You are on page 1of 6

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP Ở HỌC SINH YẾU THÔNG QUA HĐNGLL

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I/ Lý do chọn đề tài :

“Trẻ em hôm nay. Thế giới ngày mai ”. Tương lai các em là chủ nhân của đất nước. Bồi dưỡng,
giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thế hệ trẻ là nhiệm vụ của toàn xã hội. Đất nước ta đã bước sang một giai
mới, giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa, giai đoạn của hội nhập, giai đoạn của WTO do đó nhận thức
của chúng ta cũng phải thay đổi phù hợp với thực tiễn hiện nay. Chúng ta phải biết tạo cho các em các sân
chơi hấp dẫn, phong phú để thu hút, tạo cho các em có cơ hội để phát triển về tư duy, từng bước hoàn thiện
bản thân.

Ngành GD nói riêng đã và đang thực hiện cuộc vận động “2 không” để đánh giá thực chất chất
lượng giáo dục hiện nay. Sau 2 năm thực hiện cuộc vận động chất lượng giáo dục của chúng ta từng bước
đi vào thực chất hơn, kết quả học sinh yếu-kém nhiều hơn so với 2 năm về trước nhưng đó là vấn đề ta cần
nhìn thấy. Với một người đứng trên bục giảng vấn đề đặt ra là ta làm như thế nào để từng bước giảm tỉ lệ
học sinh yếu-kém nâng kết quả học sinh khá giỏi bằng con số tin cậy mà toàn xã hội ghi nhận.

Từng bước đưa được kết quả giáo dục ngày một cao hơn và theo yêu cầu của cuộc vận động là
việc làm cấp thiết hiện nay. Xuất phát từ thực trạng và mục tiêu nêu trên, quá trình giáo dục cần có những
phương thức khoa học, phù hợp với tâm lý học sinh hiện nay, tôi tập trung nghiên cứu và chọn đề “Nâng
cao chất lượng học tập ở học sinh yếu thông qua HĐ NGLL”.

II/ Mục đích nghiên cứu :

Tìm hiểu thực trạng chất lượng giáo dục của học sinh sau gần 2 năm thực hiện cuộc vận động “2
không” và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh yếu-kém.

III/ Thời gian, đối tượng nghiên cứu :

1. Thời gian: Từ cuối năm học 2006-2007.

2. Đối tượng nghiên cứu:

Học sinh yếu-kém trường THCS Mỹ Hòa.

IV/ Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu :

1. Nhiệm vụ nghiên cứu:

1.1. Nghiên cứu lý luận liên quan đến phương pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

1.2. Điều tra thực trạng chất lượng giáo dục của học sinh THCS sau gần 2 năm thực hiện cuộc vận
động “2 không”.

1.3. Đưa ra vài biện pháp, phương thức tổ chức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng học tập ở học
sinh yếu-kém ở trường THCS.

2. Phạm vi nghiên cứu:

2.1. Đề tài tập trung giải quyết nhiệm vụ 1.2 và 1.3.


2.2. Đề tài chỉ nghiên cứu đối tượng học sinh yếu-kém.

B. NỘI DUNG

I/ Cơ sở lý luận:

- Tổ chức giáo dục nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh yếu-kém nhờ vào tiết hoạt
động NGLL theo phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT ban hành cho các khối lớp học và theo hướng
dẫn HĐ NGLL của phòng GD&ĐT Đại Lộc.

- Giáo dục học sinh dựa trên cơ sở nội quy nhà trường, những văn bản về luật giáo dục và những
vấn đề thực tế xã hội yêu cầu.

- Đặc điểm tâm lý ở lứa tuổi học sinh là làm việc theo thói quen dưới sự uốn nắn của thầy cô giáo
và ba mẹ. Cần được người lớn giúp đỡ, giáo dục đúng lúc và rất muốn chứng tỏ mình trước tập thể khi có
cơ hội. Do đó người lớn không hiểu thấu đáo vấn đề dễ có những cách thức giáo dục không phù hợp thì các
em tỏ vẻ không đồng tình, chống đối và dẫn đến không chịu tiếp nhận kiến thức khi thầy cô giáo truyền đạt.

- Quá trình giáo dục để nâng cao chất lượng: Ta đi tìm hiểu, nghiên cứu những hình thức tổ chức
hoạt động phù hợp, đáp ứng được nhu cầu tâm sinh lý của học sinh. Thông qua đó nhằm từng bước bổ sung
kiến thức bị hỏng,

II/ Thực trạng chất lượng học tập của học sinh yếu-kém ở trường THCS Mỹ Hòa :

Qua điều tra thực tế kết quả học tập vào học kỳ I năm học 2006 – 2007 ở trường THCS Mỹ Hoà
như sau :

Bảng 1:

HỌC LỰC YẾU HỌC LỰC KÉM


STT KHỐI SỐ LƯỢNG
SỐ LƯỢNG TỈ LỆ SỐ LƯỢNG TỈ LỆ
1 6 360 75 20.8% 9 2.5%
2 7 351 60 17.1% 3 0.9%
3 8 379 57 15.0% 11 2.9%
4 9 399 23 5.8% 5 1.3%
Tổng cộng 1489 215 14.4% 28 1.9%
* Những biểu hiện cơ bản của các em học yếu-kém (Đối tượng nghiên cứu):

+ Lười học, ít tập trung: Do bị hỏng kiến khá nhiều. Khi thầy cô giáo truyền thụ kiến thức mới
không có khả năng tiếp thu. Bên cạnh đó không được phụ huynh và thầy cô giáo động viên, quan tâm kịp
thời.

+ Không chịu tham gia các hoạt động dạy học trong lớp và chưa chịu trình suy nghĩ, nhận định
của mình: Sợ mình trả lời sai, sợ bạn cho mình là người không biết rồi “chê cười”....

+ Có những “thói quen” không tốt như: xem tivi, chơi internet, đi chơi, không học bài, không làm
bài tập ảnh hưởng đến việc học tập.

+ Muốn bỏ học: Do bản thân không thể tiếp nhận kiến thức được nữa, bên cạnh đó bị các phần tử
xấu lôi kéo.

+ Biểu hiện khác như : Hoàn cảnh gia đình (Quá khó khăn không có khả năng chăm lo việc học
hành của con cái hoặc do bố mẹ lo làm giàu không hề quan tâm đến việc học hoặc do ba mẹ ly dị
hoặc ...)

* Nguyên nhân các hành vi trên :

+ Hình thức tuyên truyền, tạo sân chơi bổ sung kiến thức của nhà trường còn nhiều hạn chế, đơn
điệu, không hấp dẫn do đó học sinh chưa có nhận thức đúng đắn về hành vi học tập của mình. Một vài giáo
viên còn thơ ơ trước những biểu hiện học tập giảm sút của học sinh. Giáo viên chưa có biện pháp xử lý,
động viên, nhắc nhỡ phù hợp và kịp thời.

+ Nhiều gia đình chưa quan tâm đến việc học tập con em mình, giao phó việc giáo dục con cái cho
nhà trường. Phụ huynh chưa phối hợp chặt chẽ với nhà trường, với các đoàn thể, với GVCN, với GVBM, ...

+ Những “thói quen” không tốt ảnh hưởng đến kết quả học tập chưa được phụ huynh, nhà trường
giáo dục và uốn nắn kịp thời như: Đến giờ học mà lại thích xem tivi (phim), đi chơi, chơi điện tử, đánh bi
da, hoặc rủ bạn bè đi chơi lêu lỏng ngoài đường.

+ Bản thân các em rất lười biếng chuẩn bị bài trước khi đến lớp, việc đi học là sự ép buộc cực khổ
của bố mẹ, của thầy cô giáo cho bản thân mình.

+ Thái độ học tập không nghiêm túc: Không tập trung, làm việc riêng khi thầy cô giảng bài. Dụng
cụ học không đảm bảo.....

III. Thực trạng phương pháp giáo dục học sinh trường THCS Mỹ Hòa:

Qua điều tra thực trạng giáo dục học sinh hiện nay như sau :

+ Đối với giáo viên : Vẫn có giáo viên thơ ơ trước hành vi không tốt của học sinh về học tập, còn
xem việc nâng cao chất lượng giáo dục là của xã hội, là của lãnh đạo nhà trường, là của các đoàn thể.
Phương thức giáo dục chưa thật sự khoa học, không sát thực tiễn, chưa nhằm vào đối tượng học sinh yếu-
kém, chưa thật sự tạo cho các em cơ hội tốt để khẳng định mình trước tập thể.

+ Đối với tổ chức Đoàn - Đội, VTM trong nhà trường : Các hình thức tổ chức hoạt động còn quá
đơn điệu, không phù hợp tâm sinh lý của học sinh yếu kém, chưa có hoạt động để nâng cao chất lượng học
sinh yếu-kém. Chưa kịp thời tham mưu với lãnh đạo nhà trường những hoạt động nâng cao chất lượng tập
cho học sinh yếu-kém để có hình thức tổ chức kịp thời. Từ lâu nay các trường nói chung, trường THCS Mỹ
Hoà nói riêng thường tổ chức các hoạt động ngoại khoá chỉ dành cho đối tượng học sinh khá giỏi tham gia,
các đối tượng học sinh trung bình, yếu-kém không có cơ hội tham gia.

+ Đối với quản lý nhà trường : Số lượng lớp trong mỗi khối còn quá nhiều, số lượng học sinh
trong mỗi lớp nhiều nên không quán xuyến, quan tâm chu đáo đến các đối tượng học sinh yếu-kém. Bên
cạnh đó đội ngũ hỗ trợ cho lãnh đạo chưa thật sự tâm huyết.

+ Đối với học sinh: Sự giúp đỡ, động viên, nhắc nhở bạn trong quá trình học tập còn hạn chế. Khi
bạn có những biểu hiện sa sút về học tập không được báo cáo nhưng ngược lại còn bao che.

+ Vẫn còn nhiều phụ huynh học sinh không quan tâm đến việc học tập của con cái, giao phó
việc giáo dục con cái cho nhà trường, cho xã hội,....

IV. Biện pháp thực hiện :

1. Biện Pháp:

+ Bản thân cùng với tổ chức Đoàn - Đội, VTM, bộ phận CM tham mưu với Chi bộ và lãnh đạo
nhà trường thay đổi hình thức sinh hoạt dưới cờ, các buổi hoạt động ngoại khoá thay vào đó là các hoạt
động nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh yếu-kém. Bên cạnh đó tham mưu với lãnh đạo nhà
trường thay đổi phương thức tiết sinh hoạt chủ nhiệm : Tinh gọn các thủ tục hành chính, thời gian còn lại
để các em tổ chức các hoạt động trò chơi nhằm giúp các học sinh yếu-kém bổ sung kiến thức.

+ Các tiết NGLL được nhà trường quan tâm nhắc nhỡ. Giáo viên chủ nhiệm phải chủ động trong
việc thiết kế bài soạn cơ bản phục vụ cho đối tượng học sinh yếu-kém.

+ Phối hợp với các đoàn thể khác trong nhà trường như: Công đoàn, Hội phụ huynh học sinh để có
nhiều điều kiện hơn trong việc tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh yếu-
kém.

2.Thực hiện:

Những hình thức tổ chức trong thời gian qua đạt hiệu trong việc nâng cao chất lượng học tập của
học sinh :

+ Triển khai cho các tổ chuyên môn phân giáo viên phụ trách nhóm trưởng (Ra đề kiểm tra, ra đề
cho các hội thi,...), ngoài ra tham mưu với nhà trường, phối hợp với Đoàn-Đội, VTM để phân công người
phụ trách kiến thức xã hội, kiến thức về Bác Hồ, về quê hương, về Đoàn-Đội,...sau đó tổng hợp thành một
danh sách cụ thể để tiện việc khi liên hệ ra đề các hội thi. Nội dung ra đề theo yêu cầu của BTC.
+ Tham mưu nhà trường để có kế hoạch cùng với Đoàn-Đội tiến hành dự giờ thăm lớp tiết NGLL,
đồng thời nhân rộng các tiết NGLL đạt hiệu quả cao cho các lớp khác học tập từ việc tổ chức đến khâu
chuẩn bị.

+ Do thời tiết không thể tổ chức ngoài sân được, BTC đã gởi bộ đề về cho từng lớp để tự tổ chức
vào các tiết NGLL.

+ Phối hợp với các bộ phận Đoàn-Đội, VTM, bộ phận chuyên môn lên kế hoạch tham mưu nhà
trường tổ chức hội thi cho mỗi khối để ôn tập, bổ sung kiến thức và để các em được vui chơi, giải trí. Ở đây
tôi chỉ tập trung nói rỏ một số mục trọng tâm trong kế hoạch tổ chức hội thi “Chấp cánh ước mơ”:

* Đối tượng tham gia:

Học sinh có kết quả học tập trước đó xếp loại TB-Yếu, Yếu. (Điều này cần lưu ý với chủ nhiệm
khi chọn các em đi thi hết sức tế nhị, chủ yếu là động viên, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
em tham gia)

* Thể lệ hội thi:

+ Tổ chức hội thi theo khối.

+ Hình thức tổ chức hội thi tương tự như chương trình “Rung chuông vàng” của VTV3 Đài
truyền hình Việt Nam.

+ Mỗi lớp chuẩn bị 5 thí sinh, 1 thí sinh dự bị. (Số lượng thí sinh tuỳ thuộc vào số lượng lớp của
mỗi trường, miễn sao số thí sinh trên sân thi đấu không vượt quá 50 em)

+ Mỗi thí sinh chuẩn bị một bảng con, kích thước: 30x40cm (Bảng này các lớp đã có để hoạt
động nhóm) và bút lông để ghi. Trên bảng có trang trí như ghi tên lớp, bí danh của mình và nên có thông
điệp cần gởi đến hội thi để gây ấn tượng cho người người xem.

+ Câu hỏi hình thức trắc nghiệm có 4 đáp án, thí sinh chọn án đúng ghi vào bảng, hết thời gian
quy định thí sinh đưa bảng để trả lời. Thí sinh nào trả lời sai rời khỏi sân đấu. Chủ yếu ra kiến thức vừa
học, ngoại trừ nếu tổ chức hội thi gần thi HK thì kiến thức của cả HK đó.

+ Thực tốt cuộc vận động “Hai không” nếu thí sinh nào vi phạm thì BTC mời khỏi sân thi đấu,
lớp đó bị trừ điểm thi đua và không được chọn lớp xuất sắc nhất.

* Khen thưởng: Khen thưởng cho 1 hoặc 2 thí sinh xuất nhất trong mỗi lần thi, đặc biệt là cài
vòng hoa chiến thắng cho các em, qua đây cho em phát biểu cảm nghĩ của mình trong lúc mình đứng trên
đỉnh cao nhất của hội thi và khen thưởng cho lớp nào còn nhiều thí sinh ở lại trên sân đấu nhiều nhất (Được
tính khi trên sân đấu còn lại 5 thí sinh).

Trong quá trình tổ chức thường xuyên xen lẫn các tiết mục văn nghệ và phỏng vấn thí sinh để tạo
nên không khí hấp dẫn, gây cấn đồng thời cho các em bình tĩnh, tự tin vào chính mình.

Trong các kế hoạch tổ chức hoạt động NGLL nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh
yếu-kém đã phối hợp với Công đoàn, hội Phụ huynh học sinh để có nhiều kiện, có nhiều sự hỗ trợ để đạt
kết cao hơn. Đặc biệt trong tổ chức hội thi “Chấp cánh ước mơ” cho học sinh yếu chúng tôi có mời PH các
em tham gia để có nhiều sự động viên, cổ vũ.
V. Kết quả thực hiện được :

Thông qua các hoạt động nêu trên đã thu hút đông đảo học sinh yếu-kém tham gia, đưa các em
vào quỹ đạo học tập, từng bước thay đổi được thái độ, nhận thức về nề nếp học tập của các em. Các em đã
có nhiều cố gắng biết vươn lên trong học tập có hiệu quả và được nhiều phụ huynh đồng tình ủng hộ, khen
ngợi.

Kết quả thực hiện được thể hiện qua bảng điều tra sau:

Qua điều tra thực tế kết quả học tập vào học kỳ II và cả năm năm học 2006 –

2007 ở trường THCS Mỹ Hoà như sau :(Lấy bảng 2 so sánh với bảng 1 ở trang 2)

Bảng 2:

HỌC LỰC YẾU HỌC LỰC KÉM


STT KHỐI SỐ LƯỢNG
SỐ LƯỢNG TỈ LỆ SỐ LƯỢNG TỈ LỆ
1 6 360 64 17.7% 4 1.1%
2 7 351 51 16.2% 0 0%
3 8 379 42 11.1% 8 2.1%
4 < s>

You might also like