You are on page 1of 45

Môn học: Hệ Điều Hành

Ngày bắt đầu: 16/02/2009


Ngày kết thúc: 16/05/2009
Giảng viên: TS Tô Tuấn ra đề cương.

CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP


1.1. Mục tiêu, ý nghĩa và cấu trúc môn học “Hệ điều hành”.
Giải:
Ý nghĩa:
- Hiểu sâu nguyên lý hoạt động của Phần cứng và Phần mềm máy tính.
- Học phương pháp phân tích, thiết kế và lập trình một hệ thống lớn để áp dụng cho công tác
nghiệp vụ sau này.
Mục tiêu: Cung cấp các khái niệm cơ bản về cấu trúc và hoạt động của HĐH.
Mô tả vắn tắt:
- Khái niệm chung, Lịch sử, Phân loại HĐH.
- Nguyên lý và hoạt động các khối chức năng.
- Giới thiệu dòng HĐH Windows NT/2000/XP/2003

1.2. Một số quan niệm sai về môn học “Hệ điều hành”.
Giải:
 Môn học đơn giản, không có gì mới, không có gì đặc biệt.
 Môn học chủ yếu là lý thuyết, chẳng tác dụng gì.
 Môn học rất khó, không có cách nào làm chủ được.

1.3. Phân tích Định nghĩa “Hệ điều hành là Máy tính mở rộng (Extended Machine) hay Máy tính
ảo (Virtual Machine)”.
Giải:
 Ẩn các chi tiết của phần cứng để máy tính dễ sử dụng hơn.
 Người sử dụng và người lập trình được cung cấp một giao diện đơn giản, dễ hiểu
và không phụ thuộc vào thiết bị cụ thể.
 Thực tế, HĐH là một hệ thống bao gồm nhiều máy tính trừu tượng xếp thành
nhiều lớp chồng lên nhau. Máy tính mức dưới phục vụ cho máy tính mức trên.
 Bản thân chương trình ứng dụng cũng là một máy tính trừu tượng và phải dễ sử
dụng nhất.
 Công việc của người lập trình là liên tục xây dựng các máy tính trừu tượng như
vậy (cho người khác sử dụng và cho cả chính mình).

1.4. Phân tích Định nghĩa “Hệ điều hành là bộ quản lý tài nguyên (Resource Manager)”.
Giải:
 Đáp ứng các yêu cầu sử dụng tài nguyên thiết bị như: CPU, Bộ nhớ trong, Ổ đĩa, Ổ
băng, Máy in, Card mạng, ...
 Trong trường hợp nhiều chương trình, nhiều người dùng cùng chia sẻ các tài nguyên
chung như vậy, HĐH phải giải quyết tranh chấp có thể xảy ra và đứng ra làm trung gian điều
phối sao cho tài nguyên được sử dụng đúng thứ tự, dùng xong lại được cấp cho đối tượng
khác sử dụng.
 Hình dung tình huống: 3 chương trình cùng in ra một máy in duy nhất. Khó chấp nhận
trường hợp 1 trang in xen kẽ nhiều kết quả từ nhiều nguồn khác nhau. HĐH giải quyết bằng
cách đưa kết quả in của mỗi chương trình tạm thời ra đĩa cứng, sau đó lần lượt in từ đĩa vào
thời điểm thích hợp.

1.5. Trình bày cấu trúc khái quát của hệ thống máy tính và liên hệ với cấu trúc trong thực tế.
Giải:

1.6. Bốn thế hệ phát triển của hệ điều hành là những thế hệ nào? Nền tảng Phần cứng và Phần
mềm tương ứng ra sao?
Giải:
 Thế hệ 1 (1945 -1955): Đèn điện tử - Bảng điều khiển (Plugboards)
 Thế hệ 2 (1955 -1965): Bóng bán dẫn - Hệ xử lý lô (Batch Systems)
 Thế hệ 3 (1965 -1980): Mạch IC - Hệ đa chương (Multiprogramming Systems),
Hệ chia thời gian (Time-Sharing Systems)
 Thế hệ 4 (1980 - đến nay): Mạch LSI (Large Scale Integration) và Các hệ điều
hành hiện đại.
1.7. Lịch sử và tình hình sử dụng hệ điều hành ở Việt Nam.
Giải:
 Máy tính Minsk-32 ( Liên Xô ) với HĐH đơn chương Dispatcher tại Trung tâm
Toán - Máy tính, BQP (từ 1974 - 1990)
 Máy tính ES-1022 ( Liên Xô ) với HĐH đa chương OS/ES (tương đương với
OS/360 của IBM) tại Đại học Bách khoa Hà Nội (từ 1986 - 1996)
 Máy tính IBM 360/50 với HĐH đa chương OS/360 tại Trung tâm Điện toán tiếp
vận của Quân đội Sài Gòn ( từ 1974 )
 Các HĐH cho máy vi tính: PC-DOS, MS-DOS, MacOS, OS/2, Windows 9x,
Windows NT/2000/XP/VISTA, RedHat Linux, Linux VN 1.0, VietKey Linux 3.0, ...

1.8. Trên các máy lớn thời kỳ đầu, Hệ Xử lý lô hoạt động thế nào?
Giải:
 Thiết bị I/O : card reader, tape drives
 Cần có người vận hành: operator (user ≠ operator)
Giảm setup time → ghép nhóm công việc (batching jobs)
Ví dụ: ghép 2 công việc cùng dùng trình biên dịch Fortran, → tiết kiệm được thời gian
load trình biên dịch Fortran.
 Là hệ điều hành sơ khai nhất chỉ có Resident Monitor, trong
đó chứa các phần điều khiển quá trình xử lý, tính toán như:
Loader, job sequencing, control card interpreter, device drivers.

 Tại mỗi thời điểm chỉ có một tiến trình hay một tác vụ trong bộ nhớ.

Job i
Bộ nhớ
trong

Operating
System

1.9. Nguyên lý hoạt động của Hệ điều hành Đa chương.


Giải:
Hệ điều hành đa chương (Multiprogramming System): Đây là hệ cho phép nhiều công việc cùng
chạy một lúc. Cùng chia sẻ quyền sử dụng CPU theo một thuật toán nào đó. Ví dụ như Windows
3.1, Windows 9x… Nhìn chung:
1. Có nhiều tác vụ (tiến trình) cùng một lúc được nạp đồng thời vào bộ nhớ chính.
2. Thời gian xử lý của CPU được phân chia giữa các tác vụ đó.
3. Tận dụng được thời gian rảnh tăng hiệu suất sử dụng CPU (CPU utilization)
4. Và khi một một tác vụ không cần đến CPU (do phải thực hiện I/O với thiết bị ngoại vi), thì
tác vụ khác được thi hành.
5. Yêu cầu:
 Đồng thời công việc (job scheduling): chọn job trong job pool trên đĩa và nạp nó
vào bộ nhớ để thực thi.
 Quản lý bộ nhớ (memory management).
 Định thời CPU (CPU scheduling).
 Cấp phát tài nguyên (đĩa, máy in,…).
 Bảo vệ.

1.10. Nguyên lý hoạt động của Hệ điều hành Chia thời gian (Time – Sharing System).
Giải:
 Là loại hệ điều hành đa chương (Multi-programmed systems) nhưng không cung cấp
khả năng tương tác với users
 CPU luân phiên chuyển đổi thực thi giữa các công việc
 Quá trình chuyển đổi xảy ra thường xuyên hơn, mỗi công việc chỉ được chia một phần
nhỏ thời gian CPU
 Cung cấp sự tương tác giữa hệ thống với user
Khi kết thúc thực thi một lệnh, OS sẽ chờ lệnh kế tiếp từ bàn phím chứ không
phải từ card reader
 Một công việc chỉ được chiếm CPU để xử lý khi nó nằm trong bộ nhớ chính
 Khi cần thiết, một công việc nào đó có thể được chuyển từ bộ nhớ chính ra thiết bị lưu
trữ, nhường bộ nhớ chính cho công việc khác.
 Yêu cầu đối với OS trong Time-Sharing Systems
 Định thời công việc (job scheduling)
 Quản lý bộ nhớ (Memory Management)
o Các công việc được hoán chuyển giữa bộ nhớ chính và đĩa
o Virtual memory: cho phép một công việc có thể được thực thi mà không cần phải
nạp hoàn toàn vào bộ nhớ chính
 Quản lý các process (Process Management)
o Định thời CPU (CPU scheduling)
o Đồng bộ các công việc (synchronization)
o Tương tác giữa các công việc (process communication)
o Tránh Deadlock
 Quản lý hệ thống file, hệ thống lưu trữ (disk management)
 Phân bổ các thiết bị, tài nguyên
 Cơ chế bảo vệ (protection)
1.11. Nêu 1 ví dụ từ đời thường minh hoạ chế độ phục vụ chia thời gian.
Giải:
Ví dụ từ đời thường: Trong nhà hàng, người bồi bàn (CPU) phục vụ mỗi bàn ăn (Chương trình
người dùng) trong 1 khoảng thời gian ngắn (chẳng hạn trong 10 giây), sau đó chuyển sang bàn
khác.

1.12. Các dòng hệ điều hành trên máy tính để bàn là các dòng nào? Hãy trình bày sự khác biệt giữa
dòng Windows 9X với dòng Windows NT/2000/XP/2003.

° Dòng DOS: PC-DOS, MS-DOS


° Dòng UNIX: XENIX, Linux
° Dòng Windows:
– Windows 3.X: Windows 3.1
– Windows 9X: Windows 95/98/ME
– Windows NT: Windows NT/2000/XP/2003/Vista.

1.13. Điền tên thích hợp vào chỗ có dấu hỏi chấm:
Windows 95 ⇒ Windows 98 ⇒ Windows 98 SE ⇒ ?
1.14. Điền tên thích hợp vào chỗ có dấu hỏi chấm:
? ⇒ Windows 2000 ⇒ Windows XP ⇒ ?
1.15. Điền tên thích hợp vào chỗ có dấu hỏi chấm:
Windows 2000 Server (4 CPU) ⇒ Windows 2000 Advanced Server (8 CPU) ⇒ ? (? CPU)
1.16. Đa xử lý đối xứng khác với Đa xử lý phi đối xứng ở điểm nào? Cho các ví dụ về hệ điều hành
đa xử lý đối xứng.
Giải:
 Hệ đa xử lý đối xứng:
o Có nhiều bộ vi xử lý cùng vận hành và sử dụng chung bộ nhớ và thiết bị I/O, ngang
hàng về chức năng
o Các hệ điều hành hỗ trợ:
-Solaris, OS/2, Linux
-Windows NT/2000/XP/2003/Vista
Windows 2000 Professional: 2 CPU
Windows 2000 Server: 4 CPU
Windows 2000 Advanced Server : 8 CPU
Windows 2000 Datacenter Server: 32 CPU
……………………………………………….

 Hệ đa xử lý phi đối xứng:


o Các CPU chung bộ nhớ và thiết bị
o Mỗi CPU được ấn định chức năng riêng:
• Có CPU chủ (Master) kiểm soát toàn hệ thống
• Các CPU khác đóng vai trò phụ thuộc (Slaves), chuyên trách công việc nào đó
• Master điều phối và cấp phát công việc cho các Slaves
o Hệ điều hành hỗ trợ: SunOS 4.x

1.17. Phân loại các hệ phân tán theo khoảng cách và theo phương thức phục vụ. Phân biệt File
Server với Client-Server.
Giải:
 Phân loại theo khoảng cách:
• LAN (Local-Area Network): Nội bộ
• WAN (Wide-Area Network): Diện rộng
• MAN (Metropolitan-Area Network): Đô thị
 Phân loại theo phương thức phục vụ:
• File-Server: Máy chủ không tính toán, chỉ làm dịch vụ tập tin cho các máy khác
• Peer-to-Peer: Mạng các máy ngang hàng
• Client-Server: Máy khách (Client) gửi yêu cầu, Máy chủ (Server) tính toán và
gửi trả lại kết quả.

1.18. Gom cụm đối xứng khác với Gom cụm phi đối xứng ở điểm nào?
Giải:
 Gom cụm đối xứng (Symmetric Clustering): Các máy ngang hàng
về chức năng, Mỗi máy thực hiện phần việc của mình và giám sát lẫn nhau.
 Gom cụm phi đối xứng (Asymmetric Clustering): Một máy chạy
trong Hot Standby Mode, nghĩa là chỉ giám sát công việc các máy khác nhưng sẽ đảm đương
công việc của máy gặp sự cố.

1.19. Định nghĩa của IEEE về Hệ thời gian thực.


Giải:
o Hệ thống thời gian thực (Real-Time Systems)
 Thường dùng trong các thiết bị chuyên dụng như điều khiển các thử
nghiệm khoa học, điều khiển trong y khoa, dây chuyền công nghiệp.
 Ràng buộc tương đối chặt chẽ về thời gian: hard và soft real-time.
o Hard real-time:
 Hạn chế (hoặc không có) bộ nhớ phụ, tất cả dữ liệu nằm trong bộ nhớ chính (RAM)
hoặc ROM
 Yêu cầu thời gian đáp ứng, xử lý rất nghiêm ngặt, thường sử dụng trong điều khiển
công nghiệp, công nghệ robotics.
o Soft real-time:
 Thường xuất hiện trong lĩnh vực multimedia, thực tế ảo (virtual reality) với yêu cầu
mềm dẻo hơn về thời gian.

2.1. Những bộ phận cấu thành và cấu trúc khái quát của máy tính.
Giải:
Những bộ phận cấu thành máy tính:
 CPU (Central Processing Unit)
 Bộ nhớ (Memory)
 Đường truyền hệ thống (System Bus)
 Các mạch điều khiển thiết bị (Device Controller): Điều khiển công việc của thiết bị
(Phần cơ); Làm việc đồng thời, song song và độc lập với CPU
 Mạch điều khiển bộ nhớ (Memory Controller) với chức năng đồng bộ hoá truy cập bộ
nhớ chung

2.2. Quá trình khởi động máy tính và hệ điều hành.


Giải:
 Sau khi bật nguồn, chương trình mồi Bootstrap lấy từ ROM hoặc EEPROM
được khởi động với chức năng khởi hoạt các thiết bị hệ thống: Các thanh ghi CPU, Bộ nhớ,
Disk Controllers,... sau đó khởi động hạt nhân của HĐH nạp từ đĩa cứng.
 Hạt nhân (Kernel, Monitor) của HĐH khởi động tiến trình đầu tiên gọi là INIT
(Initialization) và chờ các sự kiện (Event) có thể xảy ra.

2.3. Trình bày nguyên tắc xử lý ngắt của hệ điều hành.


Giải:
 Hai loại ngắt chính:
o Tín hiệu ngắt (Interrupt Signal) từ các thiết bị (Ngắt cứng) truyền qua System
Bus.
o Tín hiệu ngắt từ chương trình người dùng (Ngắt mềm) nhờ Lời gọi hệ thống
(System Call hay Monitor Call). Lệnh đặc biệt này (ví dụ có tên INT hoặc SysCall) là
cơ chế để tiến trình người dùng yêu cầu một dịch vụ của HĐH (ví dụ, yêu cầu thực
hiện lệnh I/O).
 Với mỗi loại ngắt, có đoạn mã riêng của HĐH dùng để xử lý.
 Các HĐH hiện đại được dẫn dắt bởi các sự kiện. Nếu không có tiến trình nào vận hành,
không có thiết bị I/O nào làm việc, HĐH im lặng chờ và theo dõi.
 Thông thường, mỗi loại ngắt tương ứng với 1 dòng trong bảng (Véc-tơ ngắt) chứa con
trỏ (Pointer) tới chương trình xử lý loại ngắt đó. Bảng này nằm ở vùng thấp của RAM (ví
dụ: 100 bytes đầu tiên).
 Cơ chế xử lý ngắt phải có trách nhiệm ghi lại địa chỉ lệnh bị ngắt để sau đó có thể quay
lại. Địa chỉ này cùng với nhiều thông tin khác có thể được ghi vào Ngăn xếp hệ thống
(System Stack) với nguyên tắc làm việc LIFO ( Last-In, First-Out ).
2.4. Minh hoạ bằng hình vẽ Tuyến thời gian của 1 tiến trình có 2 yêu cầu tới thiết bị ngoài.
Giải:

2.5. Hai phương thức Nhập/Xuất là những phương thức nào? Nêu 2 ví dụ sử dụng.
Giải:

- Synchronous I/O: Sau khi phát ra lệnh Nhập/Xuất, tiến trình chuyển sang trạng thái chờ đến
khi Nhập/Xuất hoàn tất rồi mới chạy tiếp (thực hiện lệnh kế tiếp)
Ví dụ: Khi ta tạo mới một tài liệu nhập dữ liệu từ bàn phím, khi muốn lưu lại ta phải chọn Save,
sau đó đặt tên file, và chọn nơi lưu trữ. Các tiến trình đó ở trạng thái chờ tiến trình trước nhập
xuất hoàn tất đã.

- ASynchronous I/O: Sau khi phát ra lệnh Nhập/Xuất, tiến trình không chờ Nhập/Xuất hoàn
tất mà thực hiện ngay lệnh kế tiếp. Như vậy, tiến trình vận hành song song với công việc
Nhập/Xuất.
Để chứng minh điều đó, hãy xem hình vẽ sau:
Ví dụ: Khi ta nhập dữ liệu mới hoặc thêm vào tài liệu đã có, khi ta muốn lưu thì ta chọn Save
và lúc này tiến trình vận hành song song với việc phát ra lệnh từ Save.
2.6. Giả sử một hệ thống có 3 loại thiết bị là Máy in, Ổ Đĩa cứng và Ổ CD-ROM. Có 1 yêu cầu in
tập tin DanhSach.doc, 1 yêu cầu đọc F1.txt từ đĩa cứng, 1 yêu cầu ghi ra F2.txt trên đĩa cứng.
Hãy thể hiện bằng hình vẽ Bảng trạng thái thiết bị với 3 yêu cầu Nhập/Xuất kể trên.

2.7. Trong 2 loại bộ nhớ là Bộ nhớ chính và Đĩa từ, loại nào là Bộ nhớ Sơ cấp, loại nào là Bộ nhớ
Thứ cấp? Phân loại như vậy để làm gì?
Giải:
 Bộ nhớ chính (Main Memory)
o Chương trình máy tính phải được nạp vào RAM (Random-Access Memory)
trước khi thực hiện.
o Lệnh cần thực hiện phải được nạp vào thanh ghi (Register) của CPU.
o Các tác tử (Operand) tương ứng cũng được lấy từ RAM.
o Lý tưởng nhất là chương trình và dữ liệu đều nằm trong RAM nhưng không khả
thi vì RAM quá nhỏ và là loại bộ nhớ không chắc (Volatile) do nội dung bị xoá khi mất
điện.
o RAM được sử dụng làm Bộ nhớ Sơ cấp (Primary Memory).
 Bộ nhớ phụ (secondary storage): hệ thống lưu trữ thông tin bền vững (nonvolatile
storage).
o Đĩa từ (magnetic disks) là loại bộ nhớ phụ hay bộ nhớ thứ cấp.
o Bề mặt đĩa chia thành các rãnh (tracks), các rãnh này được chia nhỏ hơn thành các cung
từ (sectors).
o Cylinder: tập các track tạo thành một hình trụ
o Disk controller: bộ điều khiển quá trình giao tiếp giữa CPU và đĩa.

2.8. Vẽ hình tháp mô tả cấu trúc phân cấp các loại bộ nhớ.
Giải:
2.9. Mục đích của nguyên tắc Caching là gì? Nêu 1 ví dụ từ đời thường sử dụng nguyên tắc đó.
Giải:
o Là nguyên tắc quan trọng của hệ thống máy tính.
o Thông tin từ RAM có thể được cơ chế phần cứng đưa vào bộ nhớ nhanh hơn gọi
là Cache. Khi CPU cần chính thông tin đó, không cần phải truy xuất RAM, mà lấy ngay từ
Cache.
o Loại bộ nhớ này không do HĐH quản lý và cấp phát.
o Thực tế, RAM (Bộ nhớ Sơ cấp) là loại Cache nhanh so với đĩa cứng (Bộ nhớ
thứ cấp) và HĐH có chức năng quản lý sự lưu chuyển dữ liệu giữa 2 loại bộ nhớ này

2.10. Điền từ thích hợp vào chỗ có dấu hỏi chấm:


Milli ⇒ Micro ⇒ Nano ⇒ Pico ⇒ ? ⇒ ? ⇒ ? ⇒ ?
Giải:
Milli ⇒ Micro ⇒ Nano ⇒ Pico ⇒ Femto ⇒ Atto ⇒ Zepto ⇒ Yocto

2.11. Điền từ thích hợp vào chỗ có dấu hỏi chấm:


Kilo ⇒ Mega ⇒ Giga ⇒ Tera ⇒ ? ⇒ ? ⇒ ? ⇒ ?
Giải:
Kilo ⇒ Mega ⇒ Giga ⇒ Tera ⇒ Pera ⇒ Exa ⇒ Zetta ⇒ Yotta

2.12. Phân tích Hai chế độ vận hành của máy tính.
Giải:
 Hệ điều hành hiện đại dùng cơ chế Dual-Mode để duy trì 2 chế độ
là User Mode và Monitor Mode (còn gọi là Supervisor Mode, System Mode hoặc Privileged
Mode) để bảo vệ hệ thống và các tiến trình đang vận hành.
 Một Mode Bit được đưa vào phần cứng của máy để chỉ báo chế
độ làm việc hiện hành: 0 - Monitor Mode, 1 - User Mode.
 Khi xảy ra ngắt, phần cứng chuyển từ User Mode sang Monitor
Mode bằng cách đặt Mode Bit thành 0.
 Hệ điều hành đặt Mode Bit bằng 1 trước khi trả điều khiển về tiến
trình người dùng.
 Một số lệnh máy chỉ thực hiện được trong Monitor Mode (Các
lệnh ưu tiên).
 Tiến trình người dùng có thể gián tiếp thực hiện các lệnh ưu tiên
qua Lời gọi hệ thống (System Call).
 MS-DOS không có Dual-Mode.
 Bộ xử lý Pentium hỗ trợ Mode bit, do đó các HĐH Windows
2000/XP/2003/Vista và OS/2 tận dụng được tính năng này để bảo vệ máy tính tốt hơn.

2.13. Bảo vệ Nhập/Xuất bằng System Call như thế nào?


Giải:
System call – phương thức duy nhất mà process dùng để yêu cầu các dịch vụ cung cấp bởi OS
o Các system call gây ra ngắt mềm (gọi là trap).
o Quyền điều khiển được chuyển đến trình phục vụ ngắt, mode bit được thiết lập là
monitor mode.
o OS kiểm tra tính hợp lệ và đúng đắn của các đối số, thực hiện yêu cầu và trả quyền điều
khiển về lệnh kế tiếp sau system call.

2.14. Trình bày Thuật giải bảo vệ bộ nhớ bằng Thanh ghi Cơ sở và Thanh ghi Giới hạn.
Giải:
o Để tiến trình người dùng không can thiệp được vào vùng nhớ của HĐH và của
các tiến trình khác, thường sử dụng 2 thanh ghi: Thanh ghi Cơ sở (Base Register) và Thanh
ghi Giới hạn (Limit Register).
o Chỉ có HĐH mới có thể sửa được nội dung 2 thanh ghi này.

2.15. Bảo vệ CPU bằng Timer.


Giải:
• CPU protection: bảo đảm OS phải duy trì được quyền điều khiển, tránh trường hợp user
bị lặp vô hạn, không trả quyền điều khiển. Cơ chế thực hiện là timer.
• Timer – kích khởi các ngắt quãng định kỳ
o Bộ đếm timer sẽ giảm dần sau mỗi xung clock của máy tính.
o Khi timer bằng 0 thì kích hoạt ngắt timer và OS sẽ nắm quyền điều khiển.
• Timer cũng được sử dụng để hiện thực hệ thống time sharing.
Thiết lập timer gây ngắt định kỳ N ms (time slice, quantum)
• Timer cũng được dùng để tính thời gian.
• Lệnh nạp giá trị cho bộ đếm timer là privileged instruction.
3.1. Những bộ phận cấu thành của hệ điều hành.
Giải:
• Quản lý Process (Process Management)
• Quản lý bộ nhớ chính (Memory Management)
• Quản lý Hệ Thống File (File Management)
• Quản lý hệ thống I/O (I/O System Management)
• Quản lý bộ nhớ phụ (Secondary Storage Management)
• Hệ thống bảo vệ (Protection System)
• Command-Interpreter System

3.2. Shell của hệ điều hành Windows được gọi là gì?


Giải:
 Giao diện do Command-Interpreter hỗ trợ hay giao diện giao tiếp
giữa User và Hệ Điều hành được gọi là Shell.
 Một trong những “Vỏ” thân thiện đầu tiên xuất hiện trong hệ điều
hành Mac OS cho máy tính Macintosh.

3.3. Phân loại và chức năng các dịch vụ của hệ điều hành.
Giải:
• Thực hiện chương trình: HĐH phải biết nạp (Load) chương trình vào
RAM và khởi động nó.
• Thao tác Nhập/Xuất: Làm sạch màn hình, Định dạng đĩa, Tua băng về
đầu,...
• Thao tác với Hệ tập tin: Tạo lập/Loại bỏ/Đọc/ghi tập tin,...
• Liên lạc giữa các tiến trình: Bằng thông điệp (Messages), Qua vùng nhớ
chung. Trao đổi thông tin giữa các tiến trình Trên 1 máy/ Giữa các máy khác nhau trong
mạng.
• Phát hiện lỗi: Lỗi trong CPU, Bộ nhớ, Các thiết bị (Lỗi chẵn lẻ - Parity,
Lỗi truy cập mạng, Lỗi hết giấy,...). Mỗi loại lỗi có cách xử trí riêng của HĐH.

3.4. Khái niệm System Call và 3 phương thức truyền tham số.
Giải:
 System calls cung cấp giao diện làm việc giữa một chương trình đang thực thi và hệ
điều hành
o Thông thường là các thư viện hợp ngữ (assembly).
o Các ngôn ngữ lập trình cấp cao thường có các thư viện lập trình thay cho các thư viện hợp
ngữ của hệ thống, cho phép lập trình viên triệu gọi system calls trực tiếp (ví dụ: C/C++,
Win32 API)
 Ba phương pháp truyền thông số giữa process và hệ điều hành
o Truyền thông số qua các thanh ghi (registers).
o Truyền tham số qua một vùng nhớ chia sẻ, địa chỉ của vùng nhớ gửi đến OS qua thanh ghi.
o Truyền tham số qua stack.

3.5. Hệ điều hành có các nhóm chương trình hệ thống nào?


Giải:
o Quản lý tập tin/thư mục: Tạo lập, Loại bỏ, Sao chép, Đổi tên, In ấn, Liệt kê.
o Cung cấp thông tin về trạng thái hệ thống: Ngày, Giờ, Bộ nhớ trống, Số Users.
o Chỉnh lý tập tin: Soạn thảo văn bản (NotePad, WordPad).
o Một số trình Biên dịch/Thông dịch: Assembler, C, C++, VB.
o Nạp và thực hiện chương trình: Loaders, Linkage Editors.
o Liên lạc: Gửi/Nhận thông điệp giữa các máy, Trình duyệt (Web Browser), Thư
điện tử, Truyền file, Đăng nhập từ xa,...
o Shell: (Command-Interpreter, Desktop Window).
o
3.6. Cấu trúc đơn giản của hệ điều hành.
Giải:
• Các thành phần của HĐH được thực thi dưới dạng
các thủ tục (Procedure) có thể Gọi tự do lẫn nhau. Thực chất không có cấu trúc nào cả.
• Nhiều HĐH có Tổ chức yếu do lúc đầu được thiết
kế cho cấu hình phần cứng hạn chế. MS-DOS là 1 hệ như vậy.

3.7. Cấu trúc phân lớp của hệ điều hành.


Giải:
• HĐH được chia thành nhiều lớp (Layers, Levels)
chồng lên nhau.
• Lớp thấp nhất (lớp 0) là Phần cứng.
• Lớp cao nhất (lớp N) là Giao diện người sử dụng
(User Interface).
• Mỗi lớp chỉ dùng chức năng và dịch vụ do các
mức thấp hơn cung cấp.
• Mỗi lớp chỉ cần biết các lớp dưới Làm gì mà
không quan tâm chức năng đó được Làm như thế nào.
• Rà lỗi (Debugging) được tiến hành từ lớp dưới trở
lên.
• Thiết kế và thi công trở nên đơn giản hơn nhiều.
• Các hệ phân lớp có hiệu năng thấp hơn các hệ loại
khác.

3.8. Cấu trúc vi hạt của hệ điều hành.


Giải:
 Chuyển một số chức năng của OS từ kernel sang user.
o Thu gọn kernel → micro-kernel.
o Micro-Kernel chỉ bao gồm các chức năng tối thiểu như quản lý process và bộ nhớ, cung
cấp các cơ chế giao tiếp.
 Quá trình giao tiếp được thực hiện giữa các user module qua cơ chế message passing.
 Ưu điểm
o Dễ dàng mở rộng micro-kernel OS.
o Dễ dàng chuyển OS sang kiến trúc mới
o Độ tin cậy cao hơn (rất ít code chạy trong kernel mode)
o Bảo mật hơn

3.9. Hệ điều hành Windows NT có cấu trúc gì?


Giải:
Windows NT là hệ hỗn hợp: Vừa có cấu trúc phân lớp, Vừa có cấu trúc vi hạt.

3.10. Khái niệm Máy tính ảo.


Giải:
• Máy ảo là sự phát triển lô-gic của kiến trúc phân
lớp.
• Bằng cách Điều phối CPU và kỹ thuật Bộ nhớ ảo,
có thể tạo cho người dùng ảo giác rằng người đó đang dùng bộ xử lý và bộ nhớ của riêng
mình.
• Nói cách khác: Máy tính ảo của người dùng được
giả lập trên nền máy tính vật lý.
• Ví dụ: Trên nền CPU loại PowerPC, Motorola,
Alpha,... có thể giả lập máy tính ảo Intel chạy HĐH Windows và ngược lại. Khi đó, các lệnh
của Intel được chuyển đổi sang lệnh vật lý trước khi thực hiện.
3.11.Hệ điều hành máy ảo thương mại đầu tiên có tên là gì? Của hãng phần mềm nào?
Giải:
HĐH máy ảo thương mại đầu tiên: VM/370 của IBM.

3.12. Chức năng và ứng dụng của Phần mềm Virtual PC.
Giải:
Phần mềm máy ảo Virtual PC do hãng Microsoft cung cấp có những chức năng và ứng dụng:
o Mỗi PC ảo có HĐH riêng do đó có thể cài đủ loại hệ điều hành trên 1 máy, bao
nhiêu cũng được.
o Mỗi PC ảo ứng với 1 tập tin ảnh *.vhd.
o Mỗi PC ảo có cửa sổ riêng.
o Có thể nối mạng giữa các máy ảo do đó dễ dàng nghiên cứu và thử nghiệm
mạng mà chỉ có 1 máy (không card, không dây mạng).

3.13.
Các mục đích và nguyên tắc thiết kế hệ điều hành.
Giải:
 Các mục đích thiết kế (Design Goals):
o Loại phần cứng cụ thể
o Loại hệ điều hành: Lô, Đơn hay Đa chương, Chia thời gian, Phân tán, Thời gian thực,...
o Yêu cầu của người dùng: Tiện dụng, Dễ học, Tin cậy, An toàn, Nhanh,...
o Yêu cầu của người lập trình HĐH: Dễ thiết kế, Dễ thi công, Dễ bảo trì, Dễ nâng cấp,...
 Nguyên tắc thiết kế (Design Principle):
o Tách bạch Policy (Làm gì) với Mechanism (Làm như thế nào)
 Thi công (Implementation):
o Chọn ngữ trình: Assembler hay C
o Nên chủ yếu dùng ngôn ngữ cao cấp (ví dụ: C), sau đó những đoạn quan trọng Chuyển dần
sang Assembler.
3.14. Lựa chọn ngôn ngữ lập trình hệ điều hành thế nào là hợp lý hơn cả?
Giải:
o Chọn ngữ trình: Assembler hay C
o Nên chủ yếu dùng ngôn ngữ cao cấp (ví dụ: C), sau đó những đoạn quan trọng Chuyển dần
sang Assembler.

3.15. Các thông tin cần cho Sản sinh hệ thống là những thông tin gì?
Giải:
o Loại CPU, Số CPU
o Dung lượng bộ nhớ trong
o Các loại thiết bị, Cụ thể mỗi loại (Số lượng, Số hiệu, Địa chỉ, Số hiệu ngắt,...)
o Các thông số của HĐH: Số bộ đệm (Buffer), Dung lượng mỗi bộ đệm, Thuật giải điều phối
CPU, Số tiến trình tối đa được hỗ trợ song song,...

3.16. Ba cách sản sinh hệ điều hành.


Giải:
1. Mã nguồn HĐH được sửa tại một số chỗ, sau đó hệ được Biên dịch (Compile) và Hợp nhất
(Link) lại.
2. Không sửa mã nguồn mà chỉnh nội dung một số bảng. Có thể hợp nhất lại hệ thống.
3. Sản sinh được thực hiện khi Khởi động lần đầu và (hoặc) khi Setup do HĐH hoàn toàn được
dẫn dắt theo bảng cấu hình (Solaris, Windows).

4.1. Tiến trình khác Chương trình như thế nào?


Giải:
- Tiến trình (Process) là chuơng trình trong thời gian thực hiện (đặt dưới sự quản lý của
HĐH).Có sự phân biệt Tiến trình hệ thống (của HĐH) với Tiến trình người dùng.
- Bản thân chương trình không là tiến trình vì là thực thể Thụ động (Passive), trong khi tiến
trình là thực thể Hoạt động (Active) với nhiều thông tin về trạng thái trong đó có Bộ đếm
chương trình (Program Counter) cho biết vị trí lệnh hiện hành.

4.2. Hãy minh hoạ bằng hình vẽ quá trình chuyển trạng thái của tiến trình.
Giải:
4.3. Chức năng và nội dung của Khối kiểm soát tiến trình.
Giải:
Chứa các thông tin ứng với mỗi process.
 Process ID, parent process ID
 Credentials (user ID, group ID, effective ID,...)
 Trạng thái process : new, ready, running, waiting…
 Program counter: địa chỉ của lệnh kế tiếp sẽ thực thi
 Các thanh ghi CPU
 Thông tin dùng để định thời CPU: priority,...
 Thông tin bộ nhớ: base/limit register, page tables…
 Thông tin thống kê: CPU time, time limits…
 Thông tin trạng thái I/O: danh sách thiết bị I/O được cấp
phát, danh sách các file đang mở,...
 Con trỏ (pointer) đến PCBs khác.

4.4. Phân biệt 3 loại hàng chờ điều phối.


Giải:
 Hàng chờ công việc (Job Queue): Danh sách các tiến trình ở trạng thái New.
 Hàng chờ sẵn sàng (Ready Queue): Danh sách các tiến trình ở trạng thái Ready.
 Hàng chờ thiết bị (Device Queue): Danh sách các tiến trình chờ thiết bị
Nhập/Xuất cụ thể.

4.5. Tại sao phải có Điều phối chậm, Điều phối nhanh và Điều phối vừa?
Giải:
 Long-term scheduler (or job scheduler)
Chọn process nào sẽ được đưa vào ready queue (từ New chuyển sang Ready)
 Short-term scheduler (or CPU scheduler)
Chọn process nào sẽ được chiếm CPU để xử lý (từ Ready chuyển sang Running)
 Medium-term scheduler
Chuyển process từ bộ nhớ chính sang sang bộ nhớ thứ cấp (nhưng vẫn nằm trong không gian
bộ nhớ ảo); khi nào cần thì nạp process từ bộ nhớ thứ cấp vào bộ nhớ chính.
4.6. Chuyển ngữ cảnh là gì?
Giải:
Chuyển ngữ cảnh (Context Switch)
 Là chức năng của Dispatcher khi cần chuyển CPU từ tiến trình P0 này sang tiến
trình P1 khác:
- Ghi môi trường và trạng thái làm việc của P0 vào PCB0
- Nạp môi trường và trạng thái làm việc của tiến trình P1 từ PCB1
 Thời gian chuyển ngữ cảnh khá lớn: Từ 1-1000 µ s
 Công nghệ Đa luồng (Bài 5) được dùng để giảm thời gian chuyển ngữ cảnh.
 Hệ máy Sun UltraSPARC có nhiều bộ thanh ghi được dùng để hỗ trợ Context
Switch bằng phần cứng: Chuyển ngữ cảnh đơn thuần chỉ là thay đổi con trỏ từ Bộ thanh ghi
này sang Bộ thanh ghi khác.

4.7. Tạo lập tiến trình trong Windows.


Giải:
Các hàm API dùng tạo mới tiến trình và khởi động chương trình tương ứng:
CreateProcess, CreateProcessWithLogon
WinExec
ShellExecute, ShellExecuteEx

4.8. Tại sao phải tổ chức cộng tác giữa các tiến trình?
Giải:
 Chia sẻ thông tin (Information Sharing): Một tiến trình sử dụng thông tin do tiến trinh
khác cung cấp.
 Tăng tốc tính toán (Computation Speedup): Các tiến trình cùng làm việc song song trên
1 hoặc nhiều máy để giải quyết bài toán chung.
 Đảm bảo tính đơn thể (Modularity): Chương trình được chia thành các đơn thể chức
năng vận hành trong các tiến trình hoặc luồng khác nhau.
 Đảm bảo tính tiện dụng (Convenience): Người dùng có nhu cầu làm nhiều việc một lúc:
Soạn thảo, In ấn, Duyệt Web, Lấy file về, Biên dịch chương trình, Kiểm tra chính tả,...

4.9. Phát biểu bài toán Sản xuất-Tiêu thụ và trình bày Thuật giải với Bộ đệm thực thi bằng mảng
xoay vòng.
Giải:
Phát biểu bài toán:
 Giả sử có Bộ nhớ đệm (Buffer) bao gồm nhiều khoang (Items) được tiến trình Producer
lần lượt đưa các sản phẩm S1, S2,... vào.
 Tiến trình Consumer lần lượt lấy sản phẩm ra theo đúng thứ tự.
 Công việc của Producer phải đồng bộ với Consumer: Không được đưa sản phẩm vào khi
Buffer đầy, Không được lấy ra khi chưa có.
Trình bày giải thuật:
Buffer xoay vòng

i
out
n

PRODUCER CONSUMER
item nextProduced; item nextConsumed;
while (1) while (1)
{ {
while(in==out); //quẩn khi buffer rỗng
while(((in+1)%BUFFER_SIZE)==out); nextConsumed = buffer[out];
//quẩn tại đây khi buffer đầy. out = (out+1)%BUFFER_SIZE;
buffer[in] = nextProduced; }
in = (in+1)%BUFFER_SIZE;
}
4.10. Hai phương thức liên lạc giữa các tiến trình.
Giải:
Liên lạc trực tiếp (Direct Communications)
 Theo địa chỉ đối xứng (Symmetric Scheme)
Send (P, Message) - Gửi thông điệp cho P
Receive (Q, Message) - Nhận thông điệp từ Q
Đặc điểm:
⋅ Liên kết được thiết lập tự động giữa mỗi cặp tiến trình.
⋅ Liên kết chỉ giữa 2 tiến trình.
⋅ Chỉ có 1 liên kết giữa mỗi cặp.
⋅ Tính đối xứng của liên lạc (2 bên đều biết đích xác tên của nhau khi Gửi/Nhận).
 Theo địa chỉ phi đối xứng (Asymmetric Scheme)
Send (P, Message) - Gửi thông điệp cho P
Receive (id, Message) - Nhận thông điệp từ tiến trình bất kỳ, Biến id chứa số hiệu tiến trình gửi
Liên lạc gián tiếp (Indirect Communications)
 Qua các Hộp thư (Mailboxes) hoặc Cổng (Ports).
 Hộp thư là một thực thể qua đó thông điệp được gửi đến và lấy ra.
 Mỗi hộp thư có định danh riêng.
 Hai tiến trình phải chung nhau một hộp thư nào đó.
 Hai loại hộp thư:
⋅ Hộp thư tiến trình (Process Mailbox): Nằm trong vùng địa chỉ của một tiến trình nào
đó.
⋅ Hộp thư hệ điều hành (OS Mailbox): Nằm trong vùng địa chỉ của HĐH

4.11. Đồng bộ hoá liên lạc giữa các tiến trình.


Giải:
Đồng bộ hoá liên lạc (Synchronization)
⋅ Gửi thông điệp có chờ (Blocking Send)
⋅ Gửi thông điệp không chờ (Nonblocking Send)
⋅ Nhận thông điệp có chờ (Blocking Receive)
⋅ Nhận thông điệp không chờ (Nonblocking Receive)

4.12. Truyền thông điệp trong Windows .


Giải:
Các hàm API dùng để Gửi/Nhận thông điệp
 SendMessage: Gửi có chờ
 PostMessage: Gửi không chờ
 SendMessageTimeout: Gửi có chờ nhưng với thời hạn
 WaitMessage: Chờ thông điệp đến
 GetMessage: Nhận có chờ
 PeekMessage: Nhận không chờ

4.13. Phân loại hốc liên lạc trong hệ thống Client-Server.


Giải:
 Có kết nối - Connection-Oriented (TCP - Transmission Control Protocol): Thiết
lập sẵn mối liên kết giữa 2 máy trước khi truyền.
 Không kết nối - Connectionless (UDP - User Datagram Protocol): Không phải
thiết lập sẵn mối liên kết trước khi truyền, do đó dễ dàng liên lạc với nhiều máy một lúc,
nhưng không đảm bảo bằng TCP.

5.1. Những ích lợi của đa luồng.


Giải:
 Khả năng đáp ứng (Responsiveness) tốt hơn: Trong khi một luồng bị ách hoặc quá bận,
luồng khác vẫn vận hành bình thường (Luồng chính của trình duyệt vẫn tương tác với người
dùng trong khi dữ liệu được lấy về).
 Chia sẻ tài nguyên (Resource Sharing): Theo mặc định, các luồng có thể dùng chung bộ
nhớ và tài nguyên của luồng cha. Vài luồng cùng vận hành trong 1 vùng địa chỉ, do đó dễ dùng
chung tài nguyên hơn so với trường hợp đa tiến trình.
 Tiết kiệm (Economy): Cấp phát bộ nhớ và tài nguyên cho tiến trình là công việc tốn
kém. Do luồng chung tài nguyên với cha và các luồng khác, việc tạo lập và chuyển ngữ cảnh
cũng nhanh hơn (Solaris 2: Tạo tiến trình chậm hơn 30 lần, Chuyển ngữ cảnh chậm hơn 5 lần).
 Tận dụng được thế mạnh của kiến trúc đa xử lý: Đa luồng làm tăng tính song song trên
hệ máy nhiều CPU. Mỗi luồng có thể chạy bởi CPU riêng.

5.2. Nêu 2 ví dụ ứng dụng công nghệ đa luồng.


Giải:
Lập trình xử lý công việc bán vé máy bay, gửi và rút tiền ở ngân hàng đều cần đến công nghệ
đa luồng.

5.3. Có những mô hình đa luồng nào?


Giải:
- Mô hình Many – to – One là nhiều User level threads được ánh xạ vào một
Kernel Thread. Việc quản lý được thực hiện ở User Level, khi có một thread bị block thì toàn
bộ các Process cũng bị block theo.
- Mô hình One – to – One là mỗi User level thread được gắn với một Kernel
thread. Khi có một user thread mới được tạo ra thì cũng cần tạo một Kernel thread tương ứng,
lúc này chi phí quá lớn.
- Mô hình Many – to – Many nhiều User level thread được phân chia ánh xạ vào
một số Kernel thread. Tránh được các khuyết điếm của 2 mô hình trên.

5.4. Hãy phân tích Nguyên lý Tập luồng.


Giải:
Tập luồng (Thread Pools):
- Tiến trình cha tạo lập sẵn một tập luồng khi khởi động.
- Các luồng trong tập luồng luôn sẵn sàng chờ công việc.
- Khi tiến trình cha (ví dụ Web Server) nhận thêm một yêu cầu, một luồng được đánh
thức và đưa vào vận hành.
- Phục vụ xong, luồng được đưa trả về tập luồng.
- Nếu số yêu cầu lớn hơn số luồng trong tập, tiến trình cha chờ đến khi có luồng được giải
phóng.

5.5. Tạo lập luồng trong Windows.


5.6. Tạo lập luồng trong UNIX/Linux.
5.7. Lập trình đa luồng trong UNIX/Linux.
5.8. Lập trình đa luồng trong Windows NT/2000/XP/2003

6.1. Vì sao hệ điều hành phải có chức năng điều phối CPU?
Giải:
Trong các hệ đa chương thực thi nhiều chương trình đồng thời làm tăng hiệu suất hệ thống.
Tại mỗi thời điểm, chỉ có một process được thực thi. Do đó, cần phải giải quyết vấn đề phân
chia, lựa chọn process thực thi sao cho được hiệu quả nhất → chiến lược định thời CPU.

6.2. Năm tiêu chí điều phối CPU là những tiêu chí nào?
Giải:
1. Công suất CPU (CPU Utilisation): Thực tế đạt từ 40% - 90% thời gian CPU. CPU càng bận
càng tốt.
2. Thông suất hệ thống (Throughput): Số TT hoàn tất trong 1 đơn vị thời gian, ví dụ: 1 TT / giờ,
10 TT / giây.
3. Tổng thời gian làm việc (Turnaround Time): Kể từ khi bắt đầu đến khi kết thúc tiến trình
(Bao gồm tổng thời gian chờ tại Ready Queue, tổng thời gian sử dụng CPU, tổng thời gian
I/O, …).
4. Thời gian chờ (Waiting Time): Tổng thời gian chờ tại Ready Queue.
5. Thời gian đáp ứng (Response Time): Thời gian kể từ khi người dùng đặt yêu cầu cho đến khi
có phản hồi đầu tiên.

6.3. Trình bày thuật giải điều phối FCFS.


Giải:
Đến trước - Phục vụ trước (First-Come, First-Served Scheduling - FCFS)
- Đơn giản, dễ thực hiện.
- Các tiến trình trong Ready Queue được cấp CPU từ đầu dãy đến cuối dãy theo quy tắc
FIFO (First-In, First-Out).
- Thời gian chờ trung bình khá lớn.

6.4. Trình bày thuật giải điều phối PS.


Giải:
- Mỗi tiến trình được cấp một số nguyên (Priority Number) dùng để ấn định Độ ưu tiên.
- CPU luôn dành cho tiến trình với độ ưu tiên cao hơn (Priority Number nhỏ hơn ≡ Độ ưu tiên
cao hơn ) với 2 phương án:
Có tiếm quyền ( Preemptive )
Không tiếm quyền ( Non-Preemptive )
- SJFS là trường hợp đặc biệt của PS với độ ưu tiên:
P= ( Khoảng CPU kế tiếp )

6.5. Trình bày thuật giải điều phối SJFS.


Giải:
Ngắn hơn-Chạy trước (Shortest-Job-First Scheduling-SJFS)
- Đúng hơn phải được gọi là Shortest-Next-CPU-Burst, nghĩa là tiến trình có Khoảng CPU kế
tiếp nhỏ hơn thì được chạy trước. Trong trường hợp bằng nhau, dùng thuật giải FCFS.
- Là giải thuật khá tối ưu, nhưng phải biết cách ước đoán khoảng CPU kế tiếp.
- SJFS không tiếm quyền (Non-Preemptive SJFS): Tiến trình hiện thời được thực hiện đến hết
khoảng CPU của nó.
- SJFS có tiếm quyền (Preemptive SJFS): Tiến trình mới có Next CPU Burst nhỏ hơn khoảng
thời gian CPU còn lại của tiến trình đang vận hành sẽ được chọn thay thế (Shortest Remaining
First).

6.6. Trình bày thuật giải điều phối RRS.


Giải:
- Như điều phối kiểu FCFS nhưng cho phép tiếm quyền khi tiến trình đang chạy bị hết thời
lượng.
- Mỗi tiến trình được cấp 1 thời lượng CPU (Time Quantum), thường từ 10-100 mili giây. Sau
khoảng thời gian này, nó bị tiếm quyền và được đưa vào cuối hàng chờ Ready. Tiến trình đầu
tiên trong hàng chờ Ready được chọn kế tiếp.
- Nếu có n tiến trình và thời lượng là q , mỗi tiến trình nhận 1/n thời gian CPU bao gồm các
đoạn không quá q đơn vị thời gian.

6.7. Trình bày thuật giải điều phối MQS.


Giải:
- Hàng chờ Ready được phân cấp thành nhiều mức có độ ưu tiên khác nhau, ví dụ: Mức các
tiến trình tương tác (Interactive) chạy ở mặt trước ( Foreground ) có độ ưu tiên cao nhất và
Mức các tiến trình lô ( Batch ) vận hành trong hậu trường (Background ) .
- Mỗi hàng chờ có thuật giải điều phối riêng, ví dụ: Foreground dùng RRS, Background dùng
FCFS.
- Quan hệ giữa các mức:
Ưu tiên cố định: Xong hết các tiến trình mức trên rồi mới chuyển xuống mức dưới.
Đang chạy tiến trình mức dưới mà xuất hiện tiến trình mới mức cao hơn, tiến trình mức dưới
sẽ bị tiếm quyền cho tiến trình mới có độ ưu tiên cao hơn ( Hệ Solaris 2 dùng cách này ) .
Phân bổ theo tỉ lệ thời lượng: ví dụ: 80% thời lượng CPU dành cho Foreground, 20 %
cho Background.
6.8. Trình bày thuật giải điều phối MFQS.
Giải:
- Như MQS nhưng cho phép Điều tiết tiến trình sang mức khác, ví dụ: những tiến trình hướng
CPU được đưa xuống mức dưới, trong khi tiến trình hướng I/O hoặc chờ lâu được chuyển lên
trên.
- MFQS đặc trưng bởi các thông số:
 Số mức (số hàng chờ)
 Thuật giải điều phối cho mỗi mức
 Phương thức nâng cấp tiến trình
 Phương thức hạ cấp tiến trình
 Phương thức chọn hàng chờ (chọn mức) cho tiến trình mới

6.9. Giả sử một hệ thống có 3 tiến trình với tính chất như sau:
Tiến trình Thời điểm đến (giây thứ) Khoảng CPU (số giây)
P1 0 5
P2 1 2
P3 2 2
Dùng thuật giải FCFS để điều phối CPU:
a) Thể hiện bằng biểu đồ Gantt.
b) Tính thời gian chờ trung bình của các tiến trình.
Giải:

6.12. Giả sử một hệ thống có 5 tiến trình cùng đến vào 1 thời điểm với tính chất sau:
Tiến trình Độ ưu tiên Khoảng CPU (số giây)
P1 3 10
P2 1 1
P3 3 2
P4 4 1
P5 2 5
a) Vẽ 4 biểu đồ Gantt tương ứng với các thuật giải điều phối FCFS, SJFS, PS (không
tiếm quyền) và RRS (với thời lượng = 1).
b) Tính thời gian chờ trung bình của các tiến trình cho mỗi thuật giải.
c) Thuật giải nào tốt nhất về phương diện thời gian chờ trung bình?
Giải:
7.1. Tại sao cần phải đồng bộ hoá công việc các tiến trình?
a. Ví dụ mức vĩ mô.
b. Ví dụ mức vi mô.
Giải:
Mục đích của đồng bộ hoá công việc các tiến trình là đảm bảo Tính nhất quán của tài nguyên
dùng chung và Tránh được hiện tượng Deadlock (Hiện tượng kẹt tiến trình).
7.2. Cấu trúc mã của tiến trình tương tranh.
Giải:
while (1)
{
Remainder section
Entry section
Critical section
Exit section
Remainder section
}

7.3. Định nghĩa đèn hiệu với 2 tác nguyên Wait và Signal.
Giải:
- Đèn hiệu là phương tiện đồng bộ hoá được E.W. Dijkstra đề xuất năm 1965.
- Đèn hiệu được mô tả bằng một biến kiểu nguyên với 2 tác nguyên là Wait (Chờ) và Signal
(Báo hiệu):
typedef int semaphore; // Định nghĩa kiểu Đèn hiệu
wait (semaphore S)
{
while ( S <= 0 ); // Chờ bận nếu S<=0
S --; // Giảm S đi 1
}

signal (semaphore S)
{
S ++; // Tăng S lên 1
}
- Việc kiểm tra S <= 0 và giảm S (trong Wait) hoặc tăng S (trong Signal) phải được thực hiện
trọn vẹn (không xảy ra ngắt trong thời gian thi hành), do đó Wait và Signal được gọi là các tác
nguyên (Atomic Operations).

7.4. Sử dụng Đèn hiệu nhị phân Mutex để đảm bảo tính loại trừ lẫn nhau.
Giải:
typedef int semaphore;
semaphore mutex = 1; // Binary Semaphore
while (1)
{
remainder section
wait (mutex);
critical section
signal (mutex);
remainder section
}

7.5. Sử dụng Đèn hiệu Synch để đồng bộ 2 tiến trình.


Giải:
Xét hai process: P1 và P2
Yêu cầu: lệnh S1 trong P1 cần được thực thi trước lệnh S2 trong P2
Định nghĩa semaphore “synch” dùng đồng bộ
Khởi động semaphore:
synch.value= 0
Để đồng bộ hoạt động theo yêu cầu, P1 phải định nghĩa như sau:
S1;
signal(synch);
Và P2 định nghĩa như sau:
wait(synch);
S2;

7.6. Thực thi Đèn hiệu có hàng chờ.


Giải:
- Với tác nguyên Wait có vòng lặp vô tận kiểm tra biến đếm S có nhỏ hơn 0 hay không, điều đó
làm cho các tiến trình có thể tự khóa mình (Block Itseft) và chuyển sang trạng thái waiting, sau
đó xếp vào hàng chờ của đèn hiệu. Trình điếu phối CPU có thể chọn tiến trình khác trong hàng
chờ Ready để thực hiện.
- Khi một tiến trình nào đó thực hiện lệnh Signal(S), một tiến trình P nào đó đang chờ tại S
được lựa chọn và đánh thức bằng lệnh WakeUp(P) để chuyển P từ trạng thái Waiting sang
trạng thái Ready. Lúc này trình điều phối có thể cho P thực thi ngay hay không còn tuỳ thuộc
vào thuật giải cụ thể.

7.7. Phát biểu bài toán Sản Xuất – Tiêu Thụ. Sử dụng đèn hiệu để đồng bộ hoá.
Giải:
Hai quá trình cùng chia sẻ một vùng đệm có kích thước giới hạn n. Biến semaphore mutex
cung cấp sự loại trừ hỗ tương để truy xuất vùng đệm và được khởi tạo với giá trị 1. Các biến
semaphore empty và full đếm số khe trống và đầy tương ứng. Biến semaphore empty được
khởi tạo tới giá trị n; biến semaphore full được khởi tạo tới giá trị 0.
– Dữ liệu chia sẻ:
SEMAPHORE full, empty, mutex;
– Khởi tạo:
full = 0;
empty = BUFFER_SIZE;
mutex = 1;

Buffer xoay vòng

i
out
n

PRODUCER CONSUMER
while (1) while (1)
{ {
… wait(full)
nextP = new_item(); wait(mutex);
… …
wait(empty); nextC = get_buffer_item(out);
wait(mutex); …
… signal(mutex);
insert_to_buffer(nextP); signal(empty);
… …
signal(mutex); consume_item (nextC);
signal(full); …
} }
7.8. Phát biểu bài toán Dining-Philosophers.
Giải:
Có 5 triết gia ngồi ăn trên một bàn tròn và suy nghĩ
Mỗi người cần 2 chiếc đũa để ăn
Trên bàn chỉ có 5 chiếc đũa xếp xoay vòng và xen kẽ mỗi người.
Người nào cầm đủ hai chiếc đũa sẽ được ăn.
Bài toán này minh hoạ sự khó khăn trong việc phân phối tài nguyên giữa các process sao cho
không xảy ra deadlock và starvation

7.9. Phân tích thuật giải sai bài toán Dining-Philosophers (dẫn đến Deadlock).
Giải:
Dữ liệu chia sẻ:
semaphore chopstick[5];
Khởi đầu các biến đều là: 1.
while (1)
{
wait(chopstick[i])
wait(chopstick[(i+1) % 5 ] )

eat

signal(chopstick[i]);
signal(chopstick[(i+1) % 5] );

think

}
Giải pháp trên có thể gây ra deadlock
Khi tất cả triết gia đói bụng cùng lúc và đồng thời cầm một chiếc đũa bên tay trái ⇒
deadlock
Có thể xảy ra trường hợp ách vô hạn định (starvation).

7.10. Phân tích thuật giải đúng bài toán Dining-Philosophers (dùng đèn hiệu).
Giải:

7.11. Những phương tiện đồng bộ hoá trong Windows NT/2000/XP/2003.


Giải:
HANDLE s;
s = CreateSemaphore(0, n, max, t); //t là tên đèn hiệu hoặc để giá trị 0.
WaitForSingleObject(s, timeout); //timeout = INFINITE hoặc số mili giây chờ.
RealeaseSemaphore(s, 1, NULL);

7.12. Những phương tiện đồng bộ hoá trong UNIX/Linux.


Giải:
sem_t s;
sem_init(&s, 0, n);
sem_wait(&s);
sem_post(&s);

8.1. Phân tích khái niệm tài nguyên hệ thống.


Giải:
- Các tài nguyên hệ thống được chia thành nhiều Loại, mỗi loại có 1 hoặc nhiều Phiên bản
(Instances). Các tài nguyên hệ thống này cấp phát cho các tiến trình theo yêu cầu.
- Tài nguyên cùng loại: Giả sử máy có 3 ổ băng từ và có 3 tiến trình đang chạy. Mỗi tiến trình
đang giữ 1 ổ băng.
- Tài nguyên khác loại: Giả sử có 1 máy in, 1 ổ băng từ. Tiến trình P1 đang giữ ổ băng, P2 giữ
máy in.

8.2. Trình bày thứ tự sử dụng tài nguyên của tiến trình.
Giải:
Thứ tự sử dụng tài nguyên của tiến trình:
1. Yêu cầu (Request): Nếu không được đáp ứng do bị tiến trình khác giữ => tiến trình
phải chờ.
2. Sử dụng (Use): Sau khi được cấp phát, tiến trình thao tác với tài nguyên (thực hiện
I/O, in ra giấy, ...).
3. Trả lại (Release): Trả tài nguyên cho HĐH quản lý.

8.3. Định nghĩa Deadlock.


Giải:
Deadlock: là tình huống kẹt tiến trình (process) với một tập các process bị blocked, mỗi process
giữ tài nguyên và đang chờ tài nguyên mà process khác trong tập đang có.
Ví dụ 1
Giả sử hệ thống có 2 file trên đĩa.
P1 và P2 mỗi process đang mở một file và yêu cầu mở file kia.
Ví dụ 2
Semaphore A và B, khởi tạo bằng 1
P0 P1
wait (A); wait(B)
wait (B); wait(A)

8.4. Nêu 1 ví dụ từ đời thường minh hoạ tình huống Deadlock.


Giải:
8.5. Bốn điều kiện dẫn đến Deadlock là những điều kiện gì?
Giải:
- Mutual exclusion: với mỗi tài nguyên, chỉ có một process sử dụng tại một thời điểm.
- Hold and wait: một process vẫn sở hữu tài nguyên đã được cấp phát trong khi yêu cầu một tài
ngyên khác.
- No preemption: một tài nguyên không thể bị đoạt lại từ chính process đang sở hữu tài
nguyên đó.
- Circular wait: tồn tại một chu kỳ khép kín các yêu cầu tài nguyên.

8.6. Một hệ thống có 3 loại tài nguyên và 3 tiến trình với trạng thái cấp phát như sau:
Loại tài nguyên Số phiên Được các tiến trình Đã cấp cho các
bản yêu cầu tiến trình
Máy in kim 2 P1 P2, P3
Máy in laser 1 P3
Ổ băng từ 2 P2 P1, P3
Hãy thể hiện trạng thái này bằng Đồ thị cấp phát tài nguyên.
Giải:
8.7. Trình bày các phương thức xử trí Deadlock.
Giải:
- Sử dụng quy tắc Ngăn chặn (Prevention) hoặc Tránh (Avoidance) để Deadlock không bao giờ
xảy ra.
- Cho phép hệ thống bị Deadlock, sau đó Xác định (Detection) và tìm cách Khắc phục
(Recover).
- Không xét vấn đề Deadlock, coi như không bao giờ xảy ra, còn nếu xảy ra thì Khởi động lại
hệ thống (Cách này có thể có ý nghĩa thực tế vì không cần đưa vào HĐH các phương tiện xử
trí thường trực).

8.8. Trình bày 4 cách ngăn chặn Deadlock.


Giải:
Để ngăn chặn Deadlock ta phải làm sao cho ít nhất 1 trong 4 điều kiện dẫn đến Deadlock không
xảy ra. Cụ thể:
- Với Mutual Exclusion: Đảm bảo TN nào cũng dùng chung được cùng một lúc bởi nhiều tiến
trình.
- Với Hold and Wait:
1- Khi TT yêu cầu TN, nó không được giữ 1 TN nào khác.
2- TT phải yêu cầu và được cấp tất cả các TN mà nó cần ngay đầu công việc.
- Với No Preemption:
1- Khi TT giữ TN mà xin thêm nhưng không được, các TN mà nó giữ phải bị tiếm
quyền sử dụng và trả lại HĐH.
2- Khi TT xin thêm TN, nếu TN này đang được giữ bởi TT khác đang ở trạng thái chờ,
TN của TT khác này bị tiếm quyền sử dụng để cấp cho TT đang xin.
- Với Circular Wait: Cấp TN theo một thứ tự nào đấy.

8.9. Thế nào là trạng thái an toàn của hệ thống?


Giải:
- Một trạng thái được gọi là an toàn “safe” nếu tồn tại ít nhất một cách mà trong một khoảng
thời gian hữu hạn nào đó, hệ thống có thể cấp phát tài nguyên thỏa mãn cho tất cả process thực
thi hoàn tất .
- Khi đó hệ thống tồn tại một Chuỗi an toàn {P1, P2, … , Pn } bao gồm tất cả các tiến trình sao
cho với mỗi Pi, các tài nguyên mà nó yêu cầu có thể được đáp ứng bởi số lượng hiện có cộng
thêm của tất cả các Pj mà j < i.
- Nếu các TN yêu cầu không có đủ, Pi phải chờ cho đến khi tất cả các Pj trả lại các TN mà
chúng chiếm giữ.
- Khi Pi nhận được đủ TN cần thiết, nó sử dụng và trả lại HĐH để Pi+1 có thể vận hành, cứ như
thế cho đến Pn
- Khi một process yêu cầu một tài nguyên đang sẵn có, hệ thống sẽ kiểm tra: nếu việc cấp phát
này không dẫn đến tình trạng unsafe thì sẽ cấp phát ngay.

8.10. Thuật giải tránh Deadlock cho trường hợp mỗi loại tài nguyên chỉ có 1 phiên bản.
Giải:
- Trên RAG, lúc đầu tất cả nhu cầu về tài nguyên của tiến trình phải được khai báo trước bằng
các Cung Nhu cầu (Claim edge) Pi · · ·> Rj chỉ báo rằng Pi có thể sẽ yêu cầu Rj
- Cung Nhu cầu Pi · · ·> Rj được chuyển thành Cung Yêu cầu (Request edge) Pi → Rj khi Pi
thực sự bắt đầu cần đến Rj .
- Nếu yêu cầu Pi → Rj được HĐH đáp ứng, cung Pi → Rj chuyển thành Cung Ấn định
(Assignment edge) Pi ← Rj nối phiên bản duy nhất của Rj với Pi .
- Khi HĐH xét yêu cầu Pi → Rj. Hệ chỉ cấp phát Rj cho Pi nếu Cung Ấn định Pi ← Rj không tạo
ra vòng tròn đồng hướng trong RAG (xét cả các Cung Nhu cầu).
- Thuật giải có độ phức tạp o(n²) với n là số tiến trình trong hệ.

8.11. Tránh Deadlock bằng Banker’s Algorithm.


Giải:
Là thuật giải tránh Deadlock cho trường hợp mỗi loại tài nguyên có n phiên bản.
- Áp dụng cho hệ thống cấp phát tài nguyên trong đó mỗi loại tài nguyên có thể có nhiều
instance.
- Mô phỏng nghiệp vụ ngân hàng (banking)
- Một số giả thiết
Mỗi process phải khai báo số lượng tối đa tài nguyên mỗi loại mà process đó cần để hoàn
tất công việc.
Khi process yêu cầu một tài nguyên thì có thể phải đợi mặc dù tài nguyên được yêu cầu
đang có sẵn
Khi process đã có được đầy đủ tài nguyên thì phải hoàn trả trong một khoản thời gian hữu
hạn nào đó.
8.12. Một hệ thống có 12 ổ băng từ và 3 tiến trình với bảng cấp phát tài nguyên như sau:
Tiến trình Đã được cấp (số ổ băng) Tối đa cần (số ổ băng)
P1 5 10
P2 2 4
P3 2 9
Dùng Thuật giải Nhà băng để xác định trạng thái này có an toàn hay không?
Giải:
Ta có:
Available = 12 – (5 + 2 + 2) = 3
Need = Max – Allocation
P[i] Allocation Max Need Available
P1 5 10 5
P2 2 4 2 3
P3 2 9 7
Xét tại thời điểm Ti
Work >= Need[i] P[i] Allocation[i]
3 2 P2 2
5 5 P1 5
10 7 P3 2
Vậy tồn tại chuổi an toàn < p2, p1, p3 >. Suy ra trạng thái hệ thống ở thời điểm Ti là an toàn.

8.13. Một hệ thống có 5 tiến trình với tình trạng tài nguyên như sau:
Allocation Max Available
Process A B C D A B C D A B C D
P0 0 0 1 2 0 0 1 2 1 5 2 0
P1 1 0 0 0 1 7 5 0
P2 1 3 5 4 2 3 5 6
P3 0 6 3 2 0 6 5 2
P4 0 0 1 4 0 6 5 6
Dùng Thuật giải Nhà băng để xác định:
a. Nội dung của ma trận Need.
b. Trạng thái này có an toàn không?
c. Nếu P1 nêu yêu cầu (0, 4, 2, 0), có thể đáp ứng ngay được không?
Giải:
a. Xét tại thời điểm T0 mà 5 tiến trình được cấp phát như đề bài ta có:
Need[i] = Max[i] – Allocation[i]
Need
Process A B C D
P0 0 0 0 0
P1 0 7 5 0
P2 1 0 0 2
P3 0 0 2 0
P4 0 6 4 2
b. Tìm chuỗi an toàn:
Work >= Need[i] P[i] Allocation[i]
A B C D ABCD ABCD
1 5 2 0 0 0 0 0 P0 0 0 1 2
1 5 3 2 1 0 0 2 P2 1 3 5 4
2 8 8 6 0 0 2 0 P3 0 6 3 2
2 14 11 8 0 6 4 2 P4 0 0 1 4
2 14 12 12 0 7 5 0 P1 1 0 0 0
Vậy tại thời điểm T0 tồn tại chuỗi an toàn {P0, P2, P3, P4, P1}. Suy ra, hệ thống tại thời điểm T0 ở
trạng thái an toàn.
c. Ta thấy, yêu cầu thêm (0, 4, 2, 0) của P1 thoả điều kiện Request1 ≤ Need1, và thoả điều kiện:
Request1 ≤ Available. Giả sử ta cấp phát theo yêu cầu của P1 thì vẫn tồn tại chuỗi an toàn. Do
vậy, ta hoàn toàn có thể cấp phát thêm (0, 4, 2, 0) cho P1 được.

8.14. Một hệ thống có 3 tiến trình và 3 loại tài nguyên với bảng cấp phát tài nguyên như sau:
Loại tài Được các tiến trình yêu Đã cấp cho các tiến
Số phiên bản
nguyên cầu trình
R1 1 P1 P2
R2 2 P3 P1, P2
R3 1 P2 P3
Có Deadlock hay không? Vì sao?
Giải:

Giải thích: RAG cho trên bi deadlock là do tồn tại các chu trình.

9.1. Địa chỉ Lô-gic và Địa chỉ Vật lý khác nhau thế nào?
Giải:
- Địa chỉ vật lý (physical address) (địa chỉ thực, địa chỉ tuyệt đối) là một vị trí thực trong bộ nhớ
chính.
- Địa chỉ luận lý (logical address) là tham chiếu đến một vị trí nhớ độc lập với cấu trúc, tổ chức
vật lý của bộ nhớ. Ví dụ: các trình biên dịch (compiler) tạo ra mã lệnh chương trình mà trong đó
mọi tham chiếu bộ nhớ đều là địa chỉ luận lý
- Ngoài ra còn có địa chỉ tương đối (relative address) là một kiểu địa chỉ luận lý trong đó các địa
chỉ được biểu diễn như là vị trí tương đối so với một điểm xác định nào đó trong chương trình
(ví dụ: điểm bắt đầu chương trình,...)
- Khi một lệnh được thực thi, các tham chiếu đến địa chỉ luận lý phải được chuyển đổi thành địa
chỉ thực. Thao tác chuyển đổi này thường có sự hỗ trợ của phần cứng để đạt hiệu suất cao.
9.2. Sơ đồ tái định vị động trong bộ nhớ.
Giải:

9.3. Quản lý bộ nhớ thực: Dạng đa chương với kích thước đoạn cố định.
Giải:
9.4. Quản lý bộ nhớ thực: Dạng đa chương với kích thước đoạn thay đổi.
Giải:

9.5. Giải thích sự khác biệt giữa Phân mảnh Trong với Phân mảnh Ngoài.
Giải:
- Phân mảnh ngoại (external fragmentation)
Kích thước không gian bộ nhớ còn trống đủ để thỏa mãn một yêu cầu cấp phát, tuy
nhiên không gian nhớ này không liên tục.
- Phân mảnh nội (internal fragmentation)
Kích thước vùng nhớ được cấp phát có thể hơi lớn hơn vùng nhớ yêu cầu. Ví dụ: cấp
một khoảng trống 18,464 bytes cho một process yêu cầu 18,462 bytes
Hiện tượng phân mảnh nội thường xảy ra khi bộ nhớ thực (physical memory) được chia
thành các khối kích thước cố định(fixed-sized block) và các process được cấp phát theo đơn vị
khối. Ví dụ: cơ chế phân trang (paging)

9.6. Khái niệm và ích lợi của bộ nhớ ảo.


Giải:
- Bộ nhớ ảo là kỹ thuật cho phép thực hiện các chương trình không hoàn toàn nằm đầy đủ trong
bộ nhớ.
- Người lập trình chỉ lo viết chương trình, không phải quan tâm nó lớn đến đâu.
- Vùng địa chỉ lô-gic liên tục, từ 0 => Max-1.
- Ích lợi:
Lập trình không bị hạn chế bởi dung lượng bộ nhớ vật lý.
Độ đa chương cao => Tăng công suất CPU và thông suất hệ thống.
Có thể chỉ cần ít I/O để nạp và tráo đổi chương trình => từng tiến trình có thể làm việc
nhanh hơn (Không phải nạp hết, nhiều đoạn thực tế không hoặc ít sử dụng).
9.7. Vì sao kích cỡ của trang bộ nhớ luôn là lũy thừa của 2?
Giải:
- Cơ chế phân trang cho phép không gian địa chỉ thực (physical address space) của một process
có thể không liên tục nhau.
- Bộ nhớ thực được chia thành các khối kích thước cố định bằng nhau gọi là frame.
- Thông thường kích thước của frame là lũy thừa của 2, từ khoảng 512 byte đến 16MB
- Bộ nhớ luận lý (logical memory) cũng được chia thành khối cùng kích thước gọi là trang nhớ
(page).

9.8. Giả sử Vùng địa chỉ Lô-gic 8 trang (mỗi trang có 1024 byte) được ánh xạ vào Vùng địa chỉ
Vật lý 32 khung trang.
a. Mỗi địa chỉ lô-gic chiếm bao nhiêu bit?
b. Mỗi địa chỉ vật lý chiếm bao nhiêu bit?
Giải:
a. Ta có:
page number page offset

p d
m-n bits n bits
(định vị từ 0 ÷ 2m-n -1) (định vị từ 0 ÷ 2n-1)
Vùng địa chỉ logic có 8 trang và mỗi trang có 1024 bytes, nên n = 10 và m = 13. Vậy mỗi địa
chỉ logic chiếm 13 bits.
b. Tương tự vậy đối với địa chỉ vật lý ta có: n = 10 và l = 15 (Vì số frame number là 32 = 25 =
215-10). Do vậy, mỗi địa chỉ vật lý chiếm 15 bits.

9.9. Giả sử có Bảng đoạn sau:


Segment Base Limit
0 219 600
1 2300 14
2 90 100
3 1327 580
4 1952 96
Hãy tính địa chỉ vật lý cho mỗi địa chỉ lô-gic sau:
a. 0430
b. 1010
c. 2500
d. 3400
e. 4112
Giải:
9.10. Vùng địa chỉ lô-gic (vùng nhớ ảo) của một tiến trình được chia thành các trang A, B, C, D, E
được ánh xạ sang Vùng địa chỉ vật lý theo bảng sau:
STT Trang lô-gic Khung trang số
1 A 3
2 B
3 C 5
4 D 1
5 E
Hãy minh hoạ bằng hình vẽ các thành phần sau: Vùng địa chỉ lô-gic, Bảng trang (sử dụng bit “Đúng-
Sai”), Vùng địa chỉ vật lý, Nội dung đĩa cứng lưu các trang.
Giải:

10.1. Tổ chức thứ bậc của thư mục và quy tắc đặt tên đường dẫn.
Giải:
Tên đường dẫn:
UNIX/Linux: /B/B1/B11
Windows: C:\B\B1\B11

10.2. Phương thức kết (Link) một tập tin với thư mục khác để đảm bảo tập tin hiện diện trong
nhiều thư mục một lúc.
a. Trong UNIX.
b. Trong Windows.
Giải:
Tập tin liên kết tắt trong UNIX/Linux:
1. Liên kết tắt mềm (Soft Link, Symbolic Link)
- Như tập tin .LNK trong Windows.
- Lệnh tạo lập:
$ ln -s /bin mybin
$ ls -l mybin
lrwxrwxrwx 1 mk books 9 May 23 16:14 mybin->/bin
$ ln -s /bin/calculator.exe /programs/calc
$ /programs/calc
2. Liên kết tắt cứng (Hard Link)
- Không có khái niệm tương đương trong Win 9X.
- Lệnh tạo lập:
$ cat >testfile
Cong Hoa Xa Hoi Chu Nghia Viet Nam
Doc lap - Tu do - Hanh phuc
^[
$ ls -l test*
-rw-rw-r-- 1 mk books 50 May 13 18:30 testfile
$ ln testfile test1
$ ls -l test*
-rw-rw-r-- 2 mk books 50 May 13 20:41 test1
-rw-rw-r-- 2 mk books 50 May 13 18:30 testfile
$ ln testfile test2 hoặc ln test1 test2
$ ls -l test*
-rw-rw-r-- 3 mk books 50 May 13 20:41 test1
-rw-rw-r-- 3 mk books 50 May 13 20:46 test2
-rw-rw-r-- 3 mk books 50 May 13 18:30 testfile
$ rm testfile test1
$ ls -l test*
-rw-rw-r-- 1 mk books 50 May 13 20:46 test2
$ cat test2
Cong Hoa Xa Hoi Chu Nghia Viet Nam
Doc lap - Tu do - Hanh phuc

10.3. Phân biệt Basic Disk với Dynamic Disk.


Giải:
- Một Basic Disk là một ổ cứng vật lý bao gồm các phân vùng chính (Primary Partition), các
phân vùng mở rộng (Extended Partition) hoặc các ổ đĩa luận lý (Logical Drive). Các phân vùng
và các ổ đĩa luận lý trên các basic disk còn được hiểu như là các Basic Volume.
Số phân vùng (Partition) ta tạo trên một Basic disk tuỳ thuộc vào loại phân vùng của ổ đĩa
(Disk’s Partition Type).
 Đối với MBR (Master Boot Record) disks, chúng ta có thể tạo được nhiều nhất 4 phần
vùng chính (Primary Partition), hoặc 3 phân vùng chính và một phân vùng mở rộng
(Extended Partion). Trong phân vùng mở rộng ta có thể tạo vô hạn các ổ đĩa luận lý
(Logical Drive).
 Đối với GPT (GUIDs Partition Table) disks, chúng ta có thể tạo lên đến 128 phân vùng
chính (Primary Partition). Bởi vì GPT disks không giới hạn 4 phân vùng chính nên chúng ta
không cần tạo phân vùng mở rộng hay các ổ đĩa luận lý.
- Một Dynamic Disk cung cấp các tính năng mà Basic Disk không có, như khả năng tạo những
volume mở rộng trên nhiều ổ đĩa vật lý (Spanned and Striped Volumes) và khả năng tạo ra
những volume Fault Tolerance (Mirrored and Raid-5 Volumes). Các volume trên Dynamic
Disk ta gọi là Dynamic Volumes, và một Dynamic Disk có thể hỗ trợ lên tới 2000 Volume trên
một ổ đĩa (dù vậy Microsoft đã giới thiệu số lượng Dynamic Volumes là 32 hoặc ít hơn trên
một ổ đĩa). Có 5 loại Dynamic Volume là: Simple, Spanned, Stripped, Mirrored và Raid-5.
Trong đó Mirrored và Raid-5 chỉ chạy trên máy tính có hệ điều hành Windows 2000 Server,
Windows 2000 Advanced Server, Windows 2000 Datacenter Server, or Windows XP….

10.4. Phân biệt Master Boot Record với Boot Record.


Giải:
- Master Boot Record: là 512 Bytes đầu của ổ đĩa vật lý. Chứa chương trình Khởi động, đọc
bảng mô tả các Partition trên đĩa, tìm Active Partition, chọn HĐH, chuyển điều khiển cho
chương trình trong Boot Record của Partition vừa chọn.
- Boot Record: là 512 Bytes đầu của ổ đĩa luận lý hay một Partition. Chứa lệnh nhảy đến đầu
đoạn mã boot của Boot Record, tên và số hiệu phiên bản HĐH, Serial number, Volume label,
đoạn mã dùng nạp HĐH từ đĩa ….

10.5. Giả sử một Partition trên đĩa cứng được cài Hệ tập tin FAT. Hãy thể hiện cấu trúc của
Partition đó bằng hình vẽ.
Giải:

10.6. Cấu trúc Directory Entry thay đổi thế nào khi chuyển từ FAT16 sang FAT32?
Giải:

10.7. Windows cho phép tên tập tin/thư mục dài đến 256 ký tự, ngoài ra hỗ trợ UNICODE. Khi đó,
cấu trúc Directory Entry phải ra sao?
Giải:

Ví dụ:
10.8. Trong một hệ tập tin FAT16, tập tin Vanban.doc có nội dung trải trên các liên cung (Cluster)
5, 3, 2. Hãy minh hoạ cấu trúc Đầu mục (Directory Entry) của tập tin này cùng nội dung
bảng FAT.
Giải:

10.9. Phân tích những ưu điểm của Hệ tập tin NTFS.


Giải:
- Bảo mật và An toàn hơn so với FAT: Quyền sử dụng của ND được ấn định đến từng tập tin,
TM.
- Nhanh hơn FAT khi dung lượng đĩa lớn và khi đĩa bị phân mảnh nhiều.
- Độ tin cậy cao, khả năng khôi phục lớn, không phải chạy Chkdisk.exe thường xuyên.
- Nén đến từng tập tin và thư mục (giảm được 40-50% dung lượng).
- Mỗi user có Recycle Bin riêng.
- Gá lắp ổ đĩa với một thư mục nào đó (Mounting).
- EPS (Encrypting File System): Mã hoá ổ đĩa.
- Disk Quotas: Hạn mức sử dụng vùng nhớ đĩa cho mỗi user.

10.10. Trình bày 5 loại ổ đĩa NTFS được Windows 2000/XP/2003 hỗ trợ.
Giải:
- Simple Volume: Ổ đơn dựa trên 1 vùng nhớ của Dynamic Disk (phân biệt với Basic Disk).
Một đĩa cứng có thể phân hoạch thành nhiều ổ đơn.
- Spanned Volume: Ổ ghép trải trên nhiều ổ đơn.
- Striped Volume: Ổ song song. Nội dung mỗi tập tin rải trên nhiều ổ đơn. Còn gọi là RAID-0.
- Mirrored Volume: Ổ ánh xạ gương. Bao gồm 1 ổ đơn được ánh xạ tự động sang 1 ổ đơn khác.
Còn gọi là RAID-1.
- RAID-5 Volume (Redundant Array of Inexpensive Disks): Trải trên 3 hoặc hơn 3 ổ đĩa đơn.
Dữ liệu được rải trên các ổ đĩa thành phần cùng với thông tin chẵn lẻ (parity) để đảm bảo khả
năng kháng lỗi (fault tolerance) mà Striped Volume không làm được.

You might also like