You are on page 1of 9

Nguyễn Hữu Điển, ĐHKHTN Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

2. Công thức hồi quy và quy nạp


Trong thực tế những bài toán được mô tả theo các bước thực hiện
khác nhau, các bước sau có liên quan đến kết quả của bước trước. Cũng
như phần định nghĩa trên ta phải thiết lập được các mối quan hệ truy hồi.
Việc quan trọng là lập được công thức truy hồi và chứng minh kết quả đó
bằng phương pháp quy nạp. Ta lấy một số ví dụ.
Ví dụ 51 (Bài toán tháp Hà Nội). Cho ba chiếc cọc. Cọc thứ nhất xâu n
cái đĩa có đường kính khác nhau sao cho các đĩa có đường kính lớn hơn
ở dưới. Người ta muốn chuyển tất cả các đĩa, mỗi lần một chiếc, sang cột
thứ hai mà các đĩa vẫn xếp thứ tự từ lớn lên đến nhỏ. Trong thời gian
chuyển qua các cọc không được đặt đĩa lớn lên đĩa nhỏ (điều này cần
thiết có cọc thứ ba). Số lần ít nhất để chuyển toàn bộ đĩa trong cọc một
sang cọc thứ hai là bao nhiêu?
Lời giải. Hướng giải bài toán là định nghĩa Mn là số nhỏ nhất chuyển
xong n đĩa từ cọc một sang cọc hai. Ta đi kiểm tra các bước của định
nghĩa như sau: Rõ ràng M1 = 1, như vậy ta giả sử n > 1. Để chuyển được
đĩa cuối cùng sang cột hai, ta phải chuyển n – 1 đĩa ở trên sang cột ba.
Như vậy ta có số lần chuyển ít nhất là Mn-1. Một lần chuyển đĩa to nhất
sang cột thứ hai và lại phải thực hiện Mn-1 lần chuyển số đĩa từ cột thứ ba
về cột thứ hai. Như vậy
Mn = 2Mn-1 + 1 và M1 = 1.
Dễ dàng với công thức trên và phương pháp quy nạp toán học chứng
minh được Mn = 2n - 1. Thật vậy, với n = 1 công thức đúng. Giả sử công
thức đúng với số n = k, Mk = 2k – 1. Ta xét Mk+1 = 2Mk + 1 = 2(2k – 1) +
1 = 2k+1 – 1, do đó công thức đúng với n = k +1.

http://nhdien.wordpress.com 56
Nguyễn Hữu Điển, ĐHKHTN Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

Ví dụ 52. Chia mặt phẳng thành bao nhiêu phần từ n đường thẳng, đôi
một cắt nhau và không có ba đường nào đồng quy.
Lời giải. Ta đặt F(n) là số phần mặt phẳng tạo ra do n đường thẳng. Ta
xét n + 1 đường thẳng bất kì theo giả thiết của bài ra. n đường thẳng đầu
chia mặt phẳng ra F(n) phần; còn đường thẳng thứ n + 1, kí hiệu là g bị
cắt tại n điểm khác nhau với n đường thẳng đầu, như vậy đường thẳng g
chia mặt phẳng ra n + 1 phần. Suy ra đường thẳng g đi qua n + 1 phần đã
cho, mỗi phần được chia làm đôi, do đó g tạo ra thêm n + 1 phần mới,
nghĩa là
F (n + 1) = F (n) + n + 1 .
Thay giá trị n = 1, 2, ..., n –2, n – 1, ta có
F (2) = F (1) + 2 ,
F (3) = F (2) + 3 ,
..................................
F (n − 1) = F (n − 2) + n − 1
F (n) = F ( n − 1) + n
Do F(1) = 2 và cộng theo vế các đẳng thức trên ta nhận được
n(n + 1)
F (n) = 1 + (1 + 2 + " + n) = 1 + .
2
n2 + n + 2
Nghĩa là F ( n) = . Dễ dàng chứng minh bằng quy nạp công thức
2
đã tính được.

Ví dụ 53. Dãy số a1, a2, a3, ... được xác định theo công thức a1 = 2 và
an = 3an-1+1. Hãy tính a1+ a2+ ... + an.

http://nhdien.wordpress.com 57
Nguyễn Hữu Điển, ĐHKHTN Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

Lời giải. Đặt T = a1+ a2+ ... + an. Cho k lần lượt các giá trị 2, 3, ..., n vào
n n
công thức ak = 3ak-1+1 và cộng lại, ta nhận được ∑a
k =2
k = 3∑ ak −1 + n − 1.
k =2

1
Khi đó T – a1 = 3(T – an) + n – 1. Suy ra T = (3an – a1 – n + 1).
2
Như vậy ta chỉ còn tìm an biểu diễn qua a1. Ta có
an = 3an-1 + 1 và an-1 = 3an-2 + 1. Suy ra an – an-1 = 3(an-1 –an-2). Vì thế
an – an-1 = 3(an-1 –an-2) = 32(an-2 –an-3) = 33(an-3 –an-4) = ... = 3n-2(a2-a1).
Nhưng a2 = 3a1 + 1 = 7, vì vậy an – an-1 = 5.3n-2. Thực tế là ta đã dùng quy
nạp ở đây để tính ra công thức này, có thể chứng minh đúng đắn công
thức này. Tiếp tục cũng như vậy cho lần lượt các giá trị n = 2, 3, ..., ta có
a2 – a1 = 5.1, a2 – a3 = 5.3, a4 – a3 = 5.32, ..., an – an-1 = 5.3n-2. Cộng theo
vế các đẳng thức trên cho kết quả
5
an – a1 = 5( 1 + 3 + 32 + ... + 3n-2) = (3n-1 – 1).
2
Khi đó biểu thức cho T:
1 1
T= (3an – a1 – n + 1) = (3(an – a1)+2a1 – n + 1)
2 2
1 15 n-1 1
= ( (3 – 1)+ 4 – n + 1) = (5(3n-1 – 1) – 2n).
2 2 2

Ví dụ 54. Cho x và y là những số thực, kí hiệu x + y = δ 1 và xy = δ 2 .


Chứng minh rằng với mọi n = 1, 2, ... tổng Tk = xk + yk đều biểu diễn
thành biểu thức theo δ 2 và δ 1 .
Lời giải. Ta thấy rằng T1 = x + y = δ 1 , T2 = x2 + y2 = (x + y)2 – 2xy =

δ12 − 2δ 2 , ta chứng minh rằng Tk = δ 1 Tk-1 - δ 2 Tk-2. Thật vậy, chứng minh
bằng phương pháp quy nạp.

http://nhdien.wordpress.com 58
Nguyễn Hữu Điển, ĐHKHTN Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

Bước cơ sở: k =3,


δ 1 T2 - δ 2 T1 = (x + y)(x2 + y2) – xy(x + y)
= x3 + xy2 +yx2 + y3 – x2y – xy2 = x3 + y3 = T3.
Vậy công thức đúng với k = 3.
Bước quy nạp: Giả sử mệnh đề đúng với Tk-1, ta có Tk-1 = xk-1 + yk-1, suy
ra
δ 1 Tk-1 = (x + y)( xk-1 + yk-1) = xk + xyk-1 + xk-1y + yk
= xk + yk + xy(xk-2 + yk-2) = Tk + δ 2 Tk-2.
Do đó Tk = δ 1 Tk-1 - δ 2 Tk-2. Như vậy công thức đúng cho trường hợp Tk.
Vậy nó đúng cho mọi k ≥ 3.
Bây giờ ta chứng minh khẳng định của bài toán cũng bằng phương pháp
quy nạp. Ta thấy rằng T2, T3 đều biểu diễn được qua δ 1 , δ 2 . Vậy bước cơ
sở đã được chứng minh. Bước quy nạp giả sử Tk-1 và Tk-2 đa biểu diễn
được qua δ 1 , δ 2 . Và theo công thức ta vừa chứng minh trên thì suy ra Tk
cũng biểu diễn được qua δ 1 , δ 2 . Suy ra mệnh đề đúng với mọi n.

3. Một số đẳng thức tổ hợp


Khi xem xét một tập hợp người ta quan tâm tới sự sắp xếp của các
phần tử đó với nhau. Những bài toán tổ hợp cơ sở quan tâm tới số lượng
cách sắp xếp những phần tử trong một tập hữu hạn.
Một dãy n phần tử khác nhau của tập hợp X sắp xếp theo một tự
nhất định được gọi là một hoán vị của X.
Gọi Pn là số lượng các hoán vị của n phần tử. Ta có thể xét một số
trường hợp:
- Với n = 0, tập hợp X = { ∅ }, các hoán vị: ( ∅ ), số hoán vị P0 =1 = 0!;
- Với n = 1, tập hợp X = {a}, các hoán vị: (a), số hoán vị P1 = 1 = 1!;

http://nhdien.wordpress.com 59
Nguyễn Hữu Điển, ĐHKHTN Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

- Với n = 2, tập hợp X = {a1, a2}, các hoán vị: (a1,a2),(a2,a1), số hoán vị
P2 = 2 = 2!;
- Với n = 3, tập hợp X = {a1, a2, a3}, các hoán vị: {(a1,a2,a3),
(a1,a3,a2), (a2,a1,a3), (a2,a3,a1), (a3,a1,a2), (a3,a2,a1)}, số hoán vị P3 =
6 = 3!. Vậy ta chứng minh giả thiết:
Ví dụ 55. Số lượng hoán vị của n phần tử được tính bằng công thức
Pn = n!. (16)
Lời giải. Chứng minh công thức (16) bằng phương pháp quy nạp.
Bước cơ sở: Với n = 1, công thức đúng với những liệt kê ở trên.
Bước quy nạp: Giả sử (16) đúng với n = k ≥ 1. Hoán vị n = k + 1 phần tử
có thể lập như sau: Cố định vị trí thứ nhất cho mỗi phần tử (nghĩa là có
k + 1 cách) rồi sắp k phần tử còn lại vào các vị trí tiếp theo (theo giả thiết
quy nạp có Pk cách). Do đó
Pk+1 = (k + 1)Pk = (k + 1)k! = (k + 1)!.
Như vậy công thức (16) đúng với n = k + 1. Vậy công thức đúng với mọi
n ≥ 1.
Bây giờ ta sắp xếp một số phần tử trong X. Cho dãy m phần tử
khác nhau (m ≤ n) của tập hợp X sắp xếp theo một thứ tự xác định được
gọi là một chỉnh hợp chập m của n phần tử trong X. Kí hiệu Anm là số
lượng các chỉnh hợp chập m của n phần tử. Ta cũng xét các trường hợp
riêng. Ví dụ cho n = 4, X = {a1, a2, a3, a4}.
- Với m = 1, số lượng chỉnh hợp {(a1), (a2), (a3), (a4)}, vậy A41 = 4.
- Với m = 2, số lượng các chỉnh hợp {(a1, a2), (a2, a1), (a1, a3), (a3, a1),
(a1, a4), (a4, a1), (a2, a3), (a3, a2), (a2, a4), (a4, a2), (a3, a4), (a4, a3)}, vậy
A42 = 12 = 4.3.

- Với m = 3, ta cũng đếm được A43 = 24 = 4.3.2.

http://nhdien.wordpress.com 60
Nguyễn Hữu Điển, ĐHKHTN Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

Từ những trường hợp riêng trên ta đưa ra giả thiết quy nạp và phát biểu
mệnh đề sau:

Ví dụ 56. Số lượng chỉnh hợp chập m của n phần tử được tính theo công
thức
Anm = n(n − 1)...(n − m + 1) . (17)
Lời giải. Ta chứng minh bằng quy nạp toán học.
Bước cơ sở: Với m = 1, ta có Anm = n , suy ra công thức (17) đúng.
Bước quy nạp: Giả sử (17) đúng với m = k ≥ 1, nghĩa là
Ank = n(n − 1)...(n − k + 1) .
Các chỉnh hợp chập k + 1 nhận được từ những chỉnh hợp chập k bằng
cách thêm vào cuối dãy một trong n – k phần tử còn lại. Như vậy một
chỉnh hợp chập k sẽ cho n – k chỉnh hợp chập k + 1. Do đó
Ank +1 = (n − k ) Ank = n(n − 1)...(n − k + 1)(n − k ) .
Suy ra (17) đúng với m = k + 1.
Bây giờ ta xét tập hợp con m phần tử khác nhau, không quan tâm
tới thứ tự sắp xếp nữa. Vậy cho dãy m phần tử khác nhau của tập X (m ≤
n) được gọi là tổ hợp chập m của n phần tử của X. Kí hiệu tổ hợp là Cnm .
Ta lấy ví dụ cụ thể n = 4, X = {a1, a2, a3, a4}.
- Với m = 1, số tổ hợp {(a1), (a2), (a3), (a4)}, C41 = 4 .
- Với m = 2, số tổ hợp {(a1, a2), (a1, a3), (a1, a4), (a2, a3), (a2, a4), (a3, a4)},
khi đó C42 = 6 .
- Với m = 3, số tổ hợp {(a1, a2, a3), (a1, a2, a4), (a1, a3, a4), (a2, a3, a4)},

http://nhdien.wordpress.com 61
Nguyễn Hữu Điển, ĐHKHTN Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

khi đó C43 = 4 .
Ta thấy rằng chỉnh hợp chập m của n phần tử nhận được từ các tổ hợp
chập m bằng cách hoán vị m phần tử này. Vì vậy ta có lên hệ sau
Anm = Cnm .Pn .
Từ các công thức đã có ta suy ra
Anm n!
C =m
= .
Pn m!(n − m)!
n

Ví dụ 57. Số lượng tổ hợp chập m của nphần tử được tính theo công
thức sau:
n(n − 1)...(n − m + 1)
Cnm = . (18)
1.2...m
Lời giải. Ta chứng minh bằng phương pháp quy nạp.
Bước cơ sở: Với m = 1, ta có Cn1 = n , công thức (18) đúng.
Bước quy nạp: Giả sử (18) đúng với m = k, nghĩa là
n(n − 1)...(n − k + 1)
Cnk = .
1.2...k
Ta sẽ chứng minh rằng
n(n − 1)...(n − k + 1)(n − k )
Cnk +1 = .
1.2...k (k + 1)
Để nhận được tất cả tổ hợp k + 1 phần tử trong n phần tử: đầu tiên người
ta viết tất cả các tổ hợp chập k của n phần tử và thêm vào mỗi tổ hợp này
một phần tử thứ k + 1 bởi một trong n – k phần tử còn lại. Như vậy ta
nhận được tất cả tổ hợp chập k + 1 của n phần tử, nhưng sẽ nhận được
bội k + 1 lần. Thật vậy, tổ hợp (a1, a2, ..., ak, ak+1) sẽ cùng nhận được theo
cách: khi tổ hợp (a2, a3, ..., ak, ak+1) thêm vào phần tử a1; cũng như khi tổ
hợp (a1, a3, ..., ak, ak+1) thêm vào phần tử a2;..., cuối cùng khi tổ hợp
(a1, a2, ..., ak) thêm vào ak+1. Nghĩa là

http://nhdien.wordpress.com 62
Nguyễn Hữu Điển, ĐHKHTN Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

m − k n(n − 1)...(n − k + 1)(n − k )


Cnk +1 = Cnk = .
k +1 1.2...k (k + 1)
Ví dụ 58. Với mọi số tự nhiên n ≥ 1 và cặp số a, b có công thức nhị thức
Newton:
(a+b)n = an + Cn1 an-1b + Cn2 an-2b2+ ... + Cns an-sbs + ...+ Cnn −1 abn-1 + bn.
Lời giải. Ta chứng minh bằng quy nạp toán học.
Bước cơ sở: Với n = 1, công thức đúng vì a + b = a + b.
Bước quy nạp: Giả sử công thức đúng với n = k tức là
(a+b)k = ak + Ck1 ak-1b + Ck2 ak-2b2+ ... + Cks ak-sbs + ...+ Ckk −1 abk-1 + bk.
Khi đó
(a+b)k+1 =(a+b)k(a+b)
= (ak + Ck1 ak-1b + Ck2 ak-2b2+ ... + Cks ak-sbs + ...+ Ckk −1 abk-1 + bk) (a+b).

= ak+1 +(1+ Ck1 )akb +( Ck1 + Ck2 )ak-1b2+ ... + ( Cks + Cks+1 )ak-sbs+1 + ...+ bk.

Theo công thức ví dụ 49 : Cks + Cks+1 = Cks++11 , ta có

(a+b)k+1 = ak+1 + Ck1+1 akb + Ck2+1 ak-1b2+ ... + Cks++11 ak-sbs+1 + ...+ bk+1.
Vậy công thức được chứng minh.

4. Bài tập
5.1. Dãy số a1, a2, ..., an, ... được xác định theo công thức
an+1 – 2an + an-1 = 1 (n ≥ 3).
Hãy tìm an thông qua a1, a2, n.
5.2. Cho dãy cặp số (a,b), (a1,b1), ..., (an,bn) xác định theo công thức sau
a+b a +b a +b a +b
a1 = , an+1 = n n và b1 = 1 , bn+1 = n+1 n .
2 2 2 2
Chứng minh rằng

http://nhdien.wordpress.com 63
Nguyễn Hữu Điển, ĐHKHTN Chuyên đề: Phương pháp quy nạp toán học

2 ⎛ 1⎞ 2 ⎛ 1 ⎞
an = a + (b − a ) ⎜1 − n ⎟ , bn = a + (b − a ) ⎜1 + n ⎟
.
3 ⎝ 4 ⎠ 3 ⎝ 2.4 ⎠
5.3. Với a1, a2, ..., an là những số thực, chứng minh rằng
(a1 + a2 + " + an ) 2 = a12 + a22 + " + an2 + 2(a1a2 + " + an−1an ) ,
với mọi số tự nhiên n ≥ 2.
5.4. Chứng minh bằng quy nạp công thức
Cn0 + Cn1 + Cn2 + " + Cnn−1 + Cnn = 2n ,

ở đây định nghĩa Cn0 = Cnn = 1.


x
5.5. Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên n ≥ 1 và sin ≠ 0:
2
n +1
sin x
sin x + sin 2 x + " + sin nx = 2 sin nx .
x 2
sin
2

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Những cuốn sách dưới đây có rất nhiều bài tập và những vấn đề
liên quan khác trong quy nạp toán học.
1. Nguyễn Hữu Điển, Phương pháp quy nạp toán học, NXB GD
2000 (tái bản lần thứ 3).
2. Nguyễn Hữu Điển, Những phương pháp điển hình trong giải toán
phổ thông, NXB GD 2001 (tái bản lần thứ 2).
3. Nguyễn Hữu Điển, Sáng tạo trong giải toán phổ thông, NXB GD
2003 (tái bản lần thứ 2).

http://nhdien.wordpress.com 64

You might also like