You are on page 1of 9

Những bức ảnh lừa bịp

A-Bức ảnh nói lên sự thật : sự giả tạo trơ trẽn.


Trước hết tôi cám ơn Ban biên tập tạp chí Ánh sáng Đẹp số 152-9-2009 đã can
đảm “vượt qua sự sợ hãi” để đăng tòan bộ bức ảnh “ mặt trận trên cao” không cắt
cúp để cho người đọc thấy rõ sự thật dàn dựng của bức ảnh.
Bức ảnh này coi như là điển hình một bức dàn dựng ngây ngô nhất nên được đem
ra mổ xẻ đầu tiên:

Chúng ta chưa đề cập thời điểm dàn dựng bức ảnh là trước hay sau cuộc chiến.
Chúng ta chú ý các điểm sau:

– Khẩu súng 12 ly 7 quay về một hướng khác với hướng máy bay rơi.
– Các chiến sĩ đang cùng đọc báo. Khuôn mặt không vẻ gì căng thẳng.
– Tờ báo ghi rõ “…bắn rơi 4000 máy bay Mỹ”
– Chiếc máy bay rơi (nhưng không có khói – tất nhiên là giả) (??!!), kèm theo
chùm bong bóng treo chiếc máy bay giả này.

– Chiếc dù trên không màu trắng nhưng khỏang cách dù-giặc lái quá xa (trên
hình scan quá nhỏ không thấy được) .

– Hình dạng máy bay lọai phản lực.


– Máy bay “bị dàn dựng” rơi quá gần hồ gươm- vô lý, chưa kể tỷ lệ, chiều
sâu.. không hợp lý.
Tôi không biết tác giả nghĩ thế nào để dàn dựng và bức ảnh làm sao lại tồn tại đến
ngày nay.
Thấy quá rõ ràng là chiếc máy bay giả được treo dưới chùm bong bóng và chiếc
dù (làm già không giống thực) là điều trơ trẽn hơn cả.
Hình ảnh các chiến sĩ phòng không cùng thản nhiên đọc báo trong bối cảnh đang
chiến đấu thì quả thật cho thấy kỷ luật quân đội không ra gì mà “kỷ luật là sức
mạnh quân đội”. Trong khi chiến đấu căng thẳng, ai dám đọc báo. Giả sử máy
bay là thật chăng nữa, khi thấy máy bay rơi thì phải reo hò cùng nhau ngắm chiến
công mình, ai dại gì đâm đầu đọc báo, nhứt là lại trùng hợp việc lựa đúng trang
“..bắn rơi 4000 máy bay Mỹ’ mà đọc ? Mà báo hấp dẫn thế nào dữ vậy? Hơn cả
phim bộ Tàu hay phim tươi mát cao cấp , khiến cho các chiến sĩ vừa “bắn máy
bay” xong lại bu nhau xem ngấu nghiến.
Trong phòng không, muốn bắn rơi 1 máy bay đâu phải là dễ mà có chuyện nòng
súng lại quay đi theo hướng khác trong bối cảnh chiến đấu như vậy. Hơn nữa
súng 12 ly 7 chỉ có tác dụng bắn hạ trực thăng mà miền Bắc bấy giờ lại đương
đầu với máy bay phản lực bay với tầm cao chỉ có hỏa tiển SAM hay máy bay tiêm
kích mới trị nổi.
Giả sử ảnh được dàn dựng khéo đến nỗi ta không nhận thấy là máy bay giả , với
cắt cúp mất chùm bong bóng (cứ cho nếu máy bay được thấy cháy rõ ràng) và
chiếc dù giặc lái được làm y như thất, bức ảnh lại nói lên địa điểm máy bay rơi rất
gần hồ gươm: lịch sử lại bị chế biến mắm muối thêm !
Vậy mà nó tồn tại !
Tất nhiên phải có sự tiếp tay cho việc giả dối này cho đến ngày hôm nay khi báo
Ánh Sáng Đẹp đưa ra bức ảnh không cắt cúp, phơi bày đúng SỰ THẬT cho mọi
người sáng mắt tuy mang ít phủ phàng.
“Ảnh Hiện thực” phải phơi bày sự thật để duy trì CÔNG LÝ. Hình như trong các
bài thảo luận in thành sách bằng chi phí hội viên và công quỹ để lưu hành phổ
biến nội bộ của Hội vẫn chưa nói ra hết điều này. Mặc dù có vị tác giả nào đó
dám tuyên bố trong bài của mình rằng Hiện thực XHCN có từ thế kỷ 15 (trước
chế độ XHCN 500 năm ! )
Phải khâm phục thêm tác giả là biết chọc thiên hạ cười với tòan những nét đặc
trưng của HÒA BÌNH…lãng nhách trong bức ảnh ghi lại bối cảnh chiến tranh!
Một lần nữa chân thành cảm ơn ban biên tập tạp chí Ánh Sáng Đẹp.
Chúng ta thắc mắc thêm không hiểu ông C.C.Th đã sẽ phải trả lời như thế nào với
bức ảnh hiện thực XHCN trên khi ông đã từng tuyên bố là: hiện thực XHCN là
hiện thực tốt nhất.
Vậy thì bức ảnh trên vừa kể thể hiện hiện thực XHCN ra làm sao ? Vì vốn nó tồn
tại lâu như vậy tất nhiên phải có lý do hiện thực XHCN tốt nhất để được duyệt.
Mà tôi xin ông cho biết trình độ những người đã duyệt nó như thế nào. Cũng như
những nhà nghiên cứu lý sự phê bình ra rả làm báo cáo.
Theo một bài báo cáo hội thảo được in thành sách, vị đàn em Ng.Đ.Ch. của ông
C.C.Th dám nói là hiện thực XHCN đã tồn tại từ thế kỷ XV ! (Hội thảo phê bình
nhiếp ảnh lần thứ I (nhiệm kỳ 2005-2010) trang 193).
Bài khác, ông V.H lại ghi rằng Hiện thực XHCN khởi đầu ở thập kỷ đầu tiên thế
kỳ XX (xem trang 228 cũng ở trong quyển sách trên). Sự việc mâu thuẩn quá cở
nếu mà đọc hết cả cuốn.
Nghề Nghệ sĩ nhiếp ảnh tới thời kỳ cùng mạt rồi !
A-Những Bức ảnh lừa bịp khác trong lịch sử
Những bức ảnh này đã được đăng tải mà không hiểu tại sao chưa có một nghệ sĩ
nhiếp ảnh nào lên tiếng thắc mắc về tính chân tật cho dù là những chuyên gia
trong nước dàn dựng lão luyện gởi các ảnh dự thi tầm cỡ quốc tế. Không thể cho
rằng các anh em nhiếp ảnh mê dự thi rồi không thèm xem lại các tác phẩm trước
đây được công bố là đúng hay sai mà chỉ cần biết như vậy là được giải hay không
mà thôi.
Trách nhiệm này, nếu theo nguyên tắc “sợi chỉ đỏ xuyên suốt” thì phải qui trách
nhiệm hữu cơ từ bộ trưởng bộ van hóa thông tin, xuống tận các ban biên tập báo
chí, không chừa cả các trưởng ban biên tập 2 tờ báo Nhiếp Ảnh và Ánh Sáng
Đẹp.
Mặc dù sự liệt kê này chưa đầy đủ, nhưng vẫn mong làng nhiếp ảnh sáng mắt ra ít
điều vè những bức ảnh “nổi tiếng” và làm sáng tỏ thêm . Các ảnh này có thể tìm
lại trong các tạp chí Nhiếp Ảnh hay sách báo ảnh khác để kiểm chứng.
1. Hồ Chủ Tịch (HCT) làm nhạc trưởng.

Làm nhạc trưởng không phải là trò đùa mà ai cũng làm được. Không phải
biết nhịp đủa theo nhạc là xong. Mà trong khi chơi nhạc, người ta phải tập
trung chơi đàn chứ ai như các nhạc công vừa đàn vừa cười. Mà lại cười
nhăn răng kiều dàn dựng. Ta thấy các nhạc công chụp gần đều cười một
khuôn. Hệ thống đèn trần ta chưa xét đến là có ghép hay không, trong thời
điểm bấy giờ có sản xuất lọai đèn mắt trâu này hay chưa. Dàn đồng ca với
quy mô này.
Theo: http://www.dost-dongnai.gov.vn/bacho/main_so16.html ta thấy:
“…Thật là bất ngờ, khi những tràng vỗ tay vừa dứt, Bác vụt đứng dậy đến
chỗ nhạc trưởng Nguyễn Hữu Hiếu nói: “Chú đưa cho Bác chiếc que chỉ
huy”, rồi Bác tươi cười nhìn tất cả chúng tôi. Bác bảo: “Bây giờ Bác cháu
ta cùng hát bài ca “Kết đoàn” nhé ! Vừa dứt lời, tay Bác đã giơ lên cao và
miệng Bác bắt nhịp “hai, ba. . .” Thế là cùng một lúc tiếng đàn, tiếng hát
vang lên hùng tráng:…”
Việc yêu cầu dàn nhạc thực hiện một bản mà không chuẩn bị trước là điều
tối kỵ. Mà với tư thế chụp này thì tác giả chụp đứngtại đâu? Chẳng nhẽ chui
vào giữa các nhạc công mà chụp (điều cấm ky trong khi trình diễn) vì
thường nhạc trưởng quay lưng lại với mọi người, đàng này chụp Bác từ phía
trước.
Nếu đây là Sự Thật thì Bác Hồ hơn người vì đã dám làm cái mà chẳng ai
dám cũng như chẳng ai thèm làm.
Bố cục bức ảnh hòan chỉnh không có gì chê trách, thậm chí là rất tốt.
Ta cho bức này là ảnh ghép thì đúng hơn.
2. HCT chài lưới.

Sáng 20/5/60, 2 bác cháu đi tắm biển, gặp nhóm ngư dân đang kéo lưới
trên biển, 2 bác cháu cũng tích cực tham gia. Buổi hôm đó, không người
ngư dân nào được biết mình vừa có vinh hạnh kéo lưới cùng vị Cha già của
dân tộc.
(theo http://dantri.com.vn/c20/s134-233045/gap-nguoi-2555-ngay-dem-
bao-ve-ho-chu-tich.htm )
Đã ghi như trên sao lại có tấm hình này ? Nhứt là thời đó người dân chưa
được phép chụp ảnh tự do và không dễ gì sắm được phim và máy. 2 bác
cháu tự nhiên nhảy vào tham gia kéo lưới với người ta làm như công việc
người ta là trò đùa, ai muốn vào làm là làm. Càng vô lý.
Mà tư cách một nguyên thủ quốc gia cũng không cho phép và cũng không
cần làm như vậy.
Nếu sự thật bài báo là đúng thì bức ảnh kia là giả mạo hay chụp lém mà
không xin phép người chụp.
3. HCT trong xí nghiệp may.

Ở đây ảnh không có vấn đế. Chỉ có vấn đế ở chú thích bức ảnh: “Chủ tịch
HCM thăm Xưởng may 10. Người góp ý kiến về cách cắt may sao cho
nhanh, tiết kiệm, đảm bảo chất lượng (8-1-1959) - Ảnh tư liệu”
Đây là hình ảnh có ý xỏ lá chủ tịch nước. Vì chủ tịch nước dù giỏi thế nào
thì chuyên môn cắt may cũng không hơn chuyên môn một người trực tiếp
sản xuất quanh năm xuốt tháng. Lại càng không cần can thiệp vào mọi tiểu
tiết của các công việc vì đã có sẵn nhân sự đảm trách. Bức ảnh nếu có thật
như vậy chứng tỏ bộ máy cán bộ quản lý bất lực, bất tài về kỹ thuật khiển
chủ tịch nước phải đi xuống góp ý, chỉ đạo. Vị trí người chủ tịch nước cần
quan tâm đến các việc quan trọng cao hơn nhiều so với việc vớ vỉnh của cấp
dưới. Không biết người nào lại duyệt đưa ảnh này lên để bêu riếu lãnh tụ.
Cần đem cách chức hết cho xã hội trong sạch)
4. HCT với các cháu thiếu nhi.

Bố cục bức ảnh hòan chỉnh. Ta chú ý tất cả các thiếu nhi đề cười nhăn răng
như đang theo đúng một công thức cười định trước để dàn dựng.
Bên cạnh việc dàn dựng cười, việc dàn dựng khóc trong tang lễ Hồ chủ tịch
được thấy dể dàng khi ống kính quay tời đâu thì người khóc bắt đầu khóc
tới đó.
(xem http://www.youtube.com/watch?v=H7_l6tal5IA&feature=related
trích từ truyền hình VTV4)
Quả thật từ trên xuống dưới không xem lãnh tụ ra gì mặc dù luôn mồm nói
là mình noi gương)
5- Cuộc chống trả không cân sức (Quảng Trị - Đòan Công Tính)

Lấy ý tưởng “lấy thân mình làm giá súng” nhưng với tấm cao máy bay như
vậy, đại liên M60 không khả năng bắn máy bay, mà có bắn rơi thì máy bay
cũng không thể nằm trong tầm máy ảnh. Đại liên M60 không đến nổi nặng
để cần một “giá súng”. Mà ta thấy các chiến sĩ lại không ẩn náu gì khi bắn
máy bay. Đó là chuyện vô lý.
Tư thế người làm giá súng không vẻ gì là cần thiết trong chiến đấu ngọai trừ
làm đẹp bố cục bức ảnh.
Bức ảnh này cũng tương tự, ta để ý tay người chỉ huy phía sau đưa lên theo
bố cục “đấu tranh” trong nhạc kịch:
5. Lính Ngụy tháo chạy bỏ quân phục tại cửa ngõ Sài Gòn:

Theo nguyên tắc, khi tháo chạy, đôi giày là quan trọng nhất nên được cởi bỏ
sau cùng. Trong bức ảnh, ta thấy giày được vứt bỏ một cách có tính tóancho
dàn dựng ảnh . Khi cởi giày thì thường phải quănng bên vệ đường chứ
không ai đứng giữa đường có thể cởi, và khi cởi xong, thường giày vấy luôn
bên vệ đường, chẳng ai có giờ vất ra giữa đường một cách trơ trẽn như vậy.
Với khỏang giữa xa lộ, việc bỏ giày để chạy đến nơi trú ẩn trốn tránh càng
không thể xảy ra. Đặc biệt ở đây, nếu cởi bỏ quân phục để lại còn tạm chấp
nhận nhưng ta không thấy bao nhiêu quân phục với số lượng giày thì quá
nhiều. Vô lý !

Trên đây là chỉ là một vài bức ảnh được dàn dựng để cho mục đích truyên
truyền theo phương cách lừa bịp với mục đích thần thánh hóa cá nhân hay
cuộc chiến. Chưa kể từ tác giả đến các cơ quan thông tấn, tuyên truyền đã
trơ trẽn coi thường cả một dân tộc cũng như cả thế giới không ra gì. Hy
vọng vài dòng viết trên sẽ làm sáng tỏ ít nhiều vụ việc và mong mỏi nhiều
người khác góp bàn tay và trí tuệ của mình vào công cuộc phơi bày nhiều
Sự Thật bị bưng bít sau hàng chục năm.

Cực đại nghệ sĩ nhiếp ảnh.

You might also like