You are on page 1of 7

Chương 1

Khái niệm cơ bản về đô thị


và quy hoạch xây dựng đô thị
1.1. Điểm dân cư đô thị
Dân cư đô thị là một điểm dân cư tập trung phần lớn những người dân lao động
phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu thành thị
• Đô thị mang các đặc tính sau:
+ Là tập trung tổng hợp hay tập trung chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát
triển KTXH của một vùng lãnh thổ nhất định.
+ Qui mô dân số nhỏ nhất là 4.000 người (vùng núi, có thể thấp hơn…).
+ Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp ≥ 60% trong tổng số lao động của đô thị, là nơi có
sản xuất và dịch vụ thương mại hàng hoá phát triển.
+ Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị
+ Mật độ dân cư được xây dựng tuỳ theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm
từng vùng.
• Như vậy đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi
nông nghiệp, có hạ tầng kỹ thuật cơ sở thích hợp; là trung tâm chuyên ngành hay
tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KTXH của một nước hoặc một Vùng
miền hoặc một Tỉnh, Huyện, hoặc một Vùng trong huyện.
• Nếu nhìn từ góc độ phát triển đô thị, đô thị là biểu hiện tập trung của sự phát triển
XH và kinh tế. Lí giải hai khái niệm “thành” và “thị”.
Thành: mang tính phòng ngự- xây dựng mang mục đích chính trị, quân sự của XH,
có ranh giới rõ ràng, có hình thái đóng kín, hướng nội.
Thị: là mậu dịch, giao dịch – cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh tế, không có
ranh giới rõ ràng, có hình thái mở, hướng ngoại.
Hai hình thái không gian nguyên thuỷ theo sự tiến bộ của XH và phát triển kinh tế
ngày càng mở rộng, nên đã giao hoà nhau ở vào một trạng thái môi cảnh mới và hình
thành nên một hình thức có tính đa dạng và có kết cấu phức tạp đó là đô thị.
• Có 2 loại đô thị
+ Đô thị có qui hoạch: (phát triển từ trên xuống dưới) theo một nguyên tắc theo
một khống chế và yêu cầu nghiêm ngặt.
+ Đô thị tự do phát triển: (phát triển từ dưới lên trên) được gọi là đô thị nhân tạo
phát triển tự do ở thời kỳ đầu, nhưng sau đó phát triển có trật tự và có hệ thống dưới tác
động của con người.
1.2. Quy hoạch đô thị (QHĐT)
Là một ngành khoa học tự nhiên
1.2.1. Quá trình thiết kế QH một đô thị
a/ Đề xuất vấn đề
Giải quyết các vấn đề tồn tại: người thiết kế phải đề xuất vấn đề, phát hiện đối với
những vấn đề đã hình thành, tiến hành phân tích và nắm vững, phân giải vấn đề.
b/ Xây dựng mục tiêu
Cần thiết lập các yếu tố tổng quan (yếu tố con người, yếu tố kỹ thuật, yếu tố hoàn
cảnh). Nghiên cứu các mối quan hệ giữa các yếu tố, xây dựng các mục tiêu thiết kế rõ
ràng và cụ thể. Xây dựng xong mục tiêu thiết kế đến tiến hành tìm ý tưởng tổng thể.
c/ Phân tích và tổng hợp
Phân tích là làm sáng tỏ các điều then chốt của vấn đề thiết kế. Tổng hợp có nghĩa
là chỉnh lí các điều kiện tất yếu của kinh tế, trọng điểm thiết kế đối chiếu các mục tiêu với
trọng điểm. Đem những vấn đề phải giải quyết trong thiết kế … với phương án có tính
khả thi, tìm tòi giải quyết các đường hướng mới của vấn đề, đề xuất phạm vi thiết kế mới
và hoàn thành trên ý thiết kế cho giai đoạn sau:
d/ Đánh giá thiết kế
Đem vấn đề thiết kế thu hẹp lại vào một định hạn cho phép từ nhiều phương án
thiết kế và đưa ra phương án thiết kế tốt nhất.
Từ đề xuất vấn đề, xây dựng mục tiêu, phân tích tổng hợp đi đến đánh giá thiết kế
là những bước quan trọng để giải quyết vấn đề thiết kế
1.2.2. Mối liên quan giữa Quy hoạch đô thị và thiết kế đô thị
a/ Quy hoạch xã hội (QHXH): là thông qua việc tổ chức và sắp xếp các phương
diện phân bố hộ khẩu, sinh hoạt xã hội, hoạt động nghề nghiệp, hoạt động xã hội vv... đề
xuất ra một mục tiêu xã hội hoàn chỉnh mà xã hội yêu cầu.
b/ Quy hoạch kinh tế (QHKT): Đối tượng của nó chủ yếu bao gồm điều chỉnh cơ
cấu công nghiệp, hợp lý sử dụng tài nguyên đất đai, nghiên cứu mức độ và cường độ khai
thác khu vực.
c/ Quy hoạch môi trường hình thể: dựa trên cơ sở QHXH và QHKT, phân bổ các
yếu tố vật chất và các phương tiện liên quan đến môi trường hình thể đô thị. Sử dụng đất
đai, bố trí và sắp xếp cụ thể các hệ thống giao thông và hình thể không gian và các yếu tố
vật chất khác. Quy hoạch đô thị thời kỳ đầu chú ý nhiều đến quy hoạch môi trường hình
thể, bao gồm quy mô phát triển đô thị và phạm vi sử dụng đất quy hoạch, phân chia các
hạng mục đất đai đô thị, bố cục và xây dựng các hạng mục khai thác thực tế vv... Hiện
nay, nó vẫn là công việc chủ yếu của quy hoạch đô thị và có thể nói đó là bước cuối cùng
của công tác quy hoạch đô thị.
d/ Kiến trúc học đô thị: là khoa học nghiên cứu các công trình kiến trúc và môi
trường của nó với mục đích là sáng tạo nên những hình thái môi trường hình thể hoà hợp
được kỹ thuật lẫn mỹ thuật. Trong nghiên cứu thiết kế kiến trúc những vấn đề liên quan
đến bố cục tổng thể, hình thức bên ngoài và phong cách hình khối, vật liệu, mầu sắc, mối
quan hệ giữa kiến trúc với kiến trúc...v...v... đều gắn bó với việc tìm ý tổng thể của môi
trường hình thể đô thị trong một phạm vi nhất định
e/ Cảnh quan kiến trúc: chú trọng đến những vấn đề chất lượng môi trường hình thể
của không gian bên ngoài kiến trúc. Các nguyên tố thiết kế của nó bao gồm các vấn đề tổ
chức công năng của môi trường bên ngoài, chỉnh trang mặt đất và phân định không gian,
mầu sắc và vật liệu bên ngoài công trình kiến trúc..v...v...Các hình thức kiến trúc nhỏ, các
hình thức design đường phố như trạm đỗ xe bus, đèn đường, biển quản cáo, ki-ốt, ghế
ngồi, bể phun nước và cây xanh.
g/ Công trình học đô thị: là nghiên cứu các loại công trình và thiết bị phục vụ sản
xuất và sinh hoạt cho đô thị. Bao gồm hai bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất như
đường xá, cấp thoát nước, xử lý rác thải, cấp nhiệt, điện lực và bưu chính viễn thông, khí
đốt.....v.....v...

Sơ đồ xác định mối liên quan giữa quy hoạch đô thị và thiết kế đô thị
Sơ đồ xác định mối liên quan giữa quy hoạch đô thị và thiết kế đô thị
Bảng so sánh QHĐT, KT ĐT, thiết kế KT, thiết kế cảnh quan kiến trúc

loại hình Quy hoạch đô thị Thiết kế đô thị (TKĐT) TK kiến trúc
(QHĐT) Thiết kế cảnh quan
kiến trúc
nội dung

Mục đích Tiến hành khống chế Xúc tiến biến đổi môi Phục vụ hoạt động XD
cảnh quan đối với trường hình thể nâng
phát triển đô thị cao chất lượng môi
trường

Đối tượng cộng tác Kết hợp XH, KT và Lấy môi trường hình Không gian bên trong và
môi trường hình thể thể làm đối tương NC bên ngoài của kiến trúc,
mang tính kế hoạch nắm vững hình tượng thiết kế không gian môi
tổng thể mang tính thiết trường “bên ngoài mang
kế tính chất thiết kế”

loại hình Quy hoạch đô thị Thiết kế đô thị (TKĐT) TK kiến trúc
(QHĐT) Thiết kế cảnh quan
kiến trúc
nội dung

Thành quả Chính sách mang tính Chính sách mang tính Lấy bản vẽ làm chính,
chiến lược, pháp quy, chiến lược, kế hoạch , chỉ đạo thi công cụ thể
phương pháp QH lấy phương án, quy tắc thực
văn bản làm chính hiện khống chế, chỉ đạo
(khống chế)
Thời gian thực hiện Thể hiện thành quá Thể hiện thành quá Trong thời gian nhất
trình phát triển, thời trình XD, thời gian định
gian kéo dài tương đối dài

Nguồn uỷ thác Cơ quan nhà nước Cơ quan nhà nước Cơ quan khai thác chủ
Cơ quan khai thác các XD
loại người uỷ thác

Người tham gia Các nhà QH, Các nhà thiết kế đô thị, KTS,
Công chức chính phủ, Viên chức chính phủ KTS cảnh quan, người
Các nhà XH học kinh chủ đầu tư, KTS, sử dụng
tế học KTS cảnh quan, người
dân đô thị

1.3. Phân loại và phân cấp quản lí đô thị


1.3.1. Phân loại đô thị:
Bảng tóm tắt về phân loại đô thị

Loại đô thị Đặc điểm Dân số Mật độ dân cư

Đô thị loại Thủ đô hoặc đô thị với chức năng trung Trên 1,5 triệu người. Trên 15.000
đặc biệt tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa Tỉ lệ lao động phi người/km2
học kỹ thuật, đào tạo du lịch, dịch vụ, nông nghiệp trên
đầu mối giao thông, giao lưu trong 90%
nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước

Đô thị loại I Đô thị rất lớn, là trung tâm kinh tế, Trên 500.000 người. Trên 12.000
(rất lớn) chính trị, văn hoá xã hội, khoa học kĩ Tỉ lệ lao động phi người/km2
thuật, du lịch, dịch vụ, giao thông, công nông nghiệp trên
nghiệp, giao dịch quốc tế, có vai trò 85%
thúc đẩy sự phát triển của cả nước, có
tủ suất hàng hoá cao, có cơ sở hạ tầng
kĩ thuật và mạng lưới công trình công
cộng được xây dựng đồng bộ

Loại đô thị Đặc điểm Dân số Mật độ dân cư


Đô thị loại II Đô thị lớn, là trung tâm kinh tế, văn Trên 250.000 người. Trên 10.000
(Lớn) hoá, xã hội, sản xuất công nghiệp, du Tỉ lệ lao động phi người/km2
lịch, dịch vụ, giao thông, giao dịch nông nghiệp lớn hơn
quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát hoặc bằng 80%
triển của một vùng lãnh thổ

Đô thị loại III Đô thị trung bình lớn, là trung tâm Trên 100.000 người Trên 8.000
(Tr. bình lớn) chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, là nơi (miền núi có thể thấp người/km2 (vùng
sản xuất công nghiệp, tập trung du lịch, hơn). núi có thể thấp hơn)
dịch vụ, có vai trò thúc đẩy phát triển Tỉ lệ lao động phi
của một tỉnh hoặc từng lĩnh vực đối với nông nghiệp lớn hơn
vùng lãnh thổ. Sản xuất hàng hoá tương hoặc bằng 75%
đối phát triển. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và
mạng lưới công trình công cộng được
xây dựng từng mặt

Đô thị loại IV Đô thị trung bình nhỏ, là trung tâm Trên 50.000 người Trên 6.000
(Tr. bình nhỏ) tổng hợp chính trị, kinh tế, văn hoá xã (miền núi có thể thấp người/km2 (vùng
hội hoặc trung tâm chuyên ngành sản hơn). núi có thể thấp hơn)
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Tỉ lệ lao động phi
thương nghiệp, có vai trò thúc đẩy sự nông nghiệp lớn hơn
phát triển của một tỉnh hay một vùng hoặc bằng 70%
kinh tế. Đã và đang đầu tư xây dựng
từng phần hạ tầng kĩ thuật và các công
trình công cộng.

Đô thị loại V Đô thị nhỏ, là trung tâm tổng hợp kinh Từ 4000 người (miền Trên 2.000
(nhỏ) tế- xã hội hoặc trung tâm chuyên ngành núi có thể thấp hơn). người/km2 (vùng
sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương Tỉ lệ lao động phi núi có thể thấp hơn)
nghiệp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp lớn hơn
của một huyện hay một vùng trong hoặc bằng 65%
huyện. Bước đầu xây dựng được một
số công trình công cộng và hạ tầng kĩ
thuật.

1.3.2. Phân cấp quản lí đô thị


- Đô thị loại đặc biệt, I (thành phố trực thuộc Trung ương): do Trung ương quản lí
- Đô thị loại, II, III, IV (thành phố trực thuộc Tỉnh): do Tỉnh quản lí
- Đô thị loại IV, V: Do huyện quản lí
- Thị Tứ là trung tâm của đơn vị cấp xã hoặc liên xã.
1.4. Mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của công tác quy hoạch xây dựng đô
thị
1.4.1.Tổ chức sản xuất
- Phân bố hợp lí các khu sản xuất trong đô thị
- Cần giải quyết tốt các mối quan hệ giữa hoạt động sản xuất của các khu công
nghiệp với bên ngoài và các hoạt động khác của các khu chức năng trong đô thị đó là mối
quan hệ giữa các khu ở của dân cư với hoạt động sản xuất trong môi trường và việc làm.
1.4.2. Tổ chức đời sống:
- Tạo cơ cấu hợp lí trong phân bố dân cư và sử dụng đất đai đô thị
- Tổ chức tốt mối quan hệ giữa việc xây dựng các khu nhà ở, khu tập thể và dịch vụ
công cộng, khu nghỉ ngơi, giải trí, cũng như việc đi lại và giao tiếp của người dân đô thị.
1.4.3. Tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và môi trường đô thị
- Tạo cho đô thị một đặc trưng riêng và hình thái kiến trúc đẹp, hài hoà với thiên
nhiên, môi trường và cảnh quan.
- Xây dựng bố cục không gian kiến trúc, xây dựng vị trí và hình khối kiến trúc các
công trình chủ đạo, xây dựng tầng cao, màu sắc và một số chỉ tiêu cơ bản trong quy
hoạch
- Để đô thị phát triển bền vững cần chú ý đến mối liên hệ giữa con người với thiên
nhiên
1.5. Các đồ án quy họạch xây dựng đô thị
1.5.1. Quy hoạch xây dựng vùng
a/ Các loại quy hoạch vùng
- Quy hoạch vùng công nghiệp
- Quy hoạch vùng nông nghiệp
- Quy hoạch vùng du lịch - nghỉ ngơi
- Quy hoạch vùng phân bố dân cư đô thị và nông thôn
- Quy hoạch vùng ngoại thành
b/ Nhiệm vụ của quy hoạch xây dựng vùng:
- Đánh giá tổng hợp thực trạng và các nguồn lực phát triển của vùng
- Dự báo về khả năng tăng trưởng kinh tế, dân số, đất đai, nhu cầu xã hội; hình
thành các phương án cân đối khả năng và nhu cầu.
- Xây dựng mục tiêu, quan điểm phát triển vùng
- Định hướng tổ chức phát triển không gian nhằm phân tích các vùng chức năng,
cơ sở hạ tầng, và các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Chọn khu vực và đối tượng ưu tiên phát triển.
- Kiến nghị cơ chế và các chính sách quản lí phát triển vùng
1.5.2. Quy hoạch chung xây dựng đô thị (quy hoạch định hướng phát triển đô thị)
Được phân chia theo từng giai đoạn phát triển từ 15 đến 20 năm cho dài hạn và từ
5 đến 10 năm cho ngắn hạn
Nhiệm vụ của đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị
- Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và hiện trạng của đô thị, xây dựng thế mạnh
và động lực chính để phát triển của đô thị
- Xây dựng tính chất qui mô, cơ sở kinh tế - kỹ thuật và các chỉ tiêu quy hoạch xây
dựng và phát triển đô thị
- Định hướng phát triển không gian kiến trúc, môi trường và cơ sở hạ tầng đô thị
- Quy hoạch xây dựng đợt đầu 5 đến 10 năm và hình thành các cơ sở để lập các đồ
án quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư xây dựng
- Xác lập các căn cứ pháp lí để quản lí đô thị
1.5.3. Quy hoạch chi tiết (quy hoạch phân khu)
Nhiệm vụ của quy hoạch chi tiết
- Làm nhiệm vụ cụ thể hoá và chính xác ý đồ và những qui định của quy chung xây
dựng đô thị
- Đánh giá thực trạng xây dựng, khả năng sử dụng và phát triển quỹ đất hiện có
- Tập hợp và cân đối các yêu cầu đầu tư xây dựng
- Nghiên cứu đề xuất các định hướng kiến trúc và bảo vệ cảnh quan môi trường đô
thị
- Quy hoạch mặt bằng sử dụng đất đai, phân chia các lô đất cho từng đối tượng sử
dụng, lập chỉ giới xây dựng, xây dựng tầng cao ..., và mật độ xây dựng, cân đối các thể
loại công trình.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cải tạo xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kĩ
thuật.
- Soạn thảo qui chế quản lí xây dựng đô thị
1.5.4. Thiết kế đô thị (urban design)
a/ Khái niệm
Thiết kế đô thị là một phần của quy hoạch thành phố, nó giải quyết cái đẹp và
những cái định ra trật tự và hình thức đô thị. Thiết kế đô thị liên quan đến chất lượng của
lĩnh vực công cộng của đô thị cả về mặt xã hội và vật thể.
b/ Đặc tính của thiết kế đô thị
- Thiết kế đô thị mang tính xã hội và là chiếc cầu nối giữa các không gian đô thị
truyền thống và hiện tại
- Thiết kế đô thị lưu giữ hình ảnh của đô thị và nâng cao tính biểu trưng của
chúng
- Thiết kế đô thị có sự liên hệ hữu cơ trong quá trình thiết kế và thiết kế đô thị là
thiết kế về hình khối công trình trên cơ sở kết hợp các yếu tố xã hội trong công tác thiết
kế
- Thiết kế đô thị không phải là thiết kế về hội hoạ. Quá trình thực hiện thiết kế đô
thị là quá trình hành động kiên quyết và mang tính hệ thống hoá cao. Thiết kế đô thị rất
đa dạng trong đó các nhiệm vụ thiết kế được thực hiện với các mục đích rõ ràng phù hợp
với từng bối cảnh cụ thể.
1.5.5. Quy hoạch hành động
Là loại hình quy hoạch chi tiết thể hiện cao tính quy hoạch trong phân tích và lựa
chọn phương án. Nó hỗ trợ tích cực cho việc quyết định các phương án đầu tư phù hợp
với tình hình và điều kiện thực tế sẵn có ở địa phương, bao gồm các khía cạnh kĩ thuật,
tài chính và pháp lí thể chế.

You might also like