You are on page 1of 6

A.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Để phát triển Lâm Nghiệp nói riêng và nông thôn nói chung thì đất đai là
một tư liệu sản xuất quan trọng không thể thiếu. Trong những năm gần đây,
bằng nhiều chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước đã góp phần rất lớn vào
công cuộc đổi mới nông thôn nước ta. Nó đã phát huy được tác dụng như: tăng
hiệu quả sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao
động, ổn định tình hình kinh tế xã hội ở nông thôn…
Bên cạnh đó, tài nguyên rừng ở nước ta rất đa dạng và phong phú. Hằng
năm rừng cung cấp nhiều loại hàng hóa phục vụ cho các ngành kinh tế như gỗ
và các loại lâm đặc sản khác. Ngoài những vai trò to lớn đó, rừng còn có nhiều
tác dụng trong các lĩnh vực như phòng hộ, môi trường sinh thái và cảnh quan.
Có thể nói, có vai trò và tác dụng quan trọng không gì thay thế được trong
nhiều lĩnh vực, nó luôn gắn bó với đời sống con người. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây tài nguyên đất và rừng ở nước ta đã bị suy giảm nghiêm trọng.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là đất và rừng không có chủ thực sự dẫn
đến tình trạng khai thác sử dụng bừa bãi quá mức.. Với nhận thức là ổn định tình
hình kinh tế xã hội ở nông thôn miền núi thì trước tiên phải ổn định tình hình đất
đai và tài nguyên rừng. Trong hoàn cảnh như vậy một loạt các chính sách về
giao đất giao rừng đã được ban hành. Theo đó đất và rừng được giao đến tận tay
người dân để sản xuất, kinh doanh theo quy định của Nhà nước và pháp luật,
mỗi mảnh đất rừng đã có chủ quản lý thực sự.
Giao đất, giao rừng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo sự
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xã hội ở địa bàn nông thôn, đồng thời nâng cao tinh
thần trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý và bảo vệ
rừng. Qua những vấn đề nêu trên, chúng ta có thể thấy được chính sách giao đất
giao rừng thực sự có vai trò rất lớn trong công cuộc bảo vệ và phát triển rừng
bền vững.Chính sách giao đất giao rừng thực sự đã trở thành đòn bẩy để phát
triển kinh tế Lâm nghiệp và nông thôn. Đồng thời nó cũng thể hiện sự biến đổi
to lớn từ sản xuất lâm nghiệp truyền thống sang sản xuất lâm nghiệp có sự tham
gia của toàn xã hội. Việc tìm hiểu về chính sách giao đất giao rừng sẽ giúp
chúng ta có cài nhìn đúng đắn hơn về công cuộc bảo vệ và phát triển rừng ở
nước ta hiện nay.
B. CỞ SỞ LÝ LUẬN
Việc nghiên cứu, tìm hiểu chính sách giao đất giao rừng của em dựa trên
cở sở chính sách giao đất giao rừng mà Đảng, Nhà nước đã đưa ra, các chủ
trương phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là các chính sách phát triển nông lâm
nghiệp và các chính sách phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu dựa trên phương pháp so sánh, phương pháp
tổng hợp và phương pháp phân tích.
1. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giao đất giao
rừng.
Do sự vận động của nền kinh tế và biến động tài nguyên mà ở mỗi giai
đoạn, mỗi vùng miền cần có những chính sách sao cho phù hợp nhất để phát huy
tối đa hiệu quả của những diện tích đất và rừng hiện có. Các chủ trương, chính
sách này có thể khái quát qua những giai đoạn sau:
• Giai đoạn 1968 – 1982
Một Nghị định nhằm cụ thể hóa chủ trương giao đất giao rừng là nghị
định 184/HĐBT ban hành ngày 06/11/1982 về việc đẩy mạnh giao đất
giao rừng cho tập thể nhân dân trồng rừng.
Ngày 13/12/1982 Bộ Lâm nghiệp ban hành thông tư số: 46/TT/HTX
cùng với chỉ thị 100 trong Nông nghiệp góp phần đẩy mạnh việc giao
khoán đất rừng cho nhân dân làm cơ sở phát triển kinh tế hộ gia đình.
• Giai đoạn 1983 – 1992
Sau khi chỉ thị 10 của Bộ chính trị về đổi mới cơ chế khoán trong nông
lâm nghiệp ra đời, nó giúp cho người dân nhận đất rừng yên tâm đầu
tư vốn, lao động và kinh doanh rừng. Những diện tích đất trống đồi
trọc được đưa vào sử dụng ngày càng tăng, các mô hình nông lâm kết
hợp, các trang trại phổ biến ở nhiều nơi…
Tiếp đó ngày 08/01/1988 Luật đất đai ra đời theo đó không chỉ có cơ
quan nhà nước, các hợp tác xã mà cả các cá nhân cũng có quyền nhận
đất rừng. Luật đất đai ra đời đã khuyến khích sản xuất nông lâm
nghiệp phát triển.
Giai đoạn này Đảng và Nhà nước có nhiều văn bản quan trọng nhằm
bổ sung vào công tác giao đất giao rừng như:
• Thông tư liên bộ 08/BLN ngày 25/09/1989
• Nghị quyết 22/TW ngày 17/07/1989
• Nghị định 22/HĐBT ngày 13/10/1990
• Luật bảo vệ và phát triển rừng 19/08/1991
• Giai đoạn 1993 đến nay
Năm 1992 Hiến pháp mới ra đời làm cơ sở cho việc xây dựng Luật đất
đai sửa đổi ngày 14/07/1993. Luật đất đai năm 1993 nhằm đổi mới cơ chế
quản lý đất đai nói chung và ngành nông lâm nghiệp nói riêng đồng thời phổ
biến việc giao đất giao rừng.
Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 quy định về giao đất Nông nghiệp
cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản
xuất nông nghiệp.
Nghị định 02/CP ban hành ngày 15/01/1995 về việc giao đất Lâm
nghiệp cho cac tổ chức hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục
đích sản xuất Lâm nghiệp
Nghị định 01/CP ban hành ngày 04/10/1995 về việc giao khoán đất sử
dụng vào mục đích nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh
nghiệp nhà nước.
Chỉ thị số 286/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các
biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng.
Quyết định 661/QĐTTg ngày 29/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ về
chương trình trồng mới năm triệu hecta rừng.
Nghị Định số 163/TTg ngày 16/11/1999 về giao đất cho thuê đất lâm
nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ( thay thế nghị định 02/CP ngày
15/01/1994)
Ngày 06/06/2000 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng cục
Địa chính đã có thông tư liên ngành hướng đãn việc giao đất, cho thuê đất và
cấp giấy chứng nhận quyền sir dụng đất.
Quyết định 187/2001/QĐTTg ngày 12/11/2001 về quyền hưởng lợi,
nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được thuê nhận khoán rừng vầ đất lâm
nghiệp.
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 và năm
2001.

C. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH


SÁCH GIAO ĐẤT GIAO RỪNG Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN GẦN
ĐÂY.

Tại Diễn đàn Quốc gia nhằm đánh giá về thực trạng hoạt động giao đất, giao
rừng tại Việt Nam cũng như những bất cập trong các quy định về quyền lợi,
trách nhiệm của các chủ rừng, cơ quan quản lý, xác định giá trị rừng Phó cục
trưởng Cục Kiểm lâm Nguyễn Hữu Dũng cho biết, phần lớn đất rừng (gần 5
triệu ha) là do các lâm trường quốc doanh và chính quyền địa phương quản lý và
khoảng 3,1 triệu ha đã được giao cho hơn 1 triệu hộ gia đình và cá nhân.

Sau 15 năm thực hiện chủ trương giao đất giao rừng, đã có 8,1 triệu ha đất lâm
nghiệp, rừng được giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng vào
mục đích lâm nghiệp. Dự kiến, đến năm 2010, Chính phủ sẽ hoàn thành cơ bản
việc giao, cho thuê 12,6 triệu ha rừng đến các chủ hộ thuộc mọi thành phần kinh
tế để tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng.

Tuy nhiên, diện tích rừng có chủ thực sự còn lại rất thấp, chỉ chiếm khoảng
22% và chủ yếu là rừng nghèo lại chưa được gắn với các chính sách hỗ trợ đầu
tư, hưởng lợi, hỗ trợ kỹ thuật cho từng vùng nên hiệu quả sử dụng cũng rất thấp.
Đơn cử ở Tây Nguyên, rừng được giao cho một hộ dân nghèo nhưng rừng đó
cũng thuộc loại rừng nghèo kiệt thì dân không thể sống nhờ rừng. Diện tích đất
rừng được giao cho các lâm trường quốc doanh và chính quyền địa phương cũng
lâm vào tình trạng tương tự, bởi năng lực tổ chức, điều kiện hoạt động và nhân
lực còn rất hạn chế, không có khả năng kinh doanh và cũng chưa có điều kiện để
sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên diện tích rừng được giao. Không những
thế, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở mỗi địa phương lại không
đồng bộ, nhiều nơi giao đất sau 3-4 năm vẫn chưa được cấp giấy và chỉ tập trung
cấp cho một số dự án nước ngoài hỗ trợ đầu tư trồng rừng.

Kết quả là việc quản lý đất lâm nghiệp, quản lý rừng đã có chủ cũng như
việc xử lý những diện tích rừng đã bị mất còn nhiều bất cập. Sự không thống
nhất thông tin giữa lực lượng kiểm lâm và ngành tài nguyên môi trường càng
làm cho tình hình phức tạp hơn. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã được giao
nhưng do không cập nhật kịp thời nên khi mất rừng hay người dân chuyển đổi
mục đích sử dụng, chuyển nhượng rừng cho các chủ sử dụng khác, cơ quan chức
năng cũng không nắm được. Rừng bị mất nhiều nhất ở những lâm trường bị giải
thể. Tuy nhiên, việc xử lý của các cơ quan chức năng lại tỏ ra lúng túng. Đơn cử
như trước đây, việc lấn chiếm đất rừng thuộc quyền hạn xử lý của kiểm lâm,
nhưng hiện tại, quyền này lại được chuyển về cơ quan tài nguyên môi trường.
Theo Bộ NN và PTNT thì cần nhanh chóng xây dựng định hướng chiến lược
giao đất, giao rừng rõ ràng hơn, hợp lý hơn cho người dân để có thể bảo vệ rừng
trước sức ép công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Cụ thể, các cơ quan quản
lý cần làm rõ quyền lợi, trách nhiệm của cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn các
chủ rừng trong việc giám sát, sử dụng, khai thác rừng trên quan điểm bảo tồn giá
trị rừng chứ không chỉ có duy nhất mục đích khai thác lâm sản. Bên cạnh đó, để
người trồng rừng sống được bằng nghề rừng, có trách nhiệm với diện tích rừng
được giao thì trách nhiệm cộng đồng của những người hưởng lợi từ lợi ích bảo
vệ môi trường, giữ, tái tạo nguồn nước…. cũng phải được tính đến. Theo báo
cáo của Bộ NN và PTNT, độ che phủ rừng hiện nay của cả nước là khoảng 38%,
tăng 5% so với cách đây 8 năm và đến năm 2010 sẽ hoàn thành mục tiêu Dự án
trồng mới 5 triệu ha rừng và tăng độ che phủ của rừng lên 40%.
Nhiều ý kiến cho rằng, phương thức quản lý đất lâm nghiệp cũng cần được
đổi mới để huy động một cách hợp lý nguồn lực đất đai, liên doanh liên kết
nhằm tăng nhanh hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp. Điều này đồng nghĩa với
công tác dồn điền đổi thửa cũng phải phát triển lên một bước mới, tích tụ đất đai
để sản xuất hàng hóa lâm sản. Việc tìm ra một mô hình tốt về liên doanh, liên
kết, hợp tác, chia sẻ quyền lợi bình đẳng giữa nông dân và doanh nghiệp trong
phát triển rừng trồng sản xuất đặc biệt quan trọng, giúp các doanh nghiệp mạnh
dạn đầu tư vào kinh doanh, sản xuất lâm nghiệp. Các địa phương sớm xây dựng,
tổng kết các mô hình về tập trung – tích tụ đất lâm nghiệp (nếu có) để Bộ NN và
PTNT có những giải pháp kịp thời, cải thiện hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp
cho dân và đất đã giao nói chung. Chính sách giao đất, giao rừng còn nhiều gian
nan.

You might also like