You are on page 1of 2

GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC


Khái niệm về quản lý hành chính Nhà nước:
Quản lý là gì và các yếu tổ của quản lý:
Quản lý là gì?
Quản lý được hiểu theo 2 góc độ: góc độ tổng hợp mang tính chính trị, xã hội và góc độ
mang tính hành động thiết thực.
Theo góc độ chính trị xã hội thì quản lý là sự kết hợp giữa tri thức và lao động.
Theo góc độ hành động, góc độ quy trình công nghệ của tác động thì quản lý là điều khiển.
Theo góc độ này, quản lý có 3 loại hình:
Quản lý trong sinh học, thiên nhiên, môi trường: con người điều khiển các vật hữu sinh
không phải con người.
Quản lý trong kỹ thuật: con người điều khiển các vật vô tri vô giác.
Quản lý xã hội: con người điều khiển con người.
Quản lý xã hội là vấn đề chúng ta bàn đến.
Định nghĩa: Quản lý (xã hội) là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành
vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề
ra và đúng ý chí của người quản lý.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý (xã hội): 5 yếu tố.
Yếu tố con người:
Con người là mục tiêu và động lực chính của sự phát triển xã hội, là mục đích của hoạt động
quản lý nhà nước.
Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. mọi sự phát triển của xã hội đều
thông qua hoạt động của con người.
Vì thế, phải hiểu và đánh giá đúng con người. Có thương yêu, quý trọng, biết nguyện vọng,
tâm tư và tình cảm của con người, thì hoạt động quản lý mới thực hiện được quan điểm “vì
con người, do con người”. Không hiểu được con người thì không quản lý được con người.
Yếu tố chính trị:
Chế độ chính trị trong một giai đoạn quyết định sự quản lý của tổ chức đại diện cho giai cấp
cầm quyền trong giai đoạn đó, thể hiện bằng đường lối của giai cấp cầm quyền. Đường lối
này sẽ được cụ thể hóa bằng các chính sách được áp dụng của nhà nước do giai cấp cầm
quyền thành lập.
Yếu tố tổ chức:
Tổ chức là một khoa học về sự thiết lập các mối quan hệ giữa các con người để thực hiện một
công việc quản lý. Đó là sự sắp đặt một hệ thống bộ máy quản lý, quy định chức năng nhiệm
vụ và thẩm quyền cho từng cơ quan trong bộ máy ấy; quy định các mối quan hệ dọc, ngang
của từng cơ quan; bố trí cán bộ và các chế độ chính sách cán bộ... Yếu tố này rất quan trọng,
vì muốn quản lý được phải có tổ chức, không có tổ chức không thể quản lý được.
Yếu tố quyền uy:
Quyền uy là thể thống nhất của quyền lực và uy tín.
Quyền lực là công cụ để quản lý bao gồm một hệ thống pháp luật, điều lệ, quy chế, nội quy,
kỷ luật, kỷ cương... được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân công,
phân cấp rành mạch trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật, quản lý.
Uy tín là phẩm chất, đạo đức cách mạng và bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức và
năng lực thực hiện đổi mới, biết tổ chức và điều hành trong công việc, trung thực, thẳng thắn,
có lối sống lành mạnh, có khả năng đoàn kết, có phong cách dân chủ, tập thể, có ý thức tổ
chức kỷ luật, gương mẫu, nói đi đôi với làm, được quần chúng tín nhiệm.
Yếu tố thông tin:
Trong quản lý, thông tin là căn cứ để ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định có hiệu
quả.
Quản lý nhà nước là gì?

You might also like