĩa với mọi số tự nhiên n ≥ n0 . Nếu
(1) P(n0) là đúng và
(2) Nếu P(k) đúng, thì P(k+1) cũng đúng với mọi số tự nhiên k ≥ n0;
thì mệnh đề P(n) đúng với mọi số tự nhiên n ≥ n0 .
Chứng minh. Ta sẽ chứng minh bằng phản chứng. Giả sử ngược lại,
mệnh đề khẳng định P(n) trong định lí 1 không đúng với một số tự nhiên
n ≥ n0 nào đó. Nghĩa là tồn tại một số tự nhiên m ≥ n0 , mà P(m) không
đúng. Ta lấy số tự nhiên nhỏ nhất m mà P(m) không đúng (điều này thực
hiện được do tiên đề thứ tự). Theo điều kiện (1) ta có bất đẳng thức m >

http://nhdien.wordpress.com 8
Nguyễn Hữu Điển, ĐHKHTN Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

n0, từ đó suy ra m – 1 ≥ n0. Từ bất đẳng thức vừa lập và cách chọn số tự
nhiên m suy ra P(m – 1) là đúng, nhưng nó không kéo theo được P(m)
đúng cho số tiếp theo vì m = (m – 1) + 1. Điều này trái với giả thiết (2).
Như vậy, điều giả sử là sai và định lí được chứng minh.
Phương pháp dùng nguyên lí quy nạp toán học để giải toán, người ta
gọi là phương pháp quy nạp toán học. Như vậy, phương pháp quy nạp
toán học gồm hai bước, bước thứ nhất ta kiểm tra mệnh đề có đúng với
n = n0, gọi là bước cơ sở. Nghĩa là kiểm tra P(n0) có đúng không? Nếu
bước cơ sở đúng thì ta chuyển sang bước thứ hai chứng minh rằng nếu
với mỗi k ≥ n0 , P(k) là mệnh đề đúng, thì suy ra P(k+1) cũng đúng,
bước này gọi là bước quy nạp. Kết luận là P(n) đúng với mọi n ≥ n0 .
Cách chứng minh theo phương pháp quy nạp toán học là tránh cho ta
phải đi kiểm tra vô hạn bước các khẳng định của mệnh đề. Vì mệnh đề
của bài toán có thể phụ thuộc vào nhiều đối số, nên người ta thường phải
nói rõ chứng minh quy nạp theo n đối với mệnh đề phụ thuộc vào n. Ta
xét lại những ví dụ đã xét:
Ví dụ 1. Mệnh đề trong bài này là P(n) = {Tổng n số lẻ đầu tiên bằng
n2}. Trong cách giải ở trên với n= 1, 2, 3 mệnh đề đúng và ta cũng chứng
minh được P(k) đúng suy ra P(k+1) cũng đúng. Vậy suy ra P(n) đúng với
mọi n ≥ 1.
Ví dụ 2. Mệnh đề trong ví dụ này là P(n) = {Cho n đường thẳng chia
mặt phẳng thành các miền khác nhau. Có thể tô màu trên các vùng bằng
hai màu đen và trắng sao cho hai miền cạnh nhau có màu khác nhau
không?}, ở đây n là số đường thẳng trên mặt phẳng. Lời giải của bài toán
này thấy P(1) là mệnh đề đúng, ta cũng thấy từ mệnh đề P(1) suy ra P(2)
đúng và từ P(2) suy ra P(3) đúng, ... và lí luận hoàn toàn tương tự, P(k)
đã đúng suy ra P(k+1) cũng đúng bằng cách đổi màu cho nửa mặt phẳng

http://nhdien.wordpress.com 9
Nguyễn Hữu Điển, ĐHKHTN Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

của đường thẳng cuối cùng ta đặt vào. Suy ra theo nguyên lí quy nạp toán
học P(n) đúng với mọi n ≥ 1.
Ví dụ 3. Mệnh đề trong ví dụ này là P(n) = {Số có 3n chữ số 1 chia
hết cho 3n}, ở đây n là số tự nhiên. Theo lời giải của bài toán thì
n = 1, P(1) = { Số 111 chia hết cho 3 } là đúng;
n = 2, P(2) = { Số 111111111 chia hết cho 9 } là đúng.
Theo cách giải của bài toán thì P(1) đúng suy ra P(2) đúng, P(2) đúng suy
ra P(3) đúng, ... Một cách tổng quát P(k) đúng suy ra P(k+1) cũng đúng
bằng cách phân tích số 3k+1 chữ số 1 ra thành tích của số có 3k chữ số 1
và số có 3 chữ số 1 và những số còn lại là chữ số 0, từ đây suy ra mênh
đề P(k+1) đúng. Vậy theo nguyên lí quy nạp toán học P(n) đúng với mọi
n ≥ 1.
Ví dụ 4. Bài toán này có mệnh đề P(n) = {Với n ≥ 7 đồng, có thể
đổi n ra thành những đồng tiền 2 đồng và 5 đồng không?}, ở đây n là số
tự nhiên. Ta chú ý giá trị ban đầu ở ví dụ này bắt đầu n0 = 7. Lời giải của
bài toán này cho ta thấy với n = 7 và 8 mệnh đề đúng, sau đó cộng 2 vào
ta nhận được n = 9; 10 và cứ tiếp tục như vậy... Ví dụ này cần hai giá trị
ban đầu và bước quy nạp cũng giả thiết đúng hai giá trị phía trước để suy
ra mệnh đề đúng ở bước sau. Cụ thể vấn đề này sẽ được nghiên cứu trong
định lí 2 và định lí 3 ở bài sau.

4. Giai đoạn quy nạp và giả thiết quy nạp


Phương pháp quy nạp toán học được áp dụng không những trong
toán học mà còn ở các ngành khác như Vật lí, Hóa học, Sinh vật, ...
nguyên nhân là từ những thí nghiệm hoặc thực nghiệm cụ thể người ta
muốn tổng quát hóa và rút ra quy luật chung. Khi từ thực nghiệm họ đã
rút ra công thức chung, quy luật chung, để chứng minh tính đúng đắn của

http://nhdien.wordpress.com 10
Nguyễn Hữu Điển, ĐHKHTN Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

chúng họ thường dùng phương pháp quy nạp toán học. Ta lấy một ví dụ
cụ thể.
Ví dụ 5. Tính tổng n số tự nhiên đầu tiên.
Lời giải. Kí hiệu P(n) là tổng phải tìm, nghĩa là P(n) = 1 + 2 + 3 + ... + n.
Ta tính một số tổng tại những giá trị ban đầu:

N 1 2 3 4 5 6 7
P(n) 1 3 6 10 15 21 28

Ta thấy quy luật: Tích của hai số liên tiếp ở hàng trên bằng 2 lần số
đầu tiên ở hàng dưới. Như 1.2 = 2.1, 2.3 = 2.3, 3.4 = 2.6, 4.5 = 2.10, 5.6
=2.15, 6.7 = 2. 21, ... Như vậy ta có thể dự đoán công thức phải tìm là
n(n + 1)
P(n) = 1 + 2 + 3 + ... + n = . (1)
2
Biểu thức trên được gọi là giả thiết quy nạp. Muốn chắc chắn công
thức này đúng ta phải chứng minh bằng phương pháp quy nạp thông qua
hai bước:
1. Bước cơ sở: Với n = 1 công thức (1) đúng như cách tính ở trên.
2. Bước quy nạp: Giả sử n = k, P(k) đúng, nghĩa là đã có
k (k + 1)
P(k) = . Ta phải chứng minh (1) cũng đúng cho n = k + 1.
2
Thật vậy,
P(k+1) = P(k) + (k + 1)
k (k + 1) k (k + 1) 2(k + 1) (k + 1)(k + 2)
= +k+1= + = .
2 2 2 2
Do đó công thức (1) cũng đúng với n = k +1, theo nguyên lí quy nạp toán
học công thức (1) đúng với mọi mọi n ≥ 1.

Ví dụ 6. Tính tổng lập phương của n số tự nhiên đầu tiên.


Lời giải. Ta đặt công thức S(n) = 13 + 23 + 33 + ... + n3. Ta cũng đi tính
một số giá trị ban đầu:
n 1 2 3 4 5 6
S(n) 1 9 36 100 225 441

http://nhdien.wordpress.com 11
Nguyễn Hữu Điển, ĐHKHTN Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

Nhìn vào bảng trên ta khó có thể tìm ra quy luật cho S(n). Nhưng
với kinh nghiệm và những kết quả đã tính ở bài trước ta gép lại

n 1 2 3 4 5 6
P(n) 1 3 6 10 15 21
S(n) 1 9 36 100 225 441

Từ bảng này ta thấy rằng có lẽ S(n) = (P(n))2 : 1 = 12, 9 = 32, 36 = 62 , ...


Mà công thức P(n) ta đã biết, vậy công thức cho giả thiết quy nạp là
2
3 3 3 ⎡ n(n + 1) ⎤
3
S(n) = 1 + 2 + 3 + ... + n = ⎢ . (2)
⎣ 2 ⎥⎦
Chứng minh công thức (2) bằng phương pháp quy nạp theo n:
1. Bước cơ sở: Với n = 1, 2, 3, 4, 5, 6 công thức (2) đúng theo bảng trên.
2. Bước quy nạp: Giả sử (2) đúng với n = k, ta phải chứng minh (2) cũng
đúng với n = k+1. Thật vậy,
S(k+1) = 13 + 23 + 33 + ... + (k+1)3 = S(k) + (k+1)3
2
⎡ k (k + 1) ⎤ 2 ⎛k ⎞
2
3
=⎢ + (k+1) = (k+1) ⎜ + k + 1 ⎟
⎣ 2 ⎦⎥ ⎝ 4 ⎠
2
⎛ k 2 + 4k + 4 ⎞ ⎡ (k + 1)(k + 2) ⎤
2
= (k+1) ⎜ ⎟=⎢ ⎥⎦ .
⎝ 4 ⎠ ⎣ 2

Vậy (2) đúng với n = k + 1. Từ nguyên lí quy nạp toán học suy ra (2)
đúng với mọi n ≥ 1.
Ví dụ 8. Tính tổng
2 2 22 2n
Sn = + + +L + n ,
1 − a2 1 + a2 1 + a4 1 + a2
với n = 1, 2, …n; | a | ≠ 1.

http://nhdien.wordpress.com 12
Nguyễn Hữu Điển, ĐHKHTN Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

LờI giải. Số lượng số hạng của tổng là n + 1, trừ số hạng đầu tiên còn lại
2k
các số hạng khác đều có dạng k , k = 1, 2, 3, …, n. Ta tính
1 + a2
2 2 4
S1 = + = ,
1 − a2 1 + a2 1 − a4
4 4 4 8
S 2 = S1 + = + = ,
1 + a 4 1 − a 4 1 + a 4 1 − a8
8 8 8 16
S3 = S 2 + = + = ,
1 + a8 1 − a8 1 + a8 1 − a16
Do 4 = 22 , 8 = 23 và 16 = 24 từ các biểu thức của S1, S2 và S3 có thể đưa
ra giả thiết quy nạp
2n+1
Sn = n +1 , n = 1, 2, … (3)
1 − a2
Bước cơ sở: Với n = 1, công thức (3) đúng như đã kiểm tra ở trên.
Bước quy nạp: Giả sử (3) đúng với n = k nào đó. Khi đó
2 2 22 2k 2k +1
S k +1 = + + +L + k + k +1
1 − a2 1 + a2 1 + a4 1 + a2 1 + a2
2k +1 2k +1 2k + 2
= k +1 + k +1 = k +2 .
1 − a2 1 + a2 1 − a2
Đẳng thức (3) đúng với n = k + 1. Như vậy, từ nguyên lí quy nạp toán
học đẳng thức (3) đúng với mọi n ≥ 1.

6. Bài tập
1.1. Tính tổng bình phương của n số tự nhiên đầu tiên
Tn = 12 + 22 +32 + ...+ n2.
1.2. Tính tổng
a) Tn = 12 − 22 + L + (−1) n−1 n 2 ;

http://nhdien.wordpress.com 13
Nguyễn Hữu Điển, ĐHKHTN Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

b) Tn = 1.1!+ 2.2!+ L + n.n! .


1.3. Tính tổng
1 1 1
Tn = + +L +
a (a + 1) (a + 1)(a + 2) (a + (n − 1))(a + n)
với a ≠ 0, -1, -2, ....; n = 1, 2, 3, ...
1.4. Chứng minh công thức sau với n = 1, 2, 3, ...
1
a) 12 + 32 + L + (2n − 1) 2 = n(2n − 1)(2n + 1) ;
3
1
b) 1.2.3 + 2.3.4 + 3.4.5 + ... + n(n+1)(n+2) = n(n+1)(n+2)(n+3).
4
1.5. Cho bảng số
1
2 3 4
3 4 5 6 7
4 5 6 7 8 9 10
. . . . . . . . .
Chứng minh rằng tổng các số của mỗi dòng bằng bình phương của
số hạng chính giữa của dòng đó.

http://nhdien.wordpress.com 14

You might also like