You are on page 1of 24

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH GIA LAI

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA


LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
NGẠCH CHUYÊN VIÊN – K 25

Tên đề tài:
TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH

Người hướng dẫn Người thực hiện


Trần Ngọc Kiên Trần Anh Tuấn

P.Trưởng khoa Nhà nước- Pháp luật Sở Khoa học và Công nghệ

Pleiku, tháng 6 năm 2008


LỜI NÓI ĐẦU

Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định phát triển khoa học và công
nghệ (KH&CN) cùng với sự phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách
hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá (CNH), hiện
đại hoá (HĐH) đất nước. Mặc dù nước ta còn nghèo, nhưng trong thời gian
qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự nỗ lực, cố gắng
của đội ngũ cán bộ KH&CN trong cả nước, tiềm lực KH&CN đã được tăng
cường, KH&CN đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế-
xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Qua hơn 20 năm đổi mới, Khoa học và Công nghệ đã góp phần quan
trọng trong phát triển nền sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm cho kinh tế
của đất nước ngày càng phát triển, chế độ chính trị được củng cố vững
mạnh, giữ vững độc lập, chủ quyền của dân tộc, từng bước hội nhập với sự
phát triển của thế giới và khu vực.

Trong 5 năm đầu thế kỷ XXI, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục có
những chủ trương, chính sách phát triển KH&CN: Tỷ lệ chi ngân sách nhà
nước cho KH&CN đã đạt 2% - đánh dấu một mốc quan trọng trong quá
trình thực hiện chính sách đầu tư phát triển KH&CN của Đảng và Nhà
nước; Các chương trình, đề tài, dự án KH&CN đã bám sát hơn nhiệm vụ
phát triển kinh tế – xã hội; Cơ chế tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì
nhiệm vụ KH&CN đã bước đầu được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ,
công khai,…

Đạt được những thành tựu trên lĩnh vực KH&CN trong 20 năm đổi
mới là nhờ đường lối đúng đắn của Đảng, sự quản lý thống nhất theo pháp
luật của Nhà nước và sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các
cấp, các ngành, các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đó còn là do tác động của
cơ chế, chính sách được ban hành và kết quả đầu tư nhiều năm cho
KH&CN.

Tuy nhiên, ngoài những thành đạt được, chúng ta còn những yếu
kém, khuyết điểm và hạn chế nhất định: Đường lối chính sách phát triển
KH&CN của Đảng và Nhà nước chưa được quán triệt đầy đủ và chậm được
triển khai trong thực tiễn; Năng lực của các cơ quan tham mưu, quản lý
KH&CN các cấp còn yếu kém; Cơ chế quản lý kinh tế chưa tạo môi trường
thuận lợi cho phát triển khoa học và công nghệ; KH&CN chưa phát triển
tương xứng với tiềm năng và chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là khi gia nhập vào WTO; Công
tác nghiên cứu, dự báo chiến lược về quốc phòng, an ninh chưa theo kịp
diễn biến của tình hình; Trình độ KH&CN của ta còn thấp so với khu vực
và thế giới.

Từ thực tiễn nêu trên, vấn đề đặt ra là phải sớm có những chính sách,
cơ chế khuyến khích để có các ý tưởng về nghiên cứu khoa học phù hợp
với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện tốt công cuộc
CNH-HDH đất nước.

Qua thời gian học tập lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước
ngạch chuyên viên, đã làm tôi hiểu rõ hơn nhiều vấn đề trong công tác quản
lý nhà nước nói chung và quản lý ngành nói riêng. Một trong những vấn đề
của ngành KH&CN mà tôi quan tâm liên quan đến công tác quản lý khoa
học và công nghệ tại địa phương đó là “Tranh chấp quyền tác giả của đề
tài nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ cấp tỉnh” .

Do thời gian và trình độ có hạn, nên bài viết không tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế nhất định. Vì vậy, rất mong sự góp ý của các thấy cô
giáo để kiến thức quản lý nhà nước ngày càng được nâng cao phục vụ tốt
hơn trong công tác quản lý của ngành.
I/ MÔ TẢ TÌNH HUỐNG:
Khi thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
của địa phương, tại Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh X, đã xảy ra một tình
huống trong quá trình tổ chức chọn lựa (tuyển chọn) đơn vị, cá nhân chủ trì
thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học- công nghệ cấp Tỉnh. Đây là một tình
huống có thật trong thực tế quản lý của ngành nhưng để tránh những phiền
hà, bất tiện, tôi xin không nêu tên cụ thể. Nội dung tình huống được mô tả
như sau:

Ngày 14/5/2006, Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh X nhận một đơn
khiếu nại số 01/ĐKN-TTƯD ngày 9/5/2006 của ông Nguyễn Văn Quốc,
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Ứng dụng và Chuyển giao ông nghệ Tỉnh
Z. Nội dung đơn khiếu nại như sau:

Khiếu nại ông Nguyễn Văn Bình, cán bộ Trung tâm Ứng dụng và
Chuyển giao công nghệ Tỉnh X đã vi phạm quyền tác giả ý tưởng (ăn cắp
ý tưởng nghiên cứu khoa học) khi đưa ý tưởng của Trung tâm Ứng dụng và
Chuyển giao công nghệ Tỉnh Z (đã đề xuất với Sở Khoa học và Công nghệ
Tỉnh X) để triển khai thực hiện tại tỉnh X mà chưa có sự đồng ý của cá
nhân, đơn vị đề xuất (ông Nguyễn Văn Quốc). Đồng thời, cho rằng Sở
Khoa học và Công nghệ Tỉnh X đã làm việc không công khai, không dân
chủ trong khâu chọn lựa tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài nên đã tự
ý giao nhiệm vụ trên cho Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ
Tỉnh X chủ trì thực hiện và thiếu trách nhiệm (không giữ bí mật ý tưởng
nghiên cứu khoa học) trong công tác quản lý ngành tại địa phương. Do vậy,
yêu cầu Sở Khọc và Công nghệ tỉnh X phải giao nhiệm vụ trên cho người
đã đề xuất ý tưởng (ông Nguyễn Văn Quốc) chủ trì thực hiện hoặc phải
chức tuyển chọn lại một cách công khai.
Khi nhận được đơn khiếu nại trên, ngay lập tức Giám đốc sở Khoa
học và Công nghệ Tỉnh X đã có ý kiến chỉ đạo: Giao trực tiếp cho đồng chí
Hoàng Anh Thái, Trưởng phòng Quản lý Khoa học của Sở tiến hành xem
xét đơn khiếu nại trên để tham mưu Lãnh đạo Sở có hướng giải quyết.

Để có hướng giải quyết hợp tình, hợp lý và đúng theo quy định của
Nhà nước về quản lý khoa học và công nghệ, ông Hoàng Anh Thái đã xem
lại các văn bản có liên quan và toàn bộ hồ sơ vụ việc có liên quan đến việc
đề xuất ý tưởng nghiên cứu khoa học công nghệ của ông Nguyễn Văn
Quốc (Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao công nghệ Tỉnh Z).
Đúng là ngày 21/8/2006, ông Quốc có đề xuất với Sở Khoa học và Công
nghệ tỉnh X về ý tưởng nghiên cứu khoa học cho năm 2007 (có số công văn
đến và ngày nhận rõ ràng) và được bộ phận chuyên môn của Sở (phòng
Quản lý Khoa học) tổng hợp thành danh mục đề xuất ý tưởng nghiên cứu
triển khai trên địa bàn tỉnh năm 2007, tổng cộng tất cả có 67 ý tưởng (trong
đó có cả ý tưởng của ông Quốc) để trình UBND tỉnh ra quyết định thành
lập Hội đồng khoa học công nghệ chuyên ngành xác định nhiệm vụ nghiên
cứu triển khai cho năm 2007.

Hội đồng này có nhiệm vụ tư vấn cho Chủ tịch UBND tỉnh lựa chọn
các nhiệm ý tưởng nghiên cứu khoa học có tính cấp thiết, thiết thực, phù
hợp với phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh để đưa vào triển khai thực hiện
đồng thời tư vấn cho UBDN tỉnh giao nhiệm vụ (có thể giao trực tiếp hoặc
giao thông qua hình thức tuyển chọn-đấu thầu) cho các tổ chức cá nhân chủ
trì thực hiện các nhiệm vụ được lựa chọn. Trên tinh thần đó, Hội đồng cũng
đã tích cực làm việc và đề nghị UBND tỉnh phê duyệt 05 nhiệm vụ (ý
tưởng) nghiên cứu triển khai trên địa bàn tỉnh, trong đó có ý tưởng mà ông
Quốc đề xuất.

Trên cơ sở tư vấn của Hội đồng khoa học công nghệ chuyên ngành
xác định nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai năm 2007, Chủ tịch UBND
tỉnh ra Quyết định số 1650/QĐ-CT ngày 14/10/2006 phê duyệt danh mục
nhiệm vụ nghiên cứu triển khai năm 2007 (có 05 nhiệm vụ), theo đó có ghi
rõ hình thức giao nhiệm vụ.

Nếu ý tưởng đề xuất của ông Quốc được giao trực tiếp cho ông Quốc
và Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ tỉnh Z chủ trì thực hiện
thì không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, nhiệm vụ đó được giao trực tiếp
cho Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ tỉnh X chủ trì thực
hiện. Khi biết được thông tin trên thì ông Quốc đã làm đơn khiếu nại gửi
đến Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh X và UBND tỉnh X.

Sau khi nhận nhiệm vụ do Giám đốc Sở giao, ông Hoàng Anh Thái
đã hệ thống lại toàn bộ sự việc như trên và cùng với cả phòng bàn bạc, trao
đổi và để đưa ra hướng giải quyết hợp tình, hợp lý theo đúng pháp luật bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đồng thời vẫn kích
thích để các tổ chức cá nhân đề xuất ý tưởng nghiên cứu khoa học để cho
hoạt động khoa học và công nghệ của địa phương ngày càng phát triển
vững mạnh.
II/ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG:
Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
sẽ nâng cao được hiệu quả hoạt động của công tác khoa học và công nghệ,
nhanh chóng đưa các kết quả nghiên cứu khoa học (sáng kiến, cải tiến kỹ
thuật, hợp lý hoá sản xuất,…) vào trong thực tế sản xuất nhằm phục vụ cho
việc phát triển kinh tế- xã hội và công cuộc đổi mới của đất nước ngày
càng hoàn thiện hơn.

Để có được các đề tài, dự án khoa học công nghệ có ý nghĩa thực


tiễn cao, phù hợp với thực tế nhằm phục vụ tích cực cho sự phát triển kinh
tế - xã hội thì việc đề xuất các ý tưởng nghiên cứu khoa học ban đầu là rất
quan trọng. Do vậy, nếu không giải quyết tình huống trên một cách hợp
tình, hợp lý sẽ gây ra cho người đề xuất ý tưởng có những ấn tượng không
tốt đối với công tác quản lý ngành tại địa phương.

Để giải quyết tình huống trên cho thấu tình đạt lý, không trái với
những quy định của pháp luật, bảo vệ được quyền lợi của các bên thì cần
đề cập đến mấy mục tiêu chính sau:

- Mục tiêu ưu tiên hàng đầu ở tình huống này là dù có giải quyết theo
hướng nào thì nhiệm vụ nghiên cứu trên vẫn được triển khai một cách tốt
nhất và đạt được kết quả cao. Ở đây có rất nhiều phương án giải quyết được
đặt ra, nhưng ta cần chọn một phương án tối ưu nhất;

- Cần cem xét rõ tình huống trên có vi phạm quyền tác giả hay không
để có những hướng giải quyết phù hợp;

- Khuyến khích cho các cá nhân, tổ chức mạnh dạng đề xuất những ý
tưởng nghiên cứu khoa học mới, phát huy vai trò sáng tạo;

- Nâng cao vai trò, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về khoa
học và công nghệ, đồng thời nâng cao nhận thức cho mọi người khi tham
gia hoạt động khoa học và công nghệ;
- Đảm bảo quyền lợi cho người tham gia hoạt động khoa học và công
nghệ. Tránh những suy nghĩ không tốt với giữa các bên với nhau và những
kiện tụng xảy ra không đáng có;

Ở tình huống này liên quan đến 2 đối tượng: Sở KH&CN tỉnh X (Cơ
quan quản lý về khoa học và công nghệ tại địa phương); Ông Quốc- đại
diện đơn vị đề xuát ý tưởng (Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công
nghệ tỉnh Z); và có một đối tượng liên đới là Trung tâm Ứng dụng và
chuyển giao công nghệ tỉnh X (đơn vị thực hiệm nhiệm vụ đã được UBND
Tỉnh giao).

Về phía Sở KH&CN tỉnh X: Sở đã tiến hành các hoạt động quản lý


của ngành tại địa phương để có được hiệu quả và kết quả tốt nhất. Đại diện
cho cơ quan quản lý để xem xét trường hợp trên có phải là vi phạm quyền
tác giả ý tưởng hay không và phải chịu trách nhiệm về việc tư vấn cho
UBDN tỉnh giao nhiệm vụ trên cho Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao
công nghệ tỉnh X chủ trì thực hiện.

Về phía Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao cộng nghệ tỉnh Z: Từ
ý tưởng nghiên cứu khoa học do chính mình đề xuất nhưng lại không được
triển khai thực hiện nên có ý muốn được chủ trì thực hiện nhiệm vụ đó.
Hoặc vẫn để cho Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ tỉnh X
chủ trì thực hiện thì có thể phải đền bù tiền bản quyền ý tưởng nghiên cứu
khoa học.

Về phía Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao cộng nghệ tỉnh X: Là
đơn vị nhận nhiệm vụ được giao và cũng có các phương hướng để thực
hiện nhiệm vụ một cách đạt kết quả cao nhất.
III/ PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG:
Đây là một tình huống mang tính chất nhạy cảm trong thời mở cửa
hiện nay vì có liên quan đến nhiều vấn đề: Bản quyền ý tưởng, thiếu trách
nhiệm của cơ quan quản lý, cơ chế làm việc không công khai, dân chủ của
cơ quan quản lý nhà nước. Do vậy nếu ta giải quyết không tốt sẽ làm cho
người dân có những dư luận không tốt, làm kiềm hãm sự phát triển của
khoa học và công nghệ tại địa phương, nhất là không khuyến khích cho các
tổ chức, cá nhân đề xuất ý tưởng nghiên cứu khoa học. Do vậy ta cần tìm
hiểu nguyên nhân vì sao xảy ra vụ vịêc như trên và có hướng giải quyết
hợp lý nhất.

NGUYÊN NHÂN:

- Thứ nhất: Xuất phát từ việc muốn chủ trì thực hiện nhiệm vụ đề
xuất ban đầu, nên đã yêu cầu cơ quan quản lý giao lại nhiệm vụ cho chính
đơn vị đề xuất chủ trì thực hiện;

- Thứ hai: Xuất phát từ lợi ích kinh tế, nên muốn đòi tiền đền bù vi
phạm bản quyền tác giải ý tưởng nếu như không được chủ trì triển khai
thực hiện nhiệm vụ trên;

- Thứ ba: Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà khoa học với
nhau;

- Thứ tư: Việc phổ biến rộng rãi về luật KH&CN cũng như cơ chế
quản lý khoa học và công nghệ, đặc biệt là quản lý các đề tài, dự án nghiên
cứu khoa học và công nghệ tại địa phương chưa được sâu rộng đến các nhà
khoa học;

Thứ năm: Chưa có cơ chế, quy định rõ ràng, cụ thể trong bản quyền
ý tưởng khoa khọc.
Từ những nguyên nhân như trên mà đơn vị đề xuất đã không hài
lòng với việc giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý ngành tại
địa phương nên đã cho rằng việc giao nhiệm vụ như vậy là không công
khai, dân chủ và cho rằng cơ quan quản lý thiếu trách nhiệm (không giữ bí
mật ý tưởng).

HẬU QUẢ:

Tình huống này không trực tiếp gây thiệt hại về mặt kinh tế cũng
như không gây ra những tiêu cực lớn cho xã hội. Nhưng đây là tình huống
nhạy cảm, hay gặp trong công tác quản lý nhà nước do vậy cần phải giải
quyết một cách hài hoà giữa các bên. Nếu không giải quyết hợp lý thì sẽ
tạo ra những dư luận không hay, giải sút lòng tin và mất đoàn kết giữa các
nhà khoa học.

Hậu quả trước mắt ta có thể thấy là nếu như không giải quyết ổn thoã
tình huống trên thì nhiệm vụ trên không được triển khai thực hiện gây lãng
phí về ý tưởng nghiên cứu khoa học. Tuy rằng về mặt kinh tế không có
thiệt hại nhiều nhưng nếu như vậy thì những ý tưởng nghiên cứu khoa học
mới sẽ rất khó đưa vào triển khai thực hiện tại địa phương, sẽ kiềm hãm
không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, không tận
dụng được trí tuệ của các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh. Như thế không
phải là phương án quản lý tốt nhất.

Làm mất uy tín của cơ quan, cán bộ công chức nhà nước, giảm sút
lòng tin, gây mất đoàn kết đối với các cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động
khoa học và công nghệ. Đơn vị đề xuất ý tưởng cho rằng, cơ quan quản lý
đã không thực hiện việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì tham gia thực
hiện đề tài (nhiệm vụ) một cách công khai, dân chủ mà tự ý giao trực tiếp
cho một đơn vị khác thực hiện. Trong tình huống này, chưa phải là vấn đề
phức tạp, chưa đến mức sa sút phẩm chất đạo đức của cán bộ công chức
nhưng qua đây cũng góp phần nhắc nhở cho cơ quan quản lý cần phải công
khai hơn nữa trong khâu chọn lựa cơ quan chủ trì thực hiện đề tài để cho
các đơn vị được rõ. Việc tổ chức lựa chọn cơ quan chủ trì thực hiện đề tài
một cách công khai, dân chủ sẽ góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy
KHCN tại địa phương phát triển.

Về việc vi phạm quyền tác giả ý tưởng, cần căn cứ vào luật sở hữu
trí tuệ để giải quyết một cách khách quan, rõ ràng. Khi vi phạm thì cần có
những bồi thường đúng theo pháp luật quy định. Qua đây cũng đặt ra cho
các nhà quản lý về cơ chế bảo hộ quyền ý tưởng nghiên cứu khoa học và có
những chế độ khuyến khích để các nhà khoa học không ngừng đưa ra
những ý tưởng mới. Nếu thực hiện tốt được vấn đề này sẽ góp phần không
nhỏ trong việc thúc đẩy nền khoa học và công nghệ nước nhà phát triển.
IV/ XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU:

1/ Các phương án giải quyết vấn đề:

Sau khi phân tích tình huống trên, ta có thể thấy đây là một vấn đề
mở và nhạy cảm trong công tác quản lý nên có rất nhiều phương án để giải
quyết. Trong tình huống này đòi hỏi có sự thoã thuận và thống nhất cao của
hai bên: Bên đề xuất ý tưởng và bên thực hiện ý tưởng nhưng không trái
với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu ta giải quyết không đúng theo
pháp luật và hợp tình hợp lý sẽ dẫn đến những vấn đề hệ lụy tiếp theo, đặc
biệt là mất lòng tin đối với cơ quan quản lý nhà nước. Sau đây xin nêu một
vài phương án xử lý có thể án dụng để xử lý tình huống nêu trên:

Phương án thứ nhất:

Giao lại nhiệm vụ đó cho đơn vị đề xuất: Tức là đơn vị đề xuất sẽ


làm chủ trì thực hiện.

Khi ta thực hiện phương án này là đáp ứng được yêu cầu của đơn vị
đề xuất ý tưởng và như vậy thì đơn vị đề xuất ý tưởng sẽ không quan tâm
đến các nội dung khác như: bản quyền ý tưởng, …

Tuy nhiên, cũng cần phải giải thích và cung cấp thêm thông tin để
đơn vị đề xuất ý tưởng hiểu rõ cơ chế và quy trình quản lý đề tài, dự án
nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng như về Luật sở hữu trí tụê.

Căn cứ theo Luật KH&CN và Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày


17/10/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
khoa học và công nghệ và được cụ thể hoá tại địa phương tại Quyết định số
10/2004/QĐ-UBND ngày 9/12/2004 của UBND Tỉnh X thì việc giao
nhiệm vụ trên cho Trung tâm Ứng dựng và Chuyển giao công nghệ tỉnh X
là không trái với quy định. Do vậy, việc đơn vị đề xuất cho rằng cơ quan
quản lý đã không công khai dân chủ, công khai trong khâu lựa chọn tổ
chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học là không có cơ
sở. Do vậy, cơ quan quản lý cần phải nêu rõ cơ chế tuyển chọn (hoặc giao
trực tiếp) cho các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án nghiên
cứu khoa học để cho Trung tâm Ứng dựng và Chuyển giao công nghệ Tỉnh
Z được rõ, như vậy sẽ dễ dàng thông suốt, thấu hiểu vấn đề hơn.

Một khi đã nắm được cơ chế tuyển chọn (hoặc giao trực tiếp) tổ
chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án nghiên cứu khoa học thì sẽ
hiểu rõ được cơ chế quản lý và làm hoàn toàn đúng theo trách nhiệm quản
lý của mình chứ không phải như đơn vị đề xuất có ý kiến là cơ quan quản
lý thiếu tinh thần trách nhiệm.

Căn cứ theo Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định số 105/2006/NĐ-CP


ngày 22/9/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của luật sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà
nước về sở hữu trí tuệ thì việc bảo hộ ý tưởng nghiên cứu khoa học chưa
được các cơ quan quản lý nhà nước quy định. Do vậy, việc một đơn vị khác
thực hiện ý tưởng do mình đề xuất là không vi phạm quyền tác giả ý tưởng
nghiên cứu khoa học.

Ưu điểm:

Khi thực hiện theo phương án này thì các nội dung khác mà đơn vị
đề xuất yêu cầu tại công văn số 01/ĐKN-TTƯD ngày 9/5/2006 sẽ tự khắc
được giải quyết. Tức là đơn vị đề xuất ý tưởng sẽ không nhắc đến chuyện
vi phạm quyền tác giả ý tưởng nghiên cứu khoa học. Như vậy cũng sẽ
thuận lợi hơn cho cơ quan quản lý giải quyết việc tranh chấp quyền tác giả
ý tưởng có thể xảy ra. Tuy nhiên, cũng cần tìm hiểu đến việc bảo hộ quyền
tác giả ý tưởng để công tác quản lý ngày càng hoàn thiện hơn.

Một trong những thuận lợi khi lựa chọn phương án này là khi giao
như vậy sẽ có thuận lợi trong vấn đề xây dựng triển khai các nội dung để
phù hợp với mục tiêu đúng theo ý tưởng ban đầu, vì khi đề xuất ý tưởng, ít
nhiều gì thì đơn vị cũng đã có những hướng giải quyết nhất định. Đây cũng
là một cơ quan chuyên môn có khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao đạt
kết quả tốt.

Nhược điểm:

Tuy nhiên khi lựa chọn phương án này thì có những nhược điểm sau:

- Khi giao lại cho đơn vị đề xuất chủ trì thực hiện thì phải dự báo đến
khả năng là đơn vị đang nhận nhiệm vụ triển khai thực hiện sẽ không đồng
tình và cũng muốn làm chủ trì thực hiện. Nếu như vậy thì sự việc càng
thêm rắc rối.

- Thiếu sự kết hợp giữa các đơn vị tham gia hoạt động khoa học (cụ
thể là giữa 2 Trung tâm Ứng dựng và chuyển giao công nghệ), không tập
hợp được sức lực của tập thể để phát huy được tính sáng tạo trong nghiên
cứu khoa học.

- Muốn giao nhiệm vụ trên cho đơn vị đề xuất chủ trì thực hiện thì
cần phải điều chỉnh lại Quyết định số 1650/QĐ-CT ngày 14/10/2006 của
Chủ tịch UBND Tỉnh X. Việc xin Chủ tịch UBND thay đổi Quyết định
cũng phải mất thời gian, như vậy sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện nhiệm
vụ.

Ngoài ra, khi thực hiện theo phương án này sẽ không khuyến khích,
ưu tiên, tạo cơ hội cho các nhà khoa học trên địa bàn tỉnh tiếp cận với
nghiên cứu khoa học đặc biệt là các nhà khoa học trẻ, từng bước tạo ra sự
trụt hậu về trình độ KH&CN.

Phương án thứ hai:

Vẫn giữ nguyên đơn vị chủ trì thực hiện như ban đầu (theo Quyết
định số 1650/QĐ-CT ngày 14/10/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh).

Khi thực hiện theo phương án này, thì bên đề xuất ý tưởng cho rằng
là đã vi phạm quyền tác giả ý tưởng; cơ quan quản lý không thực hiện
tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài công khai, dân chủ và
thiếu trách nhiệm (không bảo mật ý tưởng nghiên cứu khoa học).

Nếu vẫn giữ nguyên phương án này thì trước hết phải giải thích cho
cơ quan đề xuất ý tưởng hiểu rõ cơ chế quản lý đề tài,dự án, nhất là trong
khâu chọn lựa tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài. Đồng thời, căn cứ
theo Luật Sở hữu trí tuệ thì theo phương án này cũng không vi phạm quyền
tác giả ý tưởng nghiên cứu khoa học. Như vậy, do đơn vị đề xuất ý tưởng
nghiên cứu khoa học muốn được làm chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu
khoa học nên suy nghĩ theo hướng chủ quan.

Do vậy, một lần nữa khẳng định rằng, việc giao cho Trung tâm Ứng
dụng và Chuyển giao công nghệ tỉnh X chủ trì thực hiện nhiệm vụ trên là
không sai với quy chế quản lý và không trái với quy định của nhà nước.

Ưu điểm:

Khi thực hiện theo phương án này thì đơn vị được giao ban đầu sẽ
làm chủ trì thực hiện và tiếp tục triển khai các nội dung được giao. Như
vậy, sẽ không ảnh hưởng đến tiến độ công việc nên khả năng hoàn thành
nhiệm vụ được giao là rất cao. Ngoài ra, theo phương án này thì do một
đơn vị tại địa phương là chủ trì thực hiện đề tài sẽ thuận lợi hơn trong khâu
theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các nội dung công việc và nhanh chóng
đưa kết quả nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn tại địa phương.

Khi thực hiện theo phương án này thì không cần phải xin điều chỉnh
lại Quyết định giao nhiệm vụ và không cần triển khai các khâu tiếp theo
như tổ chức tuyển chọn (đấu thầu) tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài.

Đồng thời khi thực hiện theo phương án này thì từng bước giúp cho
đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học tại tỉnh nhà tiếp cận với nghiên cứu
khoa học và từng bước ngày càng phát triển.

Nhược điểm:

Nếu thực hiện theo phương án này thì sẽ không khuyến khích các tổ
chức, cá nhân ngoài tỉnh đề xuất ý tưởng nghiên cứu khoa học.

Thiếu sự kết hợp giữa các đơn vị tham gia hoạt động khoa học (cụ
thể là giữa 2 Trung tâm Ứng dựng và chuyển giao công nghệ) và không
phát huy được tính sáng tạo của các nhà khoa học.

Đơn vị đề xuất ý tưởng không được làm chủ trì thực hiện nhiệm vụ
thì sẽ có những phản ứng không tốt với cơ quan quản lý: cho rằng việc
quản lý như vậy là không công bằng, chưa công khai, dân chủ,… có thể tạo
ra sự mất đoàn kết giữa đơn vị đề xuất ý tưởng và cơ quan quản lý và đơn
vị thực hiện nhiệm vụ được giao.

Phương án thứ ba:


Kết hợp hai phương án một và hai: Tức là vẫn giao cho Trung tâm
Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ tỉnh X chủ trì và chủ nhiệm đề tài là
cá nhân đề xuất ý tưởng.

Với bất kỳ phương án nào thì cơ quan quản lý cũng cần phải giải
thích để cho đơn vị đề xuất ý tưởng biết được khi thực hiện giao nhiệm vụ
như vậy là không trái với quy định và hôầntnf không vi phạm quyền tác giả
ý tưởng.

Ưu điểm:

Như vậy theo phương án này thì sẽ kết hợp được trí tuệ của tập thể
để phát huy tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. Co quan chủ trì là
một đơn vị tại địa phương sẽ dễ dàng theo dõi, kiểm tra, giám sát các nội
dung của đề tài khi thực hiện tại địa phương để có những hướng dẫn và
nhắc nhở kịp thời.

Tránh được sự bất hoà giữa đơn vị đề xuất ý tưởng và đơn vị tham
gia thực hiện đề tài. Đồng thời, như vậy sẽ khuyến khích để các nhà khoa
học đề xuất những ý tưởng nghiên cứu mới phục vụ cho việc phát triển
kinh tế - xã hội tại địa phương.

Vẫn đảm bảo được tiến độ công việc đúng theo kế hoạch vì không
cần phải tổ chức lại khâu tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề
tài.

Khi đề tài có những sáng kiến trong nghiên cứu khoa học thì chủ
nhiệm đề tài sẽ được bảo hộ những kết quả nghiên cứu đó nếu như tiến
hành đăng ký bảo hộ đúng theo quy định của Luật sử hữu trí tuệ. Do vậy,
việc vi phạm quyền tác giả ý tưởng cũng sẽ được là rõ hơn.

Nhược điểm:
Tuy nhiên, khi thực hiện phương án này thì cơ quan quản lý cần phải
mời đại diện các đơn vị có liên quan (đơn vị đề xuất ý tưởng và đơn vị
được giao nhiệm vụ) để giải thích một cách rõ ràng để các bên cùng thống
nhất.

Phương án thứ tư:

Tổ chức để tuyển chọn (đấu thầu) tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện
đề tài; Tức là Sở KH&CN tổ chức thông báo rộng rãi cho các tổ chức, cá
nhân có nhu cầu và năng lực tham gia xây dựng hồ sơ để tiến hành xét
tuyển. Khi thực hiện theo phương án này thì cũng đáp ứng được yêu cầu
của đơn vị đề xuất ý tưởng nghiên cứu khoa học, tuy nhiên không đảm bảo
được tiến độ thực hiện đề tài vì đây là nhiệm vụ mang tính cấp bách.

Ưu điểm:

Phương án này sẽ chọn ra được đơn vị thực hiện nhiệm vụ một cách
tối ưu nhất.

Nhược điểm:

Việc tuyển chọn lại sẽ mất nhiều thời gian vì cần phải thông báo để
cho các tổ chức, cá nhân xây dựng lại hồ sơ nên sẽ không bảo đảm được
tiến độ thực hiện nhiệm vụ.

2/ Lựa chọn phương án tối ưu:

Như đã phân tích và đánh giá thì các phương án trên đều có thể chọn
được vì tất cả không trái với quy định trong việc quản lý đề tài, dự án
nghiên cứu khoa học, chẳng qua do xuất phát từ việc muốn làm chủ trì thực
hiện đề tài mà bên đề xuất ý tưởng đã có những suy nghĩ chủ quan về cơ
quan quản lý của địa phương chứ không trái quy định về việc chọn lựa
(giao trực tiếp) tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài. Theo Luật sở hữu
và trì tuệ thì tình huống nêu trên không vi phạm quyền tác giả ý tưởng
nghiên cứu khoa học.

Như đã đề cập và phân tích ở trên, thì đây không không phải là tình
huống mang tính pháp lý cao mà mang tính nhạy cảm do vậy có rất nhiều
phương án để lựa chọn. Vấn đề ở đây là người quản lý đưa ra phương án
tính hợp tình, hợp lý cao và được các bên liên quan ủng hộ và kế hoạch giải
quyết theo phương án đó một cách hiệu quả.

Trong các phương án được đưa ra ở trên thì phương án thứ ba là tối
ưu nhất. Phương án này có sự hợp tình, hợp lý cao, dễ tạo ra sự thống nhất,
hoà giữa các bên, không ảnh hưởng đến kế hoạch triển khai công việc
chung nhưng vẫn đảm bảo được việc thực hiện các nội dung được giao một
cách tốt nhất. Đồng thời vẫn tôn trọng được ý tưởng nghiên cứu khoa học
của tác giả.
V/ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
ĐƯỢC LỰA CHỌN
Phương án được lựa chọn cũng đã nêu ra cụ thể các nhiệm vụ cần
phải giải quyết của các cơ quan có liên quan, đặc biệt là nhiệm vụ của cơ
quan quản lý, có trách nhiệm hướng dẫn và giải thích để cho đơn vị đề xuất
ý kiến hiểu rõ hơn quy trình quản lý các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học
và công nghệ tại địa phương. Đồng thời có văn bản báo cáo kết quả làm
việc giữa cơ quan quản lý và 2 đơn vị có liên quan cho UBND tỉnh được
rõ.

Trước mắt là có công văn gửi Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao
công nghệ tỉnh X về việc tạm dừng việc thực hiện các khâu tiếp theo của
nhiệm vụ được giao. Nội dung công văn cần phải nêu rõ lý do tạm dừng và
chờ cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Sau đó có công văn mời đại diện đơn vị đề xuất ý tưởng và đơn vị
được giao thực hiện nhiệm vụ để cùng nhau giải quyết các nội dung của
đơn khiếu nại do bên đề xuất ý tưởng yêu cầu. Khi các bên làm việc, cơ
quan quản lý (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh X) phải làm rõ được các nội
dụng sau:

- Theo Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành ngày 29/11/2005 thì ý
tưởng nghiên cứu khoa học chưa được bảo hộ, hay nói đúng hơn, hiện nay
pháp luật chưa quy định quyền tác giả ý tưởng. Do vậy, việc Trung tâm
Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ tỉnh X chủ trì thực hiện nhiệm vụ do
ông Quốc đề xuất là không vi phạm quyền tác giả ý tưởng nghiên cứu khoa
học.

- Việc tổ chức giao nhiệm vụ cho Trung tâm ứng dụng và chuyển
giao công nghệ tỉnh X chủ trì thực hiện là đúng theo quy định về quản lý
các hoạt động khoa học- công nghệ tại địa phương. Tại đềi 21, Luật khoa
học và công nghệ có quy định nhiệm vụ khoa học- công nghệ được giao
trực tiếp. Đây là mhiệm vụ có tính cấp bách nên sau khi xem xét chuyên
môn và nhiệm vụ của Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ tỉnh
X có khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ trên và có một số lợi thế nhất định:
nằm tại địa bàn triển khai nhiệm vụ nên dễ theo dõi và có những điều chỉnh
kịp thời khi có những vướng mắt. Do vậy, việc giao nhiệm vụ cho Trung
tâm ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ tỉnh X chủ trì thực
hiện là không trái với quy định của pháp luật và cơ quan quản lý cũng đã
thực hiệm nhiệm vụ quản lý của mình một cách công khai, dân chủ, rõ ràng
chứ không như đơn vị đề xuất ý tưởng suy nghĩ (và thông qua tư vấn của
hội đồng KHCN chuyên ngành).

- Thống nhất để cho Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao công nghệ
tỉnh X tiếp tục chủ trì thực hiện nhiệm vụ được giao và mời đơn vị đề xuất
ý tưởng tham gia thực hiện chính đề tài (có thể làm chủ nhiệm đề tài). Như
thế này sẽ tập trung được trí tuệ của tập thể để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ
được giao và ngày càng củng cố đội ngũ khoa học tại địa phương ngày
càng phát triển. Đồng thời vẫn khuyến khích được các bên thực hiện tốt
nhiệm vụ được giao và kích thích các nhà khoa học không từ bỏ ý định đề
xuất những ý tưởng mới trong khoa học cho địa phương.

Sau khi các bên thống nhất ở mức cao nhất có thể, Sở KH&CN sẽ có
các thủ tục tiếp theo đúng theo quy định (thông báo cho đơn vị được giao
nhiệm vụ tiếp tục triển khai các bước tiếp theo để thực hiện nhiệm vụ đạt
kết quả cao,) sơ để nhiệm vụ được triển khai một cách hiệu quả và báo cáo
kết quả làm việc cho UBND Tỉnh./.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Đây là tình huống hay gặp trong công tác quản lý khoa học và công
nghệ tại địa phương nên đòi hỏi người quản lý phải tìm ra phương án giải
quyết một cách hài hoà, đảm bảo được lợi ích hợp pháp của các bên nhưng
không trái với quy định của pháp luật. Nếu không giải quyết ổn thoã sẽ rất
có khả năng là nhiệm vụ trên không được đưa và triển khai thực hiện tại địa
phương và như vậy sẽ khó đưa được các kết quả nghiên cứu khoa học vào
ứng dụng trong thực tiễn sản xuất nhằm phục vụ tốt hơn cho sự phát triển
kinh tế xã hội và công cuộc đổi mới, CNH-HĐH đất nước; tạo ra những ấn
tượng không tốt đối với cơ quan quản lý.

Qua tình huống này thể hiện rõ sự chưa nhất quán trong cơ chế quản
lý đối với công tác nghiên cứu khoa học-công nghệ ở từng địa phương,
cũng như sự nhận thức của người dân về pháp luật và tuyên truyền, phổ
biến pháp luật chưa được phổ biến và rộng rãi. Vì vậy, để thúc đẩy hoạt
động khoa học tại địa phương phát triển thì cần phải tuyên truyền và phổ
biến rộng rãi hơn nữa quy chế quản lý KH&CN để mọi người được rõ,
tránh những trường hợp hiểu sai lệch không đáng có.

Qua tình huống này đặt ra cho cơ quan quản lý những vẫn đề cần
được quan tâm: Bảo hộ quyền tác giả ý tưởng, nếu ý tưởng nghiên cứu
khoa học được chọn lựa để đưa và thực hiện sẽ có những quyền lợi thích
đáng cho người đề xuất ý tưởng, có như vậy mới phát huy được trí tuệ của
các nhà khoa học tham gia cống hiến những ý tưởng cho nghiên cứu khoa
học phục vụ cho việc phát triển kinh tế -xã hội, an ninh quốc phòng tại địa
phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Luật Khoa học và Công nghệ;

2/ Luật Sở hữu trí tuệ;

3/ Nghị định ssó 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ;

4/ Nghị định số 127/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2005 của Chính phủ;

5/ Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ;

6/ Quyết định số 11/2007/QĐ-BKHCN ngày 4/6/2007 của Bộ Trưởng Bộ


KH&CN.
NHẬN XÉT CỦA GIÁM KHẢO

…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….

Giám khảo 1 Giám khảo 2

You might also like