You are on page 1of 5

MỘT SỐ DẠNG ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC:

Phân tích ý nghĩa hình tượng văn học:


Ý NGHĨA HÌNH TƯỢNG TRONG THƠ
Đề 1: Hình tượng thiên nhiên trong Thơ Mới 1932 – 1945
Đề 2: Hình tượng con người cá nhân trong một số bài Thơ Mới tiêu biểu
Đề 3: Hình tượng người lính cách mạng trong thơ kháng chiến 1945 – 1954
Đề 4: Hình tượng Tổ quốc trong thi ca 1945 – 1975
Đề 5: Hình tượng Nhân dân trong thơ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
NGUYÊN TẮC CHUNG PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG:
1. Nêu đặc điểm chung bao quát về hình tượng
2. Những nét đặc sắc nghệ thuật trong thể hiện hình tượng
3. Tư tưởng và tình cảm của tác giả gửi gắm qua hình tượng
HÌNH TƯỢNG TRONG CHI TIẾT NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN Ý ĐỒ CỦA TÁC GIẢ
Đề 1: Hình tượng chuyến tàu đêm đi ngang qua phố huyện trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Đề 2: Hình tượng “cái lò gạch cũ” trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao
Đề 3: Ý nghĩa hình tượng chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Đề 4: Ý nghĩa biểu tượng của con tàu trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
Đề 5: Bình giảng hai câu thơ “Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó – Có chở Trăng về kịp tối nay”
của Hàn Mặc Tử
Kiểu bài phân tích vẻ đẹp hình tượng
1. Căn cứ phân tích: Xuất phát từ đặc trưng của hình tượng văn học
2. Các bước làm bài:
a. Nêu lên đặc điểm chung của hình tượng được phân tích: Ý nghĩa tiêu biểu, đặc trưng cho
loại người, tầng lớp, giai cấp nào trong xã hội. Những khía cạnh cơ bản của loại hình tượng
này.
b. Tư tưởng của tác phẩm chi phối cách xây dựng hình tượng của nhà văn (mục đích sáng
tác). Chú ý khai thác mối quan hệ giữa nhà văn với hiện thực để làm rõ đặc điểm riêng của
hình tượng.
c. Các khía cạnh độc đáo trong hình tượng (phân tích dựa vào những chi tiết nổi bệt trong
cách tả, những tình tiết mấu chốt trong cách kể). Thái độ, tình cảm của nhà văn dành cho
nhân vật.
d. Tổng hợp ý nghĩa bao quát của hình tượng phản chiếu tư tưởng, quan niệm, ý đồ sáng
tạo; hình thành phong cách riêng biệt của nhà văn như thế nào. Rút ra giá trị tác phẩm từ
hình tượng.

1
KIỂU BÀI PHÂN TÍCH CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Căn cứ phân tích: Lý luận về tác phẩm văn học (cảm hứng làm nên nội dung tình cảm của
tác phẩm)
2. Các bước làm bài:
a. Nắm đặc điểm nổi bật của hiện thực đã hình thành nên cảm hứng của tác phẩm (hoàn cảnh
phát sinh cảm hứng). Cảm hứng được hình thành từ đề tài - chủ đề - tư tưởng của tác phẩm
như thế nào?
b. Nêu những biểu hiện chủ yếu, các khía cạnh gắn liền với cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.
Mối liên hệ giữa cảm hứng của tác phẩm và cảm hứng của văn học thuộc thời kỳ, giai đoạn
hoặc khuynh hướng văn học.
c. Nêu những nét độc đáo riêng biệt trong cảm hứng của tác phẩm. Chú ý bám sát đặc trưng
nội dung (hiện thực nào được nói tới? Tình cảm nào chi phối trong hiện thực ấy? Chiều
sâu tư tưởng – ý nghĩa được hình thành qua cảm hứng). Cần nêu bật được phong cách
riêng biệt, độc đáo của tác giả.
d. Từ cảm hứng của tác phẩm, rút ra ý nghĩa. Liên hệ làm rõ tư tưởng –tình cảm của tác giả
trong mối liên hệ với tư tưởng tình cảm của thời đại. Đánh giá sự đóng góp của tác giả.
e.
• Một số khái niệm cần nắm để phân biệt, tránh nhầm lẫn: Lý luận về TÁC PHẨM
VĂN HỌC: văn bản ngôn từ + thế giới hình tượng + các lớp ý nghĩa nội dung
(1) Thế giới hình tượng của tác phẩm văn học:
(a) Hệ thống các hình tượng được dệt nên bởi các chi tiết, tình tiết, quan hệ cho phép ta
hình dung được sự hiểu biết và cảm nhận của tác giả đối với thế giới và con người.
(b) Thế giới hình tượng có cách nói bằng hình ảnh, màu sắc, không khí, hành động, tư thế
của con người. Các hình ảnh nói với ta bằng chính cái ý nghĩa, ý vị vốn có của các sự vật, hiện
tượng được miêu tả  cần phân tích các hình ảnh và nhân vật để hiểu ý nghĩa của tác phẩm.
(c) Người ta đọc ra ý nghĩa của hình ảnh bằng sự cảm thông, thể nghiệm, sự từng trải và
vốn văn hoá.
(2) Các lớp ý nghĩa của tác phẩm văn học:
(a) Đề tài: là hiện tượng đời sống được thể hiện qua miêu tả. Đề tài của tác phẩm là sự
thống nhất liên kết của các đề tài bộ phận mà thành.
(b) Chủ đề: là vấn đề chính mà tác phẩm muốn nêu lên qua một hiện tượng đời sống. Chủ
đề văn học thường là các cấn đề có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc tạo nên cơ sở cho tư tưởng của
tác phẩm.
(c) Cảm hứng: là nội dung tình cảm của tác phẩm. Trong tác phẩm, tư tưởng trở thành
niềm say mê, chủ đề chuyển hoá thành mối nhiệt tình  Cảm hứng là tình cảm nghiêng hẳn
về phía lẽ phải, thường thể hiện ở giọng điệu, ngữ điệu (âm hưởng)
(d) Quan niệm: quan niệm về thế giới và con người là nội dung triệt lý của tác phẩm
(e) Sắc điệu thẩm mỹ : sđtm của tác phẩm là cái vẻ đẹp chủ yếu tương ứng với cảm hứng
và chủ đề của tác phẩm.

2
Tất cả các lớp nội dung của tác phẩm quyện chặt với nhau tạo thành tư tưởng của tác
phẩm về một cuộc sống cần phải có, đáng có đối với con người.
CÁC LOẠI CẢM HỨNG VĂN HỌC CƠ BẢN
• CẢM HỨNG SỬ THI:
• CẢM HỨNG LÃNG MẠN
• CẢM HỨNG NHÂN ĐẠO
• CẢM HỨNG YÊU NƯỚC
A. CẢM HỨNG SỬ THI:
1. Gắn với hiện thực hoành tráng, những vấn đề có ý nghĩa sống còn với cộng đồng: sống -
chết, vinh - nhục, lương tri - bạo tàn. Trong văn học 45 – 75, thể hiện cụ thể ở tính chất khốc
liệt của cuộc đụng đầu lịch sử giữa dân tộc yêu nước, yêu độc lập tự do với đế quốc Mỹ, tên đế
quốc đầu sỏ với tham vọng trở thành sen đầm quốc tế. Gắn chân lý “Không có gì quý hơn độc
lập tự do” là ý chí – tình cảm - quyết tâm của cả dân tộc.
2. Các tác phẩm theo khuynh hướng sử thi thường bao quát các giá trị thiêng liêng nhất, đã trở
thành truyền thống của dân tộc: lòng yêu nước, đạo lý thủy chung, lòng nhân ái, sức mạnh
đoàn kết, kết hợp tinh thần thời đại: yêu độc lập tự do, gắn bó lý tưởng cách mạng, biến đau
thương thành hành động cách mạng.
3. Hình tượng sử thi là những con người kết tinh phẩm chất và ý chí của cả cộng đồng, tiêu
biểu cho cả cộng đồng. Vẻ đẹp tâm hồn từng nhân vật được soi chiếu trong hành động dũng
cảm, ý chí bất khuất kiên cường, tiếp thu tốt đẹp truyền thống của cộng đồng, dân tộc. Con
người thể hiện tầm vóc thời đại, mà đỉnh cao là chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam
trong chiến đấu.
4. Sức sống của tác phẩm sử thi thể hiện ở quy mô hoành tráng của hiện thực, độ lớn lao cao
cả của tâm hồn con người. Mỗi hoàn cảnh, nhân vật cụ thể được phản ánh chân thực, điển hình
hoá cao độ, giúp người đọc khám phá chiều sâu tư tưởng của thời đại, những bài học chân lý
trong đấu tranh cách mạng.
(Vận dụng tìm hiểu: Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình, Đất Nước (NKĐ)
B. CẢM HỨNG LÃNG MẠN:
1. Lãng mạn được hiểu theo nghĩa tích cực, tiến bộ, phân biệt với lãng mạn tiêu cực (buồn, yếu
đuối, bi quan, bế tắc). Tin thần lãng mạn trong văn học 1945 – 1975 gắn với khát vọng hướng
về tương lai của dân tộc, niềm say mê mãnh liệt với lý tưởng thời đại mới, khám phá những vẻ
đẹp phi thường, độc đáo và tinh tế, nhạy cảm nhất của hiện thực. Đặc trưng của cảm hứng lãng
mạn là sự thống nhất hài hoà các giá trị, phẩm chất như: hiện thực – con người, lý trí – tình
cảm, sự yêu đời lạc quan, phi thường trongtính cách – bình thường trong đời sống. Thái độ
lãng mạn là cảm phục, chiêm ngưỡng, ca ngợi, hướng về cái cao cả.
2. Bối cảnh hiện thực, không gian mô tả thường là ấn tượng về vẻ hùng vĩ và nên thơ của
khung cảnh. Chất thơ tạo nên sức hấp dẫn, cuốn hút con người say mê khám phá, cảm nhận
hiện thực. Khung cảnh thường khơi lên tâm trạng, thế giới tình cảm., rung động đặc biệt của
con người.

3
3. Hình tượng lãng mạn đậm chất trữ tình ngay cả trong văn xuôi. Con người lãng mạn thường
là sự lý tưởng hoá của nhà văn, nhà thơ. Cần chú ý vẻ đẹp lý tưởng này bắt nguồn từ chính
hiện thực bình thường, trở nên giản dị gần gũi và đậm nét đời thường.
+ Tình cảm lãng mạn: được khơi nguồn từ những hoàn cảnh bất ngờ có tính đột biến cao, tạo
cảm giác ngạc nhiên, say mê, háo hức gắnvới sự phát hiện chiều sâu tâm hồn, những khoảnh
khắc rung động tinh tế nhất. Qua đó, các tác giả gợi mở dần vẻ đẹp bên trong tâm hồn nhân
vật, tạo suy nghĩ sâu sắc về vẻ đẹp giàu chất nhân văn: ân tình chung thủy, lẽ sống cao cả.
+ Hành động lãng mạn: được bộc lộ trong những tình huống bất ngờ, căng thẳng, những ranh
giới xung đột: sự sống –cái chết, đau thương –căm hờn…qua đó lột tả toàn bộ phẩm chất cao
quý của hình tượng, làm nên vẻ đẹp độc đáo và tầm vóc phi thường của nhân vật. Thông qua
hành động lãng mạn để hình thành nên ý nghĩa khái quát của hình tượng và tác phẩm.
(Vận dụng tìm hiểu: Tây Tiến, Việt Bắc, Tiếng hát con tàu, Người lái đò sông Đà)
C. CẢM HỨNG NHÂN ĐẠO:
1. Tình cảm hướng về con người, khám phá vào bản chất con người trong mối quan hệ cụ thể
với hiện thực, thông qua đó hình thành nhữngtình cảm nhân văn ở người đọc (có thể là chủ
nghĩa nhân đạo hay một khía cạnh nhân đạo)
2. Cần nhận rõ các yếu tố hiện thực chi phối sự phát triển tính cách con người. Chú ý hoàn
cảnh chung của lịch sử, thời đại – hoàn cảnh riêng của tác phẩm, chi phối cái nhìn, tình cảm,
thái độ đối với con người của nhà văn (VD: Vợ nhặt: xóm ngụ cư, nạn đói; VCAP: Tây Bắc,
cường quyền và thần quyền – Chung: đêm trước cách mạng)
3. Trong tác phẩm tự sự, cần dặt nhân vật vào từng tình huống (hoàn cảnh cụ thể) để phân
tích. Chú ý lý giải rõ ý nghĩa của từng hoàn cảnh và các khả năng tác động của hoàn cảnh đối
với con người để hiểu rõ cách nhìn độc đáo, sâu sắc của nhà văn với con người.
- Khai thác các đặc điểm riêng của nhân vật qua các chi tiết, tình tiết được nhà văn tả và kể.
Nhận xét về cách tả và cách kể đem lại nhận thức gì về nhân vật.
- Từ nhận thức về nhân vật, làm rõ tư tưởng của tác giả (nhà văn muốn hướng về vấn đề gì?).
Chú ý thái độ của tác giả đối với nhân vật trong giọng điệu tả và kể  nhân vật đại diện cho
loại người nào, tầng lớp nào trong xã hội [CHUNG]
- Phân tích kỹ các đặc điểm nhân vật để nhận xét về tình cảm nhà văn dành cho nhân vật. Các
mức độ tình cảm tác giả tạo được cho người đọc như thế nào? (Chú ý đối chiếu với 6 ý nhân
đạo để làm rõ: ca ngợi, yêu thương, trân trọng, tin tưởng, bảo vệ con người và chống lại tất cả
các thế lực xấu xa thù địch với con người). Mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm với các nhân
vật khác trong tác phẩm để làm rõ cảm hứng của toàn bộ tác phẩm: hướng đến con người cá
nhân hay một tầng lớp, giai cấp nào trong xã hội. Cá tính nổi bật của nhân vật thể hiện sự sáng
tạo của nhà văn như thế nào? [Mối quan hệ RIÊNG - CHUNG]
- Đánh giá khái quát: vẻ đẹp độc đáo của con người trong tác phẩm tập trung ở những điểm
nào? Nói lên vẻ đẹp ấy, tác giả nhằm gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm nào về con người và
cuộc sống.

4
4. Trong tác phẩm trữ tình (thơ), cảm hứng nhân đạo hướng đến đối tượng nào (con người
bộc lộ trực tiếp hay gián tiếp, nhà thơ nói về bản thân hay nói về người khác). Xác định rõ
nhân vật trữ tình trong thơ.
- Cảm xúc hướng nội (tự bộc lộ): nhà thơ tự nhận thức bản thân trong mối quan hệ với cuộc
đời như thế nào? Việc tự nhận thức ấy gắnvới tư tưởng của tầng lớp giai cấp nào trong xã hội,
ý nghĩa tích cực của tư tưởng đó.
+ Chân dung tâm hồn của tác giả trong tác phẩm: khát vọng, suy tư, tình cảm nào đã được thể
hiện – qua đó bộc lộ vẻ đẹp gì?
+ Từ đó giúp người đọc hiểu tấm lòng của tác giả đối với cuộc đời ra sao? (Khai thác cảm
hứng từ ngôn ngữ và hình ảnh thơ cụ thể, cách nói khẳng định, phủ định hay tự vấn…)
- Cảm xúc hướng ngoại (nói về người): Nhân vật trữ tình trong thơ thuộc loại người, tầng lớp
nào trong xã hội. Mối quan hệ với tác giả - sự chuyển hoá của các mối quan hệ nói lên tình
cảm gì của tác giả.
+ Những vẻ đẹp nào của nhân vật trữ tình đã được nói tới - vẻ đẹp đó có gì độc đáo, mới lạ,
Thông qua đó, tác giả đã khơi lên những tình cảm cụ thể nào đối với con người (đối chiếu với
6 ý nhân đạo).
+ Từ đó, có thể nhận xét về tâm hồn của tác giả, mối quan hệ của tác giả với con người và
cuộc sống hiện thực, vấn đề tác giả muốn nói qua nhân vật.
- Đánh giá khái quát cảm hứng nhân đạo của tác phẩm qua ba mặt: nhận thức – tư tưởng – tình
cảm đối với con người. Cảm hứng nhân đạo trong mối quan hệ với các cảm hứng khác (về
cách mạng - đất nước –nhân dân…) Nét độc đáo nổi bật của tác giả.
D. CẢM HỨNG YÊU NƯỚC:
+ Hình tượng Đất Nước
+ Tình cảm yêu nước
+ Tình cảm công dân của tác giả.

You might also like