You are on page 1of 5

Nguyễn Hữu Điển, ĐHKHTN Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

Bài 3. QUY NẠP TOÁN HỌC TRONG SỐ HỌC VÀ ĐẠI SỐ

Người ta còn chứng minh được rằng nguyên lí quy nạp toán học
tương đương với tiên đề thứ tự. Tiên đề thứ tự là cơ sở xây dựng nên số
học phổ thông, nên nguyên lí quy nạp toán học có rất nhiều ứng dụng
trong việc giải các bài toán số học và đại số.

1. Bài toán phép chia hết và tính chất các số


Ví dụ 21. Chứng minh rằng nếu n là số tự nhiên khác 0 thì n3 + 11n chia
hết cho 6.

Lời giải. Bước cơ sở: Với n = 1, mệnh đề đúng.


Bước quy nạp: Giả sử mệnh đề đúng với n = k, nghĩa là k3 + 11k chia hết
cho 6. Ta cần chứng minh (k+1)3 + 11(k+1) cũng chia hết cho 6. Thật
vậy, (k+1)3 + 11(k+1) = (k3 + 11k) + 12 + 3k(k+1). Trong hai số tự nhiên
liên tiếp k và k + 1 nhất định phải có một số chẵn, vậy k(k+1) chia hết
cho 2, suy ra 3k(k + 1) chia hết cho 6. Từ đó suy ra (k3 + 11k) + 12 +
3k(k+1) chia hết cho 6. Do đó theo nguyên lí quy nạp toán học n3 + 11n
chia hết cho 6 với mọi số tự nhiên n khác 0.

Ví dụ 22. Chứng minh rằng với số n nguyên dương Cn = 7n + 3n – 1 chia


hết cho 9.

Lời giải. Bước cơ sở: Nếu n =1, thì C1 = 7 + 3 – 1 = 9 chia hết cho 9.

http://nhdien.wordpress.com 25
Nguyễn Hữu Điển, ĐHKHTN Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

Bước quy nạp: Giả sử n = k ≥ 1 và Ck = 7k + 3k – 1 chia hết cho 9. Khi


đó với n = k + 1, số
Ck+1 = 7k+1 + 3(k+1) – 1 = 7.7k + 3k + 2
= 7.7k + 21k – 7 – 18k + 9 = 7(7k + 3k – 1) – 9(2k – 1)
= 7Ck – 9(2k-1)
cũng chia hết cho 9. Theo nguyên lí quy nạp toán học Cn chia hết cho 9
với mọi n nguyên dương.

Ví dụ 23. Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên dương n,


Sn = (n+1)(n+2)...(n+n) chia hết cho 2n.

Lời giải. Bước cơ sở: Với n = 1, ta có S1 = 1 + 1 = 2 chia hết cho 21 = 2.


Bước quy nạp: Giả sử mệnh đề đúng với n = k, nghĩa là
Sk = (k + 1)(k + 2) ...(k + k) chia hết cho 2k, ta phải chứng minh mệnh đề
đúng với n = k + 1. Thật vậy,
Sk+1 = (k + 2)(k + 3) ...[(k+1) + (k+1)]= 2(k + 1)(k + 2)...(k + k) = 2Sk.
Theo giả thiết quy nạp Sk chia hết cho 2k, suy ra Sk+1 chia hết cho 2k+1.
Theo nguyên lí quy nạp toán học Sn chia hết 2n với mọi n nguyên dương.

2. Biểu diễn số theo cơ số


Một số bài toán liên quan tới biểu diễn theo cơ số và tính chất của
chúng.
Ví dụ 24. Chứng minh rằng
7
7 + 77 + 777 + ... + 777...7
123 = (10n+1 − 9n − 10) .
n 81

Lời giải. Đặt vế trái của đẳng thức trên là Sn.

http://nhdien.wordpress.com 26
Nguyễn Hữu Điển, ĐHKHTN Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

7 7
Bước cơ sở: Với n = 1, S1 = 7, còn vế phải (102 − 9.1 − 10) = .81 = 7 .
81 81
Vậy mệnh đề đúng với n = 1.
Bước quy nạp: Giả sử mệnh đề đúng với n = k, nghĩa là
7
Sk = (10k +1 − 9k − 10) .
81
7
Ta cần phải chứng minh Sk+1 = (10k + 2 − 9(k + 1) − 10) . Thật vậy,
81
k k-1 2
S k +1 = S k + 777...77
14 2 43 =Sk + 7.10 + 7.10 + ... + 7.10 + 7.10 + 7
k +1

= Sk + 7( 1 + 10 + 102 + ... +10k).

2 10k +1 − 1
k
Nhưng vì 1 + 10 + 10 + ... +10 = , nên
10 − 1
7 10k +1 − 1
Sk+1 = (10k +1 − 9k − 10) + 7
81 10 − 1
7
= (10k +1 − 9k − 10 + 9.10k +1 − 9)
81
7 7
= (10.10k +1 − 9k − 19) = (10k + 2 − 9(k + 1) − 10) .
81 81
Suy ra mệnh đề đúng với mọi n nguyên dương.

Ví dụ 25. Ta viết trên bảng hai số 1.1. Sau đó viết vào giữa hai số tổng
của chúng, ta nhận được 1.2.1. Lặp lại thao tác này một lần nữa nhận
được 1.3.2.3.1. Sau đó đến lần thứ ba 1.4.3.5.2.5.3.4.1. Hỏi tổng các chữ
số đã được thể hiện lên bảng sau 100 lần thao tác là bao nhiêu?

Lời giải. Một cách tổng quát kí hiệu Sn là tổng sau n lần thao tác. Ta có
thể liệt kê bảng sau:

http://nhdien.wordpress.com 27
Nguyễn Hữu Điển, ĐHKHTN Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

n 0 1 2 3
Sn 2 4 10 28

Ta có thể tính thêm một bước nữa với n = 4, ta có


1.5.4.7.3.2.7.5.8.3.7.4.5.1
Những số này có tổng S4 = 82. Ta muốn tìm ra quy luật mà không phải
viết các số lên bảng. Ta xét xem tổng một bước có nhận được từ tổng
bước trước đó không? Ta phân tích số bước hiện thời thành những số của
bước trước ví dụ 1.3.2.3.1 ta có thể viết số tiếp theo thành 1.1 + 3.3.3 +
2.2.2 + 3.3.3 + 1.1 và thấy rằng mỗi số cũ (trừ hai số ở đầu và cuối) thành
tổng 3 lần. Vì thế S3 = 3S2 – 2 (do hai đầu thừa ra 2 số 1). Ta có thể kiểm
tra S5 =3S4 –2 =244 và công thức tổng quát là Sn = 3Sn-1 –2. Từ công thức
này đưa ra giả thiết quy nạp
Sn = 3n + 1.
Ta chứng minh công thức này bằng phương pháp quy nạp toán học.
Bước cơ sở: Xem lại bảng với n = 0, 1, 2, 3 công thức trên đều đúng.
Bước quy nạp: Giả sử công thức đúng với n = k, nghĩa là Sk =3k +1. Ta
phải chứng minh với n = k + 1. Thật vậy,
Sk+1 = 3.Sk –2 = 3(3k +1) –2 = 3. 3k + 3 – 2 = 3k+1 +1.
Vậy công thức đúng với mọi n số tự nhiên. Kết quả bài toán của ta là
S100 = 3100 + 1.

Ví dụ 26. Chứng minh rằng mỗi cặp số nguyên n ≥ 1 và b > 1 tồn tại
biểu thức dưới dạng
n = csb s + cs −1b s −1 + L + c1b + c0 , (7)

http://nhdien.wordpress.com 28
Nguyễn Hữu Điển, ĐHKHTN Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

ở đây s ≥ 0 là một số nguyên, và 0 ≤ ci ≤ b − 1 với mọi i = 0, 1, ..., s-1 và


0 < cs ≤ b − 1 .
Lời giải. Lấy số b > 1 và áp dụng phương pháp quy nạp toán học.
Bước cơ sở: Với n =1, ta lấy s = 0, c0 = 1 ≤ b – 1. Ta nhận được dạng
đẳng thức (7) với 1 = c0.
Bước quy nạp: Giả sử biểu diễn (7) đúng với mọi số tự nhiên k nhỏ hơn
n. Theo định lí cơ bản của số học, với n và b có thể tìm được số nguyên
không âm n1 và r sao cho
n = bn1 + r, với 0 ≤ r ≤ b – 1.
Dễ thấy n1 < n. Thật vậy, nếu n1 ≥ n thì vì b > 1, r ≥ 0 ta có n = bn1 + r >
n, vô lí.
Ta xét hai trường hợp:
1. Nếu n1 = 0, thì n = r, công thức (7) tương ứng với biểu diễn
s = 0, c0 = r.
2. Nếu n1 ≥ 1 thì 1 ≤ n1 < n, theo giả thiết quy nạp biểu diễn (7) đúng
với mọi số tự nhiên k ≤ n. nghĩa là với n1 ta có
n1 = rb
t
t
+ rt −1bt −1 + L + rb
1 + r0 ,

với một số t nào đó và 0 ≤ ri ≤ b – 1 (i = 0, 1, ..., t); rt >0. Khi đó


t +1
n = bn1 + r = rb
t + rt −1bt + L + r0b + r ,
nghĩa là biểu diễn (7) tương ứng với s = t + 1, cs = rt, ...., c1 = r0,c0 = r.
Như vậy biểu diến (7) đúng cho tất cả số tự nhiên.

http://nhdien.wordpress.com 29

You might also like