You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐHKTCN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA ĐIỆN TỬ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI TẬP DÀI

MÔN HỌC: Thông tin di động


BỘ MÔN : Điện Tử Viễn Thông

Sinh viên: Nguyễn Hữu Quân Lớp: K41_DVT.


Ngành: Điện Tử Viễn Thông
Giáo viên hướng dẫn: Ths: Nguyễn Tuấn Minh
Ngày giao đề..................................................................... Ngày hoàn thành.........................................................

Tên đề tài : Nghiên cứu về pha đinh trong thông tin di động...................................
..................................................................................................................................................................................................................................

Yêu cầu.........................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................................................................

Nhận xét của giáo viên


GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

ThS : Nguyễn Tuấn Minh

1
Mục lục
Lời nói đầu………………………………………………………………….4
I. Đặc điểm truyền sóng trong thông tin di động. ………………………. 5
II. Pha đinh, phân loại pha đinh…………………………………………..6

2
2.1. Khái niệm về pha đinh, nguyên nhân gây ra pha đinh:………………6
2.2 Phân loại pha đinh:……………………………………………………6
2.2.1: Large-scale fading: .......................................................................7
2.2.2: Small-scale fading:………………………………………………8
2.2.3: Pha đinh nhanh (fast fading) và pha đinh chậm (slow fading)…..8
2.2.4: Pha đinh đa đường……………………………………………...10
2.2.5Phân bố Pha đinh rayleigh:……………………………………….12
2.2.6: Phân bố Pha đinh Rice:………………………………………….13
III. Các biện pháp chống pha đinh:............................................................15
3.1: Mã hóa kênh chống lỗi kết hợp với đan xen tín hiệu:………………..15
3.2: Kỹ thuật phát nhiều sóng mang (MC):………………………………16
3.3 Sử dụng bộ san bằng thích nghi:…………………………………… 16
3.4 Các kỹ thuật phân tập: ………………………………………………..17
IV. Kết luận:……………………………………………………………….20

LỜI NÓI ĐẦU


Thông tin di động ngày nay đã trở thành một ngành công nghiệp viễn thông
phát triển nhanh nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho các nhà khai thác
viễn thông. Đối với những khách hàng viễn thông, nhất là những doanh nghiệp,

3
thông tin di động đã trở thành phương tiện liên lạc không thể thiếu được. Cùng
với những tiến bộ về Khoa học Kỹ thuật (KHKT) những đổi mới trong công
nghệ thông tin đã đưa cả thế giới đến một kỷ nguyên của các phương tiện truyền
thông dân chủ trong đó hầu như tất cả mọi người đều được tiếp cận tin tức và
thông tin. Sự kết nối thông tin hiệu quả nhất có thể kể đến đó là điện thoại di
động. Phương tiện truyền thông có kích thước nhỏ đã xuất hiện khắp nơi trên thế
giới. .
Trong công nghệ truyền dẫn vô tuyến nói chung và thông tin di động nói
riêng, pha đing là vấn đề được quan tâm đặc biệt vì làm cho tín hiệu truyền đi
không thể được khôi phục hoàn toàn, và nhiệm vụ quan trọng là phải giảm thiểu
ảnh hưởng của pha đing trong thông tin di động.
Bằng những kiến thức đã học trên lớp kết hợp với kiến thức thực tế mà
chúng em đã tìm hiểu được, nhóm em đã tiến hành tìm hiểu về vấn đề pha đinh
trong thông tin di động. Do kiến thức còn bị hạn chế nên trong bài của chúng em
còn có những thiếu sót, mong thầy, cô góp thêm ý kiến để chúng em hiểu thêm
nhiều hơn về môn học.
Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Điện tử Viễn
thông Khoa Điện tử - Trường Đại học Kĩ thuật công nghiệp Thái Nguyên. Đặc
biệt là thầy giáo, Thạc sĩ: Nguyễn Tuấn Minh đã tận tình hướng dẫn chúng em
hoàn thiện đề tài này.

I. ĐẶC ĐIỂM TRUYỀN DẪN TRONG THÔNG TIN DI ĐỘNG


Về bản chất thông tin di dộng được thực hiện trên cơ sở thông tin số
truyền không dây. Thông tin ở đây được hiểu là tất cả những gì con người muốn
truyền đi từ nơi này tới nơi khác mà phương tiện vận chuyển là sóng vô tuyến,
sóng điện từ. Để quá trình truyền thông thông suốt hiệu quả thì chúng ta phải

4
hiểu được bản chất của sóng điện từ, ảnh hưởng của các điều kiện môi trường tới
quá trình truyền sóng từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
truyền sóng, tăng độ chính xác của thông tin thu được.
Trong thông tin di động sử dụng phương thức vô tuyến vì thế truyền dẫn
sẽ bị ảnh hưởng của hai yếu tố: môi trường truyền dẫn và băng tần hạn chế.

Hình vẽ 1.1: Truyền sóng trong môi trường di động


Môi trường truyền dẫn hở và ở dải tần VHF, UHF dẫn đến những ảnh hưởng
sau đây đối với truyền dẫn ở thông tin di động:
+) Chịu ảnh hưởng rất lớn vào môi trường: khí hậu, thời tiết
+) Chịu ảnh hưởng rất lớn vào địa hình: mặt đất, đồi núi , nhà cửa, cây cối…
+) Suy hao trong môi trường lớn.
+) Chịu ảnh hưởng của nguồn nhiểu trong thiên nhiên: phóng điện trong khí
Quyển, phát xạ của các hành tinh khác(khi thông tin vệ tinh)…
+) Chịu ảnh hưởng nhiễu công nghiệp từ các tác động cơ đánh lửa băng tia lửa
điện.
+) Chịu ảnh hưởng nhiễu từ các thiết bị thiết bị vô tuyến khác
+) Dễ bị nghe trộm và sử dụng trái phép đường truyền thông tin
+) Một ảnh hưỏng rất nguy hiểm ở các đường truyền dẫn vô tuyến là pha
đinh.
II. Pha đinh, phân loại pha đinh

5
2.1. Khái niệm về pha đinh, nguyên nhân gây ra pha đinh:
* Pha đinh là hiện tượng tín hiệu tại điểm thu thay đổi ngẫu nhiên theo thời
gian về cường độ, pha hoặc thành phần tần số. Hay nói cách khác pha đinh là
hiện tượng thăng giáng cường độ trường tại đầu thu.
* Nguyên nhân gây ra pha đinh:
Pha đinh xảy ra do sự dịch chuyển tương đối tại một khoảng cách xác định
gây nên sự biến đổi đường truyền giữa trạm gốc BS và trạm di động MS.
Nguyên nhân pha đinh cũng có thể do thời tiết và địa hình thay đổi làm thay đổi
điều kiện truyền sóng.
2.2 Phân loại pha đinh:
Tổng quan về các cơ chế pha đinh:
Trước hết, các cơ chế gây ra pha đinh trong thông tin di động được phân chia
thành pha đinh theo phạm vi rộng (large-scale fading) và pha đinh theo phạm vi
hẹp (small-scale fading)

Hình vẽ 2.1: Biểu diễn pha đinh theo diện rộng và pha đinh theo diện hẹp

6
Hình 2.2: Cơ chế phân loại pha đinh
2.2.1: Large-scale fading: Đặc trưng cho sự suy giảm công suất của tín hiệu
trung bình (hay sự suy hao đường truyền) do sự thay đổi vị trí qua một khoảng
cách lớn.(cường độ tín hiệu thu trung bình cục bộ giảm dần khi MS di chuyển ra
xa trạm gốc BS gây nên do suy hao đường truyền )Large-scale fading gây ra do
ảnh hưởng của địa hình và các vật chắn che khuất giữa máy phát và máy thu
(như đồi núi, cao ốc). Các số liệu thống kê về large-scale fading bổ trợ cho quá
trình tính toán suy hao đường truyền theo hàm của khoảng cách.
Về độ suy giảm hay độ tổn hao đường truyền, Large-scale fading được đánh
giá bởi trung bình của tín hiệu thu qua khoảng cách 5λ đến 40λ (GSM: 1,6m
đến 12m)
Các mô hình tính toán về suy hao đường truyền cho phép ước đoán cường độ
tín hiệu trung bình giữa MS và BS tại một khoảng cách xác định. Các mô hình
này có ý nghĩa trong việc tính toán thiết kế và quy hoạch vùng phủ sóng.
Trên hình vẽ, khối 2 mô tả sự suy giảm tín hiệu trung bình theo khoảng cách.
Khối 3 mô tả các biến đổi về giá trị trung bình do large-scale fading.

7
2.2.2: Small-scale fading:
Đề cập đến các biến đổi nhanh về biên độ và pha của tín hiệu, được khảo sát
trên các thay đổi nhỏ (cỡ 1/2 bước sóng) theo vị trí không gian giữa máy phát và
máy thu.
Nguyên nhân gây ra pha đinh nhanh là do tín hiệu thu là tổng hợp của nhiều
thành phần đến từ nhiều hướng khác nhau với cường độ, pha hoặc tần số khác
nhau, ngẫu nhiên theo thời gian
Với pha đinh nhanh công suất của tín hiệu có thể biến thiên từ 30dB đến
40dB khi MS dịch chuyển một khoảng λ /n.
Trong hình vẽ, các khối 4,5,6 của Small-scale fading biểu thị 2 cơ chế: sự trải
(hay méo tín hiệu) theo thời gian và đặc tính biến đổi theo thời gian của kênh
truyền.
2.2.3: Pha đinh nhanh (fast fading) và pha đinh chậm (slow fading)

Hình 2.3: Pha đinh nhanh và pha đinh chậm


Biên độ tín hiệu thu được là hàm của khoảng cách r(x) mà thông tin di động
thiết bị cầm tay di chuyển được biểu diễn là hàm của thời gian r(t). Sự thay đổi
trong không gian là hàm của khoảng cách được thể hiện sự thay đổi phụ thuộc
vào khoảng cách được gọi là pha đinh nhanh và pha dinh chậm.
+)Thống kê về pha đinh chậm:
Loại pha đinh này là do hiệu ứng che khuất bởi các vật che chắn của địa hình
xung quanh gây nên. Trong môi trường truyền sóng giữa trạm gốc và thiết bị di
động là tích của nhiều quá trình ngẫu nhiên nên tín hiệu tổng của nhiều biến

8
ngẫu nhiên thì có dạng phân bố Gausian. Do đó thống kê của pha đinh chậm có
dạng phân bố Gausian theo thang dB và được gọi là pha đinh chuẩn loga.
Ảnh hưởng của pha đinh này là làm giảm khả năng phủ sóng của máy phát.
Để chống pha đinh này người ta sử dụng khoảng dự trữ máy phát. Khoảng
dự trữ này phụ thuộc vào độ lẹch tiêu chuẩn thường được giả thiết 4-8 dB

( L −m L )
1
p(L ) = e 2σ L2

2πσ
L: là mức tín hiệu ở khoảng cách cụ thể
mL là suy hao trung bình tại một khoảng cụ thể
σ L là độ lệch chuẩn của suy hao trung bình
+)Thống kê của pha đinh nhanh (pha đinh thời gian ngắn):
Pha đinh nhanh xét sự thay đổi trong khoảng cách 1/2 bước sóng thường do
sự di chuyển của các vật thể tán xạ (scatters). Pha đinh nhanh bằng phẳng trong
một khoảng dài từ 20-40 bước sóng thì được gọi là trung bình sector. Tín hiệu
tổng hợp gồm nhiều sóng và pha khác nhau nên nó có tín hieuuj thay đổi bất kỳ,
nhiều khi còn triệt tiêu lẫn nhau.
Pha đinh nhanh gây ra hiện tượng tiếng ồn.
Biên độ của tín hiệu nhận được do pha đinh nhanh thường có phân bố
rayleigh hay rician

Hình vẽ 2.4: phân bố pha đinh nhanh


n(r) = N/T là tỷ số giữa tổng tất cả các mức vượt trên một giới hạn trong
khoảng thời gian cho trước với khoảng thời gian này
→ phụ thuộc vào hiệu ứng doppler

9
t(r)= ∑t / N
i là tỷ số giữa tổng thời gian của các fades trong khoảng thời gian

cho trước với tổng số fades → xác định kỹ thuật mã hóa kênh.
2.2.4: Pha đinh đa đường:
- Là hiện tượng mà cường độ trường biến đổi tại thời điểm thu do sự không
đồng nhất của môi trường, so sự phản xạ sóng của mặt đất hoặc các chướng ngại
vật khác.
- Nói cách khác: do sự truyền lan nhiều tia của sóng vô tuyến trong môi
trường di động (do phản xạ, nhiễu xạ, tán xạ từ các chướng ngại vật ) gây ra hiện
tượng cường độ trường biến đổi tại thời điểm thu gọi là pha dinh đa đường.

Hình vẽ 2.5: Pha đinh đa đường trong thông tin di động


Ở một khoảng cánh nhất định (x mét) so với Anten phát Tx, tín hiệu thu được
minh họa như sau:

Hình vẽ 2.6: Minh họa tín hiệu trong pha đinh nhanh
Độ nhạy máy thu là mức tín hiệu vào yếu nhất cần thiết cho một tín hiệu ra
quy định. Khi quy hoạch hệ thống, để chống lại pha đinh thì giá trị trung bình
chung được lấy lớn hơn độ nhạy thu Y(dB) bằng chỗ trũng pha đinh mạnh nhất,
Y(dB) được gọi là dụ trữ pha đinh.

10
Truyền lan đa đường
Kênh vô tuyến di động gây ra những hạn chế cơ bản đối với chất lượng liên
lạc. Kênh vô tuyến di động có thể thay đổi từ dạng LOS (Line-Of-Sight) đến
dạng bị che chắn bởi các chướng ngại vật cố định hay di động hay nói cách khác
là tín hiệu truyền từ máy phát tới máy thu theo nhiều đường phản xạ khác nhau
và được gọi là truyền dẫn đa đường.
Việc xây dựng mô hình từ đầu cuối-đầu cuối và kết hợp các biện pháp nhằm
hạn chế các ảnh hưởng của pha đinh đa đường là một thách thức lớn hơn rất
nhiều so với suy giảm chất lượng do nhiễu trắng cộng tính AWGN.
Ba cơ chế gây ra truyền dẫn đa đường trong thông tin di động là sự phản xạ
(Reflection), nhiễu xạ (Diffraction) và tán xạ (Scattering.

Hình vẽ 2.7: Mô tả các hiện tượng phản xạ, nhiễu xạ và phân tán

- Hiện tượng phản xạ xảy ra khi sóng điện từ va chạm vào một mặt phẳng
nhẵn có kích cỡ rất lớn so với bước sóng. Trong thực tế phản xạ thường gây bởi
các toà nhà, biển quảng cáo...
- Hiện tượng nhiễu xạ xảy ra khi đường truyền giữa máy phát và máy thu bị
che khuất bởi các vật cản có kích cỡ lớn hơn so với bước sóng, gây ra các tia thứ
cấp phía sau vật cản. Nhiễu xạ là trường hợp tính đến năng lượng truyền từ máy
phát đến máy thu không theo tia truyền thẳng. Do đó nhiễu xạ còn được gọi là

11
hiện tượng che khuất. Nhiễu xạ thường gây bởi các vật thể như nhà cửa, ô tô....
- Hiện tượng tán xạ xảy ra khi sóng vô tuyến va chạm vào một bề mặt gồ ghề
hay các vật thể có kích cỡ tương đương hoặc nhỏ hơn kích cỡ bước sóng làm
đường truyền tín hiệu bị phân tán ra nhiều phía. Trong các đô thị, các vật gây ra
tán xạ thường là cột điện, biển quảng cáo, lá cây...
Hiện tượng truyền dẫn đa đường gây ra sự thăng giáng ngẫu nhiên về biên
độ, pha và góc tới của tín hiệu thu gọi là pha đinh đa đường.
2.2.5 Phân bố Pha đinh rayleigh:
Tại thiết bị di động không nhận duy nhất một một loại suy hao của tín hiệu
phát (chỉ là tia phản xạ) mà là rất nhiều tín hiệu từ nhiều con đường và hiện
tượng khác nhau. Ở hiện tượng pha đinh rayleigh, tín hiệu thu được là tổng của
các tín hiệu phản xạ khác pha, khác biên độ. Các tín hiệu này khi cộng lại như
các véctơ là một véctơ tổng gần bằng không. Có nghĩa là cường độ tín hiệu bằng
không. Đây là chỗ trũng pha nghiêm trọng khoảng thời gian giữa hai chỗ trũng
phụ thuộc vào tốc độ chuyển động và tần số phát.
Xét về pha của tín hiệu này thì có pha ngẫu nhiên trong khoảng [0,2π]. Theo
luật số lớn và định lý giới hạn trung tâm thì tín hiệu thu được là tín hiệu thông
dải có phân bố Gausian, thành phần cùng pha và vuông pha có phân bố Gausian
với trung bình không và cùng phương sai nên theo định lý trung tâm ta có hàm
mật độ xác suất của biên độ có dạng Rayleigh

 2r e− r 2 / 2σ 2
p ( r ) = σ r≥0
0 r <0
Ta có sơ đồ:

12
Hình vẽ 2.8: Hàm phổ công suất của phân bố rayleigh
Hàm tích lũy:
R
 R2 
Fr ( R ) = p ( r < R ) = ∫  p ( r ) dr =1 − exp - 
0
2σ 2 
Công suất trung bình của tín hiệu thông dải bằng 1/2 công suất trung bình

của biên độ phức của nó, P = 1/ 2 E  r  , nên ta có thể định nghĩa công suất
2

tức thời u = r 2 / 2 . Nên công suất có dạng hàm mũ âm.

dg ( u ) 2u
2u − 2σ 2 1 1 −σ 2
u

P ( u) = p( r) = 2 e = 2e
du σ 2u σ

2.2.6: Phân bố Pha đinh Rice:


Khi tín hiệu thu có thành phần ổn định (không bị pha đinh) vượt trội, đường
truyền trực tiếp (LOS), phân bố đường bao pha đinh phạm vi hẹp có dạng Rice.
Trong phân bố Rice, các thành phần đa đường ngẫu nhiên tới máy thu theo các
góc khác nhau và xếp chồng nên tín hiệu vượt trội này. Dạng pha đinh này xảy ra
phần lớn ở môi trường vùng nông thôn, microcell hay picroceell.

13
Phân bố Rice được biểu diễn như sau:
 ( r 2 ,A2 )
 r e 2σ 2 I 0 Ar ,

p ( r ) = σ 2 A ≥0,r ≥ 0
σ 2

0 r <0
Trong đó A là đỉnh của tín hiệu trội và I0(.) là hàm bassel cải tiến loại một bậc
không.
Phân bố Rice thường được mô tả bằng hằng số K như sau:
A
K =
2σ2
Khi K tiến tới không thì kênh suy thoái thành kênh rayleigh, khi K tiến tới vô
hạn kênh chỉ là đường trực tiếp.

Hình vẽ 2.9: Phân bố xác suất Rice khi K thay đổi

14
III. Các biện pháp chống pha đinh
Để chống pha đinh người ta sử dụng các biện pháp sau đây:
- Mã hóa kênh chống lỗi kết hợp với đan xen tín hiệu
- Sử dụng nhiều sóng mang(MC: multi carrier)
- Phân tập
- Cân bằng thích nghi
- Trải phổ
- Máy thu RAKE (ở thông tin di động CDMA)
3.1: Mã hóa kênh chống lỗi kết hợp với đan xen tín hiệu:
* Về bản chất mã hoá chống nhiễu là việc biến đổi tập các từ mã cần truyền
thành một tập các từ mã chống nhiễu với các phần tử dư dùng để phát hiện và
sửa lỗi
Dùng mã sửa lỗi theo nguyên tắc C(n,k) một số mã chập với độ dư không
lớn, mã khối hoặc mã BCH (Bose-Chaudhuri and Hocquenghem)
* Về kỹ thuật ghép xen:
- Các lỗi bít thường xảy ra theo từng cụm do các chỗ trũng pha đinh lâu làm
ảnh hưởng nhiều bít liên tiếp. Để giải quyết hiện tượng lỗi bít quá dài người ta
dung phương pháp ghép xen kênh để tách các bít liên tiếp của một bản tin sao
cho các bít này gửi đi không tiên tiếp

Khi truyền dẫn khung 2 có thể mất nếu không ghép xen toàn bộ khối bản tin
sẽ mất nhưng ghép xen đảm bảo chỉ thị thứ hai ở từng khối là bị mắc lỗi:

15
3.2: Kỹ thuật phát nhiều sóng mang (MC):
- Được áp dụng trong các hệ thống thông tin di động CDMA thế hệ thứ 3.
- Cơ sở: biến đổi luồng số thành nhiều luồng có tốc độ thấp hơn và từng luồng
có tốc độ thấp này lại được điều chế với các sóng mang có các tần số khác nhau.
- Sử dụng khi băng tín hiệu quá rộng và trong khu vực xảy ra pha-đinh đa
đường mạnh. Các nghiên cứu cho thấy chế độ phát MC không những cho phép
chống pha đinh mà còn chống cả nhiễu.
- Trả giá là phổ chiếm tổng cộng của hệ thống là lớn và phải sử dụng nhiều bộ
điều chế và giải điều chế
- Kỹ thuật OFDM (Orthogonal Frequency Division Multiplexing)

3.3 Sử dụng bộ san bằng thích nghi:


- Được áp dụng cho các hệ thống GSM được gọi là bộ cân bằng Viterbi.

Hình vẽ 3.1: Sơ đồ khối bộ san bằng thích nghi


- Về bản chất thì mạch cân bằng chính là một bộ lọc bộ lọc nghịch đảo
- Hạn chế về công nghệ cũng như những hiểu biết chưa đầy đủ về các tính
chất của pha đinh đa đường
- Chưa triệt tiêu hoàn toàn được ISI

16
- Các máy thu CDMA không sử dụng các bộ san bằng này mà thay vào đó
chúng sử dụng máy thu RAKE. Máy thu RAKE cho phép cân bằng pha của các
tín hiệu đến từ các đường khác nhau và tổ hợp chúng thành tín hiệu tốt nhất.
Biện pháp này không những chống pha đinh mà còn lợi dụng được chúng.
3.4 Các kỹ thuật phân tập:
- Đã được sử dụng từ lâu trong thông tin vô tuyến để chống pha đinh.Bản chất
là truyền tín hiệu trên các kênh độc lập nhau về pha-đinh và phần thu chọn lấy
kênh tốt để xử lý
- Tồn tại các phương pháp phân tập:
Phân tập

Phân tập Phân tập Phân tập Phân tập Phân tập
không gian theo tần số theo góc phân cực thời gian

3.4.1 Phân tập không gian SD (Space Diversity)


- Là kỹ thuật thu hoặc phát một tín hiệu trên hai hay nhiều ăng-ten với cùng
một tần số
- Anten được đặt cách nhau một khoảng cách đủ lớn để việc xảy ra pha đinh
đa đường đối với các Antenđó là độc lập với nhau
- Kém kinh tế do phải sử dụng hai Anten, hai mạch thu siêu cao tần và phải
xử lý trung tần cho việc tổ hợp tín hiệu thu, cột Antencũng phải khoẻ hơn để
chịu tải trọng của hai Anten.

Hình vẽ 3.2: Phân tập không gian sử dụng bốn Anten

17
Hình vẽ 3.3: Tín hiệu thu được khi phân tập không gian
3.4.2 Phân tập tần số FD (Frequency Diversity)
• Kỹ thuật phân tập tần số sử dụng sự thay đổi pha-đinh bằng việc thay đổi
tần số.
• Một tín hiệu được gửi đi đồng thời qua nhiều tần số.
• Cần dải thông rộng cho cả hai đầu phát và thu.

f1 M¸y
M¸y f
1
§Çu ph¸t thu
1 1 §Çu
vµo Bé
ra
M¸y M¸y KÕt hîp
ph¸t thu
f2 f2
2 2

Hình vẽ 3.4: Sơ đồ khối của hệ thống phân tập tần số


3.4.3 Phân tập thời gian
- Phát các tin giống nhau trong các khe thời gian khác nhau, điều này tạo ra
các tín hiệu bị fading không tương quan ở máy thu.
-Trong di động mã hoá điều khiển lỗi kết hợp với hoán vị để thực hiện phân
tập thời gian.
- Tạo ra trễ giải mã, nên thường hiệu quả với môi trường fading nhanh hay
thời gian kết hợp kênh nhỏ

18
Kết luận:
• Kỹ thuật phân tập được sử dụng rộng rãi để giảm ảnh hưởng của fading và
tăng độ tin cậy truyền dẫn.
• Không cần tăng công suất phát hoặc thay đổi băng thông.
• Đang là một hướng nghiên cứu cần được quan tâm và nghiên cứu sâu hơn
nữa trong các hệ thống truyền sóng cực ngắn (vi ba, vệ tinh, di động).

19
IV. Kết luận

Vấn đề truyền sóng trong thông tin di động chịu ảnh hưởng của nhiều vấn đề
tổn hao. Trong đó, pha đinh ảnh hưởng rất nguy hiểm ở các đường truyền dẫn vô
tuyến. Nghiên cứu về pha đinh, nguyên nhân và những ảnh hưởng của pha đinh
là việc làm cần thiết cho việc truyền sóng trong thông tin di động. Trong quá
trình nghiên cứu nhóm em cũng đưa ra các biện pháp làm giảm ảnh hưởng của
pha đinh và tăng độ tin cậy của hệ thống truyền dẫn.
Trong quá trình làm bài tập dài, với sự cố gắng của bản thân và sự giúp của
thầy ThS: Nguyễn Tuấn Minh chúng em đã hoàn thành bài tập theo yêu cầu đề
bài. Nhưng do kiến thức cũng như thời gian tìm hiểu ngắn nên bài làm không
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của thầy và các bạn.

20

You might also like