You are on page 1of 9

MÔN THUẾ VÀ HỆ THỐNG THUẾ VIỆT NAM

THUẾ GTGT, TTĐB, THUẾ XK & THUẾ NK

BÀI TẬP VÀ LỜI GIẢI

Bài 1. Một cửa hàng kinh doanh TM trong tháng tính thuế có tình hình sau:
1. Giá trị hàng tồn kho đầu tháng:
- Nước ngọt, bánh kẹo và thực phẩm đồ hộp: 5 triệu đồng
- Rượu các loại: 8 triệu đồng
- Đồ chơi trẻ em: 600.000 đ
- Dụng cụ và đồ dùng học tập: 1 triệu đ
2. Giá trị hàng nhập vào trong tháng:
- Nước ngọt, bánh kẹo và thực phẩm đồ hộp: 100 triệu đ
- Rượu các loại: 200 triệu đ
- Đồ chơi trẻ em: 10 triệu đ
- Dụng cụ và đồ dùng học tập: 20 triệu đ
3. Giá trị hàng tồn kho cuối tháng:
- Nước ngọt, bánh kẹo và thực phẩm đồ hộp: 5 triệu đ
- Rượu các loại: 6 triệu đ
- Đồ chơi trẻ em: 300.000 đ
- Dụng cụ và đồ dùng học tập: 2 triệu đ
(Số liệu trên được hạch toán theo giá mua vào trên hóa đơn mua hàng)
4. Doanh số bán hàng trong tháng:
- Nước ngọt, bánh kẹo và thực phẩm đồ hộp: 130 triệu đ
- Rượu các loại: 230 triệu đ
- Đồ chơi trẻ em: 20.300.000 đ
- Dụng cụ và đồ dùng học tập: 30 triệu đ
Yêu cầu:
- Tính thuế GTGT cửa hàng phải nộp, biết rằng cửa hàng nộp thuế theo phương pháp
trực tiếp
trên GTGT. Thuế suất GTGT của các mặt hàng như sau:
+ Rượu, nước ngọt, bánh kẹo và thực phẩm đồ hộp: 10%
+ Đồ chơi trẻ em và dụng cụ, đồ dùng học tập: 5%
- Giả sử cửa hàng không hạch toán riêng doanh số bán của từng loại hàng hóa, hãy tính
lại số
thuế GTGT cửa hàng phải nộp.

Lời giải:
Lời giải:
Đơn vị tính: triệu đồng
Hàng hóa
Tồn
kho
đầu
tháng
Nhập
kho
trong
tháng
Tồn
kho
cuối
tháng
Giá
vốn
bán
hàng
Doanh
số bán
trong
tháng
GTGT
trong
tháng
Thuế
suất
VAT
VAT
phải
nộp
Bánh kẹo 5 100 5 100 130 30 0.10 3
Rượu các loại 8 200 6 202 230 28 0.10 3
Đồ chơi trẻ em 0.6 10 0.3 10 20.3 10 0.05 1
Dụng cụ HT 1 20 2 19 30 11 0.05 1
331 410 79 7
Trường hợp không hạch toán riêng DS bán
hàng của từng loại hàng hóa
(sẽ tính theo thuế suất VAT cao nhất là 10%) 33.1 41.0 7.9

Trường hợp không hạch toán riêng DS bán


hàng của từng loại hàng hóa
(sẽ tính theo thuế suất VAT cao nhất là 10%) 33.1 41.0 7.9

Bài 2:
Một nông trường trồng và chế biến chè có tình hình SX và tiêu thụ trong tháng như sau:
- Xuất bán 12 tấn chè sơ chế cho một Công ty chế biến chè khác, giá bán là 30.000
đồng/kg.
- Sử dụng 6 tấn chè đã chế biến để đóng hộp, loại 0,5 kg/hộp. Trong tháng nông trường
bán trong
nước được 8.000 hộp, giá bán chưa có thuế GTGT là 30.000 đồng/hộp.
- XK qua công ty ủy thác XK 2.000 hộp, giá DAF là 35.000 đồng/hộp. Hoa hồng ủy thác
đã trả
cho bên nhận ủy thác theo giá chưa thuế GTGT là 5% trên giá DAF.
- Giao 2.000 hộp cho cơ sở đại lý hạch toán độc lập bán đúng giá giao là 30.000
đồng/hộp. (Giá
chưa có thuế GTGT).
- Thuế GTGT của các chi phí mua ngoài khác dùng cho hoạt động sơ chế và đóng hộp
chè tập
hợp được trong tháng là 18.000.000 đồng. Nông trường không hạch toán riêng được số
thuế đầu
vào được khấu trừ cho từng loại sản phẩm.

Yêu cầu:
- Xác định số thuế GTGT nông trường phải nộp trong tháng đối với các hoạt
động trên, biết
rằng: Thuế suất thuế GTGT của chè hộp là 10% và nông trường nộp thuế GTGT theo
phương
pháp khấu trừ.
- Giả sử trong tháng nông trường XK toàn bộ 12 tấn chè sơ chế, giá XK là 32 triệu
đồng/tấn. Xác
định lại số thuế GTGT nông trường phải nộp trong tháng.
- Xác định lại số thuế GTGT nông trường phải nộp trong tháng đối với các hoạt động
trên trong
trường hợp nông trường chỉ XK 1.000 hộp chè, còn 1.000 hộp để tiêu dùng nội bộ và
biếu tặng.
- Giả sử trong tháng nông trường XK toàn bộ số chè đã đóng hộp, xác định lại số
thuế GTGT
nông trường phải nộp.

Lời giải:
- Xuất bán 12 tấn chè sơ chế ‡ không phải chịu VAT đầu ra và cũng không được khấu trừ
VAT
đầu vào.
Dùng 6 tấn chè đóng thành hộp 0,5kg/hộp ‡ được 12000 hộp

- Bán 8000 hộp (~ 4 tấn chè), giá 30.000 đ/hộp:


VAT đầu ra phải nộp = 8.000*30.000*10% = 24 triệu đ

- XK 2000 hộp (~ 1 tấn chè) , giá DAF = 35.000 đ/hộp:


VAT đầu ra phải nộp = 0 đ (vì thuế suất VAT cho hàng XK = 0%)
Nông trường sẽ được hoàn lại phần VAT đầu vào tương ứng với 2000 hộp chè (~1 tấn
chè) là 1
triệu đ (theo lập luận về tỷ lệ VAT đầu vào ở phần dưới).
Hoa hồng ủy thác XK = 5%*2.000*35.000 = 3,5 triệu đ là phần tiền Nông trường trả
cho bên
Công ty ủy thác XK, nông trường không phải chịu VAT.
- Giao 2000 hộp chè (~ 1 tấn chè) cho cơ sở đại lý hạch toán độc lập với giá 30.000
đ/hộp:
‡ VAT đầu ra phải nộp = 2.000*30.000*10% = 6 triệu đ.

- VAT đầu vào cho các hoạt động sơ chế, đóng hộp là 18 triệu đ. Vì chi phí này dùng cho
cả hoạt
động chịu VAT (bán chè hộp, đã chế biến) và hoạt động không chịu VAT (bán chè sơ
chế) nên
VAT đầu vào được phép khấu trừ phải tính theo tỷ lệ tương ứng (18 tấn chè, 18 triệu đ
VAT đầu
vào ‡ TB mỗi tấn chè có 1 triệu đồng VAT đầu vào).
Vậy Tổng VAT phải nộp trong tháng của nông trường = 24 + 6 - (4+1) - 1 = 23 triệu đ.

Trường hợp nông trường XK toàn bộ 12 tấn chè sơ chế với giá 32 triệu đ/tấn:
‡ VAT (đầu ra) của lô hàng XK = 0
VAT đầu vào của 12 tấn chè sơ chế này là 12 triệu đ sẽ được khấu trừ
‡ Tổng VAT phải nộp trong tháng của nông trường = 24 + 6 – 6 -12 = 12 triệu đ Trường
hợp nông trường chỉ XK 1000 hộp chè và 1000 hộp để tiêu dùng nội bộ, biếu tặng (so
với TH XK 2000 hộp chè thông qua Cty ủy thác XK) ‡ VAT đầu vào được khấu trừ cho
1000
hộp chè XK là 0,5 triệu đ.

VAT đầu ra phải nộp cho 1000 hộp chè tiêu dùng nội bộ và biếu tặng =
1.000*30.000*10% = 3
triệu đ.

Vậy tổng VAT phải nộp trong tháng = 24 + 6 + 3 – (0,5 + 4 + 1) – 0,5 = 27 triệu đ

Bài 3
Công ty dệt may 10-10 có các hoạt động sau trong kỳ:
· Ký hợp đồng nhận gia công với nước ngoài thực hiện việc dệt 30 tấn sợi thành vải. Giá
CIF
là 10 USD/kg sợi. Định mức gia công 0,2 kg sợi/m vải. Tiền gia công 0,5 USD/m vải.
Đến kỳ
hạn giao hàng, công ty chỉ giao được 100.000 m vải. Số vải còn lại do không đủ chất
lượng nên
công ty phải tiêu thụ trong nước với giá 40.000 VNĐ/m vải.
· Ký hợp đồng gia công ga trải giường cho một công ty nước ngoài. Công ty đã NK
15.000 m
vải để gia công với giá CIF là 1 USD/m vải. Định mức gia công là 5 m vải/ga, giá gia
công là 4,5
USD/ga. Do một số khó khăn về năng lực gia công nên công ty phải thuê lại một xí
nghiệp trong
nước gia công với giá 50.000 VND/ga. Đến kỳ giao hàng, công ty đã giao toàn bộ
số ga trải
giường cho bên nước ngoài. Tuy nhiên, do chất lượng không đạt yêu cầu nên bên nước
ngoài trả
lại số ga trải giường là 500 chiếc. Số ga này, công ty vẫn tiêu thụ được trên thị trường
trong nước
với giá 150.000 VND/ga.
Biết rằng:
Thuế suất GTGT đối với hàng may mặc, vải là 10%, sợi là 5%; thuế suất thuế NK đối
với sợi là
5%, đối với vải là 20%; thuế suất thuế XK đối với vải và ga trải giường là 0%. Tỷ giá
giao dịch
là 1 USD = 16.500 VNĐ
Hãy tính thuế XK, thuế NK và thuế GTGT công ty phải nộp trong kỳ?

Lời giải:

Nghiệp vụ 1: Sợi-Vải
Gia công 30 tấn (~30.000kg) sợi, dệt thành vải
Định mức gia công là 0,2 kg sợi/m vải ‡ 30.000kg sợi dệt được 150.000m vải
Giá sợi (giá CIF) = 10$/kg

- Đến kỳ hạn Công ty chỉ XK được 100.000m vải, tương ứng 20.000kg sợi
‡ 20.000kg sợi này được miễn thuế NK và
100.000 m vải XK sẽ chỉ phải nộp VAT tính trên tiền công gia công với đơn giá 0,5$/m
vải.
Vậy, VAT trên phí gia công phải nộp đối với số vải XK là:
100.000 * 0,5 * 16.500 * 10% = 82,5 triệu Đ

- Đối với số vải còn lại 50.000m tiêu thụ trong nước, tương ứng sử dụng 10.000kg sợi
NK
‡ sẽ phải chịu số thuế NK là: 10.000 *10 * 16.500 * 5% = 82,5 triệu Đ
Đồng thời chịu VAT (đầu vào) là:
[10.000*10*16.500 + 82,5 triệu] * 5% = 86,625 triệu Đ

- Khi tiêu thụ 50.000m vải tại thị trường trong nước sẽ chịu VAT (đầu ra):
50.000 * 40.000 * 10% = 200 triệu Đ

‡ VAT phải nộp cho 50.000m vải tiêu thụ nội địa sẽ = 200 – 86,625 = 113,375 triệu Đ
Tổng VAT phải nộp của nghiệp vụ 1 = 113,375 + 82,5 = 195,875 triệu đ Nghiệp vụ 2:
Vải-Ga trải giường
NK 15.000m vải, giá CIF = 1$/m
Định mức gia công là 5m vải/ga ‡ Số ga trải giường SX tương ứng là 3.000 chiếc
Giá gia công cho nước ngoài = 4,5$/chiếc
Số lượng ga thực XK được chỉ là 2.500 chiếc ‡ số vải tương ứng cần thiết là 12.500m sẽ
được
miễn thuế NK và chỉ phải nộp VAT tính trên tiền gia công.
Thêm vào đó, do Cty này đặt gia công lại với Cty trong nước nên VAT sẽ chỉ tính
trên phần
chênh lệch giữa giá gia công ký với nước ngoài và giá gia công đặt trong nước.

VAT phải nộp cho phí gia công = (4,5*16.500 – 50.000đ) * 2.500 * 5% = 3.031.250 Đ

- Số ga giường tiêu thụ trong nước là 500 chiếc tương ứng với 2.500m vải
‡ số vải này chịu thuế NK và VAT (đầu vào)
Thuế NK = 2.500 * 1 * 16.500 * 20% = 8,25 triệu Đ
VAT (đầu vào) = [(2.500 *1 *16.500) + 8,25 triệu] * 10% = 4,95 triệu Đ

- Khi bán 500 chiếc ga đó trên thị trường trong nước thì phải nộp VAT (đầu ra)
VAT (đầu ra) = 500 * 150.000 * 10% = 7,5 triệu Đ
‡ VAT phải nộp cho 500 chiếc ga = 7,5 – 4,95 = 2,55 triệu đ.
Vậy, Tổng VAT phải nộp cho nghiệp vụ 2 = 3.031.250 + 2.550.000 = 5.581.250 đ

Kết luận: Các loại thuế Cty phải nộp trong kỳ gồm:

Thuế NK: 82,5 + 8,25 = 90,75 triệu đ


VAT: 195.875.000 + 5.581.250 = 201.456.250 đ

Bài 4
Công ty kinh doanh XNK tổng hợp I Hà Nội trong năm 2008 có các nghiệp vụ kinh
doanh sau:
· Mua 2 triệu bao thuốc lá có đầu lọc SX bằng nguyên liệu trong nước của công ty
thuốc lá
Thăng Long để XK. Tuy nhiên vì lý do khách quan nên công ty không XK được mà bán
lô hàng
này ở thị trường trong nước với giá 25.000VND/bao.
· NK 20 chiếc xe ôtô du lịch 4 chỗ ngồi với giá CIF 14.000USD/chiếc. Tuy nhiên, trong
quá
trình vận chuyển, 1 chiếc ôtô bị hư hỏng; theo biên bản giám định của Vinacontrol còn
70% giá
trị. Lô hàng này được tiêu thụ với giá 600 triệu/chiếc.
· Nhận uỷ thác NK cho công ty A 1.000 chai rượu vang, giá CIF theo hóa đơn là 10
USD/chai.
Hoa hồng uỷ thác 7% tính trên giá CIF.
Biết rằng:
Thuế suất thuế GTGT đối với doanh thu từ hoa hồng XK là 5%, thuế suất thuế NK
ôtô 60%,
rượu vang 20%. Ô tô có dung tích xi lanh 2.500 cm3
.
Tính thuế XK, thuế NK, thuế TTĐB và thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp trong kỳ.

Lời giải:
Nghiệp vụ 1: Bán 2 triệu bao thuốc lá ‡ chịu cả thuế TTĐB và VAT
Có thể xét 3 TH như sau:
TH1: Nếu giá 25.000 đ/bao là giá chưa có thuế TTĐB, và tất nhiên chưa có VAT.
Thuế TTĐB phải nộp = 2 triệu * 25.000 * 65% = 32,5 tỷ đ (thuế suất TTĐB tra trong
Luật thuế
TTĐB số 27/2008/QH12)
VAT phải nộp = (2 triệu * 25.000 + 32,5 tỷ) * 10% = 7,25 tỷ đ

TH2: Giá 25.000 đ/bao là giá đã có thuế TTĐB nhưng chưa có VAT
‡ Giá tính thuế TTĐB sẽ là = 25.000/(1+0.65) = 15.151,52 đ/bao Thuế TTĐB phải nộp sẽ
= 2 triệu * 15.151,52 * 65% = 19.696,976 triệu đ
VAT phải nộp = (2 triệu*15.151,52 + 19.696,976 triệu) * 10% = 5.000, 0016 triệu đ

TH3: Giá 25.000 đ/bao là giá đã có cả thuế TTĐB và VAT


‡ Giá tính thuế VAT = 25.000/(1+0.1) = 22.727, 27 đ/bao
Và VAT phải nộp là = 22.727,27 * 2 triệu * 10% = 4.545,454 triệu đ
‡ Giá tính thuế TTĐB = 22.727,27/(1+0.65) = 13.774,1 đ/bao
Thuế TTĐB phải nộp = 2 triệu*13.774,1*65% = 17.906,33 triệu đ

(Chú ý: Thông thường, trong bài tập hoặc đề thi thì các mức giá (mua/bán) cho trong
bài nếu
không được chú thích gì thì được hiểu là giá chưa có thuế, trừ trường hợp đề bài giải
thích rõ)

Nghiệp vụ 2: NK ô tô 4 chỗ ‡ chịu thuế NK, TTĐB và VAT

Thuế NK phải nộp = [(19 + 0,7) * 14.000] * 16.500 * 60% = 2.730,42 triệu đ
Thuế TTĐB phải nộp = {[(19 + 0,7) * 14.000] * 16.500 + 2.730,42 triệu}* 50% =
7281,12 triệu
* 50% = 3.640,56 triệu đ (thuế suất thuế TTĐB tra trong Luật thuế TTĐB số
27/2008/QH12)

VAT (đầu vào) phải nộp = {[(19 + 0,7) * 14.000] * 16.500 + 2.730,42 triệu + 3.640,56
triệu}*
10% = 10.921,68 triệu * 10% = 1.092,168 triệu đ

20 chiếc xe này được tiêu thụ trong nước với giá 600 triệu đ/chiếc (hiểu là giá chưa có
thuế)
‡ VAT (đầu ra) = 20 * 600 triệu * 10% = 1.200 triệu đ

Vậy VAT phải nộp = VAT (đầu ra) – VAT (đầu vào) = 1.200 – 1.092,168 = 107,832
triệu đ

Nghiệp vụ 3: NK uỷ thác 1.000 chai rượu


Thuế NK phải nộp = 1.000*10*16.500 * 20% = 33 triệu đ
Thuế TTĐB phải nộp = (1.000*10*16.500 + 33 triệu) *25% = 198 triệu *25% = 49,5
triệu đ
(Trong Luật thuế TTĐB, thuế suất của rượu vang = thuế suất rượu dưới 20 độ = 25%)
VAT phải nộp = (198 triệu + 49,5 triệu) *10% = 24,75 triệu đ

Hoa hồng uỷ thác mà công ty thu được phải chịu thuế GTGT:
(1.000*10*7% *16.500)* 5% = 577.500 đ

Bài 5:
Trong tháng 10/2008, Công ty A có các hoạt động sau:
· XK 1.000 tấn gạo 5% tấm sang Trung Quốc. Giá XK DAF là 185USD/tấn. Phí bảo
hiểm cho
lô hàng là 120USD.
· Toàn bộ số ngoại tệ thu được, công ty dùng để NK rượu, giá NK FOB là
25USD/chai. Phí
bảo hiểm cho lô hàng là 400USD. Trong quá trình vận chuyển có 200 chai rượu bị vỡ
(có giám
định của VINACONTROL).
Tính số thuế XK, thuế NK, thuế GTGT và thuế TTĐB của công ty A phát sinh trong kỳ?
Biết rằng thuế suất thuế XK gạo là 1%, thuế NK rượu 20%, thuế suất thuế TTĐB đối với
rượu là
45%. Tỷ giá hối đoái 1USD = 16.900VND.

Lời giải:
Nghiệp vụ 1: XK 1000 tấn gạo sang TQ
Giá tính thuế XK qua biên giới đường bộ là giá DAF. ‡ Thuế XK gạo phải nộp =
1.000*185*16.900*1% = 312,65 triệu đ
Hàng XK không chịu thuế GTGT.

Nghiệp vụ 2:
Số ngoại tệ thu được (từ XK gạo) = 1.000*185 = 185.000 USD dùng để NK rượu ‡ sẽ
NK được
số lượng là 185.000/25 = 7.400 chai

Phí bảo hiểm lô hàng I = 400 USD


Đề không cho phí vận tải F (ngầm hiểu là công ty không xuất trình được chứng từ vận
tải) ‡
vận dụng quy định của Hải quan là sẽ tính F =15% giá FOB

200 chai rượu bị vỡ ‡ tổn thất hoàn toàn ‡ không phải tính thuế NK và chỉ tính thuế
NK cho
7.200 chai còn lại.
Trị giá FOB của 7.200 chai rượu = 7.200*25 = 180.000 USD
Chi phí vận tải tương ứng = 180.000*15% = 27.000 USD
Chi phí bảo hiểm tương ứng = (7.200/7.400)*400 = 389,19 USD
‡ Giá CIF của 7.200 chai rượu = 180.000 + 27.000 + 389,19 = 207.389,19 USD
‡ Thuế NK phải nộp = 207.389,19*16.900*20% = 41.477,838*16.900 = 700.975.462,2 đ
‡ Thuế TTĐB phải nộp = [207.389,19*16.900 + 700.975.462,2]*45% = 1.892.633.748 đ
‡ VAT phải nộp = [207.389,19*16.900 + 700.975.462,2 + 1.892.633.748]*10% =
698.848.652,1 đ

Lưu ý:
Ở đây, có thể có cách hiểu: số tiền 185.000 USD từ bán gạo phải trừ đi 120 USD tiền bảo
hiểm
ở nghiệp vụ 1, sau đó mới tính số chai rượu NK được. Tuy nhiên, ở đây chỉ cần hiểu như
cách
giải trên là được.

You might also like