You are on page 1of 6

Đáp án hóa đại cương chuyên tu dược 9

I.LÝ THUYẾT :
Câu 1: Trình bày khái niệm nội năng? nguyên lý 1 và áp dụngcho hệ cô lập?
Trả lời :
1)Nội năng là năng lượng dự trữ bên trong của hệ bao gồm :
-Động năng chuyển động và thế năng tương tác hút đẩy của các tiểu phân cấu tạo nên hệ,năng
lượng hóa học,năng lượng hạt nhân
-Nội năng là một thuộc tính của hệ,ko xác định được chính xác nội năng của hệ ; nội năng của hệ
phụ thuộc vào bản chất,lượng chất,nhiệt độ áp suất ,thể tích ... sự biến thiên của nội năng phụ thuộc
vào trạng thái đầu và trang thái cuối của hệ ko phụ thuộc cách tiến hành,nội năng là một hàm trạng
thái .Nội năng của khí lý tưởng phụ thuộc vào nhiệt độ U = f (T)
2)Nguyên lý 1 nhiệt động lực học và áp dụng cho hệ cô lập:
Nguyên lý 1 :-Tồn tại một hàm trạng thái U gọi là nội năng của hệ và dU là một vi phân toàn
phần. .Trạng thái đầu hệ có nội năng U1 ,Trạng thái cuối hê có nội năng U2 .Thì đại lượng ∆U = U2
– U1 là độ biến thiên nội năng của hệ.
Độ tăng nội năng của hệ đúng bằng phần năng lượng chuyển từ ngoài vào hệ dưới dạng nhiệt Q trừ
phần năng lượng chuyển từ hệ ra ngoài dưới dạng công A : ∆U = Q - A
-Với quy ước hệ nhận nhiệt thì Q > 0 ; hệ sinh công thì A > 0 ; Nhiệt và công ko phải là các hàm
trạng thái.Nếu gọi W là công mà hệ nhận từ bên ngoài thì W = - A Ta có : ∆U = Q + W hay độ
tăng nội năng của hệ đúng bằng nhiệt lượng Q với Công W mà hệ nhận được từ bên ngoài .Với một
biến đổi vô cùng nhỏ thì dU = ∂W + ∂Q
-Với động cơ hơi nước hoặc động cơ đốt trong thì biểu thức của nguyên lý 1 đươc viết như sau :
∆U = Q -P.∆V = Q – P(V2 – V1) .Hệ tỏa nhiệt (Q < 0 ) và thực hiện công dãn nở A = - P∆V hay
lượng nhiệt và công mà hệ thực hiện là do sự suy giảm nội năng của hệ
Áp dụng cho hệ cô lập : hệ cô lập ko trao đổi chât và năng lượng với môi trường do đó Q = 0 ; W =
0 nên ∆U = 0 hay nôi năng hệ cô lập luôn được bảo toàn
Câu 2 :Trình bày khái niệm nhiệt phản ứng ?Nhiệt đẳng tích ,nhiệt đẳng áp và mối quan hệ giữa
chúng?
Trả lời :
1)Nhiệt phản ứng : -Là nhiệt lượng thoát ra hay thu vào khi phản ứng xảy ra theo đúng hệ số tỷ
lượng. VD : Ag + Cl = AgCl xảy ra đúng theo tỷ lệ 1:1 hoặc 2H2 + O2 = 2H2O tỷ lệ 2:1
-Để tiện so sánh người ta đề ra điều kiện chuẩn là áp suất 1 atm và thường chon nhiệt độ 250C (chất
phản ứng và sản phẩm ở cùng nhiệt độ
2)Nhiệt đẳng áp là nhiệt lượng thu vào hay thoát ra của hệ trong quá trình biến đổi đẳngáp(P=const)
QP =(U2 + PV2 )-(U1+PV1) Đặt H = U+PV→ QP = ∆H ( H được gọi là etanpi được biểu thi bằng
kJ/mol or kcal/mol,ở đktc T=2980K và P=1atm ký hiệu là ∆H0298 ,nó là hàm trang thái)
3)Nhiệt đẳng tích là nhiệt lượng thu vào hay thoát ra của hệ trong quá trình biến đổi đẳng tích (V=
const) QV = ∆U ,(Giá trị QV chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và cuối của hệ)
4)Quan hệ nhiệt đẳng tích _ nhiệt đẳng áp : ∆H = ∆(U + PV)P =∆U +P.∆V Hay QP = QV +∆n.RT
hay ∆H = ∆U+∆n.RT( ∆n là biến thiên số mol khí;R = 8,314J/mol.K là hằng số khí lý tưởng) VD:
aA + bB = cC + dD thì ∆n = (c+d) – (a+b)
Câu 3 : Phân biệt nhiệt phản ứng và hiệu ứng nhiệt phản ứng ?Phát biểu định luật Hess?
1)Phân biệt :-Nhiệt phản ứng là nhiệt lượng thoát ra hay thu vào khi phản ứng xảy ra theo đúng hệ
số tỷ lượng ở nhiệt độ ko đổi
-Hiệu ứng nhiệt của phản ứng là nhiệt lượng tỏa ra hay hấp thụ của một phản ứng hóa học ở đk
nhiệt độ ko đổi,có giá trị phụ thuộc vào đk đo là đẳng tích hay đẳng áp
2)Định luật Hess : Hiệu ứng nhiệt của quá trình hóa học chỉ phụ thuộc vào bản chất và trạng thái
của các chất ban đầu và sản phẩm chứ ko phụ thuộc vào cách thực hiện phản ứng.Biểu diễn như sau
1 1
: C + O2 = CO2 có ∆H1 ; C + 2 .O2 = CO có ∆H2 ; CO + 2 .O2 = CO2 có ∆H3 thì ∆H1 = ∆H2 + ∆H3

Câu 4 : Định nghĩa nhiệt sinh ,nhiệt cháy của một hợp chất? Phát biểu 3 hệ quả của định luật Hess ?
1) Nhiệt sinh hay nhiệt tạo thành của của một hợp chất là hiệu ứng nhiệt của phản ứng tạo thành 1
mol chất đó từ các đơn chất ứng với trạng thái tự do vững bền nhất ở đk xác định ,ký hiệu: ∆H
-Nhiệt sinh thường được đo trong điều kiện đẳng áp và quy về đk chuẩn 250C và 1 atm, nhiệt sinh
chuẩn ký hiệu là ∆H0298, S (1atm và 2980K)
2)Nhiệt cháy là hiệu ứng nhiệt của phản ứng đốt cháy 1 mol chất bằng oxi (O2) để tạo thành các
oxít cao nhất ở điều kiện xác định .Nếu xác định ở đktc thì ký hiệu là ∆H0298, C
3)Ba hệ quả của định luật Hess :
a)Hệ quả 1 : Hiệu ứng nhiệt của phản ứng thuận bằng về giá trị so với hiệu ứng nhiệt của phản ứng
thuận nhưng trái dấu ∆HT = - ∆HN
b)Hệ quả 2 : Hiệu ứng nhiệt của phản ứng bằng tổng nhiệt tạo thành của các sp trừ đi tổng nhiệt tạo
thành của các tác chất ( có kể các hệ số của ptpứ) :∆H = ∑∆HTT(sp) -∑∆H TT(tc)
ở đktc thì thêm ∆H0298 các ký tự khác tg.tự
c)Hệ quả 3 : Hiệu ứng nhiệt của phản ứng bằng tổng nhiệt đốt cháy của các tác chất trừ tổng nhiệt
đốt cháy của các sp (có tính hệ số ptpứ) : ∆H = ∑∆HĐC(tc) -∑∆H ĐC(sp)
Câu 5 :Thế nào là liên kết cộng hóa trị ? Năng lượng liên kết công hóa trị ?Cách tính hiệu ứng nhiệt
của phản ứng theo nlượng lkết?
1)Liên kết cộng hóa tri là liên kết giữa các nguyên tử bằng những cặp electron chung ( nếu dùng
chung 1 cặp e có lk đơn, 2 cặp e có lk đôi …)
2)Năng lượng liên kết (kJ/Mol hay Kcal/Mol) là năng lượng cần tiêu tốn để phá vỡ (làm đứt )liên
kết.Ký hiệu E
3)Hiệu ứng nhiệt của phản ứng bằng tổng năng lượng liên kết có trong các chất ban đầu trừ tổng
năng lượng liên kết có trong các chất s/phẩm( có kể đến các hệ số), vd :
C2H4 + H2 = C2H6 thì ∆H = EC=C+4.EC-H+EH-H - (6.EH-H + EC-C) = (EC=C + EH-H) - (2.EC-H + EC-C)
Câu 6 : Nêu nội dung và biểu thức nguyên lý 2 nhiệt động lực học?Áp dụng cho hệ cô lập?
1)Nguyên lý 2 xác định chiều tự diễn biến của các quá trình:-Tồn tại một hàm trạng thái gọi là
Etronpi (ký hiệu S,đơn vị J/K.mol) là số đo cho mức độ hỗn loạn của hệ và dS là 1vi phân toàn
phần .Giả sử có một biến đổi thuận nghịch khi hệ trao đổi với mtrường ở nhiệt độ T một nhiệt lượng
Qtn
Qthuân nghịch,sự biến đổi S trong quá trình xác định bằng ∆S= T (1) và nếu sự biến đổi là bất thuận
Qtn
nghịch (tự xảy ra) thì : ∆S ≥ T (dấu > là tự xảy ra ,” = ” qtrình cb)

2)Áp dụng hệ cô lập : -Hệ cô lập nên Qtn = 0 do đó :-Quá trình thuận nghịch thì ∆S = 0 hay S2 = S1 ;
Qúa trình bất thuận nghịch( tự xảy ra ) thì ∆S>0↔S2>S1
-Trong hệ cô lập nếu ∆S >0 hay etronpi hệ tăng thì hệ tự diễn biến cho tới khi Smax hệ đạt trạng
thái cân bằng
Câu 7:Thế nhiệt động là gì?Điều kiện đẳng nhiệt_đẳng áp dựa vào hàm trạng thái nào để biết được
tính chất tự diễn biến của quá trình?
1)Thế nhiệt động là hàm trạng thái của hệ mà một trong những tính chất của nó là độ giảm của nó
trong những điều kiện xác định thì bằng công do hệ thực hiện trong quá trình thuận nghịch xảy ra
trong quá trình đó.
-Nguyên lý 1 cho ta ∆U = Q + W = Q + W' – P∆V hay Q = ∆U – W' + P ∆V (1) ( với Q là nhiệt
lượng hệ trao đổi với mt ,P ∆V là công giãn nở,W' là công khác,W là công của hệ trao đổi với mt)
-Nguyên lý 2 cho ta Q ≤ T .∆S (2) từ 1 và 2 cho ta : ∆U + P.∆V – T.∆S ≤ W' hay (U2 + PV2 – TS2) –
(U1 + PV1 - TS1) ≤ W' mà H = U + PV → (H2 – TS2) – (H1 – TS1) ≤ W' đặt H – TS = G (gọi là thế
đẳng nhiệt đẳng áp hay etanpi tự do) thì G2 – G1 = ∆G ≤ W'
2)Điều kiện đẳng nhiệt _ đẳng áp thì hệ không sinh công nào khác ngoài công giãn nở nên W' = 0
do đó ∆G ≤ 0 .Hay ∆G < 0 thì hệ tự diễn biến ,∆G > 0 hệ không tự xảy ra và ∆G = 0 hệ cân bằng .
Câu 8 : Nêu sự biến đổi của thế đẳng nhiệt,đẳng áp trong pư hh?
Do thế đẳng áp là một hàm trạng thái nên nó chỉ phụ thuộc vào trang thái đầu và cuối của hệ ∆G
(pư) = ∑∆G(chất tạothành) -∑∆G(chất thamgia) .VD phản ứng tổng quát sau : aA + bB = cC + dD
∆G (pư) = (c∆GC + d∆GD) - (a∆GA + b∆GB) .
Sự biến đổi của etanpi tự do của phản ứng tạo thành 1 mol chất từ các đơn chất ban đầu ở điều kiện
chuẩn (T = 2980K , P = 1 atm ) gọi là etanpi tự do chuẩn ký hiệu ∆G0298 = ∑∆H0298 - T.∑∆S0298 ( với
T = 2980K .Như vậy dựa vào tính chất của phản ứng có thể xác định thế đẳng áp của phản ứng tăng
hay giảm và ngược lại xác định được ∆G có thể xác định chiều phản ứng .
Câu 9 : mối liên hệ ∆G,∆H,∆S và chiều tự diễn biến của phản ứng hh?
Dấu
Trường
∆ ∆ ∆ Kết luận
hợp
H S G

1 - + - Tự xảy ra

2 + - + Không tự xảy ra

3 - - Tự xảy ra to cao

4 + + Tự xảy ra t0 thấp

Câu 10 : Khái niệm tộc độ phản ứng ?Tốc độ trung bình,Tốc độ tức thời của phản ứng ?
1)Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho diễn biến nhanh hay chậm của một phản ứng hóa
học,tốc độ phản ứng trong hỗn hợp khí và trong dung dịch được xác định bởi biến thiên lượng chất
bất kỳ ( tác chất hay sản phẩm) trong đơn vị thể tích sau một thời gian (bt nồng độ) .Tốc độ phản
ứng phụ thuộc nông độ chất pư,nhiệt độ và chất xúc tác
2)Tốc độ trung bình của phản ứng bằng thương số biến thiên nồng độ với khoảng thời gian tiêu
∆ C 
tốn : VTB = + với ∆T = T2 – T1 và ∆C = C2 – C1 tương ứng tại thời điểm 1 và 2
∆T 
dC
3)Tốc độ tức thời là đạo hàm bậc nhất của nồng độ theo thời gian : v = +/- dt , dấu (+) với sp và
dấu (-) với chất tham gia
Câu 11: Định luật tác dụng khối lượng ? Biểu thức của định luật td kl ? Thế nào là phân tử số và bậc
phản ứng?
1)Tại nhiệt độ xác định tốc độ phản ứng tại mỗi thời điểm tỷ lệ với tích số nồng độ các tác chất
( với số mũ thich hợp) .
Biểu thức toán học của định luật tác dụng khối lượng nhu sau : Tổng quát phản ứng : aA + bB = cC
+ dD thì v = K.[A]n.[B]m với K là hằng số tốc độ phản ứng,[A]và [B] là nồng độ mol/l của A và B;
n , m được xác định bằng thực nghiệm với phản ứng đơn giản thì n = a và m = b ;K phụ thuoc bản
chất phản ứng và nhiệt độ dễ thấy v = K khi [A] = [B]= 1 Mol/l
2)Bậc tổng quát của phản ứng là tổng số mũ các nồng độ của các chất trong biểu thức tốc độ phản
ứng ( n+m = 0 là phản ứng bậc 0 ,n + m = 1 là phản ứng bậc 1..)
3)Phân tử số của phản ứng là số tiểu phân ( phân tử ,nguyên tử , ion )tham gia trong một giai đoạn
sơ cấp của phản ứng. VD: C4H10 = C2H6 + C2H4 có phân tử số là 1
Câu 12: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng ?Khái niệm về năng lượng hoạt hóa ?
1)Tốc độ phản ứng tăng rất nhanh khi tăng nhiệt độ.thực nghiệm tuân theo quy tắc VanHoff : cứ
tăng nhiệt độ lên 100C thì tốc độ của phản ứng hóa học tăng từ 2 đến 4 lần .
Số chỉ của phản ứng tăng lên bao nhiêu lần thì nhiệt độ tăng 10ᵞ gọi là hệ số nhiệt độ .kí hiệu gama
Vt 10
ᵞ = Vt 
2)Năng lượng hoạt hóa là năng lượng cần thiết để chuyển phân tử có năng lượng trung bình thành
phân tử hoạt động . Điều đó được giải thích theo thuyết va chạm như sau : muốn phản ứng xảy ra
các phản ứng phải có va chạm với nhau,ko phải va chạm nào cũng hiệu quả ,chỉ có những va chạm
giữa các tiểu phân có năng lượng hoạt hóa và được định hướng đúng mới có hiệu quả( tạo thành sp)
,những phân tử va chạm có hiệu quả là phân tử hoạt động,theo thuyết phân tử ở nhiệt độ T phân tử
có năng lượng trung binh là E0 ,phân tử hoạt đông có năng lượng E* nếu đặt ∆E* = E* - E0 thì ∆E*
gọi là năng lượng hoạt hóa ( kJ/mol) ;∆E* càng lớn thì tốc độ phản ứng càng chậm và ngược lại ∆E*
càng nhỏ thì tốc độ phản ứng càng nhanh
Câu 13: Định nghĩa xúc tác ?Đặc điểm xtac?Cơ chế xúc tác ?
1)Hiện tượng một chất tham gia vào thành phần của phức chất hoạt động mà không có mặt trong
phương trình hợp thức của phản ứng hóa học nhưng làm thay đổi tính chất động học của hệ được
gọi là sự xúc tác ;chất được thêm vào gọi là chất xúc tác
-Chất xt thêm vào làm tăng tốc độ pư thi gọi là chất xt dương.làm giảm tốc độ pư gọi là chất xt
âm.thường chất xt được thêm từ ngoài vào hệ nhưng có trường hợp xt hinh thành trong thời gian
phản ứng đó là những phản ứng tự xúc tác.
-Dựa vào pha của chất pư và chất xúc tác chia thành 3 loại : a)xúc tác đồng thể : chất xt và chất
phản ứng ở cùng pha ( lỏng , khí ) :SO2 + O2 với xt NO tạo SO3 ; b)xúc tác dị thể : chất pư và chất
xt khác pha: pư phân huỷ H2O2 với xt MnO2 ; c)xúc tác men ( bia ,rượu …) là những xt vi di thể
2)Đặc điểm của chất xúc tác : -chất xt có tính chọn lọc cao ,có thẻ là xúc tác của phản ứng này
nhưng chưa chắc đã là xúc tac cho phản ứng khác - Đa số trg hợpchất xúc tác làm tăng tđộ pứ là do
làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng, -chất xt làm tăng tốc độ của phản ứng làm phản ứng
nhanh đạt cân bằng chứ không làm chuyển dich cân bằng ( không lam thay đổi ∆G) – xúc tác đồng
thể tốc độ phản ứng tỉ lệ với nồng độ chất xt ; xt dị thể tốc độ pứ tỉ lệ với diện tích bề mặt xt ;
3)Cơ chế xúc tác đồng thể giải thích bằng thuyết hợp chất trung gian : A + B =AB có năng lượng
hoạt hóa ∆E* lớn nên pứ xảy ra chậm , khi có xt X thì tạo A + X = AX có ∆E1* nhỏ nên pứ xảy ra
nhanh , sau đó AX + B = AB +X có ∆E2* nhỏ nên pứ xảy ra nhanh -AX gọi là hợp chất trung gian
14

12

10

8
Cột 2
6 Cột 3
4

0
0 2 4 6 8 10 12

b)Cơ chế xúc tác dị thể giải thích bằng thuyêt hấp phụ : Phản ứng xảy ra trên bề mặt chất xúc
tác,ban đầu người ta cho rằng sự hấp phụ nồng độ các chất pứ trên bề mặt chất xt tăng lên làm tăng
tđộ pứ nhưng no không giải thich được những trg hợp phản ứng tăng rất nhanh,mặt khác nó không
phù hợp với tính chon lọc của chất xt .
Về sau ng ta thấy rằng sự hấp phụ chỉ xảy ra ở giai đoạn đầu of qtr xt .Sau đó các phân tử bị hấp
phụ dưới tác dụng của các lực hóa học trên bề mặt xt trở nên hoạt động vậy chất xt làm tăng tinh
hoạt động của các phân tuwrdo đó làm tăng tđộ pứ .
Câu 14: Thế nào là cân bằng hóa học ?hằng số KP,KC,KN và liên hệ giữa chúng ?
1)Cân bằng hóa học được xét với phản ứng thuận nghịch : aA + bB ↔ cC + dD ; trong quá trình
phản ứng ,tốc độ phản ứng thuận giảm dần và tốc độ phản ứng nghịch tăng dần vt = kt . [A]a.[B]b ,vn
= kn.[C]c.[D]d Khi vt = vn ( ∆G=0 )người ta nói phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng. Đại lượng đặc
Kt
trưng cho trạng thái cân bằng của một phản ứng thuận nghịch là hằng số cân bằng KC = Kn

2)Hằng số cân bằng : KC là hằng số cân bằng tính theo nồng độ M (mol/l), KP là hằng số cân bằng
 P Dd . P cc 
tính theo áp suất KP = a b trong đó PA ,PB,PC,PD, là áp suất riêng phần của A,B,C,D lúc
 P A . PB 
cb; [A],[B],[C],[D] là nồg độ t/ứ của A,B,C,D lúc cb ; KN là hằng số cân bằng tính theo phần mol
( thay P = N ),NA ,NB,NC,ND là nồng độ mol phần của A,B,C,D ở tt CB.
3)Liên hệ giữa 3 hằng số cb : KP = KC.  RT  ∆ n ; KP = KN. P  ∆ n Với P là áp suất chung của phản
ứng,R là hằng số khí lý tưởng,T là nhiệt 0K, ∆n = (nC + nD) - (nA + nB) là biến thiên số mol các chất
nếu ∆n = 0 thì KP = KC = KN
Câu 15 : Các yếu tố ảnh hưởng tới cân bằng ? Nguyên lý Le Chatelier?
-Yếu tố nhiệt độ : Khi nhiệt độ của một hệ cân bằng tăng ,CB sẽ chuyển dịch theo chiều hấp thụ
nhiệt ,khi nhiệt độ của hệ giảm CB sẽ chuyển dịch theo chiều tỏa nhiệt (xét pứ nung vôi)
-Yếu tố nồng độ :Khi thêm 1 lượng ( tăng nồng độ) tác chất or sp vào hệ cân bằng thì cân bằng
chuyển dich theo hướng tiêu thụ bớt chất thêm đó và ngược lại khi giảm nồng độ của chất nào đó
của hê CB thì CB sẽ chuyển dich theo chiều làm tăng nồng độ chất đó
-Yếu tố áp suất : Áp suất không ảnh hưởng tới pứ chất rắn,lỏng và các phản ứng khí có ∆n = 0 ; áp
suất chỉ ảnh hưởng tới cân bằng của các pứ khí có ∆n ≠ 0 : -khi tăng P thì cân bằng chuyển dịch theo
chiều tạo thành ít phân tử khí hơn,giảm P cân bằng hệ chuyển dịch theo chiều tạo nhiều phân tử khí
hơn (xét pứ N2 + 3H2 = 2 NH3 )
-Nguyên lý Le Chatelier :Với một hệ đang ở trạng thái cân bằng ,nếu ta thay đổi bất kỳ một yếu tố
nào xác định đk cân bằng ( PKHÍ,T0,C) ,thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều chông lại sự thay đổi
đó
WRITEN BY BÙI THANH LONG CTD9 DAI HOC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN

You might also like