You are on page 1of 6

Nguyễn Hữu Điển, ĐHKHTN Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

Bài 2. Kĩ THUẬT DÙNG PHƯƠNG PHÁP QUY NẠP TOÁN HỌC

1. Hai bước của nguyên lí quy nạp toán học


Nguyên lí quy nạp toán học gồm hai phần, việc kiểm tra cả hai
phần cần được tôn trọng và thực hiện đầy đủ khi áp dụng nguyên lí. Nếu
bỏ đi một trong hai điều kiện kiểm tra đó thì sẽ nhận được kết luận sai.
Ta lấy một vài phản ví dụ.

Ví dụ 9. Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên n bất đẳng thức sau đúng:
2n > 2n +1 . (4)
Lời giải. Giả thiết bất đẳng thức (4) đúng với n = k, với k là một số tự
nhiên nào đó. Nghĩa là ta có
2k > 2k + 1 . (5)
Ta chứng minh bất đẳng thức (4) đúng với n = k + 1
2k +1 > 2(k + 1) + 1 . (6)
Thật vậy, 2k là một số không nhỏ hơn 2 với mọi số tự nhiên k khác 0. Ta
cộng vế trái của (4) với 2k và cộng vế phải của (4) với 2. Ta nhận được
2k + 2 k > 2k + 1 + 2 .
Nghĩa là có (6). Theo nguyên lí quy nạp toán học bất đẳng thức (4) đúng
với mọi số tự nhiên n. Bài toán đã được giải.
Lời giải trên mắc sai lầm là không kiểm tra bước cơ sở. Thực chất
của chứng minh trên là bất đẳng thức (4) đúng với n = k + 1, nếu nó đúng
với n = k. Điều này không suy ra bất đẳng thức đúng với ít nhất một giá
trị nào của n, chứ chưa nói tới với mọi số tự nhiên.
Ta có thể thử với n = 1 hoặc n = 2 bất đẳng thức (4) sai. Với n ≥ 3
bất đẳng thức (4) mới đúng. Giá trị số tự nhiên nhỏ nhất n = 3 bất đẳng

http://nhdien.wordpress.com 15
Nguyễn Hữu Điển, ĐHKHTN Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

thức (4) đúng (điều kiện thứ nhất của định lí 1) với n0 = 3 và lặp lại cách
chứng minh ở trên từ giả thiết (4) đúng với n = k suy ra nó đúng với n = k
+ 1 (điều kiện thứ hai của định lí 1). Vì vậy theo nguyên lí quy nạp toán
học ta có kết luận: Bất đẳng thức (4) đúng với mọi n ≥ 3 (chứ không với
mọi số tự nhiên n).
Như vậy giá trị ban đầu của các bài toán chứng minh phụ thuộc
vào từng bài toán cụ thể và phải kiểm tra bước cơ sở. Sau đây ta có một
phản ví dụ khi không kiểm tra bước cơ sở thì hậu quả dẫn đến chứng
minh sai.

Ví dụ 10. Chứng minh rằng mọi số tự nhiên đều bằng số tự nhiên liền
sau đó.
Lời giải. Ta chứng minh theo phương pháp quy nạp toán học, Giả sử
mệnh đề đúng với với tự nhiên n = k nào đó, nghĩa là ta có
k = (k+1). (7)
Ta sẽ chứng minh mệnh đề đúng với n = k + 1, nghĩa là phải chứng minh
(k + 1) = (k + 2). Thật vậy, theo giả thiết quy nạp đúng với n = k, cộng
hai vế của đẳng thức (7) với 1 ta nhận được
k + 1 = (k + 1) + 1 = k + 2.
Như vậy khẳng định với n = k thì nó cũng đúng với n = k + 1, do đó theo
nguyên lí quy nạp toán học nó đúng với mọi số tự nhiên n.
Hệ quả của bài toán này là tất cả các số tự nhiên đều bằng nhau.
Điều này vô lí, vậy cách chứng minh sai ở đâu? Dễ thấy rằng áp dụng
nguyên lí quy nạp toán học nhưng bỏ qua kiểm tra trường hợp n = 1. Ta
thấy rằng với n = 1 thì mệnh đề của ta sai vì 1 ≠ 2.
Bước kiểm tra ban đầu có một ý nghĩa đặc biệt là tạo ra cơ sở để
thực hiện quy nạp. Bước thứ hai đưa ra nguyên tắc cho việc mở rộng tự

http://nhdien.wordpress.com 16
Nguyễn Hữu Điển, ĐHKHTN Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

động vô hạn trên cơ sở điều kiện ban đầu, đây là nguyên tắc đi từ trường
hợp riêng này sang trường hợp riêng khác: từ k đến k + 1.
Phản ví dụ trên khi chưa kiểm tra điều kiện ban đầu thì không có
cơ sở để thực hiện quy nạp, vì vậy không có nghĩa gì khi thực hiện kiểm
tra phần quy nạp.
Ngược lại, khi áp dụng phương pháp quy nạp mà chỉ chứng minh
được một số điều kiện ban đầu, mà bỏ qua phần quy nạp thì mới chỉ đưa
ra được cơ sở chứ chưa có nguyên tắc nào để mở rộng cơ sở đó. Ta xét ví
dụ.
Ví dụ 11. Chứng minh rằng những giá trị của hàm số f(n) = n2 – n + 41
với n = 0, 1, 2, ... là những số nguyên tố.
Lời giải. Ta tính f(0) = 1, f(1) = 41, f(2) = 43, f(3) = 47, f(4) = 53, f(5) =
61, f(6) = 71, f(7) = 83, f(8) = 97, f(9) = 113. Ta có thể tiếp tục tính f(n)
cho đến giá trị n = 40, tất cả giá trị này đề là số nguyên tố. Nhưng với n =
41 ta có f(41) = 412 – 41 + 41 = 412. Kết quả f(41) không phải là số
nguyên tố, nên kết luận của bài toán là không đúng.
Cách chứng minh bằng phương pháp quy nạp toán học cần thiết
thức hiện hai bước như phân tích ở phần trên. Nhưng khó khăn chủ yếu là
trong bước quy nạp toán học là khi mệnh đề giả sử đã đúng cho P(k) phải
chứng minh cho P(k+1). Thường người ta tìm mối liên hệ giữa P(k) và
P(k+1) để suy ra kết quả phải chứng minh.

2. Bước quy nạp được xây dựng trên P(k)


Trong phần này ta xét khả năng biến đổi quy nạp trực tiếp từ khẳng
định đúng P(k) sang khẳng định đúng P(k+1).

http://nhdien.wordpress.com 17
Nguyễn Hữu Điển, ĐHKHTN Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

Ví dụ 12. Chứng minh rằng


n(n + 1)(2n + 1)
1 + 4 + ... + n2 = , (8)
6
với mọi n ≥ 1.
Lời giải. Ta chứng minh bằng phương pháp quy nạp theo n. Kí hiệu tổng
bình phương của các số tự nhiên đầu tiên là P(n).
1.2.3
1. Bước cơ sở: 1 = , công thức (8) đúng.
6
k (k + 1)(2k + 1)
2. Bước quy nạp: Giả sử (8) đúng với n = k, P(k) = .
6
Khi đó
P(k+1) = 1 + 4 + ... + (k+1)2 = P(k) + (k+1)2
k (k + 1)(2k + 1)
= + (k+1)2
6
2k (k + 1) + k + 4(k + 1) + 2
= (k+1)
6
(k + 1)(k + 2)(2(k + 1) + 1)
= .
6
Do đó (8) đúng với n = k + 1. Theo nguyên lí quy nạp toán học (8)
đúng với mọi n.

Ví dụ 13. Ta xét tập hợp những phân số có tử số là 1 và mẫu số là những


1 1 1 1
số tự nhiên lớn hơn 1: , , , ,... Chứng minh rằng với mọi n ≥ 3 có
2 3 4 5
thể biểu diễn 1 thành dạng tổng n phân số khác nhau trong tập hợp trên.
Ví dụ như n = 3, ta có thể viết
1 1 1
1= + + .
2 3 6

http://nhdien.wordpress.com 18
Nguyễn Hữu Điển, ĐHKHTN Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

Lời giải. Ta chứng minh bằng phương pháp quy nạp toán học.
1. Bước cơ sở: Với n = 3. Mệnh đề đúng như ví dụ trên.
2. Bước quy nạp: Giả sử mệnh đề đúng với n – 1, nghĩa là với n – 1
phân số khác nhau
1 1 1
1= + + ... + .
a b k
Ta có thể cho rằng những phân số sắp xếp theo thứ tự nhỏ dần, nghĩa
là số ở mẫu tăng dần. Ta chứng minh cho trường hợp tổng của n phân
số dựa vào đẳng thức sau đây
1 1 1
= + .
k k + 1 k (k + 1)
Công thức này chứng minh đơn giản bằng cách biến đổi trực tiếp.
Như vậy, các phân số trong trường hợp P(n-1) vẫn giữa nguyên, chỉ có
phân số cuối cùng tách ra làm hai phân số, vậy P(n) đúng. Suy ra theo
nguyên lí quy nạp toán học khẳng định đúng với mọi n ≥ 3.
3. Bước quy nạp được xây dựng trên P(k+1)
Bước quy nạp toán học cần khẳng định P(k+1) suy ra từ P(k).
Nhưng nhiều khi việc biến đổi trực tiếp từ P(k) sang P(k+1) gặp rất nhiều
khó khăn hoặc không có hướng chính xác để biến đổi. Khi đó ta phải làm
ngược lại để biểu diễn P(k+1) thành những mệnh đề P(k) và tiến hành
quy nạp.
Ví dụ 14. Chứng minh rằng số zn = 32n+1 + 40n – 67 chia hết cho 64 với
mọi số n nguyên không âm.
Lời giải.
Bước cơ sở: z0 = 31 + 0 – 67 = - 64 chia hết cho 64, mệnh đề đúng.
Bước quy nạp: Giả sử zn chia hết cho 64. Khi đó
zn+1 = 32n+3 + 40n – 67

http://nhdien.wordpress.com 19
Nguyễn Hữu Điển, ĐHKHTN Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

= 9(32n+1 + 40n – 67) – 320n + 576


= 9.zn– 64(5n – 9).
Vế phải của đẳng thức sau cùng chia hết cho 64, vậy với n+1 mệnh đề
vẫn đúng. Do đó theo nguyên lí quy nạp toán học bài toán đúng với mọi n
không âm.
n5 n 4 n3 n
Ví dụ 15. CM rằng + + − là số nguyên với n = 0, 1, 2, ...
5 2 3 30
Lời giải. Bước cơ sở: Mệnh đề đúng với n = 0.
k5 k4 k3 k
Bước quy nạp: Giả sử mệnh đề đúng với n = k, P(k) = + + −
5 2 3 30
là số nguyên. Ta cần phải chứng minh nó đúng với n = k + 1, nghĩa là
chứng minh
(k + 1)5 (k + 1) 4 (k + 1)3 k + 1
+ + −
5 2 3 30
là số nguyên. Khai triển biểu thức trên
k 5 + 5k 4 + 10k 3 + 10k 2 + 5k + 1 k 4 + 4k 3 + 6k 2 + 4k + 1
+ +
5 2
k 3 + 3k 2 + 3k + 1 k + 1
+ - .
3 30
Nhóm lại để xuất hiện P(k)
( k )5 ( k ) 4 ( k )3 k
+ + − + ( k 4 + 2k 3 + 2k 2 + k ) +
5 2 3 30
+ (2k 3 + 3k 2 + 2k ) + (k 2 + k + 1)
Nhóm thứ nhất theo giả thiết quy nạp là số nguyên, còn các nhóm sau
đều nguyên cả. Suy ra tổng của chúng là số nguyên. Như vậy ta chứng
minh P(k+1) cũng đúng. Theo nguyên lí quy nạp toán học bài toán đúng
với mọi n.

http://nhdien.wordpress.com 20

You might also like