You are on page 1of 15

Đề tài xử lý nước thải từ phòng thí nghiệm của trường Đại học Cần Thơ

TÊN Ý TƯỞNG DỰ THI:” XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÁC PHÒNG THÍ


NGHIỆM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ”

HỌ VÀ TÊN NGƯỜI DỰ THI: NGUYỄN MINH NHỰT

NGÀY THÁNG NĂM SINH:


22/11/1988

ĐƠN VỊ HỌC TẬP:


VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ: 493- TRẦN QUANG DIỆU- BÌNH THỦY CẦN THỎ

SỐ ĐIỆN THOẠI NHÀ: 07103 887110 DI ĐỘNG:0959454699

EMAIL:minhnhut2211@gmail.com

KINH PHÍ THỰC HIỆN THỜI GIAN NĂM BẮT ĐẦU - NĂM KẾT THÚC
43.330.000 đồng (bốn mươi ba THỰC HIỆN: 2010
6 tháng
triệu ba trăm ba mươi nghìn đồng
chẵn)

Nguyen Minh Nhut-3060543 1


Đề tài xử lý nước thải từ phòng thí nghiệm của trường Đại học Cần Thơ

1. Mô tả đặc điểm tình hình của vấn đề:


1.1. Tình hình vấn đề:
Đại học Cần Thơ là một trong những trường đại học hàng đầu của cả nước nói
chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, với qui mô lớn trên cả số lượng sinh
viên, cán bộ và các đơn vị trực thuộc (76 ngành đại học, 28 chuyên ngành cao học,
8 ngành nghiên cứu sinh với tổng số lượng sinh viên và cán bộ hơn 40 000 người).
Với nhiệm vụ chủ chốt trong đào tạo các ngành về nghiên cứu khoa học, nhiều
phòng thí nghiệm đã và đang hoạt động, đem lại kiến thức và lợi ích cho công tác
khoa học. Theo đó, việc xử lý nước thải ra từ phòng thí nghiệm là một yêu cầu
không thể thiếu, thậm chí là bức bách trong thời điểm hiện nay, khi mà trường
đang phấn đấu thành trường đại học quốc gia.
Tuy nhiên, hầu hết các phòng thí nghiệm đều chưa có hệ thống xử lý nước
thải riêng, trong khi khối lượng nước thải trực tiếp vào cống rãnh ngày càng nhiểu,
điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp tơi môi trường tự nhiên, đặc biêt ảnh hưởng tới
nguồn nước mà các sinh viên trong kí túc xá sử dụng do hóa chất độc hại có thể
thấm xuyên ra cống rãnh, lan rộng tới các khu lân cận. Bên cạnh đó, nước thải
không được xử lý còn ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe của chính bản
thân những người làm thí nghiệm.
Nhằm để bảo vệ nguồn nước, môi trường và sinh viên nội trú, một biện pháp
được đưa ra là “ Xử lý nước thải các phòng thí nghiệm của trường đại học Cần
Thơ”, nhằm hướng đến lợi ích cộng đồng và phát triển xã hội bền vững”.

Nguyen Minh Nhut-3060543 2


Đề tài xử lý nước thải từ phòng thí nghiệm của trường Đại học Cần Thơ

1.2 Luận cứ ý tưởng:

Các phòng thí Số lượng sinh viên và Lượng nước thải từ


nghiệm hoạt động cán bộ vô cùng lớn phòng thí nghiệm chưa
liên tục (hơn 40 000 người) được xử lý

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Ảnh hưởng trước Ảnh hưởng lâu dài


mắt

Sinh viên Hệ sinh thái Môi trường Chất lượng


kí túc xá xung quanh sống học tập

Là vấn đề sống
còn cho phát
triển bền vững

1.3 Mục tiêu ý tưởng:


Mục tiêu tổng quát:
Xử lý nước thải thoát ra từ các phòng thí nghiệm trực tiếp, tại chổ, nhằm làm giảm
hàm lượng các kim loại nặng, các hóa chất độc hại… trước khi thải vào đường
cống chung của trường và thành phố.
Mục tiêu cụ thể:
Đánh giá độ ô nhiễm của nước thải tại các phòng thí nghiệm trong trường Đại học
Cần Thơ. Theo tiêu chuẩn nước thải Việt Nam TCVN 5945:2005, các nồng độ chất
vô cơ, hữu cơ phải được kiểm soát trước khi thải ra ngoài môi trường. Do đặc thù
từng phòng thí nghiệm sẽ thải ra các loại chất thải khác nhau nên cần tiến hành lấy
mẫu và phân tích các chỉ tiêu lý,hóa. Trong nghiên cứu này tiến hành khảo một số
chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nước thải phòng thí nghiệm như sau:

Nguyen Minh Nhut-3060543 3


Đề tài xử lý nước thải từ phòng thí nghiệm của trường Đại học Cần Thơ

Chỉ tiêu Phương pháp phân tích


pH, DO Winkler
SS, TSS Phương pháp trọng lượng
COD, BOD 5 Dùng thuốc thử KMnO4
N tổng Chuẩn độ H2SO4 trong định phân (NH4)2B4O7

NO3- Natrisalisilat

PO43- Sunpho molypdic

Các ion kim loại nặng thường Dùng các thuốc thử thích hợp
gặp trong nước thải phòng thí
nghiệm: Fe3+, Fe2+, Cu2+, Cr3+,
Cr2+, Zn2+,Mn2+.
Bảng 1: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích một số chỉ tiêu đánh giá chất
lượng nước thải phòng thí nghiệm
Thiết kế hệ thống xử lý nước tại các phòng thí nghiệm, kiểm tra khả năng
lọc nước của thiết bị trong phòng thí nghiệm. Hai hệ thống được chọn và khảo sát
là mô hình Wetland và mô hình hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm dạng
bể lọc ba lớp.
Láp ráp, xây dựng hệ thống xử lý tại địa điểm theo thứ tự mức độ ô nhiễm,
lấy các phòng thí nghiệm tại Viện nghiên cứu và Phát triển Công Nghệ Sinh Học
làm thí điểm.

Hình 2: mô hình wetland điển


hình (www.ducks.ca)

Nguyen Minh Nhut-3060543 4


Đề tài xử lý nước thải từ phòng thí nghiệm của trường Đại học Cần Thơ

Đánh giá các chỉ tiêu ô nhiễm trên lượng nước thoát ra theo TCVN
5945:2005, cải tiến thiết bị nếu cần.
Mở rộng tiến hành trong phạm vi toàn trường.
2. Nội dung ý tưởng và phương pháp tiến hành:
Kế hoạch được tiến hành theo 3 bước:
Bước 1: Đánh giá độ ô nhiễm của nước thải tại các phòng thí nghiệm trong
trường Đại học Cần Thơ:
Các nhân viên trực tiếp liên hệ các khoa, viện trong trường, tiến hành thu mẫu
nước thải ra tại các phòng thí nghiệm. (Các mẫu ghi rõ ngày tháng, nơi thu
mẫu…)
Do tính đặc thù nên từng phòng thí nghiệm sẽ có loại và nồng độ các chất ô
nhiễm khác nhau, do đó cấn tiến hành phân tích mẫu nước thải ở tất cả phòng
thí nghiệm để đánh giá chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý. Phòng sinh
hóa (Viện nghiên cứu và Phát Triển Công Nghệ Sinh Học) trực tiếp đánh giá,
phân tích các mẫu nguồn nước và kết luận mức độ ô nhiễm theo các phương
pháp phân tích đã nêu trên.
Thống kê trên Microsoft Excel thu kết quả về mức độ ô nhiễm từng nơi.
Tìm vị trí thích hợp về mặt địa hình trong phạm vi trường học cho việc bố trí
và xây dựng hai hệ thống xử lý nước cho toàn trường.

Nguyen Minh Nhut-3060543 5


Đề tài xử lý nước thải từ phòng thí nghiệm của trường Đại học Cần Thơ

Thu thập mẫu nước ô


nhiễm

phòng thí Trực tiếp điều


nghiệm sinh hóa tra

Kiểm tra độ Đánh giá mức Thống kê số Tiến hành lấy


ô nhiễm độ ô nhiễm liệu mẫu

Các vị trí cần lắp đặt ưu tiên

Bước 1: Đánh giá độ ô nhiễm của nước thải tại các phòng thí
nghiệm trong trường Đại học Cần Thơ

Sơ đồ các bước thực hiện ở giai đoạn đánh giá chất lượng nước thải
Bước 2: Xây dựng mô hình xử xý nước thải và tiến hành làm thí điểm tại
viện Công Nghệ Sinh Học
Theo một số nghiên cứu trên thế giới và trong nước về vấn đề sử dụng
Wetland trong xử lý nước thải thì hệ thống wetland ngày càng được áp dụng
rộng rãi do tính thân thiện với môi trường cũng như khả năng xử lý nước với
hiệu quả cao. Thêm vào đó, hệ thống bể lọc ba lớp cũng được đánh giá khá cao
do có khả năng loại bỏ các ion kim loại nặng trong nước. Do đó, trong đề tài
này sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá khả năng xử lý nước thải phòng thí nghiệm
theo hai mô hình nói trên.
Để đánh giá hiệu suất của hai mô hình, trước tiên tiến hành xây dựng mô
hình mẫu với kích thước nhỏ làm thí điểm. mô hình sẽ được xây dựng tại viện
Nghiên Cứu và phát Triển Công Nghệ Sinh Học.
Mô hình 1: mô hình wetland

Nguyen Minh Nhut-3060543 6


Đề tài xử lý nước thải từ phòng thí nghiệm của trường Đại học Cần Thơ

Wetland gần đây đă được biết đến như một giải pháp công nghệ xử lý nước
thải trong điều kiện tự nhiên, thân thiện với môi trường, đạt hiệu suất cao, chi phí
thấp và ổn định, đồng thời góp phần làm tăng giá trị đa dạng sinh học, cải tạo cảnh
quan môi trường của địa phương. Sinh khối thực vật, bůn phân hủy, nước thải sau
xử lý từ bãi lọc trồng cây còn có giá trị kinh tế. Tại Việt Nam, công nghệ này còn
là rất mới mẻ.
Có thể phân các loại bãi lọc trồng cây ra thành 2 nhóm chính: Bãi lọc trồng
cây ngập nước; Bãi lọc trồng cây dòng chảy ngầm hay Bãi lọc ngầm trồng cây, với
dòng chảy ngang hay dòng chảy thẳng đứng.
Có thể sử dụng các vật liệu lọc khác nhau trong bãi lọc trồng cây. Thực vật
trồng trong bãi lọc thường là các loại thực vật thuỷ sinh lưu niên, thân thảo, thân
xốp, rễ chùm, nổi trên mặt nước , ngập hẳn trong nước, hay trồng trong nước
nhưng thân cây nhô lên trên mặt nước. Trong nghiên cứu này tiến hành dùng
Wetland với dạng bãi lọc trồng cây thẳng đứng vì những nguyên nhân sau:
Ưu điểm:
Tạo điều kiện hiếu khí trong lớp vật liệu lọc tốt hơn, nâng cao hiệu suất quá
trình phân hủy sinh học các hợp chất hữu cơ, xử lý được chất dinh dưỡng như Nitơ
nhờ quá trình nitrat hóa - khử nitrat, loại bỏ được các vi sinh vật gây bệnh trong
nước thải, tốn ít diện tích, hiệu suất xử lý cao…
Hạn chế:
Cần có chênh lệch về gradient dòng chảy, do vậy phải lựa chọn điều kiện địa
hình thích hợp mới có thể áp dụng được, nếu không thể phải dùng bơm.
Từ những lý do phân tích trên đây, bãi lọc trồng cây dòng chảy thẳng đứng là
đối tượng được lựa chọn để nghiên cứu thử nghiệm. Trên thực tế, có thể kết hợp
các loại bãi lọc trồng cây với nhau để đạt hiệu quả tối ưu.( PGS. TS. Nguyễn Việt
Anh, đại học Xây Dựng)

Nguyen Minh Nhut-3060543 7


Đề tài xử lý nước thải từ phòng thí nghiệm của trường Đại học Cần Thơ

Hình 3: mô hình wetland bãi trồng cây thằng đứng

Kích thước xây dựng:


Mô hình Wetland mẫu được xây tại viện Công Nghệ Sinh học với kích thước: 1m
rộng X 6m dài X 1.4 m cao.
Mô hình bể lọc ba lớp

BỂ LỌC BA LỚP
Hình 4: mô hình bể lọc ba lớp mẫu
Hệ thống lọc nước theo mô hình bể lọc 3 lớp:

Nguyen Minh Nhut-3060543 8


Đề tài xử lý nước thải từ phòng thí nghiệm của trường Đại học Cần Thơ

Bể lọc 3 lớp có chức năng hạn chế sự ô nhiễm các kim loại nặng trong nước
trong đó hồ 1 đóng vai trò làm nền cho quá trình ngưng tụ và lắng đọng một phần
các kim loại có kích thước lớn. Tại đáy hồ 1 sẽ bố trí lớp than bùn trộn với vỏ trấu,
do hỗn hợp này có khả năng lọc một phần các ion trong chất thải. Hồ 2 sẽ là nơi
xảy ra các sự chuyển hóa và hấp thụ các ion nhờ vào hệ thống cây thủy sinh,
thường dùng là hệ thống lau sậy, cỏ mần trầu…do chúng có khả năng hấp thụ các
ion kim loại và tạo môi trường cư trú cho một số loại vi khuẩn có lợi trong việc
chuyển hóa ion kim loại thành các hợp chất có thể lắng đọng. Thêm vào đó, các
hợp chất hữu cơ lơ lửng sẽ được hấp thụ và giữ lại tại hồ 2 nhờ vào hệ thống cây
thủy sinh.Tại bể 3, người ta thêm một lớp than hoạt tính (hoặc hỗn hợp than hoạt
tính với than bùn) dưới đáy hồ nhằm khử phần ion kim loại nặng còn sót lại. Ba hồ
được xây dựng theo cơ chế “upflow”: nước đầu vào sẽ được dẫn ở đáy hồ, còn
nước đầu ra sẽ tại mặt hồ. Do mô hình này tác giả tự nghĩ ra, dựa trên những hiểu
biết về xử lý môi trường có sự kết hợp giữa các phương pháp sinh học, hóa học
nên hiên chưa có đánh giá tổng quan về hiệu suất đạt được trong các nghiên cứu
nào.
Ưu điểm:
Tiết kiêm diện tích và chi phí, bên cạnh đó có thể xây dựng tại mọi nơi mà
không phụ thuộc vào yếu tố địa hình. Bể lọc 3 lớp đạt hiệu suất cao trong việc lọc
cả các ion kim loại và các hợp chất hữu cơ trong nước thải do kết hợp cả 3 phương
pháp: hồ lắng đọng ngược dòng, wetland mini, phương pháp hóa học (lọc bằng
than hoạt tính, phương pháp dùng than hoạt tính đã được nghiên cứu và đạt kết quả
cao).
Nhược điểm:
Đây là mô hình mới, chưa được áp dụng trước đây nên thiếu điều kiện kiểm
tra hiệu suất của mô hình. Tuy nhiên, mô hình này có sự kết hợp chặt chẽ các
phương pháp xử lý nước thải, nên tác giả hy vọng sẽ đạt hiệu suất cao.
Kích thước xây dựng: Ba hồ xây dựng bằng gạch, có kích thước tương tự
nhau như sau: 2m dài X 1m rộng X 1.4m cao.

Nguyen Minh Nhut-3060543 9


Đề tài xử lý nước thải từ phòng thí nghiệm của trường Đại học Cần Thơ

Đánh giá độ ô nhiễm của nước


thải tại các phòng thí nghiệm

Tiến hành xây dựng hệ


thống xử lý

Mô hình Wetland Mô hình bể lọc ba lớp

Đánh giá mức độ thích hợp của hệ thống lọc

Phòng thí Chủ nhiệm đề


nghiệm sinh tài (hội đồng)
hóa

Xây dựng hệ thống lọc tại phòng


thí nghiệm tại Viện nghiên cứu và
Phát triển Công Nghệ Sinh Học.

Đánh giá, cải tiến hệ thống

Hoàn chỉnh hệ thống


xử lý nước thải
Bước 2: xây dựng mô hình xử xý nước thải và tiến hành làm thí điểm

Sơ đồ các bước thực hiện ở giai đoạn xây dựng mô hình thí điểm

Nguyen Minh Nhut-3060543 10


Đề tài xử lý nước thải từ phòng thí nghiệm của trường Đại học Cần Thơ

Bước 3: Áp dụng cho phạm vi toàn trường:


Sau quá trình nghiên cứu, đánh giá chất lượng hai mô hình trên, mô hình thích
hợp sẽ được chọn để xây dựng đảm bảo việc xử lý nước thải trong toàn trường.
Căn cứ vào loại mô hình được chọn, ta sẽ thiết kế đường ống dẫn nước thải từ mọi
phòng thí nghiệm chảy tập trung về hệ thống xử lý tại địa điểm đã khảo sát ở bước
một. các mẫu nước sau xử lý tại hệ thống sẽ tiến hành lấy mẫu, đánh giá sau 1
tháng, 1 tháng +3 ngày , 1 tháng + 6 ngày,…, 2 tháng. Bước này cần thực hiện để
xác định hiệu suất xử lý và thời gian tối ưu trong việc xử lý cho hệ thống vận hành
sau này.
3. Kế hoạch tổ chức- kế hoạch thực hiện:
3.1 Kế hoạch tổ chức:
Sau khi kế hoạch được duyệt, chủ nhiệm đề tài sẽ phối hợp, huy động lực lượng
thực hiện ý tưởng. Khi hoàn thành sản phẩm sẽ bàn giao lại về phía nhà trường.
Nhiệm vụ cụ thể:
Sau khi được duyệt, chủ nhiệm đề tài sẽ lên kế hoạch đề cương chi tiết, điều
hành và giám sát kết quả, dữ liệu.
Phòng sinh hóa (Viện nghiên cứu và Phát Triển Công Nghệ Sinh Học) hỗ trợ về
chuyên môn và làm các thí nghiệm sinh hóa liên quan.
Các cộng tác viên: làm các nhiệm vụ thu thập mẫu, xử lý kết quả…
Kế hoạch thực hiện:
Nội dung Năm (2010) Người thực hiện
1 2 3 4 5 6
Thu thập mẫu nước x Cộng tác viên
Kiểm tra chất lượng mẫu x Phòng sinh hóa
Thống kê số liệu x Chủ nhiệm đề tài
Xây dựng mô hình thí x x Chủ nhiệm đề tài và tư
nghiệm (wetland và hệ vấn từ phòng sinh hóa
thống lọc 3 lớp) tại viện

Nguyen Minh Nhut-3060543 11


Đề tài xử lý nước thải từ phòng thí nghiệm của trường Đại học Cần Thơ

Công Nghệ Sinh Học


Thống kê số liệu x Chủ nhiệm đề tài
Xây dựng mô hình thích x x Chủ nhiệm đề tài và tư
hợp cho trường Đại học vấn từ phòng sinh hóa
Cần Thơ, kiểm tra và
đánh giá hiệu suất
Tổng kiểm tra, vận hành x Chủ nhiệm đề tài

4. Khả năng ứng dụng thực tiễn của ý tưởng:


Ý tưởng có tính thực tiễn cao, đáp ứng nhu cầu bức bách hiện nay tại trường
chúng ta.
Địa điểm gần, có thể tiến hành ngay khi có kinh phí, ít tốn công sức, thời gian di
chuyển.
Kinh phí vừa phải, lại có giải quyết được nạn ô nhiễm môi trường một cách thiết
thực.
Có thể tiến hành theo từng giai đoạn riêng biệt, giảm bớt hao phí tiền vật chất.
Thời gian ngắn.
So với các đề tài xử lý khác thì đề tài này đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng
gần 40 000 người và có thể thực hiện được dễ dàng do ít phụ thuộc vào bên
ngoài,sự cho phép ủng hộ của chính quyền địa phương, đặc biệt không liên quan
nhiều đến các tổ chức hành chính nhà nước, giảm bớt thời gian, kinh phí cho
công văn giấy tờ…
Làm nền tảng cho các vấn đề xử lý chất thải sau này.
5. Giải pháp lâu dài cho sự phát triển bền vững của ý tưởng dự thi:
Sau khi ý tưởng được thực hiện và áp dụng trong cả trường đại học thì có thể
chuyển giao công nghệ cho các trường khác trong khu vực. Với kinh phí thấp, so
với các xây dựng và phát triển các công trình xử lý mới, ý tưởng sẽ càng trở nên
thực tế và ý nghĩa. Bên cạnh đó, mô hình xử lý có thể ứng dụng rộng khắp mọi

Nguyen Minh Nhut-3060543 12


Đề tài xử lý nước thải từ phòng thí nghiệm của trường Đại học Cần Thơ

nơi có phòng thí nghiệm, từ đó giảm bớt ô nhiễm nguồn nước, giúp hệ sinh thái
được cân bằng.
6. Phân bổ kinh phí thực hiện ý tưởng.

BẢNG THUYẾT MINH TÀI CHÍNH

1. Chi phí khảo sát thực tế

Nội dung công việc Chi phí Thuyết minh

Mục 1 Thu thập mẫu 680 000 đồng Dụng cụ thu thập mẫu nước
(3 mẫu 1 phòng) X 60 phòng
thí nghiệm X 10 lần đi =
3000 X 60 + 50 000 X 10
=680 000 nghìn đồng

Mục 2 Kiểm tra chất 16 200 000 đồng. Kiểm tra 180 mẫu nước X 80
lượng mẫu 000 (tiền hóa chất) + 3 tuần
(50 000 1 buổi)= 11 100 000
đồng.

Mục 3 Thống kê số 280 000 đồng 2Gam giấy A4 =120 000


liệu nghìn đổng, 4 ngày phân tích
kết quả.

Nguyen Minh Nhut-3060543 13


Đề tài xử lý nước thải từ phòng thí nghiệm của trường Đại học Cần Thơ

2. Chi phí giai đoạn triển khai

Nội dung công việc Chi phí Thuyết minh

Mục 1 Xây dựng mô 4 770 000 đồng Gạch ống 1200 viên + 1 xe
hình thí cát + 5 bao xi măng + sắt phi
10 (20kg) xây bể lọc (1200X
nghiệm
1000đ + 300 000đ+ 5 X 80
(wetland và hệ 000đ + 8000 X 20= 2 160
thống lọc 3 000 đồng).
lớp)
Các cây lao sậy, thủy trúc, có
thể tự tìm hoặc mua với
khoảng 200 000 đồng

500 viên gạch ống + các van


điều chỉnh nước +ống nhựa
dẫn = 500 X 1000 + 100 000
+ 250 000 = 850 000 đồng

Công xây dựng của công


nhân

2 người X 4 buổi = 2 X 280


000 =560 000 đồng

Chi phí thuê thiết kế= 1 000


000

Mục 2 Thống kê, phân 200 000 đồng 5 ngày công phân tích (giấy
tích số liệu A4 bên trên được dùng tiếp)

Mục 3 Xây dựng mô 12 200 000 đồng Mô hình xây dựng có kích
hình thích hợp thước lớn gấp 5 lần mô hình
thí điểm 2 440 000x 5= 12
cho phạm vi
200 000 đồng
toàn trường
Mục 4 Đánh giá chất 1 000 000 đồng
lượng nước
thải sau xử lý
Mục 5 Văn phòng 3 000 000 đồng
phẩm, phụ chi
Mục 6 Trang thiết bị 2 000 000 đồng Máy ảnh KTS 1 máy

Mục 7 Dự phòng 3 000 000 đồng

Tổng: 43.330.000
Nguyen đồng (bốn
Minh Nhut-3060543 mươi ba triệu ba trăm ba chục nghìn đồng 14
chẳn).
Đề tài xử lý nước thải từ phòng thí nghiệm của trường Đại học Cần Thơ

Danh sách: cá nhân tham gia


Họ và tên: Nguyễn Minh Nhựt Mssv: 3060543

Nguyen Minh Nhut-3060543 15

You might also like