You are on page 1of 50

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
6 PHÉP TÍNH VI PHÂN CỦA HÀM NHIỀU BIẾN 106
§1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 106
1.1 Các ví dụ mở đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 106
1.2 Không gian Rn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 107
1.3 Định nghĩa hàm nhiều biến . . . . . . . . . . . . . . . . . 108
1.4 Đồ thị hàm hai biến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 109
§2 GIỚI HẠN CỦA HÀM NHIỀU BIẾN . . . . . . . . . . . . . . . . . . 110
2.1 Sự hội tụ trong Rn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 110
2.2 Giới hạn của hàm nhiều biến . . . . . . . . . . . . . . . . 111
2.3 Một số phương pháp tìm giới hạn hàm hai biến . . . . 111
§3 HÀM SỐ LIÊN TỤC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 113
3.1 Khái niệm liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 113
3.2 Liên tục theo từng biến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 113
§4 ĐẠO HÀM RIÊNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 114
4.1 Đạo hàm riêng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 114
4.2 Tính khả vi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 116
4.3 Đạo hàm hàm hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 118
§5 ĐẠO HÀM VÀ VI PHÂN CẤP CAO . . . . . . . . . . . . . . . . . . 118
5.1 Đạo hàm cấp cao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 118
5.2 Vi phân cấp cao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 120
5.3 Công thức Taylor . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 120
§6 CỰC TRỊ CỦA HÀM NHIỀU BIẾN . . . . . . . . . . . . . . . . . . 121
6.1 Cực trị địa phương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 121
6.2 Cực trị có điều kiện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 123

Bài Tập Chương 6 124

7 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN 128


§1 Phương trình vi phân cấp một . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 128
1.1 Định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 128
1.2 Phương trình vi phân cấp một với biến số phân li (phương
trình tách biến) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 128
1.3 Phương trình đẳng cấp cấp một . . . . . . . . . . . . . . 129
1.4 Phương trình tuyến tính cấp một . . . . . . . . . . . . . . 133
1.5 Phương trình Bernoulli . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 135

1
§2 Phương trình vi phân tuyến tính cấp hai . . . . . . . . . . . . . . . . 136
2.1 Phương trình vi phân tuyến tính thuần nhất cấp hai . . 136
2.2 Phương trình vi phân tuyến tính không thuần nhất cấp
hai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 141
§3 Phương trình vi phân tuyến tính cấp hai với hệ số hằng . . . . . . . . 144
3.1 Phương trình thuần nhất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 144
3.2 Một số phương trình không thuần nhất với vế phải đặc
biệt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 146

105
CHƯƠNG 6

PHÉP TÍNH VI PHÂN CỦA HÀM NHIỀU


BIẾN

Chúng ta đã nghiên cứu về hàm một biến y = f (x), với y là đại lượng phụ thuộc vào
biến độc lập x. Trong thực tế, ta thường gặp những đại lượng không chỉ phụ thuộc
vào một mà phụ thuộc vào nhiều biến độc lập. Đây chính là dạng của hàm nhiều
biến được trình bày trong chương này.

§1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN


1.1 Các ví dụ mở đầu

Trong quá trình tính toán, để xác định một dữ kiện nào đó, ta thường phải xác định nhiều
thông số.
Ví dụ 1.1.1. Thể tích của hình trụ có bán kính r và chiều cao h là
V = πr2 h.
Như vậy, để tính được thể tích của hình trụ, ta cần xác định hai thông số đó là r và
h. Ta có thể biểu diễn thể tích V như sau
V : (r, h) 7→ V = f (r, h) = πr2 h.

Ứng với mỗi cặp số (r, h), biểu thức V = f (r, h) = πr2 h xác định một giá trị thực
(thuộc R), người ta có thể xem V là một hàm hai biến r, h.
Ví dụ 1.1.2. Tốc độ phân hủy của một chất bán rã tỉ lệ thuận với khối lượng của
nó tại mỗi thời điểm. Khối lượng của chất bán rã còn lại sau thời gian t được xác
định bởi
m = m0 e−kt ,
trong đó m0 là khối lượng ban đầu, k là hệ số phân rã và t là thời gian. Vậy để tính
được khối lượng của chất bán rã còn lại sau thời gian t, ta phải xác định được 3
thông số. Ta có thể biểu diễn điều đó như sau
m : (m0 , k, t) 7→ m = g(m0 , k, t) = m0 e−kt .

106
Tương tự trên, ta có thể xem m = g(m0 , k, t) = m0 e−kt là một hàm ba biến m0 , k, t.
Từ đó, rất tự nhiên đưa đến không gian Rn và khái niệm hàm nhiều biến.

1.2 Không gian Rn

Không gian Rn là một ví dụ rất đặc biệt của không gian n−chiều. Nếu nắm bắt được
các phương pháp làm việc trên Rn thì người đọc sẽ không gặp khó khăn trong việc
mở rộng nó trong trường hợp tổng quát hơn. Trong giáo trình này, chủ yếu trình bày
đối với không gian R2 và R3 . Với mỗi số tự nhiên n ≥ 1, đặt

Rn = {x = (x1 , x2 , ..., xn ) : xi ∈ R, i = 1, ..., n} .

Ta gọi xi (i = 1, ..., n) là tọa độ thứ i của x. Trên Rn ta xác định phép cộng và phép
nhân vô hướng bởi các công thức:

• Với x = (x1 , x2 , ..., xn ), y = (y1 , y2 , ..., yn ) ∈ Rn ,

x + y = (x1 + y1 , x2 + y2 , ..., xn + yn ).

• Với x = (x1 , x2 , ..., xn ) ∈ Rn , λ ∈ R,

λx = (λx1 , λx2 , ..., λxn ).

Khoảng cách trong Rn

Cho hai điểm x = (x1 , x2 , ..., xn ), y = (y1 , y2 , ..., yn ) ∈ Rn . Khoảng cách giữa hai điểm
x và y được cho bởi công thức
q
d(x, y) = (y1 − x1 )2 + (y2 − x2 )2 + ... + (yn − xn )2 . (6.1)

Hình cầu, lân cận trong Rn

Cho a là một điểm của Rn và r là một số dương.

Định nghĩa 1.2.1. Ta định nghĩa hình cầu mở tâm a bán kính r là tập

B(a, r) = {x ∈ Rn | d(x, a) < r}.

Hình cầu đóng tâm a bán kính r là tập

B(a, r) = {x ∈ Rn | d(x, a) ≤ r}.

Định nghĩa 1.2.2. Tập U được gọi là lân cận của điểm a nếu tồn tại r > 0 sao cho
B(a, r) ⊂ U. Lân cận của điểm a thường được ký hiệu là U (a).

Định nghĩa 1.2.3. Tập G được gọi là tập mở trong Rn nếu với mọi x ∈ G, tồn tại
r > 0 sao cho B(x, r) ⊂ G.
Tập F được gọi là tập đóng nếu Rn \ F là tập mở.

107
1.3 Định nghĩa hàm nhiều biến

Định nghĩa 1.3.1. Cho A ⊆ Rn . Một hàm n biến f xác định trên A là một biểu
thức (qui tắc toán học), ứng với mỗi phần tử (x1 , x2 , ..., xn ) của A xác định một giá
trị thực w = f (x1 , x2 , ..., xn ). Kí hiệu

f: A −→ R
(x1 , x2 , ..., xn ) 7−→ f (x1 , x2 , ..., xn ).

Lưu ý rằng biến số ở đây là các phần tử của Rn nên nó có n thành phần (tọa độ) và
mỗi thành phần có thể xem như một biến độc lập. Do đó người ta gọi hàm xác định
trên A ⊆ Rn là hàm nhiều biến.
Tập tất cả các điểm x = (x1 , x2 , ..., xn ) làm cho biểu thức f có nghĩa được gọi là miền
xác định của hàm số f , kí hiệu là Df .

Ví dụ 1.3.1. Trong R3 , ta có thể xác định một hàm số ba biến bằng phép ứng mỗi
x2 + 2y 2 + 3z 2
điểm (x, y, z) ∈ R3 với một số bằng . Một cách ngắn gọn hơn, ta nói
x2 + y 2
x2 + 2y 2 + 3z 2
hàm được cho bằng công thức f (x, y, z) = . Tập xác định của f là
x2 + y 2
n o
3
Df = (x, y, z) ∈ R : x 6= 0 và y 6= 0 .

Ví dụ 1.3.2. Ánh xạ f : R2 −→ R cho bởi


xy



2 2
nếu (x, y) 6= (0, 0)
f (x, y) = x + y
0

nếu (x, y) = (0, 0)

là hàm hai biến xác định trên R2 .

Nếu tương ứng cặp giá trị (x, y) với một điểm M (x, y) trong mặt phẳng Oxy thì miền
xác định của hàm số chính là tập hợp các điểm trong mặt phẳng sao cho tại những
điểm đó hàm số được xác định. Vì vậy, miền xác định của hàm số hai biến thường
được biểu diễn hình học.
p
Ví dụ 1.3.3. Tìm miền xác định của hàm số f (x, y) = 4 − x2 − y 2 .
Ta có miền xác định n o
2 2 2
Df = (x, y) ∈ R : x + y ≤ 4 .

Đó là những điểm nằm trong hình tròn tâm O, bán kính 2.


Việc tìm miền xác định của một hàm nhiều biến thường được qui về việc giải hệ bất
phương trình (nhiều ẩn).

108
1.4 Đồ thị hàm hai biến

Khi đưa một khung dây vào nước xà phòng, ta thấy một điều thú vị là có một màng
bong bóng được căng ra từ khung dây đó. Màng bong bóng đó được gọi là một phần
của mặt và nó là đồ thị của một hàm hai biến z = f (x, y) nào đó nếu ta xét mặt đó
trong không gian ba chiều với hệ tọa độ Descartes Oxyz.
Giả sử hàm hai biến z = f (x, y) xác định trên miền D. Ta thấy cặp (x, y) biểu diễn
một điểm M (x, y) trong mặt phẳng Oxy nên có thể xem hàm hai biến f (x, y) là hàm
của điểm M (x, y). Như vậy, với điểm M (x, y) trong miền D của mặt phẳng Oxy cho
ứng với một điểm P trong không gian có tọa độ là P (x, y, f (x, y)). Quỹ tích của điểm
P khi M chạy trong miền D được gọi là đồ thị của hàm hai biến z = f (x, y). Vậy đồ
thị của một hàm hai biến z = f (x, y) là tập
G(f ) = {(x, y, f (x, y)) ∈ R3 : (x, y) ∈ Df }.
Đồ thị của hàm hai biến thường gọi là mặt trong không gian mà hình chiếu của nó
trên mặt phẳng Oxy là miền xác định của hàm.
x2 y 2
Ví dụ 1.4.1. Mặt Paraboloid elliptic: z = 2 + 2 .
a b

Hình 6.1: Mặt Paraboloid elliptic z = x2 + y 2 .

x2 y 2
Mặt Paraboloid hyperbolic (Mặt yên ngựa): z = 2 − 2 .
a b

109
Hình 6.2: Mặt yên ngựa z = x2 − y 2 .

Ví dụ 1.4.2. Một ví dụ chúng ta đã được làm quen là mặt phẳng, là đồ thị của hàm
hai biến được cho bởi công thức

z = f (x, y) = ax + by + c.

Thật vậy, nếu ta biến đổi công thức này ta sẽ thấy phương trình mặt phẳng quen
thuộc
ax + by − z + c = 0.

§2 GIỚI HẠN CỦA HÀM NHIỀU BIẾN


2.1 Sự hội tụ trong Rn

Định nghĩa 2.1.1 (Dãy trong Rn ). Một ánh xạ x : N∗ −→ Rn cho tương ứng mỗi
k ∈ N∗ với một điểm x(k) = xk = (xk1 , . . . , xkn ) ∈ Rn được gọi là một dãy trong Rn kí
hiệu là (xk )k∈N∗ hay gọn hơn (xk ).

Bây giờ ta hãy xét trong Rn một điểm a = (a1 , . . . , an ) và một dãy (xk ).

Định nghĩa 2.1.2. Dãy (xk ) được gọi là hội tụ đến a nếu

lim d(xk , a) = 0
k→∞

Khi đó ta viết lim xk = a hay gọn hơn xk → a.


k→∞

Định lí 2.1.1. Dãy (xk ) hội tụ về a khi và chỉ khi với mọi i = 1, . . . , n dãy (xki ) hội
tụ về ai .

110
Nhận xét. Sự hội tụ trong Rn là sự hội tụ theo từng thành phần.
1 1
Ví dụ 2.1.1. Dãy xk = ( , 2 ) có giới hạn là (0, 0), vì mỗi thành phần của dãy đều
k k
có giới hạn là 0.

2.2 Giới hạn của hàm nhiều biến

Cho A ⊂ Rn , f là hàm n biến xác định trong một lân cận V nào đó của a ∈ A, có
thể trừ tại a và l ∈ R.

Định nghĩa 2.2.1. Ta nói rằng f có giới hạn là l khi x dần tới a, và viết là lim f (x) =
x→a
l (hay f (x) → l khi x → a) nếu với mọi dãy điểm (xk ) thuộc lân cận V dần đến a
ta đều có
lim f (xk ) = l.
k→∞

Mệnh đề 2.2.1. Nếu f có giới hạn là l khi x → a thì giới hạn này là duy nhất.

Nhận xét 2.2.1. Nếu tồn tại hai dãy (xk ) và (yk ) thuộc lân cận V khác nhau và
khác a, cùng hội tụ về a nhưng f (xk ) → p và f (yk ) → q với p 6= q thì không tồn tại
giới hạn lim f (x).
x→a

Định lí 2.2.2. Giả sử f và g là hai hàm xác định trong một lân cận V nào đó của
a và tồn tại các giới hạn

lim f (x) = l và lim g(x) = r.


x→a x→a

Khi đó

1. lim (f (x) ± g(x)) = l ± r.


x→a

2. lim f (x)g(x) = lr.


x→a

f (x) l
3. lim = nếu g(x) 6= 0 và r 6= 0.
x→a g(x) r

2.3 Một số phương pháp tìm giới hạn hàm hai biến
Phương pháp 1: Đặt ẩn phụ, đưa về tính giới hạn hàm một biến
xy
Ví dụ 2.3.1. Tính giới hạn l = lim √ .
(x,y)→(0,0) 4 − xy + 16
Đặt t = xy. Khi (x, y) → (0, 0) thì t → 0. Do đó
√ √
t t(4 + t + 16) t(4 + t + 16)
l = lim √ = lim √ √ = lim = −8.
t→0 4 − t + 16 t→0 (4 − t + 16)(4 + t + 16) t→0 −t

111
Phương pháp 2: Sử dụng giới hạn kẹp bằng cách đánh giá bất đẳng thức

Định lí 2.3.1 (Giới hạn kẹp). Giả sử f (x, y), g(x, y) và h(x, y) xác định trong lân
cận V của điểm (x0 , y0 ) thỏa mãn hai điều kiện

1. h(x, y) ≤ f (x, y) ≤ g(x, y) với mọi (x, y) thuộc lân cận V .

2. lim h(x, y) = lim g(x, y) = l.


(x,y)→(x0 ,y0 ) (x,y)→(x0 ,y0 )

Khi đó
lim f (x, y) = l.
(x,y)→(x0 ,y0 )

xy 2
Ví dụ 2.3.2. Tính giới hạn l = lim .
(x,y)→(0,0) x2 + y 2
Với (x, y) 6= (0, 0), ta có
xy 2 xy 2
0≤ 2 2

2
= |x|.
x +y y
xy 2
Mặt khác lim |x| = 0, do đó l = lim = 0.
(x,y)→(0,0) (x,y)→(0,0) x2 + y 2

Phương pháp 3: Chứng minh hàm không tồn tại giới hạn

Để chứng minh một hàm số không tồn tại giới hạn, ta thường dùng phương pháp
chọn dãy, tức là áp dụng Nhận xét 2.2.1.

Ví dụ 2.3.3. Xét hàm hai biến xác định bởi


xy
f (x, y) = ; (x, y) 6= (0, 0)
x2 + y2
1 1 2 1
Hai dãy uk = ( , ) → (0, 0) và vk = ( , ) → (0, 0) khi k → ∞, nhưng ta có
k k k k
1
1 1 k2 1 k→∞ 1
f (uk ) = f ( , ) = = −→
k k 1 1 2 2
2
+ 2
k k
2
2 1 2 k→∞ k2 2
f (vk ) = f ( , ) = = −→
k k 4 1 5 5
+
k2 k2
Vậy hàm f không tồn tại giới hạn khi (x, y) → (0, 0).

112
§3 HÀM SỐ LIÊN TỤC
3.1 Khái niệm liên tục

Định nghĩa 3.1.1. Giả sử A ⊆ Rn và f : A −→ R.

a) Hàm f được gọi là liên tục tại x0 ∈ A nếu lim f (x) = f (x0 ).
x→x0

b) Hàm f gọi là liên tục trên A nếu f liên tục tại mọi x0 ∈ A

Mệnh đề 3.1.1. Cho f : A −→ R, A ⊆ Rn . Khi đó các điều sau đây là tương đương:

(1) f liên tục tại x0 .

(2) ∀(xk ) ⊂ A : xk → x0 ∈ A =⇒ f (xk ) → f (x0 ).

Nhận xét 3.1.1. Từ Mệnh đề này, ta có

f không liên tục tại x0 ⇔ ∃(xk ) ⊂ A: xk → x0 ∈ A và lim f (xk ) 6= f (x0 ).


k→∞

Mệnh đề 3.1.2. Nếu f, g là hai hàm số liên tục tại x0 thì các hàm số f ± g, f g và
f
(g(x0 ) 6= 0) cũng liên tục tại x0 .
g
Ví dụ 3.1.1. Xét tính liên tục của hàm số
2

 xy

nếu x2 + y 2 6= 0
f (x, y) = x2 + y 2
nếu x2 + y 2 = 0

0

Hàm số f (x, y) liên tục tại mọi (x, y) 6= (0, 0) vì hàm số này là thương của hai hàm
số liên tục và mẫu số khác 0. Do đó ta chỉ cần xét tính liên tục tại điểm (0, 0). Theo
Ví dụ 2.3.2, ta có
xy 2
lim = 0 = f (0, 0).
(x,y)→(0,0) x2 + y 2

Vậy hàm số f (x, y) liên tục tại (0, 0), do đó hàm số đã cho liên tục.

3.2 Liên tục theo từng biến

Do đặc thù của không gian Rn , người ta đưa thêm vào khái niệm liên tục theo từng
biến. Ta sẽ thấy mối liên hệ của khái niệm này với khái niệm liên tục ở trên.

Định nghĩa 3.2.1. Ta nói hàm f : A ⊂ Rn −→ Rm liên tục theo biến xi tại
a = (a1 , . . . , an ) ∈ A nếu hàm một biến h(xi ) = f (a1 , . . . , ai−1 , xi , ai+1 , . . . , an ) liên
tục tại ai .
Nếu điều này xảy ra với mọi i = 1, . . . , n thì ta nói f liên tục theo từng biến tại a.

113
Mệnh đề 3.2.1. Nếu hàm f : A ⊂ Rn −→ R liên tục tại a ∈ A thì nó liên tục theo
từng biến tại a.

Nhận xét 3.2.1. Mệnh đề đảo của mệnh đề trên không đúng. Chẳng hạn hàm
xy


 nếu x2 + y 2 6= 0
f (x, y) = x2 + y2
0 nếu x2 + y 2 = 0

liên tục theo từng biến tại O(0, 0) vì f (x, 0) = f (0, y) = 0 với x, y ∈ R.
1 1
Tuy nhiên, hàm số đã cho không liên tục tại O(0, 0) vì với dãy ( , ) → (0, 0),
k k
ta có
1
1 1 2 1
lim f ( , ) = lim k = 6= 0 = f (0, 0).
k→∞ k k k→∞ 2 2
k 2

§4 ĐẠO HÀM RIÊNG


Trong giáo trình này, ta chỉ trình bày đối với hàm hai biến. Đối với hàm ba biến trở
lên, các định nghĩa, tính chất và kết quả được suy ra một cách hoàn toàn tương tự.

4.1 Đạo hàm riêng

Định nghĩa 4.1.1. Cho f là một hàm hai biến xác định trên tập mở D ⊆ R2 và
(x0 , y0 ) là một điểm trong D. Nếu hàm số một biến h(x) = f (x, y0 ) có đạo hàm tại
x = x0 thì đạo hàm đó được gọi là đạo hàm riêng của f đối với x tại (x0 , y0 ) và
được kí hiệu là
∂f
fx0 (x0 , y0 ) hay (x0 , y0 ).
∂x
Như vậy,
f (x0 + ∆x, y0 ) − f (x0 , y0 )
fx0 (x0 , y0 ) = lim .
∆x→0 ∆x
Tương tự, người ta định nghĩa đạo hàm riêng của f đối với y tại (x0 , y0 ) và kí hiệu
∂f
fy0 (x0 , y0 ) hay (x0 , y0 ).
∂y
Lúc đó
f (x0 , y0 + ∆y) − f (x0 , y0 )
fy0 (x0 , y0 ) = lim .
∆y→0 ∆y

Nhận xét 4.1.1.

114
1. Đạo hàm riêng của hàm n biến số (n ≥ 3) được định nghĩa tương tự. Đạo hàm
riêng của hàm f theo biến thứ i chính là đạo hàm của hàm một biến (biến thứ
i) khi xem các biến còn lại cố định. Do đó các qui tắc tính đạo hàm riêng không
có gì mới so với hàm một biến.
∂f
2. chỉ là một kí hiệu chứ không phải là phân số.
∂y
3. Hàm f có các đạo hàm riêng tại (x0 , y0 ) không nhất thiết là liên tục
tại (x0 , y0 ). Từ Nhận xét 3.2.1, ta thấy f không liên tục tại (0, 0). Tuy nhiên,
ta dễ dàng kiểm tra được rằng, nếu cố định một biến thì hàm f khả vi theo
biến còn lại, có nghĩa là hàm f có đạo hàm riêng tại mọi điểm.

Ví dụ 4.1.1.

1. Với hàm f (x, y) = 2x3 y 2 + exy − x sin y + 1; (x, y) ∈ R2 , ta có


∂f
(x, y) = 6x2 y + yexy − sin y,
∂x
∂f
(x, y) = 4yx3 + xexy − x cos y.
∂y

2. Chứng minh hàm số u(x, y) = sin x + f (sin y − sin x), với f là hàm khả vi thỏa
mãn điều kiện:
∂u ∂u
cos x + cos y = cos x cos y.
∂y ∂x
Thật vậy; ta có
∂u
= f 0 (sin y − sin x) cos y
∂y
∂u
= cos x − f 0 (sin y − sin x) cos x
∂x
từ đó suy ra đẳng thức cần phải chứng minh.
h p i ∂h ∂h
3. Cho hàm h(x, y) = ln xy 2 + yx2 + 1 + (xy 2 + yx2 )2 . Tính , , ta có
∂x ∂y
!
∂h 1 2(xy 2 + yx2 )(y 2 + 2xy)
= 2 p y 2 + 2xy + p
∂x xy + yx2 + 1 + (xy 2 + yx2 )2 2 1 + (xy 2 + yx2 )2
!
∂h 1 2 2(xy 2 + yx2 )(2xy + x2 )
= 2 p 2xy + x + p .
∂y xy + yx2 + 1 + (xy 2 + yx2 )2 2 1 + (xy 2 + yx2 )2

115
4.2 Tính khả vi

Cho hàm số f xác định trên tập mở U ⊆ R2 và điểm (x0 , y0 ) ∈ U . Ta gọi

∆f = f (x0 + ∆x, y0 + ∆y) − f (x0 , y0 )

là số gia của hàm f tại điểm (x, y). Các số gia ∆x, ∆y được lấy đủ bé sao cho
(x0 + ∆x, y0 + ∆y) ∈ U .

Định nghĩa 4.2.1. Hàm f được gọi là khả vi tại điểm (x0 , y0 ) nếu tồn tại hai số
A, B chỉ phụ thuộc vào (x0 , y0 ) mà không phụ thuộc vào ∆x, ∆y sao cho
∆f − (A∆x + B∆y)
lim p = 0.
(∆x,∆y)→(0,0) ∆x2 + ∆y 2

• Biểu thức A∆x + B∆y được gọi là vi phân (hay vi phân toàn phần) của hàm f
tại điểm (x0 , y0 ) và kí hiệu

df (x0 , y0 ) = A∆x + B∆y.

• Hàm f được gọi là khả vi trên U nếu nó khả vi tại mọi điểm của U .

Định lí 4.2.1. Nếu f khả vi tại (x0 , y0 ) ∈ D thì f liên tục tại (x0 , y0 ) và có các đạo
hàm riêng tại đó. Hơn nữa A = fx0 (x0 , y0 ), B = fy0 (x0 , y0 ).

Nhận xét 4.2.1.

1. Theo định lý trên, nếu f khả vi tại (x0 , y0 ) thì vi phân của f là duy nhất và

df (x0 , y0 ) = fx0 (x0 , y0 )∆x + fy0 (x0 , y0 )∆y.

2. Đối với hàm một biến, ta đã biết sự khả vi và sự tồn tại đạo hàm tại một điểm
là tương đương. Đối với hàm hai biến, từ sự tồn tại các đạo hàm riêng tại
một điểm không suy ra được hàm đó khả vi tại điểm đó, tức là điều
ngược lại của Mệnh đề 4.2.1 không đúng. Chẳng hạn, xét hàm số
q
f (x, y) = |xy|.

f (0 + ∆x, 0) − f (0, 0) f (∆x, 0) − 0


Ta có fx0 (0, 0) = lim = lim = 0 và tính
∆x→0 ∆x ∆x→0 ∆x
tương tự ta được fy0 (0, 0) = 0. Như vậy các đạo hàm riêng của f tại điểm (0, 0)
đều tồn tại. Tuy nhiên, ta sẽ chứng minh f không khả vi tại (0, 0). Thật vậy,
nếu f khả vi tại (0, 0) thì
∆f (0, 0) − (fx0 (0, 0)∆x + fy0 (0, 0)∆y)
lim p = 0,
(∆x,∆y)→(0,0) ∆x2 + ∆y 2

116
p
|∆x∆y|
hay lim p = 0. Điều này không xảy ra, bởi vì khi chọn
(∆x,∆y)→(0,0) ∆x2 + ∆y 2
∆x = ∆y > 0, ta có
p p
|∆x∆y| |∆x2 |
lim p = lim √
(∆x,∆y)→(0,0) ∆x2 + ∆y 2 (∆x,∆y)→(0,0) ∆x2 + ∆x2
∆x 1
= lim √ = √ 6= 0.
(∆x,∆y)→(0,0) ∆x 2 2
Định lý sau đây cho ta điều kiện đủ để hàm f khả vi tại (x0 , y0 ).
Định lí 4.2.2. Nếu f có đạo hàm riêng tại điểm (x0 , y0 ) và các đạo hàm riêng liên
tục tại (x0 , x0 ) thì f khả vi tại (x0 , y0 ).
Nhận xét 4.2.2.
1. Cũng như đối với hàm một biến, nếu hàm f (x, y) khả vi ta có thể viết vi phân
của nó dưới dạng
df = fx0 (x, y)dx + fy0 (x, y)dy.

2. Định lý trên chỉ là điều kiện đủ mà không phải là điều kiện cần, nghĩa là có
những hàm số có đạo hàm riêng và những đạo hàm riêng này không
liên tục tại một điểm nào đó nhưng hàm vẫn khả vi tại điểm đó. Chẳng
hạn, chúng ta có thể xét hàm
1

(x2 + y 2 ) sin

nếu x2 + y 2 6= 0
x 2 + y 2
f (x, y) =
0 nếu x2 + y 2 = 0

Ta tính được fx0 (0, 0) = 0, fy0 (0, 0) = 0 và f (0, 0) = 0. Với (x, y) 6= (0, 0), ta có
1 2x 1
fx0 (x, y) = 2x sin − 2 cos 2 .
x2 +y 2 x +y 2 x + y2
Lấy (xn , yn ) = ( √1nπ , √1nπ ) → (0, 0) khi n → ∞, ta có

lim fx0 (xn , yn ) = lim (−4 nπ) = −∞.
(n→∞ (n→∞

Điều này chỉ ra fx0 (x, y) không liên tục tại (0, 0). Tuy nhiên hàm f lại khả vi
tại (0, 0) vì
∆f (0, 0) − (fx0 (0, 0)∆x + fy0 (0, 0)∆y)
lim p
(∆x,∆y)→(0,0) ∆x2 + ∆y 2
q
1
= lim ∆x2 + ∆y 2 sin .
(∆x,∆y)→(0,0) ∆x2 + ∆y 2
Bằng cách sử dụng giới hạn kẹp qua đánh giá
q
2 2
1 q
0 ≤ | ∆x + ∆y sin | ≤ ∆x2 + ∆y 2 ,
∆x2 + ∆y 2
ta kết luận giới hạn này bằng 0, do đó hàm khả vi tại (0, 0).

117
4.3 Đạo hàm hàm hợp

Mệnh đề 4.3.1. Cho hàm f (x, y) là hàm hai biến xác định trên tập mở D ⊆ R2
và x = x(t), y = y(t) là các hàm theo biến t ∈ (a, b) khả vi trên (a, b) sao cho
(x(t), y(t)) ∈ D.
Xét hàm hợp u = f (x(t), y(t)) xác định trên (a, b). Giả sử f (x, y) khả vi trên D. Khi
đó u = f (x(t), y(t)) khả vi tại mọi điểm t ∈ (a, b) và

u0t = fx0 x0t + fy0 yt0 .

Ví dụ 4.3.1. Cho hàm u = f (x, y) = ex−2y với x, y là hàm theo t: x = sin t, y = t3 .


Tính u0t . Ta có
u0t = fx0 x0t + fy0 yt0 = ex−2y cos t − 2ex−2y · 3t2 .

Nhận xét 4.3.1. Trường hợp f là hàm n biến ta có công thức tương tự
n
u0t
X
= fx0 i · (xi )0t .
i=1

Mệnh đề 4.3.2. Cho hàm f là hàm hai biến xác định trên tập mở D ⊆ R2 và
x = x(u, v), y = y(u, v) là các hàm hai biến xác định trên tập mở E ⊆ R2 sao
cho với mọi (u, v) ∈ E thì (x(u, v), y(u, v)) ∈ D. Khi đó ta có hàm hợp z(u, v) =
f (x(u, v), y(u, v)). Nếu các hàm x(u, v), y(u, v) khả vi tại (u, v) và f (x, y) khả vi tại
(x, y) thì z(u, v) khả vi tại (u, v) và
∂z ∂f ∂x ∂f ∂y
= +
∂u ∂x ∂u ∂y ∂u
∂z ∂f ∂x ∂f ∂y
= +
∂v ∂x ∂v ∂y ∂v
∂z ∂z
Ví dụ 4.3.2. Cho z = x2 y − y 2 x; với x = u cos v, y = u sin v. Tính ; .
∂u ∂v
Ta có
∂z
= (2xy − y 2 ) cos v + (x2 − 2xy) sin v
∂u
∂z
= (2xy − y 2 )(−u sin v) + (x2 − 2xy)u cos v.
∂u

§5 ĐẠO HÀM VÀ VI PHÂN CẤP CAO


5.1 Đạo hàm cấp cao

Định nghĩa 5.1.1. Các đạo hàm riêng fx0 , fy0 của hàm hai biến f (x, y) cũng là các
hàm hai biến, do đó ta cũng có thể xét đạo hàm riêng của fx0 , fy0 (nếu tồn tại) và gọi

118
là đạo hàm riêng cấp hai của f (x, y). Ta có 4 đạo hàm riêng cấp hai của f được kí
hiệu như sau
∂ 2f
fx002 = (fx0 )0x = ,
∂x2
00 ∂ 2f
fxy = (fx0 )0y =
∂x∂y
00 0 0 ∂ 2f
fyx = (fy )x =
∂y∂x
00 0 0 ∂ 2f
fy2 = (fy )y = 2
∂y
Ví dụ 5.1.1. 1. Cho f (x, y) = x ln(xy). Tính fx002 , fxy
00
, fy002 .
x x
Ta có fx0 = ln(xy) + 1; fy0 = x. = .
xy y
y 1 x
Khi đó fx002 = = ; fy002 = − 2 .
xy x y
00 1 00 x 1
Dễ dàng tính được rằng fyx = ; fxy = = .
y xy y

2. Với hàm f (x, y) = x3 sin y + y 3 sin x, ta có


fy0 = x3 cos y + 3y 2 sin x; fy002 = −x3 sin y + 6y sin x.
Cũng dễ dàng tính được
00 00
fxy = 3x2 cos y + 3y 2 cos x; fyx = 3x2 cos y + 3y 2 cos x.
00 00
Từ ví dụ này, phải chăng fxy và fyx luôn bằng nhau? Điều này không phải lúc nào
cũng xảy ra, nhưng định lý sau cho ta thấy rằng trong thực tế các đạo hàm riêng
cấp hai này thường hay bằng nhau.
Định lí 5.1.1 (Định lí Schwarzt). Cho f là hàm hai biến xác định trên tập mở D ⊆
R2 , giả sử các đạo hàm riêng cấp hai fxy 00 00
và fyx tồn tại và liên tục tại (x0 , y0 ) ∈ D.
Khi đó
00 00
fxy (x0 , y0 ) = fyx (x0 , y0 ).
Nhận xét 5.1.1. Định nghĩacác đạo hàm riêng cấp 3, 4 được phát biểu tương tự.
Chẳng hạn: !
∂ ∂f ∂ 3f
=
∂xk ∂xi ∂xj ∂xi ∂xj ∂xk
là đạo hàm riêng cấp 3 của f theo các biến xi , xj , xk .
Tổng quát ta cố định nghĩa:
!
∂kf ∂ ∂ k−1 f
= ; k = i1 + i2 + · · · + in .
∂xi11 ∂xi22 · · · ∂xinn ∂xi ∂xi11 · · · ∂xiin −1
Chẳng hạn hàm u = f (x, y) có các đạo hàm riêng:
∂ 4u ∂ 4u ∂ 4u
; ; ;···
∂x2 ∂y 2 ∂x∂y 3 ∂y 4

119
5.2 Vi phân cấp cao

Định nghĩa 5.2.1. Xét hàm hai biến f (x, y) khả vi trong tập mở D ⊆ R2 . Lúc đó
vi phân của f
df = fx0 dx + fy0 dy
cũng là một hàm hai biến của x, y. Vi phân của df nếu tồn tại, được gọi là vi phân
cấp hai của f .
Khi lấy vi phân df , ta xem dx, dy là các hằng số, lúc đó vi phân cấp hai của f là
 
2
d f = d(df ) = d fx0 dx + fy0 dy
   
= fx002 dx + fyx
00 00
dy dx + fxy dx + fy002 dy dy
= fx002 dx2 + fyx
00 00
dxdy + fxy dxdy + fy002 dydy

5.3 Công thức Taylor

Công thức Taylor đối với hàm một biến cho ta xấp xỉ một hàm với một đa thức. Đối
với hàm nhiều biến, cụ thể là hàm hai biến công thức Taylor cũng cho ta xấp xỉ một
hàm với một đa thức. Tuy nhiên, công thức Taylor của hàm hai biến có thể được xây
dựng từ công thức Taylor của hàm một biến.
Cho f (x, y) là hàm hai biến xác định trên tập mở D ⊆ R2 , có các đạo hàm riêng
liên tục đến cấp n tại mọi điểm của (x, y) ∈ D. Khi đó, với mọi (h, k) ∈ R2 sao
cho (x + h, y + k) ∈ D, ta có

1 ∂f ∂f 1 ∂ 2f ∂ 2f ∂ 2f
f (x + h, y + k) = f (x, y) + (h + k ) + (h2 2 + 2hk + k2 2 )
1! ∂x ∂y 2! ∂x ∂x∂y ∂y
n−1
1 X
r n−1−r r ∂ n−1 f
··· + C h k +
(n − 1)! r=0 n−1 ∂xn−1−r ∂y r
n n
1 X r n−r r ∂ f (x + θh, y + θk)
+ C h k ; 0<θ<1
n! r=0 n ∂xn−r ∂y r

Công thức này được gọi là công thức Taylor của hàm hai biến f tại điểm (x, y).
Lưu ý các đạo hàm riêng được lấy tại điểm (x, y).
Số hạng
n n
1 X r n−r r ∂ f (x + θh, y + θk)
C h k
n! r=0 n ∂xn−r ∂y r
được gọi là phần dư dạng Lagrange.
Nếu sử dụng kí hiệu hình thức
q
X ∂qf ∂f ∂f
Cqr hq−r k r q−r r
= (h + k )q f
r=0
∂x ∂y ∂x ∂y

120
thì công thức Taylor trở thành
n−1
X 1 ∂f ∂f
f (x + h, y + k) = f (x, y) + (h + k )q f (x, y)+
q=1
q! ∂x ∂y
1 ∂f ∂f
+ (h + k )n f (x + θh, y + θy), 0 < θ < 1.
n! ∂x ∂y
Nếu x = y = 0, ta có công thức Mac-Laurin.
Ví dụ 5.3.1. Viết công thức Taylor đối với hàm f (x, y) = 2x2 − xy − y 2 − 6x − 3y + 5,
tại điểm (x, y) = (1, −2).
Ta có
fx0 = 4x − y − 6; fx002 = 4; fxy
00
= −1;
fy0 = −x − 2y − 3; fy002 = −2; fx0 (1, −2) = 0 = fy0 (1, −2).
1
Vậy f (1 + h, −2 + k) = 5 + (4h2 − 2hk − 2k 2 ) hay
2!
f (x + 1, y − 2) = 2(x + 1)2 − (x + 1)(y − 2) − (y − 2)2 − 6(x + 1) − 3(y − 2) + 5
= 2x2 − xy − y 2 + 5.

§6 CỰC TRỊ CỦA HÀM NHIỀU BIẾN


6.1 Cực trị địa phương

Định nghĩa 6.1.1. Cho f (x, y) là hàm hai biến xác định trên tập mở D ⊆ R2 và
(x0 , y0 ) ∈ D.
• Hàm f đạt cực đại địa phương tại (x0 , y0 ) nếu tồn tại lân cận U của (x0 , y0 ) sao
cho với mọi (x, y) ∈ U \ {(x0 , y0 )} : f (x, y) < f (x0 , y0 ).

• Hàm f đạt cực tiểu địa phương tại (x0 , y0 ) nếu tồn tại lân cận U của (x0 , y0 )
sao cho với mọi (x, y) ∈ U \ {(x0 , y0 )} : f (x, y) > f (x0 , y0 ).

• Hàm f đạt cực đại hay cực tiểu tại (x0 , y0 ) được gọi chung là đạt cực trị tại
(x0 , y0 ).
Điều kiện cần để hàm số có cực trị
Định lí 6.1.1. Nếu f có cực trị địa phương tại điểm (x0 , y0 ) và có các đạo hàm
riêng tại (x0 , y0 ) thì các đạo hàm riêng đó bằng 0. Lúc đó (x0 , y0 ) được gọi là điểm
dừng.
Nhận xét 6.1.1. Nếu hàm đạt cực trị địa phương tại (x0 , y0 ) vẫn chưa thể kết luận
(x0 , y0 ) là điểm dừng. Bởi vì có những hàm đạt cực trị địa phương tại (x0 , y0 ) nhưng
p
tại đó các đạo hàm riêng không tồn tại. Chẳng hạn, hàm f = x2 + y 2 đạt cực tiểu
địa phương tại (0, 0) nhưng tại điểm này f không có các đạo hàm riêng.

121
Điều kiện đủ để hàm số có cực trị

Đối với điều kiền cần để hàm có cực trị tại (x0 , y0 ), chưa có sự xuất hiện của các đạo
hàm riêng cấp 2 tại (x0 , y0 ). Các đạo hàm riêng cấp hai này sẽ tham gia để xác định
điều kiện đủ để hàm f có cực trị tại (x0 , y0 ). Ta kí hiệu chúng như sau

A = fx002 (x0 , y0 ), B = fxy


00
(x0 , y0 ), C = fy002 (x0 , y0 ).

Định lí 6.1.2. Giả sử f (x, y) có các đạo hàm riêng đến cấp hai liên tục trong
một lân cận nào đó của (x0 , y0 ) và các đạo hàm riêng fx0 (x0 , y0 ) = fy0 (x0 , y0 ) = 0. Khi
đó, ta có các kết luận tại điểm (x0 , y0 ) được thể hiện qua bảng sau

Điều kiện Kết luận

B 2 − AC < 0 A > 0: f đạt cực tiểu tại (x0 , y0 )

A < 0: f đạt cực đại tại (x0 , y0 )

B 2 − AC = 0 Chưa có kết luận

B 2 − AC > 0 f không có cực trị tại (x0 , y0 )

Cách tìm cực trị của hàm hai biến

• Bước 1: Tìm các điểm mà tại đó các đạo hàm riêng bằng 0 bằng cách giải hệ
phương trình 
f 0 = 0
x
f 0 = 0
y

• Bước 2: Nếu hệ vô nghiệm, ta kết luận hàm số không có cực trị. Nếu hệ có
nghiệm là (x0 , y0 ), ta tính các giá trị

A = fx002 (x0 , y0 ), B = fxy


00
(x0 , y0 ), C = fy002 (x0 , y0 ).

• Bước 3: Dựa vào bảng ở định lý trên, ta kết luận các cực trị của hàm f .

Ví dụ 6.1.1. Tìm cực trị của hàm số

f (x, y) = e2x (x + y 2 + 2y).

122
Ta có
fx0 = e2x (1 + 2x + 2y 2 + 4y); fy0 = e2x (2y + 2)
fx002 = 2e2x + 2e2x (1 + 2x + 2y 2 + 4y); fxy
00
= 2e2x (2y + 2); fy002 = 2e2x .
Giải hệ phương trình:


f 0 = 0

1 + 2x + 2y 2 + 4y x 1
=0 =

x
⇐⇒ ⇐⇒ 2
f 0 = 0 2y + 2 =0 y = −1.

y

1
Tại điểm ( , −1), ta tính được A = 2e; B = 0; C = 2e. Do đó B 2 − AC = −4e2 < 0.
2
1
Vì A = 2e > 0 nên hàm đạt cực tiểu tại ( , −1) và
2
1
fmin = − e.
2
Ví dụ 6.1.2. Tìm cực trị của hàm số sau, nếu có:
f (x, y) = x + y − xey .
Giải hệ phương trình
  
f 0 = 0 1 − e y =0 x =1
x
⇐⇒ ⇐⇒
f 0 = 0 1 − xey =0 y = 0.
y

Tại điểm (1, 0), ta tính được A = 0; B = −1; C = −1. Do đó B 2 − AC = 1 > 0. Vì


vậy, hàm f không đạt cực trị.

6.2 Cực trị có điều kiện

Cực trị có điều kiện của hàm hai biến f (x, y) ràng buộc bởi điều kiện F (x, y) = 0
là cực trị của hàm số f (x, y) thu hẹp trên đường cong F (x, y) = 0. Các điểm cực trị
của hàm số phải là nghiệm của hệ phương trình
0 0

 fx (x, y) + λFx (x, y) = 0

fy0 (x, y) + λFy0 (x, y) = 0 (6.2)

F (x, y) = 0.

Như vậy, cực trị có điều kiện của hàm f (x, y) ràng buộc bởi điều kiện F (x, y) = 0 là
cực trị của hàm Lagrange sau đây
L(x, y, λ) = f (x, y) + λF (x, y).
Nếu hệ (6.2) vô nghiệm thì f (x, y) không có cực trị. Nếu a, b, λ0 là nghiệm của hệ
(6.2) thì ta lập số
0 Fx0 (a, b) Fy0 (a, b)
∆ = − Fx0 (a, b) L00xx (a, b, λ0 ) L00xy (a, b, λ0 )
Fy0 (a, b) L00xy (a, b, λ0 ) L00yy (a, b, λ0 )
và ta có kết luận như sau:

123
• Nếu ∆ < 0 thì f (x, y) đạt cực đại tại (a, b).

• Nếu ∆ > 0 thì f (x, y) đạt cực tiểu tại (a, b).

• Nếu ∆ = 0 thì chưa kết luận được.


y
Ví dụ 6.2.1. Tìm cực trị có cực trị của hàm f (x, y) = x+ với điều kiện x2 +y 2 = 1.
2
Giải
Ta có hệ 

0 0 1 + λ2x
=0
 fx (x, y) + λFx (x, y) = 0
 

1 
fy0 (x, y) + λFy0 (x, y) = 0 ⇔ + λ2y =0
  2
F (x, y) = 0.
 
 2
x + y 2 − 1 = 0.
 
 x

 = − √25  x

 = − √25
1
Hệ này có hai nghiệm y = − √5 và y = √15
 √  √

 λ = 5  λ = − 5.

1 4
. 1 4
Ta có L00xx (x, y) = 2λ, L00yy (x, y) = 2λ, L00xy (x, y) = 0. Khi đó

2 1 5
• Tại điểm (− √ , √ , ) thì
5 5 4
0 − √45 − √25
√ 7
∆ = − − √45 2
5
0 =√
√ 5
− √25 0 2
5

2 1 √
Vậy hàm số đã cho đạt cực tiểu tại (− √ , √ ) và giá trị cực tiểu là fmin = − 5.
5 5

2 1 5 2 1
• Xét tương tự tại điểm ( √ , √ , − ), hàm số đã cho đạt cực đại tại ( √ , √ )
5 √5 4 5 5
và giá trị cực đại là fmax = 5.

BÀI TẬP CHƯƠNG 5

GIỚI HẠN CỦA HÀM HAI BIẾN


Bài 5.1. Hãy tìm miền xác định của các hàm hai biến sau và biểu diễn hình học miền
xác định đó lên mặt phẳng tọa độ
1 q
a) z = p ; b) z = (x2 + y 2 − 4)(25 − x2 − y 2 );
4 − x2 − y 2
s
x2 y 2
c) z = 1 − − ; d) z = ln(x + y);
4 1
x+y q
e) z = 2 ; f) z = loga2 +1 (x2 + y 2 ).
x + y 2 − 2y

124
x−y
Bài 5.2. Chứng minh rằng đối với hàm f (x, y) = thì
x+y
lim (lim f (x, y) = 1; lim (lim f (x, y) = −1
x→0 y→0 y→0 x→0

trong khi đó không tồn tại giới hạn


lim f (x, y).
(x,y)→(0,0)

Khi cố định một biến, tính giới hạn theo biến còn lại, sau đó tính giới hạn theo biến
cố định ở trước gọi là giới hạn lặp.
x2 y 2
Bài 5.3. Chứng minh rằng đối với hàm f (x, y) = 2 2 , ta có
x y + (x − y)2
lim (lim f (x, y)) = lim (lim f (x, y)) = 0.
x→0 y→0 y→0 x→0

Tuy nhiên, không tồn tại giới hạn


lim f (x, y).
(x,y)→(0,0)

1 1
Bài 5.4. Chứng minh rằng đối với hàm f (x, y) = (x + y) sin sin , cả hai giới hạn
x y
lim (lim f (x, y)); lim (lim f (x, y))
x→0 y→0 y→0 x→0

không tồn tại, nhưng tồn tại giới hạn


lim f (x, y).
(x,y)→(0,0)

Bài 5.5. Giới hạn sau đây có tồn tại hay không?
2xy
lim .
(x,y)→(0,0) x2 + y 2

Bài 5.6. Tính giới hạn các hàm hai biến sau, nếu có
x3 − y 3 x4 y
a)z = 3 b)z =
x + y3 x4 + y 2
x2 y x4 + y 4
c)z = 4 d)z = 2
x + y2 x + y2
Bài 5.7. Tìm các giới hạn
x+y x2 + y 2
a) lim 2 b) lim
y→∞ x − xy + y 2 y→∞ x4 + y 4
x→∞ x→∞
sin xy
c)lim d) lim (x2 + y 2 )e−(x+y)
y→a x y→+∞
x→0 x→+∞
x2
xy

2 2
e) lim f)lim (x2 + y 2 )x y
y→+∞ x2 + y 2 y→0
x→+∞ x→0
x2
1 ln(x + ey )
  x+y
g) lim 1+ h)lim p 2 .
y→a x y→0 x + y2
x→∞ x→1

125
SỰ LIÊN TỤC CỦA HÀM HAI BIẾN
Bài 5.8. Tìm các điểm gián đoạn của các hàm sau:
1 x+y
a) z = p b) z = .
x2 + y 2 x3 + y 3

Bài 5.9. Khảo sát sự liên tục của các hàm số sau
 x sin y − y sin x

nếu x2 + y 2 6= 0

a) f (x, y) = x2 + y2
0 nếu x2 + y 2 = 0

 3 3
x + y

nếu x2 + y 2 6= 0
b) f (x, y) = x2 + y 2
nếu x2 + y 2 = 0

0

Bài 5.10. Chứng minh rằng hàm số


x−y


 nếu x2 + y 2 6= 0
f (x, y) = (x2+ y 2 )3
0 nếu x2 + y 2 = 0

không liên tục tại (0, 0).


ĐẠO HÀM CỦA HÀM HAI BIẾN
Bài 5.11. Tính đạo hàm riêng fx0 , fy0 , fxy
00
của các hàm số sau

a) f (x, y) = xy ; b) f (x, y) = y x − y 2 − x + 6y;
x y
c) f (x, y) = sin cos ; d) f (x, y) = ln(x + ln y).
y x
Bài 5.12. Cho hàm số
2 2

xy x − y

nếu x2 + y 2 6= 0
f (x, y) = x2 + y 2
nếu x2 + y 2 = 0.

0

00 00
Đẳng thức fxy = fyx có đúng không?
Bài 5.13. Cho f (x, y) = ax2 + 2bxy + cy 2 . Chứng minh rằng

xfx0 + yfy0 = 2f (x, y).

Bài 5.14. Chứng minh rằng hàm số



xy
xy p
 nếu x2 + y 2 6= 0
f (x, y) = x2 + y2
0 nếu x2 + y 2 = 0.

không khả vi tại (0, 0).

126
Bài 5.15. Tính đạo hàm của các hàm số hợp

a) z = ln(2x − y), trong đó x = et , y = sin t2 .
p
b) z = sin(u2 − v 2 ), trong đó u = cos x, v = x2 + y 2 ;

CỰC TRỊ CỦA HÀM HAI BIẾN

Bài 5.16. Tìm cực trị địa phương của các hàm sau:

a)z = x4 + y 4 − x2 − 2xy − y 2 b)z = 2x4 + y 4 − x2 − 2y 2


c)z = x2 y 3 (6 − x − y) d)z = x3 + y 3 − 3xy
50 20 2
+y 2 )
e)z = xy + + , x > 0, y > 0 f )z = (x2 + y 2 )e−(x
x y
2
y 1
g)u = x + + +2 h)u = xn y m , x + y = a > 0.
4x y

Bài 5.17. Khảo sát cực trị có điều kiện của các hàm sau:

a) u = xy 2 , nếu x + 2y = a, (x > 0, y > 0, a > 0).

b) u = x2 + y 2 − 12x + 16y, nếu x2 + y 2 ≤ 25.

c) u = (x − y 2 )(2x − y 2 ).

d) u = xα + y β (x, y > 0, α, β > 0) với điều kiện ràng buộc xy = a > 0.

e) u = x4 + y 4 − 2x2 + 4xy − 2y 2 .
x2 + 6xy + 3y 2
f) u = .
x2 − xy + y 2

127
CHƯƠNG 7

PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN


Có rất nhiều bài toán kinh tế và kĩ thuật khi tìm mối liên hệ giữa biến x và y, chúng
ta không tìm thấy trực tiếp biểu thức liên hệ giữa chúng mà thông qua biểu thức liên
hệ giữa x, y và đạo hàm của y, tức là y 0 . Biểu thức thể hiện mối liên hệ đó được gọi
là phương trình vi phân. Việc tìm mối liên hệ của x và y thông qua biểu thức đó gọi
là giải phương trình vi phân.

§1 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CẤP MỘT


1.1 Định nghĩa

Phương trình có dạng F (x, y, y 0 ) = 0 hoặc y 0 = f (x, y), trong đó x là biến số, y là
hàm của x và y 0 là đạo hàm của y được gọi là phương trình vi phân cấp một.
dy
Ta thường đặt y 0 = , sau đó phương trình sẽ xuất hiện dy, dx nhằm lấy nguyên
dx
hàm. Do vậy, một số dạng phương trình vi phân thay vì viết y 0 , người ta sẽ thay thế
bằng dy, dx.

1.2 Phương trình vi phân cấp một với biến số phân li (phương trình tách
biến)

Định nghĩa 1.2.1. Phương trình tách biến là phương trình có dạng:

M (x)dx + N (y)dy = 0, (7.1)

trong đó M, N là các hàm liên tục tương ứng trên các khoảng (a, b) ⊂ R, (c, d) ⊂ R.

Phương pháp giải:


Zx Zy
 

Ta có (7.1) ⇐⇒ d  M (x)dx + N (y)dy  = 0; x0 , x ∈ (a, b); y0 , y ∈ (c, d).


x0 y0

Zx Zy
⇐⇒ M (x)dx + N (y)dy = C; C : hằng số. (7.2)
x0 y0

128
hệ thức (7.2) nói chung có thể giải ra y như là hàm theo x (hoặc ngược lại). Một hệ
thức như thế được gọi là một tích phân tổng quát của (7.1). Ta có thể viết nó dưới
dạng: Z Z
M (x)dx + N (y)dy = C, trong đó C là hằng số.

Nhận xét 1.2.1. Phương trình có dạng:

M1 (x)N1 (y)dx + M2 (x)N2 (y)dy = 0, (7.3)

trong đó Mi , Ni tương ứng là các hàm liên tục trên các khoảng (a, b); (c, d); i = 1, 2
có thể đưa được về dạng tách biến: Giả sử N1 (y).M2 (x) 6= 0 trên một miền của (x, y).
Trên miền đó, ta có
M2 (x) N2 (y)
(7.3) ⇐⇒ dx + dy = 0,
M1 (x) N1 (y)

và tích phân tổng quát của phương trình là:


M1 (x) N2 (y)
Z Z
dx + dy = C, C: hằng số bất kỳ.
M2 (x) N1 (y)

Ví dụ 1.2.1. Giải phương trình:


q √
x 1 − y 2 dx + y 1 − x2 dy = 0. (*)

Giải

Với −1 < x < 1; −1 < y < 1 (*) trở thành:


x y
√ dx + p dy = 0,
1 − x2 1 − y2
√ x dx √y
R R
và có tích phân tổng quát: 1−x2
+ dy = C,
1−y 2

√ q
hay 1− x2 + 1 − y 2 = C; C: hằng số dương.

1.3 Phương trình đẳng cấp cấp một

Định nghĩa 1.3.1. Phương trình vi phân cấp một dạng y 0 = f (x, y), với hàm f (x, y)
thỏa mãn f (tx, ty) = f (x, y) với mọi t 6= 0 được gọi là phương trình vi phân đẳng
cấp cấp một.
Khi đó, một phương trình đẳng cấp cấp một có thể viết được dưới dạng:
y
 
0
y =u , x 6= 0 (7.4)
x

129
Đặc biệt, mọi phương trình: P (x, y, y 0 ) = 0, trong đó P là một đa thức đẳng cấp
đối với x và y sẽ thuộc vào loại đó (mỗi số hạng của P là một đơn thức của x và y
mà bậc tổng cộng bằng một số n không phụ thuộc vào số hạng đang xét); thật vậy,
y
chỉ việc chia mọi số hạng cho xn để cho vế thứ nhất trở thành một hàm của và y 0 .
x
Phương pháp giải:
y y(x)
Để giải phương trình (7.4) ta xét hàm (theo biến x) x = = . Từ đó y =
x x
zx; y 0 = z + xz 0 .
Khi đó sẽ nhận được phương trình vi phân mới (với nghiệm z = z(x)) là:

z + xz 0 = u(z).

Đây là phương trình tách biến:

xz 0 = u(z) − z. (7.5)

Ứng với mọi giá trị z0 làm triệt tiêu vế phải: u(z) − z, ta có nghiệm hằng z = z0 ,
từ đó nhận được nghiệm y = xz0 của (7.4) (đồ thị của nghiệm này là đường thẳng
đi qua gố c tọa độ).
Trong miền còn lại (u(z) − z 6= 0) ta viết (7.5) thành:
z0 1
= . (7.6)
u(z) − z x
1
Nếu U (z) là một nguyên hàm của hàm thì các nghiệm của (7.6) được xác
u(z) − z
định bởi:
x
U (z) = ln |x| + C = ln .
λ
Như vậy ta có thể biểu diễn x và y như là hàm của tham số z

x = λeU (z) ,
λ : hằng số (khác 0). (7.7)
y = λzeU (z) ,

Tóm lại các đường cong tích phân đã nhận được của (7.4) là:

• Các đường thẳng có hệ số góc là z0 , trong đó z0 là nghiệm của phương trình


u(z) − z = 0.

• Các đường cong (Cλ ) xác định bởi phương trình tham số (7.7). Mỗi đường cong
này được suy ra từ một trong chúng (chẳng hạn (C1 ) ứng với λ = 1) bằng một
phép vị tự tâm O.

Để được các hàm y = ϕ(x) nghiệm của phương trình (7.4), cần phải biểu thị z thành
hàm của x nhờ phương trình thứ nhất của (7.7) và viết hệ thức y = xz.

130
Ví dụ 1.3.1. Giải phương trình:

y 2 + 2xy + y 0 (y 2 − x2 ) = 0. (*)

Phương trình này là phương trình đẳng cấp vi vế trái là một đa thức đẳng cấp bậc
hai theo x và y. Thật vậy:
y2 y
2
y + 2xy 2
+ 2
y0 = 2 = x x,
x −y 2 y2
1− 2
x
y
vế phải là một hàm của thương .
x
y
Đặt z = và xem z là hàm của x ta có
x
0 z(z + 2) 0 1 + z + z2
xz + z = từ đó xz = z
1 − z2 1 − z2
Ngoài nghiệm z = 0, ta xét phương trình:
1 − x2 1
z0. = . (**)
z(1 + z + z 2 ) x
Một nguyên hàm của
1 − z2 1 2z + 1
= − ,
z(1 + z + z 2 ) z z 2 + z + 1
là hàm:
z
U (z) = ln 2 .
z + z + 1
Như vậy các nghiệm của phương trình (**) được xác định bởi:

z
= ln |x| + C;
ln 2 C: hằng.
z + z + 1
và các nghiệm tương ứng của (*) được xác định bởi phương trình tham số

λz
x = ,


z2 + z + 1
2
λz
y = .


2
z +z+1
y
Bằng cách thay z bởi vào biểu thức của x ta được tích phân tổng quát:
x
y 2 + xy + x2 = λy

Đây là một họ ellipse mà ta có thể nhận biết được bằng cách đổi trục
 √
 2
X =
 (x + y),
√2
 2
Y =

(y − x).
2

131
dy y
r
Ví dụ 1.3.2. Giải phương trình = . (∗)
dx x
y
Điều kiện: ≥ 0.
x
Đặt y = zx, phương trình (∗) trở thành:
dy dz √
= x + z = z,
dx dx

hay xdz = ( z − z)dx. (**)
√ dz dx
Trong miền z 6= 0, z 6= 1 ( z − z 6= 0) ta có phương trình: √ = . với tích
z−z x
phân tổng quát:

− 2 ln | z − 1| = ln Cx

⇐⇒ ln Cx + 2 ln | 2 − 1| = 0
h √ i
⇐⇒ ln Cx( 2 − 1)2 = 0

⇐⇒ Cx( 2 − 1)2 = 1 (C 6= 0),
r 2
y
hay Cx −1 = 1.
x
Ngoài ra, 2 nghiệm hằng z = 0, z = 1 cuả(**) cho ta hai nghiệm hai nghiệm:
y = 0; y = x (x 6= 0) của (*)
Nhận xét 1.3.1. Phương trình dạng
ax + by + c
 
0
y =f (7.8)
a0 x + b0 y + c0
có thể đưa được về phương trình đẳng cấp.
+ Nếu D = ab0 − ba0 6= 0 thì ta dùng phép biến đổi:

x = x1 + y,
y = y1 + k,

trong đó h, k là nghiệm của hệ



ah + bk + c = 0,
a0 h + b0 k + c0 = 0.

Khi đó (7.8) sẽ được đưa về dạng thuần nhất:


ax1 + by1
 
y10 =f .
a0 x1 + b0 y1
+ Nếu D = ab0 − ba0 = 0 thì, chẳng hạn ta có

a = λa0
b = λb0 .

132
và (7.7) sẽ được đưa về dạng tách biến:
λ(a0 x + b0 y) + c
 
0
y =f = F (a0 x + b0 y).
a0 x + b0 y + c0
Đặt z = a0 x + b0 y =⇒ z 0 = a0 + b0 y 0 = a0 + b0 F (z). Ta có phương trình tách biến:
dz
= a0 + b0 F (z).
dx

1.4 Phương trình tuyến tính cấp một

Định nghĩa 1.4.1. Phương trình vi phân tuyến tính cấp một là phương trình có
dạng:
A(x).y 0 + B(x).y = C(x),
trong đó A(x), B(x), C(x) là các hàm liên tục.
Trên các khoảng mà A(x) 6= 0, phương trình trở thành:

y 0 + p(x).y = q(x), (7.9)


B(x) C(x)
với p(x) = , q(x) = là những hàm liên tục.
A(x) A(x)
• Nếu q(x) = 0, phương trình được gọi là phương trình tuyến tính thuần nhất.

• Nếu q(x) 6= 0, phương trình được gọi là phương trình tuyến tính không thuần
nhất.
Phương pháp giải:
Để giải phương trình (7.9) ta thực hiện hai bước:
• Bước 1: Giải phương trình thuần nhất tương ứng:

y 0 + p(x)y = 0. (7.10)

Đây là một phương trình tách biến:


dy
Với y 6= 0 phương trình thành: = −p(x)dx, hay
y
Z
ln |y| = − p(x)dx + ln |C1 |; C1 6= 0,
R
|y| = |C1 |e− p(x)dx
,
R
y = Ce− p(x)dx
, (7.11)
với C = ±|C1 | =
6 0.
Với y = 0, đây là một nghiệm riêng của phương trình (7.10); nghiệm này được
ghép vào (7.11) (ứng với C = 0). Vậy nghiệm tổng quát của (7.10) là:
R
y = Ce− p(x)dx
, C là hằng bất kỳ. (7.12)

133
• Bước 2: Biến thiên hằng số để tìm nghiệm tổng quát của (7.9):
Ta tìm nghiệm của (7.9) dưới dạng:
R
− p(x)dx
y = C(x)e , (7.13)
R
trong đó C(x) là hàm căn xác định để y = C(x)e− p(x)dx
là nghiệm của (7.9).
Đạo hàm hai vế của (7.13):
dy dC − R p(x)dx R
= e − C(x)p(x).e− p(x)dx ,
dx dx
Như vậy C(x) phải nghiệm đúng phương trình sau:
dC − R p(x)dx R R
e − C(x)p(x).e− p(x)dx + p(x)C(x).e− p(x)dx = q(x),
dx
hay
dC R
= q(x).e p(x)dx .
dx
Suy ra Z R
p(x)dx
C(x) = q(x)dx.e dx + C.

Nghiệm tổng quát của phương trình (7.9) có dạng:


R Z R R

y = C.e p(x)dx
+ q(x).e p(x)dx
dx.e− p(x)dx
. (7.14)

trong đó C là một hằng số bất kỳ.

Mệnh đề 1.4.1. Từ (7.14) ta nhận thấy rằng nghiệm tổng quát của (7.9) bằng
nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất tương ứng cộng với một nghiệm riêng
của (7.9).

Ví dụ 1.4.1. Giải phương trình:

(x2 − 1)y 0 + 2xy − (2x + 3) = 0. (*)

Có thể viết phương trình thuần nhất tương ứng dưới dạng:
y 2x
0
=− 2 . (**)
y x −1
λ
Nghiệm tổng quát của (∗∗) là: ϕλ (x) = .
−1 x2
z
Để tìm nghiệm riêng của (∗) ta đặt y= 2 , nhận được phương trình đối với z
x −1
là: z 0 = 2x + 3 =⇒ z = x2 + 3x + λ.
Vậy nghiệm tổng quát của (∗) là:
x2 + 3x + λ
ϕ(x) = , λ : hằng số
x2 − 1

134
Ví dụ 1.4.2. Giải phương trình:
dy 2
− y = x; x 6= 0. (*)
dx x
Giải phương trình thuần nhất tương ứng:
dy 2
− y = 0, (**)
dx x
dy dx
(i) y 6= 0 : =2 ⇐⇒ ln |y| = 2 ln |x| + ln |C1 |, C1 6= 0,
y x

y
= x2 y = Cx2 ;

hay
C ⇐⇒ C = ±|C1 | =
6 0.
1

(ii) y = 0 cũng là nghiệm của (∗∗) cho ứng với C = 0. Như vậy nghiệm tổng quát
của (**) là: y = Cx2 .
Biến thiên hằng số y = C(x).x2 .
dy dC 2
= x + 2xC(x),
dx dx
thay vào (∗), ta được:
dy
+ 2xC(x) − 2xC(x) = x
dx
dC 1
= ⇐⇒ C(x) = ln |x| + C; C : hằng số.
dx x
Vậy nghiệm của phương trình (∗) là:

y = (ln |x| + C)x2 ; C : hằng số

1.5 Phương trình Bernoulli

Phương trình Bernoulli có dạng:


dy
+ p(x).y = q(x).y α , (2.14)
dx
trong đó α ∈ R ; q, p là hai hàm liên tục.

(i) Nếu α = 0 hay α = 1; (2.14) là phương trình tuyến tính.


Giả sử α 6= 0 và α 6= 1; chia hai vế của (2.14) cho y α (y 6= 0) ta được:
1 dy
+ p(x)y 1−α = q(x). (2.15)
y α dx

Đặt
dz dy
z = y 1−α =⇒ = (1 − α)y −α ,
dx dx
135
và thay vào (2.15) ta được:
1 dz
+ p(x)z = q(x), (2.16)
1 − α dx
hay
dz
+ (1 − α)p(x)z = (1 − α)q(x).
dx
Đây là phương trình tuyến tính với ẩn hàm là z. Tích phân phương trình này
rồ i trở về ẩn hàm cũ y, ta được tích phân tổng quát của (2.14).

(ii) Nếu α > 0; (2.14) có thêm nghiệm y = 0, nghiệm này là kì dị khi 0 < α < 1, và
là nghiệm riêng α > 1.

Ví dụ 1.5.1. Giải phương trình:

y 0 + 2y = y 2 ex . (*)

Giả sử y 6= 0 ta suy ra:


y0 2
2
+ = ex . (**)
y y
1 0 −y 0
Đặt z = 6= 0; z = 2 . Thay vào (**), ta được:
y y
−z 0 + 2z = ex hay z 0 − 2z = −ex .

Đây là phương trình tuyến tính. Giải ra ta được nghiệm tổng quát:
−1
z = (Ce2x + ex ) ; C : hằng số.

Vậy nghiệm tổng quát của (∗) là:


1
y= = Ce2x + ex ; C : hằng số bất kỳ.
z
phương trình còn có thêm nghiệm riêng y = 0.

§2 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN TUYẾN TÍNH CẤP HAI


2.1 Phương trình vi phân tuyến tính thuần nhất cấp hai

Định nghĩa 2.1.1. Phương trình vi phân tuyến tính thuần nhất cấp hai là phương
trình có dạng:
a0 (x)y” + a1 (x)y 0 + a2 (x) = 0 (4.1)

Không mất tổng quát ta có thể giả thiết rằng a0 (x) ≡ 1.

136
Định lí 2.1.1. Nếu y1 , y2 là hai nghiệm riêng của phương trình:

y” + a1 (x)y 0 + a2 (x) = 0 (4.2)

thì C1 y1 + C2 y2 , trong đó C1 và C2 là những hằng số nào đó cũng là nghiệm của


(4.2).
Chứng minh. Thay (4.2) vào (4.2) ta được

(C1 y1 + C2 y2 )” + a1 (C1 y1 + C2 y2 )0 + a2 (C1 y1 + C2 y2 )


= C1 y1 ” + C2 y2 ” + C1 a1 y10 + C2 a1 y20 + C1 a2 y1 + C2 a2 y2
= C1 (y1 ” + a1 y10 + a2 y1 ) + C2 (y2 ” + a1 y20 + a2 y2 ) = 0

vi y1 ” + a1 y10 + a2 y1 = 0; y2 ” + a2 y20 + a2 y2 = 0 theo giả thiết.


Vậy C1 y1 + C2 y2 là nghiệm của phương trình (4.2).
Định nghĩa 2.1.2. Hai hàm ϕ1 (x); ϕ2 (x) xác định trong khoảng (a, b) được gọi là
phụ thuộc tuyến tính nếu tồn tại hai số α1 , α2 không đồng thời bằng không sao cho

α1 ϕ1 (x) + α2 ϕ2 (x) ≡ 0 trong (a, b). (4.3)

Ngược lại, nếu đồng nhất thức (4.3) chỉ xảy ra khi α1 = α2 = 0 thì ta bảo ϕ1 (x); ϕ2 (x)
độc lập tuyến tính trong (a, b).
Ví dụ 2.1.1. a) Các hàm ϕ1 (x) = xk1 ; ϕ2 (x) = xk2 với k1 , k2 nguyên, và k1 >
k2 > 0 là độc lập tuyến tính trên toàn trục số vi theo định lí cơ bản của đại số
thì phương trình có bậc không lớn hơn k1 thì không thể có nhiều hơn k1 nghiệm.

b) Các hàm số ϕ1 (x) = eλ1 x ; ϕ2 (x) = eλ2 x (λ1 6= λ2 ) là độc lập tuyến tính trên toàn
trục số.
Thật vậy, giả sử eλ1 x ; eλ2 x phụ thuộc tuyến tính thì ta có

α1 eλ1 x + α2 eλ2 x ≡ 0

trong đó ít nhất một trong hai số α1 ; α2 khác không, chẳng hạn α1 6= 0. Khi đó
chia hai vế cho eλ2 x ta được:

α1 e(λ1 −λ2 )x + α2 ≡ 0

Lấy đạo hàm ta được


α1 (λ1 − λ2 )e(λ1 −λ2 )x ≡ 0
vô lí, vi α1 6= 0; λ1 − λ2 6= 0, e(λ1 −λ2 )x 6= 0.
Vậy eλ1 x ; eλ2 x phải độc lập tuyến tính trên trục số.

c) Các hàm số 1, sin2 x, cos2 x phụ thuộc tuyến tính trên toàn trục số. Thật vậy,
chọn α1 = 1, α2 = −1 ta có

1 − sin2 x − cos2 x ≡ 0.

137
Định nghĩa 2.1.3. Nếu y1 (x), y2 (x) là các hàm số khả vi trong (a, b) thì định thức

y y
1 2
W [y1 , y2 ] = 0 0 = y1 y20 − y10 y2 (4.4)
y1 y2

được gọi là định thức Wrônski của các hàm y1 , y2 .


Định lí 2.1.2. Nếu các hàm số y1 (x); y2 (x) phụ thuộc tuyến tính trong (a, b) thì định
thức Wrônski của chúng đồng nhất không trong khoảng này.
α2 α2
Chứng minh. Thật vậy, nếu α1 y1 +α2 y2 ≡ 0 với α1 6= 0 thì y1 = − y2 và y10 = − y20
α1 α1
cho nên:
α2

y y − y2 y2

1 2 α1 α2 y2 y2
W [y1 , y2 ] = 0 0 = α2 0 =− 0 ≡ 0.

y1 y2 − y y2 α 1 y2 y20
α 2
1

Định lí 2.1.3. Nếu các nghiệm y1 (x); y2 (x) của phương trình (4.2) là độc lập tuyến
tính trong khoảng (a, b) thì định thức Wrônski W [y1 , y2 ] của chúng không triệt tiêu
tại bất kỳ điểm nào của khoảng ấy.
Chứng minh. Giả sử ngược lại rằng tại x = x0 (a < x0 < b) ta có W (x0 ) = 0, tức là:

y (x0 ) y (x0 )
1 2
W (x0 ) = W [y1 (x0 ), y2 (x0 )] = 0 0 = 0.

0 0
y1 (x ) y2 (x )

Để cho gọn, ta kí hiệu:


y1 (x0 ) = y1o ; y2 (x0 ) = y2o
y 0 (x0 ) = y 0 ;
1 1o y20 (x0 ) = y2o
0
.

C y + C y = 0
1 1o 2 2o
Hệ phương trình: có nghiệm khác không vi định thức
0
C y + C y 0 = 0
2 1o 2 2o
của nó là W (x0 ) = 0.
Lấy một nghiệm không tầm thường của hệ trên: C10 , C20 (chúng không đồng thời bằng
không), và lập
y = C10 y1 + C20 y2 .
Ta thấy ngay rằng y là nghiệm của phương trình (4.2) và thỏa mãn điều kiện ban
đầu:
y(x0 ) = C10 y1o + C20 y2o = 0,
0 0
y 0 (x0 ) = C10 y1o + C20 y2o = 0.
Nhưng vi rằng nghiệm y ≡ 0 của phương trình (4.2) cũng thỏa mãn điều kiện ban
đầu này cho nên theo tính chất duy nhất nghiệm ta phải có
y(x) = C10 y1 + C20 y2 ≡ 0
(trong đó C10 và C20 không đồng thời bằng không). Điều đó có nghĩa là y1 (x); y2 (x)
phụ thuộc tuyến tính. Trái giả thiết!

138
Định lí 2.1.4 (định lí cơ bản). Nếu y1 , y2 là hai nghiệm độc lập tuyến tính của
phương trình (4.1) thì
y = C1 y1 + C2 y2 (4.5)
trong đó C1 , C2 là những hằng số tuỳ ý, là nghiệm tổng quát của (4.2).
Chứng minh. Theo định lí (4.2) thì y = C1 y1 + C2 y2 là nghiệm của phương trình
(4.2). Nếu cho trước điều kiện ban đầu y(x0 ) = y0 , y 0 (x0 ) = y00 ta sẽ chứng, minh rằng
tồn tại các giá trị C10 , C20 của C1 và C2 để cho nghiệm riêng C10 y1 + C20 y2 thỏa mãn
điều kiện ban đầu này.
Thay x = x0 vào (4.5) ta có hệ phương trình:

y = C y + C y
0 1 1o 2 2o
(4.6)
y 0 = C y 0 + C y 0
0 1 1o 2 2o

trong đó ta dùng kí hiệu

y1 (x0 ) = y1o ; y2 (x0 ) = y2o

y10 (x0 ) = y1o


0
; y20 (x0 ) = y2o
0
.
Định thức của hệ phương trình (4.6) là:

y
1o y2o

0
W (x ) = 0 0
.
y1o y2o

Đnó là định thức Wrônski của y1 , y2 tại x0 . Nnó khác không vi y1 , y2 độc lập tuyến
tính. Do đó hệ (4.6) có nghiệm duy nhất C10 , C20 , . . .
Nghiệm riêng y = C10 y + C20 y2 của phương trình (4.2) thỏa mãn điều kiện ban đầu
cho trước.
Ví dụ 2.1.2. Giải phương trình:
1 1
y” + y 0 − 2 y = 0.
x x
1 1
Trước hết nhận xét rằng các hệ số a1 = , a2 = − 2 liên tục trong bất kỳ điểm nào
x x
không chứa điểm x = 0, do vậy trong khoảng đó phương trình đã cho thỏa mãn các
điều kiện của định lí tồn tại duy nhất nghiệm.
1
Dễ dàng thử thấy rằng y1 = x và y2 = là các nghiệm độc lập tuyến tính của
x
phương trình trên. Do đó nghiệm tổng quát của phương trình trên là:
1
y = C1 x + C2 .
x
Định lí 2.1.5. Nếu y1 , y2 là các nghiệm độc lập tuyến tính của phương trình (4.2)
thì x R
− a1 (x)dx
W (x) = W [y1 , y2 ] = Ce x0 . (4.7)

139
Chứng minh. Vì y1 , y2 là nghiệm của phương trình (4.2) cho nên

y1 ” + a1 y10 + a2 y1 = 0

y20 + a1 y20 + a2 y 0 = 0.
Nhân đẳng thức thứ nhất với y2 và đẳng thức thứ hai với −y1 rồ i cộng lại ta được:

(y1 ”y2 − y1 y2 ”) + a1 (y10 y2 − y1 y20 ) = 0. (4.8)

Hiệu y1 ”y2 − y1 y2 ” là đạo hàm của W [y1 , y2 ] vì

W 0 = (y10 y2 − y1 y20 )0 = y1 ”y2 + y10 y20 − y10 y20 − y1 y2 ” = y1 ”y2 − y1 y2 ”.

Do đó (4.8) có thể viết:


W 0 (x) + a1 (x)W (x) = 0
nhưng y1 , y2 độc lập tuyến tính nên W (x) 6= 0 và ta có
W 0 (x)
= −a1 (x).
W (x)
Từ đó
Zx
ln |W (x)| = − a1 (x)dx + ln |C|
x0
Rx
hay W (x) = Ce− x0
a1 (x)dx
.

Định lí 2.1.6. Nếu đã biết một nghiệm riêng của phương trình tuyến tính thuần nhất
cấp hai thì nghiệm tổng quát của phương trình này được tìm bằng phép cầu phương.

Chứng minh. Giả sử biết y1 là một nghiệm riêng của phương trình:

y” + a1 (x)y 0 + a2 (x)y = 0.

Ta tìm nghiệm riêng y2 độc lập tuyến tính với y1 . nhờ công thức (4.7) ta có
R
y20 y1 − y2 y10 = Ce− a1 (x)dx

đó là phương trình vi phân tuyến tính cấp một đối với y2 . Ta tích phân nó bằng cách
sau. Chia cả hai vế cho y12 (y1 6= 0)
y20 y1 − y2 y10 1 R
− a1 dx
= 2 Ce
y12 y1
hay
d y2 1
  R
− a1 dx
= Ce .
dx y1 y12
Từ đó R
y2 Ce− a1 dx
Z
= dx + C.
y1 y12

140
Vì chỉ căn tìm nghiệm riêng nên ta có thể chọn C = 1 và C = 0 và được:
R
e− a1 dx
Z
y2 = y1 dx. (4.9)
y12

Do đó nghiệm tổng quát của phương trình là:


R
e− a1 dx
Z
y = C1 y1 + C − 2y1 dx.
y12

Ví dụ 2.1.3. Hãy tìm nghiệm tổng quát của phương trình

(1 − x2 )y” − 2xy 0 + 2y = 0.

Dễ dàng thử thấy rằng phương trình có một nghiệm riêng là y1 = x.


−2x
Áp dụng công thức (4.9) với chú ý rằng ở đây a1 = , ta được:
1 − x2
2xdx
R
2
e 1−x2 e− ln(1−x )
Z Z
y2 = x 2
dx = x 2
dx
x x
dx 1 1 1
Z Z  
=x =x + + dx
x2 (1 − x2 ) x2 3(1 − x) 2(1 + x)
1 1 1 + x
 
= x − + ln .
x 2 1−x

Do đó nghiệm tổng quát của phương trình đã cho là


x 1 + x
 
y = C1 x + C2 ln .
2 1−x

Định lí 2.1.7. Nếu y = u(x) + iv(x) (trong đó u(x), v(x) là những hàm số thực) là
nghiệm của phương trình (4.2) thì các hàm số u(x); v(x) cũng là nghiệm của phương
trình ấy.

2.2 Phương trình vi phân tuyến tính không thuần nhất cấp hai

Ta xét phương trình tuyến tính không thuần nhất:

y” + a1 (x)y 0 + a2 (x)y = f (x) (4.10)

trong đó a1 (x), a2 (x), f (x) là những hàm số liên tục trong khoảng (a, b). Phương trình
tuyến tính thuần nhất tương ứng của (4.10) là:

y” + a1 (x)y 0 + a2 (x)y = 0 (4.11)

Định lí sau đây cho ta cách tìm nghiệm tổng quát của phương trình (4.11)

141
Định lí 2.2.1. Tổng các nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất (4.11) với
một nghiệm riêng nào đó của phương trình không thuần nhất (4.10) là nghiệm tổng
quát của phương trình (4.11).

* Phương pháp hằng số biến thiên (Phương pháp Lagrange)


Giả thiết rằng đã biết nghiệm tổng quát của phương trình (4.11):

y = C1 y1 + C2 y2 (4.12)

Ta sẽ trình bày phương pháp tìm nghiệm riêng của phương trình không thuần nhất
(4.10). Ta xem C1 , C2 như những hàm số của x và tìm cách xác định những hàm số
đó sao cho:
y = C1 (x)y1 + C2 (x)y2 (4.13)
là một nghiệm của y” + a1 (x)y 0 + a2 (x)y = f (x). Muố n vậy, ta lấy đạo hàm hệ thức
(4.13):
y 0 = C1 (x)y10 + C2 (x)y20 + C10 (x)y1 + C20 (x)y2 .
Ta buộc C1 (x), C2 (x) phải thỏa mãn điều kiện:

C10 (x)y1 + C20 (x)y20 = 0.

Lúc đó đạo hàm cấp một của y sẽ là:

y 0 = C1 (x)y10 + C2 (x)y20 . (4.14)

Lấy đạo hàm của (4.14):

y” = c1 (x)y1 ” + C2 (x)y2 ” + C10 (x)y10 + C20 (x)y10 (4.15)

Thay thế (4.13), (4.14), (4.15) và phương trình (4.10) ta có

C1 (x)y1 ” + C2 (x)y2 ” + C10 (x)y10 + C20 (x)y20 +

+a1 (x)[C1 (x)y10 + C2 (x)y20 ] + a1 (x)[C1 (x)y1 + C2 (x)y2 ] = f (x)


hay

C1 (x)(y10 + a1 y10 + a2 y1 ) + C2 (x)(y2 ” + a1 y20 + a2 y2 )+


+ C10 (x)y10 + C20 (x)y20 = f (x). (4.16)

Vì y1 , y2 là các nghiệm của phương trình (4.11) cho nên:

y1 ” + a1 y10 + a2 y1 = 0,

y2 + a1 y20 + a2 y2 = 0.
Do đó (4.16) trở thành:
C10 (x)y10 + C20 (x)y20 = f (x).

142
Vậy muốn cho (4.13) là nghiệm của (4.10) thì C1 (x), C2 (x) phải thỏa mãn hệ phương
trình: 
C 0 (x)y + C 0 (x)y
1 1 2 2 = 0
(4.17)
C 0 (x)y 0 + C 0 (x)y 0 = f (x).
1 1 2 2

Vì y1 , y2 độc lập tuyến tính và định thức của hệ (4.17) là định thức Wrônski của
y1 , y2 cho nên định thức đó khác không. Từ đó suy ra rằng hệ (4.17) có nghiệm duy
nhất:
C10 (x) = ϕ1 (x), C20 (x) = ϕ2 (x).
Tích phân chúng ta được:
Z Z
C1 (x) = ϕ1 (x)dx + C1 , C2 (x) = ϕ2 (x)dx + C2 .

Vì chỉ căn tìm một nghiệm riêng nên ta có thể chọn C1 , C2 = 0.


Hàm số Z Z
y = y1 ϕ1 (x)dx + y2 ϕ2 (x)dx

là một nghiệm của phương trình (4.10). Nghiệm tổng quát của phương trình này là:
Z Z

y = y + y = C1 y1 + C2 y2 + y1 ϕ1 (x)dx + y2 ϕ2 (x)dx.

Ví dụ 2.2.1. Hãy tìm nghiệm tổng quát của phương trình:


y0
y” − = x. (*)
x
Trước hết ta tìm nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất tương ứng
y0
y” − = 0. (**)
x
y” 1
Vì 0
= nên ln |y 0 | = ln |x| + ln |C| hay y 0 = Cx. Do đó nghiệm tổng quát của
y x
(**) là
C
 
∗ 2
y = C1 x + C2 trong đó C1 = .
2
Để tìm một nghiệm của phương trình (*) ta xác định các hàm C1 (x) và C2 (x) từ hệ

C 0 (x)x2 + C 0 (x) · 1 =0
1 2
2C 0 (x) · x + C 0 (x) · 0 = 0.
1 2

Giải hệ trên ta được:


1 1
C10 (x) =C20 (x) = − x2 .
2 2
3
x x x x3 x3
từ đó C1 (x) = , C2 (x) = − . Hàm số x2 . − 1. = là một nghiệm
2 6 2 6 3
của phương trình (*). Nghiệm tổng quát của (*) là:
2 x3
y = C1 x + C2 + .
3

143
Định lí 2.2.2. Nếu y1 là một nghiệm riêng của phương trình

y” + a1 (x)y 0 + a2 (x)y = f1 (x)

và y2 là một nghiệm riêng của phương trình

y” + a1 (x)y 0 + a2 (x)y = f2 (x)

thì y1 + y2 là nghiệm riêng của phương trình

y” + a1 (x)y 0 + a2 (x)y = f1 (x) + f2 (x).

§3 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN TUYẾN TÍNH CẤP HAI VỚI HỆ


SỐ HẰNG
Dạng:
y 00 + p(x)y 0 + q(x)y = r(x). (5.1)
trong đó p, q, r là các hàm liên tục, được gọi là phương trình vi phân tuyến tính cấp
hai.
Trong trường hợp p(x), q(x) là các hàm hằng thì (5.1) được gọi là phương trình vi
phân tuyến tính cấp hai với hệ số hằng:

y 00 + py 0 + qy = r(x). (5.2)

3.1 Phương trình thuần nhất

Định nghĩa 3.1.1. Phương trình vi phân tuyến tính (5.2) với hệ số hằng, có vế phải
r(x) ≡ 0 được gọi là thuần nhất:

y 00 + py 0 + qy = 0. (5.3)

Để giải phương trình (5.3) ta dựa vào mệnh đề sau:


Mệnh đề 5.2. Nếu (5.3) có hai nghiệm độc lập tuyến tính là y = ϕ1 (x) và y = ϕ2 (x)
thì các nghiệm của (5.3) là các tổ hợp tuyến tính của ϕ1 và ϕ2 . Vậy, nghiệm tổng
quát của (5.3) có dạng:

y = C1 ϕ1 (x) + C2 ϕ2 (x) C1 , C2 :hằng số.

Bây giờ ta tìm hai nghiệm độc lập của (5.3) dưới dạng: y = eλx (λ: hằng).
Trong trường hợp này ta có

y 0 = λeλx ; y 00 = λ2 eλx .

144
Vậy y = eαx nghiệm đúng (5.3) khi và chỉ khi:

λ2 eαx + λpeαx + qeαx ≡ 0.

⇐⇒ eαx (λ2 + λp + q) = 0 ⇐⇒ λ2 + λp + q = 0.
Phương trình bậc hai:
λ2 + pλ + q = 0. (5.4)
được gọi là phương trình đặc trưng của phương trình (5.3).
Nếu (5.4) có hai nghiệm thực phân biệt α, β thì

ϕ1 (x) = eαx , ϕ2 (x) = eβx

là hai nghiệm độc lập của (5.3), vậy nghiệm tổng quát của (5.3) là:

y = C1 eαx + C2 eβx .

Ngoài ra khi phương trình đặc trưng (5.4) có nghiệm kép thực là γ thì ϕ1 (x)eγx và
ϕ2 (x) = xeγx là hai nghiệm độc lập của (5.3). Vậy

y = (C1 + C2 x)eγx ; C1 , C2 : hằng số

là nghiệm tổng quát của (5.3).


Cách giải: Xét phương trình đặc trưng (5.4) tương ứng với phương trình (5.3):

+ Nếu (5.4) có hai nghiệm thực α, β thì (5.3) có nghiệm tổng quát là:

y = C1 eαx + C2 eβx ; C1 , C2 :hằng số.

+ Nếu (5.4) có nghiệm kép thực γ thì (5.4) có nghiệm tổng quát là:

y = (C1 + C2 x)eγx ; C1 , C2 hằng số.

+ Nế u (5.4) không có nghiệm thực, vậy có hai nghiệm phức a ± ib (với a, b ∈ R)


thì (5.3) có nghiệm tổng quát là:

y = eax (C1 cos bx + C2 sin bx).

Ví dụ 3.1.1. Giải phương trình:

y 00 − 3y 0 + 2y = 0. (*)

Phương trình đặc trưng của (∗):

λ2 − 3λ + 2 = 0. (**)

có hai nghiệm là: r1 = 1; r2 = 2, nên (∗) có nghiệm tổng quát là:

y = C1 ex + C2 e2x .

145
Ví dụ 3.1.2. Giải phương trình:

y 00 − 2y 0 + y = 0. (*)

Phương trình đặc trưng của (∗):

r2 − 2r + 1 = 0 (**)

có nghiệm kép là r = 1 nên (∗) có nghiệm tổng quát là:

y = (C1 + C2 x)ex .

Ví dụ 3.1.3. Giải phương trình:

y 00 + 2y 0 + 5y = 0.

Phương trình đặc trưng tương ứng k 2 + 2k + 5 = 0 có các nghiệm phức: α =


−1 + 2i; β = −1 − 2i. Do đó nghiệm tổng quát của phương trình vi phân đã cho là:

y = e−x (C1 cos 2x + C2 sin 2x).

3.2 Một số phương trình không thuần nhất với vế phải đặc biệt

Để tìm nghiệm tổng quát của phương trình không thuần nhất ta đi tìm một nghiệm
riêng của nó. Nghiệm tổng quát của phương trình không thuần nhất bằng tổng của
một nghiệm riêng của nó với nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất tương
ứng.
1. Vế phải có dạng r(x) = ηesx
Dùng phép biến đổi ẩn hàm:

y = zesx =⇒ y 0 = (z 0 + sz)esx và y 00 = (z 00 + 2sz 0 + sz 2 )esx ,

rồ i thay vào (5.2):


y 00 + py 0 + qy = ηesx ,
ta được:
z 00 + (2s + p)z 0 + (s2 + ps + q)z = η. (5.5)
Ta xét các trường hợp sau:

+ Nếu s2 + ps + q 6= 0, nghĩa là s không phải là nghiệm của phương trình đặc


η
trưng (5.4) thì phương trình (5.5) có nghiệm hằng: z = 2 . Vậy đó
s + ps + q
phương trình (5.2) có một nghiệm riêng ϕ0 xác định bởi:
η
ϕ0 (x) = 2
esx .
s + ps + q

146
+ Nếu s2 + ps + q = 0 và 2s + p 6= 0, nghĩa là nếu s là một nghiệm đơn của phương
trình đặc trưng (5.4), thì phương trình (5.5) được thỏa mãn nếu z 0 không đổi
η
và bằng . Khi đó phương trình (5.3) có nghiệm ϕ0 xác định bởi:
2s + p
ηx sx
ϕ0 (x) = e .
2s + p

+ Nếu s2 + ps + q = 0 và 2s + p = 0, nghĩa là nếu s là nghiệm kép của phương


trình đặc trưng (5.4), thì phương trình (5.5) được thỏa mãn nếu z 00 không đổi
bằng η. Phương trình (5.3) có một nghiệm riêng ϕ0 xác định bởi:
1
ϕ0 (x) = ηx2 esx .
2

Về mặt thực hành ta tìm nghiệm riêng ϕ0 dưới dạng:


* ϕ0 (x) = µesx nếu s không phải là nghiệm của (5.4),
* ϕ0 (x) = µxesx nếu s là một nghiệm đơn của (5.4),
*ϕ0 (x) = µx2 esx nếu s là nghiệm kép của (5.4),
trong đó hằng số µ được xác định nhờ thay ϕ0 , ϕ00 , ϕ0 ” vào (5.2).
2. Vế phải là đa thức: r(x) = A0 xs + A1 xs−1 + · · · + As :
Tìm nghiệm riêng của (2.1) dưới dạng đa thức:

y = B0 xs + B1 xs−1 + · · · + Bs ,

bằng cách tính y 0 , y 00 rồ i thay vào (5.3), dùng phép đồng nhất đa thức để xác định
B0 , B1 , . . . , Bs .
3. Vế phải là tích của hàm mũ với đa thức r(x) = esx P (x):
Đổi ẩn hàm: y = zesx đư a (5.2) về dạng:

z 00 + (2s + p)z 0 + (s2 + 2ps + q)z = P (x). (5.6)

Một nghiệm của (5.76) là đa thức:


- cùng bậc với P (x) nếu s không phải là nghiệm của phương trình đặc trưng (5.4),
- có bậc lớn hơn bậc của P (x) một đơn vị nếu s là một nghiệm đơn của phương trình
đặc trưng (5.4),
- có bậc lớn hơn bậc của P (x) hai đơn vị nếu s là một nghiệm kép của phương trình
đặc trưng (5.4).
Ta xác định hệ số của đa thức R(x) này bằng cách tương tự như phần 2.
Ví dụ 3.2.1. Giải phương trình

y 00 − 3y 0 + 2y = ex . (*)

Ở ví dụ 5.1, phần 5.1., ta đã được nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất
tương ứng của (∗) là:
y = C1 ex + C2 e2x .

147
Ở đây vế phải có dạng ηesx với s = 1 là một nghiệm đơn của phương trình đặc trưng
nên ta tìm nghiệm riêng của (∗) dạng: y = µxex .
Ta có

y 0 = µ(ex + xex ) = µex (x + 1), y 00 = µ [(x + 1)ex + ex ] = µex (x + 2).

và thay vào (∗)


ex [µ(x + 2) − 3µ(x + 1) + 2µx] = ex ,
từ đó ta được µ = −1.
Vậy một nghiệm riêng của (∗) là: y = −xex ., nên nghiệm tổng quát của nó là:

y = (C1 − x)ex + C2 e2x .

Ví dụ 3.2.2. Giải phương trình:

y 00 − 2y 0 + y = e2x . (*)

Phương trình đặc trưng của phương trình thuần nhất tương ứng là:

r2 − 2r + 1 = 0. (**)

Ở ví dụ 5.2, phần 5.1., ta đã được nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất
tương ứng là:
y = (C1 + C2 x)ex .
Do vế phải của (∗) có dạng ηesx với s = 2 không phải là nghiệm của (∗∗) nên ta tìm
một nghiệm riêng của (∗) dưới dạng: y = µe2x . Ta ó

y 0 = 2µe2x ; y 00 = 4µe2x .
Thay vào (∗) ta được: 4µe2x − 4µe2x + µe2x = e2x , suy ra µ = 1.
Như vậy một nghiệm riêng của (∗) là: y = e2x , do đó nghiệm tổng quát của nó là:

y = (C1 + C2 x)ex + e2x .

Ví dụ 3.2.3. Giải phương trình:

y 00 − y = x2 + x. (*)

Phương trình đặc trưng của phương trình thuần nhất tương ứng: r2 − 1 = 0 có
nghiệm r = ±1 nên nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất là:

y = C1 ex + C2 e−x .

Ta tìm một nghiệm riêng của (∗) dưới dạng y = B0 x2 + B1 x + B2 .


Ta có y 0 = 2B0 x + B1 , y 00 = 2B1 . Thay vào (∗), ta được:

B0 x2 + B1 x + B2 + 2B0 = x2 + x, ∀x

148
nên: 
 B
 0

 =1


B
1 =1

B + 2B

= 0.
2 0

Giải ra ta được: B0 = 1, B1 = 1, B2 = −2.


Như vậy một nghiệm riêng của (∗) là: y = x2 + x − 2, nên nghiệm tổng quát của
nó là:
y = C1 ex + C2 e−x + x2 + x − 2.

Ví dụ 3.2.4. Giải phương trình: y 00 + y 0 = x − 2. (∗)


Phương trình đặc trưng của (∗) là: r2 + r = 0 có hai nghiệm là: r1 =
−1, r2 = 0 nên nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất tương ứng là: y=
−x
C1 e + C2 .
Ta tìm một nghiệm riêng của (∗) dưới dạng y(x) = x(B0 x + B1 ).
Ta có y 0 = 2B0 x + B1 , y 00 = 2B0 , thay vào (∗), ta được:

2B0 x + B1 + 2B0 = x − 2, ∀x.

Đồng nhất đa thức, ta được hệ



2B + B
0 1 = −2
2B = 1.
0

1 x2
Giải ra, ta ó B0 = , B1 = −3, nên một nghiệm riêng của (*) là: y= −3x.
2 2
Vậy nghiệm tổng quát của (∗) là:

−x x2
y = C1 e + − 3x + C2 .
2
Ví dụ 3.2.5. Giải phương trình: y 00 − y = ex (x2 − 1). (∗)
Phương trình đặc trưng của phương trình thuần nhất tương ứng: r2 − 1 = 0 (∗∗)
nên phương trình thuần nhất tương ứng có nghiệm tổng quát là:

y = C1 ex + C2 e−x .

ta tìm nghiệm riêng dạng y = ex (B0 x3 + B1 x2 + B2 x + B3 ) ( vi vế phải có dạng


esx P (x) với s = 1 là nghiệm đơn của (∗∗)).
Ta có
y 0 = ex B0 x3 + (B1 + 3B0 )x2 + (B2 + 2B1 )x + B3 + B2 ,
 

y 00 = ex B0 x3 + (B1 + 6B0 )x2 + (B2 + 4B1 + 6B0 )x + B3 + 2B1 + 2B2 ,


 

149
thay vào (∗) rồ i đồng nhất đa thức ta được hệ





2B0 =0

2B1 + 9B0 =1






2B2 + 6B1 + 6B0 =0

2B + 3B + 2B = −1.

3 2 1

1 3 5
Giải ra ta được: B0 = 0, B1 = , B2 = − , B3 = .
2 2 5
2
x 3 5
Như vậy nghiệm riêng của (∗) là: y = ex ( − x + ).
2 2 4
Vậy nghiệm tổng quát của (∗) là:

x −x x2 3
x 5
y = C1 e + C2 e + e ( − x + ); C1 , C2 :hằng số.
2 2 4

BÀI TẬP CHƯƠNG 5


y
1. Tìm tích phân riêng của phương trình y 0 cos x = thỏa mãn điều kiện ban
ln y
đầu y(0) = 1.

2. Tìm tích phân tổng quát của phương trình y 0 = tan x tan y.

3. Tìm nghiệm riêng của phương trình vi phân


(1 + x2 )dy + ydx = 0 với điều kiện ban đầu y(1) = 1.

4. Tìm các đường cong mà tổng của các độ dài pháp tuyến và pháp ảnh là đại
lượng không đổi và bằng a.

5. Một bể hình trụ cao 6m và đường kính đáy bằng 4m được đặt thẳng đứng và
đổ đầy nước. Hỏi trong bao lâu, nước trong bể đầy sẽ chảy hết ra ngoài qua lỗ
1
tròn có bán kính m ở đáy bể?
12
Biết rằng vận tố c v của dòng chất lỏng chảy từ lỗ hổng ở độ cao h m thấp hơn
mặt thoáng được tính theo công thức Bernouilli sau đây
p
v = σ 2gh.

6. Đặt một vật thể nào đó vào trong một căn phòng có nhiệt độ 200 C, sau 20 phút
vật thể giảm từ 1000 C xuố ng 600 C. Tìm qui luật làm nguội vật thể và sau bao
nhiêu phút vật thể sẽ giảm xuố ng 300 C? Nhiệt độ căn phòng tăng lên không
đchặng kể .

150
7. Giải các phương trình:
q √
a) ln cos ydx + xtgydy = 0, b) x 1 + y 2 dx + y 1 + x2 dy = 0
xdy ydx 1+x2 e2x π
c) √ + p =0 d) e tan ydx − dy = 0; y(1) =
1 − x2 1 − y2 x−1 2
y0 y0y
e) = ln y; y(2) = 1 g) + ey = 0; y(1) = 0.
y x

8. Tìm tích phân tổng quát của phương trình: (x2 + 2xy)dx + xydy = 0.
y y π
9. Tìm nghiệm riêng của phương trình y 0 = + sin với điều kiện đầu y(1) =
x x 2
10. Tìm đường cong đi qua điểm A(0,1) sao cho tam giác tạo nên bởi trục Oy, tiếp
tuyến với đường cong tại điểm bất kỳ và bán kính vector của tiếp điểm là tam
giác cân (đáy của tam giác là đoạn tiếp tuyến từ tiếp điểm đến trục Oy).

11. Tìm dạng của gương hội tụ được tất cả các tia song song vào một điểm.

12. Giải các phương trình:


y y
a) x sin .y 0 + x = y sin ;
x x
b) xy + y = (2x + xy)y 0 ;
2 2

y y
c) xy 0 ln .y 0 = x + y ln ;
x x
0 2 2
d) xyy = y + 2x ;
y π
e) xy 0 − y = x tan ; y(1) = ;
x 2
y y
f) y 0 = + cos ;
x x
y y
g) y 0 = 4 + ( )2 ; y(1) = 2;
x x
2 2
h) (x + y )dx − xydy = 0;
x+y
i) y 0 = ;
x−y
j) xy 0 = xey/x + y; y(1) = 0;
x
k) xy 0 − y = y.
arctg
x
13. Tích phân tổng quát của các phương trình:
a) (2x + y + 1)dx + (x + 2y − 1)dy = 0;
b) (x + y + 2)dx + (2x + 2y − 1)dy = 0;
c) (x − 2y + 3)dy + (2x + y − 1)dx = 0;
d) (x − y + 4)dy + (x + y − 2)dx = 0;

151
e) (ex + y + sin y)dy + (ey + x + x cos y)dy = 0;
f) (x + y − 1)dx + (ex + x)dy = 0;
g) y 0 − ythx = ch2 x;
xy
h) y 0 + = csinx + x;
1 − x2
i) y = xy 0 + y 0 ln y;

0 2xy y
k) y − = 4 √ arctan x;
1 + x2 1 + x2
l) (x2 ln y − x)y 0 = y.

14. Tìm nghiệm riêng của phương trình:


a) 2(x + y)dy + (3x + 3y − 1)dx = 0; y(0) = 2;
x+y−2
b) y 0 = , qua M(1,1).
y−x−4
y
15. Giải phương trình: y 0 + = x2 y 4 .
x
16. Chứng minh rằng y = C1 e3x +C2 e−3x là nghiệm tổng quát của phương trình y 00 −
9y = 0.

17. Tìm nghiệm tổng quát của phương trình:


a) y 00 − 7y 0 + 6y = 0;
b) y 00 − 4y 0 + 3y = e5x ;
c) y 00 − 6y 0 + 8y = 3x2 + 2x + 1;
d) y 00 + 3y 0 + 10y = xe−2x ;
e) y 00 − 0y 0 + 20y = x2 e4x .

18. Tích phân các phương trình sau:


0
a) y = xy 0 − ey .
2 2
b) y = xy 0 + y 0 .
q
c) y = xy +0
b2 + a2 y 0 2 .
2
d) y = xy 0 + y 0 − y 0 .

19. Tìm nghiệm của phương trình y” = xe−x thỏa mãn điều kiện
y(0) = 1, y 0 (0) = 0.

20. Giải các phương trình


1 1
y (4) = cos2 x; y(0) = ; y 0 (0) = 0; y”(0) = ; y 000 (0) = 0
32 8
000 0
y = x sin x; y(0) = 0; y (0) = 0; y”(0) = 2.

152
y0
21. Tìm nghiệm tổng quát của phương trình xy” = y 0 ln .
x
22. Giải các phương trình:
y0
a) y” − = x(x − 1); y(2) = 1; y 0 (2) = −1;
x−1
b) (1 − x2 )y” − xy 0 = 2;
2
c) 1 + y 0 = yy”;
2
d) 3y 0 = 4yy” + y 2 ;
2
e) y 0 + yy” = yy 0 .

23. Tìm đường cong có bán kính cong bằng lập phương của pháp tuyến; biết rằng
đường cong cần tìm phải đi qua điểm M (0, 1) và tiếp tuyến tại điểm này tạo
với trục Ox một góc 450 .
2 sin x
24. Tích phân phương trình y”+ y 0 +y = 0 cho biết một nghiệm riêng y1 = .
x x
25. Tìm nghiệm riêng của phương trình y” − 2y 0 − 3y = e4x thỏa mãn điều kiện
bờ
y = 1; y = 1.

x=ln 2 x=2 ln 2

26. Tích phân phương trình y” + y 0 − 2y = cos x − 3 sin x với điều kiện ban đầu
y(0) = 1, y 0 (0) = 2.

27. Giải các phương trình

a) y” − 2y 0 + 2y = x2 ;
b) y” + y = xex + 2e−x ;
π π
c) y” + y = 3 sin x thỏa mãn điều kiện bờ y(0) + y 0 (0) = 0; y( ) + y 0 ( ) = 0;
2 2
π
d) y” + y = tan x thỏa mãn điều kiện bờ y(0) = y( ) = 0.
6

153

You might also like