You are on page 1of 4

Nguyễn Hữu Điển, Viện Toán học Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

Bài 4. QUY NẠP TOÁN HỌC TRONG HÌNH HỌC

Nhiều bài toán hình học được gải bằng phương pháp quy nạp toán
học, nhất là trong lĩnh vực hình học tổ hợp. Những bài toán liên quan số
lượng điểm, đường thẳng, độ lớn góc, các đa giác lồi, ... Ta nhắc lại một
đa giác lồi là mọi đường thẳng đi qua bất kì cạnh nào của nó cũng để đa
giác về một nửa mặt phẳng.

1. Tính toán bằng quy nạp


Ví dụ 36. Cho n đường thẳng khác nhau trên mặt phẳng đi qua một
điểm chung. Hỏi chúng chia mặt phẳng thành bao nhiêu miền?
Lời giải. Rõ ràng với n = 1, thì một đường thẳng chia mặt phẳng thành 2
miền. Với n = 2, hai đường thẳng giao nhau chia mặt phẳng thành 4
miền. Với n = 3, ba đường thẳng đi qua một điểm trên mặt phẳng chia
mặt phẳng thành 6 miền,... Ta có thể giả thiết số miền được chia ra bởi n
đường thẳng là 2n. Ta chứng minh bằng quy nạp giả thiết trên:
Bước cơ sở: Với n = 1 mệnh đề khẳng định đúng, vì một đường thẳng
chia mặt phẳng thành hai phần.
Bước quy nạp: Giả sử mệnh đề đúng với số n = k, nghĩa là k đường
thẳng khác nhau đi qua một điểm chia mặt phẳng ra thành 2k miền. Để
chứng minh mệnh đề đúng với n = k + 1 đường thẳng, ta chú ý rằng nếu
dựng đường thẳng đi qua điểm đã cho và không trùng với đường thẳng
nào trong số những đường thẳng còn lại, thì chúng ta nhận thêm 2 miền
của mặt phẳng. Như vậy số miền của 2k cộng thêm 2, nghĩa là 2(k+1).
Suy ra mệnh đề đúng với n = k + 1.

http://free.hostdepartment.com/n/nhdien/ 37
Nguyễn Hữu Điển, Viện Toán học Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

Ví dụ 37. Có thể chia n-giác lồi thành bao nhiêu tam giác bởi các đường
chéo không giao nhau?
Lời giải. Nếu n = 3 thì tam giác không có đường chéo vậy số tam giác
chỉ có một, nghĩa là 3 – 2 =1.
Nếu n = 4 thì rõ ràng tứ giác chỉ có thể chia thành hai tam giác: 4 – 2 = 2.
Ta có thể đưa ra giả thiết số tam giác chia bởi đường chéo không giao
nhau là Sn = n – 2. Ta chứng minh giả thiết này bằng phương pháp quy
nạp.
Bước cơ sở: Với n = 3; 4 công thức đúng.
Bước quy nạp: Giả sử công thức đúng với n = k, nghĩa là đa giác lồi k
cạnh có thể chia thành Sk = k – 2 tam giác. Ta cần chứng minh mệnh đề
đúng cho n = k + 1. Thật vậy, kẻ
A1 A2
đường chéo A1Ak của đa giác
Ak+1
A1A2...AkAk+1 có k + 1 cạnh (h. 6).
Vì đa giác A1A2...Ak có thể chia thành
(k-2) tam giác theo giả thiết quy nạp. Ak

Do có thêm tam giác A1AkAk+1 nên đa Hình 6


giác (k+1) có thể chi thành Sk+1 = k –1.
Theo nguyên lí quy nạp toán học, đa giác lồi n cạnh chia bằng đường
chéo không giao nhau thành Sn = n – 2 tam giác.

Ví dụ 38. Tính tổng các góc trong của n-giác lồi bất kì.
Lời giải. Ta xét một số trường hợp ban đầu để tìm ra công thức. Kí hiệu
Tn là tổng góc trong của n-giác lồi. Với n = 3, tổng góc trong là
T3 = 1800 = (3-2)1800. Với n = 4, tổng của góc trong của tứ giác lồi bằng
2 lần tổng góc một tam giác: T4 = 3600 = (4 – 2)1800 . Từ hai trường hợp
trên ta có thể giả thiết công thức phải tìm là Tn = (n – 2) 1800.

http://free.hostdepartment.com/n/nhdien/ 38
Nguyễn Hữu Điển, Viện Toán học Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

Ta chứng minh công thức bằng phương pháp quy nạp.


Bước cơ sở: Với n = 3, công thức đúng như tính toán trên.
Bước quy nạp: Giả sử công thức đúng cho tất cả k-giác, với k < n, ta phải
chứng minh mệnh đề cũng đúng cho n-giác. Ta có thể chia n-giác bằng
một đường chéo thành ra hai đa giác. Nếu số cạnh của một đa giác là
k+1, thì số cạnh của đa giác kia là n – k + 1, hơn nữa cả hai số này đều
nhỏ hơn n. Theo giả thiết quy nạp tổng các góc của hai đa giác này lần
lượt là (k-1)1800 và (n-k-1)1800. Tổng các góc của n-giác bằng tổng các
góc của hai đa giác trên, nghĩa là (k – 1 + n - k – 1)1800= (n-2)1800.
Suy ra mệnh đề đúng với mọi n ≥ 3.

2. Chứng minh bằng quy nạp


Ví dụ 39. Chứng minh rằng số đường chéo của một đa giác lồi n cạnh
n(n − 3)
bằng .
2
Lời giải. Ta chứng minh bằng phương pháp quy nạp.
3(3 − 3)
Bước cơ sở: Với n = 3, mệnh đề đúng vì tam giác có = 0 đường
2
chéo.
Bước quy nạp: Giả sử đa giác lồi n = k cạnh có số đường chéo
k (k − 3)
Sk= đường chéo, ta cần chứng minh mệnh đề đúng với đa giác
2
(k + 1)(k − 2)
lồi n = k +1 cạnh có số đường chéo là Sk+1 = .
2
Thật vậy, giả sử A1A2...AkAk+1 là đa giác lồi k + 1 cạnh. Trong tam giác
ta kẻ đường chéo A1Ak. Để đếm hết được các đường chéo trong đa giác
k + 1 cạnh ta cần phải đếm số đường chéo trong đa giác k cạnh
A1A2....Ak và thêm vào đó số đường chéo thu được từ k – 2 đường chéo

http://free.hostdepartment.com/n/nhdien/ 39
Nguyễn Hữu Điển, Viện Toán học Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

nữa, tức là số đường chéo của đa giác k + 1 cạnh A1A2....Ak+1 xuất phát
từ đỉnh Ak+1, ngoài ra cần tính đến đường chéo A1Ak. Như vậy,
k (k − 3) (k + 1)(k − 2)
Sk+1 = Sk + (k-2) + 1 = +k–1= .
2 2
Ví dụ 40. Trong mặt mặt phẳng cho n điểm rời nhau (n > 2) tất cả không
nằm trên một đường thẳng. Chứng minh rằng tất cả các đường thẳng nối
hai điểm trong các điểm đã cho tạo ra số đường thẳng khác nhau không
nhỏ hơn n.
Lời giải. Bước cơ sở: Với n = 3 điểm, mệnh đề hiển nhiên đúng: Ba điểm
không nằm trên một đường thẳng nối từng đôi với nhau tạo ra ba đường
thẳng khác nhau.
Bước quy nạp: Giả sử mệnh đề đúng với n = k ≥ 3 điểm. Ta chứng minh
nó cũng đúng cho n = k + 1 điểm. Ta có thể chứng minh rằng tồn tại ít
nhất một đường thẳng chỉ chứa có hai điểm. Ta kí hiệu đường thẳng đi
qua hai điểm An và An+1 là AnAn+1. Nếu những điểm A1, A2, ..., An nằm
trên một đường thẳng thì số lượng các đường thẳng sẽ đúng là n + 1:
Gồm n đường thẳng nối An+1 với các điểm A1, A2, ..., An và đường thẳng
chúng nối chung. Nếu A1, A2, ..., An không nằm trên một đường thẳng thì
theo giả thiết quy nạp có n đường thẳng khác nhau. Bây giờ ta thêm các
đường thẳng nối An+1 với các điểm A1, A2, ..., An. Vì đường thẳng AnAn+1
không chứa một điểm nào trong A1, A2, ..., An-1, nên đường thẳng này
khác hoàn toàn với n đường thẳng tạo ra bởi A1, A2, ..., An. Như vậy số
đường thẳng tạo ra cũng không nhỏ hơn n + 1.

Ví dụ 41. Trong mặt phẳng cho n đa giác lồi (n > 3), mỗi bộ ba đa giác
có điểm chung. Chứng minh rằng tồn tại một điểm nằm trên tất cả các đa
giác.

http://free.hostdepartment.com/n/nhdien/ 40

You might also like