You are on page 1of 189

CƠ BẢN VỀ GSM/WCDMA

Tài liệu:
 Được dịch từ Student Book GSM MSC/VLR Configuration của
Ericsson.
 Người dịch: Sinh viên Quy Nhơn.

Sai sót là rất nhiều, mong sự góp ý chân thành !!!


tungben9x@yahoo.com
CÁC TỪ VIẾT TẮT
2G 2d Generation Thế hệ thứ 2
3G 3d Generation Thế hệ thứ 3
3GPP Third Generation Partnership Project
Mô hình liên hiệp thế hệ thứ 3
A
AAL ATM Adaptation Layer Lớp điều phối ATM
AAL1 ATM Adaptation Layer type 1 Lớp điều phối ATM kiểu 1
AAL2 ATM Adaptation Layer type 2 Lớp điều phối ATM kiểu 2
AAL3/4 ATM Adaptation Layer type 3 or 4 Lớp điều phối ATM kiểu 3
AAL5 ATM Adaptation Layer type 5 Lớp điều phối ATM kiểu 5
ACM Address Complete Message
A-GPS Assisted Global Positioning System
AIUR Air Interface User Rate Tốc độ người dùng giao diện không
gian
AK Anonymity key
AKA Authentication and Key Agreement Khóa thỏa thuận và xác nhận
AKMF Authentication Key Management Field Trường khóa thỏa thuận và xác nhận
ALI ATM Link Liên kết ATM
AM Application module or Application modularity or Access Module or Amplitude
Modulation
Module ứng dụng hoặc hệ modun
ứng dụng hoặc modun truy cập hoặc
modun biên độ.
AMR Adaptive Multi Rate Khả năng thích nghi đa tốc độ
AN Access Network Mạng truy cập
ANM ANswer Message (ISUP) Bản tin trả lời
ANSI American National Standards Institute Viện chuẩn hóa quốc gia hoa kỳ
AoC Advice of Charge Thông báo tính cước
AP Adjunct processor or Application platform
Bộ xử lý phụ hoặc cở sở ứng
dụng
APG Adjunct Processor Group Nhóm xử lý phụ
APM Application Processor Module Modun bộ xử lý ứng dụng
APN Access Point Name Tên điểm truy cập
APS Automatic Protection Switching Chuyển mạch bảo vệ tự động
APT Telephony Part of AXE (Switching System)
Phía điện thoại của AXE
APZ AXE Control System Hệ thống điều khiển AXE
AREA Area code Mã vùng
AS Application System Hệ thống ứng dụng
ASCII American Standard Code for Information Interchange (ANSI)
Mã tiêu chuẩn cho sự thay đổi thông
tin
ASIC Application Specific Integrated Circuit Mạch tích hợp ứng dụng riêng.
AST-DR Announcement Service Terminal-Digital speech Random

ATM Asynchronous Transfer Mode Chế độ truyền dẫn không đồng bộ


AUC Authentication Centre Trung tâm xác thực
AUTN Authentication Token Biểu hiện xác nhận
AV Authentication Vector or AudioVisual Vectơ xác nhận hoặc âm thanh trực
quan
AXE A Switching System for mobile and fixed telephone networks

1
Một hệ thống chuyển mạch cho di
động hoặc mạng điện thoại cố định.
B
BA Basic access or Balanced Asynchronous (HDLC)
Truy cập cở bản hoặc bất đồng bộ
cân bằng
BC Bearer Capability Dung lượng mang
BCU-ID Bearer Control Unit Identifier Bộ nhận dạng đơn vị điều khiển
mang
BICC Bearer Independent Call Control Điều khiển vật mang cuộc gọi độc lập
B-ISDN Broadband Integrated Services Digital Network (ISDN)
Mạng dịch vụ số tích hợp băng rộng
BNSI Basic Network Surveillance Interface Giao diện giám sát mạng cơ sở
BRI Basic Rate Interface Tốc độ giao diện cở bản
BS Base Station Trạm cơ sở
BSC Base Station Controller or Business Service Centre
Bộ điều khiển trạm cơ sở hoặc Trung
tâm dịch vụ công việc
BSS Base Station System Hệ thống trạm cở sở
BSSMAP Base Station System Management Application Part
Phần ứng dụng quản lý trạm cơ sở.
BTS Base Transceiver Station Trạm thu phát gốc
BYB AXE packaging system Hệ thống đống gói AXE
C
CA Charge Area or Charging Analysis (CHS) or Correction Area
Vùng tính cước hoặc phân tích tính
cước hoặc sữa lỗi vùng
CAC Connection Admission Control Điều khiển cho phép kết nối
CAI Charge Advice Information Thông tin tính cước thiết bị
CAMEL Customized Applications for Mobile network Enhanced Logic
Các ứng dụng tùy chọn cho mạng di
động được nâng cấp logic
CAP CAMEL Application Part or Common Applications Platform
Phần ứng dụng hoặc Nền tảng chung
các ứng dụng
CAS Customer Administration System or Channel Associated Signalling
Hệ thống quản lý khách hành hoặc
kênh kết hợp báo hiệu
CAT Code answer tone sender Mã âm trả lời người gửi
CBC Central Building Clock Đồng hồ trung tâm
CCD Cross Connect Device or Conference Call Device
Thiết bị kết nối chéo hoặc thiết bị
cuộc gọi hội nghị
CD Call Deflection or Charge Determination
Đổi hướng cuộc gọi hoặc xác định
cước
CDB Common Design Base or Clock Distribution Board
Cơ sở thiết kế chung hoặc Mạch
phân phối đồng hồ
CDMA Code Division Multiple Access Đa truy cập phân chia theo mã
CDR Call Detail Record Bản lưu chi tiết cuộc gọi
CE Connection Element (part of GSM BC) Thành phần kết nối
CELLO Ericsson's switch for ATM and IP traffic

2
Chuyển mạch Ericsson cho lưu
lượng ATM và IP
CES Circuit Emulation Service Dịch vụ mạch mô phổng
CF Call Forwarding or Central Functions or Control Filler
Chuyển tiếp cuộc gọi hoặc Các chức
năng chính hoặc điều khiển bộ lọc
CFNRC Call Forwarding On Mobile Subscriber Not Reachable
Chuyển tiếp cuộc gọi trên thuê bao
di động không ảnh hưởng tới
CFU Call Forwarding Unconditional Chuyển tiếp cuộc gọi không điều
khiện
CGI Cell Global Identification = MCC + MNC + LAC + CI
Nhận dạng cell toàn cục
CHG CHarGing message Bản tin tính cước
CI Customer Interface or Cell Identity or Charge Information
Giao diện khác hàng hoặc nhận dạng
cell hoặc thông tin tính cước
CIC Circuit Identification Code or Carrier Identification Code or Country
Indicator Code
Mã nhận dạng kênh hoặc mã nhân
dạng mang hoặc mã bộ chỉ báo quốc
gia
CID Channel Identifier (see AAL2) or Charge Information Delay
Nhận dạng kênh và sự trễ thông tin
tính cước
CIF Cells In Frames (ATM Forum) or Common Integration Framework
Các ô trong khung hoặc cơ cấu tích
hợp chung
CK Ciphering Key ( UMTS ) or Check Bit or Check sum
Khóa bảo mật hoặc bit kiểm tra hoặc
kiểm tra tài khoản
CL Connection Less Phi kết nối
CLI Calling Line Identity Nhận dạng đường dây đang gọi
CLIP Calling Line Identification Presentation Thể hiện sự nhận dạng đường dây
đang gọi
CLM CLock Module (GSS) Modun đồng hồ
CM Connection Management or Communications Module or Control Module
(RPS)
Quản lý kết nối hoặc modun truyền
dẫn hoặc modun điều khiển
CME20 Ericsson's Product Based On The GSM Specifications
Sản phẩm của Ericsson dựa trên
thông số kĩ thuật GSM
C-MGW Cello Media Gateway Cỗng media cello
CMS Cellular Mobile telephone System Hệ thống điện thoại di động tế bào
CMS30 A product line for PDC (Japan) một đường dây của PDC
CN Core Network Mạng lõi
CNE Core Network Explorer Trình duyệt mạng lõi
CNM Core Network Mobile or Customer Network Management
Mạng lõi di động hoạt quản lý khách
hàng mạng
CN-OSS Core Network Operating and Support System
Sự hoạt động mạng lõi và hệ thống
hỗ trợ
CNSD Core Network and Service Delivery Mạng lõi và phân phối dịch vụ

3
CORBA Common Object Request Broker Architecture (OMG)
Kiến trúc trung gian chung yêu cầu
đối tượng
CP Central Processor Bộ xử lý trung tâm
CPG Call Progress Message (ISUP), 213 Bản tin tiến trình cuộc gọi
CPI Customer Product Information or Computer Private branch exchange
Thông tin sản phẩm khách hành
Hoặc tổng đài máy tính cá nhân rẽ
nhánh
CPU Central Processing Unit Đơn vị xử lý trung tâm
CS Circuit Switching or Channel Coding Scheme or Code Sender or Capability
Set
Chuyển mạch kênh hoặc mô hình
mã kênh hoặc mã người gửi hoặc bộ
dung lượng
CSD Code Sender Device (TSS) or Circuit Switched Data
Mã thiết bị người gửi hoặc dữ liệu
chuyển mạch kênh
D
D Destination type Kiểu đích đến
DB Dummy Burst or Data Base or (dB) Decibel
Khối mô hình hoặc cơ sở dữ liệu
hoặc decibel
DC Direct current or Dedicated Control (SAP) or Data Compression or Distance
Check (TCS)
Dòng điện một chiều hoặc điều
khiển riêng biêt hoặc nén dữ liệu
hoặc kiểm tra khoản cách
DCE Data Circuit-terminating Equipment or Data Communication Equipment or
Distributed Computing Environment or Digital Control Equipment
Thiết bị kết thúc kênh dữ liệu hoặc
thiết bị truyền dẫn dữ liệu hoặc thiết
môi trường tính toán phân phối hoặc
thiết bị điều khiển số

DDF Digital Distribution Frame Khung phân phối số


DIC Direct Inter-LATA Connecting (trunk) Kết nối trực tiếp liên LATA
DL2 Digital Link type 2.2 Mbps backplane interface (for interface to AXE GS)
Kết nối số kiểu giao tấm nền 2.2Mbps
DL3 Data Link type 3 (16 * DL2) Liên kết dữ liệu kiểu 3
DL-34 Digital Link type Kiểu liên kết số
DLHB Digital link multiplexer half size board
DP Dial Pulse or Device Processor or Detection Point
Xung quay số hoặc bộ xử lý thiết bị
hoặc điểm dò tìm
DPC Destination Point Code (SS7) or Display and Power Controller
Mã điểm đích hoặc bộ điều khiển
năng lượng và hiển thị
DRAM Dynamic Random Access Memory Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động.
DSP Digital Signal Processor or Directory System Protocol (X.500) or Display
System Protocol (packet switching) or Domain Specific Part
Bộ xử lý tín hiệu số hoặc giao thức
danh mục hệ thống hoặc giao thức
hiển thị hệ thống phần miên riêng

4
biệt

DSS1 Digital Subscriber Signalling System Hệ thống báo hiệu thuê bao số
DT Data Transcript or Digroup Terminal or Dialling Tone
Bản sao dữ liệu hoặc thiết bị đầu
cuối digroup hoặc âm đang quay số
DTAP Direct Transfer Application Part (Part of BSSAP Protocol)
Phần ứng dụng trực tiếp truyền dẫn
DTI Data Transmission Interface Giao diện truyền dẫn số
DTMF Dual Tone Multi-Frequency (signalling) Âm kép đa tần
E
EC Echo Canceller or European Community or Equipment Controller or
Emergency Correction
Bộ chống phản hồi hoặc cộng đồng
châu Âu hoặc bộ điều khiển thiết bị
hoặc sử lỗi khẩn cấp
ECP Echo Canceller in Pool Bộ chống phản hồi trong
EDGE Enhanced Data Rate for GSM Evolution Tốc độ dữ liệu được nâng cấp cho hệ
thống GSM
EFM Ericsson Fault Manager Bộ phận quản lý lỗi Ericsson
EFR Enhanced Full Rate Tốc độ đầy đủ cải tiến
E-GPRS GPRS over EDGE GPRS trên EDGE
EIR Equipment Identity Register Bộ đăng kí nhận dạng thiết bị
EM Element Management or Extension module
Quản lý thiết bị hoặc modun mở
rộng
E-OTD Enhanced Observed Time Difference Nâng cấp thời gian quan sát khác
nhau
EP Equipment Protection Sự bảo vệ thiết bị
ET Exchange Terminal Thiết bị đầu cuối tổng đài
ET-155-1 Exchange terminal 155 bps on one board
Thiết bị đầu cuối tổng đài tốc độ
155bps trên một bo mạch
ETSI European Telecommunication Standard Institute
Viện chuẩn hóa viễn thông châu Âu
F
FAX Facsimile Fax
FCC Federal Communications Commission or Forward Control Channel
Ủy ban truyền dẫn liên ban hoặc
kênh điều khiển chuyển tiếp
FM Frequency Modulation or Forlopp Manager or Fault Management
Điều biến tần số hoặc bộ quản lý
forlopp hoặc sự quản lý lỗi
FNR Flexible Numbering Register Bộ đánh số linh hoạt
FNUR Fixed Network User Rate Tốc độ người dùng mạng cố định
FR Full Rate or Frame Relay or Forlopp Release
Tốc độ đầy đủ hoặc chuyển tiếp
khung hoặc giải phóng Forlopp
FTAM File Transfer, Access, and Management (ISO)
Quản lý, truy cập và truyền dẫn file
FTM Frame Tunneling Mode Chế độ ống khung
FTP File Transfer Protocol (IETF) or Function Test Plan

5
Giao thức truyền dẫn file hoặc chức
năng kiểm tra sơ đồ
G
GA General Availability Có tính khả dụng phổ biến
GCP Gateway Control Protocol Giao thức điều khiển cổng
GDM Generic Device magazine Kho thiết bị chung
GEM Generic Ericsson Magazine Kho Ericsson chung
GERAN GSM-EDGE Radio Access Network Mạng truy cập vô tuyến GSM-
EDGE
GGSN Gateway GPRS Support Node Nút hỗ trợ cỗng GPRS
GMLC Gateway Mobile Location Center Trung tâm định vị cỗng di động
GMSC Gateway Mobile Services Switching Centre
Trung tâm chuyển mạch dịch vụ
cỗng di động
GPB Generic Processor Board Bo mạch bộ xử lý chung
GPRS General Packet Radio Service Dịch vụ gói vô tuyến chung
GPRS Tunnelling Protocol for User Plane Giao thức ống cho người dùng
GPS Global Positioning System Hệ thống định vị toàn cầu
GS Group Switch Chuyển mạch nhóm
GSC Government Service Centre or GPS System Clock
Trung tâm dịch vụ quốc gia hoặc
Đồng hồ hệ thống GPS
GSIM GSM Service Identity Module Bộ nhận dạng thuê bao GSM
GSM Global System for Mobile Communication (Groupe Special Mobile)
Hệ thống toàn cầu cho truyền dẫn di
động
gsmSCF GSM Service Control Function Chức năng điều khiển dịch vụ GSM
GSN GPRS Support Node or Global Signal Number
Nút hỗ trợ GPRS hoặc số tín hiệu
toàn cầu
GT Global Title Tiêu đề toàn cục
GTP GPRS Tunneling Protocol Giao thức ống GPRS
GUI Graphical User Interface Giao diện đồ họa người dùng
GW Gateway Cỗng
H
HDLC High Level Data Link Control (ISO) Điều khiển liên kết dữ liệu mức cao
HLR Home Location Register Bộ vị trí chủ
HPLMN Home Public Land Mobile Network Mạng di động chủ mặt đất công
cộng
HSCSD High Speed Circuit Switched Data Dữ liệu chuyển mạch kênh tốc độ cao
HTML Hypertext Markup Language Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
HTTP Hypertext Transfer Protocol (IETF) Giao thức truyền dẫn siêu văn bản
HW Hardware Phần cứng
I
I/O Input/Output Đầu vào/đầu ra
IAM Initial Address Message (ISDN) Bản tin khởi tạo địa chỉ
IAS Information Access System or Integrated Access System
Hệ thống truy cập thông tin hoặc hệ
thống truy cập tích hợp
ICBS Interconnection Charge Billing System Hệ thống kết nối hóa đơn tính cước
ID Identification Nhận dạng
IE Information Element (ISDN/B-ISDN DSS)
Thành phần thông tin

6
IEC International Electrotechnical Commission or Interexchange Carrier
Ủy bản thiệt bị điện quốc tế hoặc
sóng mang liên tổng đài
IETF Internet Engineering Task Force Lực lượng đặc nhiệm về kĩ thuật
internet
IIOP Internet Inter-ORB Protocol Giao thức liên ORB internet
IK Integrity Key Khóa tích hợp
IM Intensity Modulation or Information Mapping
Điều chỉnh mật độ hoặc ánh xạ
thông tin
IMSI International Mobile Subscriber Identity
Nhận dạng thuê bao di động quốc tê
IMT-2000 International Mobile Telecommunications
Hệ thống viễn thông di động quốc tế
IN Intelligent Network Mạng thông minh
INAP Intelligent Network Application Protocol
Giao thức ứng dụng mạng thông
minh
INF INFormation Message Bản tin thông tin
IOG11 Version of the AXE input/output part Phiên bản phần vào/ra AXE
IOG20 Version of the AXE input/output part Phiên bản phần vào/ra AXE
IP Internet Protocol or Implementation Proposal or Intellectual Property
Giao thức internet hoặc đề nghị thiết
lập hoặc đặc tính có trí năng
IPBCP IP Bearer Control Protocol Giao thức điều khiển vật mang IP
IPN Inter-Platform Network Mạng liên cơ sở
IPNA Inter-Platform Network Adaptor Bộ điều phối mạng liên cơ sở
IPU Instruction Processor Unit Đơn vị sử lý lệnh
IRP Integration Reference Points Điểm tham chiếu tích hợp
IS Interface Switch or Information Systems or Implementation Sketch
Giao diện chuyển mạch hoặc hệ
thống thông tin hoặc sự thiết lập
ngắn gọn
ISA Industry Standard Architecture Kiến trúc cộng nghệ chuẩn
ISDN Integrated Services Digital Network Mạng dịch vụ số tích hợp
ISL Inter-Subrack Link Liên kết liên khung
ISP Internet Service Provider or In Service Performance
Nhà cung cấp dịch vụ internet hoặc
hiệu suất dịch vụ
ISUP I SDN User Part (SS7) Phía người dùng SDN
ITC Information Transfer Capability or Incomming Trunk Circuit (TSS)
Dung lượng truyền dẫn thông tin hoặc
mạch trung kế đầu vào
ITU International Telecommunication Union Hiệp hội viễn thông quốc tế
ITU-T International Telecommunication Union-Telecommunication Standardization
Sector (formerly CCITT)
Hiệp hội viễn thông quốc tế - phần
chuẩn hóa viễn thông
Iu UMTS interface between WCDMA RAN and CN (Core Network)
Giao diện giữa WCDMA RAN và
CN
Iur The interface between RNC and RNC Giao diện giữa RNC và RNC
IWF Interworking Function Chức năng kết hợp
IWU InterWorking Unit Đơn vị kết hợp

7
K
Kc Ciphering Key ( GSM ) Khóa mã hóa
Ki Subscriber Authentication Key (Key Used To Calculate SRES)
Khóa xác nhận thuê bao
L
L2 Layer 2 ( data link layer) Lớp 2
LA Location Area Vị trí vùng
LAI Location Area Identity = MCC + MNC + LAC
Nhận dạng vị trí vùng
LAN Local Area Network Mạng cục bộ
LCS Location Services Các dịch vụ định vị
LE Local Exchange (ISDN) Tổng đài nội hạt
LI Length Indicator or Lawful Intercept Bộ chỉ báo khoảng cách hoặc ngắn
xen theo luật
LLC Logical Link Control (IEEE 802.2) or Low Layer Compatibility
Điều khiển liên kết logic hoặc khả
năng tương thích lớp thấp
LS Link Set Bộ liên kết
M
M Modification Điều chế
M3UA Message Transfer Part 3 – User Adaptation Layer
Phần truyền dẫn bản tin 3
MAC Media Access Control (IEEE 802) or Message Authentication Code
(encryption context)
Điều khiển truy cập phương tiện
hoặc mã xác nhận bản tin
MAI Maintenance Interface Bề mặt bảo dưỡng
MALT Mobile Telephony A-interface Line Terminal (MTS)
Thiết bị đầu cuối đường dây di động
giao diện A
MAP Mobile Application Part Phần ứng dụng di động
MAU Maintenance Unit Đơn vị bảo dưỡng
MCC Mobile country code or Maintenance Control Centre
Mã di động quốc gia hoặc Trung
tâm điều khiển bảo dưỡng
ME Mobile Equipment Thiết bị di động
MGC Media Gateway Controller Bộ điều khiển cỗng media
MGG Media Gateway Group Nhóm cỗng media
MGW Media Gateway Cỗng media
MIM Management Information Model Mô hình quản lý thông tin
MIPS Millions of Instructions Per Second Hàng triệu câu lện trên giây
MML Man Machine Language Ngôn ngữ người máy
MMS Multimedia Messaging Service or Mobile mobility and radio subsystem or
Mobile Mobility And Radio Subsystem
Dịch vụ bản tin đa phương tiện hoặc
sự linh động thiết bị di động và hệ
thống con vô tuyến
MNC Mobile Network Code (see IMSI), 1-2 Digits
Mã mạng di động
MNP Mobile Number Portability Độ linh động số di động
MO Mobile Originated or Managed Object (O&M)
Thiết bị di động khởi phát hoặc đối
tượng được điều khiển

8
MP Main Processor or Measuring Programs or Meter Pulse (CHS)
Bộ sử lý chính hoặc chương trình đo
đạc hoặc xung đo
MPC Main Processor Cluster or Multi Processor Cluster or Mobile Positioning
Centre
Bộ sử lý tớ chính hoặc bộ xử ly đa
tớ hoặc trung tâm định vị di động
MS Mobile Station or Mobile Subscriber or Main Store
Trạm di động/thuê bao di động/lưu
trữ chính.
MSB Media Stream Board Bo mạch chuỗi phương tiện
MSC Mobile Services switching Centre Trung tâm chuyển mạch dịch vụ di
động
MSC/VLR Mobile Services Switching Centre/Visitor Location Register
Bộ vị trí khách
MSCS Microsoft Cluster Server Máy chủ khách Microsoft
MSISDN Mobile Station ISDN Number = CC + NDC + SN
Số ISDN trạm di động
MTBF Mean Time Between Failures Thời gian giữa các lỗi
MTP Message Transfer Part (SS7) Phần truyền dẫn bản tin
MTP3b MTP Level 3 with broadband enhancements
MTP mức 3 với sự nâng cấp băng
rộng
MW MicroWave or Middleware Sóng viba hoặc phần trung gian
N
NAS Non-Access Stratum Lớp không truy cập
NF Network Feature or Network Function Đặc trưng mạng hoặc chức năng
mạng
NI Network Indicator Bộ chỉ báo mạng
NII National Information Infrastructure Hạ tầng thông tin quốc gia
N-ISUP Narrowband ISUP ISUP băng hẹp
NMS Network Management System or Network Management Services
Hệ thống quản lý mạng/ Dịch vụ
quản lý mạng
NNI Network Node Interface (ATM) or Network-to-Network Interface (FR)
Giao diện nút mạng hoặc giao diện
mạng-mạng
NO Network Operator Nhà điều hành mạng
NT Network Termination (ISDN) or Non Transparent
Kết thúc mạng hoặc không trong
sáng
O
O&M Operation and Maintenance Vận hành và bảo dưỡng
OA Outgoing Access Kết thúc truy cập
OCA Originating Carrier Analysis Phân tích sóng mang khởi phát
OLEC Other Local Exchange Carrier Sóng mang tổng đài nội hạt
OPC Origination Point Code (SS7) Mã điểm gốc
OPS OPerator Subsystem or Operator Position Subsystem
Nhà điều hành hệ thống con/ nhà
điều hành hệ thống con định vị.
OSS Operation and Support System Vận hành và hỗ trợ hệ thống
P
PBN Packet Backbone Network Mạng gói xương sống

9
PBX Private Branch eXchange Tổng đài rẽ nhánh cá nhân
PC Personal Computer Máy tính cá nhân
PCI Standardized internal Personal Computer bus or Peripheral Component
Interconnect
Chuẩn bus trong PC/Kết nối thành
phần ngoại vi
PCM Pulse Code Modulation Điều chế xung mã
PCU Packet Control Unit or Priority Control Unit or Power Control Unit
Đơn vị điều khiển gói/điều khiển ưu
tiên/ điều khiển năng lượng
PDC Personal Digital Cellular (GSM in Japan) or Pacific Digital Cellular
Tế bào số cá nhân/tế bào số thái bình
dương
PDH Plesiochronous Digital Hierarchy Phân cấp số cận đồng bộ
PDP Packet Data Protocol Giao thức dữ liệu gói
PDU Power Distribution Unit or Protocol Data Unit
Đơn vị phân phối năng lượng/ Đơn
vị dữ liêu giao thức
PIC Primary Interexchange Carrier (Preferred Interexchange Carrier or
Presubscribed Interexchange Carrier for Inter-LATA Calls)
Sóng mang liên tổng đài cơ sở
PLMN Public Land Mobile Network Mạng di động mặt đất công cộng
PM Performance Measurement or Performance Management
Đo đạc hiệu suất/Quản lý hiệu suất
PMC PCI (Peripheral Component Interconnect) Mezzanine Card
POWC Power Controller Bộ điều khiển công suất
PPP Point-to-Point Protocol (IETF) Giao thức điểm điểm
PRA Primary Rate Access Tốc độ truy cập cơ sở
PRI Primary Rate Interface (ISDN) or subscriber Priority or Priority or Product
Revision Information
Tốc độ giao diện cơ sở/ ưu tiên khác
hành/ Thông tin hiệu chỉnh sản
phẩm
PS Packet Switching or Program store or Protection Switching
Chuyển mạch gói/ lưu trữ chương
trình/ chuyển mạch bảo vệ
PSAP Public Safety Answering Point Điểm đáp trả công cộng an toàn
PSTN Public Switched Telephone Network Mạng điện thoại chuyển công cộng
PVC Permanent Virtual Circuit or Permanent Virtual Channel
Mạch ảo cố định hoặc kênh ảo cố định

Q
QoS Quality of Service Chất lượng dịch vụ
R
R99 Release 1999 Phiên bản 1999
RAB Radio Access Bearer Vật mang truy cập vô tuyến
RADIUS Remote Authentication Dial In User Service
Dịch vụ quay số xác nhận người
dùng từ xa
RAN Radio Access Network Mạng truy cập vô tuyến
RANAP Radio Access Network Application Protocol
Giao thức ứng dụng mạng truy cập
vô tuyến

10
RAND Random challenge Thử thách ngẫu nhiên
RANOS Radio Access Network Operation System
Hệ thống hoạt động truy cập vô tuyến
RCF Remote Call Forwarding (Service) or Routing Control Field or Roaming Call
Forwarding
Chuyển tiếp cuộc gọi từ xa/Trường
điều khiển định tuyến/chuyển tiếp
cuộc gọi chuyển vùng
RCM Reference Clock Module Modun đồng hồ tham chiếu
RDI Restricted Digital Information Thông tin số giới hạn
RE Register Functions (TCS) Chức năng đăng kí
RFC Request For Comments (IETF) yêu cầu giải thích
RFI Request for Information or Radio Frequency Interference
Yêu cầu thông tin/nhiễu tần số vô
tuyến
RLP Radio Link Protocol Giao thức liên kết vô tuyến
RMP Resource Module Platform (AM) Cơ sở modun nguồn
RNC Radio Network Controller Bộ điều khiển mạng vô tuyến
RP Regional Processor Bộ xử lý vùng
RP4 Regional processor generation 4 Bộ xử vùng thế hệ thứ 4
RPC Rapid Product Change Thay đổi nhanh kết quả
RPG Regional Processor with Group switch interface
Bộ xử lý vùng với giao diện chuyển
mạch nhóm
RPH Regional Processor Handler (CPS) Bộ điều khiển bộ xử lý vùng
RPI Regional Processor Interface or Regional Processor Integrated
Giao diện bộ xử lý vùng/ bộ xử lý
vùng tích hợp
RPP Regional Processor with PCI bus Bộ xử lý vùng với bus PCI
S
S S reference point (ISDN) Điểm tham chiếu S
SAAL Signaling ATM Adaptation Layer (ATM)
Lớp báo hiệu điều phối ATM
SAU Simultaneously Attached Users Người dùng được kết nối đồng thời
SC Service Capability or Subscriber Category or Service Centre
Dung lượng dịch vụ/phân hạng thuê
bao/ trung tâm dịch vụ
SCB Switch Core Board / Switch Control Board
Bo mạch lõi chuyển mạch/Bo mạch
điều khiển chuyển mạch
SCCP Signalling Connection Control Part (see MTP and BSSAP) (CCS No 7)
Phần điều khiển báo hiệu kết nối
SCF Service Control Function (in IN) Chức năng điều khiển dịch vụ
SCP Service Control Point (SS7) or Session Control Protocol
Điểm điều khiển dịch vụ/giao thức
điều khiển phiên
SCSI Small Computer System Interface Giao diện hệ thống máy tính nhỏ
SCTP Stream Control Transmission Protocol Giao thức điều khiển chuỗi truyền
dẫn
SDH Synchronous Digital Hierarchy (ITU-T) Phân cấp số đồng bộ
SDIP Synchronous Digital Path Đường dẫn số đồng bộ
SGSN Serving GPRS Service Node Nút dịch vụ phục vụ GPRS
SGW Signalling Gateway Cỗng báo hiệu

11
SI Service Indicator or Service Interworking or Sending Information or
Screening Indicator
Bộ chỉ báo dịch vụ/ Liên kết dịch
vụ/Thông tin gửi/Bộ chỉ báo hiển thị
SIM Subscriber Identity Module Bộ nhân dạng thuê bao
SIP Session Initiation Protocol Giao thức khởi tạo phiên
SL Signalling Link Liên kết báo hiệu
SM Short Message or System Module (AM) or Subrate Multiplexer
Bản tin ngắn/Modun hệ thống/Bộ
ghép kênh tốc độ con
SMLC Serving Mobile Location Center Trung tâm phục vụ vị trí di động
SMO Software Management Organizer Bộ tổ chức quản lý phần mềm
SMS Short Message Service Dịch vụ tin nhắn nhắn
SMS-SC Short Message Service Center Trung tâm dịch vụ tin nhắn ngắn
SNMP Simple Network Management Protocol (IETF) or Signalling Network
Management Protocol
Giao thức mạng đơn giản/giao thức
quản lý mạng báo hiệu
SNT Switching Network Terminal Thiết bị đầu cuối mạng chuyển mạch
SONET Synchronous Optical Network Mạng quang đồng bộ
SP Signalling Point or Support Processor or Special Purpose Processor or
Service Provider
Điểm báo hiệu/Bộ xử lý hỗ trợ/Bộ
xử lý mục đích riêng/ Nhà cung cấp
dịch vụ
SPU Signal Processor Unit or SPace switching Unit in space module switch
magazine (GSS)
Đơn vị xử lý tín hiệu/ Đơn vị chuyển
mạch không gian trong khối chuyển
mạch modun không gian
SQN Sequence number Số thứ tự
SRAM Static Random Access Memory (RAM) Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên tĩnh
SRES Signed Response (authentication) Đáp trả dấu hiệu
SRF Specialized Resource Function (in IN) Chức năng nguồn riêng biệt
SRI Send Routing Information Gửi thông tin định tuyến
SRNS Serving Radio Network Subsystem Hệ thống con phục vụ mạng vô
tuyến
SS SubSystem or Switching System or Supplementary Services
Hệ thống con/ hệ thống chuyển
mạch/dịch vụ phụ
SS7 CCITT Signalling System Number 7 Báo hiệu số 7
SSF Service Switching Function Chức năng chuyển mạch dịch vụ
SSP Service Switching Point (SS7) Điểm chuyển mạch dịch vụ
ST Signalling Terminal for CCITT No. 7 Thiết bị đầu cuối báo hiệu cho SS7
STACK Start Acknowledgment Báo nhận bắt đầu
STC Signalling Terminal Central or Signalling Transport Converter
Trung tâm đầu cuối báo hiệu/ Bộ
chuyển đổi truyền dẫn báo hiệu
STM Synchronous Transfer Mode Chế độ truyền dẫn đồng bộ
STM-1 Synchronous Transfer Mode 155 Mbit/s Chế độ truyền dẫn đồng bộ155Mbps
STP Signal Transfer Point (SS7) Điểm truyền dẫn tín hiệu
STUD Storage data units Đơn vị lưu trữ dữ liệu
SW Software Phần mềm
SXB Switch eXtension Board Bo mạch mở rộng chuyển mạch

12
T
T Transparent or T reference point (ISDN) Trong sáng/ Điểm tham chiếu T
TA Terminal Adapter (ISDN) or Transport Area or Timing Advance
Bộ điều chỉnh thiêt bị đầu cuối/ Vùng
vận chuyển/cải tiến định thời .
TCH Traffic Channel Kênh dung lượng
TCI Transceiver Control Interface Giao diện điều khiển thu phát
TCL Type of subscriber or Traffic Class Kiểu thuê bao/Lớp lưu lượng
TCP Transmission Control Protocol (IETF) Giao thức điều khiển truyền dẫn
TCP/IP Transmission Control Protocol/Internet Protocol
Giao thức đièu khiển/Giao thức
internet
T-CSI Terminating CAMEL Subscritption Information

TDM Time Division Multiplex Ghép kênh phân chia theo thời gian
TDMA Time Division Multiple Access Đa truy cập phân chia theo thời gian
TMSI Temporary Mobile Subscriber Identity Nhận dạng thuê bao di động tạm
thời
TPS Test Ports Cỗng kiểm tra
TR Trouble Report Báo cáo sự cố
TRA Transceiver Rate Adapter Bộ điều chỉnh tốc độ thu phát
TRAM Tools for Radio Access Management Công cụ quản lý truy cập vô tuyến
TRAS TRAns-coding Subsystem Hệ thống con chuyển mã
TRAU Transcoding and Rate Adaptation Unit Chuyển mã và Đơn vị điều chỉnh tốc
độ
TS Technical Specification or Time Slot or Teleservice (speech, short message,
facsimile, Aux.Speech) or Time Switch
Thông số kĩ thuật/ khe thời gian/Dịch
vụ viễn thông.
TSC Telecommunication Service Code or Transit Switching Centre
Mã dịch vụ viễn thông/Trung tâm
chuyển mạch chuyển tiếp
TSM Time Switching Module (GSS) Modun chuyển mạch thời gian
TSR Tone Sender/Receiver function Chức năng âm người nhận/gửi
TST Time-Space-Time (Switching Process) Thời gian-Không gian-Thời gian
(Tiến trình chuyển mạch)
TT Toll Ticketing (Call Data Record) or Trunk Type
Vé thuế lưu lượng/Kiểu trung kế
TTC Telecommunication Technology Committee
Ủy ban kĩ thuật viễn thông

TUP Telephone User Part (SS7) Phần người dùng điện thoại
U
U U reference point (ISDN) Điểm tham chiếu U
UDI Unrestricted Digital Information (ISDN)
Thông tin số giới hạn
UE User Equipment Thiết bị người dùng
UEA UMTS Encryption Algorithm Thuật toán mã hóa UMITS
UIA UMTS Integrity algorithm Thuật toán tích hợp UMITS
UICC UMTS IC Card Thẻ IC UMITS
UMTS Universal Mobile Telecommunication System
Hệ thống viễn thông di động phổ biến
URA UTRAN Registration Area Sự đăng kí vùng UTRAN

13
URL Uniform Resource Locator Bộ vị trí nguồn đồng nhất
USIM Universal Subscriber Identity Module Bộ nhận dạng thuê bao phổ biến
USSD Unstructured Supplementary Service Data
Dữ liệu dịch vụ phụ không cấu trúc
UTP UMTS Tunneling Protocol Giao thức ống UMITS
V
VC Virtual Channel or Virtual Container Kênh ảo/Khối ảo
VCC Virtual Channel Connection Kênh kết nối ảo
VCI Virtual Channel Identifier Bộ nhận dạng kênh ảo
VLR Visitor Location Register Bộ vị trí khách
VP Virtual Path Đường dẫn ảo
VPI Virtual Path Identifier Bộ nhận dạng đường dẫn ảo
W
WAP Wireless Application Protocol or Wide Area Paging
Giao thức ứng dụng không dây/
paging diện tích rộng
WCDMA Wideband Code Division Multiple Access
Đa truy cập phân chia theo mã băng
rộng
WPP Wireless Packet Platform Nền tảng gói không dây
X
XRES EXpected user RESponse Sự đáp trả người dung mong đợi

14
1.GIỚI THIỆU
Mạng WCDMA và GSM ERICSSON
Mạng GSM R10/ WCDMA CN 3.0 là mạng đa dịch vụ, nó phù hợp với số
lượng phát triển các kết nối giữa các mạng, gồm cả chuyển mạch kênh-chuyển mạch
gói, băng rộng băng hẹp, thoại- dữ liệu, cố định và di động. Về phía nhà điều hành,
GSM/ WCDMA ý nghĩa như là sự kế thừa các dịch vụ , tối ưu hóa các danh mục ứng
dụng người dùng cuối và giảm giá thành trong truyền dẫn, hoạt động và bảo dưỡng.
Mạng lõi (Core Network) của GSM/WCDMA hỗ trợ cả các dịch vụ chuyển
mạch kênh và chuyển mạch gói. Hình 1.1 thể hiện kiến trúc mạng lõi được phân lớp
với các nút logic, hình 1.2 là kiến trúc

Hình 1.1

Hình 1.2

Hệ thống gồm 4 phần (lớp), mỗi lớp là một khối bao gồm các thành phần khác
nhau. Sự liên hệ của các khối được biểu hiện qua các trạng các đường nối các thành
phần. Các thành phần chính của hệ thống, gồm:

15
 Hệ thống trạm cơ sở (Base Station System - BSS):
 Trạm cơ sở (Base Station - BS)
 Bộ điều khiển trạm cơ sở (Base Station Controller - BSC)

 Mạng truy cập vô tuyến WCDMA (WCDMA Radio Access Network):


 Trạm cơ sở (Base Station - BS)
 Bộ điều khiển mạng vô tuyến (Radio Network Controller
- RNC)
 Mạng lõi:
 Trung tâm chuyển mạch di động (Mobile service Switch
Center - MSC)
 Máy chủ MSC (MSC sever)
 Cỗng MSC (GMSC)
 Máy chủ GMSC
 Bộ vị trí khách (Visitor Location Register - VLR)
 Bộ vị trí chủ (Home Location Register - HLR)
 Trung tâm xác nhận (Authentication center - AUC)
 Dịch vụ tin nhắn ngắn - Cổng MSC (Short Message
Service - Gate MSC - SMS-GMSC)
 Dịch vụ tin nhắn ngắn liên kết liên MSC(Short Message
Service - InterWorking MSC - SMS-IWMSC)
 Nút hỗ trợ phục vụ GPRS (Serving GPRS Support Node
- SGSN)
 Nút hỗ trợ cỗng GPRS (Gateway GPRS Support Node -
GGSN)
 Đơn vị phối hợp truyền dẫn (Data Transmission
InterWorking Unit - DTI)
 Bộ đăng kí số linh hoạt (Flexible Number Register- FNR)
 Cỗng Media (Media Gateway - MGW)
 Máy chủ MSC kết hợp / Cỗng media (Combined MSC
Server/ Media Gateway)
 Một số thành phần khác:
 Mạng di động thông minh (Mobile Intelligence Network
- MIN)
 Cỗng hóa đơn (Billing Gateway - BGW)
 Cỗng yêu cầu hàng dịch vụ (Service orther Gateway -
SOG)
` Sau đây chũng ta sẽ đi vào chi tiết một số thành phần của mạng:

CÁC NÚT MẠNG - NETWORK NODES


HỆ THỐNG TRẠM CƠ SỞ/ MẠNG TRUY CẬP VÔ TUYẾN
WCDMA
Trạm gốc (BS)
Trạm thu phát gốc (BTS) là thiết bị vô tuyến được yêu cầu để phục vụ
một ô/ tế bào (cell). Nó bao gồm hệ thống ăn ten, bộ khuếch đại tần số và các thiết bị
truyền dẫn số. Ở đây ta có thể gọi BTS là BS
Các phiên bản hệ thống có:
 BS 2000 cho GSM 900, GSM 1800, GSM 1900
 BS 200 cho GSM 900 và 180

16
Các thiết bị của BS thì được đặt trong nhà nhỏ hoặc một buồng không
thấm nước tại vị trí của tháp anten.
Nút B (Node B)
Là một thiết bị vô tuyến hệ thống WCDMA được dùng để phục vụ một
cell, nó cũng bao gồm các thiết bị như BS. Phiên bản của hệ thống này là RBS 3000
cho WCDMA RAN.
Vậy thì việc gì phải phân ra nút B và trạm BS làm ? Đơn giản thôi, hai cái này
phục vụ cho hai hệ thống riêng biệt (GSM # WCDMA), không thể dùng chung một dụng
cụ được !!!
Bộ điều khiển trạm gốc (BSC)
Thực hiện việc điều khiển và giám sát một số lượng các BS và các kết
nối vô tuyến trong hệ thống. Nó điều khiển việc quản lý dữ liệu cell và các thuật toán
phân phối, giống như là sự chuyển giao.
Nút ở đây thì dựa trên hệ thống chuyển mạch số Ericssion AXE 10.
Bộ điều khiển mạng vô tuyến (RNC)
Thực hiện các nhiệm vụ như thiết lập và giải phóng kết nối, chuyển
vùng, điểu khiển công suất và nguồn vô tuyến. Các thiết bị kết hợp và các đường dẫn
vô tuyến thì được đặt trong RNC.
Nút này trong WCDMA thì dựa trên cơ sở chuyển mạch ATM mới của
Ericssion.
MẠNG LÕI - CORE NETWORK (CN)
Trung tâm chuyển mạch di động/ Máy chủ chuyển mạch di động
(MSC/MSC server)
MSC (server) chịu trách nhiệm cho việc cài đặt, định tuyến (tìm đường),
và giám sát các cuộc gọi đến và đi từ các thuê bao di động. Các tin nhắn được định
tuyến từ SMS-GMSC, hoặc gửi từ các trạm di động (thuê bao)- thiết bị người dùng, thì
phải được chuyển tiếp trong MSC.
MSC (server) được lắp đặt dùng trong chuyển mạch AXE 10 Ericsson.
Cổng MSC/ Máy chủ cổng MSC (GMSC/GMSC server)
Là một MSC phục vụ như một giao diện giữa mạng này với mạng khác,
như là mạng thoại chuyển mạch công cộng (PSTN), mạng dịch vụ số tích hợp (ISDN)
và các mạng di động vùng công cộng (PLMN). Nó có chức năng chất vấn (hỏi) về các
thông tin vị trí từ HLR của người dùng. GMSC có các chức năng cho việc định tuyến
một cuộc gọi tới vị trí được cung cấp bởi HLR. Ví dụ như bất kì một thuê bao nào trong
mạng muốn thực hiện một cuộc gọi tới một thuê bao ở ngoài mạng, hoặc một thuê bao
ngoài mạng muốn kết nối tới mạng thì phải qua cổng này.
GMSC (server) được lắp đặt dùng trong chuyển mạch AXE 10 Erricson.
Bộ vị trí khách (VLR)
Lưu giữ tạm thời thông tin về Mobile Station/User Equipment(MS/UE)
viếng thăm vùng nó đang phục vụ.
Ngoài ra, VLR cũng có thể gán và lưu trữ dữ liệu cục bộ, như là các bộ
nhận dạng tạm thời. Một người dùng có thể được xác nhận với một VLR của mạng đó,
hoặc mạng ngoài. MSC chuyển tiếp nhận dạng của người dùng và vị trí hiện tại tới
VLR, lúc này là sự cập nhật dữ liệu của nó. Nếu như người dùng không được xác nhận
với VLR này trước, thì HLR được quyền thông báo về địa chỉ của người dùng đó.
Trong hệ thống WCDMA của Ericssion, VLR được tích hợp với MSC
trong cùng một chuyển mạch AXE 10.
Bộ vị trí chủ (HLR)
Cở sỡ dữ liệu HLR lưu trữ và quản lý toàn bộ thuê bao di động thuộc
một nhà điều hành cụ thể, nó lưu trữ dữ liệu cố định về khách hàng, bao gồm: các dịch

17
vụ phụ, thông tin vị trí, thông số xác thực. Khi một cá nhân đăng kí sử dụng dịch vụ, thì
sẽ được xác nhận trong HLR của nhà điều hành. HLR có thể được thiết lập với
MSC/VLR hoặc một cơ sở dữ liệu cố định.
Thông thường thì có một trung tâm HLR trên một mạng và có một VLR trên
mỗi MSC. Sự tổ chức này tùy thuộc vào số lượng thuê bao, dung lượng lưu trữ và xử lý
của chuyển mạch cũng như cấu trúc của mạng.
Bộ đánh số linh hoạt (FNR)
Được đưa ra với bản phát hành của Ericssion để cung cấp một chức
năng đăng kí số linh hoạt cho các nhà điều hành để phân phát các MSISDN mà không
có sự hạn chế nào, chứa trong HLR nơi mà chứa các chuỗi IMSI tương ứng.
FNR được điều chỉnh để cung cấp chức năng đăng kí số linh động với
GSM R7.
Khả năng đăng kí số linh động là một nét đặc trưng cho phép khách
hàng giữ lại MSISDN khi họ thay đổi nhà cung cấp trong một quốc gia, điều này dựa
trên cơ sở các thỏa thuận của các nhà điều hành mạng.
FNR là một cơ sở dữ liệu, lưu trữ tất cả các thông tin cần thiết để thực
hiện chuyển đổi tin nhắn SCCP trước tái định tuyến một cuộc gọi đến tới một HLR.
FNR có nền tảng như là HLR. Nó có thể được thiết lập như một nút đơn
độc hoặc có thể được đặt cùng với các bộ ứng dụng AM khác.
Trung tâm xác nhận (AUC)
Cơ sở dữ liệu AUC thì được kết nối tới HLR. AUC cung cấp cho HLR
những chỉ số xác nhận và các khóa mật mã bằng các bộ ba hoặc bộ năm tùy thuộc vào
phiên bản hệ thống GSM/WCDMA. Việc dùng các bộ ba hoặc bộ năm cho mã hóa
thoại, dữ liệu, báo hiệu trên trong không gian đã được thực hiện. Cả hai đều cung cấp
sự bảo mật hệ thống.
AUC như một máy tính PC hoặc hệ thống VAX hoặc một AUC được
tích hợp. Phiên bản dựa trên PC được kết nối tới nhóm ra/vào 20(Input/Output Group
20- IOG20) giống như một nhà điều hành thiết bị đầu cuối. Bản dựa trên VAX sử dụng
báo hiệu MAP và được kết nối thông qua các đường báo hiệu S7. AUC được tích hợp
thì được lắp đặt trên môt RPD trong AXE 10 và có thể đặt chung với MSC/VLR. Nó
cũng hỗ trợ cho RPG/RPG2(apart from RPG): Một hiệu lực mới và mạnh hơn cho việc
xây dựng thực tế BYB 501. RPG/RPG2 có hiệu lực mạnh hơn 10 lần so với RPD.
Bộ nhận dạng thiết bị (EIR)
Cơ sở dữ liệu EIR xác nhận thiết bị di động. MSC/VLR có thể yêu cầu
EIR kiểm tra nếu như một MS/UE bị ăn trộm, không phải kiểu được thừa nhận, đăng kí
không bình thường, hoặc là không được nhận biết.
EIR được kết nối tới VLR thông qua mạng S7 và sử dụng báo hiệu MAP.
EIR được lắp đặt giống như một hệ điều hành UNIX hoặc như một nền
máy tính VAX.
Cỗng Media (MGW)
MGW hoạt động như một giao diện giữa mạng lỗi và mạng dựa trên
ATM.
Máy chủ MSC kết hợp/Cỗng Media
Máy chủ MSC và MGW có thể được đặt trong cùng nút GSM
MSC/VLR.
DTI/GIWU
Cung cấp giao diện cho truyền dẫn dữ liệu và fax.
Dịch vụ tin nhắn ngắn - Cỗng MSC ( SMS - GMSC)
SMS-GMSC chỉ dẫn các bản tin ngắn kết thúc di động MS/UE

18
Với việc báo hiệu cho các thực hệ thống GSM và WCDMA, báo hiệu
MAP được sử dụng.
Với một trung tâm chuyển mạch Erission, một biến thể của MAP được
sử dụng.
Bất kỳ một MSC/GMSC đều có thể được thiết lập như một SMS-GMSC
Có thể hiểu nôm na thế này: Một tin nhắn mong muốn tới một đích nào
đó, thì nó phải nhờ đến SMS-GMSC để tìm ra đích đó !!!
Dịch vụ tin nhắn ngắn - MSC kết hợp ( SMS - IWMSC)
Định tuyến các bản tin ngắn khởi phát MS/UE tới trung tâm chuyển
mạch cho việc phân phối.
Với các hệ thống GSM và WCDMA, báo hiệu MAP được sử dụng.
Với một trung tâm chuyển mạch Erission, một biến thể của MAP được
sử dụng.
Bất kỳ một MSC/GMSC đều có thể được thiết lập như một SMS-
IWMSC
Nôm na hiểu là thế này: Nếu một tin nhắn có mong muốn được gửi đi thì
nó phải gửi tới SMS-IWMSC, và nhiệm vụ SMS-IWMSC là chuyển tin nhắn tới
SMSC !!!!
Và tổng hiểu là: Một tin nhắn xuất phát ( A Mobile origrinating short
message) được gửi đi thì nó phải tới SMS-IWMSC, sau đó, tới SMSC, lúc này, các tin
nhắn xuất phát hiểu thành tin nhắn kết thúc chuyển động (A mobile terminating short
message), bởi vì nó sẽ “rơi” xuống một thuê bao nào đó, và để “rơi” đúng thuê bao thì
SMS-GMSC sẽ có nhiệm vụ hướng cho nó “rơi” đúng!!!
Nút hỗ trợ phục vụ GPRS (SGSN)
Đây là một thành phần cơ bản trong hệ thống mạng GSM và WCDMA
sử dụng GPRS. Nó chuyển tiếp các gói IP (đến/đi) được đánh địa chỉ từ một MS/UE
hoặc tới một MS/UE mà MS/UE đó được đấu nối trong vùng dịch vụ SGSN.
SGSN điều khiển việc định tuyến các gói và phục vụ tất cả thuê bao mà
được đặt trong cùng dịch vụ SGSN. Dung lượng được định tuyến từ SGSN tới
BSC/RNC, thông qua BTS/Nút B rồi tới UE.
Nút hỗ trỡ cỗng GPRS (GGSN)
Là kiểu nút mới được đưa ra để điều khiển các kết nối GPRS. GGSN
điều khiển giao diện giữa mạng gói IP bên ngoài và hoạt động giống như bộ định tuyến
cho các địa chỉ IP của tất cả thuê bao GPRS trong mạng đó.
CÁC NÚT BỔ XUNG
Mạng di động thông minh (Mobile IN)
Mạng này được dùng trong phần chuyển giao với các mạng di động
vùng công cộng (PLMN). Nó bao gồm các nút dịch vụ cung cấp các dịch vụ nâng cao
tới thuê bao. Các chức năng băo gồm: điểm chuyển mạch dịch vụ (SSP), điểm điều
khiển dịch vụ (SCP), hoặc là một sự kết hợp điểm điều khiển và chuyển mạch dịch vụ
(SSCP). Bộ phận để hỗ trợ các dịch vụ riêng biệt nhà điều hành mà các dịch vụ này
không được bao quản lý bởi các chuẩn dịch vụ chuẩn hóa được GSM, khi người dùng
chuyển ra ngoài PLMN chủ thì được cung cấp bởi các ứng dụng tùy chọn dành cho
mạng di động logic cải tiến( Customized Applications For Mobile network Enhance
Logic - CAMEL)
Chức năng SSP được xác định khi chức năng SCP được yêu cầu. Chức năng
SCP cung cấp dịch vụ, SPP thông thường được đặt trong một MSC, SCP có thể được
đặt trong nút SSP hoặc nó có thể là một nút đơn độc.
Sự giao tiếp SSP-SCP xảy ra thông qua giao thức phần ứng dụng mạng
thông minh Ericssion CS 1+ (INAP CS 1+). INAP CS 1+ tương thích với chuẩn giao

19
thức INAP CS 1, nhưng đưa ra các chức năng cao hơn. Khi SSP và SCP được đặt cùng
nhau, thì các bản tin INAP được mang trên một tín hiệu bên trong phần mềm AXE. Khi
các nút ở xa, thì các bản tin được mang trên đường đẫn S7 và sử dụng chức năng phần
ứng dụng khả năng chuyển tiếp (TCAP).
Một ví của dịch vụ cải tiến được cung cấp bởi Mobile IN là mạng riêng
ảo VPN. Dịch vụ mạng riêng ảo đưa ra cho tập thể khác hàng một sự sơ đồ đánh số cá
nhân trong mạng PLMN.
Chức năng Mobile IN được thiết lập trên nền AXE 10 Ericsson.
Trung tâm dịch vụ (SC)
SC tiếp nhận, lưu trữ và chuyển tiếp một bản tin ngắn giữa người gửi và
MS/UE.
Ericsson đưa ra SC như một hệ thống kết hợp, ví dụ, thoại và fax trên
một nền MXE.
Cỗng hóa đơn (BGW)
BGW thu thập thông tin lập hóa đơn, lưu giữ dữ liệu cuộc gọi (Call Data
Record - CDRs) trong một file từ các thành phần mạng và nhanh chóng chuyển thông
tin đó tới các hệ thống xử lý mà sử dụng file CDRs như đầu vào.
BGW hoạt động như một giao diện ghi hóa đơn tới toàn bộ các thành
phần mạng trong một mạng Ericssion. Giao diện linh hoạt của BGW lắp ráp một cách
dễ dàng tới các thành phần kiểu mới của mạng.
Cỗng yêu cầu hàng dịch vụ (SOG)
SOG kết nối một hệ thống quản lý khách hàng (Customer
Administrative System-CAS) và một bộ các thành phần mạng Ericssion (Ericssion
Network Elements-NEs) để cho phép CAS chuyển đổi dữa liệu với NEs. Nó cung cấp
kết nối an toàn và bảo đảm cho sự cập nhất dữ liệu hệ thống mạng GSM và WCDMA,
đồng thời hủy bỏ nhu cầu của nhà điều hành để tạo giao diện tới mỗi thành phần của
NEs.
SOG cung cấp một giao diện từ xa tới HLR, AUC, và EIR. Điều này tạo
ra kết hợp giữa chức năng quản lý thuê bao và chức năng quản thiết của EIR.
Trạm di động-MS/ Thiết bị ngƣời dùng-UE
MS/UE cho phép khách hàng truy cập mạng thông qua giao diện vô
tuyến. Nó không được xác định như một nút mạng trong GSM của Ericssion hoặc hệ
thống mạng WCDMA.
MS trong GSM gồm:
 Thiết bị di động (ME): ME gồm các chức năng xử lý vô
tuyến và một giao diện tới người dùng và thiết bị đầu
cuối khác.
 Bộ nhận dạng thuê bao (Subscriber Identity Module-
SIM): Bao gồm các thông tin liên quan đến người dùng
và có thể được dùng với bất kì MS nào.
UE trong WCDMA gồm:
 Thiết bị di động (ME): ME gồm các chức năng xử lý vô
tuyến và một giao diện tới người dùng và thiết bị đầu
cuối khác.
 Bộ nhận dạng thuê bao hệ thống WCDMA (USIM): Bao
gồm các thông tin liên quan đến người dùng và có thể
được dùng với bất kì UE nào.

Như thế thì hai thuật ngữ MS và UE là hai thuật ngữ có ý nghĩa tương
tự nhau nhưng phải dùng ở hai hệ thống khác nhau !!!

20
Vậy điện thoại ta đang dùng là MS hay là UE ? Nếu bạn dùng nhà mạng
S-fone hay EVN telecom thì phải gọi là UE, còn Viettel, Mobifone, Vinafone thì gọi là
MS !!!
NHẬN DẠNG TRONG GSM VÀ WCDMA
Để chuyển mạch một cuộc gọi tới một thuê bao di động, những mã nhận dạng
chính xác phải được sử dụng. Một thuê bao di động có thể đưa ra, tiếp nhận hoặc
chuyển tiếp các cuộc gọi từ bất kì một vị trí nào trong hệ thống mạng di động vùng
công cộng với chỉ số bảo mật cao. PLMN dùng nhiều hơn một địa chỉ và sơ đồ số để
nhận dạng các mạng khác nhau.
Sự nhận dạng trong GSM và WCDMA được làm rõ như sau.
SỐ ISDN TRẠM DI ĐỘNG (MSISDN)
MSISDN là một số mà xác định duy nhất một thuê bao di động trong hệ
thống đánh số PSTN.
Trong WCDMA (GSM và các phiên bản 1800) thì MSISDN gồm:
MSISDN = CC + NDC + SN
Trong đó:
 CC-Countrty Code: Mã quốc gia.
 NDC - National Destination Code: Mã đích quốc gia, xác
nhận một hoặc một phần của PLMN
 SN - Subscriber Number : Số thuê bao

CC NDC SN

Số di động quốc qia

Số ISDN trạm di động quốc tế

Ví dụ: +84 01677367442. (16 = NDC !!!???)


Trong một vài thị trường khác thì MSISDN gồm có:
MSISDN = CC + NPA + SN
NPA - Number Planing Area: Sơ đồ số vùng.

CC NPA SN

Số di động quốc qia

Số ISDN trạm di động quốc tế

21
NDC/NPA thì được gán tới mỗi PLMN. Trong một vài quốc qia sẽ có
nhiều hơn một NDC/NPA cho mỗi PLMN.
Mỗi thuê bao di động thì được kết nối tới (lưu giữ) HLR.
NHẬN DẠNG THÊ BAO DI ĐỘNG QUỐC TẾ (IMSI)
IMSI là một mã nhận dạng duy nhất được gán tới thuê bao cho phép
nhận dạng một cách chính xác thuê bao trên đường truyền vô tuyến và thông qua mạng
GSM, WCDMA.
Nó được dùng cho toàn bộ báo hiệu nhận dạng trong PLMN và các
mạng có có các thông tin thuê báo kết nối tới nó.
IMSI thì được lưu trữ trong bộ nhận dạng thuê bao (SIM, USIM), cũng
như trong HLR và VLR.
Bao gồm: IMSI = MCC + MNC + MSIN
 MCC - Mobile Country Code : Mã di động quốc qia
 MNC - Mobile Network Code: Mã mạng di động
 MSIN - Mobile Subscriber Identification Number: Số
nhận dạng thuê bao di động.

MCC MNC MSIM

MSI quốc qia

International MSI

Ví dụ: Nước ta sẽ có: MCC:452; MNC tùy từng mạng (Viettel: 4,


Vinafone:2...)
NHẬN DẠNG THUÊ BAO DI ĐỘNG TẠM THỜI (TMSI)
TMSI có thể được dùng để giữ các thông tin thuê bao bí mật trên giao
diện vô tuyến. Nó cũng làm tăng dung lượng paging, chiều dài của TMSI thì ngắn hơn
chiều dài của IMSI.
TMSI chỉ liên quan tại mức MSC/VLR cục bộ và được thay đổi các sự
kiện biết trước hoặc là các khoảng thời gian. Mỗi nhà điều hành cục bộ có thể đưa ra
cấu trúc TMSI của riêng họ.
TMSI không vượt quá 4 octet khi được sử dụng trong một địa điểm khu
vực (Location Area), ví dụ như paging. Khi một cell mới được thêm vào LA, thì LAI
(Location Area Identity: Bộ nhận dạng vị trí địa điểm) phải được thêm vào 4 octet để
thực hiện việc cập nhật ví trí.
SỐ CHUYỂN GIAO TRẠM DI ĐỘNG (MSRN)
Khi một cuộc gọi di động được thiết lập, HLR của bên được gọi yêu cầu
MSC/VLR chỉ ra một MSRN bên được gọi. MSRN thì được trả về qua HLR tới GMSC.
GMSC định tuyến cuộc gọi tới tổng đài MSC/VLR nơi bên được gọi được xác nhận.
Định tuyến được thực hiện nhờ sử dụng MSRN. Khi định tuyến hoàn thành, MSRN
được giải phóng.
Việc tích hợp chức năng định tuyến cuộc gọi (yêu cầu cho MSRN) là
một phần của MAP.

22
Toàn bộ dữ liệu được chuyển đỗi giữa GMSC-HLR-MSC/VLR cho mục
đích chất vấn thì được gửi trên hệ thống báo hiệu S7.
MSRN được xây dựng tương tự như MSISDN.
Trong WCDMA, MSRN gồm có:
MSRN = CC + NDC + SN
Tương tự, trong những thị trường riêng thì:
MSRN = CC + NPA + SN

Ta có thể hiểu hình này thế này: Khi có một MSISDN tới GMSC, GMSC
nói với HLR rằng “Anh coi giùm cái MSISDN này là cái gì vậy”, thế là HLR tìm ra
IMSI của MSISDN, nhưng tìm ra rồi thì sao nữa ? Thế là nó lại nói với VLR là” Anh
coi thử cái IMSI này đang ở chỗ nào thế, tình hình ra sao ?”, ,VLR liền nói với HLR là
“À, IMSC thì đang thê này, thế này… và tôi có gán cho IMSC đó một MSRN, anh coi
đi .” Vậy là HLR lại dùng cái MSRI đó chuyển qua GMSCđể chuyển cuộc gọ tớii MSC
đang nắm giữ MSISND !!! Thế nhưng, làm sao mà GMSC biết mà chuyển tới MSC đó,
bởi vì MSC thì yêu cầu VLR tạo ra MSR. (Ghi MSC/VLR là vì trong nhiều hệ thống thì
VLR và MSC được tích hợp với nhau).
NHẬN DẠNG (IMEI) - PHIÊN BẢN PHẦN MỀM (IMEISV)
THIẾT BỊ DI ĐỘNG TOÀN CẦU
IMEI nhận biết thiết bị người dùng như một phần hoặc một sự kết hợp
của thiết bị. Sử dụng IMEI, việc ăn cắp điện thoại di động hoặc điện thoại không phải
chuẩn gây ra một vài lỗi có thể được ngăn chặn. Một IMEI gồm 15 số.
IMEI = TAC + FAC + SNR + sp
 TAC - Type Approval Code: Mã chấp nhận, được xác
định bởi một khối trung tâm WCDMA, nhận biết kiểu
của thiết bị.
 FAC - Final Assembly Code: Mã ghép cuối, nhận biết
nhà sản xuất của thiêt bị.
 SNR - Serial NumbeR: số serial, là một chuỗi gồm 6 số,
xác nhận duy nhất thiết bị trong mỗi TAC và FAC.
 sp: dữ trữ cho việc sử dụng trong tương lai; số này luôn
luôn là 0, khi nó được phát bởi UE.

23
IMEISV thì bao gồm:
IMEISV = TAC + FAC + SNR + SVN
 SVN - Software Version Number: Số phiên bản phần
mềm, cho phép nhà sản xuất bị di động để nhận biết các
phiên bản phầm mềm khác nhau của một kiểu thiết bị di
động đạt chuẩn

6 số 2 số 6 số 2 số

TAC FAC SRN SVN

IMEI

IMEIVS

NHẬN DẠNG VỊ TRÍ VÙNG (LAI)


LAI được dùng cho một paging, chỉ ra MSC trong vùng diện tích mà UE
đang hoạt động. Nó cũng được dùng để cập nhật vị trí của thuê bao di động.
LAI gồm có:
LAI = MCC + MNC + LAC
 MCC = Mobile Country Code: Mã di động quốc gia.
 MNC = Mobile Network Code: Mã mạng di động.
 LAC = Location Area Code: Mã vùng diện tích.
Mỗi LAI có đọ dài tối đa là 16 bits, cho phép 65536 vùng diện tích khác
nhau được xác định trong một PLMN.

3 số 3 số Max 16 số

MCC MNC LAC

LAI

NHẬN DẠNG TẾ BÀO TOÀN CỤC (CGI)


CGI được dùng cho sự nhận biết tế bào trong một vùng diện tích.
CGI gồm các thông tin giống nhau như LAI và cũng và bao gồm một sự
nhận dạng tế bào (Cell Identity - CI). CI có độ dài tối đa là 16 bits
CGI bao gồm:
CGI = MCC + MNC + LAC + CI

24
1-2 số

3 số 1-3 số Max 16 số Max 16 số

MCC MNC LAC CI

LAI

CGI
NHẬN DẠNG VÙNG DỊCH VỤ (SAI)
Cũng giống như CGI, SAI được dùng cho một sự nhận biết tế bào trong
một vùng diện tích nào đó.
SAI bao gồm những thông tin giống LAI, nhưng thêm vào một mã vùng
dịch vụ (Service Area Code - SAC). SAC có kích thước tối đa là 16 bit.
SAI = MCC + MNC + LAC + SAC

1-2 số

3 số 1-3 số Max 16 số Max 16 số

MCC MNC LAC SAC

LAI

SAI
Có một thắc mắc nho nhỏ ở đây, CGI và SAI đều được sử dụng cho việc xác
nhận một cell trong một vùng diện tích nào đó, thế thì cần gì phải đưa ra hai khái
niệm ? Ở đây, mỗi khái niệm được đưa ra dựa trên những hệ thống khác nhau, CGI
được dùng trong mạng GSM, còn SAI dùng trong mạng UMITS.
ĐỊA CHỈ CỦA CÁC THỰC THỂ CHUYỂN MẠCH HỆ
THỐNG (ADDRESSING THE SWITCH SYSTEM ENTITIES)
TIÊU ĐỀ TOÀN CỤC (GLOBAL TITLE - GT)
Một GT là một mã nhận dạng, như là những con số được quay, khi đó
thì không bao gồm những thông tin hoàn hảo nào cho phép việc định tuyến trong báo
hiệu mạng. Điều này yêu cầu tới chức năng chuyển đổi phần điều khiển kết nối báo

25
hiệu (Signalling Connection Control Part - SCCP). SCCP sẽ được giới thiệu trong
chương sau.
GT được dùng cho thông tin báo hiệu địa chỉ.
Những mô hình đánh số khác nhau dùng để phân biệt những mạng khác
nhau.
 E.164 là mô hình đánh số cho PSTN/ISDN
 E.212 được dùng cho WCDMA PLMN
Mỗi thực thể mạng thì được xác nhận bởi một số PSTN/ISDN toàn cầu,
khi đó cấu trúc địa chỉ sẽ là:
E.164 : CC + NDC (NPA) + SN
CC, NDC (NPA) và SN nhận biết nút trong mạng WCDMA, giống như
là thực thể. Các thực thể bao gồm HLR, MSC, VLR, EIR và AUC.
Cấu trúc GT giống với MSISDN theo chuẩn E.164.
Trong quá trình một cuộc gọi đến thuê bao di động, GMSC phân tích
MSISDN để định ra HLR xác định. Các số trong MSISDN được dùng cho định tuyến
tới HLR.
TIÊU ĐỀ DI ĐỘNG TOÀN CẦU (MGT)
Khi một UE thì mở trong mông PLMN, thì VLR phải giao tiếp với HLR
của UE đó để cập vị trí. Dữ liệu mà VLR cần từ HLR cho địa chỉ SCCP là số IMSI.
Tuy nhiên, việc báo hiệu trong mạng PSTN/ISDN thì IMSI không được dùng. Do đó,
cần thiết phải chuyển số IMSI trong MSC/VLR thành một GT, khi đó sẽ có thể định
tuyến trong báo hiệu S7 tới HLR. Số được chuyển đổi này được gọi là MGT.
Cấu trúc của MGT
MGT có độ dài thay đổi và bao gồm các số thập phân được sắp xếp
trong hai phần riêng biệt. Đó là sự kết hợp của hai chuẩn E.164 và E.212 để tạo thành
chuẩn E.214.
E.164 dùng để nhận biết quốc qua và PLMN của quốc gia đó của thuê
bao di động.
E.212 thì được dùng cho nhận biết HLR, nơi thuê bao di động đó được
đăng kí và bao gồm số nhận dạng thuê bao di động (MSIN).

CC NDC/NPA MSIN

E.162 E.212

MGT
QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CỦA MGT

26
MCC MNC MSIN
Translated

Translated Translated Translated

CC NDC/ MSIN
NPA

MGT được bắt nguồn từ IMSI như sau:


 CC được suy ra trực tiếp từ MCC
 NDC hoặc là suy ra từ MNC hoặc là một phần từ MNC và một vài số
của MSIN
 MSIN được ánh xạ trực tiếp trong MGT tới độ dài lớn nhất của nó.
Quá trình chuyển đổi này được thực hiện trong quá trình phân tích ở
MSC/VLR. Nó được khởi tạo thông qua các câu lệnh.
Như vậy, ta đã đi qua toàn bộ các định danh được sử dụng trong
GSM/WCDMA. Nhìn lại, có thể đút kết trong hình như sau:

2.PHẦN CHUYỂN GIAO BẢN TIN (MESSAGE


TRANSFER PART)
PHẦN CHUYỂN GIAO BẢN TIN (MTP)
GIỚI THIỆU
Báo hiệu giữa các nút trong một mạng GSM/WCDMA yêu cầu một hệ
thống báo hiệu mạnh mẽ để trao đổi thông tin. Sự báo hiệu mạnh mẽ là cần thiết để
thực thi điều khiển báo hiệu cuộc gọi và các kiểu khác của chuyển giao thông giữa các
tổng đài khác nhau.
Hệ thống báo hiệu số 7 (SS7) cung cấp một sự chuẩn hóa toàn cầu, có
thể hỗ trợ các ứng dụng khác nhau, bao gồm PSTN, ISDN, GSM, và WCDMA. Nó

27
gồm các thành phần đa dạng như: MTP, SCCP, TUP (Telephony User Part),
ISUP(ISDN User Part), MAP(Mobile Application Part)…
MTP là một chức năng S7/J7 (J7 là một sự biến đổi của S7 ở Nhật),
cung cấp nền tảng chung giữa các bên người dùng khác nhau và các thành phần chức
năng.
Hình 2.2 sẽ thể hiện rõ điều này.

TUP TUP
MTP MTP

ISUP ISUP

SCCP SCCP

Dusseldorf German
vV

Hình 2.2
Các bản tin S7 giữa MSC/VLR và RNC sẽ được truyền trên ATM
(Asynchronous Transfer Mode). Do đó, một cơ sở mới chung (MTP) được đưa ra để
liên kết nối MSC/VLR và UTRAN.Giao thức báo hiệu lớp điều phối ATM và lớp ATM
được dùng đến.

Hình 2.3

28
SSCF - Service Specific Co-ordination Function: Chức năng phối hợp các dịch
vụ riêng biệt.
SSCOP - Service Specific Connection Oriented Protocol: Giao thức kết nối định
hướng dịch vụ riêng.
AAL5 - ATM Adaptation Layer. Type 5: Lớp điều phối ATM loại 5.
Ví dụ:
Trong ví dụ này, giao thức lớp điều phối ATM và giao thức lớp ATM thì
không được tạo ra; chỉ có báo hiệu S7 trên bên MTP được liên hệ với nhau.
Một mạng viễn thông, ví dụ như là PLMN được phục vụ bởi một hệ
thống báo hiệu kênh chung CSS thì bao gồm một số lượng chuyển mạch và các nút xử
lý, được kết nối với nhau bởi các đường liên kết truyền dẫn. Để giao tiếp sử dụng SS7,
các nút cần thiết có những nét đặc trưng “trong nút”, ví dụ, hoán đổi dữ liệu. Phần này
cung cấp một cái nhìn tổng quan của MTP từ một quan điểm hoạt động. Để phân tích
MTP, một ví dụ và các bản sao dữ liệu chuyển đổi liên quan được sử dụng (hình 2.3).
Vì mục đích của phần này là sự chuyển đổi dữ liệu trên SS7, nên ví dụ không
thể hiện sự điểm soát dữ liệu SS7.
Bản in trong ví dụ này được tạo ra trong nút chuyển mạch.

Hình 2.4
PLMN trong ví dụ này bao gồm ba nút chuyển mạch Dusseldorf, Berlin,
Hamburg. Được kết nối bằng sự các liên kết truyền dẫn hoặc dung lượng và báo hiệu.
Mỗi nút được tích hợp sử dụng GMSC, HLR, MSC, VLR trên nền tảng AXE. Một nút
chuyển mạch có một RNC được kết nối. Dusseldorflà một cỗng kết nối tới các mạng
khác.
Đường dẫn trực tiếp giữa hai thành phố thì được ưa thích hơn, đường
gián tiếp, Berlin - Hamburg - Dusseldorf thì là lựa chọn thứ hai.
SỰ TƢƠNG ĐỒNG GIỮ MỘT CUỘC GỌI VÀ BẢN TIN BÁO
HIỆU
Một chuỗi điều khiển cuộc gọi thì tương tự như của một bản tin báo hiệu.

29
ETC
A - Sender ID RC Route device (HW)
CALL

Terminating
B - Reciever ID
ID

SIGNALING
OWNSP DEST LS SLC
SS 7 TERMINATE
MESSAGE

Terminating
SP
RC: Routing Case
LS: Link Set
SLC: Signaling Link Code

Hình 2.5
ĐIỂM BÁO HIỆU (SIGNALING POINT)
Trong một nút, một bản tin báo hiệu được khởi tạo, kết thúc hoặc được
truyền dẫn. Thay vì sử dụng một số A, B, phương pháp báo hiệu sử dụng một địa chỉ
gọi là điểm báo hiệu (Signaling Point - SP).
Mỗi nút nắm giữ một địa chỉ của nó được gọi OWNSP, ví dụ, OWNSP
của Dusseldorf = 2-6017. Mỗi nút trong một mạng phải biết tất cả bên nhận ( các SP
cộng tác). Ví dụ, Dusseldorf biết các SP của Hamburg và Berlin, và ít nhất là một địa
chỉ trong một mạng khác.

Hình 2.6
Trên đường dẫn giữa MSC và RNC, mạng cũng sử dụng SS7. Do đó, nút
chuyển mạch DUDFMSC biết SP của DUDFRNC. Nó không biết SP của RNC

30
(Hamburg) và RNC (Berlin) bởi vì Dusseldorf sẽ không bao giờ gửi một bản tin báo
hiệu tới một trong số các RNC đó.
Thông thường, một bộ nhận biết điểm báo hiệu SPID(A Signaling Point
Identifier) thì được gán tới SP.
C7SPP:SP=ALL;
CCITT7 SIGNALING POINT DATA
SP SPID
0-1007 OWNSP DUDFMSC
0-1111 OTHER
2-6017 OWNSP DUDFMSC
2-6025 DUDFRNC
2-6050 HAMBURG
2-6113 BERLIN

END
Hình 2.7 Sự thiết lập SP trong một nút chuyển mạch Dusseldorf
SP được nhận biết bởi bộ chỉ báo mạng NI (Network Indicator) và mã điểm báo
hiệu (Signaling Point Code) [SP = NI - SPC]
Trong hình 2.6, bộ chỉ báo mạng phân biệt giữa các mạng, quốc gia và quốc tế.
Nút Dusseldorf có hai OWNSPs, một sử dụng cho PLMN nội bộ, một cái khác cho các
mạng khác.
Chú ý: Các địa chỉ SP trong ANSI được cấu trúc theo một cách khác hơn trong
ETSI được sử trong ví dụ này. ETSI, địa chỉ SP bao gồm bộ chỉ báo mạng cộng với
SPC, còn địa chỉ SP được cấu trúc như là mạng-nhóm-thành phần, ví dụ: 251-10-230.
ĐỊNH TUYẾN MTP VÀ BỘ ĐƢỜNG ĐÂY
Để tạo ra một bản tin gốc được đánh nhãn, nút sử dụng SPC của
OWNSP như mã điểm gốc Origination Point Code (OPC), và SPC của các SP hợp tác
như mã điểm đích (Destinaton Point Code-DPC).
Khi chuyển giao hay là kết thúc một bản tin, thì một nút luôn luôn so
sánh DPC của bản tin đến với OWNSP của mình, nếu chúng không giống nhau thì nút
phải chuyển tiếp bản tin đó. Điều này yêu cầu chức năng định tuyến , được gọi là định
tuyến MTP.

31
Hình 2.8 Định tuyến trong mạng
C7RSP:DEST=ALL;
CCITT7 MTP ROUTING DATA
DEST SPID DST PRIO LSHB LS RST
0-1111 OTHERNT ACC 1 0-1111 OTHERNT WO
2-6025 DUDFRNC ACC 1 2-6025 DUDFRNC WO
2-6050 HAMBURG ACC 1 2-6050 HAMBURG WO
2 SB
2-6113 BERLIN ACC 1 2-6113 BERLIN WO
END 2 SB
Hình 2.9 Định tuyến trong nút Dusseldorf (DUDFMSC)
Một điểm báo hiệu SP, khi đó bản tin được xác định là điểm đích (Destination
point - DEST). Định tuyến MTP gắn một DEST tới bộ đường dẫn (LS).
LS là một khái niệm được dùng cho mục đích định tuyến và giống như là một
tuyến đường đi.
LS được định dạng giống với SP: LS = NI - SPC.
Hình 2.8 thể hiện định tuyến MTP cho phép điểm gốc xem có hoặc không có
các đích đến có khả năng truy cập. Với định tuyến linh hoạt, một sự ưu tiên thì được
gán cho LS, ví dụ, đích Hamburg (DEST = 2-6050) có khả năng truy cập thông qua LS
= 2-6050 như là một sự lựa chọn đầu tiên (PRIO = 1). Nếu đường dẫn này bị lỗi, thì LS
= 2-6113 (PRIO = 2) thay đổi từ nguồn dữ trữ để làm việc. Vậy Berlin phải hỗ trợ
chiều này.
ĐƢỜNG BÁO HIỆU VÀ THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI BÁO HIỆU
Một bộ đường dẫn là một nhóm các đường báo hiệu mà kết nối một cách
trực tiếp tới hai SP. Đường báo hiệu (SL) giống như một thiết bị trong một tuyến đường.
Mỗi đường báo hiệu trong một bộ đường tiếp nhận một số riêng biệt được gọi là
mã đường liên kết báo hiệu (SLC). Một đường báo hiệu hoạt động trên tốc độ 64Kbit/s.

32
Hình 2.10 Các đường báo hiệu và các thiết bị đầu cuối trong mạng
Các thiết bị đầu cuối báo hiệu được kết nối tới bộ đường liên kết thông
qua mã đường báo hiệu (SLC-Signaling Link Code). Nếu như một đường liên kết SL là
đủ cho dung lượng báo hiệu giữa hai SP, thì việc kết nối tới một LS như là một sự dự
phòng khi cần thiết.
Trong ví dụ của chúng ta, giả sử rằng chỉ có hai đường báo hiệu (SL) tồn
tại tới nút toàn cầu (SP = 0-1111). Hình 2.10.

33
Hình 2.11 Dữ liệu đường báo hiệu trong nút Dusseldorf( DUDFMSC)
Chúng ta sẽ thảo luận liên kết giữa MSC trong Dusseldorf và MSC trong
Berlin.
PHẦN CỨNG VÀ ĐỊNH TUYẾN KẾT NỐI
KẾT NỐI CỦA THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI BÁO HIỆU TỚI CÁC
CHUYỂN MẠCH NHÓM
Ở đây sẽ có những kiểu HW (HardWare) khác nhau và những sự cấu
hình cho các thiết bị đầu cuối báo hiệu SS7.
Một phiên bản trước là một EM điểu khiển thiết bị đầu cuối báo hiệu (C7ST2),
thiết bị đầu cuối này được kết nối tới các nút chuyển mạch thông qua một bộ ghép kênh
(PCD-D), khi đó thay đổi tốc độ từ 64kbit/s lên 2Mbit/s.
Trong hình 2.12 là một biến thể khác. Thiết bị đầu cuối (C7ST2C) là RPD điều
khiển và có một giao diện chuyển mạch nhóm (Group Switch Interface). RPD bao gồm
một RP và hai EM ảo. Một EM điều khiển một thiết bị đầu cuối báo hiệu. Khác với
C7ST2, một thiết bị đấu cuối báo hiệu được lắp trong phần mềm duy nhất trên C7ST2C.
 RP - Regional Processor: Bộ xử lý vùng; EM - Extension Module: Modun
mở rộng; STN - Switch Network Terminal: Thiết bị đầu cuối mạng chuyển mạch; DP-
Digital Path: Đường dẫn số.

34
GS Signaling
Terminal

C7ST2C-5
SNTP ITYPE = 14

RPD

RB bus

Hình 2.12 Phần GS trong


Một biến thể khác của thiết bị đầu cuối báo hiệu thì RPG được điều
khiển. Có hai phiên bản của RPG. RPG 1 có bus song song, RPG 2 có bus nối tiếp
được sử dụng với phần cứng BYB 501. Một RPG có thể có 4 thiết bị đầu cuối báo hiệu
được lắp đặt.
Ví dụ, DUDFMSC sử dụng C7ST2C-5 tới Berlin. Hình 2.12 thấy rằng,
thiết bị đầu cuối được kết nối trực tiếp tới GS và SNTP. Bộ xử lý vùng 36, Modun mở
rộng 0 điều khiển thiết bị đó.

Hình 2.13 Thiết bị đầu cuối báo hiệu được kết nối tới GS
ĐƢỜNG DẪN GS
Hình 2.13 và 2.14 thể hiện cách mà kết nối bán bền vững được xây dựng
thông qua GS, từ một ST (thiết bị đầu cuối báo hiệu - C7ST2C-5) tới một thiết bị trung
kế hai chiều (UPD - 16).

35
Hình 2.14 Đường dẫn thông qua Chuyển mạch nhóm (GS)

Hình 2.15 Dữ liệu bán kết nối bền vững


DỮ LIỆU TUYẾN (ROUTING DATA)
Hình 2.15 thể hiện cách mà các thiết bị trung kế hai chiều được kết nối
tới các tuyến dung lượng (FNC = 3)và các tuyến báo hiệu (FNC = 5)

36
Hình 2.16 Dữ liệu tuyến
PHẦN CỨNG VÀ ĐỊNH TUYẾN KẾT NỐI (J7)
SỰ KẾT NỐI CÁC THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI BÁO HIỆU
Báo hiệu J7 sử dụng một thiết bị đầu cuối báo hiệu riêng, đưa ra như
J7X21-2, khi đó, nó được kết nối trực tiếp qua DSU(Data Service Unit - Đơn vị dịch vụ
dữ liệu) tới một PCM-MUX, ở nơi này, một vài thiết bị báo hiệu có thể được ghép
trong một khung 2 Mbit/s.
J7X21-2 là một phiên bản BYB 501 và trong truyền dẫn vẫn còn dùng.
Hình 2.17 thể hiện sự kết nối của các thiết bị đầu cuối.

37
Hình 2.17 Kết nối của J7X21-2 thông qua một DSU
Với đường dẫn 48kbit/s, thì có hai cấu hình HW khác nhau là:
 Ứng dụng dung lượng thấp: Bốn thiết bị báo hiệu đầu cuối được quản lý
bởi một đôi RP4
 Ứng dụng dung lượng cao: Hai thiết bị báo hiệu đầu cuối được quản lý
bởi một đôi RP4.
ĐƢỜNG DẪN BÁO HIỆU TỐC ĐỘ CAO (HSL)
Đường dẫn báo hiệu tốc độ cao (High Speed Signaling Links - HSL)
được đưa ra bởi mạng GSM/WCDMA. HSL sử dụng một đường dẫn 2 Mbit/s hoặc
1,5Mbit/s cho sự báo hiệu. HSL cần phần cứng đặc biệt (RPP). O&M (Operation and
Maintance) của HSL cũng có những nguyên tắc giống như đường báo hiệu tốc độ thấp.

Hình 2.18 Đường dẫn báo hiệu tốc độ cao HSL.


Ở đây, cần các bộ dung lượng cao giữa các nút STP và HLRs. Trong
một mạng SS7 thông thường có tối đa 16 đường báo hiệu. Với 1 Mbit/s trên bộ đường
truyền, thì tốc độ sẽ đẩy lên 32 Mbit/s trong 16 đường.
KHÁI NIỆM

38
Đường báo hiệu tốc độ cao là một phần của hệ thống báo hiệu SS7 MTP
cho các đường báo hiệu tốc độ 2 Mbit/s hoặc 1.5Mbit/s. HSL sử dụng lớp điều phối báo
hiệu ATM và giao thức lớp ATM

Các HSL được dùng một cách đặc biệt cho các bộ đường đẫn được chọn,
ví dụ, các đường dẫn tới HLR dung lượng cao và HLR dữ trữ. Chúng có thể tồn tại trên
cùng môt nút với các đường báo hiệu tốc độ 64kbit/s.
SỰ LẮP ĐẶT
Phần cứng
Cở sở phần cứng được sử dụng cho các ứng dụng HSL SS7/J7 là RPP.
GS được kết nối thiết bị đầu cuối HSL sử dụng giao diện DL2 trên RPP và được kết nối
thông qua GS tới một thẻ ETC và tới đường vật lý E1/T1.
Thiết bị đầu cuối được giới thiệu trong các chuyển mạch sử dụng APZ
212 20 và các kiểu sau này.
Hoạt động và bảo dƣỡng (O&A)
O&A của HSL có quan hệ khăn khít với O&A của các đường tốc độ
thông thường.
Trong HSL, một SNT mới của kiểu C7SNTH và một thiết bị báo hiệu
đầu cuối mới của kiểu C7STH thì được sử dụng.
Định cỡ kích cỡ/giới hạn
Một số lượng các khe thời gian khả dụng cho SS7 trên HSL là 30
(2Mbit/s) hoặc 23 (1,5 Mbit/s). Với việc sử dùng thông thường các đường dẫn, thì 40%
dung lượng đường được khuyến nghị sử dụng.
Chú ý rằng, vì một vài giao thức được sử dụng trên HSL, một vài băng
thông trên khung thì phải bị lãng phí đi. Lý do chính cho điều này đó là các ô ATM
được điền vào khi một tín hiệu được gửi đi và một vài đầu mở rộng phải thì được thêm
vào. Điều này có nhiều ý nghĩa cho các tín hiệu ngắn.
Số lượng của HSL được kết nối tới một nhánh bus RP được giới hạn bởi dung
lượng của bus RP và không phải giới hạn bởi số lượng lớn nhất của các RPs.
Hình 2.20 thể hiện các câu lệnh chính của SS7/J7

39
Hình 2.10
BÁO HIỆU SS7 TRÊN IP
Đặc điểm báo hiệu SS7 trên nền IP cho phép các bản tin báo hiệu được mang
trên nền IP.
Một sương sống (backbone) IP có thể được dùng như một mạng báo hiệu, do
đó là một sự đơn giản hóa trên toàn bộ giải pháp truyền. IP như là một vật mang của
báo hiệu SS7, cũng cho phép mạng báo hiệu để sử dụng băng thông trong một cách có
hiệu quả hơn trong giải pháp ghép kênh TDM. Dung lượng mạnh báo hiệu cũng tăng
trong một mạng IP.
Đặc trưng báo hiệu trên nền IP sử dụng các giao thức SIGTRAN-M3UA và
SCTP được xác định bởi IETF, để cung cấp một mạng báo hiệu SS7 trên IP.
MTP Level 3 user
M3UA
SCTP
IP
Ethernet
Hình 2.21 Báo hiệu cơ sở IP
SCTP cung cấp dịch vụ mang an toàn, hướng kết nối. Kết nối giữa các nút
được gọi là một bộ nối SCTP và có thể gồm nhiều đường dẫn thông qua mạng IP. Đa
đường dựa cở sở trên đặc trưng đa đích, khi đó cho phép mỗi điểm cuối SCTP để sử
dụng nhiều địa chỉ IP cho mỗi bộ nối. Một đường được sử dụng như một kênh truyền
dẫn cơ sở. Nếu như đường dẫn cở sở này trở nên không khả dụng thì một đường khả
dụng khác sẽ được dùng. Tính khả dụng của một đường thì được điều khiển sử dụng
một bộ phận “heartbeat”. Một bộ nối có thể hỗ trợ nhiều chuỗi. Mỗi chuỗi có thể xem

40
như là một kênh truyền dẫn độc lập, như thế thì sự truyền lại trên một chuỗi không làm
dừng lại hoặc làm chậm lưu lượng các dòng khác. Trong một chuỗi, thứ tự của các bản
tin thì được đảm bảo.
M3UA cho phép các bản tin MTP level 3 được mang trên một mạng IP. Một
phần chức năng của M3UA là các bộ phận quản lý mạng, tương tự như các chức năng
trong MTP L3. Sự thiết lập của Erricsson dựa trên cơ sở IETF (RFC 3332) và 3GPP TS
29.202 v4.0. Ngoài ra, Ericsson có vài sự mở rộng để hỗ trợ các quy trình báo hiệu
không được đề cập trong RFC 3332, một ví dụ là, SGW.
Một bản tin M3UA thì được mang trên các bộ nối SCTP. Các bộ nối SCTP
song song có thể tạo ra các kết nối dư trên M3UA giữa các nút.
Nhiều chuỗi có thể được dùng trong một bộ kết nối. Các bộ phận chia sẻ tải
giữa các chuỗi thì dựa trên miền lựa chọn đường dẫn báo hiệu, nghĩa rằng là thứ tự
chính xác của các bản tin có thể được duy trì.
Các chuẩn báo hiệu SS7 ITU-T, ETSI, ANSI và Trung Quốc được hỗ trợ
trong các trường hợp của báo hiệu SS7 M3UA/SCTP.
3. PHẦN ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI BÁO HIỆU (SCCP)
GIỚI THIỆU
SS7 bao gồm các thành phần chức năng đa dạng, trong đó, MTP là một nền
cơ sở chung. MTP phục vụ các phần người dùng khác nhau, như phần người dùng điện
thoại (Telephony User Part - TUP), và một các phần khác như SCCP (Signaling
Connection Control Part)
SCCP cung cấp thêm chức năng cần thiết cho các dịch vụ mở rộng trong các
ứng dụng. Ví dụ như, dịch vụ mở rộng là truyền dẫn với các cở sở dữ liệu, HLR và
VLR, không cần bất cứ âm thanh kết nối nào như trong suốt quá trình cập nhật ví trí.
Sự kết hợp của MTP và SCCP thì được gọi là phần dịch vụ mạng (Network
Service Part - NSP).
SCCP hỗ trỡ hai dịch vụ là: Kết nối định hướng (Connection Oriented - CO)
và phi kết nối (kết nối vô hướng - Connectionless - CL).
CO truyền nhiều bản tin giữa các nút, có thể xem CO “thiết lập một kết nối
logic” giữa các bên (gửi và nhận).
CL truyền dẫn những bản tin ngắn, bao gồm các thông tin định tuyến, tới các
đích.

MAP TNAP

RANAP BSSAP
TCAP

ISUP
CO CL

MTP

Hình 3.2 SCCP và các giao thức khác

41
Trong mạngWCDMA giao thức giữa MSC/VLR và RNC được gọi là phần
ứng dụng truy cập mạng vô tuyến ( Radio Access Network Application Part - RANAP).
Còn trong GSM thì gọi là phần ứng dụng hệ thống trạm cơ sở (Base Station System
Application Part - BSSAP).
BSSAP/RANAP đều yêu cầu cả CO và CL. MSC/VLR, HLR và GMSC giao
tiếp thông qua phần ứng dụng di động ( Mobile Application Part - MAP), sử dụng chế
độ CL. Phần ứng dụng dung lượng chuyển tiếp (Transaction Capabilities Application
Part - TCAP) hỗ trợ cho MAP. Tuy nhiên, ở đây ta không cần thiết giới thiệu về TCAP.
Trong phần này, chúng ta sẽ chỉ bàn về SCCP.
ĐỊA CHỈ SCCP
SCCP cho phép mạng SS7 định tuyến các bản tin MAP. Việc định tuyến
luôn luôn dựa trên địa chỉ. SCCP sử dụng các địa chỉ như sau:
 Địa chỉ đang gọi - xác nhận một cuộc gọi gốc.
 Địa chỉ được gọi - xác nhận đích cuộc gọi.
Địa chỉ SCCP rất linh hoạt và có 3 thành phần như sau:
 Mã điểm đích - (Destination Point Code - DPC)
 Tiêu đề chung (Global Title - GT)
 Số hệ thống con SCCP (SCCP subsystem SCCP - SSN)
Sơ đồ dưới sẽ trình bày rõ hơn.

MTP SCCP TCAP MAP

Routing Calling Called


label address address

OPC DPC Global SSN


Title

OPC: Origrinating Point Code


AI NA NP TT

Hình 3.3 Địa chỉ SCCP


Một, hai hoặc ba thành có thể hiện diện trong thông tin địa chỉ cho bên được
và đang gọi. Dạng của địa chỉ phụ thuộc vào dịch vụ, ứng dụng và mạng bên dưới. Một
bộ chỉ báo địa AI chỉ cũng được cần thiết.
GLOBAL TITLE (GT)
GT có độ dài thay đổi, và là sự kết hợp của :
 Thông tin địa chỉ (Address Information-AI)
 Loại địa chỉ (Nature of Address - NA)
 Sơ đồ đánh số (Numbering plan - NP)
 Kiểu chuyển đổi (Tranlation Type - TT).
GT không bao gồm thông tin cho phép định tuyến trong mạng báo
hiệu.Do đó, chức năng chuyển đổi thì được yêu cầu.
Phần sau sẽ trình bày nội dung chi tiết và các giá trị đặc trưng của các
thành phần.
SỐ HỆ THỐNG CON (SSN)

42
Nút kết thúc kiểm ra SSN để nhận biết người dùng (các nút) một cách
chính xác.
6 - HLR
7 - VLR
8 - GMSC, MSC
9 - EIR
10 - AUC
12 - SC
98 - SGSN
149 - GGSN
224 - HLR - R
142 - RNC (RANAP)
253 - SCP
252 - SCP
254 - BSC
3 - ISUP (nếu ISUP sử dụng SCCP)
THÔNG TIN ĐỊA CHỈ (AI)
Đây là địa chỉ trùng khớp với mô hình đánh số đã được chỉ ra.
LOẠI ĐỊA CHỈ (NA)
NA được dùng để chỉ ra địa chỉ thuộc quốc gia (3) hay là quốc tế (4).
Định dạng này phù hợp với sơ đồ đánh số được dùng.
SƠ ĐỒ ĐÁNH SỐ (NP)
Chỉ ra mô hình đánh số từ địa chỉ gốc :
1 - sơ đồ đánh số điện thoại/ ISDN (E.163/E.164), ví dụ,
MSISDN, địa chỉ GT
7 - Sơ đồ đánh số di động/ ISDN (E.214), ví dụ, IMSI.
KIỂU CHYỂN ĐỔI (TT)
Một GT yêu cầu một chức năng chuyển đổi. TT hướng các bản tin tới sự
chuyển đổi GT thích hợp.
Nó cho phép AI được chuyển đổi thành các giá trị khác nhau cho sự kết
hợp riêng biệt của DPC, SSN, và GT.
0 - ITU-T signaling
9 - ANSI sugnaling
1-8 - được sử dụng co giao điện trung tâm dịch vụ (SC)
10-254 - MTS trao đổi một cách chính xác SMSMOSMTRTYPE
Ví dụ :
NA = 4, NP = 1, AI =49 172, TT = 0.
NP = 1 chỉ một số điện thoại/ISDN, NA = 4 chỉ ra định dạng quốc tế cho
AI, với AI = 49 là mã CC của Đức và 172 là NDC của nhà hoạt động D2, cuối cùng TT
= 0 báo hiệu theo chuẩn ITU.
Chú ý là chạy trên của MTP. Mạng lưới MTP phải hoạt động trước khi
SCCP được khởi động.
SỰ TƢƠNG TỰ GIỮA CUỘC GỌI VÀ BẢN TIN SS7
Hình 3.5 thể hiện nét tương đồng giữa một chuỗi điều khiển cuộc gọi và
bản tin SS7 (SCCP, MTP).

43
ETC
RC Route Device (HW)
A (Sender ID)

CALL

B (Receive ID)
Kết thúc
SS 7
Message
Signaling
Dest LS SLC terminal
OWNSP

MTP
SP
Kết thúc

Calling GT GTRC DPC Passed to MTP


address

SCCP
Called
address OWNSP

GTRC : Global title routing case

Hình 3.5 Sự tương tự trong các chuỗi


SCCP chạy trên MTP và chỉ có mạng lưới MTP mới truy cập tới đường truyền
vật lý.
Để gửi một bản tin MAP giữa hai vị trí khác nhau, chuỗi MTP phải được truyền
sau chuỗi SCCP.
ĐỊA CHỈ BÊN ĐƢỢC GỌI VÀ BÊN GỌI
Các thành phần khác nhau, như DPC, SSN có thể xuất hiện trong các địa
chỉ gọi và địa chỉ được gọi.
Tất cả các SP sẽ được khởi tạo trong mạng lưới SCCP :
C7NPI :SP=2-6050&2-6113&2-6025
Mỗi nút phải có những địa chỉ riêng biệt của nó, và được sử dụng trong
quốc gia hoặc quốc tế :
MGCAC :INT=49 172 21 00097, NAT=172 21 00097
HGCAC :INT=49 172 21 00096,NAT=172 21 00096
Cấu trúc địa chỉ ở đây giống cấu trúc một MSISND (CC + NDC + SN).
Xem hình 3.6
Trong địa chỉ mỗi nút, CC và NDC thì được xác định trước ; SN là nhà
điều hành mạng chọn. Địa chỉ nút cho HLR và MSC/VLR/GMSC có thể khác nhau, ví
dụ như của nút Dusseldorf : HLR là 49 172 21 096 ; MSC/VLR/GMSC là 49 172 21
0097.
Mỗi nút biết số SNNs cho hệ thống con của nó. Tuy nhiên, các SSN khả
dụng trong các SP liên kết phải được xác định :
C7NSI :SP=2-6050,SSN=6&7&8,… ;
C7NSI :SP=2-6113,SSN=6&7&8,… ;
C7NSI :SP=2-6025,SNN=142,… ;

44
Mỗi nút có một danh sách của tất cả các địa chỉ được gọi, các điểm báo
hiệu liên kết trong mạng. Một đích đến thì được xác định bằng mã điểm báo hiệu của
nó.

Hình 3.6 Địa chỉ bên gọi và được gọi


Khi một dung lượng báo hiệu được cho phép trong hệ thống con, qua SCCP,
trạng thái của nó là ALLOWED.
Trong ví dụ này, nút Dusseldorf có SSN = 142 (RNC) khả dụng tại SP = 2-6025
(DUDFRNC). Các SP liên kết HAMBURG (2-6050) và BERLIN (2-6113) đã được
tích hợp các HLR (SSN =6), VLR (SSN = 7) và MSC/GMSC (SSN = 8). ORTHER(0-
1111) và SSN của nó thì không biết đến Dusseldorf ; do đó, định tuyến chỉ có thể được
thực hiện trên MTP.

45
Hình 3.7 địa chỉ gọi và các SP liên kết
SỰ CHUYỂN ĐỔI TIÊU ĐỀ TOÀN CỤC
Một nút có thể là khởi đầu, kết thúc hoặc chuyển tiếp một bản tin.
Để tạo một bản tin khởi đầu được đánh nhãn, nút sử dụng địa chỉ gọi và
địa chỉ được gọi. Hình thức của địa chỉ phụ thuộc vào dịch vụ, ứng dụng và các mạng
khác.
Bộ chỉ báo định tuyến (Routing Indicator - RI) xác định phương pháp
của việc chuyển tiếp hoặc là kết thúc bản tin tại một nút. Hình thức của bộ chỉ báo phụ
thuộc vào dịch vụ và ứng dụng.
Vì sự tương tác phức tạp, nên nó có thể giả sử rằng :
 HLR (Dusseldorf) phục vụ thuê bao có MSISDN = 49
172 21xxxxx.
 HLR (Hamburg) phục vụ thuê bao có MSISDN = 49 172
40xxxxx.
 HLR (Berlin) phục vụ thuê bao có MSIDN = 49 172
30xxxxx.

46
Hình 3.8 Sự chuyển đổi GT trong nút Dusseldorf
Một chuỗi GT là một địa chỉ, giống như là các số được quay và phải
được chuyển đổi để sử dụng cho việc định tuyến trong một mạng báo hiệu. Một sự
chuyển đổi GT thể hiện kết quả trong một khung định tuyến GT (GT Routing Case).
Hình 3.9 thể hiện sự phân tích GT trong nút Dusseldorf.

Hình 3.9 Phân tích GT

47
Các chuỗi GT phải được định nghĩa trong bảng chuyển đổi GT của
Dusseldorf. Ví dụ câu lệnh sau :
C7GSI :TT=0,NP=1,NA=4,NS=49 172 30, GTRC=1 ;
C7GSI :TT=0,NP=1,NA=4,NS=49 172 40,GTRC=2 ;
Hình 3.9 và 3.10 thể hiện sự chuyển đổi GT trong nút Dusseldorf.

Hình 3.10
Phân tích hình này (3.9 và 3.10) :
- GMSC (Dusseldorf) nhận một cuộc gọi yêu cầu kết nối
tới số có MSISDN = 49 172 3011111 (thuộc Berlin).
- GMSC (Dusseldorf) yêu cầu thông tin định tuyến từ HLR
(Berlin).
- Các số đầu tiên (NS=49 172 30) của MSISDN được sử
dụng như một địa chỉ được gọi
- GMSC phải chuyển tiếp bản tin, do đó kết quả của sự
chuyển đổi là GTRC = 1.

Hình 3.11 Sự chuyển đổi DT trong Dusseldorf

48
Nếu cuộc gọi thì dành cho MSISDN = 49 172 21 22222 (số mà nằm
trong Dusseldorf ), thì GMSC phải gửi một bản tin MAP tới HLR bên trong nó. Và
không có sự chuyển đổi GT náo được thực thi.
ĐỊNH TUYẾN GT
Định tuyến GT ghép một đích, SP, tới một GTRC.
Khung định tuyến (RC) và khung định tuyến tiêu đề toàn cục (GTRC)
chính là điều kiện để thực hiện việc định tuyến GT.
Khung định tuyến GT là một đặc điểm kĩ thuật được dùng để định tuyến
các bản tin SCCP (xem hình 3.9), bao gồm một GT tới một điểm báo hiệu hoặc một hệ
thống con tới SP riêng trong mạng lưới SCCP. Ví dụ như trong câu lệnh sau :
C7GCI:GTRC=1,PSP=2-6113,PTERM,SSP=2-6050,SINTER ;
C7GCI:GTRC=2,PSP=2-6050,PTERM,SSP=2-6113,SINTER;
SP 2-6113 kết thúc là định tuyến cở bản cho các bản tin với GTRC = 1.
SP 2-6050 kết thuc là định tuyến cở bản cho các bản tin với GTRC = 2.
PSP = 2-6113 được liên kết trực tiếp với GTRC = 1 và đây là điểm báo
hiệu sơ cấp ( Primary Signaling Point- PSP). Nếu như lựa chọn trước tiên này bị lỗi thì
điểm báo hiệu thứ cấp ( Secondary Signaling Point - SSP = 2-6050) được dùng đến.
Nếu như nút đích thì được tích hợp trong cùng một tổng đài thì
SPS=OWNSP. Định tuyến GT cho phép một nút để quyết định xem bản tin sẽ phải
được điều khiển như thế nào ở nút tiếp theo.
Ví dụ:
Một bản tin gửi với GTRC = 1 tới PSP = 2-6113 thì phải được
kết thúc trong nút tiếp theo (Berlin). Do đó, PSP thì được đánh dấu như PTERM trong
Dusselsorf.
Một bản tin gửi với GTRC = 1 tới Berlin thông qua Hamburg
(SSP = 2-6050) thì phải được chuyển tiếp trong Hamburg. Do đó, SSP được đánh dấu
như SINTER trong Dusseldorf. Dusseldorf đặt một bộ RI nên Hamburg phải thực hiện
việc chuyển đổi GT và định hướng GT.
Trạng thái định tuyến chỉ ra các định tuyến: cơ sở, thứ cấp, ngăn
chặn hoặc là cho phép.
Sau khi một nút xác định được đích (PSP, SSP), trên SCCP, thì MTP sử
dụng SP như đầu vào để tìm ra đường dẫn vật lý tương ứng. Dễ thấy, SP ở đây chính là
PSP, SSP mà một nút trên SCCP đã xác định.

Ta đã đọc xong phần 2 và 3, có lẽ là hơi khó hiểu, đơn giản, ta chỉ cần
hiểu thế này: Các thành phần trong mạng muốn giao tiếp được với nhau thì đều phải
có định tuyến, báo hiệu, và thực hiện nhiệm vụ đó là SS7. MTP và SCCP là hai lớp
giao thức thuộc SS7 và tham gia vào chức năng của SS7.Và để MTP và SCCP có thể
thực hiện các nhiệm vụ của mình thì nó cần tới các ”thủ thuật” như ta đề cập.

49
CÁC CÂU LỆNH SS7/J7 THỰC HIỆN ĐỊNH TUYẾN TRONG
SCCP

4. KIẾN TRÚC CHIA NHỎ


MÔ HÌNH TRIẾN TRÚC MẠNG
Theo một cách nói nào đó của mô hình kiến trúc mạng, mạng được phân
chia thành hai dạng đó là: Tích hợp đứng và tích hợp ngang.

Hình 4.2 Mô hình thiết kế mạng tích hợp theo chiều ngang và chiều dọc

50
MẠNG TÍCH HỢP ĐỨNG
(VERTICALLY INTERGRATED NETWORKS)
Nhiều mạng cũ tồn tại ở ngày nay được miêu tả như là được gọi là “tích
hợp đứng”. Mạng tích hợp đứng được tối ưu hóa cho việc phân loại các dịch vụ riêng lẻ
và đưa ra các dịch vụ duy nhất hoặc bộ các dịch vụ có mối quan hệ khăn khít. PTSN và
PLMN là những ví dụ cho các mạng tích hợp đứng. Nhà điều hành đưa ra mọi thứ từ
truy cập thuê bao tới việc tạo ra dịch vụ và phân phối dịch vụ đó qua cở sở hạ tầng
mạng được nắm giữ bởi họ.
Mỗi mạng tích hợp đứng tập hợp các các giao thức, các nút và các thiết
bị người dùng cuối mà nó nắm giữ. Vì mạng tích hợp chỉ cần hỗ trợ một dải giới hạn
các dịch vụ có liên quan, nên nó dễ dàng để đảm bảo sự an toàn và sự chấp nhận của
khách hàng về chất lượng dịch vụ. Việc quản lý mạng các mức dịch vụ được tiếp cận
theo cách riêng. Hình 4.2 thể hiện một mạng tích hợp đứng. Mỗi mạng tích hợp đứng
yêu cầu sự hoạt động và bảo dưỡng, kĩ sư và các nhà thiết kế mạng riêng của nó.
MẠNG TÍCH HỢP NGANG
(HORIZONTALLY INTEGRATES NETWORKS)
Việc kết hợp nhanh chóng của các kĩ thuật viễn thông và dữ liệu
(datacom) dẫn tới sự tích hợp của các mạng đứng trong các mạng đa dịch vụ (mạng thế
hệ sau), mà các mạng này cung cấp những sự truyền dẫn thời gian và an toàn cho tất cả
các loại dịch vụ.
Đơn giản hóa việc thiết kế mạng xương sống và cho phép nâng cấp như
một kĩ thuật mới thì đã được thương mại hóa, và việc tiếp cận các lớp đã đưa ra yếu tố
cho sự thiết kế cho các mạng thế hệ sau. Bằng thiết kế các lớp của mạng và cung cấp
các giao diện mở, chuẩn, mỗi phần của mạng bao gồm các khoảng thay đổi độc lập với
các phần khác.
Mạng được thiết kế trên nguyên tắc lớp được xem như là mạng tích hợp
ngang. Tất cả chức năng mạng được chia thành các lớp:
 Lớp kết nối
 Lớp điển khiển
 Lớp ứng dụng
Khái niệm của sự tích hợp ngang được dùng cho kiến trúc mạng của
Ericsson. Hình 4.2.
Trong mạng Ericssion, thuật ngữ mạng lõi thường chỉ ra mạng xương
sống cho WCDMA/GSM, khi đó, mạng đa dịch vụ chỉ ra là xương sống đa dịch vụ
được sử dụng trong những giải pháp cố định như mạng cơ cấu tích hợp (Engine Integral
Network). Mạng đa dịch vụ cũng được dùng với ý nghĩa để mô tả khả năng mạng trong
việc mang các kiểu dung lượng khác nhau với QoS chấp nhận được.
CÁC LỚP VÀ CÁC NÚT
LỚP KẾT NỐI
Cấu trúc ngang của mạng thế hệ sau nghĩa là tất cả các dịch sử dụng
chung mạng lưới vận chuyển, đó chính là lớp kết nối. Lớp kết nối điều khiển vận
chuyển và thủ thuật của người dùng, điều khiển dữ liệu. Các thủ thuật bao gồm mã
hóa/giải mã dữ liệu người dùng và chuyển đổi giao thức trong điều khiển. Một nhà điều
hành với một mạng xương sống đa dịch vụ có thể giảm giá thành và thiết bị bằng việc
có được lớp truyền dẫn chung cho tất cả các dịch vụ.
Lớp kết nối gồm các thành phần vận chuyển các cổng Media (Media
Gateway - MGW), thể hiện như hình 4.3 bên dưới.

51
Hình 4.3
Các thành phần xương sống vận chuyển có thể là bộ định tuyến IP, các
chuyển mạch ATM, hoặc các nút xây dựng trên bất kì kĩ thuật nào mà đáp ứng các yêu
cầu về an toàn và chất lượng dịch vụ. Vai trò của chúng là vận chuyển và điều khiển dữ
liệu qua mạng lõi một cách trong sáng.
MGW hoạt động như một giao diện giữa mạng lõi và các mạng truy cập,
thực thi các giao thức và chuyển đổi dữ liệu. Bộ chuyển mã đa tốc độ thích nghi có thể
tìm thấy trong các MGW. Chúng cũng tập hợp các chức năng như các bộ sinh âm,
người gửi/nhận DTMF và các bộ chọn lọc cho phép tích hợp với các mạng đang tồn tại.
Mạng truy cập vô tuyến GSM/EDGE và WCDMA RAN thì được kết
nối tới mạng lưới thông qua các cổng media (MGW), cũng như là các mạng bên ngoài
khác như internet và PTSN/ISDN. Dữ liệu người dùng được vận chuyển qua lớp kết nối
thông qua các cổng MGW.
LỚP ĐIỀU KHIỂN
Lớp điều khiển, lớp nằm ở giữa trong hình 4.3, là nơi các dịch vụ thông
minh lưu trú. Dịch vụ thông minh là duy nhất và riêng biệt cho mỗi kiểu dịch vụ.
Hỗ trợ các dịch vụ như GSM, GPRS và WCDMA.
Các nút tìm thấy trong lớp điều khiển nhìn chung là các máy chủ điều
khiển. Các máy chủ điều khiển cung cấp chức năng điều khiển cuộc gọi như là chuyển
giao và hỗ trợ paging. Chúng trong hỗ trợ sự cấp phối vật mang hay là ánh xạ.
Một vài các máy chủ điều khiển được yêu cầu cho dịch vụ chuyển mạch
kênh (2G)/ dịch vụ chế độ kênh (3G) là:
 MSC/VLR
 GMSC
 SSP (Service Switching Point)
 TSC (Transit Switch Center)
Tại giao diện phía mạng ngoài ,TSC được đưa ra. Trong nhiều trường
hợp, TSC cũng được đặt chung với cỗng MSC (GMSC). Trách nhiệm chính của TSC là
để ẩn đi kiến trúc lớp mạng hướng tới các mạng ngoài.
Cỗng báo hiệu (Signaling Gateway - SGW) được tập hợp trong các
MGW và thực thi chức năng định tuyến cho các bản tin SS7 giữ các kiểu khác nhau của
các đường dữ liệu báo hiệu SS7. Các SGW được yêu cầu cho các giao diện mạng bên
ngoài mà không hỗ trợ sự phân chia cuộc gọi và vật mang. SGW bao gồm chức năng
điểm truyền dẫn báo hiệu ( STP).
LỚP ỨNG DỤNG

52
Là lớp cao nhất trong hình 4.2. Các ứng dụng trong lớp ứng dụng thì
nhìn chung là cho phép chúng sử dụng tất cả các dịch. Các ứng dụng có thể là ứng dụng
internet, ứng dụng mạng thông minh và các ứng dụng khác.
Có hai kiểu nút khác nhau trong lớp ứng dụng là : máy chủ ứng dụng và
máy chủ dung lượng dịch vụ (SCS).
 Máy chủ ứng dụng cung cấp các dịch vụ và nội dụng.
 Máy chủ dung lượng dịch vụ tiếp xúc với các tài nguyên
mạng trong mạng lõi và cung cấp các giao thức mở tới
máy chủ ứng dụng. Ví dụ như : máy chủ WAP, máy chủ
CAMEL, bộ công cụ ứng dụng SIM, trung tâm định vị di
động.
KIẾN TRÚC CHIA NHỎ
Nhiều nút trong kiến trúc mạng không chia nhỏ thực hiện vai trò điều
khiển kết nối và điều khiển vận chuyển (bearer).
Ví dụ, MSC thực hiện chức năng điều khiển cuộc gọi như : phân tích số
B và IMSI để xác định người dùng điều khiển định tuyến. Chúng cũng thực hiện điều
khiển vận chuyển, gồm các nhiệm vụ như : kết nối chuyển mạch người dùng vật lý và
quản lý các nguồn vận chuyển.

Hình 4.4 Sự di chuyển tới kiến trúc lớp


Một đường cô động đưa ra một sự di chuyên êm ả tới kiến trúc lớp thì
hỗ trợ chức năng của máy chủ trong MSC /VLR và MSC/MGW. Giải pháp này cho
phép sử dụng một nút liền khối MSC/VLR hoặc MSC/MGW như một máy chủ MSC
tương ứng với một TSC như một máy chủ TSC mà thực hiện việc điều khiển từ xa các
nút MGW.
Giải pháp này cho phép một nút xử lý cuộc gọi khi mà nó có vai trò như
một máy chủ hoặc một nút liền khối . Một khi một sự lựa chọn đã được thực hiện cho
máy chủ hoặc nút khối thì cuộc gọi sẽ tiếp tục theo sự lựa chon đó, ví dụ như chuyển
vùng.
Kiến trúc lớp và không lớp được kết hợp trong một nút. Nó cung cấp sự
thuận tiện cho nhà điều hành :
 Cho phép để thống kê sự chia sẽ dung lượng lớp và không lớp.
trong mạng, do đó cho phép sự đưa ra sự điều khiển và sự linh
hoạt trong kiến trúc lớp.
 Tái dùng lại dung lượng CP trong các nút cho GSM, sự mở rộng
dung lượng WCDMA hoặc GSM/WCDMA qua kiến trúc mạng
phân lớp.
 Giảm lượng tải trên mạng báo hiệu và trên HLR khi chuyển giao
giữa GSM và WCDMA yêu cầu ít sự cập nhật vị trí hơn tới HLR

53
 Giảm sự chuyển vùng liên MSC khi di chuyển giữa các vùng
GSM và WCDMA.
 Cho phép mở rộng dung lượng trong kiến trúc lớp khi tái sử
dụng lại phần cứng trong khối nút.
CÁC GIAO THỨC MẠNG LÕI TRONG KIẾN TRÚC CHIA
NHỎ
Mô hình mạng tích hợp ngang chia nhỏ các nút trong các máy chủ và
MGWs, ở đây cũng cần có sự chia ra các giao thức điều khiển trong điều khiển cuộc
gọi và điều khiển vận chuyển.
Trong STM trên mạng PLMN và PSTN, điều khiển cuộc gọi và điều
khiển vận chuyển, một cách bản chất được kiên kết với nhau. Ví dụ, nếu việc phân tích
số B và phân tích định tuyến (chức năng điều khiển cuộc gọi) đề xuất một tuyến đã biết,
thì tuyến được kết hợp một cách hoàn hảo với các mạch vật lý. Điều khiển vật mang
độc lập không được yêu cầu.
Trong mạng tích hợp ngang, các máy chủ điều khiển tại các lớp điều
khiển sẽ chọn các MGWs tại hai biên của mạng, nhưng nó phải phụ thuộc vào lớp kết
nối để thiết lập một kết nối giữa các MGWs.
Mạng lưới kết nối cần những giao thức để cho phép thiết lập sự vận
chuyển qua mạng lõi. Điều này như là điều khiển vận chuyển.
Điều khiển cuộc gọi
Tại lớp điều khiển, có hai yêu cầu chính :
 Máy chủ điều khiển (Bộ điều khiển cổng Media) phải có
khả năng điều khiển từ xa các MGWs
 Các máy chủ phải có khả năng để giao tiếp các yêu cẩu
cuộc gọi tới yêu cầu cuộc gọi khác mà các cuộc gọi có
thể cài đặt đầu cuối tới đầu cuối.

Hình 4.5 Các giao thức sử dụng trong mạng lõi WCDMA cho các dịch vụ chế độ mạch
Yêu cầu đầu tiên thì sử dụng giao thức điều khiển cổng (Gateway
Control Protocol - GCP) trên cở sở giao thức H.248 V2 của ITU-T.
GCP được yêu cầu trong bất cứ sự thiết lập mạng Ericsson nào mà sử
dụng kiến trúc chia nhỏ. Nó dùng cho cả các cuộc gọi GSM và WCDMA. GCP được sử
dụng để thiết lập vận chuyển và điều khiển nguồn từ xa như là việc khử bỏ hản hồi, âm
thanh người gửi/nhận, các thiết bị thông báo, bộ chuyển đổi, giao diện truyền dẫn dữ
liệu và một vài thứ khác.
Yêu cầu thứ hai sử dụng điều khiển vật mạng cuộc gọi độc lập trên cơ
sở giao thức BICC CS2 của ITU-T. Giao thức BICC được sử dụng để chuyển thông tin

54
cuộc gọi như số B và các yêu cầu dịch vụ giữa các máy chủ điều khiển. Ngoài ra, BICC
mang thông tin vận chuyển có liên quan và ID của các cỗng MGW được chọn để theo
dõi máy chủ cho mục đích thiết lập vận chuyển và chọn lựa MGW.
Báo hiệu giữa các nút máy chủ và các nút khác (MAP, CAP) có thể sử
dụng IP, ATM, TDM như phương thức vận chuyển (bearer). Điều này cũng áp dụng
cho báo hiệu MAP giữa các MSC.
Điều khiển vận chuyển
Trong lớp kết nối, các tiêu chuẩn khác nhau được sử dụng cho việc điều
khiển vận chuyển. Trong một chuẩn mạng lõi băng hẹp dựa trên TDM, ISUP được
dùng để điều khiển báo hiệu. Nếu mạng lõi dựa trên ATM/AAL2 thì Q.AAL2 (Q.2630)
được dùng. Giao thức điều khiên vận chuyển IP được dùng trong mạng lõi dựa trên IP.
Điều khiển truy cập
Các máy chủ trong mạng lõi chịu trách nhiệm cho việc giao tiếp với các
thiết bị người dùng, RNC, và các mạng bên ngoài (hình 4.5).
Phần ứng dụng truy cập mạng vô tuyến (Radio Access Network
Application Part - RANAP) được dùng bởi các MSC để điều khiển các RNC.
Về việc cài đặt cuộc gọi, phần ứng dụng chuyển tiếp trực tiếp (Direct
Transfer Application Part-DTAP) thì được dùng giữ máy chủ MSC và UE. Tại RNC,
các bản tin DTAP được đóng gói như các bản tin lớp không truy cập RANAP, trước
khi nó được chuyển tiếp tới MSC.
Phần người dùng ISDN được dùng giữa mạng lõi và các mạng như
ISDN/PLMN/PSTN khác.

Hình 4.6 Sử dụng báo hiệu truy cập trong những sự thiết lập mạng WCDMA Erricssion
Chú ý là RANAP và ISUP không cần phải đi một cách vật lý qua các
cổng MGW.
ĐIỀU KHIỂN VẬT MANG CUỘC GỌI ĐỘC LẬP
Tổng quát
Khi ITU lần đầu tiên pháp triển ISUP, thì mạng thoại được biết
như là các mô hình mạng tích hợp đứng. Như đã biết, SS7 ISUP tập hợp cả báo hiệu
gọi và báo hiệu vận chuyển. Điều này là không tiện dụng trong mạng tích hợp ngang.
Giải pháp cho vấn đề này là điều chỉnh phiên bản ISUP để khắc
phục sự hạn chế để tạo nên một mạng vận chuyển độc lập, kết quả là ITU đã tạo ra
được giao thức BICC.
Bởi vì sự phân chia riêng biệt của báo hiệu cuộc gọi và báo hiệu
vận chuyển, nên BICC có thể được sử dụng kết hợp với bất kì kiểu gói mạng nào
(ATM, IP…).

55
Giao thức BICC cho phép đưa ra bộ hoàn chỉnh của các dịch vụ
PSTN/ISDN, bao gồm các dịch vụ bổ xung trên các gói mạng khác nhau.
Mặc dù BICC là một sự điều chỉnh của ISUP, nhưng mà BICC
và ISUP không phải tương tích ngang hàng nhau. Có những tác động trong suốt quá
trình phát triển của BICC để giữ được hai giao thức này, để tránh những yêu cầu mở
rộng liên mạng.

Hình 4.7 Sự sử dụng tổng quát của BICC


BICC được dùng giữa các máy chủ điều khiển như MSC và TSC.
Hƣớng thiết lập vận chuyển
Phương pháp thiết lập cuộc gọi BICC có thể được phân ra theo
hướng của thiết lập vận chuyển và hướng của thiết lập cuộc gọi. Nếu như sự phận
chuyển được thiết lập cùng một hướng với thiết lập cuộc gọi (từ người gửi bản tin địa
chỉ xuất phát tới người nhận bản tin), hình 4.8, thì sự thiết lập vận chuyển được gọi là
hướng thuận .

Hình 4.8 Thiết lập vận chuyển thuận


Nếu như hướng thiết lập vận chuyển ngược với hướng thiết lập
cuộc gọi thì gọi là thiết lập vận chuyển ngược (hình 2.9).

56
Hình 4.9 Thiết lập vận chuyển ngược
Khi nào dùng CIC ? Mã đối tƣợng cuộc gọi ( Call Instance Codes)
Trong một mạng N-ISUP, mỗi kênh vận chuyển PCM được cấp phát
một mã nhận biết kênh (Circuit Identification Code). Khi cài cặt cuộc gọi, một kênh
đến và kênh đi được chiếm giữ và các giá trị CIC tương ứng được kết hợp với một đối
tượng cuộc gọi trong một nút. Khi nguồn vận chuyển ở cùng điểm cuối của đường
truyền dẫn , thì CIC có thể xem là sự kết hơp duy nhất các thực thể cuộc gọi ở cả hai
nút. Khi gửi một bản tin báo hiệu SS7, thì một giá trị CIC là thông tin có ý nghĩa để
nhận biết đối tượng cuộc gọi.
CIC trong ISUP, trong liên kết với các hệ thống OPC/DPC/NI, phục vụ
hai mục đích sau :
 Nhận biết các kênh vật lý
 Nhận biết báo hiệu giữa các thực thể ISUP ngang hàng và
nhận biết sự kết hợp của các bản tin báo hiệu giữa các
thực thể đó.

Hình 4.10 Mã nhận biết kênh / Mã đối tượng cuộc gọi


Kiến trúc mạng tích hợp ngang không cho phép định nghĩa kênh vật lý
như theo cùng một cách như SS7. Các đối tượng cuộc gọi trong mỗi nút vẫn phải kết

57
hợp với nút khác để tạo quan hệ các bản tin báo hiệu tới các cuộc gọi. Với lý do đó mà
mã CIC được đưa ra.
CIC có thể xem như một SS7 CIC ảo, nó không hướng tới kênh vật lý,
nó kết hợp cùng với các thực thể cuộc gọi trong mỗi nút. Không giống SS7 CIC,BICC
CIC có chiều dài 4 octet. Tổng số các giá trị CIC dữ phòng cho bất kì sự kết hợp báo
hiệu chỉ ra số lượng lớn nhất các báo hiệu liên quan giữa các thực thể BICC ngang
hàng ; ở đây là số lượng lớn nhất của các BICC cuộc gọi mà có thể được điều khiển
giữa hai máy chủ điều khiển.
Sự kết hợp giữa đối tượng gọi và sự vận chuyển được thực bởi phần
chức năng ánh xạ (Mapping Function).
Chú ý rằng, các MGW ngang hàng với TDM/ISUP trên mạng tích hợp
ngang, CIC và các kênh vật lý vẫn được sử dụng trên các vị trí truy cập.
GIAO THỨC ĐIỀU KHIỂN CỖNG (GCP)
Khiến trúc chia nhỏ trong mạng tích hợp ngang cần thiết phải sử dụng
một giao thức cho điều khiển các cỗng media bằng các máy chủ điều khiển. GCP được
phát triển cho mục đích này.

Hình 4.11 Sử dụng H.248/GCP trong mạng tích hợp ngang


GCP hoạt động trong cấu hình chủ tớ (master - slave). Máy chủ điều
khiển hoặc các bộ điều khiển cổng Media (MGC) như chúng được gọi là H.248, hoạt
động như chủ khi các cổng MGW hoạt động như tớ. (Hình 4.11).
GCP được dùng giữa các máy chủ và các cổng media. Giao thức GCP
được sử dụng bởi các máy chủ cuộc gọi để điều khiển các nguồn từ xa và yêu cầu các
dịch vụ có liên quan tới vận chuyển hoặc media từ cỗng media. Điều này là để điều
khiển các nguồn truy cập mạng, để tạo được các kết nối giữa các nguồn truy cập mạng
và chèn một vài thiết bị trong chuỗi media. CMG có thể điều khiển lưu lượng bằng việc
hỏi máy chủ MSC để giảm lưu lượng khi quá tải.
Các MGW làm theo các lệnh MGC và đáp trả lại với các thông báo.
Kiến trúc này làm giảm sự tác động trên lớp điều khiển khi thay đổi các kĩ thuật truyền
dẫn.
GCP sử dụng MTP3 trên AAL5 trên ATM hoặc M3UA trên nền SCTP
trên IP như là một vật mang.
Báo hiệu GCP trong bản phát hành này dựa trên ITU-T H.248 V2.

58
BÁO HIỆU TRÊN ATM
Ngăn giao thức được sử dụng cho phần người SS7 vận chuyển trên kiến
trúc ATM băng rộng thể hiện ở hình 4.12. Ở đây bao gồm cả giao thức băng hẹp.

Dưới đây là sự mô tả ngắn gọn cho các lớp :


SDH : Phân cấp số đồng bộ là một kĩ thuật sợi quang mà cung cấp sự
vận chuyển dữ liệu và thoại băng thông lớn. Nó cũng được thiết kế để mang các đường
thoại chính được ghép lại với nhau. Song nó cũng thuận tiện cho sự vận chuyển các ô
ATM (hoặc bất kì gói dữ liệu nào khác). Mặc dù SDH dành cho định dạng khung,
nhưng nó không cung cấp bất kì chức năng lớp cao hơn nào khác, như vận chuyển an
toàn và điều khiển luồng. Phía người dùng, SDH cung cấp một dạng sợi tốc độ cao.
SDH hiện nay có tốc độ trong khoảng 155Mbps và 10Gbps trên một đường dẫn. (chú ý
là một kĩ thuật được gọi là ghép kênh phân chia theo bước sóng (DWDM) cũng cho
phép các đường dẫn được ghép lại trên một sợi đơn).
ATM : Mạng truyền dẫn không đồng bộ được thiết kế để vận chuyển 53
ô octet và là sự kết nối định hướng. Sự định hướng ở đây là một kết nối phải được thiết
lập trước khi truyền dẫn dữ liệu. Dữ liệu được đảm bảo để rời đi trong chuỗi. Mạng
ATM công cộng sử dụng SDH như một phương thức vận chuyển.
SAAL-NNI : Lớp điều phối ATM cho việc báo hiệu trên giao diện
mạng - mạng (SAAL-NNI) thì được tạo ra cho một vài lớp con và phù hợp với chuẩn
thiết kế ATM. Nó có trách nhiệm cho việc thực thi chức năng tương tự như MTP2, ví
dụ : vận chuyển an toàn từ SP tới SP, điều khiển luồng và một vài vai trò khác.
MTP-3B : Là một dạng băng rộng tương đương với MTP 3, thực thi các
chức năng lớp mạng trong kiến trúc băng rộng. MTP-3B hỗ trợ chức năng điểm báo
hiệu (SP) trong một phương thức mà có sự nhận dạng MTP 3.
BÁO HIỆU SS7 TRÊN IP (SIGTRAN)
Đặc điểm báo hiệu trên IP cho phép các bản tin báo hiệu SS7 được
mang trên vật mang IP (IP bearer).

59
Hình 4.13 Ngăn giao thức SIGTRAN
Xương sống IP có thể được dùng như là mạng báo hiệu , giải pháp đơn
giản hóa cho vận chuyển. IP như một vật mang của SS7, cũng cho phép mạng báo hiệu
sử dụng một cách hiệu quả hơn giải pháp TDM. Dung lượng mạng báo hiệu cũng tăng
lên trong mạng IP.
Báo hiệu trên IP sử sụng giao thức SIGTRAN M3UA và SCTP, được
xác định bởi IETF, cung cấp mạng báo hiệu SS7 trên nền IP.
M3UA cũng cho phép các bản tin MTP L3 được mang trên một mạng IP.
Một phần chức năng của M3UA là các phần quản lý mạng. Sự thiết lập Ericsson dựa
trên IETF M3UA và 3GPP TS 29.202 v4.3.0. Thêm vào đó, Ericsson có một số mở
rộng riêng của mình để hỗ trợ các quy trình báo hiệu không đề cập trong RFC 3332, ví
dụ như SGW.
SCTP : Giao thức điều khiển truyền dẫn chuỗi (SCTP, IETF RFC 2960)
được thiết kế để vận chuyển các bản tin báo hiệu PTSN trên mạng IP. Nó là một giao
thức vận chuyển an toàn hoạt động trên một mạng gói kết nối phi hướng, như là IP. Nó
đưa ra một vài dịch vụ cho người dùng như :
 Nhận biết truyền dẫn không lỗi không nhân bản của dữ liệu
người dùng
 Phân mảnh dữ liệu để tương thích với kích thước đường MTU
 Nhóm ngẫu nhiên các bản tin nhiều người dùng trong một gói
SCTP
 Mức lỗi mạng cho phép hỗ trợ thông qua đa đích tại mỗi điểm
cuối của một liên kết.
 Cách xử lý tránh tắc ngẽn và sự cản trở chống lại sự tràn và sự
giả mạo
Kết nối giữa hai nút gọi là bộ kết nối SCTP và có thể bao gồm nhiều
đường qua một mạng IP. Nếu đường cơ bản không khả dụng thì một đường khác được
dùng đến. Tính khả dụng của các đường thì được điều khiển sử dụng một bộ phận
heartbeat. Một bộ kết hợp có thể hỗ trợ đa chuỗi. Một chuỗi có thể xem như là một
kênh truyền dẫn độc lập, nghĩa là sự truyền dẫn lại trên một chuỗi thì không làm ảnh
hưởng gì đến dung lượng của các chuỗi khác. Trong một chuỗi, thứ tự của các bản tin
truyền thì được đảm bảo.
M3UA : Khi các điểm báo hiệu cuối hỗ trỡ IP như là một vật mang báo
hiệu thì giao thức M3UA được dùng. Trong trường hợp này lớp M3UA cung cấp bộ cở

60
bản giống nhau và các dịch vụ tại tại lớp trên của nó giống như MTP3. Các phương
pháp để hỗ trợ các dịch vụ này đó là một bộ con của các thủ thuật MTP3. Các máy chủ
MSC và TSC vẫn được định địa chỉ bởi SPC và bộ chỉ báo mạng NI. Các kết nối song
song SCTP tạo ra các mức M3UA dữ trự cho các kết nối.
IPBCP : Thông tin giao thức điều khiển vật mang IP được truyền giữa
các cổng MGWs qua phần ống đặc biệt và các nút máy chủ.
Giao thức điều khiển cuộc gọi, BICC và GCP hỗ trợ
truyền dẫn IPBCP, xem hình 4.14.

Hình 4. 14 Ống IPBCP


Các bản tin điều khiển vận chuyển được tống đi (tunneled) trên các giao
thức GCP và BICC. IPBCP được sử dụng cho việc chuyển đổi các đặc tính chuổi media,
số cổng, địa chỉ IP của nguồn và bộ phận của một chuỗi media để thiết vật mang IP.
IPBCP sử dụng SDP (Session Description Protocol) để mã hóa các thông tin này.
Máy chủ MSC hỗ trợ phương pháp thiết lập vật mang trễ chuyển ngược
và phương pháp thiết lập trể chuyển tiếp trên vị trí đến và đi của máy chủ cho sự thiết
lập vật mạng IP. Máy chủ cũng hỗ trợ phương pháp thiết lập chuyển tiếp nhanh tại các
vị trí đến của máy chủ. Máy chủ MSC không bao giờ khởi tạo một yêu cầu cho phương
pháp chuyển tiếp nhanh, nhưng hỗ trợ nó là do có nhiều nhà cung cấp hợp tác trong
cùng một PLMN.
5. TRUNG TÂM CHUYỂN MẠCH DI ĐỘNG - BỘ ĐIỀU
KHIỂN TRẠM CỞ SỞ
GIỚI THIỆU
Giao diện giữa trung tâm chuyển mạch di động (MSC) và bộ điều khiển
(BSC) thì được biết như là giao diện A. Hình 5.2 thể hiện giao diện A cho GSM 900 và
1800, hình 5.3 thể hiện cho GSM 1900.

61
Hình 5.2 giao diện A cho GSM 900 và 1800

Hình 5.3 Giao diện A cho GSM 1900


BỘ ĐIỀU KHIỂN BỘ CHUYỂN MÃ (TRC)
Bộ chuyển mã được yêu cầu để chuyển đổi mã thoại để phát trên giao
diện không gian. Ba kiễu mã là: tốc độ đầy đủ (FR), một nữa tốc độ (HR), tốc độ đầy
đủ nâng cao (EFR).
Một cách truyền thống, các bộ chuyển mã được đặt tại BSC và được
điều khiển bởi BSC. Bộ chuyển mã bây giờ có thể được cấu hình như một nút đơn lẻ,
đặt trên giao diện A, nhưng không phải được điều khiển bởi BSC. Khoảng 15 BSC có
thể được kết nối tới TRC. Hình 5.2 và 5.3 thể hiện BSC đơn lẽ không có TRC. Hình 5.4,

62
sự kết hợp TRC/BSC và một BSC với các giao diện; chỉ có giao diện giữa TRC và BSC
là giao diện Ater.

Hình 5.4 Sự kết hợp của TRC/BSC và một BSC


ĐỊNH NGHĨA CÁC THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI ĐƢỜNG DÂY DI
ĐỘNG GIAO DIỆN A (MALT - MOBILE TELEPHONY A-
INTERFACE LINE TERMINAL)
Các khe thời gian trên giao diện MSC/BSC được xác định như các
MALT trong MSC. Khối chức năng MALT điều khiển phần mềm cho các mạch
chuyển đổi thiết bị đầu cuối (ETC). Ngoài ra, MALT điều khiển sự quản lý định tuyến
và quản lý thiết bị.
Các khe thời gian trên MSC/BSC được xác định như là thiết bị đầu cuối
đường dây giao diện A RALT và các thiết bị hệ thống con điều khiển vô tuyến RSC
Toàn bộ dung lượng kết nối giữa MSC và BSC, các khe thời gian được
chiếm giữ trên các đường dẫn PCM. Đối với GSM 900, các khe thời gian cũng được
chiếm giữ cho các báo hiệu MSC-BSC, đối với GSM 1900, báo hiệu không được thực
hiện trên đường dẫn PCM.
ĐƢỜNG DẪN BÁO HIỆU TRÊN GIAO DIỆN A
Với GSM 900, một kênh 64kbit/s trên hệ thống PCM dành để cung cấp
đường báo hiệu giữa MSC và BSC. Nó liên kết cả các tổng đài và các thiết bị đầu cuối
trên một thiết bị báo hiệu (ST).
Với GSM 1900, đường báo hiệu giữa MSC và BSC thì được cung cấp
bởi một ST (DS0A), khi đó là cung cấp một đường dẫn trực tiếp 64Kbit/s không kết
nối thông qua chuyển mạch nhóm (GS). Xem hình 5.3.
Đối với các hệ thống GSM của Ericsson, giao thức phần ứng dụng hệ
thống trạm cở sở (BSSAP) được dùng cho việc báo hiệu trên giao diện A. BSSAP cần
đến SCCP và MTP.
BSSAP hỗ trợ gửi các bản tin trên giao diện A, giữa MSC và BSC/BTS.
Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ gửi bản tin một cách trong sáng giữa MSC và MS. Xem hình
5.5.

63
Hình 5.5 BSSAP
KẾT NỐI MỘT BSC TỚI MSC
Bên cạnh dung lượng và các định tuyến báo hiệu phía BSC, MSC còn
yêu cầu thông tin về cấu trúc tế bào của BSC cho việc quản lý và phí tổn.
Toàn bộ các câu lệnh cần thiết cho sự kết nối giữa BSC tới MSC trong
GSM 900 sẽ được bàn luận ở phần dưới. Chỉ một vài hoạt đông cần thiết trong MSC thì
sẽ được mô tả.
Chú ý là kết nối này dành cho hệ thống Ericsson. Nếu như một BSC của
một nhà cung cấp khác kết nối tới MSC của Ericsson thì cần thiết phải có mạch hợp
nhất cho các mã khác nhau.
OPI: Điện thoại di động, BSC, kết nối.
OPI: Điện thoại di động, BSC, tuyến hai chiều, kết nối
OPI: Điện thoại di động, tế bào, xác định
AI : MALT

Hình 5.6 Kết nối BSC

64
Sự định nghĩa và kết nối của một vị trí vùng trong MSC thì được giả sử
là đã được làm (OPI: điện thoại di động, Vị trí vùng, xác định).
Định nghĩa LAI trong máy chủ MSC/VLR:
MGLAI:LAI=262-02-10;
Trước tiên, một tuyến phải được xác định cho dung lương hai chiều từ
MSC tới BSC. Mã chức năng FNC 3 chỉ ra đó là một tuyến dung lương.
EXROI:R=BSCo&BSCi,DETY=MALT,FNC=3,SP=2-
6025,SI=SCCP;
Kiểu thiết bị (DEvice TYpe) được dùng là MALT, bộ chỉ báo dịch vụ
(Service Indicator) là SCCP.
Sau đó thì tuyến báo hiệu được xác định. FNC 5 chỉ ra tuyến báo hiệu:
EXROI:R=BSCo&BSCi,DETY=MALT,FNC= 5;
Phần MTP của báo hiệu giữa MSC/VLR và BSC cũng được xác định,
SCCP cũng vậy. Điểm báo hiệu SP của BSC cũng phải được biết. Do đó, câu lệnh như
sau:
C7NPI:SP=2-6025;
C7NSI:SP=2-6025,SSN=254;
Với GSM thì SNN cho BSC là 254, và dành cho báo hiệu BSSAP. Với
hệ thống GSM 1900 thì SNN sẽ khác. BSC được nhận biết bằng tên (DUDFBSC) của
nó, và được định nghĩa trước các tuyến đến, tuyến đi.
MGBSI:BSC=DUDFBSC,R1=BSCo,R2=BSCi;
SNT, DIP và các thiết bị báo hiệu cũng được xác định, các thiết bị được
được kết nối tới các tuyến; MALT-16 được dùng cho báo hiệu. Chỉ số MISC1 thì được
dùng để chỉ ra CIC cho thiết bị đầu tiên trong tuyến. CIC trong MSC phải giống như
CIC trong BSC.
EXDRI:R=BSCo&BSCi,DEV=MALT-l&&-15,MISC1=1;
EXDRI:R=BSCo&BSCi,DEV=MALT-17&&-31,MISC1=17;
EXDRI:R=BSCSo&BSCSi,DEV=MALT-16;
EXDAI:DEV=MALT-1&&-31
Trong việc báo hiệu, một kết nối bán bền vững qua GS phải được cài đặt.
Ví dụ như một kết nối giữa MALT-16 và C7ST2C-0, được cung cấp kiểu giao diện
ITYDE được xác định trước.Sự thiết lập đó được xác định như sau:
EXSPI:NAME=SEMIBSC;
EXSSI:DEV1=MALT-16;
EXSSI:DEV2=C7ST2C-0;
EXSPE;
Và kết nối bán bền vững này được kích hoạt sử dụng như sau:
EXSCI:NAME=SEMIBSC,DEV=MALT-16;
Bước cuối cùng là để xác định toàn bộ các tế bào được cấp phối tới BSC.
MSC yêu cầu thông tin này để tình toán chi phí và định tuyến cho các cuộc gọi gốc.
Một ví dụ cho câu lệnh được sử dụng để xác định tế bào trong MSC là:
MGCEI:CELL=BSCA22,CGI=262-02-10-10,BSC=DUDFBSC;
Trong câu lệnh trên, một tế bào mới (BSCA22) đã được xác định và
được kết nối tới BSC (DUDFBSC). CGI được kích hoạt, mã quốc gia là 262, mã mạng
di động là 02, mã vị trí vùng là 10, và nhận dạng tế bào là 10.
6. CỖNG MEDIA VÀ MÁY CHỦ MSC
GIỚI THIỆU
Thiết bị để kết nối các mạng khác nhau và các kĩ thuật vận chuyển sử
dụng một chế độ của chuyển mạch gói với máy chuyển đổi media tạo nên cỗng Media
Cello R3 (C-MGWR3), một nền tảng trong kiến trúc mạng mới của WCDMA và GSM.

65
Hình 6.2 Mạng lõi 2G/3G
C-MGW R3 kết nối mạng lõi di động với các mạng bên ngoài như mạng
truy cập vô tuyến GSM và WCDMA, PSTN, hoặc các mạng di động khác. Với C-
MGW R3, kiến trúc mạng lớp có thể được lắp đặt cho dung lượng chuyển mạch kênh.
Các máy chủ điều khiển từ xa C-MGW R3 sử dụng giao thức GCP dựa trên chuẩn ITU-
T H.248. Với dung lượng chuyển mạch gói WCDMA C-MGW R3 kết nối người dùng
và điều khiển dung lượng tới nút SGSN. C-MGW R3 tạo ra một sự vận chuyển khả
dụng trong mạng xương sống cho dung lượng tải cũng như là báo hiệu trên nền IP.
Ngoài ra, để cung cấp sự hợp tác giữa các kỹ thuật vận chuyển khác
nhau, C-MGW R3 cũng cung cấp khả năng xử lý thoại và dữ liệu nâng cao. Kiến trúc
mạng 3G của Ericsson thay đổi mạng tích hợp đứng, nơi đó, các ứng dụng khác nhau
có sự truy cập, vận chuyển và điều khiển các nút cho việc điều khiển lưu lượng trong
một cấu trúc lớp ngang. Trong cấu trúc lớp ngang, các máy chủ quản lý phần điều
khiển và phần người dùng được điều khiển bởi các cổng media, xem hình 6.2. Các mức
khác nhau trong phân cấp mạng thì được chia ra, và giao tiếp trên các giao diện khác
nhau.
C-MGW thì được đặt trên lớp kết nối (phần người dùng) và nó điều
khiển các nguồn mạng như được điều khiển bởi máy chủ MSC hoặc các máy chủ
GMSC/Transit. Bản thân C-MGW là một thành phần mạng mà cung cấp các chức năng
cần thiết cho việc điều khiển lớp kết nối tại phần biên giới giữa các mạng khác nhau.
C-MGW bao gồm một bộ đầy đủ các nguồn thoại và dữ liệu cho việc
chỉnh sửa và bổ xung trên lớp điều khiển. Nó cũng bao gồm các nguồn vận chuyển cho
việc thực thi các giao thức và chuyển đổi lớp kết nối giữa các mạng khác nhau và cung
cấp chức năng báo hiệu cỗng cho việc thực hiện chuyển đổi của các giao thức điều
khiển lớp thấp hơn.

66
Hình 6.3 Giao thức và giao diện mạng lõi
ỨNG DỤNG CỖNG MEDIA
Ứng dụng cỗng media gồm các chức năng chính liên quan tới sự truyền
dẫn với các máy chủ MSC/TSC, xử lý lượng tải và phối hợp giữa các kĩ thuật vận
chuyển khác nhau trên lớp.
Khái niệm MGW ảo thì được dùng trong C-MGW R3. Khái niệm này
cho phép sự liên lạc giữa một nút vật lý MGW R3 và một số nút máy chủ tại cùng một
thời điểm. Sự hỗ trỡ quan hệ m:n của MGW ảo giữa các máy chủ và các cỗng media
đạt được trong mạng lõi di động. Toàn bộ các nguồn điều khiển tải trong một nút vật lý
C-MGW R3 thì có thể tiếp cận bằng tất cả máy chủ được kết nối.
ỨNG DỤNG CỖNG BÁO HIỆU- SGW
Cỗng báo hiệu chuyển tiếp các bản tin SS7 giữa mạng báo hiệu SS7 trên
TDM/ATM và mạng SS7 trên IP. Bản tin định tuyến giữa các đường dữ liệu báo hiệu
SS7 của các kiểu giống nhau hoặc khác nhau được mang đi bởi chức năng điểu chuyển
tiếp báo hiệu STP , mà chức năng này nằm trong ứng dụng SGW. Định tuyến của các
bản tin trong STP được thực hiện trên mức MTP mức 3 và dựa trên cơ sở mã điểm đích
DPC và bộ chỉ báo mạng NI.
STP hỗ trợ định tuyến báo hiệu trên cơ sở của DPC và NI, và giữa:
 Các đường dẫn ATM-ATM
 Đường dẫn TDM và TDM
 Đường dẫn TDM và ATM (MTP3 và MTP3b kết hợp)
 Đường dẫn IP và ATM (M3UA và MTP3b kết hợp)
 Đường dẫn IP và TDM (M3UA và MTP3 kết hợp)
STP yêu cầu ít nhất một mã điểm truy cập được cấp tới nút. Sự đa mã và
đa bộ chỉ báo mạng cũng được hỗ trợ trong mạng ở nơi mà STP cần một phần nào đó
của các mạng SS7.
SGW cũng hỗ trợ chuyển tiếp SCCP như là một tùy chọn. Chuyển tiếp
SCCP tạo ra một sự cho phép định tuyến các bản tin SS7 trong cùng một mạng hoặc
khác mạng trên cở sở của GT.
SỰ LỰA CHỌN CỖNG MEDIA
Đặc trưng này cung cấp cho của máy chủ để chọn ra các cỗng MGW của
một vài cổng MGW khả dụng mà có ý nghĩa về mặt lưu lượng.
Nó cho phép định tuyển linh hoạt của cuộc gọi trong mạng vận chuyển.
Vì sự phân chia của lớp điều khiển và lớp vận chuyển, nên cho phép MSC để chọ ra

67
các cỗng MGW có ý nghĩa về mặt dung lượng và đạt được chất lượng tốt nhất, tiết
kiệm băng thông, tối ưu hóa việc dùng các nguồn cho cấu hình riêng biệt của mạng.
Với lưu lượng WCDMA, khi sử dụng mạng vận chuyển ATM, các bộ
mã có thể được đặt trên biên giới của mạng, cho phép phát câu thoại được mã hóa
ARM trong mạng vận chuyển. Băng thông được dùng để chuyển mã thoại giảm xuống
tám lần so với những câu thoại không mã. Do đó, giá cả truyền dẫn giảm xuống.

Hình 6.4 Mã hóa tại biên giới được hỗ trợ cho cuộc gọi
Số lượng của các cỗng được chọn cho một lưu lượng trong một cấu hình
riêng thì được giữ ở một số lượng nhỏ nhất.
Các bộ phận lựa chọn MGW bị trì hoãn và không bị trì hoãn thì đều
được hỗ trợ:
 Với sự chọn lựa bị trì hoãn, máy chủ MSC sẽ lựa chọn MGW.
Các máy chủ MSC sẽ chọn lựa MGW sau khi máy chủ MSC kế
trước đã chọn MGW. Có nghĩa là các máy chủ có thể lấy một tài
khoản MGW được gợi ý bởi máy chủ MSC kế trước trong suốt
sự chọn lựa và chọn nó.
 Với sự chọn lựa không bị trì hoãn, máy chủ MSC sẽ chọn MGW
trước khi máy chủ MSC kế trước chọn một MGW. Nghĩa là, máy
chủ MSC không thể lấy tài khoản MGW được gợi ý bởi máy chủ
MSC kế trước trong quá trình chọn lựa.
Hình 6.5 thể hiện phần chọn lựa MGW bị trì hoãn.

Hình 6.5 Sự chọn cỗng media bị trì hoãn


Khi sử dụng BICC cho cài đặt mang thuận trễ là một sự lựa chọn tốt hơn
trong một mạng lớn so với là sự chọn MGW không trì hoãn, trong trường hợp cuộc gọi

68
di động tới mạng ngoài. Khi sử dụng cài đặt mang ngược trễ, khi nó đưa ra máy chủ
MSC gốc phép chọn MGW tại biên của mạng. Điều này sử dụng hiệu quả các nguồn
cho các khung lưu lượng, vì cài đặt mang ngược, máy chủ MSC gốc có sự xác định
MGW tại biên chỉ dựa trên địa chỉ đích.
Tùy chọn cài đặt mang thuận thì được chỉ ra trong khung cuộc gọi, nơi
đó, không cần chọn lựa MGW ở vị trí đến.
Để có băng thông tối thiểu sử dụng cho một cuộc gọi WCDMA trong
một xương sống ATM, câu thoại được mã AMR sẽ được dùng toàn bộ các con đường
từ truy cập tới MGW biên giới. MGW biên giới sẽ được chọn từ biên giới của mạng
bằng việc sử dụng sự chọn lựa MGW trì hoãn.
Các nhà điều hành luôn cung cấp với hai sự chọn lựa là cài đặt mang trễ
thuận và cài đặt mang trễ ngược phía các nút đích, phụ thuộc vào định tuyến truy cập di
động hoặc là khă năng của nút đích.
NHÓM CỖNG MEDIA-MGG
Tập hợp các cỗng media được gọi là một nhóm. Một nhóm cỗng media
xác định một danh sách của các cổng (1..n) mà có thể được dùng để điều khiển cuộc
gọi từ một gốc đã biết hoặc hướng tới một đích. Một MGW có thể thuộc về một số
lượng MGG khác nhau. Ở đây không cần thiết để gán độ rộng mạng lưới MGG, một
MGG có vị trí ý nghĩa ở máy chủ điều khiển.
MGG có thể được kết nối để:
 Truy cập đến di động
 Truy cập đi di động
 Định tuyến BICC
 Định tuyến ISUP rời đi
 Truy cập internet.

Hình 6.6 Nhóm cổng media


Các cổng media trong cùng một nhóm có điểm chung là chúng có thể
phục vụ một cuộc gọi hướng tới một đích đã biết (rời MGG ) hoặc từ một gốc biết
trước (đến MGG ), máy chủ điều khiển cuộc gọi có thể sử dụng các nguồn được cung
cấp bởi MGW bằng báo hiệu GCP và chúng có những khả năng giống nhau liên quan
tới chuỗi media (bộ chuyển mã, bộ lọc…)
ĐIỀU KHIỂN TẢI GIỮA MÁY CHỦ MSC VÀ CỖNG MEDIA
Nét đặc trưng này làm tăng sự mạnh mẽ của mạng bằng việc cung cấp
điều khiển có hiệu quả các trạng thái quá tải. Do đó, hiệu suất mạng cũng tăng lên.
Nó cho phép cổng media chỉ ra một trạng thái quá tải cho nút hoặc một
ứng dụng riêng trong thứ tự để tránh hệ thống ngừng làm việc.

69
MSC nắm giữ các thông tin về tắc nghẽn phía các cỗng media, thể hiện
mức tắc nghẽn trên một cỗng media. Bộ phận điều khiển tải trong MSC phân phối lại
các yêu cầu cho việc thiết lập các cuộc gọi mới qua một MGW khớp với mức tắc nghẽn
của cỗng đó. Một cỗng MGW có thể được chọn để thiết lập cuộc gọi. Ngoài ra, MGW
có thể chỉ ra nguồn tắc nghẽn phía MSC. Khi MSC nhận sự chỉ ra đó, nó giảm lưu
lượng tới cổng đó bằng số phần trăm đã được nhận.
Bộ phận của MGW để xác định phần trăm lưu lượng giảm là một lối
thoát mạng (network issue) và phụ thuộc vào số lượng MSC, lượng tải riêng… Nhiều
mức tắc nghẽn lớn, có nguồn gốc từ hai phần tải, có quyền ưu tiên, thì giá trị phần trăm
cao hơn được dùng.
PHỤC HỒI DỊCH VỤ GIỮA MÁY CHỦ MSC VÀ CỖNG MEDIA
Sự phục hồi sau khi một lỗi xãy ra ở cỗng thì cỗng sẽ gửi một chỉ dẫn
hết dịch vụ (out of service) tới MSC. MSC sẽ suy nghĩ trạng thái phục hồi của MGW
tại sự chọn lựa cỗng.
Nét đặc trưng này làm tối thiểu hóa sự va chạm dung lượng tại sự phục
hồi cỗng. Đưa ra sự phục hồi của một MGW trong tài khoản sự lựa chọn MGW thiết
lập cuộc gọi, có thể có thể được thực hiện sử dụng các cổng khác nhau.
Khi MSC nhận dịch vụ chỉ dẫn từ cỗng MGW, nó đánh dấu cỗng liên
quan như một khối và bắt đầu một bộ định thời xác định trước. Khi bộ định thời chạy,
các cuộc gọi trong MSC qua cỗng MGW đang phục hồi thì được giữ lại cho đến khi chỉ
dẫn giải phóng được nhận từ MGW. Bộ định thời kết thúc, MSC giải phóng tất cả các
cuộc gọi qua MGW không khả dụng. Với các cuộc gọi đó, áp dụng các phương pháp
giải phóng bình thường.
Sau đó, MGW phục hồi gửi một chỉ dẫn “in service” để MSC dừng
timer đang chạy.
7.CẬP NHẬT VỊ TRÍ
GIỚI THIỆU
Sự cập nhật xảy ra khi:
 Khi một UE/MS được mở trên cùng một vùng, như là trước đó
nó đã tắt.
 Khi một thuê bao di động chuyển vùng, di chuyển một cách tự
do trong mạng GSM/WCDMA.
 Khi một MS/UE tắt trong vùng dịch vụ MSC/VLR
 Khi MS/UE được yêu cầu bởi mạng để gửi một bản tin đăng kí
tại những khoảng cách biết trước.
Vì mạng biết vị trí của MS/UE, nên nó cho phép thuê bao di động nhận
cuộc gọi bất cứ khi nào anh ta có mặt.
Để giữ hệ thống được cập nhất với các thông tin vị trí hiện hành của
thuê bao, MS/UE phải thông báo với hệ thống bất cứ khi nào nó thay đổi vị trí. Một vị
trí vùng (location area) bao gồm một hoặc một vài tế bào mà MS/UE có thể di chuyển
xung quanh mà hệ thống không cần cập nhật vị trí của nó. Một vị trí vùng được điều
khiển bởi một hoặc một vài bộ điều khiển trạm cở sở (BSC) hoặc bộ điều khiển mạng
vô tuyến (RNC), nhưng chỉ có máy chủ MSC. Một máy chủ MSC có thể điều khiển
nhiều hơn một vị trí vùng.
VLR sử dụng báo MAP để giao tiếp với HLR và lấy ra một thông tin vị
trí. Tất cả các báo hiệu MAP sử dụng SCCP và các nút SCCP là địa chỉ sử dụng
GT.(Global Title).
MS/UE gửi IMSI tới MSC/VLR, trên cở sở là chuỗi theo chuẫn E.212.
Nó không phải là số được quay trong mạng điện thoại. Để VLR giao tiếp được với
HLR thì IMSI phải được sửa đổi sang dạng MGT. Nếu như các nhà điều hành mạng

70
chấp nhận sự chuyển vùng quốc tế, thì các bản tin cập nhật vị trí sẽ được gửi giữa các
nhà điều hành, sử dụng PSTN, và khi đó sẽ không thể có sơ đồ đánh số dạng E.212.
MCC và MNC thì được chuyển sang CC và NDC tạo thành MGT. CC và NDC là một
phần của sơ đồ ISDN/PSTN. Các chuỗi số MGT mới dựa trên cở sở E.214, có dạng
CC+NDC+MSIN. CC nhận biết mã quốc gia và NDC nhận biết mạng. MGT chỉ sử cho
việc cập nhật ví trí.

Hình 7.2 Chuyển đổi IMSI-MGT.


SCCP được dùng để hỗ trợ các bảng tin báo hiệu giữa mạng lõi và BSC.
Một chức năng người dùng của SCCP được gọi là BSSAP thì đã được ra.
Cả kết nối định hướng và kết nối phi hướng đều được hỗ trợ bởi BSSAP.
PHÂN TÍCH CHUỖI SỐ IMSI
Bất cứ một thỏa thuận chuyển vùng được ra, thì thông tin chuyển đổi
IMSI tới MGT phải được xác định trong mỗi MSC/VLR; điều này là cần thiết cho việc
xác định các thuê được nắm giữ bởi PLMN.
Phân tích các chuỗi số IMSI cũng đưa ra thông tin tới MS/UE, thiết bị
mà được cho phép thực hiện trong mạng PLMN hiện hành. Điều này có thể khác nhau
từ thỏa thuận chuyển vùng này tới thỏa thuận chuyển vùng khác.

71
Hình 7.3 Phân tích chuỗi số IMSI.
Hình trên thể hiện các câu lệnh và một vài chỉ số để xác định một thỏa
thuận chuyển vùng mới. Chỉ số M chỉ sự sửa đổi từ IMSI tới MGT. Chỉ số ANRES xác
định những cái mà MU/EU với IMSI = 262 02 21 thì được cho phép làm. Các tùy chọn
ANRES có thể được tìm thấy trong thông tin ứng dụng AI cho dữ liệu điện thoại di
động.
Có hai chỉ số ANRES được chú ý là:
 ERIS
 MAPVER
Cả hai đều liên quan tới các thỏa thuận báo hiệu MAP giữa VLR và
HLR.
Trong hình 7.3, IMSIS 262 02 21 được chuyển đổi tới MGT 49 172 21
bằng chỉ số M, M=7-49 172 21.MGT là định dạng quốc tế.
Để hỗ trợ sự truyền dẫn giữa VLR và HLR, các chỉ số ERIS và
MAPVER là rất quan trọng:
 ERIS thì được dùng để xác nhận rằng HLR sẽ hỗ trợ Số cá nhân,
Immediate Call Itemzation, Originating Intelligent Network, và
Dual MSISDN.
 MAPVER chỉ ra phiên bản MAP mà sử dụng để hỗ trợ giao tiếp
với HLR. MAPVER-1 nghĩa là MAP phiên bản 2 được sử dụng.
Một vài chỉ số khác thì là các chỉ số bắt buộc, nhưng không phục vụ cho
việc cập nhật vị trí. Chúng sẽ được thảo luận trong những phần sau.
Bảng phân tích chuỗi số IMSI thì được tạo cho một bên hoạt động và
bên không hoạt động; sự thay đổi được tạo ra phía bên không hoạt động và được
chuyển mạch. Các câu lệnh chính được sử dụng là: MGIZI, MGICI, MGIAI, MGIAR
và MGISP.
Khi tín hiệu cập nhật vị trí MAP gửi đi, chỉ số NP trong SCCP thì đươc
cài lên giá trị mặc định, NP=7.NP=7 nghĩa là số được dùng là một MGT.

72
Hình 7.4 phân tích định tuyến MGT, IMSI
Hình trên một thể hiện cái nhìn tổng quát về IMSI và sự phân tích định
tuyến MGT.
Chú ý câu lệnh C7GSI chỉ được dùng cho báo hiệu ITU-T; ANSI thì
dùng lệnh S7TSI.
C7GSI:TT=0,NP=7,NA=4,NS=49,GTRC=1; ! MGT GERMAN SUBSCRIBERS !
C7GSI:TT=0,NP=1,NA=4,NS=49,GTRC=4; ! HLR/VLR GERMAN !
Hình 7.5 Dữ liệu phân tích GT cho cập nhật vị trí
Phân tích GT thể hiện như trong hình 7.5, sử dụng GTRC = 1 cho một
chuỗi số, NS=49 để thực hiện cập nhật vị trí (NP=7). Dòng lệnh với NP=1, GTRC=4
được dùng cho sự giao tiếp giữa VLR và HLR, sự cập nhất vị trí được đưa ra ở đây.
Một chú ý quan trọng là nếu như phân tích GT mà NP=7 không tồn tại
thì việc cập nhật vị trí sẽ không được thực hiện.
Trong thực tế, hai dòng lệnh trên được yêu cầu cho tất cả thỏa thuận
chuyển vùng tồn tại, ngoài ra, dữ liệu phải được thêm vào vào khi một HLR mới được
lắp đặt trong mạng PLMN.
Nếu một PLMN có nhiều hơn một HLR, các chuỗi số phải được mở
rộng để xác nhận một cách duy nhất HLR riêng biệt có liên quan.
Trong báo hiệu ANSI, phân tích GT phải được xác định như sau:
S7TSI:GTS=gts,GTRC=gtrc,RI=GT;
S7TSI:GTS=gts,GTRC=gtrc,RI=SS,LSS=lss;
Với ANSI, NP và TT được lấy từ hệ thống, phụ thuộc vào sự lưu trữ của
các chỉ số NA và M, lúc phân tích IMSI.
Nếu như VLR và HLR là một nút, một bộ chỉ báo định tuyến của hệ
thống con RI (RI=SS) và một hệ thống con cục bộ LSS sẽ được xác định, dòng lệnh thứ
hai.
CHUYỂN VÙNG
Nguyên tắc chuyển vùng GSM hiện tại cũng áp dụng cho WCDMA.
Trong nhiều vùng diện tích, sự bao phủ sẽ được cung cấp bởi cả hai mạng truy cập vô

73
tuyến GSM và WCDM. Mặc dù WCDMA sẽ cung cấp các dịch vụ mở rộng so với
GSM, nhưng vẫn tồn tại các dịch vụ được cung cấp bởi cả hai mạng.
BỘ PHẬN XÁC NHẬN VÀ LỰA CHỌN KHÓA THỎA THUẬN
(Authentication and Key Agreement- AKA)
Một nguyên tắc chung, máy chủ MSC thực hiện WCDMA AKA cho các
thuê bao WCDMA với các thiết bị có khả năng WCDMA AKA , và nếu nó thành công,
sự bảo mật sẽ được thiết lập.
Máy chủ MSC thực hiện AKA cho các thuê bao GSM và WCDMA với
các thiết bị đầu cuối không có khả năng WCDMA AKA , nếu thành công, sự bảo mật
GSM được thiết lập.
Khi các bộ ba (triplet) được lưu trữ trong máy chủ MSC (được nhận từ
HLR hoặc từ VLR) và thông tin classmark của MS/UE chỉ ra thiết bị đầu cuối R98
(không có khả năng WCDMA AKA ), thì GSM AKA được sử dụng.
Khi các bộ ba được lưu trữ cho thuê bao trong máy chủ MSC được nhận
từ VLR liên kết và thông tin classmark chỉ ra thiết bị đầu cuối R99+ (có khả năng
WCDMA AKA), các vectơ xác nhận mới được yêu cầu từ HLR.
Khi các bộ ba cho thuê bao được lưu trữ trong máy chủ MSC được nhận
từ HLR (thuê bao GSM) và thông tin classmark của MS/UE chỉ ra thiết bị đầu cuối
R99+, thì GSM AKA được sử dụng.
Khi một bộ năm được lưu trữ cho thuê bao trong máy chủ MSC (được
nhận từ HLR hoặc VLR) và các thông tin classmark của MS/UE chỉ ra thiết bị đầu cuối
R98- , thì GSM AKA được dùng. Khi bộ năm được lưu trữ cho thuê bao trong máy chủ
MSC được nhận từ HLR hoặc VLR và các thông tin của MS/UE chỉ ra thiết bị đầu cuối
R99+, thì WCDMA AKA được khởi tạo bằng máy chủ MSC. Điều này có nghĩa rằng
sự thử thách xác nhận WCDMA được gửi tới thuê bao và sự đáp trả WCDMA được
yêu cầu, nhưng sự trả lời GSM cũng được chấp nhận nếu như nó được gửi trên mạng
vô tuyến GSM. Sự trả lời GSM sẽ thể hiện trong bảo mật GSM. Trường hợp này xảy ra
với sự xác nhận của thuê bao WCDMA mà các thiết bị đầu cuối R99+ không có khả
năng WCDMA AKA.

Hình 7.6 khả năng chuyển vùng giữa HLR AUC/ VLR/ Radio access/ SIM card/ ME

74
Hình 7.6 thể hiện cách khách hành với mà GSIM hoặc USIM có thể truy
cập hệ thống.
Một thuê bao WCDMA thì có thể chuyển vùng trong các mạng GSM và
đạt được dịch vụ. Thuê bao sẽ có được các mức chức năng như nhau như các thuê
GSM, ở đây thì các chức năng WCDMA riêng biệt sẽ không được hỗ trợ khi chuyển
vùng trong các mạng GSM. Trong trường hợp một thiết bị di động R99+ để đạt được
các dịch vụ thông qua truy cập mạng GSM, sự xác nhận WCDMA và khóa thỏa thuận
được ứng dụng. Sự xác nhận WCDMA thì được thực thi và khóa mã hóa GSM được
lấy từ vectơ xác nhận WCDMA (WCDMA Authentication Vector). Trong trường hợp
ME là R98-, khóa thỏa thuận xác nhận GSM được áp dụng và sự xác nhận GSM được
thực hiện. Nếu một WCDMA AV được sử dụng, thì yêu cầu dữ liệu được đưa ra.
Vì WCDMA là một sự phát triển của GSM, nên một thuê bao GSM có
thể chuyển vùng trong mạng WCDMA và nhận được dịch vụ. Mạng lấy ra dữ liệu xác
nhận hoặc mã hóa từ GSM AV được cung cấp bởi GSM HLR/AUC. Xác nhận GSM và
khóa thỏa thuận được sử dụng.
CẬP NHẬT VỊ TRÍ THÔNG THƢỜNG
Khi MS/UE bật trong một vùng diện tích phục vụ MSC/VLR hoặc khi
MS/UE phát hiện mà sự nhận dạng vị trí vùng thì khác so với lưu trong thẻ sim, thì nó
sẽ thực hiện cập nhật vị trí.
Nếu IMSI thì không được tổ chức trong VLR, VLR yêu cầu thông tin
thuê bao từ HLR, nơi mà thuê bao của MS được nắm giữ. Khi một thuê bao mới đưa ra,
thuê bao đó thuộc về một HLR, và nó sẽ thành một khác viếng thăm bất cứ khi nào nó
mở trên một vùng diện tích phục vụ MSC/VLR.
MS/UE gửi ISMI tới MSC/VLR, số này không phải là số được quay
trong mạng điện thoại. Để VLR giao tiếp với HLR, IMSI phải được sửa đổi thành MGT.
MGT được dùng để định tuyến tín hiệu MAP qua mạng lưới SCCP từ một VLR tới
HLR của thuê bao.

Hình 7.7 Cập nhật ví trí


Hình 7.7 thể hiện ví dụ của sự cập nhật ví trí thông thường, các bước
thực hiện được nói ngắn gọn như sau:

75
1. Máy chủ MSC/VLR nhận một yêu cầu cập nhật vị trí từ MS. IMSI
được gửi từ MS/UE tới máy chủ MSC. Ngoài ra, MSC/VLR yêu cầu
sự xác nhận và mật mã. Do đó, khuyến cáo nên TMSI thay vì dùng
IMSI để bảo mật.
2. VLR kiểm tra sự xác thực của IMSI đó và tính khả dụng của dữ liệu
người dùng. Như MS/UE được bật hoặc MS/UE thay đổi diện tích
phục vụ MSC, VLR có yêu cầu dữ liệu khách hàng từ HLR.
3. Máy chủ MSC/VLR chuyển đổi IMSI thành MGT. MGT này cho
phép máy chủ MSC/VLR tìm ra HLR, dữ liệu người dùng được nắm
giữ ở đây.
4. MGT được phân tích trong bảng chuyển đổi GT và trong bảng định
tuyến GT.
5. Chức năng MTP được dùng để vận chuyển bản tin MAP yêu cầu cập
nhật vị trí tới HLR.
6. HLR kiểm tra, nếu như thuê bao đang chuyển vùng trong một diện
tích được cho phép thì HLR lưu giữ địa chỉ MSC/VLR mới, truy cập
dữ liệu thuê bao và chèn dữ liệu thuê bao (Insert Subscriber Data) tới
MSC/VLR với cùng một phần báo hiệu SS7. Nếu cần thiết thì
MSC/VLR cũ sẽ hủy toàn bộ thông tin của MS/UE đang được phục
vụ bởi một MSC/VLR mới.
7. VLR lưu trữ dữ liệu người dùng và gửi bản tin thông báo cập nhật vị
trí tới MS.
Trong trường hợp các MSC/VLR hợp tác cập nhật vị trí, thì phương
pháp xác nhận trong một máy chủ MSC/VLR mới có thể sử dụng dữ liệu bảo mật
MS/UE được lấy từ máy chủ MSC/VLR trước đó. Một phương pháp cập nhật ví trị
khác được gọi là cập nhật ví trí có chu kỳ (periodic location updating). Trong giao diện
không gian, dữ liệu riêng biệt mạng vô tuyến được gửi. Một trong những dữ liệu đó là
chu kì thời gian, mà trong đó MS/UE phải gửi một yêu cầu “LU” chỉ ra rằng, nó là một
chu kỳ để cập nhật cơ sở dữ liệu VLR.
MGIDI:BTDM=….., GTDM=….;
Ở đây có một bộ định thời ẩn sẽ làm tách IMSI để thuê bao không thực
thi bất cứ chu kỳ LU nào. Sau một khoảng thời gian giới hạn nào đó, dữ liệu sẽ được
xóa trong VLR, và nhường chỗ cho dữ liệu một chu kì LU mới (tái đăng kí tự động).
MGADI:TDD=….;
Phần periodic location updating có thể đọc thêm ở
đây:http://2g3g.blogspot.com/2009/09/1_6717.html
NGẮT IMSI
Trong các hệ thống thông tin quảng bá (broadcast) trên kênh điều khiển
(giao diện không gian), MS/UE nhận thông tin trên IMSI, chức năng đấu nối/ngắt thì
được dùng hoặc là không. Nếu được dùng, MS/UE phải thông báo cho mạng khi nó vào
trạng thái không hoạt động (ngắt).
Phương pháp ngắt được sử dụng như hình 7.8:
1. tại thời điểm tắt nguồn, khi thẻ sim tháo ra, MS, UE báo cho một
kênh báo hiệu.
2. MS/UE sử dụng kênh báo hiệu này để gửi bản tin ngắt IMSI tới
MSC/VLR.
3. Trong VLR, một cờ ngắt IMSI được bật lên cho thuê bao đó, điều
này loại bỏ các cuộc gọi đến thuê bao đó.

76
Hình 7.8 Ngắt IMSI.
NỐI IMSI
Nối IMSI là một phần bổ xung của phương pháp ngắt IMSI. Nó được sử
dụng bởi thuê bao để thông báo với mạng rằng nó đã vào trạng thái hoạt động và nó
vẫn ở vị trí đó. Nếu như MS/UE thay đổi vị trí vùng khi tắt, một sự cập nhật vị trí thông
thường phải diễn ra khi nó được mở lên.
Phương pháp này diễn ra theo các bước như hình 7.9
1. MS/UE yêu cầu một kênh báo hiệu.
2. MSC/VLR nhận một bản tin yêu cầu cập nhật vị trí từ MS/UE chỉ ra
rằng mục đích của bản tin đó là để nối IMSI.
3. MSC/VLR thiết lập nối IMSI trongVLR. Thiết bị động sẵn sàng cho
điều khiển cuộc gọi thông thường.
4. VLR trả lại một báo nhận tới MS.

Hình 7.9 Nối IMSI.

77
XÁC NHẬN - AUTHENTICATION
SỰ TẠO RA BỘ BA GSM.
AUC tạo ra sự xác nhận dữ liệu mà mã hóa dữ liệu phù hợp với ETSI và
các thông số kĩ thuật GSM.
Mục đích của đặc điểm bảo mật xác nhận là để bảo vệ mạng tránh khỏi
người vô danh sử dụng. Nó cũng cho phép bảo vệ các khách hàng PLMN bằng việc từ
chối người xâm nhập mạo dành quyền người dùng.
Xác nhận dữ liệu thì được sử dụng để đảm bảo rằng thuê bao truy cập hệ
thống là được người dùng cấp phép, và không một người nào dùng IMSI giống nhau.
Mã hóa dữ liệu được dùng để đảm bảo sự bảo mật được giữ trên các trên
truyền vật lý. Mã hóa ngăn chặn thông tin người dùng và báo hiệu trước những người
không có phép sử dụng.
KHÁI NIỆM BỘ BA
Khi một nhà điều hành kết nối một thuê bao mới tới mạng di động, sự
xác nhận dữ liệu duy nhất được đưa ra ở AUC. Dữ liệu này được dùng để tạo “bộ ba”
cho các khách hàng. Bộ ba đó được gửi tới HLR (và từ đó tới VLR) và được dùng khi
kiểm tra nhận dạng của thuê bao mỗi khi giao tiếp với hệ thống GSM. Ngoài ra, các bộ
ba được dùng đễ mã hóa câu thoại được truyền hoặc dữ liệu trên các đường không gian.
Trách nhiệm chính của AUC là thực hiện các yêu cầu bộ ba từ HLR cho
quá trình xác nhân và mã hóa.
CÁC PHẦN CỦA BỘ BA
Một bộ ba gồm các phần:
 RAND: Một số 128 bit ngẫu nhiên (RANDom)
 Kc: Một khóa mã hóa 64 bit, dựa trên cơ sở thuật toán GSM A8,
sử dụng RAND và mã xác thực bí mật (Ki) làm đầu vào.
 SRES: Một số đáp ứng có dấu 32 bit là kết quả của sự tính toán,
dựa trên cở sở thuật toán GSM A3 sử dụng RAND và Ki làm đầu
vào.
Sự tạo ra bộ ba đặt trong khối AGEN của AUC.
PHƢƠNG PHÁP XÁC THỰC GSM
Mục đích của việc xác nhận hay xác thực là để bảo vệ mạng khỏi người
dùng không được cho phép. Phương pháp này được áp dụng tại mỗi sự đăng kí, thiết
lập cuộc gọi, cập nhật vị trí, và các dịch vụ bổ xung khác. Xem hình 7.10.

4.So sánh SRES được nhận từ MS với SRES 2. tính toán SRES và Kc
trong bộ ba, nếu chúng giống nhau thì truy cập
được chấp nhận
Hình 7.10 Thủ thuật xác thực
1. MSC/VLR phát RAND tới MS
2. MS/UE tạo ra kí hiệu SRES sử dụng RAND được nhận cộng với mã
thuê bao Ki và thuật toán A3 trong AUC.
3. Kí hiệu SRES được gửi ngược trở về MSC/VLR và được kiểm tra.

78
PHƢƠNG PHÁP MÃ HÓA GSM
Mục đích của mã hóa là đảm bảo tính cá nhân của thông tin người dùng
(thoại, dữ liệu, báo hiệu) khi được chuyển đổi trên giao diện mở như giao diện vô tuyến.
Toàn bộ thoại và dữ liệu thì được mã hóa, và toàn bộ được kết hợp
thông tin báo hiệu như IMEI, IMSI, ngoại trừ lần đầu tiên thuê bao dùng. Sau đó, khóa
mã hóa được lưu trong thẻ SIM và sẽ được sử dụng thường xuyên. Phương pháp này
thể hiện trong hình 7.11.

Hình 7.11 Thủ thuật mã hóa.


Các bước thực hiện như sau:
1. Một bản tin đưa ra “ chế độ mã hóa” (M) cùng với Kc được gửi tới
BTS.
2. Bản tin “chế độ mã hóa” được chuyển tiếp tới MS.
3. M cùng với Kc (được tính toán trước khi được nhận RAND) và số
khung TDMA thì được fed lại trong thuật toán mã hóa A5.
4. Bản tin được mã hóa M được gửi tới BTS.
5. M, Kc, số khung TDMA được mã hóa thì được fed thông qua thuật
toán giải mã A5.
Nếu như việc giải mã M thành công thì bản tin “hoàn thành chế độ mã
hóa” được gửi tới MSC. Toàn bộ thông tin trên giao diện không gian sẽ được mã hóa.
Có thể đọc thêm ở đây:http://www.teletopix.org/gsm/how-
authentication-center-auc-works-in-gsm/
SỰ TẠO RA BỘ NĂM WCDMA
So sánh với GSM, quá trình thiết lập khóa và xác thực mới được đưa ra
bởi WCDMA AUC cải tiến những đặc trưng của việc xác thực thuê bao tới mạng và
việc mã hóa dữ liệu của khách hàng.
Nó cũng cho phép sự xác thực của mạng tới khách hàng và tích hợp của
báo hiệu được chuyển đổi trên kênh vô tuyến.
HLR thiết lập GSM và WCDMA AKA và nó cho phép thực hiện cả hai
bộ phận này. Các vectơ WCDMA mới (bộ năm) và các vectơ xác thực GSM (bộ ba)
được lưu trữ trong HLR. Vectơ xác thực được yêu cầu tới AUC, từ nơi chúng được tạo

79
ra và khi một yêu cầu xác nhận dữ liệu từ VLR/SGSN, và các yêu cầu đó được phân
phát từ HLR.
Các bản tin yêu cầu xác nhận dữ liệu từ VLR/SGSN hướng tới HLR thì
được thiết lập để điều khiển xác nhận dữ liệu WCDMA và GSM. Một bản tin mới riêng
biệt cũng được thiết lập cho việc giao tiếp với AUC, được gọi là “các vectơ xác nhận
gửi” (Send Authentication Vectors). HLR điều khiển các thủ thuật đồng bộ mà được
thiết để đảm bảo sự phục hồi nhanh chóng nếu có bất kỳ lỗi đồng bộ xảy ra giữa thiết bị
động và AUC.
Để cung cấp thông tin xác nhận tới người dùng WCDMA đang chuyển
vùng trong mạng GSM, HLR lấy các bộ ba GSM từ bộ năm WCDMA được cung cấp
bởi AUC. Danh sách bộ xác thực bao gồm bộ ba xác thực (Rand, SRES, Kc) hoặc bộ
năm (Rand, XRES, CK, IK, AUTN).
KHÁI NIỆM BỘ NĂM
Quá trình tạo ra bộ ba trong GSM AUC rất giống với WDCMA AUC
cung cấp sự xác nhận và mã hóa dữ liệu dữ liệu trong dạng của các vectơ xác nhận tới
HLR. Một vectơ xác nhận được biết như một bộ năm, và nó thay thế cho bộ ba.
CÁC PHẦN BỘ NĂM
Các bộ năm được tạo ra bởi AUC theo yêu cầu từ HLR. Một bộ gồm 5
phần:
 Thử ngẫu nhiên (RANDom challenge): là một chuỗi 128 bit
được tạo ra bởi AUC và được dùng như một đầu vào để tạo các
phần khác của bộ năm. Nó có độ dài và chức năng giống như
RAND của GSM.
 Đáp trả mong đợi (XRES): từ 32 tới 128 bit, được dùng để xác
nhận thuê bao mạng. Nó thì tương tự như SRES trong GSM
nhưng độ dài thay đổi và lớn hơn.
 Khóa mật mã (CK): 128 bit, được dùng đễ mã hóa dữ liệu gửi
qua giao diện vô tuyến. CK có độ dài lớn hơn Kc của GSM.
 Khóa tích hợp (IK): Cung cấp sự bảo mật báo hiệu giữa thuê bao
di động và MSC/VLR, một chức được biết như là “bảo vệ tích
hợp truyền tin” (Signaling Integrity Protection) thì được dùng
với thành phần thông tin IK. 128 bit IK cho phép tiếp nhận đối
tượng để chứng nhận rằng dữ liệu truyền thì không được sữa đổi
theo những cách không cho phép, vì nó được gửi bằng đối tượng
gửi. Điều này cũng cho phép kiểm tra gốc tích của dữ liệu được
nhận chính xác theo yêu cầu.
 Mã thông báo xác nhận (AUTN): Được dùng để xác nhận mạng
tới thuê bao.
SỰ XÁC NHẬN VÀ KHÓA THỎA THUẬN
HLR sẽ lưu giữ giá trị bộ năm được phân phát bởi AUC, và sau đó phân
phát giá trị đó tới WCDMA MSC/VLR theo yêu cầu. SQN là một số được dùng để
nhận biết “freshness” của một bộ năm.WCDMA không cho phép tái dùng các bộ năm.
SQN và RAND được sử dụng cùng nhau với khóa thuê bao bí mật K, khi đó được lưu
trữ trong bộ nhận dạng các dịch vụ người dùng USIM, được đặt trong thiết bị di động
của người dùng, và khóa quản lý xác nhận AMF như đầu vào để kết hợp với các chức
năng tạo khóa và xác thực để đạt được một bộ năm.
Mạng phục vụ SN chuyển tiếp các giá trị RAND và AUTN tới thiết bị di
động, và tại đó có vài hoạt động được thực hiện.
 Giá trị AMF thì được nhận một cách trực tiếp từ AUTN: Sử
dụng K được lưu trữ trong USIM và RAND được nhận trên các

80
giá trị bao gồm trong AUTN, từ đó AK được rút ra. SQN được
rút ra từ AUTN.
 Giá trị được mong muốn MAC (XMAC) được nhận từ RAND, K,
SQN, và AMF. Nếu như nó phù hợp với giá trị được nhận, mạng
thì được xác nhận tới người dùng. Tại cùng một thời điểm,
“freshness” của bộ năm được kiểm tra bằng SQN.
 Với giá trị RAND và K được nhận, USIM sẽ có được RES.
 RES được gửi ngược về SN và được so sánh với XRES được
nhận từ HLR. Nếu chúng phù hợp, sự xác nhận người dùng tới
mạng là thành công. Trong suốt thời gian này, USIM sẽ tính toán
CK và IK để sử dụng từ sau đó (xác nhận thành công) cho việc
bảo mật dữ liệu trên giao diện không gian.
Xem hình 7.12.

Hình 7.12 Xử lý xác nhận và khóa thỏa thuận


MSC/VLR không biết không biết người dùng là một USIM hoặc SIM
trước khi nhận được các vectơ xác thực cho người dùng. Các bộ năm được nhận cho
người dùng USIM hoặc bộ ba cho người dùng SIM.
Có thể đọc thêm ở đây:
https://www.google.com.vn/#q=authentication+and+key+agreement+in+WCDMA
8. CUỘC GỌI TỪ THUÊ BAO DI ĐỘNG
TỔNG QUÁT
Trong chương này, trao đổi dữ liệu được yêu cầu để cho phép để miêu tả
một cuộc gọi di động gốc. Nhiều phần sẽ được phân tích như, Số B, ngăn chặn truy cập,
phân tích định tuyến tương tự như chương trước, do đó, có một vài sự khác biệt và mới
mẻ sẽ được thảo luận chi tiết.
GSM
Hình 8.2 thể các nút và thông tin có trong một cuộc gọi gốc.

81
Hình 8.2 cuộc gọi di động gốc ( khởi phát) trong GSM.
Các bước xảy ra như sau:
1. MS gửi một bản tin cài đặt cuộc gọi tới MSC, bao gồm
một dung lượng mang GSM (GSM BC), số B, và các
thông tin miêu tả số B. Các thông tin miêu tả này bao
gồm: kiểu số B (B-number type), sơ đồ đánh số NP.
GSM BC mô tả kiểu dịch vụ được yêu cầu cho cuộc gọi,
ví dụ như: cuộc gọi thoại, cuộc gọi fax, cuộc gọi dữ liệu.
GSM BC được chuyển thành mã dịch vụ cở cở (Basic
Service Code - BASC), đây chính là đầu vào cho việc
phân tích các dịch vụ viễn thông, xác định kiểu cuộc gọi
để MSC/VLR hỗ trợ.
2. Quá trình phân tích được đặt trong MSC/VLR, trước đó
thì một tuyến rời đi đã được chọn.
3. Cuộc gọi được định tuyến tới các mạng khác theo số B và
phân tích khung định tuyến.
WCDMA
Giả sử rằng, UE lắng nge thông tin hệ thống trong tế bào (cell), và nó đã
được đăng kí trong máy chủ quản lý cell đó, UE cố gắng tạo ra một cuộc gọi, chi tiết
thể hiện qua hình 8.3.
Luồng bản tin thiết lập cuộc gọi cho một cuộc gọi gốc WCDMA được
chuyển mạch kênh được. Giả sử rằng, mạng kết nối dựa trên ATM và sử dụng kết nối
nén AAL2ATM để vận chuyển dữ liệu.

82
Hình 8.3 Cuộc gọi đi động gốc trong WCDMA
Các bước xảy ra như sau:
1. UE yêu cầu mạng để cài đặt một kết nối tới bên B trong một
mạng khác. Bản tin yêu cầu này được chuyển trên giao diện
không gian tới RNC, và được gọi là bản tin cài đặt. Bản tin cài
đặt gồm có: số được quay B và các thông tin về kiểu dịch vụ
được yêu cầu ( dung lượng mang WCDMA).
2. RNC gửi bản tin cài đặt tới máy chủ với các thông tin cần thiết
cho việc hoàn thành thiết lập cuộc gọi. Số của bên được gọi và
kiểu cuộc gọi thì được phát đi. Sau đó, MSC phân tích và tìm ra
rằng cuộc gọi là cuộc gọi thoại tới mạng khác.
3. MSC chiếm giữ toàn bộ các nguồn được yêu cầu trong vùng diện
tích nó điều khiển. Sau đó, MSC liện hệ với MGW tại biên của
mạng lưới kết nối. Một bản tin chiếm giữ nguồn được gửi tới
MGW được chọn này trong thứ tự chiếm các nguồn để hoàn
thành kết nối.
4. MGW thông báo rằng các nguồn cần thiết thì đã được dành riêng.
Một bản tin báo nhận được gửi tới máy chủ MSC.
5. Máy chủ MSC thông báo với RNC rằng thiết lập cuộc gọi đang
được tiến hành với một bản tin tiến hành cuộc gọi.
6. Máy chủ MSC yêu cầu RNC để thiết lập một kết nối chuyển
mạch ảo SVC hướng tới MGW được chọn với bản tin thiết lâp
(ASSIGNMENT message)
7. RNC phát tín hiệu qua mạng ATM tới MGW được chọn và thiết
lập một kêt nối AAL2 với bản tin ERQ (Establishment ReQuest)
8. MGW thông báo thiết lập kết nối AAL2 tới RNC bằng việc gửi
một bản tin ECF (Establishment Complete). Cả RNC và MGW
đều được kích hoạt với các nguồn AAL2. Một kết nối ảo bây giờ
vẫn tồn tại từ UTRAN tới MGW.

83
9. RNC thông báo với máy chủ MSC bằng bản tin hoàn thành thiết
lập (ASSIGNMENT COMPLETE), rằng là kết nối chuyển ảo đã
được thiết lập.
10. Máy chủ MSC thiến hành pha thiết lập cuộc gọi bằng việc liên
hệ với máy chủ chuyển tiếp. Máy chủ chuyển tiếp có trách nhiệm
kết nối truyền tin tới mạng lưới chuyển mạch bên ngoài. Điều
này được thược hiện bằng bản tin khởi tạo địa chỉ IAM, bản tin
bao gồm thông tin định tuyến hoàn chỉnh.
11. Máy chủ chuyển tiếp liên hệ với MGW và dữ trữ các nguồn rời
đi (outgoing) cần thiết hướng tới mạng PSTN bằng việc gửi bản
tin chiếm giữ nguồn.
12. MGW trả lời yêu cầu chiếm giữ bằng thông báo máy chủ chuyển
tiếp rằng các nguồn cần thiết đã được chiếm giữ. Một bản tin báo
nhận được gửi tới máy chủ chuyển tiếp.
13. Máy chủ phát tiến hành giao tiếp với mạng bên ngoài theo tứ tự
để điều khiển cuộc gọi tới bên B. Bản tin IAM được chuyển tiếp
tới mạng PSTN.
14. Mạng bên ngoài thừa nhận đã nhận một địa chỉ và thiết lập cuộc
gọi đang tiến hành bằng cách gửi bản tin ACM.
15. Máy chủ chuyển tiếp thông báo với máy chủ MSC rằng thiết lập
cuộc gọi đang tiến hành tới bên B bằng cách gửi bản tin ACM.
16. Máy chủ MSC yêu cầu MGW kết nối các nguồn dữ trự ngược về
( hướng về phía bên A). Các mã và các nguồn khác được dữ trữ
cho toàn bộ đường rời khỏi bên A.
17. Máy chủ MSC thông báo RNC rằng bên B đã đáp trả. UE sẽ
được nhận bản tin đáp trả và tạo ra một âm đáp trả.
18. khi bên B trả lời cuộc gọi, mạng bên ngoài truyền tín hiệu này tới
máy chủ chuyển tiếp bằng cách gửi bản tin trả lời.
19. Máy chủ chuyển tiếp gửi bản tin đó (bản tin trả lời) tới máy chủ
MSC, với ý nghĩa rằng bên B đã trả lời cuộc gọi. Máy chủ MSC
sẽ tiến hành thủ thuật kết nối tới bên A.
20. Máy chủ MSC yêu cầu các đường kết nối đã thiết lập từ MGW,
và một đường thoại được thiết lập tại mạng lưới kết nối. Các
nguồn MGW đã được chiếm giữ bằng bản tin chiếm giữ từ trước.
21. MSC yêu cầu RNC kết nối cuộc gọi tới UE bằng bản tin kết nối.
22. UE thừa nhận kết nối.
Khi việc thiết lập cuộc gọi UMITS hoàn thành, UE giao tiếp với bên B
qua WCDMA RAN và mạng lõi WCDMA tới mạng bên ngoài.
CUỘC GỌI TỪ THUÊ BAO DI ĐỘNG TỚI PSTN

84
Hình 8.5 Cuộc gọi từ thuê bao di động
1. MS/UE gửi một bản tin cài đặt gồm các thông tin cần thiết (Số
B, Số A, …) tới MSC/VLR. Sự xác nhận IMSI được thực hiện
bằng bản tin quản lý đi động, được phân tích trong MSC/VLR.
Xem hình 8.5
2. Sự xác nhận được thực hiện tại MSC, nếu như mạng có sự thiết
lập đó. Sự mã hóa được khởi tạo và IMEI được xác nhận bởi EIR.
Chú ý là mã hóa và xác nhận là tùy chọn và được định ra bởi
nhà điều hành mạng. Toàn bộ sự xác nhận được thực hiện bằng
bộ ba hoặc bộ năm. Khóa mã hóa WCDMA dài hơn so với GSM.
Để cung cấp sư bảo mật truyền tín hiệu giữa người dùng và
MSC/VLR (server), một chức năng được biết là bảo vệ tích hợp
truyền tin với một thành phần mới là IK. Mã mới là mã thông
báo xác nhận AUTN cũng được đưa ra. XRES thay thế SRES có
chức năng giống SRES trong GSM, và RAND cũng như thế.
Xem hình 8.5

85
Hình 8.6 Cuộc gọi từ thuê bao di động.
3. MSC nhận bản tin thiết lập cuộc gọi từ MS/UE. MSC kiểm tra
xem thuê bao có phải là không được hỗ trợ dịch vị không, ví dụ
như và cấm các cuộc gọi đi (chức năng này có thể được kích
hoạt bởi thuê bao hoặc nhà điều hành). Nếu chức năng cấm
không được kích hoạt thì cuộc gọi được thiết lập. Nếu cuộc gọi
là thoại, thì GSM/WCDMA BC chỉ ra là “thoại”. Các chỉ số
được chuyển sang mã dịch vụ cở sở BASC. BASC là đầu vào
của việc phân tích dịch vị viễn thông, khi đó xác định kiểu cuộc
gọi để MSC/VLR hỗ trợ. Xem hình 8.6
4. WCDMA: Sự chọn lựa cỗng được thực hiện. Trước tiên, chức
năng chọn lựa MGW trên các mức ứng dụng tiến hành chọn lựa
kiểu truy cập và xác định nhóm MGW thuận lợi. Tiếp theo, chức
năng chọn lựa cỗng trên mức RMP phân tích thông tin được
nhận từ ứng dụng (kiểu cuộc gọi) và chiểm giữa MGW cần thiết
trên cở sở cách thức khả dụng. Toàn bộ các nguồn cần thiết trong
MGW được dành riêng.
5. WCDMA: MSC thông báo RNC rằng thiết lập cuộc gọi đang
được tiến hành. MSC yêu cầu RNC thiết lập một kêt nối chuyển
mạch ảo tới MGW được chọn với bản tin RAB ASSIGMENT
REQ.
6. WCDMA: RNC truyển tín hiệu tới MGW đuợc chọn, với bản tin
ERQ (yêu cầu thiết lập), trên mạng ATM để thiết lập kết nối
AAL2.
7. WCDMA: MGW được chọn thông báo RNC với bản tin ECF
(hoàn thành thiết lập), rằng là AAL2 được thiết lập xong. Cả
RNC và MGW đều hoạt động với các nguồn kết nối AAL2. Một
kết nối ảo bây giờ vẫn tồn tại giữ UTRAN và MGW.

86
8. WCDMA: RNC thông báo MSC rằng SVC đã được thiết lập với
bản tin hoàn thành thiết lập (ASSIGNMENT). Sự thiết lập bên
người dùng đã xong. ( 3  8 xem hình 8.6)

Hình 8.7
9. Nếu dịch vụ viễn thông được hỗ trợ trong tổng đài thì VLR kiểm
tra nếu như thuê bao có dịch vụ thuê bao riêng. Thông tin về thuê
bao UE được lấy từ việc phân tích số IMSI, thông tin bao gồm:
OBA,CBA và NATMS. Chỉ số OBA được dùng là đầu vào của
việc phân tích số B. Nó xác định gốc bắt đầu phân tích số B.
10. Phân tích số B được mang trong hai trạng thái. Trạng thái thứ
nhất là phân tích trước (pre-analysis) số B và sau đó là phân tích
số B. Phân tích trước số B hoạt động như một bộ lọc sau đó là
một bộ chọn. Vì là phân tích trước nên nó cho phép giảm số
lượnng các gốc được dùng để phân tích số B. Các thông tin bổ
xung được chứa trong bản tin thiết lập gốc từ UE là BNT và sơ
đồ đánh số, được dùng trong phân tích trước để phân biệt dạng
của của B được nhận. (9  10 xem hình 8.7)

87
Hình 8.8 Phân tích số B và khung định tuyến.
11. Từ việc phân tích trước số B, các gốc cho việc phân tích số B
OBA được lấy ra. Việc phân tích số B tạo ra một sự phân tích số
được quay. Điều này cho ra một lượng dữ liệu phân tích lớn mà
được dùng cho các bảng phân tích khác như phân tích định tuyến
và phân tích tính cước. Ở ví dụ này, việc phân tích số B cho ra
khung định tuyến RC=1 và khung tính cước CC = 4.
12. Nếu cuộc gọi không bị ngăn cấm, một đầu ra từ việc phân tích số
B chính là RC =1. Chỉ số này được phân tích trong phân tích
khung định tuyến để xác định tuyến rời đi cho cuộc gọi được tiến
hành. Các hướng tuyến khác nhau có thể được chọn và việc rẽ
nhánh có thể được thực hiện trên các chỉ số đầu vào,như yêu cầu
phương tiện truyền dẫn (TMR). Trong ví dụ này, cuộc gọi thoại
yêu cầu bộ lọc phản hồi EC (Echo Canceller). TMR được lấy từ
bản tin thiết lập cuộc gọi và được dùng như một chỉ số rẽ nhánh
để điều khiển chức năng bộ lọc phản hồi. (11  12 xem hình
8.8).
13. WCDMA: Một tuyến đường đi hướng tới một nhóm cỗng MGG
đã được xác định trong phân tích khung định tuyến.
GSM: Một tuyến đường đi hướng tới PSTN được xác định trong
phân tích khung định tuyến.
Sự xác định một tuyến đường là một nhóm các thiết bị mà chúng
có cùng các phẩm chất như nhau, ví dụ như: đích đến, kiểu dịch
vụ, hệ thống báo hiệu, và một vài đặc tính khác.
Chú ý là việc phân tích số A được thực hiện trên những nguyên
tắc như nhau (phân tích trước số A và phân tích số A). Việc phân
tích số A dùng để định tuyến số A khác nhau tới các đích khác nhau.
Nó cũng có thể được dùng để hạn chế một chuỗi số A gọi đến một

88
đích xác định (chặn số) hoặc xác định khung tính cước khác nhau
cho các thuê bao quốc gia hoặc quốc tế. CC trong phân tích số B
được dùng làm đầu vào cho việc phân tích tính cước, nơi mà điều
kiện rẽ được dùng để phân biệt cước, phụ thuộc vào kiểu cuộc gọi.
(CHISI,CHABI,CHASI,CHCSI)

Hình 8.9 Thiết lập kết nối tới thuê bao mạng được gọi
14. Sự phân tích số B được làm xong, một tuyến đường rời đi được
xác định. Sau đó, MSC/VLR có sự thiết lập kết nối tới mạng
thuê bao được gọi (PSTN) bằng việc sử dụng hệ thống báo hiệu
số 7 thông qua cỗng GMSC (13  14 xem hình 8.9)

Hình 8.10 Các bản tin báo nhận, kết nối và đáp trả.
15. Tất cả các nguồn cần thiết tới thuê bao được gọi thì được dành
riêng, bản tin đáp trả được gửi tới MS/UE, thông báo này chỉ ra
rằng thuê bao được gọi đã được tìm thấy và đang rảnh rỗi. Tiếng
chuông được tạo trong tổng đài phía thuê bao B.

89
16. Khi thuê bao B trả lời, MSC gửi một bản tin kết nối tới MS/UE
để chỉ ra rằng cuộc gọi đã được chấp nhận.
17. MS/UE gửi một bản tin báo nhận ngược trở lại MSC qua RNC.
Kết nối giữa thuê bao A và thuê bao B bây giờ đã được kích hoạt.
(15  17 xem hình 8.10)
CUỘC GỌI KHẨN CẤP
Các cuộc gọi thuê bao di động khẩn cấp được điều khiển như các cuộc
ưu tiên cao nhất. Chúng nhận được sự ưu tiên khi yêu cầu dung lượng bộ xử lý và tại sự
chiếm giữ đường trung kế đi. Cuộc gọi khẩn cấp được thiết lập tương tự từ cơ sở dung
lượng trường hợp cuộc gọi từ UE với sự chấp nhận rằng một vài chức năng được yêu
cầu hoặc bị bỏ qua phụ thuộc vào sự thiết lập cuộc gọi khẩn cấp liên quan tới một vài
chỉ số thay đổi. Ví dụ số khẩn cấp 112, khi số này được quay, thì dịch vụ quản lý kết
nối (Connection Management Service) yêu cầu bản tin từ UE chỉ ra đây là một cuộc gọi
khẩn cấp. Bản tin này gửi từ thiết bị di động nhưng không phải bản tin thiết lập cuộc,
mà nó được gọi là thiết lập khẩn cấp (EMERGENCY SETUP).

Hình 8.11 Cuộc gọi khẩn cấp


Khi MSC/VLR nhận bản tin thiết lập khẩn cấp, nó tiến hành kiểm tra số
IMSI. Nếu không có IMSI được tìm thấy (không có thẻ USIM), thì sự hoán đổi
EMCNOIMSI điều khiển cho phép hoặc không cho phép cuộc gọi. Ví dụ như:
MGEPC:PROP=EMCNOIMSI-1; ( Thiết lập cuộc gọi khẩn cấp được
cho phép mà không có IMSI)
Với MS/UE không được đăng ký trong MSC/VLR (Sự cập nhật ví trí
không được thực hiện). Cuộc gọi có thể được cho phép thực hiện phụ thuộc vào sự
hoán đổi chỉ số EMCNOLU.
MGEPC:PROP=EMCNOLU-1; ( thiết lập cuộc gọi khẩn cấp được
cho phép khi sự cập nhật ví trí không được thực hiện)

90
Với MS/UE được đăng kí, phương pháp bảo mật được yêu câu và liên
quan tới một vài chức năng như xác nhận và mã hóa. Nếu sự xác nhận bị lỗi thì cuộc
gọi tiến hành bằng mọi cách mà không cần mã hóa.
Để hoàn tất phương pháp bảo mật liên quan tới một vài chức năng khác,
thủ thuật điều khiển nhận dạng thiết bị được đưa ra. Hai thuộc tính liên quan tới chức
năng này thì được kiểm tra, đó là : IMEICONTROLEMR và IMEIROUTGRYEMR.
Sau khi nhận được yêu cầu từ MS/UE để thiết lập cuộc gọi, sự phân tích
dịch vụ viễn thông được thực hiện cho cuộc gọi khẩn cấp.
Đầu cuối của mã kết thúc chọn lựa ES (End of Selection code) được tạo
ra bằng khối chức năng MTA:
ANESI:ES=2290,F=30,M=0-9000;
ANESI:ES=2577,F=30,M=0-9000;
 2290 nếu như cuộc gọi được thiết lập với một thẻ USIM
 2577 nếu như không có thẻ USIM trên UE.
Mã ES được chuyển thành số B, khi đó được phân tích trong bản số B.
Đầu ra của sự phân tích này là một khung định tuyến RC.
Việc định tuyến cuộc gọi khẩn cấp được xác định bằng RC, chỉ số định
tuyến gốc (RO) và chỉ số vùng khẩn cấp EA. Các trung tâm khẩn cấp có thể được tác
động phụ thuộc vào hạng EA bằng câu lệnh MGCEC/MGAAC. Hạng EA được xác
định trên một cụm diện tích.

Hình 8.11
Cụm diện tích/cell nơi MS/UE được đặt xác định chỉ số RO và EA. CO
xác định gốc tính cước.

Hình 8.12 Dữ liệu cụm diện tích (WCDMA).

91
Hình 8.13 Dữ liệu cụm diện tích (WCDMA)

Hình 8.13 Dữ liệu (GSM)


Phân tích số B được khởi động và RC được tìm ra. Ví dụ:
ANBSI:B=30-900,L=5,BNT=2,RC=90;
Phân tích định tuyến được thực hiện và một mã ES được suy ra. Sự phân
nhánh được định rõ trên các vùng khẩn cấp khác nhau. Ví dụ:

Việc phân tích ES được được thực hiện và số B được trả về. Ví dụ:
ANESI:ES=2601,F=30,M=0-9112; !Số B vùng khẩn cấp 1 !
ANESI:ES=2602,F=30,M=0-9113; !Số B vùng khẩn cấp 2 !
Định tuyến cuộc gọi khẩn cấp tới trung tâm khẩn cấp được thực hiện với
số B. Với cách này mỗi vùng khẩn cấp có một mã ES. Hai đặc tính APPCI và
APPSEPCI xác định rõ nếu như nhận dạng cell (CI) gốc được nối với nhau hoặc không
bị chia nhỏ tại điểm cuối của số trung tâm khẩn cấp. Điều này cho phép chuyển tiếp mã
nhận dạng cell tới mạng. Nhiều thông tin liên quan tới các thuộc tính chuyển đổi được
chỉ ra như là AI (Application Information) 1/APT.
Sau khi chiếm giữ đường rời đi, UE được thông báo rằng việc thiết lập
cuộc gọi được tiến hành.
Một giao diện A/Iu cho việc truyền dẫn thoại hướng tới BSS/WCDMA
RAN. BSS/WCDMA RAN được yêu cầu để gán một kênh dung lượng tới giao diện
không gian. Sau đó trung tâm khẩn cấp nhận một chỉ dẫn từ BSS/WCDMA RAN rằng
kênh dung lượng được gán thành công. Cuộc gọi được thiết tới trung tâm khẩn cấp.

92
MS/UE được thông báo khi trung tâm khẩn cấp đáp trả lại. Sau đó,
MS/UE được thông báo khi bên B trả lời. MS/UE báo nhận thì cuộc gọi khẩn cấp được
thiết lập.
Nếu thuê bao di động quay số khẩn cấp quốc gia thay vì dùng mã khẩn
cấp (112),thì cuộc gọi sẽ được thiết lập như một cuộc điện thoại thông thường. Cuộc
gọi được chấp nhận nếu số khẩn cấp quốc gia đó không bị chặn bởi việc phân tích ngăn
chặn truy cập.
(Đọc thêm ở đây: http://en.wikipedia.org/wiki/Emergency_telephone_number)
9.CUỘC GỌI TỚI THUÊ BAO DI ĐỘNG TỪ PSTN/ISDN
TỔNG QUAN
Điểm khác biệt lớn nhất giữa cuộc gọi tới thuê bao di động và cuộc gọi
tới thuê bao PSTN hoặc ISDN là vị trí của thuê bao di động không được biết. Do đó,
MS/UE phải được chỉ định ra trước khi một kết nối được thiết lập.
Một cuộc gọi tới một thuê bao GSM/WCDMA trong một mạng phải
thông qua cỗng GMSC. Một cỗng GMSC là giao diện giữa một PLMN và một mạng
khác. Trong chương này trước tiên tìm hiểu về các chức năng của GMSC, sau đó miêu
tả cách một cuộc gọi được điều khiển trong mạng GSM/WCDMA được thiết lập bởi
Ericsson.

Hình 9.2 Các nút trong cuộc gọi di động (GSM)


Ví dụ thể hiện bản tin thiết lập cuộc gọi cho cuộc gọi chuyển mạch kênh
WCDMA. Giả sử mạng lưới kết nối dựa trên cơ sở ATM và sử dụng các kết nối nén
AAL2 ATM để vận chuyển dữ liệu người dùng.

93
Hình 9.3 Cuộc gọi từ PSTN (WCDMA).
1. Một thuê bao của mạng ngoài tạo một cuộc gọi thoại tới một
thuê bao WCDMA. GMSC nhận một yêu cầu cuộc gọi từ mạng
bên ngoài. Bản tin được nhận chính là bản tin địa chỉ khởi tạo
(IAM).
2. Để hoàn thành cuộc gọi, GMSC phải lưu giữ toàn bộ các nguồn
được yêu cầu trong vùng diện tích nó nắm giữ. GMSC liên hệ
với MGW riêng biệt tại biên của mạng lưới kết nối. Bản tin dữ
trữ nguồn được gửi tới MGW được chọn để chiếm giữ các nguồn,
hoàn thành kết nối phía PSTN.
3. MGW thông báo rằng các nguồn đã được dành riêng. Một ban
tin thừa nhận được gửi tới GMSC.
4. GMSC yêu cầu thông tin định tuyến từ HLR với một bản tin SRI
(SEND ROUTING INFORMATION). Số bên được số gọi (số
thuê bao di động) được lấy ra từ bản tin IAM. Tất cả thuê bao có
một bản lưu trong HLR, nơi này lưu giữ các thông tin vị trí hiện
thời. Một phần thông tin vị trí hiện thời là địa chỉ máy chủ MSC
(địa chỉ VLR).
5. HLR yêu cầu một MSRN từ máy chủ MSC, nơi mà thuê bao
đang hiện diện. Điều này được thực hiện qua bản tin cung cấp số
chuyển vùng (PROVIDE ROAMING NUMBER). Số chuyển
vùng này được kết hợp với số nhận dạng thuê bao được gọi.
6. Máy chủ MSC trả lời yêu cầu đó với bản tin kết quả cung cấp số
chuyển vùng (PROVIDE ROAMING NUMBER RESULT). Số
chuyển vùng bây giờ được xem như là số B.
7. HLR bây giờ hồi đáp yêu cầu của GMSC. Bản tin kết quả thông
tin định tuyến được gửi đi với địa chỉ hoàn chỉnh của bên B.
8. Dựa trên các thông tin định tuyến được nhận, GMSC gửi một
yêu cầu cho việc thiết lập cuộc gọi tới MSC. Bản tin IAM bao
gồm một tham chiếu tới MGW được chọn.

94
9. MSC yêu cầu sự dành riêng các nguồn trên MGW, nơi mà kết
nối phía PSTN đã được thiết lập.
10. MGW thông báo với MSC về việc dành riêng các nguồn lớp kết
nối.
11. Khi các nguồn đã được dành riêng, MSC yêu cầu RNC để tác
động tới bên B (to page B-party) và dành riêng một tuyến mang
truy cập vô tuyến RAB (Radio Access Bearer) hay nói cách là
dành cho một kênh dung lượng vô tuyến. Khi mà tuyến đường
vô tuyến được thiết lập thì bản tin cài đặt được phát tới UE.
12. RNC thông báo sự tác động và RAB thành công với bản tin
thông báo cuộc gọi.
13. MSC yêu cầu MGW để phân bổ bộ chuyển mã với bản tin dành
riêng bộ chuyển mã.
14. MGW thông báo sự dành riêng một bộ chuyển mã.
15. MSC yêu cầu RNC để thiết lập một kết nối ATM hướng tới bộ
chuyển mã trong MGW. Một kết nối AAL2 thì được khởi tạo.
16. RNC truyền tín hiệu qua mạng ATM tới MGW được chọn và
thiết lập một kết nối AAL2 (bằng bản tin ERQ).
17. MGW thông báo kêt nối AAL2 được thiết lập hướng tới
RNC(bằng bản tin ECF). Một kết nối ATM ảo vẫn tồn tại từ
WCDMA RAN tới MGW.
18. RNC thông báo MSC rằng kết nối chuyển mạch ảo được thiết lập
với bản tin hoàn thành thiết lập.
19. RNC thông báo MSC rằng bên B đã đáp trả lại (tín hiệu chuông).
20. MSC truyền tín hiệu tới GMSC rằng thiết lập phía bên B đã hoàn
thành (ACM).
21. GMSC truyền tín hiệu tới mạng bên ngoài rằng sự thiết lập cuộc
gọi phía bên B đã xong (Một bên sẽ nghe tiếng chuông).
22. Bên B trả lời cuộc gọi. UE gửi bản tin kết nối tới MSC qua RNC.
23. MSC báo nhận bản tin kết nối.
24. MSC yêu cầu kết nối phía MGW.
25. MSC truyền tín hiệu hướng tới GMSC rằng bên B đã trả lời cuộc
gọi.
26. GMSC yêu cầu MGW kết nối hướng tới mạng bên ngoài.
27. GMSC truyền tín hiệu tới mạng ngoài rằng bên B đã trả lời cuộc
gọi. Và cuộc hội thoại bắt đầu.
GMSC (MÁY CHỦ GMSC)
GIỚI THIỆU
Một GMSC kết nối mạng với mạng khác cho một cuộc gọi di động. Nó
là một điểm đầu tiên nhận cuộc gọi tới thuê bao di động trong PLMN. Hơn nữa, GMSC
cần thiết cho tất cả các cuộc gọi di động bởi vì một nhiệm vụ của nó là tìm ra vị trí của
thuê bao từ HLR.
GMSC có những đặc trưng sau:
 Nó bao gồm một sự tích hợp chức năng được sử dụng cho việc
lấy thông tin vị trí thuê bao từ HLR. Vị trí đưa ra bao gồm địa
chỉ MSC/VLR nơi mà thuê bao đang đặt ở đó.
 Nó chỉ sử dụng cho cuộc gọi tới thuê bao di động, mặc kệ là
cuộc di động gốc hoặc PSTN/ISDN gốc.
 Với Ericsson, nó được thiết lập với tổng đài hệ thống chuyển
mạch số Ericsson (AXE) với hệ thống con chuyển mạch di động,

95
nó có thể được tích hợp trong MSC/VLR. MSS là một phần mềm
hệ thống con.
CẤU TRÚC AXE CỦA ERICSSON
CÁC HỆ THỐNG CON
Một GMSC bao gồm các hệ thống con của hệ thống điều khiển AXE
(APZ) và một số hệ thống con của hệ thống chuyển mạch AXE và nền bộ nguồn
(RMP). Hệ thống con chính APT mà thiết lập các chức năng cỗng điện thoại là MSS.
Hình 9.4.

Hình 9.4 Các hệ thống con trong GMSC của Ericsson.


Trong một GMSC, MSS thiết lập cỗng và các chức năng tái định tuyến
chuyển vùng, bao gồm báo hiệu MAP.
 Tái định tuyến chuyển vùng - Đây là chức năng có trách
nhiệm cho việc tái định tuyến một cuộc gọi đến phù hợp
với thông tin được nhận từ HLR.
 GMSC có thể tái định tuyến cuộc gọi tới MSC/VLR, nơi
mà thuê bao được gọi có ở đó hoặc một số C nào đó
trong trường hợp cuộc gọi được chuyển tiếp.

96
 Nó cũng bao gồm các chức năng cho việc tính phí và
phân phối thông báo tới thuê bao A trong trường hợp
chuyển tiếp cuộc gọi.
 Chưc năng MAP - Chức năng này có trách nhiệm cho các
thủ thuật báo hiệu với HLR.
 Các chức MAP hỏi HLR về các thông tin tái đinh tuyến.
CẤU TRÚC PHẦN CỨNG
Cấu trúc phần cứng của một GMSC hoặc một MSC/VLR cần
thiết có thiết bị đặc biệt:
 Các bộ chống phản hồi được lắp đặt cho cuộc gọi thoại từ
PSTN hoặc ISDN. Bộ lọc phản hồi phía ISDN chỉ cần
thiết khi ISDN định tuyến cuộc gọi mà xuất phát từ
PSTN.
 Các bộ ghép kênh được dùng làm giao diện giữa thiết bị
báo hiệu SS7 và HLR.

Hình 9.5 Cấu trúc phần cứng của GMSC hoặc MSC (BYB 501)
Chú ý là: kết nối giữa MSC và RNC được thực hiện qua MGW. Các
bảng ALI được dùng để kết nối MSC với MGW.
CUỘC GỌI TỪ ISDN TỚI MS/UE
GIỚI THIỆU
Trong phần này, một cuộc gọi từ thê bao ISDN tới thuê bao di động
được miêu tả. Sử dụng lại ví dụ, vai trò của các nút sẽ được giải thích. Ngoài ra, sự giải
thích cở bản về chuyển đổi dữ liệu cũng được nói đến.
Thuê bao di động được gọi từ ISDN có số mạng tích hợp dịch vụ trạm di
động (MSISDN) là 49 172 2011111. Số B được quay trong định dạng quốc tế.

97
THUÊ BAO A (ISDN) QUAY SỐ B (MSISDN)

Hình 9.6 Thuê bao A quay số MSISDN


Các số được quay thì được chuyển từ mạng ISDN của thuê bao A tới
cỗng GMSC của PLMN.
CHUYỂN ĐỔI DỮ LIỆU CHO GMSC
Trước khi tìm hiểu sự thiết lập cuộc gọi trong ví dụ, cần thiết phải phân
tích sự chuyển đổi dữ liệu GMSC.
Dữ liệu địa chỉ gọi riêng: Mỗi thành phần mạng trong mạng
GSM/WCDMA phải có địa chỉ ý nghĩa quốc tế hoặc một địa chỉ cuộc gọi riêng (Own
Calling Address) cho truyền dẫn báo hiệu SS7.

Hình 9.7 Dữ liệu địa chỉ gọi riêng


OPI (OPeration Instruction) “điện thoại di động, địa chỉ gọi riêng, xác
định” thì được dùng để xác định địa chỉ cuộc gọi riêng của cho GMSC.
Phân tích trƣớc dữ liệu: Các mạng GSM/WCMA phải có thể giao tiếp
với các mạng khác mà có sự khác nhau về sơ đồ đánh số. Để làm việc cùng nhau, một
vài chỉ số bổ xung phải được phát đi với số thuê bao trong báo hiệu thiết lập cuộc gọi.
Các chỉ số đó, như gốc B (BO), gốc A (AO) chỉ ra tuyến dữ liệu đến, được dùng như
đầu vào phân tích trước. Xem hình 9.8.

98
Hình 9.8 Phân tích trước và phân tích số của dữ liệu số B.
Tiếp theo là các tùy chọn thay thế có thể cho các chỉ số đầu vào trong
bản tin địa chỉ khởi tạo IAM.
Bộ chỉ báo sơ đồ đánh số NAPI:
0- Dự trữ
1- PSTN/ISDN (E163/E164)
2- Dữ liệu
3 tới 15 - Dữ trữ
Kiểu số B BNT:
0 - Được dành riêng
1 - Số quốc tế
2 - Kiếu số B không được nhận biết
3 - Số thuê bao
4 - Số ý nghĩa quốc gia
5 tới 10 - Dữ trữ, tiêu chuẩn sử dụng
11 tới 15 - Dữ trữ, quốc tế sử dụng
Để đinh rõ sự phân tích trước số B, các OPI được dùng là:
“Phân tích trước số A, dữ liệu, chuyển đổi”
“Phân tích trước số B, dữ liệu, chuyển đổi”
Tuyến dữ liệu: Tuyến dữ liệu gán các đặt tính tới một tuyến riêng biệt.
Hình 9.9 thể hiện tuyến dữ liệu được yêu cầu cho một tuyến tới HLR sử dụng MAP
phiên bản 1 và các dịch vụ phụ Ericsson.

Hình 9.9 dữ liệu tuyến


Để kích hoạt chức năng tích hợp, phần mềm tích hợp tuyến tới HLR
phải được xác định. Dữ liệu phải được cung cấp để điều khiển tái định tuyến MSRN

99
hoặc số B khi thuê bao kích hoạt chuyển tiếp cuộc gọi. Chi tiết của các chỉ số đó được
đưa ra trong thông tin ứng dụng AI dành cho chức năng khối tích hợp chuyển vùng
máy chủ GMSC (GRI). Để xác định phần mềm tích hợp tuyến tới HLR, sử dụng OPI
“tuyến lưu giữ dữ liệu, kết nối”.
Để kích hoạt chức năng tái định tuyến chuyển vùng, một phần mềm
tuyến tái định tuyến chuyển vùng máy chủ GMSC với kiểu thiết bị GRR cũng cần được
xác định và không cần tới chỉ số nào.
Các tuyến tới ISDN và MSC/VLR cũng phải xác định, nơi thuê bao di
động hiện thời có mặt. Hai thiết bị cần thiết là:
 Một trong các tuyến tới ISDN bao gồm các bộ lọc phản hồi. Chú
ý rằng bộ lọc phản hồi phía ISDN chỉ cần thiết khi cuộc gọi xuất
phát từ một PSTN tương tự.
 Một tuyến khác tới MSC mà không cần tới bộ lọc phản hồi
(thiết bị UDP).
Phân tích định tuyến: Các thiết bị được kết nối tới các tuyến, bước tiếp
theo là xác định phân tích tuyến cho các tuyến mới, sử dụng OPI “Phân tích dữ liệu
tuyến, chuyển đổi”. Xem hình 9.10.

Hình 9.10 Phân tích dữ liệu tuyến


Phân tích số B: Dữ liệu được mô tả trong phần này được dùng để xác
định các bản phân tích số B. Một ví dụ cho việc phân tách của bản phân tích số B thể
hiện trong hình 9.11.

Hình 9.11 Phân tích dữ liệu số B


OPI được sử dụng để điều chỉnh bản phân tích số B là “phân tích dữ liệu
số B, chuyển đổi”.
ĐIỀU KHIỂN CUỘC GỌI GMSC
Trở lại với ví dụ: Bản tin thiết lập cuộc gọi đến từ ISDN thì được nhận
trong GMSC. Hình 9.12.

100
Hình 9.12 Bản tin thiết lập cuộc gọi được nhận trong máy chủ GMSC.
Một bản tin thiết lập cuộc gọi đươc gửi tới (máy chủ) GMSC. Bản tin
này được phân tích trong sự phân tích dịch vụ viễn thông để kiểm tra nếu như dịch vụ
được yêu cầu thì được đưa ra bởi mạng.
Phân tích trƣớc số B: Nếu như dịch vụ được hỗ trợ, thì việc phân tích
trước số B thì được bắt đầu trong gốc được xác định bởi chỉ số BO trên tuyến đến. Bản
tin định tuyến trong ví dụ này gồm:
Số B 49 172 2011111
NAPI=1
BNT =1
Các thành phần này được truyền tới khối chức năng đăng kí RE cùng
với dữ liệu tuyến đến, như là BO=0. Khối đăng kí RE khởi tạo phân tích trước số . Kết
quả của việc phân tích trước này được áp dụng tới bảng phân tích số B và được dùng
trong phân tích số B.

Hình 9.13 Phân tích trước số B

101
Phân tích số B: Kết quả của phân tích số B là khung định tuyến RC.
Khung định tuyến RC thì được phân tích trong bản phân tích định tuyến để tìm ra tuyến
đường tương ứng.

Hình 9.14 Phân tích số B.


Phân tích định tuyến:

Hình 9.15 Phân tích định tuyến.


Phân tích số B (49 172 2011111) có kết quả là RC=60. RC 60 chỉ ra một
phần mềm tuyến với kiểu thiết bị tích hợp chuyển vùng (máy chủ) GMSC (GRI).
Tuyến tích hợp GRI được dùng để lấy số chuyển vùng trong MSC/VLR, nơi mã thuê
bao đang chuyển vùng. Số chuyển vùng được dùng để định tuyến cuộc gọi tới đích của

102
nó. Chỉ số BO trên tuyến GRI xác định gốc, nơi mà số chuyển vùng sẽ được phân tích
sau khi hỏi. Ví dụ:
EXROI:R=GRI1,DETY=GRI;
EXROI:R=GRI1,BO=8,...;
Khối GRI dùng số B được nhận trong việc phân tích SCCP để tìm ra địa
chỉ HLR nơi mà thuê nao đăng kí. Số B sẽ luôn được gửi trong dạng quốc tế để đơn
giản hóa việc phân tích SCCP. Chỉ số NA (Nature of Address) trong SCCP tương ứng
với chỉ số BNT trong phân tích số B.

Hình 9.16 Phân tích SCCP


Khung định tuyến tiêu đề toàn cục đưa ra điểm báo hiệu của HLR và
bản tin yêu cầu thông tin báo hiệu được gửi bởi MTP tới HLR.

Hình 9.17 Bản tin yêu cầu thông tin định tuyến được gửi

103
CHUYỂN ĐỔI DỮ LIỆU HLR
Trước khi tìm hiểu tìm hiểu thiết lập cuộc gọi ở HLR, chuyển đổi dữ
liệu HLR cần được phân tích.
Dữ liệu địa chỉ cuộc gọi riêng: OPI “HLR, địa chỉ cuộc gọi riêng, xác
định” thì được dùng để xác định địa chỉ cuộc gọi riêng cho HLR.
Các thuộc tính chuyển đổi HLR: Các thuộc tính chuyển đổi cho HLR
cho phép nhà điều hành thiết lập các sự thay đổi bên trong, để thích ứng với sự thay đổi
của thị trường. Có một vài chức năng thay đổi khác nhau, như : xác nhận, ngăn chặn
cuộc gọi, điều kiện đăng nhập:
 Toàn bộ danh sách thuộc tính HLR được được liệt kê trong AI.
“Bộ thích nghi chuyển đổi thay đổi được HLR”.
 Để thiết lập các thuộc tính chuyển đổi, OPI “HLR, thuộc tính
chuyển đổi, chuyển đổi” được dùng.
 Một ví dụ của một thuộc tính chuyển đổi mà có thể được thay
đổi bằng câu lệnh BARMAXREATPWD. Câu lệnh này xác định
số lần lớn nhất mà một password (PIN) có thể được nhập cho
một SIM.
Dữ liệu mẫu và dữ liệu ngƣời dùng: Dữ liệu mẫu và dữ liệu người dùng giống
như được giới thiệu qua một trung tâm quản trị thuê bao, ví dụ: Cỗng yêu cầu dịch vụ
SOG. Có hai cách gán các dịch vụ tới nguời dùng: một là vụ đơn lẻ sau khi một dịch
khác kết nối tới thuê bao và mẫu được xác định trước. Một mẫu bao gồm một nhóm các
dịch vụ, được gói lại để truyền tới người dùng. Thuận lợi khi sử dụng các mẫu là không
cần kết nối từng dịch vụ một tới mọi thuê bao đơn lẻ. Các mẫu được xác định bằng một
sự kết hợp của tần suất sử dụng dịch vụ, lúc đó được gán tới khách hàng như một gói
hoàn chỉnh. Xem hình 9.18.

Hình 9.18 Mẫu dữ liêu thê bao.


Khái niệm này tạo ra một sự dễ dàng để đưa vào các thuê bao khi các
dịch vụ được chuyển giao trong các gói. Khoảng 256 mẫu có thể được xác định. Một
mẫu có thể được thay đổi sử dụng câu lệnh HGSDC.
 OPI được dùng cho thiết lập các mẫu thuê bao là “HLR, Dữ liệu
mẫu thuê bao, chuyển đổi”
 Dải giá trị cho dữ liệu thuê bao thì được xác định trong AI “Sự
thích nghi chuyển đổi có thể thay đổi các chức năng chuyển đổi
chủ” HTRAN.

104
Dữ liệu thuê bao trong HLR có thể được điều chỉnh sử dụng các OPI
sau:
 “HLR, thuê bao di động, kết nối”, để kết nối một thuê bao.
 “HLR, thuê bao di động, hủy kết nối”, để hủy kết nối một thuê
bao.
 “HLR, dữ liệu thuê bao di động, chuyển đổi”, điều chỉnh dữ liệu
thuê bao.
 “HLR, chuyển đổi, khởi tạo”, được sử dụng cho các trạng thái
nơi một thuê bao có thể bị mất hoặc bị ăn cắp SIM và yêu cầu
một sự thay thế.
 Một vài OPI khác liên quan tới OPI này khi hoàn thành quá trình
xử lý giải phóng IMSI cũ và kết nối tới IMSI mới.
 “HLR, vị trí thuê bao di động, khởi động lại” dùng để xóa các
thông tin vị trí cũ. Điều này có thể được bởi O&M trong trường
hợp khách hàng có ý kiến.
Các nhóm dịch vụ cơ sở bao gồm:
 BS20-BSG “Toàn bộ các dịch vụ bất đồng bộ mạch dữ liệu”
 BS30-BSG “Toàn bộ các dịch vụ đồng bộ mạch dữ liệu”
 TS10-BSG “Toàn bộ các dịch vụ thoại”
 TS20-BSG “Toàn bộ các dịch vụ bản tin ngắn”
 TS60-BSG “Toàn bộ các dịch vụ FAX”
 TSD0-BSG “Toàn bộ các dịch vụ thoại bổ trợ”
Chú ý là toàn bộ các dịch vụ bổ xung thì được đưa ra trên BSG cơ sở.
Đầu ra tập tin HLR bao gồm dữ liệu người dùng cố định cho phép nhà
điều hành so sánh dữ liệu được lưu trong HLR và dữ liệu được lưu trong trung tâm bên
ngoài quản trị thuê bao. OPI “HLR, dữ liệu cố định người dùng cho các thuê bao di
động, đầu ra tệp, khởi tạo” được dùng cho mục đích này. Dữ liệu là đầu ra tệp
HPSDFOAFILE. Tệp này phải được xác định trước.

Hình 9.19 Dữ liệu thuê bao HLR.

105
ĐIỀU KHIỂN CUỘC GỌI HLR
HLR nhận bản tin MAP từ GMSC, trong đó bao gồm số MSISDN. Khi
đó HLR được hỏi về thông tin địa chỉ cho MS/UE, một GSM/WCDMA BC cần được
tạo ra. Trong trường hợp này, một ISDN BC nhận được từ ISDN và gửi tới phân tích
dung lượng vật mang chủ. Kết quả là một sự chuyển đổi ISDN BC tới GSM/WCDMA
BC và xa hơn là một sự chuyển đổi mã dịch vụ cơ sở BS. Mã dịch vụ được kiểm tra để
thấy rằng nếu nó được hỗ trợ bởi HLR. Sự kiểm tra để xác định các dịch vụ bị cấm và
các dịch vụ bổ xung. Địa chỉ VLR và IMSI thuê bao bao được gọi được lấy ra từ HSD.
Chức năng tái định tuyến trong HLR yêu cầu MSC/VLR cung cấp số
chuyển vùng. Điều này cho phép GMSC định tuyến cuộc gọi tới MSC/VLR, nơi thuê
bao có mặt, hoặc yêu cầu số C trong trường hợp chuyển tiếp cuộc gọi. HLR gửi bản tin
cung cấp số chuyển vùng tới VLR sử dung phân tích SCCP. Bản tin này bao gồm số
IMSI của thê bao được gọi.

Hình 9.20 Định tuyến SCCP trong HLR

106
CHUYỂN ĐỔI DỮ LIỆU CHO MSC/VLR
Tương tự như HLR, ta cũng cần tìm hiểu chuyển đổi dữ liệu trong
MSC/VLR.
Dữ liệu địa chỉ cuộc gọi riêng: OPI “điện thoại di động, địa chỉ cuộc
gọi riêng, xác định” được dùng để xác định địa chỉ cuộc gọi riêng cho MSC/VLR.
Các thuộc tính chuyển đổi MMS: Các thuộc tính chuyển đổi cho phép
nhà điều hành thiết lập những sự thay đổi bên trong để phù với sự thay đổi của thị
trường. Các chức năng biến đổi như: xác nhận, ngăn chặn cuộc gọi, điều kiện đăng
nhập:
 AI “Dữ liệu điện thoại di động, Sự thích ngi chuyển đổi có thể
thay đổi” gồm danh sách đầy đủ của các thuộc tính chuyển đổi
của MSC/VLR.
 Sử dụng OPI “điện thoại di động, thuộc tính chuyển đổi, chuyển
đổi” để thay đổi các thuộc tính chuyển đổi.
 Một ví dụ của một thuộc tính chuyển đổi mà có thể được chuyển
đổi bằng câu lệnh AUTHENTICATE=1. Điều này xác định sự
chuyển đổi được thực hiện.
Số tuyến chuyển vùng và chuỗi số chuyển vùng: Số tuyến chuyển
vùng được dùng để kết nối số chuyển vùng và số chuyển giao. (OPI: “điện thoại di
động, số chuyển vùng và số chuyển giao, kết nối”). Nó được xác định như sau:
EXROI:R=MRNR0,DETY=MRNR; (các khối TRAN, MRNR)
Trong một phần mềm số tuyến chuyển vùng , một chuỗi số chuyển vùng
và chuyển giao được xác định bởi một nhóm của 100 MSRN.Ví dụ:
MGRSC:R=MRNR0,MSRNS=49 172 500000; (khối MRNR)
Ở đây có 100 thiết bị và mỗi thiết bị được chỉ ra bởi một số MSRN. Ví
dụ 100 MSRN là 49 172 5000000 tới 49 172 5000099.
Việc sử dụng 100 MSRN được xác định như sau:
MGRSC:MSRNS=49 172 50000, USAGE=….; (khối MRNR)

107
 USAGE=HONPERM (chọn lựa các số chuyển vùng được cho
phép)
 INHIB (chọn lựa các số chuyển vùng và chuyển giao bị ngăn
chặn)
 LAKNOWN (Chọn các số chuyển vùng và chuyển giao được
cho phép khi vị trí vùng đã biết)
 LAUNKNOWN (chọn lựa số chuyển vùng và chuyển giao được
cho phép khi vị trí vùng không được biết)
 PERN (Chọn lựa số chuyển vùng và chuyển giao được cho phép)
 RNPERM (chọn lựa các số chuyển vùng được cho phép)
Số MSRN phải được xác định trong phân tích số B và luôn luôn trong
định dạng quốc tế, có nghĩa rằng là phân tích trước số B có thể được bỏ qua. Bước cuối
cùng là kết nối các số chuyển vùng và chuyển giao được xác định.
MGRNI:MSRN=49 172 5000000&&-49 172 000099;
Hình 9.22 thể hiện bộ phận chọn lựa MSRN trong MSC/VLR.

Hình 9.22 Số tuyến chuyển vùng


ĐIỀU KHIỂN CUÔC GỌI MSC/VLR
Bản tin MAP “cung cấp số chuyển vùng”, bao gồm số IMSI được nhận
từ HLR. Bên phía nhận của bản tin, MSC/VLR yêu cầu phân tích dịch vụ viễn thông để
kiểm tra nếu các dịch vụ yêu cầu được chấp nhận. Sau đó, nếu như thuê bao di động
được gọi được đấu nối thì nó phân bổ tạm thời và liên kết một MSRN từ một số chuyển
vùng được xác định và số IMSI. Ví dụ:
EXROI:R=MRNR0,DETY=MRNR;
MGRSI:R=MRNR0,MSRNS=49 172 50000;
MGRSC:MSRNS=49 172 50000,USAGE=PERM;
MGRNI:MSRN=49 172 5000000&&-49 172 000099;

108
Hình 9.23 Phân phối MSRN.
MSRN được gửi ngược trở về GMSC qua HLR trong bản tin MAP sử
dụng nguyên tắc như định tuyến SCCP. Hình 9.24.

Hình 9.24 MSRN được gửi ngược về GMSC.


ĐIỀU KHIỂN CUỘC GỌI GMSC VÀ MSC/VLR
Bản tin MAP bao gồm số chuyển vùng và được nhận bởi GMSC và
được kết thúc trong phân tích SCCP. MSRN được truyền tới phân tích số B, nơi mà nó
được phân tích cơ sở gốc được xác định bởi chỉ số BO và tuyến GRI. Số chuyển vùng
luôn được nhận trong dạng quốc tế, do đó, phân tích trước số B có thể bỏ qua.
Trong phân tích số B, số chuyển vùng được xem xét hoặc nó thuộc về
một MSC của mạng đó, hoặc thuộc về một MSC của PLMN khác. Trong ví dụ của

109
chúng ta, thì số chuyển vùng thuộc về MSC2 và sẽ được định tuyến tới đó. Cuộc gọi thì
được định tuyến tới MSC2 như cuộc gọi thông thường.
Chú ý là: Trong trường hợp kiến trúc chia nhỏ, cuộc gọi thì được định
tuyến tới MSC2 và sẽ xác định một nhóm cỗng media. Sau đó, cỗng media được chọn
sẽ thực hiện việc thiết lập một kết nối tới RNC có liên quan.
Nếu thuê bao di động có sự chuyển vùng trong MSC1, thì một số
chuyển vùng được phân phối từ chuỗi MSRN của nó và được định tuyến chính xác tới
vị trí này. Trong trường hợp đó, MSRN sẽ được kết thúc trong phân tích số B MSC1.

Hình 9.25 Điều khiển cuộc gọi trong GMSC/VLR.


MSC/VLR nhận bản tin IAM, bao gồm số MSRN từ GMSC. Gốc phân
tích trước số B được xác định trong tuyến đến. Xem hình 9.25.
Số B thì được trong dạng quốc tế và sẽ được điều chỉnh (trong gốc 1) và
gửi tới cây phân tích số quốc gia, nơi đây nó được phân tích lại một lần nữa. Sự phân
tích này là sự chia nhỏ để cho phép tách các số chuyển vùng từ số MSISDN. Xem hình
9.26.
Số chuyển vùng được chuyển tiếp tới gốc 8, nơi mà số được điều chỉnh
trước khi nó kết thúc di động MTE cuối cùng trong gốc số 9. Lý do cho sự điều chỉnh
cuối là số đó được cho phép để được kết thúc trong dạng quốc tế (BNT =1). Xem hình
9.26.
Khung phí tổn CC chỉ ra cách mà cuộc gọi sẽ được tính phí.
IMSI được phục hồi với sự giúp đỡ của MSRN từ số tuyến chuyển vùng
và được chuyển đổi thành một con trỏ cho bản lưu dữ liệu thuê bao. MSRN được giải
phóng.
Bản lưu dữ liệu bao gồm các sự phân loại thuê bao, và vị trí vùng của
thuê bao. Một tuyến kết thúc được chiếm giữ.

110
Hình 9.26 Quá trình phân tích trong MSC/VLR
Khởi tạo Paging: Paging có thể được đưa ra trong toàn bộ các cell trong
vùng diện tích hoặc trong vùng dịch vụ, nơi mà MS/UE được đăng kí. Xem hình 9.27.
 Paging được yêu cầu và bộ định thời paging được kích hoạt.
 Đáp ứng paging từ MS/UE

Hình 9.27 Tuyến kết thúc và Paging


Thông báo thiết lập và cuộc gọi: Sự xác nhân có thể được đưa ra ở đây.
IMEI kiểm tra các chức năng và thiết lập chế độ mã hóa được cài đặt.
 Bản tin thiết lập được gửi tới MS/UE.

111
 Thông báo cuộc gọi từ MS/UE.
Gán kênh dung lƣợng vô tuyến: Bản tin yêu cầu kết nối gửi từ MSC
tới RNC.
 RNC truyền tín hiệu tới cỗng MGW được chọn trên mạng ATM
để thiết lập một kết nối AAL2 với bản tin ERQ.
 MGW thông báo tới RNC rằng kết nối AAL2 thì đã thiết lập với
bản tin ECF. Cả RNC và MGW đều được kích hoạt với nguồn
kết nối AAL2. Một kết nối ATM ảo vẫn tồn tại giữa UTRAN và
MGW.
 RNC thông báo với MSC rằng kết nối chuyển mạch ảo được
thiết lập thành công với bản tin hoàn thành thiết lập. Sự thiết lập
phía người dùng đã hoàn thành.
Kết nối: MS/UE gửi bản tin đáp trả khi một tín hiệu chuông được tạo ra
tại MS/UE.
 Một tín hiệu điều khiển chuông thì được gửi tới thuê bao A.
 Khi bên B trả lời, cuộc gọi được kết nối tại bên nhận với bản tin
kết nối. Một tín hiệu được gửi ngược trở lại tới tổng đài thuê bao
A cho việc tính cước.
Xem hình 9.28.

Hình 9.28 Kết nối


10. CHUYỂN GIAO - HANDOVER
GIỚI THIỆU
Chức năng “chuyển giao” điều khiển chuyển giao cùng MSC hoặc
chuyển giao khác MSC.
Chuyển giao cùng MSC cho phép chuyển một cuộc gọi đã được thiết lập
từ một nguồn vô tuyến tới một nguồn khác mà đảm bảo sự liên tục của kết nối MS/UE
trong vùng diện tích phục vụ của cùng một MSC.
Chuyển sao liên MSC cung cấp sự liên tục cho cuộc gọi được thiết lập
khi thuê bao di chuyển khi đang gọi giữa các cell mà được điều khiển bởi các MSC
khác nhau. Chức năng chuyển giao liên MSC không được hỗ trợ trong mạng vệ tinh.
CHUYỂN GIAO GSM

112
Trong suốt một cuộc gọi, độ liên tục tín hiệu MS được nhận từ các cell
lân cận. MS tập hợp các mức độ tín hiệu đó và gửi tới BTS. BTS lại thêm các mức độ
đó vào sự nắm giữ của mình và gửi báo cáo tới BSC.
Các mức độ được đánh giá bởi BSC, khi đó khởi tạo thủ tục chuyển giao
nếu nó dò thấy độ mạnh tín hiệu của một cell thì mạnh hơn các cell còn lại, hoặc là nếu
như trong cell tỉ lệ lỗi bit hoặc sự định giờ tăng lên tới một ngưỡng xác định.
Có ba trường chuyển giao xảy ra trong mạng:
 Chuyển giao cùng BSC: xảy ra trong một cell hoặc giữa hai cell
trong cùng một BSC.
 Chuyển giao liên BSC/ hay chuyển giao cùng MSC: Xảy ra giữa
hai cell khác BSC nhưng cùng MSC.
 Chuyể giao liên MSC: Xảy ra giữa hai cell khác MSC.
Có ba kiểu chuyển giao liên MSC:
 Chuển giao cơ bản
 Chuyển giao kế tiếp ngược về MSC cũ (anchor)
 Chuyển giao kế tiếp tới MSC thứ 3.
CHUYỂN GIAO CÙNG BSC
Thứ tự thực hiện được thể hiện trong hình 10.2, các bước thực hiện như
sau:
1. Trong suốt cuộc gọi, MS đo đạc độ mạnh tín hiệu và chất lượng
trên kênh dung lượng (TCH) nó nắm giữ và độ mạnh của các cell
lân cận. MS tạo ra một giá trị trung bình cho mỗi cell. Cứ hai lần
trên giây nó lại gửi báo cáo đo đạc tới BTS1, cùng với sự đo đạc
từ các cell gần nhất.
2. BTS1 thêm những sự đo đạc đó vào chế độ kênh dung lượng của
mình và gửi tới báo cáo tới BSC. Trong BSC, chức năng vị trí
được kích hoạt để quyết định nếu như cần thiết để chuyển giao
cuộc gọi tới cell khác.
3. Trong trường hợp chuyển giao được yêu cầu, BSC kiểm tra nếu
như có một kênh khả dụng trong cell mong muốn, và nếu đúng
thế thì nó nói với BTS2 trong cell mới để kích hoạt một kênh
dung lượng.
4. BSC yêu cầu BTS1 gửi một bản tin tới MS với thông tin về tần
số, khe thời gian và năng lượng để thay đổi.
5. MS điều chỉnh tần số mới và gửi khối tín hiệu truy cấp trên khe
thời gian riêng của mình.
6. Khi BTS2 dò thấy khối tín hiệu truy cập HO thì nó gửi thông tin
vật lý gồm sự định thời cải tiến tới MS. BTS2 cũng thông báo
BSC bằng việc gửi bản tin dò HO. Một đường dẫn mới qua
nhóm chuyển mạch được thiết lập. Các kết nối được dành riêng
cho chế độ mới.
7. MS gửi bản tin hoàn thành HO.
8. Cuối cùng BTS1 được bảo để xóa TCH cũ.
Trong phương thức chuyển giao cùng BSC, BSC quản lý mọi thứ mà
không có liên quan gì đến MSC. Tuy nhiên, BSC thông báo cho MSC biết rằng chuyển
giao đã được thực thi. Xem hình 10.2.

113
Hình 10.2 Chuyển giao cùng BSC.
CHUYỂN GIAO LIÊN BSC/ HAY CHUYỂN GIAO CÙNG MSC
Nếu MS đi chuyển tới một vùng diện tích được bao phủ bởi một cell
thuộc một BSC khác và một sự chuyển giao thì được yêu cầu, chuyển giao liên BSC
được đưa ra. Trình tự thực hiện mô tả qua hình 10.3, các bước như sau:
1. BSC đưa ra một quyết định cuộc sẽ được điều khiển trong môt
cell mới dựa trên các báo đo đạc. BSC cũ gửi một bản tin yêu
cầu chuyển giao tới MSC, gồm có sự nhận dạng cell mới.
2. MSC biết BSC điều khiển BTS2 và gửi một yêu cầu chuyển giao
tới BSC đó.
3. BSC mới bây giờ yêu cầu BTS2 kích hoạt một kênh dung lượng
TCH, nếu ở đó có một kênh khả dụng.
4. Khi BTS2 được kích hoạt một kênh dung lượng, BSC mới gửi
thông tin thông tin về tần số mới, khe thời gian và công suất tới
MSC.
5. MSC chuyển thông tin này tới BSC cũ.
6. MS được nói để chuyển tới kênh dung lượng mới.
7. MS gửi một khối tín hiệu chuyển giao trên TCH mới đó.
8. BTS2 dò khối tín hiệu chuyển giao, nó gửi thông tin vật lý gồm
năng lượng đầu ra và định thời cải tiến tới MS.
9. BSC mới được thông báo rằng khối tín hiệu chyển giao đã được
nhận, các thông tin nàu được truyền tới MSC, khi đó, thay đổi
đường dẫn trong nhóm chuyển mạch của nó.
10. MS gửi bản tin hoàn thành HO tới BTS2.
11. MSC thông báo cho BSC cũ rằng kênh dung lượng cũ không cần
thiết nữa và vô hiệu hóa nó.
Nếu một cell thuộc về một LAI mới, thì MS phải thực hiện một sự cập
nhật ví trí thông thường sau khi cuộc gọi giải phóng. Xem hình 10.3.

114
Hình 10.3 Chuyển giao liên BSC
CHUYỂN GIAO LIÊN MSC
Chuyển giao MSC có thể được thực hiện sử dụng MAP phiên bản 1, 2
hoặc là 3. Nhiêu chức năng được dùng với MAP v3. Một chỉ số được xác định phiên
bản MAP cở sở để dùng khi thiết lập chuyển giao liên MSC đi tới các MSC mới (non-
anchor).
Các MSC lân cận phải được xác định cho chuyển giao liên MSC.
CHUYỂN GIAO CƠ BẢN
Phương thức chuyển giao cơ sở thực hiện như sau:
1. MS có một kết nối thoại và di chuyển giữa hai vùng MSC phục
vụ khác nhau. BSC đang phục vụ dò thấy rằng một sự chuyển
giao thì cần thiết và gửi bản tin HO tới MSC đang phục vụ
(anchor). Bản tin này bao gồm nhận dạng cell CI của cell đích.

Hình 10.3 Bản tin yêu cầu được gửi đi.

115
2. MSC đang phục vụ nhận bản tin và thực hiện phân tích CI đích.
Nếu cell đó thuộc về một MSC khác (MSC-B), khối MHOC
trong MSC cũ (MSC-A) sẽ điều khiển một thủ tục HO đi tới
MSC đích (MGNMI, MGOCI). “Chuẩn bị chuyển giao” MAP
yêu cầu đóng gói bản tin chuyển giao BSSAP thì được gửi từ
MSC cũ tới MSC mới.

Hình 10.5 Yêu cầu chuẩn bị chuyển giao MAP được gửi đi.
3. Trong MSC B, khối MHIC điều khiển thủ tục HO đến. Một
nguồn vô tuyến rỗi sẽ được phân bổ trong cell đích (yêu cầu HO
và thừa nhận yêu cầu HO báo hiệu với BSC -B).

Hình 10.6 Phân bổ nguồn vô tuyến

116
4. Nếu sự phân bổ kênh vô tuyến thành công, khối HMIC phân bổ
một số HO và gửi bản tin thừa nhận kênh vô tuyến tới MSC-A.
Các số HO có thể phân bổ như một chuỗi số riêng hoặc trong
chuỗi số giống nhau như số chuyển vùng. Ví dụ:
EXROI:R=HOVER0, DETY=MRNR;
MGRSI:R=HOVER0, MSRNS=49 17250003;
MGRSC:MSRNS=49 17250003, USAGE=HONPERM;
MGRNI:MSRN=49 1725000300&&-49 1725000399;
Chú ý: Số chuyển giao được cần chỉ cho chuyển giao cuộc gọi thoại
hoặc dữ liệu. Chuyển giao SMS không yêu câu số chuyển vùng.

Hình 10.7 Phân phối số chuyển vùng.


5. MSC-A yêu cầu thiết lập một kết nối thoại tới MSC-B sử dụng
số HO được nhận trong bản tin “hồi đáp chuẩn bị chuyển giao”
MAP yêu cầu đóng gói “bản tin thừa nhận yêu cầu chuyển
giao”. BO được xác định trong tuyến MHOC được dùng như đầu
vào bản phân tích số B. HO luôn trong định dạng quốc tế, nên
phân tích trước là không cần thiết. Kết nối giữa MSC-A và
MSC-B được thiết lập sử dụng báo hiệu điện thoại thông thường
ISUP. MSC-A gửi câu lệnh HO tới BSC.

117
Hình 10.8 Câu lệnh HO được gửi tới BSC.
6. Khi MS được chuyển mạch trên cell đích, một bản tin “dò
chuyển giao” được đóng gói trong bản tin “Báo hiệu quá trình
truy cập” MAP, và được gửi từ MSC-B tới bên MSC-A. MSC-A
có thể chuyển cuộc gọi tới MSC-B phù hợp với các thuộc tính
chuyển đổi của nó.

Hình 10.9 Bản tin dò chuyển sao BSSAP được gửi đi.
7. Khi HO được hoàn thành trong MSC-B, bản tin “gửi tín hiệu kết
thúc” MAP được gửi tới MSC-A. MSC-A bây giờ sẽ xóa kết nối

118
vô tuyến phía phía A. MSC-B giờ là nguồn điều khiển vô tuyến
chính và được xem là MSC đang phục vụ chứ không phải là
MSC -A nữa. Khối MHIC điều khiển cuộc gọi trong MSC-B cho
đến khi nó được xóa hoặc HO kế tiếp được thực thi. MSC-B có
toàn quyền điều khiển cuộc gọi đến khi cuộc gọi bị xóa.

Hình 10.10 Bản tin “gửi tín hiệu kết thúc” được gửi đi.
Khi MS kết thúc cuộc gọi, nó tiến hành cập nhật vị trí tới MSC/VLR
mới. HLR sẽ cập nhật và thuê bao thì được xóa trong MSC-A/VLR cũ.
CHUYỂN GIAO KẾ TIẾP TRONG MSC-B
Nếu MS di chuyển ngược trở lại, một HO kế tiếp ngược về sẽ được thực
hiện. Khi MSC-A điều khiển cuộc gọi, kết nối thoại tới MSC-B thì không được cần
thiết nữa. MS sẽ phân phối một nguồn vô tuyến trong MSC-A.
Nếu MS di chuyển từ MSC-B tới MSC thứ ba (MSC-C), một chuyển
giao kế tiếp tới MSC thứ ba được thực hiện:
1. MSC-B nhận giá trị CGI của cell đích trong bản tin yêu cầu
chuyển giao từ BSC đang phục vụ. Xem hình 10.11.
2. MSC-B phân tích CGI được nhận để tìm ra MSC. Sau đó, MSC-
B gửi CGI cho cell đang phục vụ, cell đích và địa chỉ MSC-C
cho MSC-A. Xem hình 10.11.
3. Bây giờ MSC-A có đủ các thông tin cần thiết để hỏi MSC-C về
số HO và thực hiện chuyển giao. Nguyên tắc phân tích cũng
giống trường hơp chuyển giao cở bản. Xem hình 10.12.

119
Hình 10.11 Chuyển giao kế tiếp tới MSC thứ ba.

Hình 10.12 Chuyển giao kế tiếp tới MSC thứ ba.


CHUYỂN VÙNG WCDMA
Chuyển giao xảy ra trong mạng khi RNC đang phục vụ cuộc gọi tìm ra
một cell lân cận đưa ra một thông báo tiếp nhận hoặc tham gia vào sự chuyển tiếp.
Quyết định chuyển vùng được dựa trên cở sở sự đo đạc của UE và được hoàn thành bởi
nút B. Năng lượng, suy hao đường dẫn và tỉ lệ lỗi bit là sự đo đạc mà RNC sử dụng như
tiêu chuẩn để khởi tạo thủ tục chuyển giao.

120
Các trường hợp chuyển giao khác nhau mà xảy ra trong mạng:
1. Chuyển giao cùng RNC: chuyển giao trong một cell hoặc giữa
hai cell thuộc cùng một RNC.
2. Tái định vị SRNS/chuyển giao cùng MSC: Chuyển giao giữa hai
cell khác RNC nhưng cùng MSC.
3. Chuyển giao liên MSC.
Trong WCDMA, Sự chuyển giao có thể chia ra là:
 Chuyển giao mềm: Trong chuyển giao mềm (cùng tần số), UE
cùng thuộc hai nút B trong suốt thời gian nó di chuyển giữ các
cell. Khi chế độ kích hoạt, UE liên tục tìm kiếm các nút B mới
trên tần số mang hiện hành. Trong suốt quá trình tìm kiếm, UE
giám sát các mức tín hiệu được nhận từ các trạm cở sở lân cận,
so sánh chúng để thiết lập các ngưỡng, và báo cáo chúng về trạm
cơ sở. Trên cở sở thông tin đó, mạng yêu cầu UE thêm hoặc xóa
các đường liên kết trạm cơ sở từ bộ kích hoạt của nó. Bộ kích
hoạt được xác định như là bộ các trạm cở sở từ đó thông tin
người dùng giống nhau được gửi cùng một lúc.

Hình 10.13 Chuyển giao mềm.


 Chuyển giao cứng: Một chuyển giao cứng (liên tần số), UE
được chỉ dẫn để di chuyển tới một tần số này tới một tần số khác
và chỉ nhận một nút B tại một thời điểm.

121
Hình 10.14 Chuyển giao cứng.
CHUYỂN GIAO MỀM CÙNG RNC
Thứ tự thực hiện của chuyển giao mềm cùng RNC được thể hiện qua
hình 10.15, và cách làm như sau:
1. Trong suốt quá trình gọi, UE đo đạc độ mạnh tín hiệu, chất
lượng tín hiệu kênh vận chuyển nó nắm giữ và độ mạnh tín hiệu
của các cell lân cận. UE tạo ra một giá trị trung bình cho mỗi cell.
UE gửi báo cáo đo đạc tới nút B1 (BTS1) cùng với sự đo đạc từ
các cell lân cận nhất khoảng 1500 lần trên một giây.
2. Nút B1 thêm sự đo đạc của nó vào kênh vận chuyển và gửi báo
cáo tới SRNC. Trong SRNC, chức năng định vị được kích hoạt
để quyết định nếu cần thiết chuyển giao cuộc gọi tới một cell
khác.
3. Trong trường hợp chuyển giao mềm được yêu cầu, SRNC kiểm
tra trạng thái tắc nghẽn trong cell được mong đợi và nếu mọi thứ
đều khả dụng thì nó bảo nút B2 trong cell mới phân bổ một kênh
vận chuyển.
4. SNRC yêu cầu UE thêm một đường liên kết tới bộ kích hoạt của
nó. UE nhận đồng thời thông tin người dùng giống nhau từ cả hai
nút B1 và B2.
5. Khi UE có khoảng cách đủ xa so với nút B1, báo cáo đo đạc
được nhận trong SRNC kích hoạt SRNC để yêu cầu UE xóa liên
kết trạm cở sở với nút B1.

122
Hình 10.15 Chuyển giao mềm cùng RNC.
CHUYỂN GIAO CỨNG CÙNG RNC
Thứ tự thực hiện chuyển giao cứng cùng RNC thể hiện trong hình 10.16,
các bước mô tả ngắn gọn như sau:
1. Trong suốt quá trình gọi, UE đo đạc độ mạnh tín hiệu, chất
lượng tín hiệu kênh vận chuyển nó nắm giữ và độ mạnh tín hiệu
của các cell lân cận. UE tạo ra một giá trị trung bình cho mỗi cell.
UE gửi báo cáo đo đạc tới nút B1 (BTS1) cùng với sự đo đạc từ
các cell lân cận nhất khoảng 1500 lần trong một giây.
2. Nút B1 thêm sự đo đạc của nó vào kênh vận chuyển và gửi báo
cáo tới SRNC. Trong SRNC, chức năng định vị được kích hoạt
để quyết định nếu cần thiết chuyển giao cuộc gọi tới một cell
khác.
3. Nếu một chuyển giao cứng được yêu cầu, SRNC kiểm tra nếu
một kênh vận chuyển khả dụng trong cell mong muốn, và đúng
thế thì nó bảo nút B2 trong cell mới phân bổ một kênh vận
chuyển.
4. SRNC sau đó yêu cầu nút B1 cũ để gửi một bản tin tới UE với
thông tin về tần số, mã, và năng lượng đầu vào để chuyển đổi.
5. UE điều chỉnh tần số và gửi một khối tín hiệu truy cập chuyển
giao trên các mã riêng biệt.
6. Khi nút B2 dò được khối tín hiệu truy cập HO nó gửi thông tin
vật lý gồm thông tin điều khiển công suất tới UE. Nút B2 cũng
thông báo với SRNC bằng bản tin dò HO.
7. UE gửi bản tin hoàn thành chuyển giao tới nút B2 và B2 chuyển
bản tin tới SRNC.
8. Cuối cùng, SRNC đươc bảo để hủy bỏ kênh vận chuyển cũ.

123
Hình 10.16 Chuyển giao cứng cùng RNC.
Chú ý: Phương thức chuyển giao cùng RNC được quản lý hoàn toàn bởi RNC
và không liên quan gì đến MSC. Tuy nhiên RNC thông báo MSC rằng chuyển giao đã
được thực hiện.
CHUYỂN GIAO MỀM LIÊN RNC/CHUYỂN GIAO CÙNG MSC
Nếu UE di chuyển từ một vùng được bao phủ bởi một cell thuộc về một
RNC này tới một cell thuộc RNC khác và chuyển giao đươc yêu cầu thì chuyển giao
liên RNC được đưa ra. Phương thức được thể hiện qua hai hình 10.17 và 10.18 (a tương
ứng với 10.17 và b tương ứng với 10.18), các bước mô tả như sau:
1. SRNC đưa ra quyết định tái định vị dựa trên các báo cáo đo đạc.
Ví dụ cuộc gọi sẽ được điều khiển tới cell thuộc về một RNC trôi
(Drift RNC-DRNC). SRNC gửi một yêu cầu tái định vị tới MSC,
với một CI cho cell mới. Ở đây có hai tùy chọn như sau:
 Một giao diện Iur tồn tại giữa SRNC và DRNC. Trong
trường hợp này, chuyển giao sử dụng giao diện Iur và giữ
lại SRNC cũ. Sự tái định vị SRNC sẽ được thực hiện sau
đó hoặc là không bao giờ.
 Không có Iur tồn tại giữa SRNC và DRNC (RNC đích).
Trong trường hợp này sự định lại SRNC sẽ được thực
hiện nay lập thức.
a)Tồn tại giao diện Iur (hình 10.17)
2. MSC biết RNC điều khiển nút B2 và nó gửi bản tin yêu cầu tái
định vị tới RNC đó. RNC mới sẽ cho mượn các nguồn của nó để
SRNC thực hiện việc chuyển giao. RNC mới giờ đây hoạt động
như một DNRC (Bản tin báo nhận yêu cầu tái định vị gửi ngược
về MSC).

124
3. MSC gửi bản tin lệnh tái định vị tới SRNC,bao gồm các thông
tin hệ thống cần thiết của DNRC. Sau đó, SRNC yêu cầu UE
thông qua nút B1 để tái cấu hình kênh vật lý vô tuyến với bản tin
yêu cầu tái cấu hình kênh vật lý.
4. UE được bảo để thêm một liên kết trạm cơ sở mới tới bộ kích
hoạt của nó.
5. UE gửi bản tin hoàn thành tái cầu hình kênh vật lý tới DRNC, và
DRNC thông báo cho MSC với bản tin dò tái định vị và sau đó là
bản tin hoàn thành tái định vị.
6. MSC gửi mẫu thoại tới DRNC thông qua SRNC bằng giao diện
Iur. UE nhận đồng thời thông tin người dùng giống nhau từ hai
nút.
7. Khi UE xa dần só với nút B1, báo cáo đo đạc được nhận trong
SRNC kích hoạt MSC hủy bỏ trạm cơ sở giữa nút B1 và
UE.Việc tái định vị có được thực hiện sau phiên làm việc.

Hình 10.17 Chuyển giao mềm liên RNC có giao diện Iur.
b) Không tồn tại giao diện Iur.
2. MSC biết RNC điều khiển nút B2 và gửi một bản tin yêu cầu tái
định vị tới RNC đó. RNC đích thiết lập một liên kết mới với
MGW trong MSC (bản tin ERQ và ECF). Một liên kết được thiết
lập, nó gửi thông tin về mã phân bổ mới và các thông tin hệ
thống khác tới MSC (bản tin báo nhận yêu cầu tái định vị).
3. MSC gửi bản tin lệnh lại định vị tới SRNC bao gồm toàn bộ các
thông tin cần thiết của RNC mới. Sau đó, SRNC mới yêu cầu UE
thông qua nút B1 để tái cấu hình kênh vật lý vô tuyến với bản tin
yêu cầu tái định tuyến kênh vật lý.

125
4. UE được bảo để thêm môt đường liên kết trạm cơ sở mới vào bộ
kích hoạt của mình.
5. UE gửi bản tin hoàn thành tái cấu hình kênh vật lý tới RNC đích,
RNC đích thông báo MSC bằng bản tin dò tái định vị và sau đó
là bản tin hoàn thành tái định vị.
6. MSC gửi mẫu thoại tới cả hai SRNC (bây giờ RNC đích hoạt
động như một SRNC thứ 2). UE nhận đồng thời thông tin người
dùng giống nhau từ cả hai SRNC này.
7. Khi UE rời xa so với nút B1, bản tin đo đạc trong RNC kích hoạt
MSC để xóa đường liên kết với nút B1 (bằng bản tin lệnh giải
phóng Iu). Bản tin hoàn thành lệnh giải phóng đươc gửi ngược
trở về MSC.
Nếu cell thuộc về một LAI mới thì, cập nhật vị trí diễn ra sau khi cuộc
gọi được giải phóng (cập nhật vị trí không bao giờ diễn ra trong quá trính gọi)
Chú ý: Giao diện Iur được dùng cho 3 lý do:
 Cho phép chuyển giao liên RNC.
 Ẩn đi các chức năng mạng vô tuyến từ mạng lõi.
 Tránh hiện tượng ping pong trong mạng lõi.

Hình 10.18 Chuyển giao liên RNC không có giao diện Iur.
CHUYỂN GIAO CỨNG LIÊN RNC/CHUYỂN GIAO CÙNG MSC.
Nếu UE di chuyển từ một vùng được bao phủ bởi một cell thuộc RNC
này tới cell thuộc RNC khác và chuyển giao được yêu cầu, một chuyển giao liên RNC
được đưa ra. Các bước được thể hiện trong hình 10.19.
1. SRNC có được sự quyết định rằng một cuộc gọi sẽ được điều
khiển bởi một RNC mới, dựa trên các báo cáo đo đạc. SRNC gửi
bản tin yêu cầu tái định vị tới MSC, với CI của cell mới.

126
2. MSC biết RNC mà điều khiển nút B2 và gửi một bản tin yêu cầu
tái định vị tới RNC.
3. RNC đích bây giờ yêu cầu nút B2 để phân bổ một kênh vận
chuyển nếu như cell đó không bị tắc ngẽn. RNC đích thiết lập
một đường liên kết mới với MGW trong MSC (bản tin ERQ và
ECF). Liên kết được thiết lập, nó gửi thông tin về mã mới được
phân bổ và các thông tin hệ thống khác (Bản tin báo nhận yêu
cầu tái định vị).
4. MSC gửi bản tin lệnh tái định vị tới SRNC trong đó bao gồm các
dữ liệu.
5. UE được bảo để thay đổi tới một kênh vận chuyển mới bởi
SRNC với bản tin yêu cầu tái cấu hình kênh vật lý.
6. UE gửi một khối tín hiệu chuyển giao trên kênh vật lý mới đó.
7. Nút B2 dò khối tín hiệu chuyển giao đó, nó gửi thông tin vật lý
gồm công suất đầu ra tới UE. MSC được thông báo bởi nút B2
bằng bản tin dò tái định vị.
8. Khi RNC đích nhận bản tin hoàn thành tái cấu hình kênh vật lý,
nó thông báo với MSC bằng bản tin hoàn thành tái định vị.
9. MSC thông báo RNC cũ với bản tin lệnh giải phóng Iu, kênh vận
chuyển cũ trong giao diện không gian thì không được cần nữa.
10. Kênh vẫn chuyển cũ được hủy bỏ trong nút B1 và RNC cũ gửi
một bản tin hoàn thành giải phóng Iu. RNC đích bây giờ trở
thành SRNC. Mẫu thoại được chuyển tới RNC đích trong MSC.

Hình 10.19 Chuyển giao cứng liên RNC.


Nếu cell thuộc về LAI mới, thì UE phải tiến hành cập nhật vị trí sau khi
cuộc gọi kết thúc. Và giao diện Iur không được dùng trong chuyển giao cứng.

127
CHUYỂN GIAO TỪ WCDMA TỚI GSM
Đặt điểm này hỗ trợ chuyển giao từ WCDMA tới GSM, cả trong cùng
một mạng hoặc giữa hai mạng khác nhà điều hành.
Chuyển giao hỗ trợ cho:
 Thoại
 Dữ liệu chuyển mạch kênh
 Các thủ tục dịch vụ bổ xung
 Dữ liệu SS phi cấu trúc.
 Dịch vụ tin nhắn ngắn.

Hình 10.20 Dung lượng và báo hiệu trong chuyển giao cơ bản giữa CDMA và GSM.
Chuyển giao WCDMA tới GSM, tới một GSM MSC lân cận và tới
GSM MSC kế tiếp thì đều được hỗ trợ. Chuyển giao giữa hai MSC được chỉ ra như là
một chuyển giao liên MSC.
Trong trường hợp chuyển giao WCDMA tới GSM của dữ liệu chuyển
mạch kênh, nếu như dung lượng mang của cuộc gọi đang diễn ra không được hỗ trợ thì
chuyển giao sẽ không được chấp nhận.
Chuyển giao hỗ trợ cho các dịch vụ dữ liệu chuyển mạch kênh sau:
 Không đồng bộ, các cuộc gọi modem không trong sáng
 Đồng bộ và các cuộc gọi modem trong sáng
 Các cuộc gọi di động sử dụng chế độ ống khung.
CHUYỂN GIAO WCDMA TỚI GSM CÙNG MSC
Chuyển giao cùng MSC có thể được đưa ra khi một SRNC được kết nối
tới cùng một MSC như BSC đích.
CHUYỂN GIAO WCDMA TỚI GSM LIÊN MSC
Khi SRNC và BSC đích không kết nối tới cùng một MSC, một chuyển
giao liên MSC sẽ xảy ra. Chuyển giao sử dụng báo hiệu MAP để thực hiện chuyển giao
giữa MSC đang phục vụ và tới GSM MSC đích, và báo hiệu ISUP hoặc BICC để thiết
lập kết nối.
CHUYỂN GIAO WCDMA TỚI GSM LIÊN PLMN
Đặc trưng này hỗ trợ chuyển giao giữa hai PLMN khác nhau. Do đó, nó
cho phép để điều khiển một cuộc gọi từ một mạng WCDMA tới một mạng GSM. Thủ
thuật này giống như chuyển giao liên MSC.
TÍNH CƢỚC - CHARGING

128
Khi chuyển giao giữa WCDMA và GSM giữa hai nhà điều hành khác
nhau, điều quan trong là chức năng tính cước có thể được cung cấp dữ liệu cho việc
tính hóa đơn thuê bao., như là việc tính toán chính xác giữa các nhà điều hành mạng.
Đặc điểm này tạo ra cho WCDMA MSC để cung cấp thông tin tính cước, bao gồm các
thông thời gian chuyển giao WCDMA tới GSM và nhận dạng ra mạng GSM khi cuộc
gọi được điều khiển trên mạng đó. Khi chuyển giao WCDMA tới GSM được đưa ra,
một sự kiện tính cước được kích hoạt và khi đó tạo ra thông tin tính cước được yêu cầu.
Thông tin đó được thêm vào như một sự đấu nối tới chuẩn CDR được tạo MSC cũ
(anchor MSC). Thông tin này khả dụng cho cả cuộc gọi gốc và cuộc gọi cuối.

Hình 10.21 Sự kiện tính cước trong chuyên giao


CHUYỂN GIAO GSM TỚI WCDMA
Đặc điểm này hỗ trợ chuyển vùng từ GSM tới WCDMA, trong cùng
mạng và giữa hai, mạng khác nhà điều hành. Đặc điểm này cũng hỗ trợ tình trạng cuộc
gọi trong tiến trình thì đầu tiên được điều khiển từ GSM tới WCDMA và sau đó thì
ngược lại.
Chuyển giao GSM tới WCDMA được hỗ trợ cho:
 Thoại
 Thủ tục dịch vụ bổ xung
 Dữ liệu SS phi cấu trúc (USSD)
 Dịch vụ tin nhắn ngắn
CHUYỂN GIAO GSM TỚI WCDMA CÙNG MSC
Chuyển giao này được đưa ra khi BSC đang phục vụ được kết nối tới
cùng MSC như là RNC đích.
CHUYỂN GIAO GSM TỚI WCDMA LIÊN MSC
Khi BSC đang phục vụ và RNC đích không kết nối cùng MSC. Chuyển
giao liên MSC xảy ra. Chuyển giao sử dụng báo hiệu MAP để thực hiện chuyển giao
giữa GSM MSC đang phục vụ và WCDMA MSC đích, và báo hiệu ISUP/BICC để
thiết lập cuộc gọi.
CHUYỂN GIAO GSM TỚI WCDMA LIÊN PLMN
Đặc điểm này hỗ trợ chuyển giao giữa các PLMN khác nhau. Do đó, nó
cho phép điều khiển cuộc gọi từ mạng GSM tới mạng WCDMA. Phương thức này
giống như chuyển giao liên MSC.
TÍNH CƢỚC

129
Khi chuyển giao giữa GSM và WCDMA giữa hai nhà điều hành khác
nhau, điều quan trong là chức năng tính cước có thể được cung cấp dữ liệu cho việc
tính hóa đơn thuê bao., như là việc tính toán chính xác giữa các nhà điều hành mạng.
Đặc điểm này tạo ra cho GSM MSC để cung cấp thông tin tính cước, bao gồm các
thông thời gian chuyển giao GSM tới WCDMA và nhận dạng ra mạng WCDMA khi
cuộc gọi được điều khiển trên mạng đó. Khi chuyển giao GSM tới WCDMA được đưa
ra, một sự kiện tính cước được kích hoạt và khi đó tạo ra thông tin tính cước được yêu
cầu. Thông tin đó được thêm vào như một sự đấu nối tới chuẩn CDR được tạo MSC cũ
(anchor MSC). Thông tin này khả dụng cho cả cuộc gọi gốc và cuộc gọi cuối.

Hình 10.22 Báo hiệu và dung lượng trong chuyển giao cơ bản giữa GSM và WCDMA.
CHUYỂN ĐỔI DỮ LIỆU CHO CHUYỂN GIAO
Từ một điểm nhìn sao lưu dữ liệu, chỉ có các chuyển mà yêu cầu dữ liệu
mở rộng được đề cập:
Ở đây có ba kiểu chuyển giao MSC là:
 Chuyển giao cơ sở
 Chuyển giao kế tiếp
 Chuyển giao kế tiếp tới MSC thứ ba.
Các loại chuyển này được thể hiện trong hình 10.23

Hình 10.23 Các loại chuyển giao liên MSC


XÁC ĐỊNH TUYẾN CHO CÁC TUYẾN CHUYỂN GIAO MSC

130
Các tuyến khởi tạo cần được xác định sử dụng DETY=HMOC.
 Tuyến với FNC=1 thì được dùng khi một yêu cầu chuyển giao
thì được tạo ra bởi MSC. Chỉ một tuyến cần được xác định. Chỉ
số BO=8 hướng HON để được phân tích trong BO8, gốc giống
như được dùng để phân tích MSRN.
 Tuyến FNC=1 được dùng bởi thiết bị động để khởi tạo một dạng
dịch vụ phụ tồn trên kênh truyền. Một tuyến MSC lân cận được
yêu cầu cho mục đích khác.
Việc xác định các tuyến chuyển vùng và phân tích thể hiện trong hình
11.13.

Hình 10.24 Chuyển đổi dữ liệu cho chuyển giao tới MSC
XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC SỐ CHUYỂN GIAO
Phần này thì tương tự như được đề cập bởi MSRN.
 Một tuyến tới MRNR cần để xác định cho mỗi 100 số mà được
yêu cầu.
 Các tùy chọn cho chỉ số USAGE thì độc lập trên các giá trị của
thuộc tính chuyển đổi MSRNHOMETHOD.
 Việc phân tích được mở rộng để bao gồm số chuyển giao như là
các số chuyển các số chuyển vùng; áp dung các nguyên tắc
tương tự.
XÁC ĐỊNH MSC LÂN CẬN
Việc chuyển giao tới MSC khác, MSC phải được xác định như là một
MSC lân cận và các cell để khi chuyển giao xảy ra phải được xác định như là cell bên
ngoài.

131
Hình 10.25 Chuyển đỗi dữ liệu tới MSC lân cận và tới các cell ngoài cho MSC lân cận.
Việc xác định MSC lân cận xác định địa chỉ MSC trong dạng quốc tế và
xác định tuyến MHOC được kết hợp với MSC.
Cell bên ngoài xác định sự kết hợp CGI với một MSC.
Chú ý: Dữ liệu SCCP cũng cần được xác định
XÁC ĐỊNH RNC LÂN CẬN
Bên cạnh việc đưa ra toàn bộ các kiểu làm việc chuyển giao GSM MSC
tới WCDMA, thì RNC cũng được xác định như một RNC bên ngoài.

Hình 10.26 Chuyển đổi dữ liệu để xác định RNC lân cận
11.PHÂN TÍCH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
GIỚI THIỆU
Phân tích dịch vụ viễn thông là sự bắt buộc.
Nó xác định các dịch vụ viễn thông khả dụng trong mạng, và cũng yêu
cầu mạng WCMA và GSM để hỗ trợ dịch vụ. .Nó chia thành hai phần: Xác định dịch
vụ được yêu cầu và thứ hai là xác định yêu cầu cho kết nối. Nó sẽ thực thi cho cả cuộc
gọi gốc và cuộc gọi cuối.
DUNG LƢỢNG VẬT MANG (BC)
Trong ISDN, PSTN, và WCMA hoặc GSM, có một số loại dịch vụ khác
nhau. Các dịch đó bao gồm thoại, fax, và truyền dẫn dữ liệu với các tốc độ người dùng
khác nhau (URATEs). Nút nhận giống như là các trung gian cần thông tin các dịch
được yêu cầu và cách mà dịch vụ được thực hiện, ví dụ như URATE.
Cở sơ cho việc xác định kiểu cuộc gọi là BC.
BC chỉ được áp dụng tới WCDMA, GSM và ISDN, PSTN không cung
cấp thông tin này.
WCDMA hoặc GSM BC và ISDN BC là khác nhau, nên cuộc gọi đến
ISDN cần chuyển đổi BC, trong khi cuộc gọi đến PSTN cần tạo một GSM/WCDMA
BC trong mạng GSM/CDMA.
BC là một phần của thành phần thông tin dịch vụ người dùng (USIE)
trong bản tin địa chỉ khởi tạo IAM và Thành phần thông tin dung lượng vật mang BCIE
trong bản tin thiết lập.
Với một cuộc gọi gốc, WCDMA BC được nhận từ UE, tương tự với
GSM thì nhận từ MS.
Với cuộc gọi thực hiện từ PSTN/ISDN có 3 trường hợp sau:
1. Tuyến đến hỗ trợ ISUP. ISDN BC được chuyển đổi thành
WCDMA/GSM BC trong HLR bằng phần mềm.

132
2. Chỉ có MSISDN được nhận. Trong trường hợp này, một BC mặc
định thì được tạo ra cho cuộc gọi. BC cài đặt mặc định này được
tạo ra bằng dữ liệu thuê bao DBSG (Default Basic Service
Group). Điều này sẽ xảy ra cho toàn bộ cuộc gọi được tạo trong
PSTN nơi ISUP không được hỗ trợ.
3. Hướng thứ 3 là cho các cuộc gọi không có BC yêu cầu hỗ trợ
DTI/DTI2 hoặc bất cứ dịch vụ nào không được hỗ trợ bởi DBSG.
Trong trường hợp này, một MSISDN bổ xung được sử dụng để
nhận dạng dịch vụ riêng này.
CÁC NHÓM DỊCH VỤ CƠ BẢN
Các dịch vụ cơ bản được phân chia thành nhóm các dịch vụ cở bản:
 ALLAS-BSG ”Tất cả các dịch vụ không đồng bộ dữ liệu”
 ALLBES-BSG ”Toàn bộ các dịch vụ mang”
 ALLDCA-BSG ”Toàn bộ các dịch vụ không đồng bộ kênh dữ
liệu”
 ALLDTS-BSG ”Toàn bộ dữ liệu dịch vụ viễn thông”
 ALLSYS-BSG ”Toàn bộ các dịch vụ đồng bộ dữ liệu”
 ALLTS-BSG ”Toàn bộ các dịch vụ viễn thông”
 BS20-BSG ”Toàn bộ các dịch vụ không đồng bộ kênh dữ liệu”
 BS30-BSG ”Toàn bộ các dịch vụ đồng bộ kênh dữ liệu”
 TS10-BSG ”Toàn bộ các dịch vụ truyền dẫn thoại”
 TS20-BSG ”Toàn bộ các dịch vụ tin nhắn ngắn”
 TS60-BSG ”Toàn bộ các dịch vụ truyền dẫn fax”
 TSD0-BSG ”Toàn bộ các dịch vụ thoại bổ xung”
 TSEXSM-BSG ”Toàn bộ dữ liệu dịch vụ viễn thông ngoại trừ
các dịch vụ tin nhắn ngắn”.
Khi một nhóm dịch vụ cơ bản đã biết thì không được hỗ trợ bởi hệ thống,
chuỗi tương ứng sẽ không được nhận dạng bởi nó.
MÃ DỊCH VỤ CƠ BẢN
Như đã đề cập, mục đích của thông tin BC là để mô tả kiểu dịch vụ được
yêu cầu. Thông tin BC được nhận thì khó khăn để quản lý vì nó bao gồm một số octet.
Một mã dịch vụ cơ bản (BASC) được tạo ra từ GSM/WCDMA BC.
BASC có thể là một mã dịch vụ viễn thông (TEC) trong trường hợp cuộc gọi thoại hoặc
fax, hoặc một mã dịch vụ mang khi cuộc gọi dữ liệu.
BASC chỉ được dùng trong HLR và MSC.
Giá trị của TEC có thể là:
 THY-Điện thoại (TS1).
 AUXTHY-Điện thoại bổ xung (TSD1).
 SMSMT-Bản tin ngắn kết thúc di động (TS21).
 SMSMO-Bản tin ngắn khởi phát di động (TS22).
 ALTSPFAX-Thoại hai chiều/nhóm fax 3 (TS61).
 AFX3-Nhóm fax tự động 3 (TS6).
 EMERG-Cuộc gọi khẩn cấp.
BEC là một sự kết hợp của nhóm dịch vụ mang (BEG) và URATE.
BEC có thể là:
 DCDA- Bất đồng bộ kép kênh dữ liệu
 DCDS- Đồng bộ kép kênh dữ liệu
CÁC DỊCH VỤ TRONG MẠNG WCDMA
Toàn bộ các dịch vụ trong mạng WCDMA thì được gán một dịch vụ
mang mà cung cấp cách để truyền dẫn thoại và dữ liệu thông tin giữa các người dùng.

133
Hình 11.2 thể hiện các tốc độ người dùng được hỗ trợ. Trên giao diện vô tuyến, chỉ có
các tốc độ 14.4, 28.8, 57.6 kbit/s được hỗ trợ. Đặc trưng chỉ hỗ trợ các dịch vụ không
trong sáng và ở đây không có quan hệ đơn giản nào giữa tốc độ người dùng giao diện
không gian AIUR và tốc độ cố định người dùng mạng FNUR.

Hình 11.2 Các tốc độ người dùng được hỗ trợ


Chú ý 1: Tốc độ FNUR chỉ áp dụng tới UDI. Với 3,1kHz để kết nối với modem
tốc độ cao như V90 hoặc modem tốc độ dưới 9,6 kbit/s, thì autobauding được dùng.
FURN không có ý nghĩa trong trường hợp này.
Chú ý 2: Chế độ ống khung sử dụng khung HDLC trên giao diện mạng cố định.
Chú ý 3: Sự trong sáng bit là một phần của đặc điểm tùy chọn NF 956
3G.324M hỗ trợ đa phương tiện và được mô tả ở phần sau.
Tốc độ cố định người dùng mạng FNUR là tốc độ người dùng giữa
DTI2 và mạng cố định. Ở đây là tốc độ được áp dụng cho kết nối giữa MSC và các
thiết bị đầu cuối mà được kết nối tới PSTN/ISDN hoặc máy chủ truy cập có kết nối tới
internet.
FNUR có thể được so sánh tới tốc độ giao diện không gian AIUR, khi
đó là tốc độ người dùng trên giao diện không gian. FNUR và AIUR có thể là khác nhau
cho các dịch vụ không trong sáng vì tái truyền dẫn thường có thể được yêu cầu trên
giao diện vô tuyến do các điều kiện vô tuyến biến đổi.
CÁC DỊCH VỤ TRONG MẠNG GSM
Toàn bộ các dịch vụ trong mạng GSM đều được gán môt dịch vụ viễn
thông. Dịch vụ này được chia làm hai loại, dịch vụ viễn thông và dịch vụ mang. Dịch
vụ mang cung cấp cung cấp cách để truyền thoại, dữ liệu thông tin giữa người dùng.
Dịch vụ viễn thông cung cấp năng lực hoàn thiện bao gồm các chức năng thiết bị đầu
cuối cho việc giao tiếp giữa người dùng theo nhà điều hành được chấp nhận các giao
thức. Hình 11.3 thể hiện các dịch vụ mang được hỗ trợ trong MSC.

134
Hình 11.3 Các dịch vụ mang được hỗ trợ
1) Yêu cầu đặc trưng tùy chọn NF 954 dịch vụ dữ liệu tốc độ cao.
2) Yêu cầu V90 (được thiết lập trong V90)
3) Dịch vụ mang 23 thì chỉ có thể áp dụng tới các cuộc gọi di động gốc. Tốc độ
75bps thì được dùng trong đường lên và 1200 bps được dùng trong đường
xuống.
4) Phiên bản không trong suốt của các dịch vụ mang 32, 33, 34 chỉ được chỉ định
cho dịch vụ gói cơ bản, được định nghĩa trong 3GPP TS 29.006. Các dịch vụ
không trong suốt không được hỗ trợ cho DTI2.
CÁC ĐẶC TÍNH CHUNG
Truyền dẫn đồng bộ/ không đồng bộ: Trong chế độ đồng bộ, khối dữ
liệu được truyền đi dùng đặc tính đồng bộ để đồng bộ bên phát và bên nhận. Điều này
đưa ra các tốc độ truyền dẫn cao hơn, nhưng yêu cầu mạch đồng hồ chính xác và giá
thành đắt.
Khả năng chuyển thông tin ITC: ITC là một phần của BC. Nó có thể
là thoại, fax, UDI, hoặc dung lượng 3.1 kHz.
Thông tin số không hạn chế thì được dùng cho cuộc gọi số trên mạng
ISDN và Internet.
Thông tin số hạn chế thì được dùng trong các mạng mà sử dụng báo hiệu
ANSI/Bleacher ISDN 3,1kHz thì được dùng cho các cuộc gọi modem .
Dịch vụ trong sáng/ không trong sáng T/NT: Dịch vụ trong sáng (T)
truyền dữ liệu một cách trong sáng qua một giao diện vô tuyến. Tốc độ truyền dẫn sẽ là
hằng số, nhưng mà tỉ lệ lỗi bit sẽ tăng.

135
Dịch vụ không trong sáng cung cấp sữa lỗi bằng việc sử dụng giao thức
liên kết vô tuyến giữa điện thoại di động và DIT2, do đó, đảm bảo truyền dẫn không lỗi.
Việc sữa lỗi trên mạng cố định có thể chi thực hiện khi sử dụng kết nối 3,1 kHz. Giao
thức sữa lỗi V.42 có thể được dùng trên toàn bộ kiểu modem được hỗ trợ. Xem hình
11.4

Hình 11.4 Sữa lỗi cho các dịch vụ không trong sáng trong mạng WCDMA. Sữa lỗi
V.42 trong chi dùng cho các modem (3.1kHz).

Hình 11.5 Các dịch vụ trong sáng và không trong sáng trong mạng GSM.
Mỗi mã dịch vụ viễn thông (TEC) hoặc mã dịch vụ mang (BEC) trong
MSC cung cấp một kiểu dịch vụ mà biểu hiện như là các dịch vụ cơ bản trong HLR.
Lệnh HLR HGBDP có thể được dùng để chỉ ra cách mà BC được gắn kết với các dịch
vụ cơ bản.
H.320 là một khuyến cáo ITU-T cho truyền dẫn đa phương tiện trên
mạng ISDN.
H.323 là một khuyến cáo ITU-T cho truyền dẫn đa phương tiện trên các
mạng nội hạt.
H.324 là một khuyến cáo ITU-T cho truyền dẫn đa phương tiện tốc độ
bit thấp.
Các thiết bị đầu cuối H.324 cung cấp video thời gian thực, âm thanh, dữ
liệu hoặc bất cứ sự kết hợp nào, giữa hai thiệt bị đầu cuối đa phương tiện trên một
mạng PSTN sử dụng modem V.34.

136
Trong H.324, một vài phần phụ được xác định, phần phụ C cho đa
phương tiện trên các kênh truyền dễ bị lỗi và phần phụ D cho sự hoạt động trên các
mạch ISDN.
PHÂN TÍCH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
Phân tích dịch vụ viễn thông phải được thực hiện tại mọi sự thiết lập
cuộc gọi.
Đầu vào sự phân tích là thông tin BASC với các chỉ số bổ xung.
Các chỉ số đến được phân tích, lắp và cấu hình hệ thống cho các dịch vụ
được chọn. Ví dụ, thiết lập một kết nối DTI/DTI2 cho một cuộc gọi fax hoặc cuộc gọi
dữ liệu.
Việc phân tích bao gồm hai phần:
 Phân tích dịch vụ viễn thông.
 Phân tích mã dịch vụ viễn thông

Hình 11.6 Phân tích dịch vụ viễn thông


Đầu vào cho sự phân tích này là:
 Mã dịch vụ cơ bản (BASC). Nó hoặc là một mã dịch vụ viễn
thông liên quan tới thoại, SMS, fax, cuộc gọi khẩn cấp hoặc nó là
một nhóm dịch vụ mang liên quan tới cuộc gọi dữ liệu.
 Mã kênh được chấp nhận ACC chỉ ra kênh đầy đủ tốc độ với tốc
độ dữ liệu (4.8 kbit/s, 9.6 kbit/s, 14.4 kbit/s).
 Dung lượng truyền dẫn dữ liệu là AUDIO cho các kết nối
modem 3.1 kHz, hoặc là thông tin số không giới hạn RDI, hoặc
thông tin số giới hạn UDI.
 Kiểu và tốc độ kênh (CRT) thì được biểu diễn như RCR-SCRT
 Sự yêu cầu kênh vô tuyến CRC là một phần của WCDMA BC và
có thể có bất kì các giá trị sau:
FR kênh đầy đủ tốc độ
DFR (tốc độ kép, kênh đầy đủ tốc độ)
DHR (Tốc độ kép, một nửa tốc độ kênh)
 Kiểu và tốc độ kênh được chọn là một phần của WCMA BC và
có thể có bất kì các giá trị sau:
 FR (Kênh đầy đủ tốc độ)

137
 HR (Kênh một nửa tốc độ)
 DFRC (Tốc độ kép, tốc độ đầy đủ, sự thay đổi được cho
phép sau khi kênh đầu tiên được phân bổ)
 DHRC (tốc độ kép, tốc độ đầy đủ, sự thay đổi không
được cho phép khi sau khi kênh đầu tiên được phân bổ)
 DRSC (tốc độ kép, kênh tham chiếu được chỉ ra bởi bộ
mã hóa thoại tham chiếu, sự thay đổi giữa tốc độ đầy đủ
và một nữa tốc độ được cho phép sau khi kênh đầu tiên
được phân bổ.
 DRSN (tốc độ kép, kênh tham chiếu được chỉ ra bởi bộ
mã hóa thoại tham chiếu, sự thay đổi giữa tốc độ đầy đủ
và nửa tốc độ không được cho phép sau khi kênh đầu tiên
được phân bổ.
 Thỏa thuận cho phép tốc độ trung gian NIRA chỉ ra thỏa thuận
chức năng tốc độ trung gian được cho phép hoặc là không.
 Kiểu báo hiệu được yêu cầu RSIG chỉ ra bất cứ yêu cầu báo hiệu
đặc biệt nào.
 Tốc độ cố định người dùng mạng (FNUR) chỉ ra tốc độ người
dùng được truyền tới người dùng từ xa.
 Danh sách phiên bản bộ mã hóa thoại được cung cấp bao gồm
danh sách phiên bản cho sự chọn lựa bộ mã hóa thoại.
 Dịch vụ chỉ ra các dịch vụ dữ liệu WCDMA khác nhau như: dịch
vụ dữ liệu cở bản, dịch vụ bit trong sáng, chế độ ống khung và
dịch vụ đa phương tiện.
 Bộ chỉ báo trong sáng chỉ ra kết nối trong sáng hoặc không.
Chú ý là: Không có DITSC trong phân tích dịch vụ viễn thông.
Đầu ra từ bên đầu tiên của sự phân tích (MGTEI) là:
 Kiểu và tốc độ kênh được biểu hiện như RCR-SCRT
 TRI (bộ chỉ báo trong sáng). Nó chỉ ra chế độ trong sáng hoặc
không sẽ được dùng cho các dịch vụ mang (BS). Và chỉ được
dùng cho các cuộc gọi dữ liệu hoặc fax.
 Danh sách phiên bản bộ mã hóa thoại được cho phép ASCVL.
Chỉ số đầu vào PSCVL được xác định trong sự phân tích thì
được so sánh và ASCVL được tạo ra. Điều này dùng cho cuộc
gọi thoại.
 Thỏa thuận yêu cầu tốc độ trung gian được chọn SNIRR. Chỉ số
NIRA trong đầu vào thì được so sánh để tới PSCVL và SNIRR
được tạo ra.
 Mã kênh chấp nhận thì được thêm vào cho mã kênh 14,4 kbit/s.
 Tốc độ cố định người dùng mạng cho phép một tốc độ người
dùng từ 9,6 kbit/s tới 64 kbit/s phụ thuộc vào thỏa thuận thương
mại.
 Mã truyền dẫn dịch vụ viễn thông TSC. Chỉ số này là một số đầu
ra từ phân tích dịch vụ viễn thông. Nó phục vụ như một:
 Đầu vào tới phân tích mã dịch vụ viễn thông.
 Dịch vụ được hỗ trợ bởi MSC, chỉ khi các điểm phân tích
dịch vụ viễn thông ra một TSC.
 Đầu vào để tính cước
 Nó cung cấp khả năng để áp dụng các phương pháp tính
cước khác nhau tới các kiểu cuộc gọi khác nhau, ví dụ,

138
một cuộc gọi fax, có thể một cuộc gọi fax có thể đắc đỏ
hơn một cuộc gọi thoại. TSC được dùng để như một
tham chiếu trong các file TT.
Đầu ra từ phân tích dịch vụ viễn thông là TSC. Nó được dùng như một
liên kết tới phân tích mã dịch vụ viễn thông được xác định với câu lệnh MGTCI và như
một chỉ số rẽ nhánh trong phân tích tính cước.
Đầu ra bên thứ hai của sự phân tích (MGTCI) là:
 Kiểu được mong đợi của báo hiệu (WSIG). WSIG được xác định
trong phân tích thì được so sánh tới RSIG của đầu vào tín hiệu
và một WSIG cuối được tạo ra.
 Thông tin bảo vệ âm. Bất cứ việc gửi âm thanh thì được cho
phép hoặc là không. Nó không cho phép trong các cuộc gọi dữ
liệu hoặc fax, nhưng cho phép trong cuộc gọi thoại và sự biến
đổi thoại/fax. Nếu như chỉ số còn sót lại (trường hợp SMS), thì
thông tin trong BC sẽ được dùng để xác định sự bảo vệ âm thanh
sẽ xảy ra. TPI được dùng để ngăn chặn việc gửi âm thanh cho
các kiểu cuộc gọi đã biết.
 Bảo vệ bẻ gãy truyền dẫn (TBP). TBP chống lại sự bẻ gãy trong
truyền dẫn. Chỉ thiết lập cho các cuộc gọi thoại và fax.
 Lớp dung lượng TCL. Một giá trị mà sử dụng trong trường hợp
của cuộc gọi di động gốc tới PSTN để nhận dạng kiểu cuộc gọi.
Chỉ được xác định cho cuộc gọi dữ liệu và fax.
VÍ DỤ CỦA CÁC CUỘC GỌI FAX NHÓM 3
Fax nhóm 3 là dịch vụ fax tương tự, và nó:
 Sử dụng các modem fax.
 Lưu trữ và nhận tài liệu như một ảnh fax
 Đưa ra các chuẩn fax chuyển đổi dịch vụ fax/thoại

Hình 11.7 Cuộc gọi fax nhóm 3


Thứ tự các sự kiện xảy ra như sau:

139
UE gửi một bản tin yêu cầu thiết lập cuộc gọi tới MSC, bao gồm một
WCDMA BC. Một mã dịch vụ cơ bản BASC được tạo ra từ WCDMA BC chỉ ra kiểu
dịch vụ được yêu cầu, trong ví dụ này ta có, TEC=AFX.
Phân tích dịch vụ viễn thông được thực hiện để nhận dạng dịch vụ được
yêu cầu. Xem hình 11.8.

Hình 11.8 Phân tích dịch vụ viễn thông


Sau đó, phân tích mã dịch vụ viễn thông để xác định yêu cầu cho kết nối.

Hình 11.9 Phân tích mã dịch vụ viễn thông

140
Bên nhận của bộ chỉ báo IWF, MCIWF (Mobile Telephony Control of
Interworking Function) thực hiện việc chiếm giữ IWF hướng tới MIWUDSE (Mobile
Telephony Interworking Unit Device Service), và gửi một BC.
Trên cơ sở BC được nhận, MIWUBA (Mobile Telephony Interworking
Unit Bear Capability Analysis) phân tích thiết bị cần thiết, và MIWUDSE chuẩn bị các
kênh truyền cần thiết. Cuối cùng MCSE (Mobile Telephony Connection Service) sẽ kết
nối cuộc gọi khi nhận được bản tin kết nối.

Hình 11.10 Phân tích dung lượng mang.


PHÂN TÍCH YÊU CẦU PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN DẪN
Phân tích yêu cầu phương tiện truyền dẫn TMR thì được bắt đầu khi
không có BASC nào khả dụng để xác định một giá trị TSC và dung lượng truyền dẫn,
báo hiệu. Do đó, một giá trị được dự tính TMR được xác định cho tuyến đến, hoặc một
giá trị mặc định hệ thống được xác định đưa ra như một đầu vào. Lệnh EXROP có thể
được dùng để kiểm tra khi giá trị TMR được gắn kết tới tuyến một tuyến đến. TSC, TPI,
và TBP thì được biết trước như đầu ra của phân tích TMR. Xem hình 11.11.

Hình 11.11 Phân tích yêu cầu phương tiện truyền dẫn.
Đầu vào để phân tích là:
 Yêu cầu phương tiện truyền dẫn TMR
Đầu ra của phân tích là:

141
 TSC được sử dụng cho tính cước, và như một con trỏ trong
TECA để : thông tin bảo vệ âm thanh và bảo vệ bẻ gãy truyền.
KIỂM TRA SỰ TƢƠNG THÍCH - CHH
Kiểm tra sự tương thích được khởi tạo bởi phân tích tuyến. Nó xác định
có hoặc không tuyến có sự tương thích cho dịch vụ. Có ba trường hợp:
 Cuộc gọi đi
 Cuôc gọi BL kết thúc.
 Cuộc gọi UE kết thúc.
Hình 11.12 thể hiện sự kiểm tra tương thích cho một cuộc gọi đi.

Hình 11.12 Sự kiểm tra tương thích cho một cuộc gọi đi.
Chỉ số đầu vào là:
 WSIG-Chỉ số này là kết quả của phân tích BASC cho các cuộc
gọi di động gốc. TMR từ phía cuộc gọi gốc.
 Đặc tính truyền dẫn trung kế TTRANS - TTRANS là đặc tính
truyền dẫn cho tuyến, được biết trước từ dữ liệu định tuyến (câu
lệnh EXROP).
 Khả năng báo hiệu trung kế (TSIG)- TSIG là khả năng báo hiệu
cho tuyến. TSIG thì được mã cứng.
Đầu ra của phân tích là:
 Cuộc gọi tương thích hoặc không tương thích.
Trong trường hợp cuộc gọi không tương thích cho tuyến đó, một sự thử
nghiệm được tạo ra cho các tuyến khác.
12. BẢN TIN NGẮN, CUỘC GỌI DỮ LIỆU VÀ FAX
DỊCH VỤ TIN NHẮN NGẮN SMS
SMS có ý nghĩa là sự truyền một tin nhắn văn bản bao gồm 160 kí tự từ
điểm này tới điểm khác. SMS sẽ không bị lẫn lộn với dịch vụ quảng bá SMS cell, vì
dịch vụ này các tin nhắn được truyền từ điểm tới đa điểm từ BSC/RNC.
Các bản tin nhắn có thể được truyền đi từ một trung tâm dịch vụ tin
nhắn ngắn (SC) tới một MS/UE, điều này chỉ ra như kết thúc di động, hoặc tin nhắn có
thể được truyền từ một MS/UE tới một SC, xem như là khởi phát di động. Chỉ có mạng
truyền tin vận chuyển tin nhắn ngắn, không có thiết bị lưu lượng nào được cấp phát.
Trong trường hợp của một SMS kết thúc đi động, giao diện MSC với
trung tâm dịch vụ thì được gọi là một cỗng SMS MSC (SMS-GMSC). Trong trường
hợp của tin nhắn khởi phát di động, nó được gọi là một liên kết SMS MSC (SMS-
IWMSC). SMS-GMSC và SMS-IWMSC là các chức năng mà có thể được lắp đặt trong
bất cứ MSC nào.
SMS KẾT THÚC DI ĐỘNG
SMS kết thúc di động có khả năng để truyền một tin nhắn ngắn từ SC tới
một MS/UE. Ngoài ra, nó cung cấp thông tin về việc phân phối tin nhắn qua một báo
cáo phân phối, khi đó thông báo bản tin đã phân phối hoặc, thông qua báo cáo lỗi, khi
đó, thông báo cho bên gốc rằng bản tin đã không được phân phối và lý do là tại sao.

142
Nếu bản tin ngắn không được phân phối, một thủ tục đặc biệt cho việc phân phối sau
đó được sử dụng.
Bản tin ngắn kết thúc di động có thể là đầu vào tới SC từ một số nguồn
khác nhau, ví dụ, thoại, fax, hoặc là một MS/UE.

Hình 12.2 Sự truyền dẫn thành công bản tin ngắn kết thúc di động.
1. Một tin nhắn ngắn kết thúc tới một thuê bao di động thì luôn
luôn được định tuyến từ SMS tới SMS-GMSC. Điều này cần sử
dụng đến chuyển bản tin ngắn kết thúc di động.
2. SMS-GMSC yêu cầu thông tin định tuyến từ HLR qua việc gửi
một bản tin yêu cầu “gửi thông tin định tuyến cho bản tin ngắn”.
MSISDN được nhận từ SC thì được dùng để tìm ra địa chỉ HLR.
Bản tin bao gồm MSISDN của thê bao được gọi, sự ưu tiên và
địa chỉ SC.
3. HLR kiểm tra dữ liệu thuê bao có liên quan tới số MSISDN được
nhận. Trong trường hợp lỗi, mã lỗi thì được gửi ngược trở lại
SMS-GMSC. Kiểm tra lỗi được thực hiện theo thứ tự sau:
4. Không nhận biết được thuê bao (Nếu như số MSISDN không
được cấp phối)
5. Các dịch vụ viễn thông không được cung cấp (Nếu như vận
chuyển SMS không được cung cấp cho thuê bao di động)
6. Cuộc gọi bị ngăn chặn (Nếu như trạng thái của dịch vụ “chặn các
cuộc gọi đến” được kích hoạt)
7. Thuê bao vắng mặt (Vị trí của thuê bao không được xác định)
Nếu như không có lỗi nào ở phía trên xảy ra (47) thì thông tin định
tuyến được gửi ngược về:
 Nhận dạng MSC (địa chỉ báo hiệu, không phải số chuyển vùng)
 IMSI
 Bộ MWD (tùy chọn)
Bộ MWD là một chỉ số mà chỉ ra có hoặc không địa chỉ SC được lưu trữ
trước trong danh sách bản tin chờ dữ liệu (MWD). SC chứa trong dánh sách MWD
gồm một số trường hợp:

143
 Vị trí không được nhận biết hoặc bị giới hạn.
 Thông tin vị trí thì khả dụng, nhưng MWD gồm địa chỉ SC khác,
và quyền ưu tiên của tin nhắn này thì thấp.
Khoảng 8 địa chỉ SC có thể được lưu trữ trên MS/UE.
 Địa chỉ MS/UE được nhận từ HLR thì được dùng cho chuyển
tiếp tin nhắn ngắn tới MSC nơi mà MS/UE có mặt. Trong
MSC/VLR, sư nhận dạng của thuê bao di động thì được lấy từ
IMSI được nhận trong bản tin đó.
Tại MSC/VLR mà thuê bao đang hiện diện, BSS/RAN được yêu cầu để
page thuê bao di động.

Hình 12.3 Truyền dẫn bản tin ngắn


Thuê bao di động được paged sử dụng TMSI hoặc IMSI nếu TMSI
không khả dụng. Sau khi thuê bao di động có đáp trả tới paging, thủ tục cho các chức
năng bảo mật như xác nhận, thiết lập chế độ mã hóa, kiểm tra IMEI thì được yêu cầu,
nếu được đưa ra trong mạng đó. Nếu SC có nhiều hơn một SMS cho cùng một thuê bao,
nó ghi chú trong bản tin MAP. Do đó, MAP lưu giữ thủ tục paging và xác nhận trong
MSC cho bản tin sau. Báo hiệu phía HLR là không cần thiết cho SMS tiếp theo.
Bản tin ngắn được truyền tới MS/UE trên kênh báo hiệu.
 Nếu một bản tin ngắn được phân phát thành công, bản tin kết quả
được được gửi tới SMS-GMSC. Trong trường hợp lỗi, một bản
tin lỗi được trả về.
 Báo cáo phân phối được gửi tới SC.
Phân phát tin ngắn không thành công:
1. Khi một thuê bao di động thì không thể truy cập, cờ chờ bản tin
thì được cài lên trong MSC/VLR. Bản tin lỗi thì được gửi tới
SMS-GMSC. Xem hình 12.4.

144
2. Khi SMS-GMSC nhận bản tin lỗi từ MSC/VLR, bản tin “thiết
lập bản tin chờ dữ liệu” được gửi tới HLR. Bản tin này yêu cầu
HLR để chuyển địa chỉ SC tới danh sách bản tin chờ dữ liệu. Bản
tin này bao gồm số MSISDN của thuê bao được gọi và địa chỉ
SC. Nếu MSISDN là biết và danh sách MWD không bị đầy thì
HLR thêm địa chỉ SC vào danh sách.
3. Sau khi nhận sự trả lời từ bản tin thiết lập bản tin chờ dữ liệu,
SMS-GMSC gửi một “báo nhận âm” tới SC.
Ghi chú sự hiện diện thiết bị WCDMA/GSM:
1. Khi MSC/VLR nhận một yêu cầu cập nhật vị trí hoặc bất cứ kiểu
liên hệ vô tuyến nào (cuộc gọi đến, cuộc gọi đi...) và cờ chờ bản
tin trong MSC/VLR được cài lên, “Thủ tục đáp trả” thì được
thực hiện trong MSC/VLR để thông báo HLR rằng MS/UE sẵng
sàn cho bản tin ngắn. Bản tin này mang theo IMSI của thuê bao.
2. HLR bây giờ tìm kiếm dữ liệu liên quan tới IMSI, và thông báo
cho SC bằng cách gửi bản tin đáp trả trung tâm dịch vụ tới SMS-
IWMSC.
3. SMS-IWMSC bây giờ gửi bản tin đáp trả dịch vụ tới SC. Địa chỉ
SC thì được nhận trong bản tin đáp trả trung tâm dịch vụ. Bên
nhận thông tin này kích hoạt một sử thử lại cho phân phát SMS
trong SC.

145
Hình 12.5 Chú thích MS/UE hiện diện.
Chuyển đổi dữ liệu cho SMS kết thúc di động:

Hình 12.6 Chuyển đổi dữ liệu kết thúc di động SMS.

146
 Một dịch vụ viễn thông cần được giới thiệu trong MSC/VLR và
cũng trong GMSC để hỗ trợ dịch vụ mới. Nếu điều này không
được thực hiện thì cuộc gọi sẽ bị lỗi.
 Hai tuyến phần mềm phải được xác định. Tuyến DETY=GSMS
cho GMSC và tuyến DETY=MSMT được yêu cầu trong
MSC/VLR. Cả hai tuyến này đều có chỉ số BO, chỉ ra các gốc B
khác nhau, cho phép sự phân tích số B. Chỉ số MIS3 thì được
dùng để kích hoạt/ hủy kích hoạt chỉ số BO.
Phân tích số B được dùng để xác định cước để tính cho MS sử dụng dịch
vụ. Trong các trường hợp đều sử dụng phân tích số B. Phân tích số B được đưa ra nếu
như MIS3 trong tuyến dữ liệu cho phép nó.
SMS KHỞI PHÁT DI ĐỘNG
SMS khởi phát di động cung cấp ý nghĩa để vận chuyển một bản tin
ngắn từ một thiết bị động tới SC. Điều này được đưa khi thiết bị di động rỗi hoặc khi
một kết nối thì tồn tại. Trong cả hai trường hợp phân phát thành công hay là thất bại thì
thiệt bị động vẫn nhận một báo cáo phân phát. Xem hình 12.7.
 MS/UE gửi một yêu cầu quản lý kết nối tới MSC/VLR để thiết
lập kết nối trào hiệu.
 Trong trường hợp này MS/UE rỗi, MSC gán một kênh báo hiệu
và có thể bắt đầu xác thực và mã hóa. Mặc khác, sự chuyển tiếp
song song được diễn ra.
Một sự kiểm tra nhận dạng thiết bị diễn ra.
Với việc gửi bản tin ngắn, hai giao thức được dùng đến:
 Giao thức quản lý kết nối cho giao diện không gian.
 Giao thức chuyển tiếp cho việc chuyển tiếp bản tin ngắn.
Nguyên tắc cấu trúc của giao thức chuyển tiếp bản tin ngắn là:
 Địa chỉ đích
 Địa chỉ gốc
 Thông tin người dùng hoặc mã nguyên nhân.

1
2

6 MSC/VLR SMS-IWMSC

5
3 4

SC

Hình 12.7 Truyền dẫn bản tin ngắn khởi phát đi động.
1. Một kết nối được thiết lập, dữ liệu SMS thì gửi từ MS/UE tới
MS. MSC ngược tới MS/UE một bản tin báo nhận khi nó hoàn
thành việc nhận dữ liệu SMS.

147
2. Bản tin ngắn được chuyển tiếp từ MSC/VLR tới SMS-IWMSC.
3. Từ đây, bản tin “chuyển tiếp bản tin ngắn khởi phát di động”
được chyển tiếp tới SC.
4. Báo cáo phân phát được gửi ngược về SMS-IWMSC.
5. Báo cáo này lại được chuyển ngược trở về MSC/VLR hiện hành.
6. MS/UE được thông báo và giải phóng kết nối bằng bản tin “CP-
Ack” tới MSC/VLR. Nếu như MS/UE có một vài SMS để gửi,
thay vì gửi bản tin “CP-Ack” thì MS/UE gửi một bản tin yêu cầu
cầu dịch vụ CM mới. Khi nó được nhận bởi MSC, giao diện Iu
được yêu cầu để duy trì hoạt động và thủ tục xác nhận thì không
cần thiết cho chuyển tiếp các chuỗi SMS tiếp theo. Tuy nhiên,
MAP thì được giải phóng cho mỗi MO-SMS trong đa chuyển
tiếp.
Chuyển đổi dữ liệu cho SMS khởi phát di động:

Hình 12.8 Chuyển đổi dữ liệu MO-SMS.


 Một dịch vụ viễn thông mới cần được giới thiệu trong
MSC/VLR và trong IWMSC để hỗ trợ các dịch vụ mới. Nếu
không được giới thiệu, cuộc gọi sẽ bị lỗi.
 Hai tuyến phân mềm phải được xác định. Tuyến
DETY=IWMSC thì dành cho IWMSC và tuyến cho
DETY=MSMO thì được yêu cầu cho MSC. Cả hai tuyến đều có
chỉ số BO, chỉ ra các BO khác nhau, và cho phép sự phân tích
được đưa ra . Chỉ số MIS3 được dùng để kích hoạt hoặc hủy kích
hoạt chỉ số BO.

148
Phân tích số BO thì được dùng để xác định việc tính cước cho MS sử
dụng dịch vụ. Trong các trường hợp, việc phân tích đều dựa trên địa chỉ SC. Phân tích
số B được đưa ra khi mà MIS3 cho phép.
HÀNG ĐỢI SMS
Chức năng này cho sự xếp hàng của các tin ngắn kết thúc di động. Tin
nhắn ngắn thì được đợi trong máy chủ MSC/VLR trong thời gian ngắn.
Chức năng này được yêu cầu trong máy chủ MSC/VLR lúc phân phát
tin nhắn ngắn kết thúc di động không thành công do:
 Thiết bị đầu cuối hiện thời đang nhận một SMS từ một SMS-SC
khác.
 Thiết bị đầu cuối đang trong pha thiết lập cuộc gọi.
 Thiết bị đầu cuối đang thực hiện cập nhật vị trí.
Khi một điều kiện bận được dò, bản tin được đợi trong MSC/VLR. Thời
gian đợi thì được xác định bởi một chỉ số AXE. Tại thời điểm cuối, máy chủ SMS tạo
ra một cố gắng thứ hai để phân phát tin nhắn tới MS. Máy chủ MSC/VLR thông báo
SMS-GMSC về kết quả của lần phân phát thứ hai này.
Điều này sẽ làm giảm báo hiệu giữa SMS-SC và MSC cũng như là giữa
HLR và MSC.
SỰ CẢI TIẾN SMS TRONG CN 3.0/R10
Chức năng SMS thì được cải tiến với hai chức năng:
 Sự cải tiến tính cước cho SMS gốc.
 Sự cải tiến MAP v3:
- Sẵn sàng cho MS (ReadyForSM)
- MT chuyển tiếp SM (MT-ForwardSM)
Cải tiến tính cƣớc cho SMS: Tại một thời điểm một bản tin ngắn được
tính cước khi gửi thành công có được những điều chỉnh.
Tính cước đưa ra ở đây ngay khi một bản tin gửi đi được nhận từ SMS-
SC và không đợi sự xác nhận của bản tin gửi được chuyển ngược tới trạm di động gốc.
Điều này giải quyết một nguồn gian lận.
Lý do của sự cải tiến này là để tạo ra cho các nhà điều hành để giám sát
sự gian lận và để tính cước thuê bao khi các trường hợp sau xảy ra:
 MSC nhận một kết nối hủy từ MS tại bất cứ thời điểm nào sau
khi chuyển tiếp SMS tới SC và trước khi SMS gốc được nhận
thành công từ phía MS và sự thừa nhận từ SC chỉ ra rằng SMS
đã phát thành công.
 MS thoát khỏi sự liên hệ vô tuyến hoặc thuê bao mất kết nối pin
hoặc pin yếu sau khi gửi SMS, MSC không cho phép để thông
báo MS về sự gửi thành công SMS.
Với các bản tin ngắn xuất phát di động, MSC tạo ra một bản lưu tính
cước ngay sau khi SMS-SC có được sự báo nhận gửi tin thành công. Cũng sau khi MO-
SMS được gởi tới SC, MSC đưa ra một sự hủy kết nối MAP tới SC trong trường hợp
sự hủy kết nối bị gây ra bởi thiết bị di động cho đến khi câu trả lời từ SC thì được nhận.
Điều này được thiết lập cho thuê bao trả trước và thuê bao trả sau.
Toàn bộ sự gian lận khách hàng thì đều bị ngăn chặn, giống như nhấn
“No” hoặc hủy kết nối pin sau khi gửi SMS.
Sự cải tiến MAP v.3:
MAP v.3 đưa ra sự hỗ trợ cho các dịch vụ riêng bằng việc sử dụng vùng
chứa mở rộng được dành riêng cho dữ liệu nhà cung cấp. Các nguyên tắc mở rộng cho
phép chuyển đổi trong giao thức bằng một cách tương thích ngược. Một vài nhà điều
hành có các HLR không phải Ericsson và (hoặc) các nút SMS-SC không phải Ericsson,

149
khi đó chỉ hỗ trợ MAPv3 và không hoạt động MAPv2. Ngoài ra để cho phép giao tiếp
với nút hoạt động MAPv3, thì bao gồm:
 ReadyForSM: Sự hoạt động cung cấp một ý phương cách để
truyền thông tin đáp trả từ VLR hoặc SGSN tới HLR. Thủ tục thì
được kích hoạt khi VLR hoặc SGSN dò MS/UE kích hoạt…, lúc
đó, MS/UE đáp trả một yêu cầu paging.
 MT-ForwardSM: Sự hoạt động thì được yêu cầu bởi máy chủ
MSC/VLR tại thời điểm nhận bản tin ngắn từ SMS-GMSC. SM
thì sẽ được chuyển tới MS/UE.
CUỘC GỌI FAX VÀ CUỘC GỌI DỮ LIỆU
Trong các dịch vụ dữ liệu GSM/WCDM của Ericsson thì đưa ra cho cả
chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói.
Trong phân này chúng ta sẽ thảo luận về các dịch cụ chuyển mạch kênh.
CÁC ĐẶC TÍNH CỦA TRUYỀN DẪN DỮ LIỆU
Có hai cách để truyền dữ liệu: truyền dẫn chuyển mạch kênh (CS) và
chuyển mạch gói (PS).
Dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp là dịch vụ kiểu gói của dịch vụ dữ liệu và
được miêu tả ngắn gọn trong một phần của tài liệu.
Truyền dẫn chuyển mạch kênh thuận tiện cho dung lượng dữ liệu khi áp
dụng một hoặc nhiều trường hợp sau:
 Luồng băng thông dữ liệu cố định
 Dữ liệu thì nhạy cảm với sự trễ nhỏ kết nối.
Ví dụ truyền dẫn chuyển mạch kênh là truyền hình hội nghị và sự thông
báo, bởi vì nó nhạy cảm với trễ kết nối, và sau này thì nó là băng thông cố định.
Truyền dẫn chuyển mạch gói thì thuận tiện cho dung lượng dữ liệu khi
áp dụng một hoặc nhiều trường hợp sau:
 Dữ liệu thì được gửi trong khối.
 Dữ liệu thì nhạy cảm với lỗi.
Ví dụ về truyền dẫn chuyển mạch gói là cho các ứng dụng từ xa và e-
mail, nguyên do là nó nhạy cảm với lỗi và sau đó là dữ liệu thì được gửi trong khối.
Các phần của GSM/WCDMA Ericsson mà mang chuyển mạch dữ liệu
gói được gọi là Nút hỗ trợ phục vụ GPRS (SGSN) và nút hỗ trợ cỗng GPRS (GGSN).
SGSN cung cấp việc định tuyến gói đi và đến vùng SGSN phục vụ. GGSN tạo ra các
giao diện hướng tới mạng gói IP bên ngoài. SGSN/GGSN thì được chia sẽ một cách vật
lý từ phần chuyển mạch kênh. Các thành phần trong GPRS được thể hiện trong hình
12.9.
Chú ý là truyền dẫn chuyển mạch gói thì không được xử lý trong
MSC/VLR, mà chỉ trong GPRS.

150
Hình 12.9 Kiến trúc logic GPRS.
CUỘC GỌI DỮ LIỆU VÀ CUỘC GỌI FAX TRONG CS
Để hỗ trợ các dịch vụ dữ liệu trong mạng di động với truyền dẫn số và
giữa các mạng di động và PSTN/ISDN, một IWF (InterWorking Function) thì được cần
thiết.
Chức năng chính IWF là để cung cấp chức năng liên kết để hỗ trợ các
dịch vụ di động trong PLMN. Các chức năng liên kết cần thiết là:
 Cung cấp các modem tương tự và các modem fax tới nguời dùng
di động số.
 Thực hiện chuyển đổi giao thức cần thiết. Điều này được thực
hiện bằng kết thúc các giao thức vô tuyến số và chuyển đổi tới
các giao thức modem, fax, ISDN hoặc IP.
 Thực hiện những sự điều chỉnh tốc độ cần thiết.
 Thực hiện liên kết giữa hai người dùng dữ liệu di động.
Giao diện IWF phía PLMN hướng tới: (xem hình 12.10)
 PSTN
 ISDN
 Internet (thông qua các bộ Tigris trong MSC)
 PLMN
IWF là cần thiết bởi vì điều này cho phép truyền dẫn dữ liêu số trên liên
kết vô tuyến tới IWF trong MSC. Sau đó, IWF chuyển đổi tín hiệu số thành các âm
modem mà sau đó được gửi tới người dùng trong PSTN.
Có 3 dịch vụ cơ bản được hỗ trợ IWF: thoại 3,1 Khz, UDI/RDI, và fax.

151
Hình 12.10 Chức năng liên làm việc
Dịch vụ modem thoại 3.1kHz: Thoại 3.1 kHz là một dịch vụ thoại và
nó:
 Sử dụng chuyển đổi tương tự sang số.
 Lưu trữ và nhận tài liệu như một file.

Hình 12.11 Các định dạng được sử dụng trong một cuộc gọi modem.
Dung lượng truyền dẫn thông tin ITC trong dung lượng mang WCDMA
BC kiểm tra kiểu dịch vụ được yêu cầu cho cuộc gọi. 3.1 kHz trong PLMN dành cho
cuộc gọi dữ liệu mà yêu cầu một modem trên mạng PSTN.
UDI/RDI phía ISDN: Đây là dịch vụ thông tin số không giới hạn UDI.
Nó được gọi là UDI bởi vì nó có thể dùng toàn bộ 64kbit/s cho việc truyền dữ liệu. Nó
có đặc tính là:
 Toàn bộ dữ liệu truyền là số.
 Tài liêu được nhận thì được lưu trữ như một file.
 Dịch vụ ISDN di động.

152
Dịch vụ Thông tin số giới hạn cung cấp chỉ 56 Kbit/s cho việc truyền dữ
liệu và phần còn lại cho báo hiệu. Mặc khác, nó tương tự với UDI.

Hình 12.12 Định dạng được dùng trong UDI.


Chức năng này hỗ trợ kết nối giữa các thuê bao GSM/WCDMA và thuê
bao ISDN sử dụng ITC= “UDI” hoặc “RDI”.
Một cuộc gọi yêu cầu UDI/RDI sẽ kết thúc tại kết nối ISDN thông qua
một bộ điều chỉnh đầu cuối TA.
Dịch vụ UDI/RDI cũng được dùng cho kết nối tới Internet nơi đó, cuộc
gọi UDI được kết thúc trong máy chủ truy cập.
Chú ý là máy chủ truy cập có thể ở bên ngoài hoặc được tích hợp với
MSC bằng việc sử dụng hệ thống truy cập tích hợp IAS.
Nhóm fax 3: Là một dịch vụ fax tương tự và nó:
 Sử dụng modem fax.
 Lưu trữ tài liệu được nhận như một ảnh fax.
 Đưa ra các chuẩn fax và chuyển đổi dịch vụ thoại/fax.

Hình 12.13 Nhóm fax 3.

153
Chú ý là các kiểu fax khác vẫn tồn tại, được gọi là nhóm fax 4. Nó là
100% là số, sử dụng UDI (nó không kết nối tới một sự truy cập PSTN).
CÁC NỀN TẢNG IWF
Các cơ sở phần cứng IWF khác nhau vẫn tồn tại. Chúng là đơn vị liên
kết GSM GIWU, Đơn vị liên kết truyền dẫn dữ liệu DTI và DTI2. Bắt đầu từ GSM R9
và trong WCDMA CN3.0 thì GIWU không được hỗ trợ nữa. Phần cứng DTI và DTI2
được thể hiện ở hình 12.14 và 12.15.

Hình 12.14 phân cứng DTI.

Hình 12.15 Phần cứng DTI2.


Phần cứng cho lưu lượng dữ liệu được cải tiến từ một vài mạch TR
trong DTI thành một mạch cơ bản RPP trong DTI2. Sự cải tiến số lượng kênh dữ liệu
phụ thuộc vào kiểu của cuộc gọi dữ liệu. Một mạch RPP cơ bản có thể điều khiển 16
cuộc gọi dữ liệu. RPP thay thế RPD của DTI và một vài mạch TR.
Nếu chỉ các cuộc gọi UDI được điều khiển trong một DTI2, thì 16 cuộc
gọi dữ liệu có thể được hỗ trợ một cách đồng thời. Trong trường hợp này, hai DTI2 sẽ
thay thế cho toàn bộ DTI. Nếu các cuộc gọi modem và fax cũng được điều khiển, thì có
nhiều hơn DTI2 được lắp đặt để thay thế toàn bộ DTI. Có tối đa 8 DTI2 có thể được lắp
đặt trong một khung.

154
Dung lượng cuộc gọi thì được điều chỉnh với một bộ điều khiển tải động
trong DTI2. Điều này có nghĩa rằng, dung lượng cuộc gọi tối đa là 16 cuộc gọi dữ liệu,
nhưng thông thường thì thấp hơn. Trung bình thì 11 cuộc gọi dữ liệu được hỗ trợ trên
một DTI2.
Một cách lý thuyết thì một khung đầy đủ có thể thay thế 4 DTI, nhưng
tất cả các cuộc gọi sẽ có UDI rõ ràng. Điều này không được thực hiện. Để cho phép
điều khiển tập hợp UDI, cuộc gọi fax và dữ liệu sẽ yêu cầu ba DTI2 để thay thế một
DTI.
Cấu trúc DTI: Hình 12.16 thể hiện hai kết nối liên kết dữ liệu giữa DTI
và nhóm chuyển mạch trong MSC/VLR. Mỗi DL2 gồm 32 khe thời gian. Một cuộc gọi
dữ liệu sử dụng 2 khe thời gian, do đó, 16 cuộc gọi dữ liệu chiếm một DL2. Một khung
DTI có thể quản lý 32 cuộc gọi dữ liệu.

Hình 12.16 Cấu trúc DTI.


MIWUDSE điều khiển thiết bị dịch vụ DTI (DTI DSE), giao diện APSI
phía MSS (thuộc phần máy chủ) và dạng chuyển mạch truy cập phía dịch vụ kết nối
(COSS). Nó sử dụng thông tin dạng chuyển mạch được nhận từ MSS qua giao diện
APSI để liên kết ASV trong chuỗi kiểu chuyển mạch. MIWUDSE giao tiếp một cách
trực tiếp với thiết bị nắm giữ các khối MIWUD (DTI) và MIWUTH (DTI2).
MIWUBA thực hiện phân tích dịch vụ và chức năng chọn lựa cơ sở
IWF. MIWUBA phân tích và chèn tốc độ người dùng trong PLMN BC cho sự điều
chỉnh chế độ kênh CMM hoặc tách kiểu kênh, tốc độ trung gian, gán số lượng kênh lưu
lượng, gán chế độ kênh cho điều chỉnh kiểu kênh CTM từ PLMN BC tại thiết bị nắm
giữ yêu cầu của khối. Nó cũng thiết lập các chỉ số AXE mà có khả năng ứng dụng cho
các cở cở. MIWUBA thực hiện một sự phân tích dịch vụ chung để nhận dạng một dịch
vụ dữ liệu và các đặc tính của nó. Với mỗi dịch vụ dữ liệu, MIWUBA kiểm tra đặc tính
của nó dựa các chỉ số của AXE đẻ xem xét dịch vụ đó có được hỗ trợ hay không. Nếu
một dịch vụ được hỗ trợ thì MIWUBA sẽ kiểm tra chỉ số người dùng AXE

155
HWPLATFORM để xem nhà điều hành có chọn lựa một phần cứng nào ưa thích
không. MIWUBA dùng các bộ phận của nó để chọn lựa phần cứng chỉ khi nếu như nhà
điều hành không có chọn lựa nào riêng cả. Nếu một dịch vụ dữ liệu được hỗ trợ,
MIWUBA phân tích nó để xem nếu cả hai hoặc một trong hai DTI và DTI2 có thể được
dùng để nắm giữ thiết bị. Nếu cả hai cơ sở được dùng, sự phân phối giữa DTI và DTI2
sẽ được tạo ra một cách luân phiên. MIWUBA gửi kết quả phân tích tới MIWUDSE.
MIWUD: Bộ điều khiển thiết bị đơn vị liên kết điện thoại di động là
khối nắm giữ thiết bị cho các DTI. Một thiết bị trong MIWUD tương ứng một thiết bị
dung lượng HW trong DTI (được gọi là thiết bị TR). Có hai thiết bị TR cho mỗi bộ xử
lý thiết bị DP và hai DP mỗi mạch lưu lượng (TR PBA). Thiết bị MIWUD được đánh
số từ 0 tới 31 và là phần cứng cố định trong DTI. MIWUD-0&&-3 trên TR PBA thì
luôn luôn được định là 1. Xem hình 12.17.

Hình 12.17 Các thiết bị MIWUD và TR PBA


MIWUS thiết bị đầu cuối mạng chuyển mạch đơn vị liên kết điện thoại
di động là DTI SNT chủ. Mỗi SNT được kết nối tới GS với hai DL-2. MIWUS cũng
đưa ra các chức năng sau:
 Bố trí tải cho phần mềm DTI DP tới các DP thông qua các RPD.
 Điều khiển sự cung cấp của DTI STN, thực hiện việc kiểm tra
theo yêu cầu, quản lý trạng thái lỗi khác nhau liên quan tới phần
cứng DTI.
 Kết nối, hủy kết nối, khóa, bẻ khóa STN.
 Kết nối, hủy kết nối, khóa, bẻ khóa và in dữ liệu của các bộ mở
rộng EM, và khởi động lại bộ điều khiển CM
 Cung cấp người dùng với thông tin được yêu cầu.
Cấu trúc DTI2: Ở đây có hai khối được dùng cho DTI2, đó là
MIWUTS và MIWUTH. Chúng có một chức năng tương tự như MIWUS và MIWUD
trong DTI. Cơ sở GDDM-H thì không dựa trên khái niệm RP-RD. Thay vào đó, nó xác
định một RP mới, RPP (Bộ xử lý khu vực với giao diện PCI). Do đó, DTI2 không có
DP, và phần DP (ứng dụng RP) của DTI thì chạy trên RPP. Xem hình 12.18.
Hình 12.18 thể hiện hai kết nối liên kết dữ liệu DL2 giữa DTI2 và mạch
DLHB. Chỉ một DL2 được dùng đến. DL2 (2Mb) bao gồm 32 khe thời gian. Một cuộc
gọi dữ liệu sử dụng hai khe thời gian, do đó, 16 cuộc gọi trên một DL2. DTI2 có thể

156
quản lý 16 cuộc gọi dữ liệu. Mạch DLHB là giao diện giữa các DL2 và DL3 phía nhóm
chuyển mạch trong MSC/VLR.

Hình 12.15 Cấu trúc DTI2


MIWUDSE điều khiển thiết bị dịch vụ (DTI DSE), giao diện APSI phía
MSS (thuộc máy chủ MSC) và kiểu chuyển mạch ASV phía dịch vụ kết nối. Nó sử
dụng thông ti kiểu chuyển mạch được nhận từ MSS thông qua giao diện APSI để liên
kết ASV trong chuỗi kiểu chuyển mạch. MIWUDSE giao tiếp một cách trực tiếp với
các khối MIWUS (DTI) và MIWUTH (DTI2).
MIWUBA thực hiện phân tích dịch vụ và chức năng chọn lựa cơ sở
IWF. MIWUBA phân tích và chèn tốc độ người dùng trong PLMN BC cho sự điều
chỉnh chế độ kênh CMM hoặc tách kiểu kênh, tốc độ trung gian, gán số lượng kênh lưu
lượng, gán chế độ kênh cho điều chỉnh kiểu kênh CTM từ PLMN BC tại thiết bị nắm
giữ yêu cầu của khối. Nó cũng thiết lập các chỉ số AXE mà có khả năng ứng dụng cho
các cở cở. MIWUBA thực hiện một sự phân tích dịch vụ chung để nhận dạng một dịch
vụ dữ liệu và các đặc tính của nó. Với mỗi dịch vụ dữ liệu, MIWUBA kiểm tra đặc tính
của nó dựa các chỉ số của AXE đẻ xem xét dịch vụ đó có được hỗ trợ hay không. Nếu
một dịch vụ được hỗ trợ thì MIWUBA sẽ kiểm tra chỉ số người dùng AXE
HWPLATFORM để xem nhà điều hành có chọn lựa một phần cứng nào ưa thích
không. MIWUBA dùng các bộ phận của nó để chọn lựa phần cứng chỉ khi nế như nhà
điều hành không có chọn lựa nào riêng cả. Nếu một dịch vụ dữ liệu được hỗ trợ,
MIWUBA phân tích nó để xem nếu cả hai hoặc một trong hai DTI và DTI2 có thể được
dùng để nắm giữ thiết bị. Nếu cả hai cơ sở được dùng, sự phân phối giữa DTI và DTI2
sẽ được tạo ra một cách luân phiên. MIWUBA gửi kết quả phân tích tới MIWUDSE.
MIWUD: Bộ điều khiển thiết bị đơn vị liên kết điện thoại di động là
khối nắm giữ thiết bị cho các DTI2. Một thiết bị trong MIWUTH tương ứng một thiết
bị dung lượng HW trong DTI2. Thiết bị lưu lượng được gọi là Bộ xử lý báo hiệu số
DSP. Xem hình 12.19.

157
Hình 12.19 Thiết bị MIWUTH và phần cứng DTI2.
MIWUST thiết bị đầu cuối mạng chuyển mạch đơn vị liên kết điện
thoại di động là DTI SNT chủ. Mỗi SNT được kết nối tới GS với hai DL-2. MIWUS
cũng đưa ra các chức năng sau:
 Khởi động/tái khởi động và xác định sự thay đổi.
 Tải các chỉ số AXE tới RP
 Truyền dẫn các bản tin lưu lượng
 Điều khiển sự cung cấp của DTI STN, thực hiện việc kiểm tra
theo yêu cầu, quản lý trạng thái lỗi khác nhau liên quan tới phần
cứng DTI.
 Kết nối, hủy kết nối, khóa, bẻ khóa STN từ GS.
 Kết nối, hủy kết nối, khóa, bẻ khóa và in dữ liệu của các bộ mở
rộng EM, và khởi động lại bộ điều khiển CM trong EM.
 Cung cấp người dùng với thông tin được yêu cầu.
Cuộc gọi modem DTI2:

Hình 12.20 Cuộc gọi modem thông qua DTI2.

158
Hình 12.20 thể hiện các thiết bị trong một cuộc gọi dữ liệu trong một
mạng WCDMA. Một thiết bị MIWUTH được điều khiển bởi MIWUDSE và hai DSP
trong DIT2. D-SW DSP được kết nối tới bên thiết bị di động qua khe thời gian 0, và A-
SW DSP kết nối tới mạng cố định (khe thời gian số 1). Các khe thời gian là đôi phía di
động, và lẻ ở bên phía mạng cố định. Cuộc gọi đi từ DSP qua bộ xử lý năng lượng PC
tới DSP khác.
Sẽ có sự thiết lập cuộc gọi tương ứng cho cuộc gọi fax.
Cuộc gọi UDI DTI2: Hình 12.21 thể hiện các thiết bị trong một cuộc dữ
liệu: Một thiết bị MIWUTH được điều khiển bởi MIWUDSE, và một DSP trong DTI2.
D-SW DSP được kết nối tới phía di động (khe thời gian 0). Cuộc gọi đi từ PPC qua D-
SW DSP tới mạng cố định (khe thời gian 1). Các khe thời gian là đôi là chẵn ở bên phía
di động, và lẻ ở bên phía mạng cố định.

Hình 12.21 Cuộc gọi UDI qua DTI2.


Cuộc gọi DTI2 đồng thời:
Hình 13.21, thể hiện các cuộc gọi thông qua DTI2 cho ba cuộc gọi đến
cùng lúc. Mỗi cuộc gọi có một thiết bị MIWUTH được thiết lập bởi MIWUDSE theo
yêu cầu từ MSC. Toàn bộ cuộc gọi đều đến D-SW DSP từ phía di động và sau đó qua
PPC. Phía mạng cố định cuộc gọi đi theo những hướng khác nhau.

159
KHUNG LƢU LƢỢNG
Trong tất cả các bản tin thiết lập cuộc gọi, từ MS/UE, hoặc tất cả các
cuộc gọi đến từ ISDN, một “dung lượng vật mang” được đưa ra. Nó bao gồm thông yêu
cầu về kết nối như: fax, thoại, dữ liệu… Thông tin được bao gồm trong PLMN BC thì
cũng được sử dụng bởi hệ thống khi hệ thống kiểm tra nếu như thuê bao được gọi/ đang
gọi có sự đăng kí cho một dịch vụ được yêu cầu. Nếu PLMN BC chỉ ra một cuộc gọi
fax hoặc một cuộc gọi dữ liệu, DTI sử dụng thông tin đó để xác định thiết bị để kết nối.
Cuộc gọi dữ liệu gốc PLMN tới PSTN: Một thuê bao di động khởi tạo
một cuộc gọi dữ liệu đồng bộ không trong sáng đầy đủ tốc độ, để gửi một tệp từ
MS/UE của anh ta tới một PC đặt trong mạng PSTN. Trong bản tin thiết lập cuộc gọi
gửi tới MSC/VLR, bao gồm PLMN BC và số B. Ứng dụng được sử dụng cho gửi tệp
cùng với các nội dung dạng MS/UE của BC. Xem hình 12.24.
Trong VLR, khối Phân tích dung lượng mang điện thoại di động MABC
kiểm tra BC được nhận, trong trường hợp này GSM/WCDMA BC được gửi tới
MUABC cho việc phân tích. MABC và MUABC chuẩn bị một kênh vô tuyến BC và
tạo ra một bộ chỉ dẫn IWF. BASC được gửi tới MTECA, nơi đó, sự phân tích dịch vụ
viễn thông và sự phân tích mã dịch vụ viễn thông được thực hiện. Xem hình 12.25.
Trong ví dụ này:
 Chỉ số TSC thì được dùng cho hai mục đích: một chỉ số rẽ nhánh
trong khởi tạo sự phân tích tính cước, và một đầu vào để phân
tích mã dịch vụ viễn thông.
 BEG là kiểu cuộc gọi DCDA ( bất đồng độ song công kênh dữ
liệu).
 ITC là AUD (thoại 3.1 kHz trong PLMN). Modem dịch vụ thì
được yêu cầu cho cuộc gọi.
 Dich vụ chính là dịch vụ dữ liệu WCDMA.
 Dịch vụ GSM (GSMSERVICE) là dịch vụ dữ liệu GSM.
 TRI chỉ ra rằng nó là cuộc gọi không trong sáng.
 WSIG không có báo hiệu ISDN được yêu cầu.
 TBP được dùng để tránh âm thanh gửi đi trong suôt quá trình gọi.

160
 Không TPI có nghĩa là không có âm thanh nào gửi đến hoặc đi từ
MS/UE được mong muốn cả.
 TCL chỉ ra kiểu thuê bao (sử dụng trong phân tích tính cước)

Hình 12.24 Cuộc gọi dữ liệu gốc PLMN tới PSTN

Hình 12.25 Phân tích dich vụ viễn thông.


Trước khi các nguồn trong DTI được phân bổ, khối MABC kiểm tra
xem thuê bao đang gọi có sự đang kí thuê bao cho dịch vụ hay không. Nếu không, cuộc
gọi sẽ bị lỗi.

161
Bộ chỉ dẫn IWF và GSM/WCDMA BC được yêu cầu từ MUABC cho
phép MCIWF (Điều khiển điện thoại di động chức năng kết hợp) để thực hiện chiếm
giữ IWF phía MIWUDSE. Trên cơ sở GSM/WCDMA BC được nhận, MIWUBA phân
tích thiết bị cần thiết và MIWUDSE chuẩn bị các kênh cần thiết. Xem hình 12.26.

Hình 12.26 chọn lựa thiết bị DTI/DTI2.


Số B thì được phân tích trong phân tích số B. Sự phân tích này dẫn tới
một khung định tuyến RC. Phân tích khung định tuyến xác định tuyến để sử dụng cho
truyền dẫn dữ liệu tới PSTN.

Hình 12.27 Phân tích số B.


Trong phân tích khung định tuyến, sự rẽ nhánh được thực hiện bởi sử
dụng chỉ số TMR, khi đó chỉ số này xác định kiểu cuộc gọi, có một vài chỉ số sau:
 0 - Thoại
 1 - thông tin không giới hạn 64Kbit/s.

162
 2 - 56kbit/s (cuộc gọi dữ liệu)
 3 - âm thanh 3.1 kHz (cuộc gọi dữ liệu)
 4 - Thoại 7 kHz (cuôc gọi dữ liệu)
 5 - tới 255 dữ trữ.
Thủ tục thiết lập cuộc gọi được thực hiện một các bình thường. Ngoài ra,
sự kiểm tra có thể được thực hiện trong chuyển mạch PSTN trước khi kết nối được
thiết lập và dữ liệu có thể được truyền đi.
Cuộc gọi dữ liệu gốc ISDN tới PLMN: Một thuê bao ISDN khởi tạo
một cuộc gọi dữ liệu để gửi một tệp từ máy tính của anh ta tới MS/UE trong mạng
PLMN. Xem hình 13.28.

Hình 12.28 Cuộc gọi dữ liệu gốc ISDN tới PLMN.


Bản tin thiết lập cuộc gọi bao gồm MSISDN và ISDN-BC thì được gửi
tới GMSC.
Phân tích trong GMSC chỉ ra một tuyến GRI mà xác định địa chỉ HLR
nơi mà thuê bao được gọi thì đã được đăng kí. Bản tin yêu cầu thông tin định tuyến bao
gồm MSISDN và ISDN-BC được gửi tới HLR. Phân tích trong HLR tìm ra MSC/VLR
hiện hành. Nếu như số B được nhận là một AMSISDN thì HLR kiểm tra. Còn nếu
không phải, khối HBCAN chuyển đổi ISDN được nhận thành một GSM/WCDMA BC,
mặt khác BC được xác định trong HGAMI và HGBDI sẽ được dùng đến. Một mạng
ISDN hỗ trợ dải dịch vụ rộng hơn so với mạng PLMN; một vài ISDN BC có thể tương
ứng với một BS. Sự kiểm tra khác được tạo để xác định thuê bao được gọi có sự đăng
kí thuê bao cho dịch vụ đó.
HLR gửi một bản tin “cung cấp số chuyển vùng” tới MSC/VLR hiện
hành, nơi đó thuê bao được gọi đang có mặt. GSM/WCDMA -BC được chuyển đổi
hoặc BC được xác định trong HGAMI và HGBDI được bao gồm trong trong bản tin.
Sau khi phân tích, MSC/VLR kết nối một MSRN tới số thuê bao được
quay và gửi nó ngược trở về HLR.
HLR chuyển tiếp MSRN từ MSC/VLR tới GMSC mà yêu cầu nó.
Phân tích trong GMSC và khung định tuyến phía MSC/VLR được tìm ra.
Cuộc gọi được định tuyến tới MSC/VLR hiện hành.

163
Trong VLR hiện hành, phân tích dịch vụ viễn thông được yêu cầu sử
dụng GSM/WCDMA-BC được chuyển đổi bằng khối MABC và không cần đến
GSM/WCDMA BC được nhân từ HLR. GSM/WCDMA-BC được nhận từ HLR được
sử dụng khi GMSC và MSC cuối chia sẻ các nút mà không có bất kì báo hiệu hỗ trợ
truyền dẫn nào của ISDN. Vì nó là một cuộc gọi dữ liệu nên, phân tích dịch vụ viễn
thông đưa ra IWF nếu như được yêu cầu. Bộ chỉ dẫn IWF và GSM/WCDMA BC được
yêu cầu từ MUBAC cho phép MCIWF để thực hiện chiếm giữ IWF phía MIWUDSE.
Trên cơ sở GSM/WCDMA BC, MIWUBA phân tích thiết bị cần thiết và MIWUDSE
chuẩn bị các kênh. Nếu DTI không hỗ trợ cho BC xác định, thì sự thiết lập cuộc gọi sẽ
bị hủy kết nối.
Một thiết bị DTI chính xác được kết nối, MS/UE thì bị page. Sau số,
MS/UE đáp trả page, cuộc gọi được thiết lập và tệp dữ liệu được gửi.
Cuộc gọi dữ liệu gốc PSTN tới PLMN: Vấn đề ở đây là làm thế nào
chỉ tới PLMN rằng nó là cuộc gọi dữ liệu, fax hoặc thoại trong khi không có BC truyền
từ PSTN. Để giải quyết vấn đề này, MSISDN bổ xung (AMSISDN) thì được phân bổ
cho mỗi dịch vụ chính xác tới sự đăng kí thuê bao di động trong HLR. Xem hình 13.29.

Hình 12.29 Cuộc gọi dữ liệu gốc PSTN tới PLMN.


Thuê bao PSTN khởi tạo một cuộc gọi dữ liệu tới một thuê bao di động.
Một AMSISDN được gửi trong bản tin thiết lập tới GMSC.
Phân tích trong GMSC chỉ ra một tuyến GRI xác định địa chỉ HLR, nơi
thuê bao được đăng kí. Bản tin yêu cầu thông tin định tuyến được bao gồm AMSISDN
được gửi tới HLR. Phân tích trong HLR tìm ra MSC/VLR hiện hành, nơi thuê bao đang
có mặt. HLR kiểm tra số B được nhận đúng là một AMSISDN, thì GSM/WCDMA BC
được xác định trong GAMI và HGBDI sẽ được dùng. Sự kiểm tra khác thì được tạo tra
để xác định thuê bao được gọi có đăng kí cho dịch vụ (HGSDC).
HLR gửi một bản tin “cung cấp số chuyển vùng” tới MSC/VLR hiện
hành. BC được xác định trong HGAMI và HGBDI được bao gồm trong bản tin này.

164
Bản tin “hồi đáp cung cấp số chuyển vùng” bao gồm số MSRN được
cung cấp bởi MSC hiện hành thì được gửi ngược về GMSC thông qua HLR.
MSRN được phân tích trong GMSC và khung định tuyến hướng tới
MSC/VLR được chỉ ra. Cuộc gọi được định tuyến tới MSC/VLR hiện hành.
Trong VLR hiện hành, phân tích dịch vụ viễn thông được yêu cầu sử
dụng GSM/WCDMA-BC được chuyển đổi bằng khối MABC và không cần đến
GSM/WCDMA BC được nhân từ HLR. GSM/WCDMA-BC được nhận từ HLR được
sử dụng khi GMSC và MSC cuối chia sẻ các nút mà không có bất kì báo hiệu hỗ trợ
truyền dẫn nào của ISDN. Vì nó là một cuộc gọi dữ liệu nên, phân tích dịch vụ viễn
thông đưa ra IWF nếu như được yêu cầu. Bộ chỉ dẫn IWF và GSM/WCDMA BC được
yêu cầu từ MUBAC cho phép MCIWF để thực hiện chiếm giữ IWF phía MIWUDSE.
Trên cơ sở GSM/WCDMA BC, MIWUBA phân tích thiết bị cần thiết và MIWUDSE
chuẩn bị các kênh. Nếu DTI không hỗ trợ cho BC xác định, thì sự thiết lập cuộc gọi sẽ
bị hủy kết nối.
Một thiết bị DTI chính xác được kết nối, MS/UE thì bị page. Sau số,
MS/UE đáp trả page, cuộc gọi được thiết lập và tệp dữ liệu được gửi.
CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO HỆ THỐNG WCDMA

Hình 12.30 Cuộc gọi dữ liệu WCDMA


Toàn bộ các dịch vụ trong mạng WCDMA thì được gán một dịch vụ
mang, dịch vụ này cung cấp cách thức cho truyền dẫn thoại dữ liệu giữa các người
dùng.
Trên giao diện vô tuyến, chỉ có các tốc độ 14.4, 28.8, 57.6 kbit/s được
hỗ trợ. Đặc trưng này chỉ hỗ trợ các dịch vụ không trong sáng, nghĩa là tốc độ người
dùng giao diện vô tuyến AIUR và tốc người dùng mạng cố định FNUR có thể khác
nhau bởi vì đệm và điền khiển luồng.
Hình 12.31 thể hiện các tốc độ người dùng được hỗ trợ.

165
Hình 12-31 Các tốc độ người dùng được hỗ trợ.
Chú ý 1: Tốc độ FNUR chi ứng dụng tới UDI. Với dung lượng 3.1 kHz,
để kết nối với các modem tốc độ cao như V.90 hoặc modem tốc độ dưới 9.6 kbit/s,
autobauding được sự dụng. FNUR không có ý nghĩa gì trong trường hợp này.
Chú ý 2: Chế độ ống khung sử dụng khung HDLC trên giao diện mạng
cố định.
Chú ý 3: Bit trong sáng là một phần của đặc trưng NF 956 3G.324M hỗ
trợ đa giao thức và được miêu tả ở phần sau.
Một vài kiểu dữ liệu trong bảng là một phần của BC thì được giải thích
ở bên dưới. Tất cả các cuộc gọi trong mạng WCDMA gồm sự chuyển đổi BC giữa điện
thoại di động và mạng để thông báo với mạng rằng dịch vụ đã được kết nối tới cuộc gọi.
Tốc độ ngƣời dùng mạng cố định FNUR: Tốc độ người dùng giữa
DTI2 và mạng cố định. Ở đây là tốc độ mà áp dụng kết nối giữa MSC và thiết bị đầu
cuối mà được kết nối tới PSTN/ISDN hoặc máy chủ truy cập. FNUR có thể được so
sánh với tốc độ giao diện không gian AIUR, đó là tốc độ người dùng trên giao diện
không gian. FNUR và AIUR có thể khác nhau với các dịch vụ không trong sáng vì sự
truyền lại có thể được yêu cầu trên mạng giao diện vô tuyến vì sự thay đổi của các điều
kiện vô tuyến.
Nếu dịch vụ là trong sáng, AIUR và FNUR phải giống nhau.
Truyền dẫn không đồng bộ: Trong chế độ không đồng bộ, các bit bắt
đầu và kết thúc thì được dùng khi truyền dẫn các kí tự. Điều này cho phép sự đồng bộ
dễ dàng hơn và tốc độ truyền dẫn thay đổi được, mặc dù nó thấp hơn so với chế độ
đồng bộ.
Dung lƣợng truyền dẫn thông tin ITC: ITC có thể là thoại, UDI, RDI,
hoặc 3.1kHz, thông tin sô không giới hạn UDI được dùng cho các cuộc gọi dữ liệu trên
ISDN hoặc internet. Thông tin số giới hạn UDI được dùng trong mạng mà mạng này
dùng báo hiệu ISDN/Bleacher 3.1 kHz, thì UDI được dùng cho các cuộc modem.
Dịch vụ không trong sáng NT: Dịch vụ không trong sáng cung cấp sự
sữa lỗi bằng giao thức liên kết vô tuyến RLP giữa người điện thoại di động và DTI2, do
đó đảm bảo truyền dẫn không lỗi. Sự sữa lỗi trên mạng cố định có thể được thực hiện
khi kết nối 3.1kHz. Giao thức sữa lỗi V.42 có thể được dùng trên toàn bộ các kiểu
modem được hỗ trợ.
HỖ TRỢ ĐA PHƢƠNG TIỆN 3G.324M
Đặc trưng này hỗ trợ gửi/nhận đa phương tiện chuyển mạch kênh cho cả
WCDMA và GSM. Đa phương tiện chuyển mạch kênh dựa trên cơ sở chuẩn 3G.325M,
khi đó là một biến thể 3G của H.324, một khuyển nghị ITU cho truyền dẫn đa phương
tiện tốc độ bit thấp. Xem hình 13.31.

166
Hình 12.32 Các khuyến nghị cho đa phương tiện.
Đặc trưng này hô trợ các trường hợp cuộc gọi đa phương tiện sau:
 Các cuộc gọi đa phương tiện giữa các thuê bao WCDMA.
 Các cuộc gọi đa phương tiện giữa các thuê bao WCDMA và
ISDN.
 Các cuộc gọi đa phương tiện giữa các thuê bao GSM.
 Các cuộc gọi đa phương tiện giữa thuê bao GSM và thuê bao
PSTN.
Một thuê bao di động với một thiết bị đầu cuối 3G.324M có thể nhận sự
truyền dẫn video, dữ liệu và âm thanh, với các thiết bị đầu cuối 3G.324M khác hoặc
một thiết bị đầu cuối mà tương thích với 3G.324M, ví dụ như thiết bị đầu cuối I+M
H234, khi đó thiết bị di động được tương thích với thiết bị đầu cuối đa phương tiện
ISDN. Các thiết bị đầu cuối khác cũng có thể là một máy chủ Video, hoạt động như
một chuẩn 3G.324M.
Sự kết hợp với các thiết bị đầu cuối H.320, H.323 hoặc SIP thì không
được hỗ trợ.
Khuyến nghị 3G.324M bao gồm sự ghép kênh của các chuỗi bit khác
nhau thành một chuỗi bit như trong hình 12.33.

167
Hình 12.33
Người dùng sử dụng thiết bị đầu cuối 3G.324M có thể sử dụng các ứng dụng,
có sự kết hợp của thoại, video, và dữ liệu một cách đồng thời, ví dụ, điện thoại video
thời gian thực, video show, xem ảnh khi đang nói chuyện.
Sử dụng 3G.324M để hỗ trợ các ứng dụng đa phương tiện được xem là một
trong những lợi nhuận chính chủa các nhà điều hành mạng WCDMA.
Dung lƣợng mang BC: Với cuộc gọi đa phương tiện, dịch vụ mạng
BS30 được dùng đến, khi đó cung cấp sự đảm bảo về chất lượng dịch vụ cho truyền
dẫn đa phương tiện. Trong trường hợp của WCDMA, dịch vụ bit trong sáng được dùng
kết hợp với UDI, khi đó cung cấp một tốc độ 64kbit/s, hoặc RDI cung cấp tốc độ
56kbit/s. UDI và RDI cung cấp sự truyền dẫn số đầu cuối tới đầu cuối và được dùng
cho cuộc gọi dữ liệu trên các mạng ISDN. Do đó, các cuộc gọi đa phương tiện sử dụng
UDI và RDI có thể được thiết lập giữa các thuê bao WCDMA, giống như là giữa thuê
bao WCDMA và thuê bao ISDN.
Dịch vụ mang 30 trong chế độ truyền dẫn trong sáng thì được dùng cho
cuộc gọi đa phương tiện GSM. Trong trường hợp dung lượng của cuộc gọi được thiết
lập là “3.1 kHz”, điều này có nghĩa là cuộc gọi được xử lý như một cuộc gọi tương tự
sử dụng modem cho truyền dẫn trên PSTN. Tốc độ người dùng sẽ là 28.8 kbit/s, sử
dụng dữ liệu chuyển mạch kênh tốc độ cao HSCSD và kênh mã hóa 14.4kbit/s . Hai
kênh vô tuyến 14.4kbps được dùng đến và 3 kênh 9.6kbps. Cả HSCSD và kênh mã hóa
14.4kbps thì được cung cấp bởi dịch vụ dữ liệu tốc độ cao NF95, đây là điều kiện kiên
quyết cho đa phương tiện chuyển mạch kênh.
Thuê bao GSM có thể tạo ra một cuộc gọi đa phương tiện tới GSM khác,
cũng có thể tới thuê bao PSTN bằng sử dụng dịch vụ thoại 3.1kHz. Tuy nhiên, cuộc gọi
đa phương tiện giữ WCDMA và thuê bao GSM thì không khả dụng, giữa thuê bao
WCDMA và PSTN cũng thế, nhưng lại khả dụng cho cuộc gọi giữa các thuê bao ISDN
và thuê bao GSM bằng việc sử dụng UDI/RDI như một vật mang.
Thiết lập cuộc gọi đa phƣơng tiện: Ví dụ trong hình 12.34, một cuộc
gọi từ thuê bao WCDMA tới thuê bao WCDMA được thỏa thuận giữa các thiết bị đầu
cuối 13-33, Cuộc gọi sử dụng UDI như một vật mang như một vật mang. MSC định
tuyến cuộc gọi trên cơ sở số E.164 được cung cấp bởi thiết bị đầu cuối tại thời điểm
thiết lập cuộc gọi. Sự thỏa thuận phương tiện thoại/video giữa các thiết bị thì không

168
liên quan gì đến MSC. Trong hình, sự thỏa thuận được trình bày như một ống kín đi
qua MSC.

Hình 12.34 Cuộc gọi đa phương tiện WCDMA tới WCDMA với sự thỏa thuận giữa các
thị đầu cuối.
Với các cuộc gọi đa phương tiện, MSC là một phần trong thiết lập cuộc
gọi. Các thiết bị đầu cuối 3G.324M báo hiệu tới MSC rằng một cuộc gọi đa phương
tiện được yêu cầu, và sau đó, MSC phân bổ các nguồn cần thiết trong MSC.

Hình 12.35 Báo hiệu cho một cuộc gọi đa phương tiện WCDMA tới WCDMA.
Với các cuộc gọi từ một thuê bao WCDMA hướng tới ISDN hoặc một
thuê bao WCDMA khác, giá trị “H.223 & H.245” trong trường điều chỉnh tốc độ thuộc
thay đổi ORA của bản tin thiết lập từ thiết bị di động đang gọi chỉ ra rằng cuộc gọi là
một cuộc gọi đa phương tiện. Giá trị này được ánh xạ thành H.223/245 bằng một giao
thức lớp thông tin người dùng UIL1P trong ISDN BCcủa bản tin thiết lập. Giá trị dung

169
lượng truyền dẫn thông tin ITC của ISDN BC thì được thiết lập “UDI/RDI”. Trong
trường hợp thiết lập không thành công, cuộc gọi được giải phóng.
Các cuộc gọi từ ISDN (hoặc từ thuê bao WCDMA khác) hướng tới thuê
bao WCDMA khác là cuộc gọi đa phương tiện nếu như giá trị UIL1P ISDN BC được
nhận là “H.221&H.242” hoặc “H.233&H.324”. Cả hai giá trị đều được ánh xạ thành
giá trị “H.223&H.245” trong trường điều chỉnh tốc độ thay đổi ORA của bản tin tới
thiết bị di động được gọi. Trong trường hợp không thành công, cuộc gọi được giải
phóng.
MSC cũng tạo ra thông tin tính cước được yêu cầu. Trong bản lưu dữ
liệu cuộc gọi (CDR) sẽ có một chỉ dẫn giống cuộc gọi đó là đa phương tiện hay là
không. Với các thông tin đó như là cơ sở để nó áp dụng các biểu giá khác nhau cho các
cuộc gọi đa phương tiện.
CHẾ ĐỘ ỐNG KHUNG
Dịch vụ ống khung cung cấp sự truyền dẫn dữ liệu đồng bộ thông qua
DIT2 mà không cần đến modem, và nó thay thế sự điều chỉnh tốc độ V.110 với sự điều
chỉnh tốc độ HDLC như thể hiện trong hình trong hình 12.36. Các cuộc gọi modem
thông thường và dữ liệu V.110 là không đồng bộ, với một bit bắt đầu và kết thúc được
thêm vào tất cả các byte được truyền đi. Chế độ ống khung cung cấp sự truyền dẫn
đồng bộ qua DTI2, khi đó không cần tới các bit mở đầu và kết thúc. Mặc dù trong thực
tế không có sự cải tiến thông lượng trên không gian, kết nối FTM tại tốc độ 64kbps trên
mạng cố định, trong khi kết nối V.110 tại tốc độ 38.4 kbps. FTM cũng cho phép kết nối
kết nối tới thiết bị mà không hỗ trợ V.110.

Hình 12.36 Chế độ ống khung.


Chế độ ống khung hỗ trợ giao thức PPP và X.75 thông qua DTI2. Điều
này có thể được dùng cho kết nối Internet thông qua hệ thống truy cập tích hợp hoặc
thông qua một mạng ISDN. Nó cho phép để sử dụng toàn bộ tốc độ dữ liệu được hỗ trợ
trên giao diện vô tuyến cho các cuộc gọi chế độ ống khung. Đối với WCDMA có ba tốc
độ: 14.4, 28.8, 57.6 kbps.
Dịch vụ FTM cho GSM thì được biết như là ASHDLC hoặc là “dịch vụ
HDLC đồng bộ-không đồng bộ”. Trong GSM R8, nó là một dịch vụ Ericsson riêng biệt
được yêu cầu bởi thiết bị di động bằng việc quay một số tiền tố (prefix). Dịch vụ thì
theo chuẩn ETSI, nên MS có thể yêu cầu dịch vụ bằng cách thiết lập một dung lượng
mang.
CHỨC NĂNG PHỐI HỢP TRONG CỖNG MEDIA
Kiến trúc phân lớp cung cấp cho chức năng phối hợp trong MGW phục
vụ các dịch vụ dữ liệu chuyển mạch kênh trong WCDMA. Tốc độ dữ liệu được hỗ trợ
là 64kbps.

170
Đặc điểm này hỗ trợ các kết nối giữa thuê bao WCDMA và thuê bao sử
dụng modem trên mạng PSTN, hoặc UDI/RDI trên mạng ISDN. Nó cũng hỗ trợ kết nối
sử dụng chế độ ống khung FTM. Ngoài ra, nó cung cấp sự đóng gói dữ liệu để tăng
thông lượng.
Với các cuộc gọi đa phương tiện chuyển mạch kênh 3G.324M, đặc điểm
này hỗ trợ một vật mang đồng bộ trong sáng UDI với tốc độ dữ liệu 64 hoặc 56 kbps.
Điều này tạo ra các cuộc gọi đa phương tiện giữa các thuê bao WCDMA, cũng như là
giữa thuê bao WCDMA và ISDN.
Trong mạng WCDMA, đặc điểm này hỗ trợ nhiều dịch vụ dữ liệu
chuyển mạch kênh hơn trong GSM. Điều này có nghĩa là nhiều thiết bị mạng cố định
có thể được kết nối.
IWF hỗ trợ chuyển giao cho các cuộc gọi dữ liệu từ WCDMA và GSM.
Điều này có nghĩa là các cuộc gọi dữ liệu luôn được kết nối khi di chuyển từ WCDMA
tới GSM. Tuy nhiên, lại không cho phép với các cuộc gọi đa phương tiện 3G.324M.
Nền tảng MGW: Để hỗ trợ các dịch vụ chuyển mạch kênh cho các thuê
bao WCDMA, một một chức năng phối hợp được yêu cầu. MGW dựa trên nền tảng gói
cello CPP và trên nền tảng đó IWF được lắp đặt trên bảng chuỗi media (Media Stream
board). Các cách thức kết nối cho MGW được thể hiện như trong hình 12.37.

Hình 12.37 Các cách thức kết nối trong mạng WCDMA.
IWF là một bộ chuyển đổi giao thức cho truyền dẫn dữ liệu chuyển
mạch kênh thông qua MGW khi đó cho phép người dùng dữ liệu di động kết nối tới
ISDN hoặc PSTN hoặc tới internet thông qua một máy chủ truy cập (hình 12.37). Máy
chủ truy cập là một phần của mạng WCDM hoặc thuộc về mạng ngoài.
Các dịch vụ mang: Toàn bộ các dịch vụ trong mạng WCDMA thì được
gán một dịch vụ mang để cung cấp phương thức truyền dẫn dữ liệu và thoại giữa người
dùng. Hình 12.38 thể hiện tốc độ người dùng được hỗ trợ. Trên giao diện vô tuyến, các
tốc độ 14.4, 28.8, 57.6 kbit/s thì hỗ trợ cho dịch vụ không trong sáng. Ở đây không có
quan hệ nào đơn gian giữa AIUR và FNUR cho các dịch vụ không trong sáng. Dịch vụ
3G.324M sử dụng một vật mang đồng bộ trong sáng, tốc độ ở đây là 64kbit/s cho các
cuộc gọi UDI và 56kbit/s cuộc gọi RDI.

171
Hình 12.38 Các tốc độ người dùng mạng cố định.
Chú ý 1: Với thoại 3.1 kHz, để kết nối với modem tốc độ cao như V.90 hoặc
tốc độ modem 9.6 kbps, autobuding được sử dụng. FNUR không có liên quan gì trong
trường hợp này.
Chú ý 2: Chế độ ống khung được dùng khung HDLC trên giao diện mạng cố
định.
Chú ý 3: Các dịch vụ UDI/RDI trong sáng đồng bộ được dùng cho các cuộc gọi
đa phương tiện 3G.324.

Hình 12.39
Các dịch vụ modem phía PSTN/ISDN:
Lợi nhuận mang lại:
 Modem sử dụng rộng rãi cho quay số truy cập.
 IWF hỗ trợ tất cả các giao thức modem quan trọng.
 Sử lỗi và đóng gói dữ liệu cho phép giữa IWF và mạng cố định.
Dung lượng truyền tải thông tin (ITC) trongWCDMA BC chỉ ra kiểu
dịch vụ sẽ được yêu cầu cho cuộc gọi. Âm thanh 3.1kHz chỉ ra cuộc gọi dữ liệu yêu cầu
một kết nối modem trên PSTN.

172
Hình 12.40 cuộc gọi thoại 3.1 kHz thông qua modem trên PSTN hoặc ISDN.
Việc sữa lỗi trên mạng cố định, giao thức sữa lỗi V.42 có thể được sử
dụng cho tất modem được hỗ trợ.
MGW hỗ trợ chức năng modem phù hợp với các khuyến nghị ITU-T:
 V.90 Tốc độ trên 56 kbps
V.34 Tốc độ 33.6 kbps
 V.34 bis tốc độ 14.4 kbps
 V32 9.6 kbps
Tốc độ dưới 9.6 kbps được thỏa thuận thông qua autobauding.
 V.32 4.8kbps
 V.22bis 2.4kbps
 V.22 1.2kbps
 V.21 0.3kbps
Autobauding có thể được sử dụng bởi modem để thỏa thuận tốc độ
người dùng tại sự thiết lập cuộc gọi. Thông thường, modem đang gọi cố gắng để kết
nối với tốc độ cao nhất của nó. Nếu như modem trả lời không đáp trả, modem đang gọi
giảm tốc độ của nó, và cố gắng để kết nối tại tốc độ tiếp theo.
Các dịch vụ phía ISDN:
Lợi nhuận mang lại:
 Thời gian thiết lập cuộc gọi nhanh từ thiết bị di động, khoảng 3
giây.
 Dữ liệu được truyền trong dạng số từ đầu cuối tới đầu cuối.
Chức năng này hỗ trợ kết nối giữa thuê bao WCDMA và thuê bao ISDN
sử dụng UDI, ITC hoặc RDI trong mạng ISDN. Dịch vụ UDI trên các cuộc gọi sử dụng
sự điều chỉnh tốc độ V.110/X.30 trong ISDN.
Một cuộc gọi yêu cầu UDI/RDI sẽ kết thúc tại một kết nối ISDN qua
một bộ chỉnh hợp thiết bị đầu cuối.
Dịch vụ UDI/RDI cũng sử dụng cho kết nối với internet. Điều này thể
hiện qua hình 12.41, ở đây thì cuộc gọi UDI được kết thúc tại máy chủ truy cập bên
ngoài.

173
Hình 12.41 Cuộc gọi UDI thông qua ISDN.
Chế độ ống khung FTM:
Lợi nhuận mang lại:
 FTM sử dụng HDLC như một vật mang hướng tới máy chủ truy
cập. HDLC là một vật mang cho lưu lượng internet và phổ biến
hơn vật mang ISDN V.110.
 Thông lượng trên mạng cố định thì lên tới 64kbps, còn đối với
UDI thì bị giới hạn 38.3 kbps.
 Thời gian thiết lập cuộc gọi nhanh từ điện thoại di động, khoảng
3 giây.
 Dữ liệu thì được truyền trong dạng số từ đầu cuối tới đầu cuối.
Dich vụ FTM cung cấp sự truyền dẫn dữ liệu đồng bộ thông qua IWF
mà không cần tới modem, và nó thay thế sự điều chỉnh tốc độ V.110 với sự điều chỉnh
tốc độ HDLC. Các cuộc gọi modem thông thường và dữ liệu V.110 là không đồng bộ,
với một bit bắt đầu và kết thúc được thêm vào tất cả các byte được truyền đi. Chế độ
ống khung cung cấp sự truyền dẫn đồng bộ qua DTI2, khi đó không cần tới các bit mở
đầu và kết thúc. Mặc dù trong thực tế không có sự cải tiến thông lượng trên không gian,
kết nối FTM tại tốc độ 64kbps trên mạng cố định, trong khi kết nối V.110 tại tốc độ
38.4 kbps. FTM cũng cho phép kết nối kết nối tới thiết bị mà không hỗ trợ V.110.
Vật mang FTM HDLC được dùng cho giao thức điểm điểm thông qua
MGW. FTM có thể được dùng cho các kết nối internet thông qua máy chủ truy cập
hoặc thông qua một mạng ISDN. Nó cũng cho phép sử dụng toàn bộ các tốc độ dữ liệu
trên giao diện vô tuyến cho các cuộc gọi FTM. Với WCDMA có 3 tốc độ là: 14.4, 28.8,
57.6 kbps. Một cuộc gọi FTM đi qua máy chủ truy cập.
IWF cũng hỗ trợ đặc trưng riêng ASHDLC, (đồng bộ - không đồng bộ
HDLC), thỉnh thoảng cũng được biết như là sự đóng gói HDLC trên ISDN. Dịch vụ
này thuộc về MSC và khởi tạo một dịch vụ FTM thông thường cho MGW. Dịch vụ
ASHDLC được khởi tạo bằng một tiền tố số B thay vì một một tín hiệu di động. Khi
MSC xác nhân được tiền tố, tiền tố đó bị xáo khỏi số được gọi. Một FTM BC thông
thường được gởi tới MGW và dịch vụ FTM được yêu cầu.
Chỉ số kết hợp trong BC không đồng bộ, cờ đệm NT và X.31 chỉ ra dịch
vụ FTM.
Sự nén dữ liệu: Nén dữ liệu theo khuyến nghị ITU-T V.42 bis tăng tốc
độ người dùng mà không tính cước các đặc tính của kênh vô tuyến.

174
Sự nén dữ liệu có thể thực hiện trên phía không dây hoặc phía PSTN.
Hơn thế, V.42 bis có khả năng cho việc nén dữ liệu trong một hoặc hai hướng. Thuật
toán V.42 cung cấp một bộ phận để dò dữ liệu người dùng có thể không được nén, sau
đó nó thay đổi chế độ trong sáng. Khi thuật toán dò tìm mà thấy sự nén cho phép lần
nữa thì nó khôi phục về chế độ nén.

Hình 12.42 Mô hình giao thức của một cuộc gọi modem không trong sáng với sự nén
dữ liệu.
Hình 13.41 thể hiện mô hình giao thức cho một cuộc gọi modem bất
đồng bộ không trong sáng, với lớp nén dữ liệu dữ liệu nằm trên lớp V.42 và lớp sữa lỗi
RPL. Một cuộc gọi dữ liệu số (UDI/RDI/FTM) không dùng V.42 hoặc V.42 bis ở phía
cố định, nhưng có thể dùng nó trên giao diện vô tuyến.
Tỉ lệ nén có thể đạt được là 2:1 cho dữ liệu truyền dẫn và 3:1 cho sự
truyền dẫn văn bản Anh ngữ. Tỉ số phụ thuộc vào nội dung của tệp tin, và có thể không
nén (tệp tin gif hoặc jpeg) tới việc nén lại 4 lần.
Bảng bên dưới thể hiện một ví dụ cho sự nén một tệp văn bản anh ngữ
sử dụng 14.4 kbps.

UDI/RDI đồng bộ trong sáng 3G.324M:


Hình 12.43, thể hiện một cuộc gọi đa phương tiện giữa hai thiết bị đầu
cuối đa phương tiện. Một vật mang trong sáng 64kbps thì được thiết lập giữa RNC và
MGW, và trong mạng ISDN một vật mang UDI 64kbps (hoặc RDI 56kbps) được dùng
đến. Sau khi thiết lập vật mang, thiết bị đầu cuối thỏa thuận nội dung của vật mang. Sự
thỏa thuận này không liên quan gì đến MGW, và một vật mang trong sáng đồng bộ 64
kbps có thể bao gồm một vài kênh đa phương tiện (Video/âm thanh/dữ liệu/ thoại).
Các cuộc gọi đến/đi tới một ISDN trên cơ sở thiết bị đa phương tiện thì
cũng hỗ trợ.

175
Hình 12.43 cuộc gọi đa phương tiện WCDMA tới WCDMA.
13. GPRS-GENERAL PACKET RADIO SERVICE-DỊCH
VỤ GÓI VÔ TUYẾN CHUNG
TỔNG QUÁT
Mục đích của GPRS là để hỗ trợ một bộ dịch vụ mang GSM pha 2+ mà
cho phép các thuê bao để gửi và nhận dữ liệu trong một chế độ truyền dẫn gói đầu cuối
tới đầu cuối. Bằng cách đó, nó cho phép sử dụng hiệu quả tài nguyên mạng cho các ứng
dụng dữ liệu gói.
GPRS tạo ra internet di động. Người dùng có thể truy cập vào intranet
của công ty hoặc nhà cung cấp dịch vụ từ thiết bị động của họ. Người dùng GPRS có
thể vẫn trực tuyến mà không cần chiếm giữa kênh vô tuyến riêng biệt nào. Một kênh thì
được phân bổ chỉ khi một gói dữ liệu sẽ được truyền đi hoặc được nhận.
Các nhà điều hành có thể khuyến khích nguồi dùng GPRS để kết nối
bằng việc tính cước cho dữ liệu thay vì thời gian kết nối. GPRS thiết lập một kết nối IP
đầu cuối tới đầu cuối từ thiết bị đầu cuối di động tới các máy chủ tại ISP.
KIẾN TRÚC GPRS
GPRS là một sự mở rộng của kiến trúc GSM. Một vài đơn vị GSM được
nâng cấp với chức năng GPRS.
GPRS được thiết lập trên cấu trúc GSM thông qua hai nút mạng bổ xung
là: Nút hỗ trợ phục vụ GPRS (SGSN), nó là mức phân cấp giống MSC/VLR, nút hỗ trợ
cỗng GPRS, mức phân cấp của nó ngang với GMSC. GPRS cũng được thiết lập qua
một vài giao diện mới. Các thành phần đó cung cấp cho hệ thống với khả năng chuyển
mạch gói và được biết như là mạng GPRS. Xem hình 14.2.
Nút hỗ trợ phục vụ GPRS (SGSN): SGSN là một thành phần cơ sở
trong mạng GSM sử dụng GPRS. Nút mới này chuyển tiếp gói IP đến được đánh địa
chỉ tới một MS hoặc các gói IP đi từ một MS, tất nhiên MS được kết nối trong vùng
SGSN phục vụ.
SGSN điều khiển định tuyến các gói và chuyển tiếp các gói đến/đi tới
vùng SGSN phục vụ. Nó phục vụ toàn bộ các thuê bao GPRS mà được đặt trong vùng
SGSN phục vụ. Một thuê bao GPRS có thể được phục vụ một cách độc lập bởi bất cứ
SGSN trong mạng GPRS. Lưu lượng thì được định tuyến từ SGSN tới BSC qua BTS
tới MS.
.

176
Hình 14.2 Kiến trúc GPRS
Nút hỗ trợ cỗng GPRS (GGSN): GGSN điều khiển giao diện phía
mạng bên ngoài và hoạt động như một bộ định tuyến cho địa chỉ IP của thuê bao trong
mạng.
Các giao diện mới liên quan tới CNM:
GPRS đưa ra một giao diện mới Gr giữa HLR và SGSN. Giao diện này
kết nối cơ sở sữ liệu từ HLR và SGSN.
Giao diện Gs được sử dụng giữa SGSN và MSC, giao diện này nằm
trong MSC/VLR. Giao diện này kết nối cơ sở dữ liệu trong MSc/VLR và SGSN.
Giao diện Gd trong MSC/VLR, được sử dụng giữa SGSN và SMS-
GMSC và SMS-IWMS. Đặc trưng này cho phép các dich vụ bản tin ngắn khởi phát và
kết thúc di động.
CÁC NÚT LIÊN QUAN
HLR
HLR được sử dụng cho GPRS. Nó bao gồm thông tin đăng kí thuê bao
GPRS và thông tin dữ liệu. Thông tin HLR thì có thể truy cập từ SGSN. Với các thiết
bị di động chuyển vùng, HLR có thể nằm trong một PLMN khác so với SGSN của nó.
Do đó, các HLR cần để cập nhật trạng thái R8 để hỗ trợ các dịch vụ GPRS và dữ liệu
xác định như sau:
 Chế độ truy cập mạng (NAM)
 Bản lưu sự đăng kí: kiểu giao thức dữ liệu PDP, tên điểm truy
cập, địa chỉ IP(tĩnh), chất lượng dịch vụ (QoS)
 Hỗ trợ SMS trên GPRS

177
 Hỗ trợ phương thức cập nhật vị trí từ SGSN.
NAM được thêm tới bản lưu của thuê bao trong HLR. Nó xác định kiểu
truyền dẫn mà thuê bao được cho phép thực hiện.
Với sự truyền dẫn dữ liệu chế độ gói, thuê bao cần truy cấp tới mạng
GPRS,…, anh ta phải đăng kí tạm thời trong SGSN. Như thế, HLR bao gồm thông tin
đăng kí dữ liệu GPRS và thông tin định tuyến cho thuê bao GPRS.
Nếu thuê bao chỉ truy cập tới mạng GPRS, anh ta không thể đăng kí tạm
thời trong MSC/VLR.
IMSI của một thuê bao có thể được kết hợp với các địa chỉ giao thức dữ
liệu gói của anh ta và/hoặc thông tin đang kí cần thiết khác cho truyền dẫn dữ liệu chế
độ gói. HLR cập nhật SGSN với thông tin cập nhật ví trí từ SGSN hoặc khi IMSI được
thay đổi bởi nhà quản lý.
HLR thực hiện quản lý di động cho GPRS bằng việc lưu trữ thông tin
định tuyến cho GPRS tại sự cập nhật vị trí từ SGSN, và thông báo SGSN cũ về sự thay
đổi vị trí của thuê bao.
HLR lưu trữ thông cho sự xác nhận và mã hóa từ trung tâm xác thực, và
cung cấp nó SGSN.
Quản lý cấu hình được thực hiện như cách của hệ thống GSM truyền
thống, bằng câu lệnh MML hay là thông qua cỗng yêu cầu giao diện SOG.
MSC/VLR
MSC/VLR được kết nối tới SGSN sử dụng giao diện Gs, đây là giao
diện “tùy chọn”.
Giao diện Gs được dùng cho sự phân phối lưu lượng một cách có hiệu
với các thiết bị đầu cuối mà được kết nối tới cả GPRS và GSM. Giao diện Gs là thiết
yếu cho việc hỗ trợ chế độ hoạt động mạng 1 và trạm di động lớp A và B.
Nút SGSN có được dùng để thực hiện paging kết nối chuyển mạch kênh
cho thuê bao được kết nối GPRS. Sự cập nhật vị trí và kết nối IMSI cũng có thực hiện
qua SGSN.
Chu kỳ cập nhật vùng định tuyến RA trong SGSN thay thế yêu cầu cập
nhật vị trí vùng LA. Do đó, các nguồn trên giao diện A và giao diện Um được tiết kiệm,
và khả năng điều khiển lưu lượng của MSC/VLR tăng lên.
Chức năng ngưng/tiếp tục cho các thiết bị đầu cuối làm việc trong chế
độ lớp B cần đến giao diện Gs. Khi một thiết bị lớp B được mắc vào trong phiên làm
việc dữ liệu và một cuộc gọi chuyển mạch kênh thì đang tiến hành, MSC sẽ sử dụng
giao diện Gs để kết nối SGSN. SGSN sẽ ngưng phiên làm việc dữ liệu và người dùng
có thể có cuộc gọi chuyển mạch kênh. Khi cuộc gọi kết thúc, phiên làm việc dữ liệu thì
được tiếp tục. Tất cả các giao diện Gs đều hỗ trợ cho sự hoạt động của các thiết bị đầu
cuối. Ban đầu giả sử rằng, hầu hết các thiết bị đầu cuối GPRS sẽ là kiểu B. Do đó, giao
diện Gs là cần thiết nếu như nhà điều hành muốn một dịch vụ hiệu quả cho các kiểu và
lưu lượng.
SMS-GMSC và SMS-IWMSC
SMS-GMSC không bị tác động bởi việc giới thiệu SMS trên GPRS. Một
thiết bị đầu cuối được kết nối tới GPRS có thể cung cấp một dịch vụ SMS giống như là
trên GSM.
Tất cả người dùng mà di chuyển từ GSM chuyển mạch kênh tới GPRS
thì đều cho chép để giữ lại toàn bộ các dich vụ liên quan tới SMS.
Sự phân phát bản tin ngắn là một ví dụ của một khi SGSN và MSC/VLR
chuyển đổi thông tin trên giao diện Gs. Tuy nhiên trong trường hợp này, giao diện Gd
giữa SGSN và SMS-GMSC/SMS-IWMSC cũng được yêu cầu cho truyền dẫn bản tin
ngắn.

178
Tuy nhiên, SGSN cải tiến sự phân phát SMS. Điều này được thực hiện
khi một sự phân phát SM tới MS bị lỗi. MSC/VLR khi đó có thể yêu cầu SGSN để chỉ
ra bất kì hoạt động nào từ MS được tìm thấy.
CÁC GIAO DIỆN GPRS

Hình 14.3 Giao diện GPRS


TRUYỀN DẪN BÁO HIỆU S7 SGSN
Toàn bộ kết nối từ SGNS tới:
 MSC
 SMS-GMSC và SMS-IWMSC
 HLR và AUC
thì đều sử dụng giao diện SS7. Việc sử dụng các giao diện chuẩn phù
hợp với SS7 đưa ra sự tương tích được mong đợi từ phía các thành phần khác nhau.
Giao diện chuẩn thì cũng là một điều kiện trước tiên cho chuyển vùng.
SGSN cần để giao tiếp với một số lượng lớn của HLR, MSC/VLR,
SMS-GMSC và SMS-IWMSC trong một PLMN, cũng như trong các PLMN mà MS
viếng thăm tới. Do đó, SGSN sẽ được kết nối tới một vài điểm báo hiệu truyền dẫn STP,
mà được kết nối tới mạng SS7 toàn cầu.
Sau đây là ngăn giao thức tương ứng với các giao diện:

179
Hình 14.4 Ngăn giao thức GPRS.
Lớp vật lý SS7 là MTP-1. Hỗ trợ :
 Khe thời gian PCM 64kbps trên kết nối vật lý T1 hoặc E1.
 Khe thời gian PCM 56 kbps trên kết nối vật lý T1.
Lớp liên kết dữ liệu MTP-2. Gồm các phương pháp vòng ngăn chặn và
cơ bản cho việc sửa lỗi. Những đặc trưng được hỗ trợ là :
 Giám sát sự cố bộ xử lý.
 Khởi tạo định tuyến khẩn cấp và thông thường.
 Điều khiển luồng.
MTP-3 là một lớp mạng SS7. Nó cung cấp sự chia sẻ tải giữa các liên
kết phụ khác nhau trong cùng một bộ hoặc là khác.
SCCP cung cấp các dịch vụ phi kết nối tới các phần bên dưới nó, truyền
dẫn cả báo hiệu kênh/hoặc không giữa các nút.
TACP cung cấp các lớp phiên SS7 và lớp trình bày SS7. Nó hỗ trợ thoại
được cấu trúc hoặc thoại không được cầu trúc, sự phân đoạn thành phần và các chỉ số
QoS như sau :
 Phân phát theo thứ tự
 Tùy chọn đáp trả bản tin.
GIAO DIỆN GS
Khái niệm

180
Hình 14.5 Giao diện giữa SGSN và MSC/VLR
MSC/VLR được kết nối một cách trực tiếp tới SGSN sử dụng giao diện
Gs. Giao diện Gs được sử dụng một cách hiệu quả với với các thiết bị đầu cuối mà đấu
nối với cả GSM và GPRS. Do đó, giao diện Gs kết nối cơ sở dữ liệu trong MSC/VLR
và SGSN.Giao diện Gs được xác định để tập hợp thông tin vị trí của MS được đấu nối
tới mạng GPRS và mạng CS.
BSSAP+ là một giao thức mới hỗ trợ báo hiệu giữa SGSN và MSC/VLR.
BSSAP+ giống như là người dùng mới của các dịch vụ phi kết nối SCCP.
BSSAP+ là một sự biến đổi của giao thức BSSAP.
Tại sao cần đến Gs ?
Như đã được đề cập, giao diện Gs cho phép sự kết hợp cập nhật LA/RA
như là Paging chuyển mạch kênh trên GPRS.
Do đó, giao diện Gs là thiết yếu cho việc hỗ trợ mạng hoạt động chế
độ 1 và trạm di động hoạt động lớp A bà B.
Mạng hoạt động chế đô 1 cho phép hai đặc trưng cho việc tiết kiệm các
nguồn vô tuyến và sự tiêu thụ năng lượng thiết bị :
 Phối hợp cập nhật LA/RA : Một thiết bị di động đầu cuối thực
hiện cập nhật vị trí tới MSC và cập nhật RA tới SGSN một cách
riêng rẻ. GPRS được kết nối MS thì không thực hiện chu kì cập
nhật LA tới MSC/VLR.
Với giao diện Gs, MS sẽ thực hiện kết hợp LA/RA tới SGSN và
SGSN sẽ chuyển tiếp phần cập nhật LA tới MSC/VLR thông qua
giao diện Gs bất cứ khi nào cần thiết.
 Paging chuyển mạch kênh trên GPRS : Mạng gửi một bản tin
paging chuyển mạch kênh tới cho MS trong mạng GPRS, ở đây
có thể là cùng kênh với kênh paging GPRS, hoặc một kênh lưu
lượng GPRS.
Tiết kiệm bao hiệu trên giao diện vô tuyến đạt được từ sự kết hợp
RA/LA, và từ thực tế rằng paging CS thông qua SGSN có thể chính xác hơn paging cở
SC „cổ điển‟ trong một LA. Thông thường SGSN sẽ yêu cầu paging trong một LA,
hoặc nếu MS trong trạng thái sẵng sàng thì nó được page trong một cell.
Kết hợp cập nhật RA/LA
Một sự kết hợp RA/LA là một phương thức chung được được sử dụng
bởi MS trong chế độ hoạt động lớp A-B.

181
Điều này được thực hiện trong phương thức kết hợp để duy trì các
nguồn vô tuyến. Một sự kết hợp cập nhật LA/RA được đưa ra theo các trạng thái sau:
- Khi MS vào một RA mới.
- Khi GPRS được đấu nối một MS để thực hiện kết nối
IMSI.
Khi một yêu cầu kết hợp cập nhật LA/RA được khởi tạo, SGSN sẽ bắt
đầu một thủ thuật LU hướng tới MSC/VLR.
Một LA có thể bao gồm một hoặc một vài RA, nhưng một RA có thể chỉ
gồm một LA. Như vậy thì khi LA thay đổi thì sẽ luôn có một sự thay đổi trong RA.
Do đó, có hai kiểu kết hợp cập nhật RA/LA:
 Kết hợp cập nhật SGSN RA/LA
 Kết hợp cập nhật SGSN RA/LA với kết nối IMSI.
Trường hợp đầu tiên đưa ra khi một MS nhập vào một RA mới lúc đó
MS được kết nối GPRS hoặc là không.
Bản tin yêu cầu cập nhật vùng định tuyến gửi từ MS tới SGSN bao gồm
một kiển cập nhật chỉ ra kết hợp cập nhật RA/LA hoặc kết hợp với đấu nối IMSI.
Trước khi SGSN nhận bản tin, BSS bổ xung CGI gồm RAC và LAC của
cell .
Nếu chỉ có các thiệt bị di động GPRS trong chế độ họa động lớp C được
hỗ trợ trong mạng thì sẽ không có sự tác động trên MSC/VLR.

182
Hình 14.6 kết hợp cập nhật RA/LA trong trường hợp cập nhật liên SGSN RA.
Paging: Paging liên quan tới việc kết thúc lưu lượng gói chỉ yêu cầu trên
mạng GPRS thông thường.
Giao diện chuẩn SGSN-MSC/VLR cũng cho phép:
 Paging trên cùng vô tuyến nhỏ.
 Paging trên kênh lưu lượng dữ liệu gói vô tuyến (PDTCH) nếu
như MS được yêu cầu trong truyền dẫn gói dữ liệu tại thời điểm
khi một cuộc gọi thoại kết thúc MS rời đi.
Sự phối hợp paging: Mạng GPRS cung cấp sự phối hợp paging cho
chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói. Sự phối hợp paging có nghĩa là mạng gửi một
các bản tin paging cho các dịch vụ chuyển mạch kênh trên cùng một kênh giống như
được sử dụng cho các dịch vụ chuyển mạch gói trên kênh paging GPRS hoặc trên kênh
lưu lượng GPRS và MS chỉ cần giám sát kênh đó. Có ba chế độ hoạt động mạng được
xác định:
 Chế độ hoạt động mạng I: Mạng gửi một bản tin paging CS cho
một MS kết nối GPRS trên cùng kênh như kênh paging GPRS
hoặc trên một kênh dung lượng GPRS. Điều này có nghĩa rằng
MS chỉ cần giám sát một kênh paging và nó nhận các bản tin

183
paging CS trên trên kênh dữ liệu gói khi nó được gán một kênh
dữ liệu gói.
 Chế độ hoạt động mạng II: Mạng gửi bản tin một bản tin CS cho
MS trên kênh paging CCCH, và kênh này thì được dùng cho
paging GPRS. Điều này có nghĩa rằng MS chỉ cần giám sát kênh
paging CCCH, nếu như MS được gán một kênh dữ liệu gói thì
paging CS tiếp tục trên kênh paging đó.
 Chế độ hoạt động mạng III: Mạng gửi một bản tin paging CS cho
MS được kết nối GPRS trên kênh paging CCCH,và gửi một bản
tin paging GPRS trên trên kênh paging gói hoặc trên kênh paging
CCCH. Điều này có nghĩa rằng MS mà muốn nhận page cho các
dịch vụ chuyển mạch gói hoặc chuyển mạch kênh sẽ giám sát
các kênh paging nếu như kênh paging gói được phân bổ trong
một cell. Không có sự phối hợp paging được thực hiện bởi mạng.
Ngưng/tiếp tục: Khi một MS hoạt động trong lớp B có một kết nối đang
hoạt động trong chế độ chuyển mạch kênh, các chức năng ngừng và tiếp tục được sử
dụng để chuyển mạch giữa báo hiệu GPRS và GSM và truyền dẫn dữ liệu. Báo hiệu
ngừng và tiếp tục thì được gửi trên giao diện SGSN-BSS.
. Tất cả các giao diện Gs đều hỗ trợ cho sự hoạt động của các thiết bị
đầu cuối. Ban đầu giả sử rằng, hầu hết các thiết bị đầu cuối GPRS sẽ là kiểu B. Do đó,
giao diện Gs là cần thiết nếu như nhà điều hành muốn một dịch vụ hiệu quả cho các
kiểu và lưu lượng.
SMS: MSC/VLR có thể yêu cầu SGSN thông báo về kết nối vô tuyến
với GPRS MS. Bộ phận này có thể được dùng để kích hoạt một sự phân phối tin ngắn
không thành công thông qua truyền dẫn chuyển mạch kênh.
Khi sự phân phát tin nhắn bị lỗi, MSC/VLR có thể yêu cầu SGSN chỉ ra
các hoạt động của MS. MSC/VLR thông báo điều này bằng bản tin BSSAP+ tới SGSN
mà MS đang kết nối.
Sự thiết lập
Sự kết hợp giữa SGSN và MSC/VLR được tạo ra khi VLR lưu trữ số
SGSN và SGSN lưu trữ số VLR.
Sự xác định SGSN: MGSII kết nối một SGSN mới, SGSIP đưa ra danh
sách của các SGSN được kết nối và MGSIE được dùng để xóa các SGSN từ danh sách
các SGSN được kết nối.
Đặc trưng này có thể được cấu hình, chỉ số AXE MSCNF611 chỉ ra sự
khả dụng của nó.
Ví dụ:
MGSII:SGSN=SGSN1,SGSNNUM=4-46 707 100000;
Điều này có nghĩa là một SGSN mới được gọi là SGSN1 được xác định
tới MSC/VLR. Địa chỉ của SGSN đó nằm trong định dạng quốc tế.
Chuyển đổi dữ liệu giao diện Gs: Để xác định giao diện Gs, một vài sự
xác định báo hiệu C7 phải thực hiện:
 Tuyến báo hiệu phía SGSN
 Khởi tạo báo hiệu kết nối tới SGSN
 Kết nối GPRS-SGSN tới MSC/VLR
 SCCP xác định
 Điểm báo hiệu kết hợp và các hệ thống con
 Xác định tiêu đề toàn cục.

184
Phía dưới là một ví dụ về dữ liệu được yêu cầu trong MSC/VLR để hỗ
trợ giao diện Gs phía SGSN.

Hình 14.7 Chuyển đổi dữ liệu giao diện Gs.


Một ví dụ của địa chỉ tiên đề toàn cục cho SGSN là 46 707 100000 và
được gán trong dạng quốc tế.
Dữ liệu thể hiện còn lại là các lệnh chuẩn SCCP. Chú ý là số hệ thống
con SSN được dùng ở sự xác định SCCP trong MSC/VLR là 98, kiểu chuyển đổi được
dùng cho các bản tin phía SGSN là TI=10.

Hình 14.8 Sự xác định SCCP trong MSC/VLR.


Các chức năng trong MMS
Các chức năng được giới thiệu là:
 Quản lý di động và các phương thức paging cho SGSN trong
MSC/VLR.
 Sự quản lý các số SGSN trong MSC/VLR.
 Điều khiển tái khởi động liên quan tới SGSN.
Nếu chỉ có các thiết bị di động GPRS trong chế độ hoạt động lớp B
được hỗ trợ trên mạng thì sẽ không có sự tác động nào trên MSC/VLR.
Các khối chức năng
 MGDAT- Dữ liệu giao diện Gs di động
MGDAT lưu trữ số SGSN của toàn bộ các kết nối SGSN.
 MGDATA - Sự quản lý dữ liệu giao diện Gs di động.

185
MGDATA điều khiển yêu cầu để xác định và xóa các nút SGSN
trong MSC/VLR.
 MGMH - Bộ điều khiển bản tin giao diện Gs di động
MGMH đóng gói hoặc giải nén toàn bộ các bản tin giao diện Gs.
 MGPRO - thủ tục giao diện Gs di động.
MGPRO bao gồm toàn bộ các thủ tục được điều khiển thông qua
GPRS.
 MGSIF - giao diện Gs SCCP người dùng di động.
MGSIF điều khiển giao diện phía SCCP. Tồn tại khối MSCCL
tương đồng khi điều khiển truyền dẫn của các bản tin phi kết nối trong giao diện A
(giao diện giữa MSC và BSC).
GIAO DIỆN GD
Khái niệm

Hình 14.10 SMS liên kết với GPRS.


Trung tâm dịch vụ bản tin ngắn thì được kết nối tới mạng GPRS thông
qua SMS-GMSC và SMS-IWMSC.
Các SMS-MSC không thay đổi cho việc sử dụng GPRS.
SGSN hỗ trợ giao diện chuẩn hướng SMS-GMSC và SMS-IWMSC
Giao diện Gd là một giao diện logic giữa SGSN và SMS-IWMSC/SMS-
GMSC.
Tại sao cần đến giao diện Gd?
Giao diện này cho phép để nhận SMS kết thúc di động và gửi SMS khởi
phát di động qua các kênh vô tuyến GPRS.
Bằng việc phân phát SMS kết thúc di động qua các kênh vô tuyến GPRS,
nhà điều hành có thể tiết kiệm các kênh báo hiệu được dùng cho truyền dẫn SMS trên
mạng CS.
SMS cũng có thể được gửi tới các MS lớp C, và không cần phải lưu trữ
trong mạng cho đến khi một thiết bị chuyển mạch kênh được kết nối.
Thuê bao luôn luôn có được SMS khi sử dụng mạng CS hay sử dụng
mạng PS. Trường hợp không có chức năng này, MS lớp C sẽ không có thể nhận SMS
tại bất kì thời điểm nào.

186
Người dùng MS lớp B và có thể gửi và nhận SMS thông qua GPRS mà
không ngắt quãng các dịch vụ GPRS khác. Nếu không có đặc trưng này thì MS lớp B
sẽ có sự tạm ngừng các dịch vụ GPRS cho tất cả SM mà MS gửi hoặc nhận.
MS kết nối GPRS có thể gửi và nhận các bản tin ngắn trên các kênh vô
tuyến GPRS. Một MS mà được kết nối GPRS và IMSI thì truyền dẫn SMS trên kênh
GPRS hoặc trên kênh không điều khiển GPRS.
Sự thiết lập
Giao diện ở đây thì rất giống với Gr bởi vì nó sử dụng cùng các lớp giao
thức.
Một bản tin ngắn khởi phát di động thì không được gửi tới SC một cách
trực tiếp, nhưng thay vào đó là tới SMS-IWMSC. GT được dùng để đánh địa chỉ SMS-
IWMSC, gồm một số ISDN. Số ISDN được lấy ra từ SC địa chỉ được nhận từ MS. Địa
chỉ hiển thị thì luôn luôn có ý nghĩa quốc tế. MAP trong SGSN là một “người dùng
gián tiếp” của SCCP và do đó có số hệ thống con SCCP riêng của nó là 149. Để cho
phép một SMS-GMSC không có khả năng GPRS để phân phát một MT SM tới SGSN,
số hệ thống con SCCP khác cho MAP có thể được xác định trong SGSN (ví dụ như 8),
bên cạnh SSN 149.
Truyền dẫn SMS khởi phát di động (thành công)

Hình 14.11 Truyền dẫn MO SMS.


1. MS có một SM để gửi, và truyền SM tới SGSN.
2. SGSN kiểm tra dữ liệu thuê bao MS, và xác định MS được cho
phép để khởi tạo SMS. SGSN chuyển tiếp SM tới SMS-IWMSC.
3. SMS-IWMSC chuyển SM tới SC.
4. SC trả về một báo cáo phân phân phối tới SMS-IWMSC, báo
rằng phân phát thành công SM.
5. SMS-IWMSC trả về bản tin kết quả chuyển tiếp bản tin ngắn tới
SGSN để chỉ ra sự phân phát thành công của SM.
6. SGSN trả về báo cáo phân phát tới MS báo rằng sự phân phát
thành công SM.

Giao diện Gd được sử dụng trong bước thứ 2 và bước thứ 5.


Truyền dẫn SMS kết thúc di động (thành công)

187
Hình 14.12 Truyền dẫn MT SMS.
1. SC gửi một SM tới một MS. SC chuyển tiếp SM tới SMS-GMSC.
2. SMS-GMSC kiểm tra địa chỉ MS đích và gửi một bản tin “gửi
thông tin định tuyến cho SM” tới HLR.
3. HLR trả về SMS-GMSC bản tin kết quả chứa thông tin định
tuyến cho SM. Kết quả chỉ ra hoặc không có phương thức phân
phát GPRS SMS hoặc nhiệm vụ được thực hiện. Chú ý rằng
phân phát tin nhắn qua SGSN có hiệu quả nguồn hơn là phân
phát qua MSC/VLR. Các đường phân phát được chỉ ra bởi nhà
điều hành SMS-GMSC.
4. SMS-GMSC chuyển tiếp SM tới SGSN.
5. SGSN chuyển SM tới MS
6. SGSN trả về bản tin kết quả chuyển tiếp MS báo rằng phân phát
SM thành công.
7. SMS-GMSC trả về báo cáo phân phát tới SC chỉ ra sự phân phát
thành công MS.
Giao diện Gd được sử dụng trong bước 4 và 6.

188

You might also like