You are on page 1of 16

Bai 1:

Con Bò Cạp vốn không biết boi, muốn băng qua một cái hồ. Nó tìm đến con Ếch và nói:
"Anh Ếch à, xin anh vui lòng cõng tôi qua hồ nhé".
Ếch trả lời: "Rất sẵn sàng. Nhưng đối với anh tôi phải từ chối. Có thể anh sẽ chích tôi khi
chúng ta đang qua hồ".
"Nhưng tại sao tôi lại làm vậy?" Bò Cạp nói "Tôi chẳng có lợi ích gì khi chích anh cả.
Anh sẽ chết và tôi sẽ chìm theo".
Mặc dù Ếch biết rằng Bò Cạp có thể giết nó nhưng trong trường hợp này lý luận của Bò
Cạp khá thuyết phục. Ếch nghĩ rằng trong trường hợp này Bò Cạp sẽ giữ được cái đuôi
của nó không phạm sai lầm. Thế là Ếch đồng ý. Bò cạp leo lên lưng Ếch và chúng cùng
băng qua hồ. Đến giữa hồ Bò Cạp cong đuôi chích vào Ếch. Ếch la lên: "Tại sao anh lại
chích tôi? Có lợi gì cho anh đâu bởi vì tôi chết thì anh cũng sẽ chìm theo". "Tôi biết", Bò
Cạp trả lời khi đang chìm xuống hồ, "Nhưng tôi là bò cạp. Tôi phải chích anh, đó là bản
năng".
Câu hỏi:

1. Hãy bình luận câu chuyện trên


2. Theo anh (chị), một nhà quản trị giỏi cần đánh giá năng lực và nhìn nhận bản chất
của nhân viên như thế nào?

__________________
Phùng Thị Kim Quý - http://apply.vn
Lớp K42I5
Phone: 0936715985
Email: kimquyecommerce@gmail.com
or: hoathuytien582003@yahoo.com

1. "Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời" - bản tính là tính bảo thủ hay tính tình 'do
trời sinh ra' của mỗi con người. Ví dụ người thích màu này, người thích màu kia
mà cho đến chết vẫn không thay đổi. Điều đó thể hiện cho sự khó thay đổi trong
cá tính của từng con người.

*Trong câu chuyện trên Bò Cạp(BC) với bản năng là chích dù đó có là ai, trong
bất kỳ hoàn cảnh nào. Được biết, BC mẹ nuôi con trên lưng, đến khi BC con
trưởng thành tự bò xuống khỏi lưng mẹ thì mẹ con lập tức trở thành kẻ thù, sẵn
sàng chích nhau bất cứ lúc nào. Do vậy, BC không thể thay đổi bản năng vốn có
của mình.
Con người cũng vậy, như trên đã nói - bản tính là 'do trời sinh' ko dễ gì thay đổi.
Ví dụ: + 1 người có bản tính là thích "rẽ ngang" dù đang đi đâu(cái này có vẻ hợp
vs girl ). Trong 1 lần được sếp giao công việc giao tài liệu khẩn cấp cho đối
tác, chị ta đang trên đường đi thì gặp 1 cửa hiệu có treo biển ĐẠI HẠ GIÁ. Và
theo bản tính thì chị ta sẽ "rẽ ngang" ngay lập tức mà ko hề suy nghĩ. Nhiều lần
như vậy làm cho công ty thiệt hại rất lớn.
+ 1 ông trưởng phòng có thói quen uống rượu trước 1 sự việc trọng đại nào đó.
Sau nhiều năm làm việc, ông được cất nhắc lên vị trí phó giám đốc. Quá vui
sướng, ông đã nôc đến đêm và đến trưa hôm sau mới bình minh, trong khi buỗi lễ
nhậm chức diễn ra vào 8h sáng.

*Con Ếch trong câu chuyện trên là dạng quá dễ bị thuyết phục, và ko có chính
kiến rõ ràng. Mặc dù đã dự đoán trước được mọi việc nhưng vẫn ko làm chủ được
tình hình, ko làm chủ được bản thân. Ếch bị BC chích là do Ếch ko những ko
cương quyết trong việc từ chối chở BC qua sông mà còn bị lý lẽ bao biện của BC
thuyết phục, cho nên Ếch bị chết là do nó 'tự chuốc lấy'.
Đối với con người, trong lĩnh vực quản trị, đây là 1 nhà quản trị quá thiếu năng
lực. Ko hề có 1 chút quyết đoán nào trong việc quản lý nhân viên.
Ví dụ: + Biết rõ anh X không thể làm được công việc nhập hàng vì thế nào anh ta
cũng ăn bớt. Nhưng trước những lời hứa và đảm bảo chắc như đinh đóng cột của
anh X mà nhà quản trị A lại để cho anh X tiếp quản công việc đó mà không giao
cho anh Y_ko hề kém anh X về năng lực nhưng lại thật thà hơn.

=>Như vậy lời khuyên từ câu chuyện trên là: Không nên tin tưởng vào 1 ai đó mà
mình nghi ngờ. Phải ra quyết định 1 cách rõ ràng, cược quyết trong mọi việc.

Nhà quản trị giỏi trước hết phải nhận ra được khả năng của nhân viên. Đó là trình
độ chuyên môn của họ là các kỹ xảo, kỹ năng trong xử lý công việc. Biết được
năng lực của họ sẽ có thể bố trí và sử dụng 1 cách hợp lý , mang lại hiệu quả công
việc cao nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng toàn diện, 'lắm tài thì nhiều tật'. Mỗi
người có 1 q cái "tật" riêng và không ai giống ai cả. Nhà quản trị giỏi phải là
người nhìn ra được bản chất của nhân viên mình quản lý để từ đó có thể bố trí họ
vào những vị trí hợp lý nhất và cũng để có những hình thức khen thưởng, động
viên, kỷ luật với từng người cho phù hợp
__________________

Bài tập 2 chương 1:


Hiệu sách của ông Nam là một hiệu sách duy nhất ở thị xã A- một thị xã đang trong giai
đoạn phát triển. Việc bán sách đó mang lại cho ông một lợi nhuận,tuy không nhiều lắm
nhưng ổn định.Cách đây vài tháng một công ty phát hành sách có tiếng trong nước đã
khai trương một hiệu sách đối diện với hiệu sách của ông Nam. Thoạt đầu ông Nam
không lo lắng gì mấy vì ông cảm thấy có thể tiếp tục cạnh tranh được. Nhưng rồi hiệu
sách mới bắt đầu bán nhiều tựa sách với giá giảm và cũng khuyến mại cho các khách
quen. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng trong một thời gian ngắn hiệu sách của ông Nam
cũng chỉ đạt được nửa doanh thu so với trước . Sau gần 6 tháng doanh thu tương đối thấp
không đủ để trang trải chi phí nên ông Nam quyết định đóng của hiệu sách của mình.
Câu hỏi:
Nguyên nhân nào dẫn đến việc ông Nam đóng cửa hiệu sách?
Nếu là chủ hiệu sách bạn sẽ làm gì để hiệu sách tồn tại và phát triển
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc ông Nam đóng cửa hiệu sách:
- Ông vốn không phải là người kinh doanh có tài, thậm chí còn khá trì trệ - "Việc bán
sách đó mang lại cho ông một lợi nhuận,tuy không nhiều lắm nhưng ổn định" - thiết nghĩ,
ông là nhân viên gì đó thì hợp hơn.
- Ông đã không quan tâm đúng mực khi có đại gia nhảy vào thị trường mà ông đang là
độc quyền. Cũng liên quan tới ý trên, cái "cảm thấy" của ông Nam có vấn đề. Từ đó dẫn
tới việc ông đưa ra những quyết định sai "tiếp tục cạnh tranh"

--> Nếu là ông Nam thì:


Lựa chọn 1: - Đề nghị hợp tác với công ty phát hành sách kia - trở thành chi nhánh
hoặc ... gì gì đó (nói chung là theo hình thức franchising thì tốt) - bước này nếu làm thì
phải trước cả khi công ty kia nhảy vào thị xã A. Hoặc trở thành đối tác của 1 công ty phát
hành sách khác để nhận được hậu thuẫn.

Lựa chọn 2:
Cạnh tranh bằng cách tạo ra sự khác biệt. Cửa hàng sách của công ty kia có ưu thế chủ
đạo là giá thấp, có nhiều ưu đãi nhưng đó là cửa hàng của CÔNG TY PHÁT HÀNH sách
nên nó sẽ bị hạn chế, đa số chỉ là sách của công ty đó phát hành. Cửa hàng có thể tiếp tục
tồn tại và phát triển nếu cửa hàng của ông có USP - Bán những loại sách mà cửa hàng kia
không có,... - tránh tối đa việc cạnh tranh trực tiếp.

Lựa chọn 3: - Bán lại cửa hàng cho hiệu sách kia - hoặc công ty phát hành sách khác.

ưu tiên lựa chọn, nếu 1 không được thì chọn 2, nếu 2 không được thì chọn 3 ^^

Bai 3
Một hãng giầy nổi tiếng của một nước Bắc âu sau khi xem xét va phân tích thị trường
trong nước đã nhận thấy những dấu hiệu của sự bão hoà. BGĐ của hãng quyết định cử
các nv phòng MAR tiến hành thăm dò khả năng thâm nhập thị trường ngoài nước. Hai nv
giàu kinh nghiệm được cử đến một nước thuộc châu Phi.
Sau một thời gian quan sát và thu thập thông tin cả 2 chuyên gia đều phát hiện ra rằng,ở
đất nước châu Phi này không thấy ai đi giầy. Họ quyết đinh thông báo tin này về cho lãnh
đạo cùng với ý kiến của họ. Chuyên gia 1 cho rằng ở đây chưa ai đi giầy nên là một thị
trường tiềm năng,hãng cần nhanh chóng chớp lấy cơ hội. Còn người thứ 2 lại thấy: do ko
ai đi giầy nên mang giầy đến sẽ ko ai mua.
Câu hỏi:
1. Theo bạn ai đúng ai sai trong 2 chuyên gia trên? Tại sao?
2. Nếu là GĐ bạn sẽ quyết định ntn ?

Bài tập này muốn đề cập đến các rào cản khi tiến hành xâm nhập thị trường mới. Đó là có
những rào cản có thể vượt qua và những rào cản bất khả vượt.
Theo mình, có thể mô hình hóa quy trình xâm nhập thị trường như sau:
B1: Nghiên cứu sơ lược để xác định rào cản.
B2: Xác định các rào càn không thể vượt qua bằng mọi giá. Nếu có thì chuyển đến bước
5
B3: Xác định các rào cản có thể vượt.
B4: Đánh giá khả năng của doanh nghiệp: Tài chính, nhân lực, công nghệ .v.v.. với các
rào cản.
B5: Đưa ra quyết định xâm nhập hay không? Nếu có rào cản không thể vượt qua hoặc rào
cản có thể vượt qua nhưng doanh nghiệp ko thể vượt qua do khả năng thì Nghỉ cho khỏe.
Nếu OK tất thì chém thôi.
B6: Nghiên cứu chi tiết thị trường.
B7: Điều chỉnh quyết định xâm nhập trong quá trình nghiên cứu chi tiết. Nếu không thay
đổi quyết định thì xây dựng chiến lược xâm nhập.

Nghiên cứu sơ lược sẽ xác định được mức thu nhập chung, tập quán, tôn giáo, chính
trị .....
Nghiên cứu chi tiết sẽ xác định dung lượng thị trường; mức chi phí xâm nhập; thời gian
có thể không mang lại doanh thu, thậm chí lỗ cho DN; DN còn có khả năng cạnh tranh
sau khi đã khai phá thành công thị trường.v.v....
(ý kiến trên ko phải là chân lý đâu nhá, làm theo ngẫu hứng thôi )

1st: Nike là hãng của Mỹ, là hãng lớn và outsourcing rất hiệu quả nên giá rẻ và đủ rẻ để
xâm nhập thị trường châu Phi
2nd: Nó xâm nhập vào thị trường những người đã đi giày và là quốc gia đầu tiên là quốc
gia giàu nhất châu Phi - Nam Phi.

Câu trả lời là ai đúng thì còn tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Cách lập kế hoạch, chính
sách markrting , cách thức thực hiện..v.v.v... tuy nhiên thực tế đã chứng minh đó là 1 thị
trường tiềm năng bởi hãng ( gì ko nhớ) đã thành công trên thị trường đó roài... he
Nếu là người có quyền quyết định thì tại sao ko chọn cho mh 1 thị trường hoàn toàn mới
như châu phi. họ chưa từng đi giầy nhưng đâu có nghĩa là họ ko đi giầy. trước kia châu á
cũng vậy hay như Việt Nam, nếu ko có nhà sản xuất mang giày đến thì liệu người VN có
thói quen đi giâỳ như hiện nay ko các bác? Điều quan trong của các nhà sản xuất là phải
tìm cho ra được cái mà người châu phi muốn ở chiếc giầy mà họ sẽ đi hoặc làm cho họ
cảm nhận được đi giầy sẽ tốt hơn khơi dậy được cảm giác mong muốn của người châu
phi. Cái này thì em xin nhờ đến bộ phận marketing

Đúng là sẽ nảy lửa đây vì mỗi người một ý kiến mà ^^.


Về vụ giày này thì ý kiến cá nhân mà mình xin trình bày với cả nhà là:
Thứ nhất đây là một việc thật,một việc thật khẳng định nên đưa giầy xâm nhập vào thị
trường này.
Thứ 2,bỏ qua cái thứ nhất đi và đừng quan tâm lịch sử đã từng ntn thì bạn sẽ quyết định
sao đây? Với ý thích chủ quan của cá nhân mình sẽ tấn công vào thị trường này.He,mình
thích những lối đi không quá đông đúc và ngột ngạt mà ^^. Sẽ vào đó nhưng ban đâu là
những bước thăm dò thị trường,sau đó mới tìm ra phương thức thích hợp nhất để lập 1
chiễn dịch quy mô. (nói thế thôi chứ cũng có biết cụ thể là ntn đâu )
Bai 4

Minh Hoa là một công ty may mặc có uy tín trên thị trường,sp áo sơ mi nam của công ty
nhiều năm liền được bình chọn "top ten". Tuy nhiên thời gian gần đây tình hình kinh
doanh của MH có vẻ chựng lại. Việc khảo sát thị trường cho thấy có 2 luồng ý kiến sau:
- Khách hàng tại thành phố lơn cho rằng áo của MH không phải là hàng hiệu không tạo
đc phong cách riêng cho người mặc.
- Khách hàng ở tỉnh lại cho rằng giá hơi cao
Từ kết quả khảo sát này bộ phận tiếp thì đã đề nghị BGĐ kí hợp đồng mua quyền sử dụng
thương hiệu tại BN của một hãng thời trang Mĩ nổi tiếng để đáp ừng nhu cầu khách hàng
ở thành phố.Trong khi đó bộ phận sản xuất lại đề nghị đầu tư mua thêm trang thiết bị để
nâng cao năng suất và giảm giá thành,đẩy mạnh thị phần khách hàng ở các tỉnh
Câu hỏi:
1 Vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải là gì?
2 Nếu là giám đốc công ty bạn sẽ hoach định chiến lược phát triển của mình trong thời
gian tới ntn
3 Bạn ủng hộ phương án của bộ phận tiếp thị hay bộ phận tiếp thị ?
tiếp tục "chiến" nào ^^

1. Vấn đề DN đang gặp phải đó là DN chưa xác định khách hàng đích của
mình là ai. Vì thế, DN chưa có sản phẩm phù hợp.
2. Việc hoạch định chiến lược phải dựa trên việc phân tích các điểm mạnh,
điểm yếu từ trong nội tại doanh nghiệp và Cơ hội, thách thức từ thị trường
(dùng mô hình SWOT).
Các nhân tố bên trong bao gồm nguồn lực vật chất (tài chính, nhân lực,
máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu, công nghệ...) và nguồn lực phi vật
chất (uy tín, thương hiệu ...)
các nhân tố bên ngoài bao gồm các nhân tố kinh tế vĩ mô, Chính trị pháp
luật, văn hóa xã hội, công nghệ và các nhân tố đặc trưng của nghành.
Từ việc phân tích này sẽ chỉ ra là doanh nghiệp nên chọn thị trường nào
để kinh doanh, từ đó đưa ra sản phẩm đúng với nhu cầu khách hàng.
3. (cái này cá nhân nhé) Theo mình, với tình hình kinh tế hiện nay, thì
doanh nghiệp nên tập trung vào thị trường khu vực các tỉnh. Vì, mức sống
của người dân khu vực này đã tăng lên mức khá; nhu cầu ăn mặc đã nâng
cao và đặc biệt, thị trường này chưa được khai thác hết ...
Vì vậy nên đầu tư vào dây truyền sản xuất để hạ giá thành!

Chuyện ngụ ngôn kinh doanh "Chó và Chuột"

Một lũ chuột trèo lên bàn định ăn vụng thịt, không ngờ lại khiến con chó nằm cạnh
bàn thức giấc. Chúng bèn dịu ngọt thương lượng với chó:
- Nếu anh im lặng thì bọn tôi sẽ chia cho anh một miếng thịt.

Chó nghiêm mặt, từ chối thẳng thừng:


- Bọn mày mau cút đi. bà chủ thấy thịt mất thì chắc chắn sẽ nghi ngờ ta.

Lúc đó, thì ta lại trở thành miếng thịt trên bàn chứ trả chơi!

Bài học kinh doanh: Đừng hợp tác với kẻ muốn lật đổ bạn! Khi họ hứa cho bạn một
chút lợi ích, thì sau đó bạn mất rất nhiều thứ.
Quan huyện

Ngày xưa, có viên quan nọ về nhận chức ở Kinh Châu. Tại đó thường có một con hổ
dữ, từ trên núi xuống bắt người và súc vật ăn thịt.
Dân chúng cầu xin viên quan tìm cách bắt hổ. Viên quan nọ bèn sai khắc, chữ to mệnh
lệnh của mình: “Cấm hổ vào thành” trên vách núi cao. May thay, gặp đúng dịp đó con hổ
dữ kia dời khỏi Kinh Châu. Ông ta rất đắc ý, cho rằng mệnh lệnh của mình quả thực hiệu
nghiệm.
Không lâu sau, ông ta được phái tới nhận chức ở nơi khác. Dân chúng nơi này rất hung
dữ, bất trị. Viên quan nghĩ, lệnh của mình đã cấm được cả hổ dữ, thì lý gì lại không cấm
được người! Nghĩ vậy, ông ta bèn ra lệnh cho lính lại, theo kiểu chữ to mà đã khắc lệnh
của ông lên vách nuid cao. Kết quả là dân không trị được, còn viên quan thì mất chức vì...
không quản được dân.
Bài học kinh doanh: Rất nhiều công ty đều có lịch sử kinh doanh thành công và kiếm
được nhiều lợi nhuận từ biện pháp đó. Nhưng khi một môi trường mới xuất hiện, tâm lý
tiêu dùng thay đổi, thì bí quyết thành công kia lại trở lên lỗi thời.

Bài học cần rút ra là: Công ty nào cũng có phương thức kinh doanh riêng, nhưng khi thị
trường thay đổi, thì công ty cũng phải điều chỉnh cách thức kinh doanh sao cho phù hợp
với hoàn cảnh mới. Bởi vì thị trường luôn luôn đúng!

Chuyện ngụ ngôn KD - Bầy cừu và những con sói

Có một người chăn cừu quyết định đưa đàn cừu của mình lên sống ở phía bắc. Lúc
đầu, khí hậu rất thích hợp cho đàn cừu, nên chúng sống rất phởn phơ, thoải mái.
Cũng chính vì thế mà lũ cừu trở lên lười biếng.
Rồi mùa đông đến, nhiệt độ xuống rất thấp, khiến lũ cừu không thể chịu đựng nổi, nhiều
con đã chết rét. Người chăn cừu rất lo lắng.

Anh ta suy nghĩ mãi, rồi đưa ra một giải pháp có vẻ liều lĩnh: thả vài con sói vào bầy cừu.
Lúc này, bầy cừu cảm thấy tính mạng của chúng đang bị đe doạ nên không ngừng chạy
chốn sự truy đuổi của bầy sói. Chính sự vận động ấy đã giúp chúng chống lại cái rét, và
số cừu chết ít hơn trước đây khá nhiều.

Bài học kinh doanh:

Có thể thấy, chính những mối nguy hiểm lại khiến chúng ta sống tốt hơn. Một công ty
cũng vậy, chỉ có thể sống mạnh mẽ hơn khi luôn có ý thức về nguy cơ trong công việc để
không quá chìm đắm trong thành công.
"Mèo đen mời khách"
Mèo đen mời sơn dương đến nhà dùng bữa. Sơn dương khoái lắm, bèn vác bụng
rỗng đến chỗ mèo đen. Mèo đen đã chuẩn bị một bữa ăn thật thịnh soạn: nào là thịt
chuột nướng, da chuột chiên xì dầu, đầu chuột chiên dòn, chân chuột nướng... để
thiết đãi.
Thấy sơn dương đến, mèo đen mừng lắm, vồn vã mời sơn dương ăn, và mình cũng ngồi
ăn ngon lành.

Sơn dương cũng ngồi yên một chỗ, dù bụng đang đói cồn cào, vì nó chẳng hề hứng thú gì
với mấy món này. Sơn dương ngập ngừng nói:

- Tôi không ăn thịt chuột bao giờ cả!

Nói rồi, sơn dương bèn ra ngoài vườn ngấu nghiến gặm cỏ. Mèo đen chợt hiểu ra vấn đề,
cười phá lên. Còn sơn dương thì vừa chén cỏ vừa sung sướng kêu 'be be' để cảm ơn thịnh
tình của mèo đen.

Bài học kinh doanh: Nhu cầu của khách hàng rất phong phú. Một công ty nọ cho ra đời
sản phẩm mới, và cứ đinh ninh rằng khách hàng sẽ thích nó. Đó thực là một quan niệm
sai lầm. Nếu bạn đứng trên lập trường của khách hàng để suy nghĩ vấn đề thì điều này có
xảy ra không?

Câu chuyện kinh doanh - Làm mũ cho vua nhổ gai cho hổ
Có người thợ rèn nọ thường gánh đồ nghề đi khắp làng để sửa chữa đồ dùng cho
mọi người. Vì ông làm việc khéo léo, lại tốt bụng và giá cả cũng phải chăng nên có
rất đông khách hàng. Chỉ dựa vào công việc này mà ông có thể nuôi sống cả gia
đình.
Một hôm, ông lại gánh đồ nghề đi trên đường làng như mọi khi. Bỗng nghe tin Hoàng
thượng sắp đi qua đây. Ông vội tránh vào vệ đường và qùi rạp xuống, hy vọng có cơ hội
ngắm nhìn dung nhan thánh thượng.

Không ngờ, ông có cảm giác như là tiếng vó ngựa rất gần mình. Ông tò mò ngẩng đầu
lên, thì thấy ngự giá của Hoàng thượng đang ở ngay trước mặt. Quá sợ hãi, ông vội dập
đầu lia lịa xin tha tội.

Hoá ra khi đi ngang qua người thợ rèn, Hoàng thượng nhìn thấy gánh đồ nghề bên cạnh
ông nên nghĩ ông là một người thợ sửa chữa. Lúc này vương miện của Hoàng thượng
đang có mấy chỗ lỏng lẻo vì xe quá xóc, nên nhà vua mới quyết định đỗ lại để sửa chữa.

Người thợ rèn vội quì xuống bắt đầu sửa vương miện. Nhà vua thấy tay nghề của ông
giỏi, nên rất ưng ý, thưởng ngay cho ông một trăm lạng bạc.

Người thợ rèn sung sướng chạy như bay về nhà. Nhưng ông chợt nhìn thấy có một con hổ
ở bên vệ đường. Ông vô vùng sợ hãi song vội định thần lại, vì thấy con hổ hình như
không có ác ý gì. Nó đang giơ cao một chân trước lên, nét mặt lộ rõ vẻ đau đớn.
Ông lấy hết can đảm tiến lại phía con hổ, phát hiện chân nó bị một cái gai rất to đâm vào.
Ông vội vàng lấy dụng cụ ra, giúp con hổ bỏ cái gai đó đi. Con hổ tỏ ra rất biết ơn và đền
ơn ông một con hươu to.

Người thợ rèn cảm thấy vô cùng tự hào và hãnh diện. Từ hôm đó, ông không gánh dụng
cụ đi khắp nơi nữa, mà treo một cái biển to trước cổng nhà với nội dung: "Chuyên sửa mũ
cho vua, nhổ gai cho hổ".

Nhưng cũng từ đó, công việc làm ăn của ông ngày càng sa sút, khiến gia đình khốn đốn.

Bài học kinh doanh:

Sai lầm của người thợ rèn là ông lấy vận may ngẫu nhiên để làm cơ sở lập nghiệp cả đời,
lại còn không chăm chỉ làm việc! Trên thị trường có rất nhiều công ty "phất" lên nhờ một
cơ hội đặc biệt. Nhưng cơ hội không phải ngày nào cũng có. Chỉ có dựa vào năng lực và
tài nguyên kinh doanh của công ty để điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi của thị
trường, không ngừng xác định đúng vị trí của mình, và luôn xác định khách hàng là mục
tiêu chính thì công ty mới có thể tồn tại được.

Chuyện ngụ ngôn kinh doanh - Thỏ già thỏ trẻ

Một ngày nọ, thỏ già nhìn thấy thỏ trẻ đang chạy hớt ha hớt hải bèn gọi lại hỏi
chuyện:
- Tại sao cháu lại chạy loạn lên thế?
- Bác không biết là mùa săn bắn đã đến rồi sao?
- Chàng trai ạ, ta có một cách để giải quyết việc đó. Cháu hãy biến mình thành một cây
to, dù người thợ săn có đi qua cũng không thể bắn cháu được, vì họ cứ tưởng cháu là một
cái cây.
- Cách này thật tuyệt! Sao trước đây cháu không nghĩ ra nhỉ? Cám ơn bác nhiều lắm.
Thỏ già lại nhẹ nhàng rảo bước trong rừng. Được một lúc nó nghe tiếng thỏ trẻ đuổi theo:
- Bác ơi, nhưng làm thế nào để biến được thành một cái cây?
Thỏ già đứng lại, nhún vai nói:
- Chàng trai, ta đã đưa cho cháu một cách tốt, cháu phải cảm ơn ta chứ không nên làm
phiền ta bằng những câu hỏi đó. Cháu nên tự mình suy nghĩ mới phải chứ.
Bài học kinh doanh: Trong kinh doanh, thực tế cho thấy, một chiến lược được vạch ra
rất tốt nhưng lại không được triển khai thực hiện cho tốt, thì chiến lược đó cũng không có
giá trị gì cả.
Quạ và thỏ:
Thấy Quạ ngồi trên cây cả ngày mà không làm gì, Thỏ con hỏi:
- Tôi có thể ngồi cả ngày mà không làm gì như anh không?
- Tất nhiên, tại sao lại không. - Quạ nói.
Vậy là Thỏ con ngồi dưới đất nghỉ ngơi. Bỗng nhiên, Cáo già xuất hiện,
vồ lấy Thỏ và ăn thịt.

Bài học rút ra: Ðể được ngồi không, bạn phải ngồi ở vị trí rất, rất cao.
Gà tây và bò tót

Gà tây nói với Bò tót:


- Tôi muốn nhảy lên ngọn cây kia nhưng tôi không đủ sức.
- Vậy thì rỉa phân tôi đi. - Bò tót khuyên.
Gà tây mổ phân của Bò tót và thấy thực sự đủ sức để nhảy lên cành cây
thứ nhất. Ngày tiếp theo, sau khi ăn một ít phân bò, Gà tây nhảy được

đến cành cây thứ hai. Cứ thế đến nửa tháng sau, Gà tây đã lên tới ngọn

cây. Không lâu sau đó, Gà tây bị một bác nông dân bắn rơi.
Bài học rút ra: Sự ngu ngốc có thể đưa bạn lên đỉnh cao nhưng không

thể giữ bạn ở đó mãi.


Chú chim non

Chim non đang bay về phía nam để tránh rét thì bị đông cứng và rơi
xuống một cánh đồng. Trong khi nó đang nằm đó thì Bò cái tới và phóng
uế lên người nó. Trong lúc bị đông cứng vì rét, bãi phân bò lại làm
cho Chim non thấy ấm lên và tỉnh lại. Nó cất tiếng hót vì sung sướng
thì một chú mèo đi qua nghe thấy. Mèo tìm đến bãi phân bò, lôi Chim

non ra rồi ăn thịt.


Bài học rút ra:
1) Không phải bất cứ ai vây bẩn lên bạn cũng đều là kẻ thù.
2) Không phải bất cứ ai kéo bạn ra khỏi chốn bẩn thỉu cũng đều là bạn.
3) Khi bạn đang ở sâu trong chốn bẩn thỉu, hay im lặng.

Xuân mới được bổ nhiệm làm GĐ Chi nhánh miền Nam của Công ty du lịch
xuyên việt. Chi nhánh có 10 người gồm: 1 GĐ phụ trách chung, 3 hướng dẫn
viên, 3 nhân viên KD, 1 TK văn phòng, 1 nhân viên KT, 1 nhân viên bảo vệ.
Cho tới ngày được bổ nhiệm Xuân đã có 5 năm tổ chức các chương trình du
lịch ở 1 chi nhánh khác của công ty. Hải, 1 nhân viên trong chi nhánh này đã
từng có triển vọng được bổ nhiệm làm GĐ chi nhánh, rất phẫn nộ khi Xuân
được bổ nhiệm. Anh cho rằng mình hiểu biết về địa bàn hơn Xuân và có quan
hệ tốt với hầu hết các thành viên trong nhóm.
Công ty có 1 hệ thống đặt chỗ trên mạng và các công việc điều hành thường
phải quyết định rất nhanh. Thêm vào đó, PGĐ công ty còn yêu cầu Xuân quan
tâm đến việc phát triển những quy trình mới để huấn luyện nhân viên và cải
thiện chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Câu hỏi:
1. Ở vị trí công việc mới, Xuân gặp những khó khăn gì?
2. Xuân cần ứng xử với các nhân viên của mình và với Hải như thế nào?

Khó khăn lớn nhất mà Xuân gặp phải đó là thái độ làm việc không hợp tác của Hải - một
nhân viên trong chi nhánh. Kèm theo thái độ làm việc không hợp tác của Hải, sẽ có một
số nhân viên khác không hợp tác (do có quan hệ tốt với Hải). Và do Hải đã có kinh
nghiệm lâu năm tại chi nhánh, hiểu biết tình hình hơn.
Do vậy trước hết, Xuân cần gặp riêng Hải, trao đổi về vấn đề này và hy vọng mong được
sự hợp tác từ Hải để xây dựng kế hoạch trong thời gian tới.

Bí quyết kinh doanh của Men's Wearhouse (MW)


30 năm trước, công ty MW chỉ là một cửa hàng nhỏ của thành phố Houston. Hiện nay,
MW đã trở thành mạng lưới bán lẻ y phụcnam giới lớn nhất nước Mỹ, với 507 cửa hàng
và tài sản trị giá 1 tỷ USD. Triết lý kinh doanh của công ty này là "Công việc sẽ tốt hơn
nếu có tiếng cười"

Tiếng cười đã giúp MW sống sót và vượt qua nhiều đối thủ cạnh tranh khác ngay cả
trong những thời kỳ kinh tế Mỹ khó khăn nhất. Ông George Zimmer, người sáng lập và là
tổng giám đốc của MW cho biết, thành phần quan trọng nhất đối với một công ty không
phải là cổ đông hay khách hàng mà chính là nhân viên.

Nếu nhân viên cảm thấy thoải mái và tạo được bầu không khí vui vẻ trong công việc,
khách hàng cũng thấy thoải mái và vui lây. Triết lý này đã xuất hiện vào những năm
1990, thời điểm nền kinh tế Mỹ đang còn thịnh vượng. Khi đó nhiều công ty phải đưa ra
các hình thức hậu đãi nhân viên để thu hút và giữ chân người tài. Nhưng MW, University
Games, vẫn không từ bỏ quan niệm rằng sự vui vẻ có thể giúp người lao động thoát khỏi
tâm trạng chán nản, căng thẳng, từ đó khơi dậy sáng tạo ở họ. Và các công ty này đã
thành công cho dù cái giá cho sự vui vẻ ấy không rẻ chút nào.

MW đã chỉ 1.8 triệu đôla cho 38 buổi tiệc giáng sinh vào năm ngoái và những chuyến
bay đưa Zimmer hay các viên chức khác của MW đến tham dự từng buổi tiệc. Mỗi khi có
đợt quảng cáo mới trên truyền hình, công ty cho một số nhân viên đến ở trong những
khách sạn tại khu Beverly Hills sang trọng giữa khu Los Angeles, và đưa họ đi vòng
quanh thành phố trên những chiếc xe hơi đắt tiền để họ có thể trở thành ngôi sao của
những chương trình quảng cáo. MW cũng khuyến khích việc giới thiệu người quen và
olafm vì cho rằng mọi người sẽ dễ làm việc hơn nếu quen biết nhau.

Tạo ra tiếng cười trong công ty là một khoản đầu tư không nhỏ nhưng rất cần thiết, một
nhà tư vấn quản lý, người cổ vũ cho không khí vui vẻ ở nơi làm việc, nhận định "Vào
thời điểm kinh tế đang gặp khó khăn như hiện nay, bên cạnh lợi nhuận người ta lại cần
đến nụ cười hơn bao giờ hết
Doanh nghiệp số 1+2/2004
Câu hỏi: Phân tích bí quyết kinh doanh của công ty. Bài học gì rút ra cho nhà Quản trị

Mình đưa ra ý kiến đầu tiên, mọi người cùng vào đóng góp nhé
Bí quyết kinh doanh của doanh nghiệp ở đây là dùng tiếng cười để tạo không khí làm
việc thoải mái trong doanh nghiệp hay nói cách khác đó là đãi ngộ phi tài chính:

• Tạo bầu không khí làm việc thân thiện trong đơn vị - đây là một điều rất khó có
thể thực hiện nhưng MW đã làm được điều đó. MW khuyến khích việc giới thiệu
người quen vào làm vì cho rằng mọi người sẽ dễ làm việc hơn nếu quen biết nhau.
• Chi phí dành cho hoạt động đãi ngộ phi tài chính không phải là nhỏ: 18 triệu USD
cho 38 buổi tiệc giáng sinh, thuê khách sạn sang trọng giữa LosAngeles, đưa nhân
viên đi vòng quanh thành phố trên những xe hơi đắt tiền. Những việc đãi ngộ này
đã giúp cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn, sáng tạo hơn

Bạn thử tưởng tượng, nếu mình là một nhân viên của công ty, đến công ty mà chỉ lo cạnh
tranh với các nhân viên khác, làm việc trong tâm trạng không thoải mái, căng thẳng, bức
xúc, chắc chắn hiệu quả làm việc sẽ không cao, thậm chí còn rất thấp.
Do vậy đây chính là bí quyết kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguoi mu soi den

Một người Do thái bị mù bước đi trong đêm tối. Điều lạ là ông vẫn dùng đèn để soi
sáng.Một người khách lạ đi qua thấy vậy bèn hỏi:
- Có thật ông mù không đấy. Đã mù sao lại còn phải soi đèn làm gì.
Người mù mỉm cười đáp:
- Đúng là tôi mù. Nhưng chính vì tôi mù nên trong đêm tối cần phải soi đèn. Nếu
không, các ông đâm vào tôi thì làm thế nào.

Câu hỏi: Bài học gì áp dụng cho tư duy kinh doanh? Khách cho ý kiến đi nào!

Theo em :
Trc hết với nghĩa thông thường: vì ng đàn ông này không thể nhìn thấy đc nên ông ta
không thể tự đi trong đêm, mà cái chính là ông ta dựa vào cái đèn + sự tò mò của ng đi
qua đg để có thể tiếp tục đi trong đếm! Khi ng qua đg hỏi ông ta tại sao mù mà vẫn mang
đèn >. ông ta biết mình đang đi đúng trên đg và có ng đi qua minh! Cũng như là việc ông
ta ko thể tự mình tránh ai khác nên mang đèn để ng ta thấy mình mà tránh!

Thứ 2 áp dụng trong kinh doanh: Phương pháp kinh doanh đánh vào sự tò mò của khách
hàng! ! 1 sản phẩm mới đc đưa ra, không cần phải có chiến lược Marketing quảng cáo
rầm rộ, mà lượng thông tin đưa ra có thể là nhỏ giọt làm kích thích sự tò mò của giới
truyền thông, báo chí, đối thủ và đặc biệt hướng đến là sự tò mò của khách hàng! Như thế
là đã đem lại những bước đệm chắc chắn khi tung bán sản phẩm! Qua đó cũng biết đc
phản ứng tức thì của người tiêu dùng !
Hành động của ng đàn ông: chỉ là hành động không phải theo lẽ thường tình mà thôi.
Cũng liên hệ với kinh doanh: Có những chiến lược theo cách này hiệu quả. Nhưng nhiều
chiến lược lại không đạt hiệu quả như mong đợi. Có những chiến lược nhỏ đơn giản
nhưng đem lại hiệu quả cao mà không mất quá nhiều công sức!
Trong kinh doanh không chỉ nhìn với con mắt về khía cạnh thông thường là bán sp mà -
không chi nhìn hành độg lấy đèn soi đường của ng đàn ông mù mà coi ông ta thần kinh
có vấn đề - mà hay nhìn phương pháp tiếp cận thị trường cũng như trong câu chuyện hãy
nhìn vào tác dụng mà hành động cầm đèn đem lại cho ng đàn ông!
Hình như đây là kiểu suy nghĩ ngược.... em cũng ko rõ lắm! Pác thông cảm!

Mọi ng xem giúp e làm bài nè với.

Bài học từ Tom Sawyer


Các nhà lãnh đạo có thể học đc cách ủy thác công việc thành công khi đọc cuốn tiểu
thuyết nổi tiếng của văn hào ng Mỹ Mark Twain: "Những cuộc phiêu lưu của Tom
Sawyer", đoạn Tom Sawyer sơn hàng rào. Đoạn này kể về cách Tom ủy thác công việc
cho những cậu bé khác trong thị trấn và cách những việc này đc hoàn thành một cách vui
vẻ và đầy đủ.
Tom xem qua tất cả các công việc mà dì Polly đã giao cho cậu, cậu cảm thấy đó là một
gánh nặng và rất buồn. Lúc một vài cậu bé trong thị trấn đi qua. Cậu đã nghĩ đến việc trả
tiền để một hoặc hai đứa làm hộ nhưng cậu ko có đủ tiền để mua đc một buổi chiều tự do.
Sau đó khi cậu trở về với công việc, một ý nghĩ lóe lên trong đầu, thay vì cằn nhằn cậu
trở lại làm việc với một thái độ thoài mái và bình tĩnh.
Ngay sau đó, cậu bé Ben Rogers đi ngang qua và bảo với Tom là thật đáng xấu hổ khi
cậu ko thể đi bơi mà phải làm việc. Tom đáp lại: "Ồ, có thể như vậy mà cũng có thể ko
phải như vậy. Tất cả những điều tớ biết là nó rất phù hợp với Tom Sawyer". Sau vài phút
quan sát Tom thích thú với công việc của mình. Ben đề nghị liệu cậu ta có thể sơn thử
một ít. Tom nói rằng có lẽ chỉ một ng trong một nghìn ng hoặc thậm chỉ là hai nghìn ng
mới có thể sơn đc hàng rào này theo cách mà dì Polly mong muốn.
Tom miễn cưỡng giao lại chổi cho Ben, đổi lấy một cái lõi táo. Ngay sau đó có càng
nhiều cậu bé đến cùng Ben sơn hàng rào. Tom ngồi dưới một bóng cây và "chỉ đạo" các
hoạt động. Chẳng mấy chốc hàng rào đã khoác lên mình tấm áo mới. Ngày hôm đó, Tom
đã học đc bài học về hành vi con ng khi ko có hiểu biết về nó. Để khiến ng ta thèm muốn
một điều j đó, điều quan trọng duy nhất là làm cho điều đó trở nên khó đạt đc.

Câu hỏi:
- Câu 1: Chúng ta có thể học đc j từ Tom Sawyer về nghệ thuật ủy nhiệm, ủy thác công
việc?
- Câu 2: Theo anh (chị): khi nhà quản trị ủy nhiệm, ủy quyền công việc cho cấp dưới có
nên "ngồi dưới một bóng cây và chỉ đạo các hoạt động" như Tom hay ko? Tại sao?

Câu 1: Chúng ta có thể học gì từ Tom Sawyer về nghệ thuật ủy nhiệm, ủy thác?
Quét sơn hàng rào là công việc mà Tom phải làm, tuy nhiên cậu đã biết giảm nhẹ
công việc bằng cách giao cho những cậu bé khác làm. Công việc Tom giao cho cậu
bé khác cũng nằm trong quyền hạn và trách nhiệm mà cậu phải thực hiện. Sự khéo
léo của Tom trong việc ủy nhiệm, ủy thác thể hiện như sau:
- Vì các bạn không phải là nhân viên cấp dưới nên Tom không thể ra lệnh hay chỉ
đạo. Do đó, Tom đã khéo léo kích thích sự hiếu kì và muốn chứng tỏ bản thân của
lũ trẻ: Tom đã biến một công việc từ nghĩa vụ thành quyền lợi, đây không phải là
công việc bắt buộc phải làm mà là công việc được làm và không phải ai cũng được
làm. Tom đã thể hiện rằng: không phải ai cũng có thể làm đúng được việc ấy.
Qua đây, ta có thể thấy trong mỗi con người có động lực thúc đẩy hoàn thành
nhiệm vụ. Đó không phải là sự thỏa mãn lợi ích bản thân mà là sự tự khẳng định
mình. Do đó, nhà quản trị cần phải hỉeu được nguyện vọng của nhân viên và đưa
ra được thử thách phù hợp
- Tom đã thuyết phục các bạn làm việc bằng chính thái độ của mình. Cậu vui vẻ
làm việc khi coi công việc đó là công việc mà chỉ có mình mới được làm. Thái độ
làm việc đã khiến những đứa trẻ muốn học theo.
Ở đây ta có thể thấy, vai trò làm gương mẫu, là người hướng dẫn là vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc thúc đẩy nhân viên làm việc hết mình vì mục tiêu chung của
tổ chức.

Câu 2: Theo anh (chị), khi nhà quản trị ủy nhiệm, ủy quyền công việc cho cấp
dưới có nên “ngồi dưới một bóng cây và chỉ đạo các hoạt động ” như Tom không?
Theo tôi, “Ngồi dưới một bóng cây và chỉ đạo các hoạt động” là một sai lầm trong
công việc quản lý.
Khi nhân viên được giao quyền họ mong muốn có sự tin tưởng trong công việc,
muốn tự mình hoàn thành công việc chứ không muốn bị sai bảo phải làm điều
này, điều kia.
Nhà quản trị chỉ nên hướng dẫn, gợi ý và tạo động lực thúc đẩy nhân viên. Mặt
khác, trong tổ chức ai cũng phải làm việc, ai cũng có công việc của mình kể cả
người lãnh đạo.
Giao việc, Ủy quyền chỉ là để giảm nhẹ bớt công việc để tập trung vào những công
việc trọng điểm. Vì vậy, giao quyền xong cho nhân viên là người lãnh đạo “ngồi
chơi” và chỉ đạo. Thái độ làm việc của Nhà quản trị sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tâm
lý làm việc của nhân viên.

Sản xuất hay không sản xuất?


Tình huống như sau:
Trích:
Một giám đốc doanh nghiệp sản xuất X có kể với tôi câu chuyện như sau:

- Công ty anh ta đang trong giai đoạn đầu lập nghiệp, số lượng công nhân không nhiều.
Anh ta vừa thương thảo với đối tác của mình nhập nguyên liệu, số lượng là A tấn, với giá
B USD/tấn. Sau khi nhập hàng về thì giá nguyên liệu tăng lên (B + b) USD/tấn. Nếu bán
nguyên liệu thì ngay lập tức anh ta lãi được b x A USD. Còn nếu đưa vào sản xuất thì chỉ
được hòa vốn là giỏi.

Câu hỏi của anh ta hỏi tôi là: Trong tình huống này tôi nên làm gì hả ông?
Theo các bạn quyết định tối ưu của công ty X này là như thế nào?

Trong tình huống này, nếu là tôi, tôi sẽ quyết định tiếp tục sản xuất vì:

• Trong ngắn hạn, nếu bán tôi sẽ được lãi một khoản b x A USD nhưng trong thời
gian tới công ty đó sẽ phải nhập nguyên liệu đầu vào với giá (B+b) USD/tấn nếu
muốn tiếp tục sản xuất để kinh doanh (Do doanh nghiệp đó là doanh nghiệp sản
xuất nên không thể không có nguyên liệu đầu vào).
• Với mức giá nguyên liệu đầu vào rẻ ban đầu, công ty đó có thể tạo ra lợi thế ban
đầu cho hoạt động kinh doanh của mình, mặc dù có thể ban đầu không có lãi.
• Là một doanh nghiệp mới bắt đầu khởi nghiệp, không nên vì những cái lợi ích
trước mắt mà bỏ đi lợi ích lâu dài của doanh nghiệp (Tầm nhìn ngắn).

Trên đây là một số lý do mà theo tôi là doanh nghiệp nên tiếp tục sản xuất. Nhưng còn rất
nhiều tình huống và hoàn cảnh của môi trường kinh doanh của doanh nghiệp tác động mà
doanh nghiệp có thể có những quyết định khác.

Tình huống quản trị học bạn ơi?


Có người nhận định " ngành y tế là nghành phi lợi nhuận vì vậy không cần phải học
nghành quản trị học "" bạn nghĩ sao về ý kiến này

ếu không học quản trị thì cần Giám đốc BV làm gì ? cần các trưởng khoa làm gì ?...

_Quản trị học không đơn thuần là "quản trị doanh nghiệp hay quản lý kinh doanh(sinh ra
lợi nhuận)" mà nó còn có cả quản lý nhân lực,quản lý vật tư,quản lý kế hoạch......
_Làm việc dù là lợi nhuận hay phi lợi nhuận thì cũng cần có kế hoạch chi tiết và
khoa học.Mục đích của quản trị là giúp tối thiểu hóa nhân lực,chi phí,công sức,thời
gian,không gian....mà vẫn thu được hiệu quả công việc cao nhất.Điều này là cần thiết đối
với mọi loại công việc.

_Một Giám đốc BV tốt có thể giảm thiểu số lượng y bác sỹ,nhân viên....mà vẫn bảo đảm
phục vụ người bệnh chu đáo nếu có kế hoạch làm việc hợp lý .Điều này không những là
cần thiết mà còn là trách nhiệm của từng BV nữa !

_Bất kỳ một người lãnh đạo nào cũng cần có ít nhất 40% kiến thức về quản lý và
30% hiểu biết về lĩnh vực mình quản lý.

_Còn muốn làm việc mà không có kiến thức về quản lý ư ?hoặc đó là VÔ TRÁCH
NHIỆM hoặc thích tự sát .

Bà Hương là người quản lí 1 xưởng sản xuất bánh kẹo,có 40 công nhân dưới quyền.Đây
là xưởng sản xuất có quy mô vừa,hoạt động giống như kiểu xưởng sản xuất gia đình nên
tổ chức bộ máy gọn nhẹ.Gúup việc bà Hương trong công tác quản lí có 3 người:Cô
Thanh phụ trách kế toán,anh Hùng nhận giao vật tự sản phẩm và ông Thịnh phụ trách kỹ
thuật.Trong 3 người ông Thịnh là người lớn tuổi nhất và có kinh nghiệm làm bánh kẹo
gia truyền nên được bà Huơng tin tưởng và giao phụ trách toàn bộ hoạt động sản xuất của
xưởng.Thông thường bà Hương thường có mặt tại cửa hàng bán bánh đồng thời là văn
phòng đại diện để nắm bắt thị trường,xử lí đơn hàng và làm các công việc đối ngoại,mọi
việc nội bộ xưởng đều giao cho ông Thịnh giải quyết.
Một hôm,ông Thịnh quyết định đình chỉ công việc của 1 công nhân vận hành máy đánh
bột.Báo cáo kỷ luật nói rằng công nhân này đã từ chối vận hành máy theo lệnh của ông
Thịnh trong khi đang cần sản xuất gấp 1 lượng bánh lớn.Bà Hương xuống phân xưởng để
giải quyết sự việc thì nhận thấy sự bất bình trong những người công nhân,bà tiếp xúc và
được biết hầu hết công nhân đều cảm thấy vụ kỉ luật này là vô li' .Họ nói ông Thịnh ra
lệnh vận hành máy trong những điều kiện vi phạm nguyên tắc an toàn nên người công
nhân từ chối,nên bị ông Thịnh kỉ luật,công nhân cũng cho biết có vài người đã bị thươn
khi vân hành máy đánh bột đó,nhưng pảhn ánh với ông Thịnh thì không thấy ông giải
quyết gì.
Câu hỏi :
1.Bà Hương pahỉ làm gì để giải quyêt tình huống trên?
2.Tình huống xảy ra có liên quan gì đến tổ chức của xởng ko?
3.Bạn có nghĩ rằng bà Hương cũng có phần lỗi khi để xảy ra tình huống trên?
4.Nếu ông Thịnh giữ nguyên ý kiến cho rằng phần sai hoàn toàn thuộc về người công
nhân.Bạn sẽ phản ứng ra sao khi bạn là người công nhân ấy?

Mình xin góp ý kiến mọi người coi thử nhé ! Có gì mọi người cho ý kiến nhớ !

+ Bà Hương xuống phân xưởng ngay để giải quyết vấn đề này là rất đúng và kịp thời
+ Lỗi này phải tìm hiểu kỹ xem vấn đề lỗi ở bộ phận nào và ai có lỗi để đưa ra hướng giải
quyết hợp lý.
+ Do đây là công ty có quy mô nhỏ nên bà Hương cần phải thường xuyên xuống thăm
các bộ phận của công ty và bà nhất là ông Thịnh lên lắng nghe ý kiến của các công nhân.
+ Theo mình thì ông Thịnh và bà Hương lên có đôi lời nói với các công nhân về vụ việc
đã xảy ra "dùng biện pháp kẻ đấm người xoa",sau đó mới tìm hiểu rõ xem nguyên nhân
của sự việc là ở đâu và sẽ cùng nhau khắc phục.
+ Bà Hương lên xem xét lại việc ủy quyền và tổ chức của công ty để đưa ra phương án
đúng nhất.

+ Việc giao toàn bộ công việc sản xuất cho một người như vậy theo tôi là chưa hợp lý, vì
đây là bộ phận rất quan trọng và rất nặng lề vậy lên ko thể trao cho một người vừa thực
hiện vừa quả lý hết được. Bà Hương lên tuyển thêm nhân viên, để giảm gánh nặng và áp
lực cho một số người.
+ Nếu ông Thịnh vẫn ko chịu nhận mình sai thì bà Hương cần phải làm rõ lỗi đó ở đâu
mà có, dù sao ông thịnh cũng là người có kinh nghiệm tốt. Rồi sau đó đưa ra quyết định
đúng nhất,
- Có thể ông Thịnh đã quá "cổ hủ" không theo kịp công nghệ lúc đó chúng ta nên tìm một
người có năng lực và nhạy cảm trong công việc hơn.
- Có thể là lỗi đó thuộc về công ty, lúc này bà Hương cần có những biẹn pháp khắc phục
ngay để nhanh chóng đưa nhà máy vào hoạt động có hiệu quả tốt hơn.
***mọi người coi rồi cho tớ ý kiến nhé***
************Thanks !*************
__________________

You might also like