You are on page 1of 42

25

Chương 3
Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
3.1. Qui mô, tính chất trong thiết kế quy hoạch đô thị
3.1.1. Qui mô dân số và qui mô đô thị
1/ Qui mô dân số đô thị, mật độ dân số và phương pháp tính toán
a/ Qui mô dân số
- Qui mô dân số đô thị (N) bao gồm số dân thường trú (N 1) và số dân tạm trú trên
6 tháng (N0) tại khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn. Đối với thành phố trực
thuộc Trung ương, dân số đô thị bao gồm dân số khu vực nội thành, dân số của nội thị xã
trực thuộc (nếu có) và dân số của thị trấn
- Dân số tạm trú quy về dân số đô thị được tính theo công thức
2Nt x m
N0 =
365 Trong đó
N0 - số dân tạm trú quy về dân số đô thị (người)
Nt -Tổng số lượt khách đến tạm trú ở khu vực nội thành, nội thị hàng năm (người)
m - Số ngày tạm trú trung bình của một khách (ngày)
b/ Mật độ dân số
- Mật độ dân số là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung dân cư của đô thị được xác
định trên cơ sở quy mô dân số đô thị và diện tích đất đô thị.
- Mật độ dân số được xác định theo công thức sau

N
D =
S

Trong đó
D - Mật độ dân số (người / km2)
N- Dân sô đô thị (N= N1 + N0)
S - Diện tích đất đô thị (km2)
- Đất đô thị là đất nội thành phố và nội thị xã. Đối với thị trấn, diện tích đất đô thị
được xác định trong giới hạn diện tích đất dành để xây công trình, không bao gồm đất
nông nghiệp.
2/ Qui mô hợp lí của một đô thị
Một đô thị có qui mô hợp lí khi các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và thiên nhiên
cho phép đảm bảo tốt nhất về các mặt tổ chức sản xuất, tổ chức đời sống, tổ chức không
gian đô thị, cảnh quan và môi trường đô thị với những chi phí xây dựng và quản lí đô thị
ít tốn kém nhất.
Có thể xây dựng và tìm được những qui mô tối ưu cho từng đơn vị trong đô thị, cho
những giai đoạn phát triển như đơn vị tối ưu, đơn vị sản xuất tối ưu, đơn vị đô thị tối ưu.
26

Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị cần chú ý đến yếu tố kinh tế, khoa học kỹ
thuật, xã hội và chính sách, môi trường sinh thái, an ninh, an toàn xã hội, thẩm mĩ kiến
trúc đối với đô thị và đơn vị đô thị.
Qui mô đô thị hợp lí chỉ hợp lí trong khoảng không gian nhất định và có phạm vi
dao động rất lớn về dân số (từ 50.000 - 350.000 người)
Khi nghiên cứu về qui mô đô thị cần chú ý đến các yếu tố chủ yếu sau
+ Tổ chức sản xuất (sản xuất công nghiệp)
+ Tổ chức đời sống dân cư
+ Tổ chức giao thông
+ Tổ chức mạng lưới công trình kỹ thuật đô thị
+ Tổ chức bảo vệ môi truờng và cảnh quan
+ Phân bố về sử dụng đất đai xây dựng
+ Hoàn thiện kỹ thuật và đất đai xây dựng
+ Quản lí kinh tế đô thị
3.1.2. Tính chất của đô thị
1/ ý nghĩa của việc xây dựng tính chất đô thị
- Tính chất của đô thị nói lên vai trò, nhiệm vụ của đô thị với các mặt kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội của đô thị đó.
- Tính chất của đô thị có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu nhân khẩu, bố cục đất đai. Tổ
chức hệ thống giao thông và công trình phục vụ công cộng ...v..v.. và nó còn ảnh hưởng
đến hướng phát triển của thành phố.
2/ Cơ sở để xây dựng tính chất của đô thị
- Phương hướng phát triển kinh tế của Nhà nước
Toàn bộ những yêu cầu và chỉ tiêu đặt ra cho từng vùng chức năng trong phạm vi
cả nước dựa trên những số liệu điều tra cơ bản và chiến lược phát triển kinh tế quốc gia,
nhằm tạo điều kiện cho kinh tế phát triển hài hòa và cân đối giữa các vùng với nhau, tận
dụng tối đa tiềm năng và sức lao động trên toàn quốc
- Vị trí của đô thị quy hoạch trong vùng lãnh thổ
Quy hoạch vùng lãnh thổ nhằm xây dựng mối quan hệ qua lại giữa các đô thị và các
vùng lân cận. Chính mối quan hệ về kinh tế, sản xuất, văn hóa và xã hội là nhân tố xây
dựng vai trò của đô thị với vùng.
- Điều kiện tự nhiên
Dựa trên cơ sở đánh giá về những khả năng tài nguyên thiên nhiên, địa lí phong
cảnh, điều kiện địa hình, thì có thể xác định những yếu tố thuận lợi nhất ảnh hưởng đến
phương hướng hoạt động về mọi mặt của thành phố.
- Dựa trên tính chất riêng của đô thị vị trí, vai trò và tính chất khai thác ở đô thị về
các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và môi trường mà có thể phân ra các loại đô thị
như đô thị công nghiệp, đô thị giao thông, đô thị hành chính và đô thị du lịch.
27

3.2. Đánh giá hiện trạng đất đai


3.2.1. Tình hình sử dụng đất đô thị ở Việt Nam
Việt Nam có tổng diện tích 331.600 km2, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 0,11
ha/người và bằng 1/3 mức trung bình của thế giới.
- Mật độ dân số ở thành phố Hồ Chí Minh rất cao 1808 người/km, Hà Nội 1373
người/km; Thái Bình 1093 người/km.
- Hiệu quả sử dụng đất còn thấp xét về cả 3 mặt kinh tế, xã hội và bảo vệ môi
truờng.
- Cần giải quyết vấn đề sau:
+/ Có chính sách hợp lí trên địa bàn toàn quốc và từng địa bàn lãnh thổ nói riêng để
đảm bảo việc sử dụng đất vào mục đích phát triển kinh tế.
+/ Phát triển các đô thị phải có chính sách quản lí và sử dụng đất hợp lí.
3.2.2. Đánh giá tổng hợp đất đai xây dựng đô thị
- Yếu tố điều kiện tự nhiên là Khí hậu, khí tượng, địa chất công trình, địa chất thủy
văn...
- Yếu tố về giá trị kinh tế đất là thổ nhưỡng, thảm thực vật, năng suất, số lượng,...
- Các yếu tố về kinh tế - xã hội: Mật độ dân số, quyền sở hữu về sử dụng đất, vị trí
và sức thu hút.
- Về hạ tầng xã hội là nhà ở, dịch vụ công cộng, trung tâm thương nghiệp, bệnh
viện, trường học, cơ sở giải trí, cơ sở việc làm.
- Về hạ tầng kĩ thuật: nguồn nước, nguồn năng lượng, giao thông vận tải, khả năng
cấp thoát nước...
- Về sinh thái môi trường: các nguồn ô nhiễm, tệ nạn xã hội, xử lí rác, nghĩa địa...
* Trong quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết, người ta dùng phương pháp kẻ ô
vuông trên bản đồ để đánh giá đất đai, ô lớn hoặc ô bé sẽ phụ thuộc vào tỉ lệ của bản đồ
sử dụng và qui mô đất, phạm vi nghiên cứu.
* Ứng dụng hệ thống tin học là hệ thống thông tin toàn cầu GPS hệ thống địa lí
GIS, POMAP,... dùng cho quy hoạch vùng.
Tóm lại Chọn đất có vị trí hợp lí sẽ có tác dụng lớn cho mọi hoạt động và phát triển
đô thị về tổ chức đời sống, tổ chức sản xuất, giảm giá thành xây dựng, cải tạo cảnh quan
và môi trường đô thị phong phú, hấp dẫn.
3.2.3. Chọn đất đai xây dựng
Chọn đất xây dựng đô thị cần bảo đảm các yêu cầu sau:
1/ Địa hình thuận lợi cho xây dựng, có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có độ dốc địa
hình thích hợp (khoảng 5% - 10%), ở miền núi là < 30%.
2/ Địa chất thủy văn tốt, có khả năng cung cấp đầy đủ nguồn nước ngầm cho sản
xuất và sinh hoạt.
3/ Địa chất công trình bảo đảm để xây dựng các công trình cao tầng, ít phí tổn gia
cố nền móng, đất không có hiện tượng trượt, hố ngầm, động đất, núi lửa.
4/ Khu đất xây dựng có điều kiện tự nhiên tốt, có khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho việc
tổ chức sản xuất và đời sống.
28

5/ Vị trí khu đất xây dựng đô thị có liên hệ thuận tiện với hệ thống giao thông,
đường ống kỹ thuật điện và hơi đốt của quốc gia.
6/ Đất xây dựng đô thị không được chiếm dụng và hạn chế chiếm dụng đất sản xuất
nông nghiệp và tránh các khu vực có các tài nguyên về khoáng sản, nguồn nước, khu khai
quật di tích cổ, các di tích lịch sử và di sản văn hóa khác.
7/ Nên chọn vị trí hiện có của điểm dân cư để cải tạo và mở rộng, hạn chế lựa chọn
đất hoàn toàn mới, thiếu các trang thiết bị kĩ thuật đô thị, phải đảm bảo điều kiện phát
triển và mở rộng của đô thị.
3.3. Các thành phần đất đai trong quy hoạch xây dựng đô thị
3.3.1. Khu đất dân dụng đô thị
- Là bao gồm đất xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ công cộng, đường phố,
quảng trường...
- Nhiệm vụ là phục vụ nhu cầu về nhà ở, nghỉ ngơi, giải trí của người dân đô thị
- Phân theo tính chất sử dụng có 4 loại chính đó là:
+ Đất xây dựng nhà ở gồm các loại đất xây dựng từng nhà ở, đường giao thông, chỗ
đỗ xe, hệ thống công trình phục vụ công cộng, cây xanh trong từng tiểu khu nhà ở..
+ Đất xây dựng thành phố và các công trình phục vụ công cộng bao gồm đất xây
dựng các công trình phục vụ về thương nghiệp, văn hóa, y tế, giáo dục ngoài phạm vi khu
nhà ở, các công trình đó, do tính chất và yêu cầu phục vụ riêng mà có thể có vị trí quy
hoạch khác nhau hoặc tập trung tại trung tâm thành phố hay trung tâm nhà ở, hoặc ở bên
ngoài thành phố.
+ Đất đường và quảng trường (hay còn gọi là đất giao thông đối nội)
Bao gồm đất xây dựng mạng lưới đường phố, phục vụ yêu cầu đi lại bên trong
thành phố kể cả các quảng trường lớn của thành phố.
+ Đất cây xanh đô thị
Bao gồm đất xây dựng các công viên, vườn hoa của thành phố và cây xanh trong
khu nhà ở.
Mặt nước cũng tính vào đất công trình thành phố (nếu diện tích mặt nước lớn thì
được tính 30% cho đất cây xanh).
3.3.2. Khu đất công nghiệp và kho tàng
- Bao gồm đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, được
bố trí tập trung thành từng khu vực, đất giao thông nội bộ, đất bến bãi, công trình quản lí
phục vụ cho xí nghiệp công nghiệp cũng tính vào đất công nghiệp.
- Yêu cầu bố trí xí nghiệp công nghiệp cần chú ý đến bảo vệ môi trường sống, tránh
những ảnh hưởng độc hại của sản xuất công nghiệp đến khu lân cận trong thành phố.
Theo tính chất độc hại có thể bố trí các cơ sở sản xuất ra ngoài thành phố và có giải
cách li với các khu vực khác.
Đối với các cơ sở sản xuất không độc hại hoặc ít độc hại có thể bố trí trong thành
phố .
- Đất kho tàng là đất kho tàng trực thuộc thành phố hoặc không trực thuộc của
thành phố và đất xây dựng các trang thiết bị kĩ thuật hành chính phục vụ, đất cách li, bảo
vệ của các kho tàng.
29

3.3.3. Đất giao thông đối ngoại


- Đất giao thông đường sắt (chỉ trừ đường sắt trong các khu công nghiệp)
Bao gồm các tuyến đường sắt, nhà ga, kho tàng, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ cho
hoạt động giao thông của đời sống.
- Đất giao thông đường bộ
Bao gồm đất xây dựng tuyến đường, bến xe, các trạm tiếp xăng dầu, bãi đổ xe, gara
ô tô của thành phố và cơ sở phục vụ cho giao thông đường bộ
- Đất giao thông đường thủy
Bao gồm đất xây dựng các bến cảng hành khách và hàng hóa và cả các kho tàng,
bến bãi, công tình phục vụ và trang thiết bị kĩ thuật phục vụ cho hoạt động vận chuyển
của thành phố với bên ngoài.
- Đất giao thông hàng không
Bao gồm các sân bay dân dụng của thành phố, nhà ga hàng không và hệ thống công
trình thiết bị kĩ thuật khác của các sân bay.
3.3.4. Khu đất đặc biệt
Bao gồm đất phục vụ cho yêu cầu riêng như doanh trại quân đội, các cơ sở hành
chính không thuộc thành phố, các cơ quan ngoại giao, nghĩa trang và các công trình kĩ
thuật xử lí nước và rác...
Tóm lại 4 loại đất này dùng cho các đô thị có qui mô trung bình trở lên, ở các đô
thị lớn ngoài đất nội thành, còn có đất ngoại thành nối các loại đất sản xuất nông nghiệp,
đất ... xung quanh thành phố và đất phục vụ tổ chức các khu công nghiệp, tổ chức các cơ
sở nghỉ ngơi, giải trí, hệ thống trang thiết bị của thành phố.
3.4. Định hướng phát triển đô thị
3.4.1. Những nguyên tắc cơ bản của sơ đồ định hướng phát triển đô thị
1/ Tuân thủ hướng chỉ đạo của quy hoạch vùng
- Quy hoạch vùng là quy hoạch các điểm dân cư đô thị và nông thôn, các mục tiêu
phát triển của quốc gia miền hay bang được cụ thể hóa phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của
vùng.
- Quy hoạch vùng là dự kiến cơ sở cho quy hoạch điểm dân cư đô thị hoặc nông thôn.
- Tuân thủ theo quy hoạch vùng là vì mỗi một đô thị phát triển phải có sự gắn bó và
quan hệ mật thiết với nhau.
2/ Triệt để khai thác các điều kiện tự nhiên
- Việc khai thác điều kiện địa hình, khí hậu, môi trường là nhiệm vụ hàng đầu đối
với đô thị
- Dựa vào những đặc trung riêng của cảnh quan thiên nhiên để hình thành cấu trúc
không gian đô thị, các giải pháp quy hoạch và đặc biệt trong cơ cấu chức năng cần phải
tận dụng triệt để các điều kiện tự nhiên nhằm cải thiện nâng cao hiệu quả của cảnh quan
môi trường đô thị và hình thành cho đô thị một đặc thù riêng.
3/ Phù hợp với tập quán sinh hoạt truyền thống của địa phương và dân tộc
- Tập quán, cách sống, quan niệm sống của mỗi một địa phương đều khác nhau
trong quan hệ giao tiếp và trong sinh hoạt. Đó là vốn quí của mỗi địa phương và mỗi dân
tộc.
30

- Hình ảnh của một đô thị tương lai là phải thuận tiện hợp lí dễ dàng trong cuộc
sống hàng ngày ở đô thị và không nên giống nhau về ý niệm về niềm vui hạnh phúc.
- Một đô thị được nhiều người ngưỡng mộ, chính là đô thị giữ được nhiều sắc thái
của dân tộc mình.
- Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị đặc biệt lưu ý đến cơ cấu tổ chức sinh hoạt
của các khu ở, khu trung tâm thành phố và các khu di tích và danh lam thắng cảnh, khu
tín ngưỡng.
4/ Kế thừa và phát huy thế mạnh của hiện trạng
- Cần tận dụng hiện trạng các khu ở, các công trình công cộng, hệ thống trang thiết
bị kĩ thuật đô thị, danh lam thắng cảnh, các di sản văn hóa và lịch sử có giá trị, các khu
phố cổ truyền thống.
5/ Phát huy khoa học kĩ thuật tiên tiến
- Đảm bảo phát huy tốt các mặt về kĩ thuật đô thị, trang thiết bị đô thị và đặc biệt là
giao thông đô thị
- Do khoa học kĩ thuật phát triển nhanh nên quy hoạch xây dựng đô thị phải có
những dự phòng thích đáng về kĩ thuật và đất đai, nhằm đáp ứng kịp thời những biến đổi
trong quá trình phát triển đô thị.
6/ Tính thực tiễn của đồ án quy hoạch xây dựng đô thị
Đồ án phải xác định được các vấn đề định hướng về phát triển tương lai cho đô thị.
Muốn thực hiện được ý đồ phát triển thì đồ án phải có tính cơ động (là dự báo về dân số
về phát triển kinh tế - xã hội) và phải đề xuất được những chủ trương và chính sách mới
để cho đô thị phát triển cơ bản, bền vững và lâu dài.
3.4.2. Cơ cấu chức năng đất đai phát tiển đô thị
1/ Chọn đất đai định hướng phát triển
- Đất dành cho xây dựng đô thị có 6 loại chính là
+/ Đất dân dụng
+/ Đất công nghiệp và các khu vực sản xuất
+/ Đất kho tàng bến bãi
+/ Đất giao thông đối ngoại
+/ Đất cây xanh và thể dục thể thao
+/ Đất đặc biệt
- Cần lưu ý đến mối quan hệ giữa 4 loại đất chính sau
+/ Khu đất dân dụng
+/ Khu đất sản xuất công nghiệp
+/ Khu đất cây xanh nghỉ ngơi, giải trí
+/ Khu đất giao thông đối ngoại
- Yêu cầu của mối quan hệ của 4 loại đất
Cần tạo thành một cơ cấu thống nhất, hài hoà và hỗ trợ cho nhau
2/ Chọn mô hình phát triển đô thị
- Dạng tuyến và dải
31

Dựa trên cơ sở lí luận chuỗi, dãi của Soria Y Mata, Le-corbusier và Milutin có
nghĩa là đô thị phát triển dọc theo các trụ giao thông theo nhiều hình thái khác nhau.
- Dạng hướng tâm vành đai
Phát triển theo dạng hướng tâm và mở rộng nhiều hướng có các vành đai chạy theo
các trung tâm và nối liền các tuyến giao thông lại với nhau.

Hình 22: Cơ cấu hướng tâm TP Maskva

Hình 23: Sơ đồ dạng tập trung và mở rộng nhiều nhánh

Hình 24: Dạng điểm Hình 25: Dạng tập trung Hình 26: Dạng theo tuyến

Hình 27: Dạng chuỗi điểm Hình 28: Dạng tuyến đơn giản Hình 29: Dạng giao tuyến hở
32

Hình 30: Dạng chuỗi điểm hướng tâm Hình 31: Dạng vệ tinh Hình 32: Dạng phân tán

Hình 33: M ặt bằng cơ cấu thành phố Canberra (Úc)


3.5. Quy hoạch sử dụng đất đai đô thị
3.5.1. Quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp
1/ Các loại hình khu công nghiệp
Tổ hợp công nghiệp hoàn chỉnh dưới hình thức liên hợp hoá dây chuyền công nghệ
- Khu công nghiệp hỗn hợp đa ngành là khu công nghiệp tập trung hình thành
trên cơ sở 1 –2 xí nghiệp chế tạo máy lớn và các nhà máy chuyên môn hoá có
kèm theo các công trình phụ trợ khác bên cạnh.
- Khu công nghiệp tổng hợp chuyên ngành bao gồm các xí nghiệp công nghiệp
nhẹ và thực phẩm cùng các công trình phụ trợ.
- Khu công nghiệp tập trung hàng xuất khẩu (gọi tắt là khu chế xuất)
- Khu công nghiệp kĩ thuật cao là khu công nghiệp tạo ra sản phẩm kĩ thuật cao
tiêu thụ trên toàn thế giới (sản phẩm tiêu chuẩn quốc tế)
- Khu công nghệ cao
+ Đào tạo, triển dụng, khai thác năng lực
+ Chuyển giao công nghệ, đào tạo nâng cao
+ Ươm tạo các ngành công nghệ mới, triển khai mở rộng
33

- Nghiên cứu triển khai, ứng dụng với thời gian ngắn
- Trung tâm công nghệ
+ Hình thành các xí nghiệp nhỏ, mới hoàn thành, nhằm giúp cho các xí nghiệp này
hình thành và phát triển.
+ Tiếp nhận công nghệ mới
- Công viên khoa học riêng biệt
+ Nghiên cứu theo từng chuyên ngành một hoặc nghiên cứu sản phẩm cho một thị
trường nào đó.
+ Liên hợp các xí nghiệp hàng đầu.
- Ngoài ra còn có các công nghệ chế biến địa phương, các xí nghiệp thủ công đặc
sản, các cơ sở sản xuất dịch vụ, giao thông vận tải, cơ khí sửa chữa… các cơ sở
sản xuất này có thể xây dựng tập trung vào một khu vực, nhưng cũng có thể
phân tán với điều kiện không làm ảnh hưởng đến môi trường sống và sự phát
triển của thành phố.
2/ Nguyên tắc bố trí khu công nghiệp trong đô thị
a/ Các yêu cầu khi bố trí
- Các xí nghiệp công nghệ cần xây dựng tập trung thành từng mục khu công nghệ
và bố trí ở ngoài khu dân dụng thành phố
- Khu công nghiệp phải đặt ở cuối hướng gió và cuối nguồn nước (nếu đặt ở gần
sông)
- Vị trí của khu công nghiệp phải bảo đảm yêu cầu về giao thông, yêu cầu về
cung cấp nước, điện và các dịch vụ khác.
- Diện tích đất của khu công nghiệp
- Đất xây dựng khu công nghiệp phụ thuộc vào tính chất và qui mô của các xí
nghiệp công nghiệp được tính toán theo nhiệm vụ thừa kế của các xí nghiệp
công nghiệp
- Có thể căn cứ vào loại hình công nghiệp và loại đô thị để tính theo tiêu chuẩn
sau
+ Đối với đô thị loại I: 35 – 40m2/ người
+ Đối với đô thị loại II: 30 – 350m2/ người
+ Đối với đô thị loại III: 25 – 30m2/ người
+ Đối với đô thị loại IV: 20 – 25m2/ người
- Đối với các cụm xí nghiệp nhỏ: lấy trung bình là 10 – 25 ha; các khu công
nghiệp tập trung ở mức là 100ha phù hợp với điều kiện Việt Nam.
b/ Các thành phần chức năng đất trong khu công nghiệp
- Các khu đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp và các công trình phụ trợ của
xã hội.
- Khu vực trung tâm công cộng, hành chính, nghiên cứu khoa học dịch vụ kĩ
thuật, vườn hoa cây xanh bến bãi.
- Hệ thống đường giao thông (đường ô tô, quảng trường giao thông, bến bãi xe
công cộng và xe tư nhân…v...v các công trình giao thông vận chuyển hàng hoá,
34

nguyên vật liệu, đưa đón công nhân, có thể có đường sắt chuyên dùng hoặc các
bến cảng.
- Các công trình kĩ thuật hạ tầng cơ sở: cấp thoát nước, điện, hơi đốt, thông tin,
phục vụ cho các cụm công nghiệp.
- Khu vực thu gom rác, xử lí chất thải, cây xanh cách li và đất dự trữ phát triển.
c/ Dải cách li tối thiểu đối với các xí nghiệp công nghiệp, khu cụm công nghiệp có
thải chất độc đối với khu ở và các khu vực xung quanh.
- Chiều rộng dải cách li phụ thuộc vào phân cấp độc hại của các xí nghiệp công
nghiệp như sau
+ Loại công nghiệp độc hại cấp I: chiều rộng dải cách li tối thiểu là 1000m
+ Loại công nghiệp độc hại cấp II: chiều rộng dải cách li tối thiểu là 300m
+ Loại công nghiệp độc hại cấp III: chiều rộng dải cách li tối thiểu là 100m
+ Loại công nghiệp độc hại cấp IV: chiều rộng dải cách li tối thiểu là 50m
- Bố trí các khu công nghiệp phải bảo đảm điều kiện liên hệ thuận tiện với nơi ở
để người đi làm đến khu công nghiệp không vượt quá 40 km bằng các loại
phương tiện giao thông của thành phố.
3/ Một số hình thức bố trí khu công nghiệp
- Bố trí khu công nghiệp về một phía với khu dân dụng. Hình thức này khu công
nghiệp và khu dân dụng phát triển song song theo kiểu dải nhưng theo hướng
ngược chiều nhau. Phát triển cách này không hợp lý vì ngày càng xa nhau giữa
hai khu

Hình 34: Sơ đồ song song theo dải Hình 35: Sơ đồ song song ngược chiều
35

Hình 36: Sơ đồ theo từng đơn vị công nghiệp


- Bố trí tập trung xen kẽ và phát triển phân tán theo nhiều hướng, dạng này phù hợp
cho việc phân khu và khoảng cách giữa khu ở và khu công nghiệp được bảo đảm theo qui
định

Hình 37: Sơ đồ bố trí khu công nghiệp xen kẽ trong khu dân dụng
3.5.2. Quy hoạch sử dụng đất khu kho tàng
a/ Nhiệm vụ của đất đai kho tàng
Đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà phân phối và dự trữ các tài sản phục vụ
cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân đô thị và các vùng xung quanh.
b/ Các loại kho tàng và nguyên tắc bố trí
- Kho dự trữ quốc gia ngoài đô thị
Do nhà nước quản lí, dự trữ những tài sản đặt biệt như lương thực, vũ khí, chất đốt,
để phân phối trị trường và để phòng những sự cố, tai nạn….
Các kho tàng này được bố trí ở những nơi an toàn, thuận lợi giao thông và có điều
kiện bảo vệ tốt.
- Kho trung chuyển
Phục vụ cho việc chuyển giao hàng hoá trước phân phối để vận chuyển đi nơi khác
và chuyển giao giữa phương tiện này với phương tiện khác.
36

Loại kho tàng này thường bố trí ở các khu đầu mối giao thông như ở ga tàu, bến
cảng. Gồm có các thành phố như nhà kho, bãi hàng hoá, nhà hành chính điều hành đường
ô tô và bến bãi đỗ xe; có thể có đường sắt chuyên dụng, các loại thiết bị bóc xếp và các
trang thiết bị cần thiết khác.
Các kho tàng này bố trí ở những vị trí thuận lợi về mặt giao thông nhằm giải toả
nhanh hàng hoá, tránh ứ động hàng hoá quá lâu (đặc biệt ở các khu vực ga và cảng).
- Kho công nghiệp
Phục vụ cho các hoạt động của các nhà máy và của toàn khu công nghiệp, loại kho
này đáp ứng theo yêu cầu của từng loại xí nghiệp công nghiệp và thường được bố trí cạnh
khu công nghiệp hoặc ngay trong khu công nghiệp hoặc bên cạnh các xí nghiệp công
nghiệp.
- Kho vật liệu xây dựng, vật tư và nguyên vật liệu phụ
Phục vụ cho nhu cầu của thành phố và khu công nghiệp, loại kho tàng này được bố
trí thành từng cụm ở phía ngoài thành phố và cạnh các đầu mối giao thông, bảo đảm liên
hệ tốt với thành phố dễ dàng.
- Các loại kho phân phối
Lương thực, thực phẩm, các hàng hoá khác. Các loại kho này thường được bố trí
trong khu dân dụng thành phố. Trên những khu đất riêng và có khoảng cách cách li cần
thiết đối với các khu ở và công cộng.
- Kho lạnh
Đòi hỏi phải có yêu cầu kĩ thuật đặc biệt, được bố trí thành những khu vực riêng
bảo đảm yêu cầu về bảo quản và bốc dỡ.
- Kho dễ cháy, dễ vở, kho nhiên liệu, kho bãi hoá chất thải rắn
Cần bố trí xa thành phố và có khoảng cách li an toàn nếu đặt gần thành phố.
b/ Qui mô kho tàng
- Qui mô kho tàng còn phụ thuộc vào tính chất và qui mô của thành phố khả năng
lưu thông hàng hoá thời gian lưu kho và đặc điểm của từng loại hàng hoá, hình
thức bố trí kho và các trang thiết bị phục vụ cho các kho.
- Diện tích chung đất đai kho tàng phục vụ cho đô thị
+ Đối với đô thị loại I, II và đặc biệt: 3 –4m2/người
+ Đối với đô thị loại III, IV, V: 2 –3m2/ người
- Khu kho tàng phải có đất dự trữ và có khoảng cách li với các khu ở và khu công
cộng
Bảng qui định khoảng cách li cho các loại kho tàng
Xếp khoảng cách
Các loại kho
loại li (m)
1 Kho xi măng, phế liệu, da chưa luộc, nguyên vật liệu nhiều bụi 300m
2 Kho vật liệu xây dựng, chất đốt, kho lạnh có dung tích 100m
> 5000m3
3 Kho chứa hoa quả, thực phẩm phân phối, thức ăn gia súc, các 50m
thiết bị vật liệu, công nghệ phẩm
37

3.5.3. Quy hoạch sử dụng đất khu dân dụng đô thị


1/ Các bộ phận chức năng trong khu dân dụng đô thị
a/ Đất ở đô thị
Đất ở đô thị là phạm vi đất đai xây dựng các công trình nhà ở, các công trình dịch vụ
công cộng thiết yếu hằng ngày; các cửa hàng dịch vụ của tư nhân hay nhà nước gắn liền
với công trình nhà ở, có qui mô nhỏ dọc theo các đường phố chính trong khu, các khu cây
xanh vườn hoa sân chơi nhỏ cho trẻ em trên các khu đất trống các công trình nhà ở.
- Đất ở đô thị được giới hạn bởi hệ thống đường nội bộ trong thành phố và phân
thành các lô đất có qui mô vừa đủ (các tiểu khu nhà ở và các nhóm nhà ở) với
đủ điều kiện về sinh hoạt, vui chơi giải trí,…
b/ Đất xây dựng các công trình công cộng
- Là những lô đất dành riêng cho các công trình dịch vụ công cộng cấp thành phố,
cấp quận và khu nhà ở về các mặt văn hoá, chính trị, hành chính, xã hội… các công trình
dịch vụ trực tiếp phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày ở đô thị, xây dựng tập trung hoặc phân
tán trong khu dân dụng.
- Để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của nhân dân, hệ thống các trung tâm công
cộng được xây dựng theo cấp phục vụ từ thành phố đến các đơn vị ở (kể cả
trong khu vực sản xuất công nghiệp) bao gồm các công trình sau:
- Các công trình dịch vụ công cộng được xây dựng ở các khu trung tâm, thành phố,
quận, khu nhà ở lớn, các khu vực nghỉ ngơi, các trung tâm chuyên ngành khác (y tế, giáo
dục, khoa học)
c/ Mạng lưới đường và quảng trường
- Làm nhiệm vụ nối liền các bộ phận chức năng trong khu dân dụng và cũng là ranh
giới cụ thể phân chia các khu đất trong khu dân dụng thành các đơn vị ở, các khu ở và
khu công cộng.
- Không gian đường bao gồm đường dành cho xe chạy, lối đi bộ, chỗ đậu xe và
trang thiết bị dọc đường như vỉa hè, cây xanh, quảng trường.
d/ Đất cây xanh
Cây xanh khu dân dụng là gồm hệ thống cây xanh, vườn hoa, công viên trong các
khu nhà ở, các đơn vị ở, cây xanh, quảng trường, cây xanh trong trường học, câu lạc bộ
trong các đô thị ở.
Cây xanh trong khu dân dụng không tính đến các khu vực nghỉ ngơi, cây xanh
trong các vòm đặc biệt phục vụ cho chức năng riêng như vườn thú, vườn bách hoá, các
dãy cây phòng hộ, các công viên rừng… ở phía ngoài thành phố.
2/ Cơ cấu tổ chức khu dân dụng thành phố
a/ Các đơn vị ở của khu dân dụng
38

1. Đơn vị đô thị 2. Đơn vị hạt nhân tương ứng

Thành phố TT thành phố


Khu thành phố Khu thành phố TT Quận
Khu nhà ở Khu nhà ở Khu nhà ở TT khu nhà ở
Đ/v ị ở cơ Đ/v ị ở cơ Đ/v ị ở cơ TT Đ/v ị ở cơ
sở phường sở phường sở phường sở phường

Đ/v ị ở Đ/v ị ở Đ/v ị ở Không gian


láng giềng láng giềng láng giềng công cộng
nhóm ở

đồ cấu trúc cơ bản của một đô thị (áp dụng đối với các thành phố cực lớn)

Chú ý Đối với thành phố cực lớn thì không có cấp khu thành phố
Đối với thành phố nhỏ thì chỉ có cấp đơn vị ở cơ sở hoặc nhỏ hơn nữa là đơn vị ở
làng giềng.
- Đối với đô thị cực lớn
Gồm có cấp đơn vị ở láng giềng, đơn vị ở cơ sở cấp phường tương đương với đơn
vị ở láng giềng của Perry (tiểu khu nhà ở) cấp khu nhà ở và cấp khu ở thành phố.
- Đối với đô thị lớn
Gồm có 3 cấp đó là đơn vị ở làng giềng, đơn vị ở cơ sở cấp phường và khu nhà ở.
- Đối với đô thị trung bình
Gồm có cấp đơn vị ở làng giềng, đơn vị ở cơ sở cấp phường và có thể có cấp khu
nhà ở.
- Đối với đô thị nhỏ
Chỉ có cấp đơn vị ở làng giềng hoặc đơn vị ở cơ sở cấp phường tuỳ theo điều kiện
thực tế mà bố trí.
b/ Các loại cấu trúc đơn vị ở tổ chức quy hoạch cơ bản trong khu dân dụng
Bảng cấu trúc hệ thống phục vụ kiểu tầng bậc của các cấp ở trong khu dân dụng
TT Đơn vị ở Trung tâm Bán kính Công trình phục vụ
phục vụ phục vụ hạt nhân
1 Nhóm nhà ở Cấp I 100 – 200m Nhà trẻ, cửa hàng buôn bán
(Đơn vị ở láng giềng) nhỏ

2 Tiểu khu nhà ở Cấp II 250 – 500 m Trường học phổ thông cơ sở,
(Đơn vị ở các cửa hàng buôn bán
39

cơ sở phường)
3 Khu nhà ở Cấp III 600 – 1000 m Trường Trung học phổ thông,
chợ bảo tàng văn hoá

Hình 38 : Sơ đồ phân cấp trong khu ở


1. Đơn vị ở láng giềng 2. Đơn vị ở cơ sở phường
- Đơn vị ở làng giềng (nhóm nhà ở)
+ Ở Việt Nam thường dựa trên cơ sở tổ chức không gian của một lô phố hay một
ngõ phố để xây dựng đơn vị ở làng giềng, đơn vị ở làng giềng không có giới hạn chặc chẽ
với qui mô dân số.
+ Đất đai của đơn vị ở làng giềng chủ yếu là đất xây dựng các thể loại nhà ở (chủ
yếu là dành cho không gian ở cá thể) còn lại là tổ chức nhà trẻ kiểu tập thể và gia đình;
các ki ốt dịch vụ; vườn cây, sân chơi nhỏ.
+ Qui mô của đơn vị ở làng giềng là khoảng từ 4–5 ha được giới hạn bởi các đường
nội bộ trong khu ở khoảng cách giữa các đường là 150 – 200 m. Có khoảng 300–400 hộ
gia đình, khoảng 400–1000 dân.
- Đơn vị ở cơ sở - phường (tiểu khu nhà ở - đơn vị ở láng giềng của Perry)
+ Đơn vị cơ sở - phường là đơn vị cơ sở trong cấu trúc quy hoạch khu dân dụng
gồm có 2 không gian chính
* Không gian cá thể của mọi gia đình hoặc tập thể
* Không gian xã hội được xác định là nơi giao tiếp của người ở trong các sinh hoạt
xã hội, lấy trụ sở ủy Ban nhân dân phường và trường học phổ thông là hạt nhân cho mọi
sinh hoạt.
Có các vườn cây xanh, sân tập thể dục thể thao và các trò vui chơi giải trí và các
dịch vụ văn hoá xã hội, các dịch vụ về kinh tế và sinh hoạt được tổ chức theo dạng chợ và
các dịch vụ tư nhân trong các lô phố.
+ Qui mô là 16 – 25 ha, được giới hạn bởi hệ thống nội bộ của khu ở với khoảng
cách từ 400-500m có khoảng 4000 – 10.000 người.
+ Cơ cấu quy hoạch xây dựng đơn vị cơ sở- phường có 4 loại chính
- Đất ở- Khu vực phục vụ thương nghiệp
- Đất xây dựng các công trình công cộng như khu vực phục vụ giáo dục, văn hoá
xã hội, giải trí,
- Đất cây xanh và trung tâm thể dục
40

- Đất đường
Trong đơn vị ở cơ sở - phường có các nhóm nhà ở (gọi là đơn vị láng giềng) các
nhóm nhà ở bố trí tập trung xung quanh khu vực trung tâm công cộng của đơn vị ở cơ sở.
Ranh giới giữa các nhóm nhà ở có thể là đường đi hoặc dãi cây xanh.
- Khu nhà ở là đơn vị quy hoạch cơ bản đối với thành phố lớn và cực lớn.
+ Trong khu nhà ở có các công trình công cộng cấp khu phố như Trường trung học
phổ thông, công trình văn hoá xã hội, khu thương mại, y tế và hành chính khu ở…, và các
vườn cây xanh, sân tập thể thao thể dục.
+ Trong khu ở các công trình dịch vụ công cộng của khu ở, còn có thể có các cơ
quan, các cơ sở sản xuất nhỏ không độc hại, các xí nghiệp tiểu thủ công nghiệp. Vậy khi
tổ chức cơ cấu mỗi khu ở cần phải có thiết kế chi tiết riêng biệt để tạo cho mỗi đơn vị ở
có đặc trưng và phát triển hài hoà với các khu vực xung quanh và trong nội bộ khu ở.
Khi tổ chức không gian kiến trúc khu ở cần chú ý đến không gian kiến trúc dọc
theo các đường phố chính - cần tập trung xây dựng nhiều công trình công cộng giáp ranh
giữa khu nhà ở kế cận nhau có chung các trục phố chính.
+ Qui mô của khu ở là khoảng 80 – 100 ha, được giới hạn bởi các đường phố chính
của đô thị có khoảng cách từ 600 – 1200 m, có qui dân số khoảng 20.000 – 40.000 người.
41

3/ Một số chỉ tiêu cơ bản về đất đai khu dân dụng


Bảng chỉ tiêu đất chung cho khu dân dụng
Đất khu dân dụng (m2/ người)
Loại đô thị Đất ở Đất giao Đất CT công Đất cây xanh Toàn khu dân
thông cộng cư
I, II, 25 – 30 19 – 21 4–5 6–7 54 – 61
III, IV, 35 – 45 16 – 20 3–4 7–9 61 – 78
V 45 – 55 10 – 12 3 – 3,5 12 – 14 > 80

Bảng chỉ tiêu các loại đất trong đất ở khu dân dụng
Đất ở (m2/người)
Loại đô thị Đất CT nhà ở Đất sân, đường Đất CT công cộng Đất cây xanh Cộng
I, II 19- 23 2- 3,5 1,5 – 2 3–5 25 – 30
III, IV 28 – 35 2,5 – 3 1,5 – 2 3–4 35 – 45
V 37 - 47 3 1,5 3–4 45 - 55

Bảng chi tiêu đất giao thông trong khu dân dụng
Loại đô thị Đất giao thông m2/người
Diện tích đường (động) Diện tích bãi đỗ xe (tĩnh)
I, II 15,5 – 17,5 0
III, IV 13,5 – 16,5 3,5
V 8 – 10 3 – 3,4

Bảng chỉ tiêu đất trong đơn vị ở


Đơn vị ở làng giềng Đơn vị ở cơ sở - Phường
Loại nhà ở Mật độ Chiếm m2/người Mật độ đất dành cho m2/người
đất (m2/ha) loại nhà (m2/ha)
Nhà một tầng
- 150 m2 đất cho hộ 3300 m2/ha 45m2 2500 m2 60 m2
3 - 5 người
- 200 m2 đất cho hộ 4300 m2/ha 35m2 3000 m2 50m2
6 – 8 người
Nhà hai tầng
- 120 m2 đất cho hộ 4300 m2 35m2 3000 m2 50 m2
3 - 5 người
- 150 m2 đất cho hộ 6000 m2 25 m2 3800 m2 40m2
6 – 8 người
42

Đơn vị ở láng giềng diện tích dành cho xây dựng nhà ở từ 1 – 2 tầng nhiều hơn ở đơn vị ở
cơ sở - Phường.
4/ Một số dạng bố trí trong đơn vị ở
- Bố cục song song thường đơn điệu, cần tạo nên những không gian khác nhau bằng
cách rút ngắn chiều dài của một số công trình hoặc sắp xếp so le nhau để có thêm những
không gian và những điểm nhìn phong phú.
- Bố cục cụm là tạo nên những không gian nhỏ, các công trình nhiều tầng hoặc ít
tầng có xu hướng tập trung xung quanh một yếu tố không gian nào đó (có thể là chỗ quay
xe, hoặc một công trình kiến trúc)
- Hình thức theo mảng hay thấm là tổ hợp các công trình kiến trúc ít tầng được sắp
xếp liền lại với nhau, tạo nên những mảng lớn công trình trong như những tấm thảm
- Hình thức bố cục theo dải hoặc chuỗi là hình thức bố trí công trình kế tiếp nhau
theo chiều dài dọc theo một trục giao thông hay theo sườn đồi. Tầng trong các khu nhà ở
thường dựa vào hệ thống đường giao thông để bố cục.
Tóm lại nhìn chung trong các khu nhà ở, người ta thường sử dụng tính linh hoạt
hỗn hợp nhiều kiểu bố cục khác nhau để có những không gian ở sinh động và thích hợp,
sử dụng nhiều thể loại nhà ở, không nên dùng một loại điển hình, sẽ làm cho khu nhà ở
đơn điệu không phong phú về không gian.

Hình 39: Sơ đồ một số dạng bố trí nhà ở


43

a. Dạng theo cụm vuông góc b. Dạng cụm song song và nối tiếp
c. Dạng song song d. Dạng hỗn hợp

Hình 40: Mặt bằng bố trí nhà ở theo hình thức song song
- Bố trí nhà ở trong đơn vị ở cơ sở
+/ Cần phân loại các kiểu nhà ở, đặc biệt là loại nhà ở tư nhân và các dãy nhà ở
chung cư; cần có bố cục hợp lí, hạn chế chiều cao khối tích công trình, màu sắc và chỉ
giới xây dựng trong từng lô đất.
+/ Một số loại nhà ở sau
* Nhà ở ít tầng có số tầng từ 1 – 2 tầng, có 2 loại
Loại có vườn và không có vườn riêng; có các hình thức nhà ở độc lập, nhà ghép hộ
(nhà ghép hộ theo dãy hoặc từng cụm)
* Nhà ở nhiều tầng theo căn hộ là loại nhà ở gia đình theo kiểu đơn nguyên các đơn
nguyên thiết kế theo kiểu dãy hành lang giữa hoặc hành lang bên hoặc các hộ vào trực
tiếp từ chiếu nghĩ cầu thang và các đơn nguyên được ghép lại với nhau.
Nhà ở kiểu tháp là loại nhà bố trí độc lập, không lắp ghép theo dạng đơn nguyên, có
số tầng cao trên 5 tầng và có sử dụng thang máy. Giao thông nội bộ chủ yếu là giao thông
đứng, loại này có tầng cao lớn hơn có hình khối kiến trúc đẹp tạo bộ mặt cho đô thị.
Nhà ở kiểu khách sạn thường dùng kiểu hành lang bên hoặc hành lang giữa, khu
vực vệ sinh phòng tắm, bếp tập trung hoặc theo từng cặp phòng ở.
Nhà liên hợp là loại nhà thiết kế đáp ứng cho số lượng người ở nhiều. Trong công
trình có bố trí khu vực công cộng, có thể một công trình chứa tới hàng nghìn nguời tương
đương với một nhóm nhà ở hoặc hơn.
Tóm lại Trong quy hoạch các khu nhà ở ngoài việc chọn loại nhà cho thích hợp với
người ở, việc bố trí sắp xếp các công trình trong khu đất xây dựng có ý nghĩa rất quan
trọng.
Bố trí nhà ở hợp lí là giải quyết các vấn đề về mối quan hệ giữa nhà ở với điều kiện
tự nhiên, điều kiện kĩ thuật, nghệ thuật kiến trúc và tổ chức cơ sở trong môi trường ở.
Bố trí nhà ở cần chú ý các điểm sau
44

Việc bố trí các công trình nhà ở cao tầng theo dạng đơn nguyên đặc biệt chú ý đến
điều kiện địa hình, không đặt công trình cắt ngang qua nhiều đường đồng mức hoặc thẳng
gốc với đường đồng mức.
Cần chú ý đến ảnh hưởng của nắng và gió, các công trình trên đặt theo hướng Nam
và Đông Nam, (có thể hơi chếch Tây Nam) không được đặt nhà theo hướng Đông Tây
hoặc Tây Nam.
Khoảng cách giữa các công trình nhà ở là tuỳ theo cách bố cục công trình, nhưng
phải đảm bảo yêu cầu về vệ sinh, yêu cầu thi công, chống ồn, chống cháy, thông thường
lấy khoảng từ 1,5 – 2 lần chiều cao công trình.

Hình 41: Sơ đồ phân tích mối liên hệ Hình 42: Mặt bằng bố trí nhóm nhà ở
45

Hình 43 : Bố trí nhà ở ít tầng


a. Nhà ở độc lập b. Nhà ở ghép đôi c. Nhà ở theo dãy
- Bố trí công trình dịch vụ trong đơn vị nhà ở
* Các công trình dịch vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người ở
+ Công trình nuôi dưỡng, chăm sóc quản lí và giáo dục trẻ em.
+ Cung cấp các nhu yếu phẩm thông thường hàng ngày.
+ Ăn uống giải khát và lương thực - thực phẩm.
+ Sửa chữa đồ dùng gia đình, dịch vụ vệ sinh thẩm mĩ, dịch vụ kĩ thuật đơn giản.
+ Y tế và bảo vệ sức khoẻ, bảo hiểm xã hội.
+ Văn hoá, vui chơi giải trí cho trẻ em, người già…. Trung tâm thể dục.
+ Thông tin liên lạc, giao thông đi lại
+ Quản lí xã hội, quản lí đô thị.
+ Chợ…v...v...
* Một số dạng công trình và cách bố trí
Công trình nhà trẻ và trường học nên bố trí ở khu đất riêng biệt gần khu cây xanh
trong đơn vị ở. Riêng chỗ giữ trẻ nên phát triển theo dạng nhóm trẻ gia đình.
Công trình dịch vụ xã hội, văn hoá như câu lạc bộ, y tế bảo hiểm xã hội cũng như
quản lí xã hội có thể tập trung vào một khu vực, bên cạnh đó có cả công trình dịch vụ giải
khát ăn uống, nơi giao tiếp xã hội của người ở trong đơn vị ở.
Chợ ở mỗi phường nên có một chợ nhỏ, bên cạnh đó có các dãy kinh doanh khác
dọc đường phố nội bộ trong đơn vị ở.
Chợ nên bố trí ở những điểm vào chính của đơn vị ở. Không bố trí chợ ngay sát dọc
các đường phố chính của đô thị làm ảnh hưởng đến giao thông và mĩ quan thành phố.
46

Các công trình như gara, sân bãi đỗ xe, chỗ chứa rác,… đều là những yếu tố quan
trọng trong đơn vị ở. Khi thiết kế cần bố trí hợp lí, kết hợp với việc quy hoạch tổ chức
giao thông.
- Bố trí cây xanh và sân bãi trong đơn vị ở.
Khu cây xanh có tác dụng điều hoà vì khí hậu trong đơn vị ở mà còn đáp ứng nhu
cầu như chơi giải trí là nơi giao tiếp hàng ngày của người ở. Vườn đơn vị ở thường bố trí
ở khoảng trống trong các nhóm nhà, cụm nhà của đơn vị láng giềng làm nhiệm vụ nối
liền các khu vực với nhau thành một hệ thống. Vườn thường phụ thuộc vào cách bố trí
sắp xếp quy hoạch xây dựng của các công trình nhà ở trong từng nhóm nhà đặc biệt là
đường nối các nhóm công trình chung cư cao tầng.
Trong vườn thường bố trí sân tập thể dục thể thao, chỉ tiêu đất cây xanh và sân thể
dục thể thao trong đơn vị ở là 2,5 – 3 m2/ người.
- Bố trí đường trong đơn vị ở
Gồm có hai loại đường chính là đường dành cho ô tô và đường dành cho người đi
bộ gồm có một số hình thức
+ Hệ thống thòng lọng là đường ô tô đi sâu vào trong đơn vị ở và đi vòng khép kín
trong đơn vị ở và trên đường vòng có các nhánh cụt đi đến các cụm nhà và các nhóm nhà
+ Hệ thống đường vòng chạy quanh đơn vị ở
+ Hệ thống cài răng lược
Đường ô tô trong các đơn vị ở cần phải đi đến được tận các công trình nhà ở. Nếu
bố trí chổ để xe con trong các nhà thì phải bố trí nơi để xe ô tô con ở cuối đường và nằm
bên cạnh chổ quay xe.
47

Hình 44 : Sơ đồ một số dạng bố trí nhà ở kết hợp với giao thông
1, 2. Dạng khép kín giao thông đi vòng
3, 4, 5, 6 ,7 Dạng song song giao thông chia nhiều nhánh
5/ Quy hoạch khu trung tâm và hệ thống dịch vụ công cộng đô thị
- Khu trung tâm đô thị là nơi kế thừa các di tích lịch sử hoàn thành nên đô thị và
là nơi có mật độ xây dựng tập trung cao về nhà ở cao tầng công trình công
cộng như hành chính, văn hoá, thương mại, dịch vụ công cộng…
- Trung tâm dịch vụ công cộng đô thị thì mang ý nghĩa hẹp hơn khu trung tâm đô
thị là khu đất xây dựng các công trình phục vụ công cộng về các mặt kinh tế,
văn hoá, xã hội thương mại và đặc biệt là hành chính- nơi tập trung các cơ quan
đầu não của thành phố, quốc gia hay quốc tế.
a/ Các bộ phận chức năng trong khu trung tâm đô thị
- Các công trình công cộng trong khu trung tâm
+/ Hành chính – Chính trị
+/ Văn hoá nghệ thuật
+/ Y tế, bảo vệ sức khoẻ
+/ Nghỉ ngơi du lịch
48

+/ Thông tin liên lạc


+/ Giáo dục và đào tạo
+/ Thương mại
+/ Thể thao
+/ Dịch vụ
+/ Tài chính tín dụng
+/ Hành chính – chính trị các cơ quan hành chính địa phương và cấp cao hơn các cơ
quan an ninh và pháp chế, các cơ quan chính trị, Đảng phái và tổ chức quần chúng xã hội.
+/ Công trình giáo dục, đào tạo như nhà trẻ, mẫu giáo, các trường phổ thông, các
trường dành cho người tàn tật, các trung tâm, trường dạy nghề, các trường…., cao đẳng,
đại học, các thư viện khoa học kỹ thuật, các trường của các cơ sở Đảng, nhà nước và các
tổ chức kinh tế.
+/ Công trình giải trí và ăn uống gồm các cửa hàng ăn uống, bouling, bóng bàn,...
các trung tâm giải trí
+/ Công trình thương nghiệp: gồm các cửa hàng lương thực, thực phẩm, chợ trung
tâm.
+/ Công trình y tế gồm các bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện xã tuyến cơ sở, trung
tâm y tế, nhà an dưỡng, điều dưỡng, các trung tâm phục hồi chức năng,....
+/ Công trình thể thao gồm các sân bãi thể dục thể thao, nhà thi đấu, bể bơi, nhà
thuyền, các trung tâm thể thao tổng hợp, các công trình thể thao đặc biệt (trường bắn
súng, đua ngựa…).
+/ Công trình văn hoá nghệ thuật gồm câu lạc bộ, nhà văn hoá, nhà triển lãm, rạp
chiếu phim, nhà hát..
+/ Công trình nghỉ ngơi, du lịch gồm các trung tâm du lịch, khách sạn, nhà trọ các
nhà nghỉ, các công trình du lịch sinh thái,
+/ Công trình dịch vụ gồm cửa hàng cắt tóc, uốn tóc, nhà tắm hơi, cửa hàng sửa
chữa đồ dùng gia đình, cửa hàng xăng dầu…
+/ Các công trình giao thông liên lạc gồm bưu điện, các trạm truyền thông các trạm
phát thanh, vô tuyến truyền hình…
+/ Công trình tài chính, tín dụng gồm ngân hàng, kho bạc, quỹ tiết kiệm, công ty
bảo hiểm…
+/ Ngoài ra còn có một số công trình như gồm nhà ở, công trình giao thông và kĩ
thuật đô thị (trung tâm điều khiển và quan sát giao thông) các cơ sở dịch vụ khoa học.
b/ Những chỉ tiêu cơ bản trong quy hoạch và xây dựng trung tâm đô thị
+/ Thương nghiệp: 17 – 19 %
+/ Hành chính – Chính trị: 7 – 8 %
+/ Văn hoá nghệ thuật: 6 – 7 %
+/ Giải trí ăn uống: 4 – 5%
+/ Dịch vụ: 3 – 4%
+/ Nhà ở: 25 – 30 %
+/ Công trình giao thông (đường và bãi đỗ xe) 10 – 12%
49

+/ Công trình y tế, đào tạo: 6 – 7%


+/ Công trình thể thao: 6 – 7%
+/ Công trình thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng: 4 – 5%
* Diện tích đất dành cho trung tâm có tỉ lệ khoảng 2 – 5% trong tổng số đất xây
dựng của đô thị.
* Có thể tính theo chỉ tiêu sau
+/ Đối với đô thị: dưới 25.000 người lấy 5m2/người
+/ Đối với đô thị: 25.000 – 50.000 người lấy 4m2/người
+/ Đối với đô thị: 50.000 – 150.000 người lấy 3m2/người
+/ Đối với đô thị: trên 150.000 người lấy 2m2/người
c/ Phân cấp quản lí hệ thống trung tâm đô thị ở Việt Nam
Hệ thống công trình dịch vụ công cộng đô thị được thống nhất với các cấp hành
chính
- Đô thị loại I và loại II có 3 cấp trung tâm phục vụ
- Đô thị loại III và IV có 2 cấp trung tâm phục vụ ( cấp I và cấp II)
+ Cấp I: (phục vụ hàng ngày) đơn vị ở cơ sở phường và đơn vị láng giềng
Là bao gồm tất cả các công trình thoả mãn các nhu cầu hàng ngày của người dân,
chủ yếu là các công trình giáo dục – đào tạo, thương nghiệp và dịch vụ.
+ Cấp II: (phục vụ định kỳ) - cấp khu ở
Bao gồm tất cả các công trình thoả mãn nhu cầu theo định kỳ của người dân (như
hàng tháng, nhiều tuần lễ)
+ Cấp III (không thường xuyên) cấp thành phố
Bao gồm tất cả các công trình thoả mãn nhu cầu không định kỳ của người dân,
thông thường các công trình này được bố trí trong khu trung tâm thành phố

Hình 45 : Sơ đồ các cấp trung tâm


d/ Tổ chức không gian khu trung tâm
- Nguyên tắc bố trí khu trung tâm
+/ Có vị trí nằm ở trung tâm nhằm rút ngắn khoảng cách phục vụ và liên hệ thuận
tiện với các khu vực khác trong đô thị. Có nghĩa là nằm ở các tuyến giao thông chính của
50

thành phố và còn thuận tiện cho quan hệ với các khu chức năng khác. Nhưng hệ thống
nhà ga, bến xe, cảng và sân bay.
+/ Có phong cảnh đẹp nhằm khai thác yếu tố thiên nhiên trong bố cục khu trung
tâm và tạo nét đặc trưng cho đô thị.
+/ Có đất dự trữ phát triển bảo đảm an toàn kĩ thuật, an toàn giao thông (đặc biệt là
đi bộ).
+/ Đối với các trung tâm chuyên ngành có thể bố trí tập trung gắn với trung tâm
chính của đô thị, cũng có thể bố trí phân tán thành từng cụm chức năng gắn với hệ thống
trung tâm dịch vụ công cộng đô thị.
- Bố trí các khu chức năng
+/ Khu hành chính – chính trị
Chọn vị trí trung tâm có ý nghĩa về lịch sử chính trị, các cơ quan có ý nghĩa lớn về
chính trị để làm điểm nhắm trong bố cục không gian trung tâm.
+/ Khu văn hoá nghệ thuật
Nên chọn ở vị trí có giao thông thuận tiện, có khả năng khai thác giá trị địa hình,
cảnh quan tự nhiên.
Cần chú ý đến tính chất của từng công trình như thư viện cần yên tĩnh, gần cây
xanh, rạp hát cần có vị trí trung tâm.
+/ Khu thương nghiệp, dịch vụ
Chọn ở vị trí các trục giao thông chính hoặc có thể bố trí thành một khu vực riêng
kết hợp với các công trình chức năng tạo thành trục đi bộ - nhưng cũng cần có liên hệ với
đường ô tô phục vụ cho vận chuyển hàng hoá.
+/ Khu thể dục thể thao
Bố trí gần khu cây xanh, nơi có điều kiện địa hình phong cảnh đẹp, có thể bố trí
thành trung tâm riêng nằm ngoài trung tâm thành phố.
+/ Giao thông
Không cho ô tô có tải trọng lớn chạy qua khu trung tâm chú ý giao thông cơ giưói
không được cản trở đường đi bộ trong giờ cao điểm. Trong trung tâm nên tổ chức các
đường cụt. Trung tâm phải tiếp cận với tất cả các phương tiện giao thông công cộng như
xe điện, ô tô buýt, tàu điện ngầm, tàu điện trên cao.
Các bãi đổ xe nên bố trí gần nơi tập trung đông người thường xuyên như các siêu
thị, các công trình hành chính lớn, công trình văn hoá lớn, bên cạnh đó cũng có các bãi đổ
xe công cộng nằm trên các trục đường chính.
+/ Khu vực đi bộ đường đi bộ cũng phải có chiều rộng để cho xe cấp cứu, cứu hoả,
xe rác, xe công an đi vào được mà không ảnh hưởng đến người đi bộ và không gian xung
quanh.
Không nên bố trí các bãi đổ xe trên khu vực đi bộ, nhưng có kết hợp với công trình
kiến trúc nhỏ (nơi nghỉ ngơi, cây xanh…).
51

Hình 46: Sơ đồ một số dạng giao thông khu trung tâm

Hình 47: Giao thông và khu trung tâm


52

* Một số dạng bố cục khu trung tâm


+/ Bố cục tập trung là dạng bố cục mà các công trình chức năng được tổ chức tập
trung trên một khu đất, dạng này thường áp dụng cho các trung tâm ở các thành phố nhỏ
và trung bình. Số lượng công trình trung tâm không nhiều.
+/ Bố cục phân tán là dạng bố cục mà những công trình và các khu chức năng của
trung tâm được tổ chức phân tán ở nhiều vị trí trong thành phố.
Dạng này thường áp dụng cho thành phố lớn và thành phố cải tạo.
+/ Bố cục theo tuyến là dạng bố cục mà các công trình trung tâm được tổ chức
thành những dải dài theo tuyến giao thông chính (đường phố hoặc tuyến đi bộ chính).
Dạng này thường nhanh chóng tạo bộ mặt cho thành phố nên áp dụng cho cho
các thành phố mới xây dựng.

Phân khu Thương nghiệp Quảng trường Mật độ kiến trúc Giao thông và đỗ xe
Hình 48: Phân tích các nhân tố hình thái của khu trung tâm

Hình 49: Một số vị trí trung tâm của thành phố

Hình 50: Dạng trung tâm bố cục phân tán


53

Hình 51: Dạng trung tâm bố cục theo tuyến

Hình 52 : Sơ đồ bố trí khu trung tâm theo dải

Hình 53 : Sơ đồ tổ chức không gian khu trung tâm


54

Hình 54 : Mặt bằng vị trí các quảng trường Harvard - Hoa kỳ

Hình 55 : Quảng trường Havard và đại lộ Massachusetts Hình 56 : Đường phố B


55

Hình 57: Không gian đi bộ khu T.tâm Hình 58: Không gian giao thông chính khu T.tâm

Hình 59 : Mặt bằng không gian đi bộ khu trung tâm

Hình 60 : Không gian đi bộ khu trung tâm


56

Hình 61 : Mặt bằng đường đi bộ (Hà lan)


1. Đá lát bên đường không liên tục 2. Lối đi cá nhân 3. Khu nghỉ ngơi 4. Các của hàng
5. khu đi dao 6. chỗ uốn khúc lối đi 7. đỗ xe 8. ghế dài 9. cây nhỏ 10. thảm cỏ
11. cột mốc mặt đường 12. Cột mốc dừng xe 13. khu quá độ 14. bồn hoa
15. khu vui chơi 16. cây xanh 17. chỗ để xe đạp

Hình 62: Sơ đồ gợi ý HT “hạt nhân GT đô thị”-Thuỵ sĩ Hình 63: Khu TT làm việc ở Hoa kỳ

Hình 64 : Hiệu quả không gian vùng đô thị miền núi


57

Hình 65 : Hiệu quả không gian vùng đồng bằng

Hình 66: Tác dụng của kiến trúc mang tính biểu tượng trong hình ảnh đô thị
3.5.4. Quy hoạch hệ thống giao thông đô thị
1/ Chức năng của giao thông
- Chức năng chính là vận chuyển hành khách và hàng hoá, bảo đảm lưu thông và
đi lại hàng ngày của người dân.
- Mạng lưới đường giao thông: phân chia đất đô thị thành nhiều khu vực chức
năng. Đường giao thông vành đai đô thị thường là ranh giới nội thị và ngoại thị,
đường phố chính trong đô thị thường là ranh giới giữa các khu ở.
- Đường trong đô thị dùng làm trục bố cục không gian kiến trúc đô thị. Nó tạo các
hướng trục và tầm nhìn cho các quần thể kiến trúc. Những tuyến đường phố chính đóng
vai trò quyết định trong việc xây dựng vị trí các công trình trọng điểm.
- Tổ chức không gian đường phố là kết hợp với các thiết bị giao thông, ánh sáng,
cây xanh tạo nên một tổng thể mang tính nghệ thuật cao.
58

+/ Đường phố còn là nơi giao tiếp hàng ngày như trong các phương tiện giao thông
trên hè phố, trên quảng trường của người dân đô thị.
+/ Các hình thức tổ chức mạng lưới giao thông, việc lựa chọn phương tiện giao
thông cũng tạo cho đô thị có tính tạo hình không gian cho đô thị có nét độc đáo riêng.
Ngày nay thông thông và kiến trúc đô thị đã trở thành một tổng thể không gian
không tách rời nhau.
Do điều kiện bùng nổ phương tiện giao thông đã đặt ra cho các thành phố những
bài toán khó trong việc giải quyết lưu lượng giao thông và thiết kế mạng lưới giao thông
làm sao cho hợp lí và xác định đúng hướng phát triển chung cho các phương tiện và của
thành phố.
2/ Một số nguyên tắc cơ bản về quy hoạch hệ thống giao thông đô thị
- Mạng lưới đường phố và giao thông công cộng trong và ngoài đô thị phải được
thiết kế thành một hệ thống thống nhất, đảm bảo vận chuyển nhanh chóng và an
toàn.
- Quy mô, tính chất của hệ thống đường phải dựa vào yêu cầu vận tải hàng hoá,
hành khách và khả năng thông xe của mỗi tuyến đường đối với các phương tiện
giao thông.
- Phải luôn luôn có đất dự phòng phát triển và hành lang an toàn cho các tuyến
giao thông vành đai, các tuyến chuyên dùng và những trục chính có khả năng
phát triển và hiện đại hoá.
- Các đầu mối giao thông đối ngoại, các bến xe và bãi đỗ xe phải liên hệ trực tiếp
thuận lợi nối mạng lưới bên trong và bên ngoài để khi chuyển đổi phương tiện
đi lại không trở ngại cho hành khách không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của
đô thị.

Hình 67: Sơ đồ hệ thống giao thông đối ngoại


3/ Các hệ thống giao thông
a/ Giao thông đường bộ
Đối với các thành phố lớn độ chênh lệch giữa các loại đường với nhau là lớn, hình
thành nên các hệ thống đường vành đai cao tốc bao quanh thành phố, việc tạo ra các
đường vành đai là do nhu cầu lưu thông về vận chuyển, nhưng đường vành đai nhiều lớp
có thể dẫn đến tình trạng phát triển đô thị theo dạng đông đặc quá lớn nên cần phân tích
nghiên cứu để tình trạng nêu trên.
* Cần chú ý việc giao thông đối ngoại (vành đai)
59

- Giao thông đối ngoại cần liên hệ với các bãi đỗ xe (bến xe), xưởng sửa chữa, gara
và các cơ sở phục vụ giao thông đối ngoại thành phố.
- Trường hợp giao thông đối ngoại là các tuyến đường bộ cao tốc hay quốc lộ
xuyên qua thành phố phải tạo ra các đoạn đường ngầm, cầu nối hoặc tạo đường nửa chìm,
nửa nổi.

Hình68 : Sơ đồ hệ thống giao thông vành đai

Hình 69 : Mặt bằng hệ thống giao thông chính thành phố Hồ Chí Minh
b. Vị trí bến bãi ô tô đô thị ở những nơi liên hệ thuận tiện với trung tâm thành phố,
gần nhà ga đường sắt, bến bãi, gần các đầu nối với giao thông của hệ thống đường đối
nội, bến xe ô tô vận chuyển hàng hoá bố trí gần khu công nghiệp, kho tàng và chợ.
Ở các đô thị lớn cần bố trí luôn các loại bến xe liên vận bên cạnh bến xe chính để tổ
chức chuyển tiếp hành khách và hàng hoá sang phương tiện khác.
- Giao thông đối nội
60

+ Hệ thống đường phố chính đô thị bố trí theo luồng nối trung tâm của đô thị, các
trung tâm khác với các khu nhà ở và khu công nghiệp đô thị vận chuyển giữa 2 đường
phố chính là 600 – 1000m (Mật độ mạng lưới giao thông thường lấy từ 1,5 – 2 km/km2).
+ Chiều rộng các tuyến phố chính phụ thuộc vào lưu lượng giao thông và hình thức
bố cục không gian đường phố.
Thông thường các tuyến phố chính trong đô thị tổ chức theo dạng boulevar có 2
dạng đó là dạng dải cây xanh, vườn hoa đặt ở trên đường và dạng dải cây xanh bố trí kết
hợp với vỉa hè để tạo ra không gian vừa đi lại vừa nghỉ ngơi và di dạo. Tạo cho không
gian kiến trúc các công trình một hình thức không gian đô thị phong phú, thông thoáng và
mát mẻ.
+ Hệ thống đường nội bộ phụ thuộc vào điều kiện địa lí tự nhiên và cơ cấu tổ chức
sử dụng đất đai của các đơn vị chức năng trong đô thị và từng khu vực riêng biệt để bố trí
cho phù hợp với ý đồ tổ chức qui hoạch sử dụng chi tiết của các khu trong đô thị.
+ Hệ thống giao thông nội bộ phải phục vụ tốt các phương tiện giao thông và không
chồng chéo nhau. Bố trí đường phải tính đến chiều dài của các đoạn đường và thuận tiện
trong lưu thông và hao phí thời gian của việc sử dụng các phương tiện từ nơi ở đến nơi
làm việc không vượt quá 30 phút.
Bảng tiêu chuẩn chiều rộng tối thiểu khoảng đi bộ trên vỉa hè
TT Cấp đường phố Chiều rộng tối thiểu (m)
1 Đường chính của thành phố 7,5
2 Đường khu vực 6
3 Đường khu ở 4,5
4 Đường khu công nghiệp 4,5
5 Đường đi bộ nơi công cộng 4,5
4/ Các hình thức bố cục
- Hình thức ô bàn cờ
Phân chia các khu đất thành các khu đất hình vuông và chữ nhật nhưng khó thích
hợp với địa hình phức tạp.
- Hình thức bàn cờ có đường chéo
Các khu vực đường nối với nhau bằng các đường chéo, nhưng hình thức này ảnh
hưởng đến vấn đề xây dựng ở những khu vực có đường chéo cắt ngang.
- Hình thức tia và nan quạt
Có nhiều đường giao thông cùng xuất phát từ một điểm (có thể là trung tâm thành
phố) và phát triển về các hướng khác nhau. Hình thức này tạo khả năng liên hệ nhanh
giữa bên ngoài với trung tâm thành phố, nhưng mật độ đường tập trung cao ở trung tâm
gây khó khăn cho việc tổ chức đầu mối giao thông.
- Hình thức tia có vòng
Dùng mạng lưới đường hình tia, nan quạt kết hợp với những tuyến đường vòng
(đường vành đai) nối liền nhiều nhánh đường nên bảo đảm mối liên hệ thuận tiện giữa
các khu vực khác nhau của thành phố, giảm bớt mật độ đi lại ở trung tâm (như ở hình tia
quạt)
- Hình thức lục giác
61

Tạo thành những nút giao thông 3 nhánh với góc 1200. Bảo đảm luồng giao thông
thuận tiện và độ an toàn cao, tạo thành các tuyến đường giao thông khép kín một chiều,
tránh được điểm xung đột giữa các luồng xe. Có thể hình thành các đơn vị ở trong khuôn
khổ hình lục giác.
- Hình thức răng lược
Phân biệt rõ ràng mỗi tuyến giao thông theo chức năng phục vụ của nó và được đi
sâu vào bên trong các đơn vị ở.
- Hình thức tam giác
Bảo đảm mối quan hệ dễ dàng giữa những khu vực trong các phố với những đường
phố khác. Nhưng cứng nhắc không phù hợp với địa hình thiên nhiên nhiều đường cắt qua
một điểm - việc tổ chức giao thông tại các điểm cắt nhau rất phức tạp.
- Một số dạng điểm nút giao thông chính và đối ngoại của thành phố

Hình 70 : Một số dạng điểm nút giao thông


62

Hình 71 : Một số dạng điểm nút giao thông


Bảng kích thước góc vạt tại các điểm nút giao lộ (kích thước tối thiểu)
TT Góc hai đường giao nhau (độ) Kích thước vạt góc (m)
0
1 0 - 30 20 x 20
2 30 - 400 15 x 15
3 40 - 500 12 x 12
4 50 - 600 10 x 10
0
5 60 - 80 7x7
6 80 - 1100 5x5
7 110 - 1400 3x3
8 140 - 1600 2x2
9 160 - 2000 0x0
63

Hình 72 : Một số dạng điểm nút giao thông khác cốt (nút giao thông lập thể)
3.5.5. Quy hoạch khu cây xanh đô thị
1/ Chức năng cây xanh đô thị
- Cải tạo vi khí hậu và điều kiện vệ sinh
- Làm nơi nghỉ ngơi, giải trí chơi nhân dân
- Làm các dãy phòng hộ cách li và bảo vệ cho đô thị tránh gió bão, bụi cát.
- Làm tăng vẻ đẹp kiến trúc cảnh quan đô thị
2/ Các loại hình cây xanh
- Cây xanh vườn công viên là loại cây xanh chiếm vị trí quan trọng hệ thống cây
xanh của đô thị dành cho các hoạt động vui chơi, giải trí, tuỳ theo điều kiện địa hình
thường bố trí trong khu ở.
- Một số loại hình vườn công viên
+ Công viên trung tâm (khu biểu diễn, khu thể thao, khu thiếu nhi, khu nghỉ tĩnh)
+ Công viên thực vật (NCKH, nghỉ ngơi)
+ Công viên thú
- Cây xanh trong các vườn gồm vườn khu ở, vườn công trình công cộng và vườn
cánh trên quảng trường đường phố
+ Vườn khu ở bao gồm vườn trong hộ gia đình, vườn trong các nhóm nhà ở
+ Vườn công trình công cộng bao gồm vườn cảnh trên quảng trường, đường phố
3/ Nguyên tắc tổ chức quy hoạch cây xanh
64

- Bảo đảm tiêu chí làm sạch môi trường đô thị và thoả mãn yêu cầu vui chơi, nghĩ
ngơi, giải trí của người dân đô thị.
- Tranh thủ khai thác triệt để điều kiện tự nhiên cho phép sử dụng làm đất cây xanh
(đặc biệt là hệ thống ao, hồ, kênh, rạch, và các khoảng trống)
- Diện tích cây xanh nên phân bố đều trong đô thị và nên tạo thành những mảng
liên tục, cần đặc biệt chú ý đến các loại hình cây xanh phục vụ riêng trong khu ở và đơn
vị ở.
4/ Một số chỉ tiêu cơ bản về cây xanh đô thị
Bảng chỉ tiêu diện tích cây xanh tối thiểu trong đô thị (m2/người)
Diện tích cây xanh Diện tích cây xanh sử dụng công cộng
Loại đô thị
toàn đô thị Toàn khu dân dụng Khu ở
I, II 10-15 m2/người 6 - 7 m2/người 3 -4 m2/người
III, IV 7 - 10 m2/người 7 - 9 m2/người 3 - 4 m2/người
2 2
V 7 - 10 m /người 12 - 14 m /người 3 - 4 m2/người
- Cây xanh cho đô thị nghỉ mát 30 - 40 m2/người
- Diện tích tối thiểu cho các loại công viên
+ Công viên trung tâm đô thị và khu vực 10 - 15 ha
+ Công viên khu nhà ở là 3 ha
+ Vườn, công viên đô thị nhỏ là 2 ha
5/ Các hình thức cây trong công viên
- Cây đứng độc lập có hình dáng, màu sắc đẹp, bố trí ở vị trí trung tâm (trong
trường hợp cần phối hợp với công trình kiến trúc nhỏ), cần phối hợp với ánh sáng làm
tăng thêm giá trị tạo hình của cây.
- Nhóm cây là tập hợp từ 3 đến 10 cây (cùng loại hoặc khác loại). Trồng thành
một khối, thường làm nền cho công trình.
- Mảng cây là tập hợp nhiều cây, trồng trên diện tích lớn, tạo bóng mát lớn, tạo
mảng tối, sáng khi có ánh nắng mặt trời.
- Hàng cây có thể cong, thẳng hay tròn, rất quan trọng trong cảnh quan đường
quảng trường, tạo các hàng cây dọc theo đường có không gian sâu và nhấn mạnh trục bố
cục trung tâm.
+ Có hai kiểu hàng cây đó là hàng cây thưa và hàng cây có khoảng cách giữa hai
tán chạm nhau (cây thân gỗ), hàng cây không chạm nhau (cây bụi)
+ Có nhiều hàng cây bố trí song song với nhau
Hàng cây dày tạo ra mảng cây liên tục
- Rừng nhỏ là hình thức cây được phân bố dày trên một diện tích khoảng 0,25 -
2,5 ha. Thường tổ chức trong phong cảnh vườn công viên.
Cây leo đ ược tổ chức trên dàn hay trên tường
- Hoa, cỏ bồn hoa và par terre - gồm hỗn hợp cỏ, hoa và cây bụi ...
65

Hình 73 : Địa hình hiện trạng Hình 74 : Không sử dụng địa hình hiện trạng

Hình 75 : Sử dụng địa hình hiện trạng Hình 76 : Cây xanh đô thị

Hình 77 : Sơ đồ hệ thống công viên thành phố Boston- Hoa kỳ


66

Hình 78 : Sơ đồ phân tích thiết kế cảnh quan đô thị

You might also like