You are on page 1of 38

http://www.michaelhung.com.

au/music
Khiêu vũ thường thức

I / Trong khiêu vũ vị trí tương đối giữa nam và nữ đứng như thế nào trong đôi nhảy gọi là
Dance Position tạm dịch là Thế Nhảy. Để xác định một thế nhảy, người ta thường nêu lên
các yếu tố sau : tương quan về hướng giữa đôi nhảy hoặc góc giữa hai thân của đôi nhảy ,vị
trí tương đối giữa đường tim thân hai người, cự ly giữa đôi nhảy, các điểm kết nối ...
II / Sau đây là các Thế Nhảy chủ yếu :
A - Đối với các điệu nhảy Ballroom, các Thế Nhảy chính là : Closed Position (Thế Đóng),
Promenade Position (Thế Dạo), và Outside Partner Position (Right) (Thế Ngoài phải).
1) Thế Đóng - Closed
Position. Trong thế này nam nữ đứng đối diện nhau và hơi so le, thân hai người sát nhau .
Bàn chân hai người xếp so le sao cho bàn chân phải người này tương ứng giữa hai bàn chân
người kia. Nửa thân trước phải nam tiếp xúc với nửa thân trước phải nữ. Phần tiếp xúc bắt
đầu từ phía trên đùi cho đến quãng nửa của lườn (torso). Bàn tay trái nam và bàn tay phải
nữ nắm nhau giữa ngón cái và các ngón còn lại, phía trên lòng bàn tay áp sát nhau, lòng
bàn tay hướng về phía trước. Bàn tay phải nam đặt trên bả trái nữ. Bàn tay hơi khum, các
ngón tay sát nhau, không trải rộng. Cổ tay phải nam tiếp xúc với phía dưới cánh tay trái nữ
ở chỗ tay nối với thân. Bàn tay và cẳng tay trái nữ đặt trên cánh tay phải nam . Thê Đóng là
thế nhảy căn bản và thông dụng nhất trong các điệu nhảy Ballroom.
2) Thế Dạo - Promenade Position . Từ thế chặt nếu nam quay trái và nữ quay phải, với
thân quay ít hơn đầu, để thân hai người “mở thành hình chữ V” ta sẽ có Thế Dạo
(Promenade Position). Đường tâm của thân nữ sẽ chạm nhẹ vào đường dọc ngực phía bên phải nam. Phần tiếp xúc
bắt đầu từ phía trên đùi cho đến quãng nửa của lườn (torso).Các bàn chân của nữ hơi lùi về phía sau tương ứng với
các bàn chân của nam Từ thế nhảy này đôi nhảy sẽ chuẩn bị cùng tiến về phía mở của hai thân.
3) Thế Ngoài (phải) – Ouside Partner Position (right) . Thế này là một biến thể của Closed Position trong đó
“luống đi” (track) của bàn chân nam và nữ hơi so le nhau khiến cho người này có thể dễ dàng bước ra phía ngoài
chân phải của người kia. Nam nữ đứng đối diện nhau, hơi lệch về phía trái nhau . Nửa thân trên của nam cũng như
nữ đều hơi quay về bên phải khiến cho sườn trái đưa về phía trước . Với tư thế như vậy nếu chân trái tiến lên sẽ là
một bước dạo (walking step) tiến với động tấc dẫn sườn (side lead) trái và nếu chân phải tiến lên sẽ là một bước
dạo tiến với động tác CBM. Ngược lại nếu chân phải lùi thì đó là một bước dạo lùi với động tác dẫn sườn và nếu
chân trái lùi thì đó là một bước dạo lùi với động tác CBM .
B - Các thế nhảy chủ yếu của các điệu nhảy Latinh là : Thế Đóng (closed Position), Thế Đối diện Mở (Open Facing
Position) và Thế Quạt (Fan Position) .
1) Thế đóng – Closed Position . Là thế nhảy căn bản và thông dụng nhất . Nam nữ đứng thẳng trước mặt nhau
và cách nhau chừng 15 cm. Trong cánh tay cần duy trì một sức căng (tone) nhất định cần thiết cho việc dẫn và
theo. trọng lượng cơ thể được dồn lên phía trước trên phần ball của bàn chân. Bàn tay trái nam và bàn tay phải nữ
nắm nhau giữa ngón cái và các ngón còn lại, phía trên lòng bàn tay áp sát nhau, lòng bàn tay hướng về phía trước.
Bàn tay phải nam đặt trên bả trái nữ. Bàn tay hơi khum, các ngón tay sát nhau, không trải xa. Cổ tay phải nam
tiếp xúc với phía dưới cánh tay trái nữ ở chỗ tay nối với thân. Bàn tay và cẳng tay trái nữ đặt trên cánh tay phải
nam .
2) Thế Đối diện Mở - Open Facing Position là bất cứ thế nhảy nào mà đôi nhảy đứng đối diện nhau , cách xa và
không có tiếp xúc ở cánh tay. Nam nữ đứng thẳng trước mặt nhau và cách nhau chừng 15 cm. Trong cánh tay cần
duy trì một sức căng (tone) nhất định cần thiết cho việc dẫn và theo. trọng lượng cơ thể được dồn lên phía trước
trên phần ball của bàn chân. Dẫn và theo được thực hiện với nhiều kiểu cầm tay khác nhau (càm cả hai tay, câm
một tay chéo hoặc không chéo ...).
3) Thế Quạt – Fan Position (còn gọi Thế Gậy Khúc Côn Cầu - Hockey Stick Position) . Là một biến thể của Open
Facing Position , điểm khác là hướng mặt của nam nữ vuông góc với nhau, nữ ở bên trái nam và bàn tay trái nam
(lòng bàn tay ngửa) cầm bàn tay phải nữ (lòng bàn tay úp) . Trong cánh tay cần duy trì một sức căng (tone) nhất
định cần thiết cho việc dẫn và theo. Ở thế này luồng đi của nữ khi tiến sẽ ngang qua ngay phía trước nam . Thế
Fan rất thông dụng đói với các điệu nhảy Rumba và Cha Cha Cha .
C - Ngoài các thế nhảy nói trên , có thể kể đến các thế nhảy sau :

1
Closed facing position ( Latin & Rhythm) : một thế đứng khiêu vũ trong đó hai người đứng đối diện nhau, hơi
cách xa nhau và trong cách giữ đôi (hold) thông thường
Close facing position (Latin & Rhythm) : thế đứng khiêu vũ trong đó nam nữ đối diện nhau hoặc hơi cách xa
nhau hoặc đứng sát nhau (body contact)
Counter Promenade Position : thế đứng khiêu vũ trong đó thân hai người họp thành hình chữ V với nữ ở bên
trái nam .
Open Position : bất kỳ thế đứng khiêu vũ nào trong đó nam nữ đứng xa nhau hoặc hơi xa nhau không có hold
của một closed position
Side-by-Side Position : thế đứng khiêu vũ trong đó nam nữ đứng cạnh nhau, có thể hoặc cầm tay nhau hoặc khoác
vai nhau hoặc không có kết nối nào cả.
Apart : bất kỳ thế đứng khiêu vũ nào trong đó nam nữ không có điểm tiếp xúc cơ thể nào.
Fallaway Position : Thế đứng khiêu vũ hình chữ V, tương tự như Promenade Position nhưng cả nam và nữ đều
chuyển động về phía sau.
Shadow Position : Thế đứng khiêu vũ trong đó nam nữ cùng nhìn về một hưóng với người này ở ngay phía trước
người kia hoặc lệch về một bên, trái hoặc phải. Như tên gọi, thế đứng này (thế bóng đổ) thường diễn ra với động
tác của người này là bóng của động tác của người kia trên cùng một chân và về cùng một hướng (động tác giông
nhau). Đôi nhảy có thể đứng sát nhau , hơi sát nhau hoặc hoàn toàn xa nhau.
Flirtation Position còn gọi Cuddle Position : một biến thể của Shadow Position trong đó nam và nữ đứng rất
sát nhau. Thông thường tay trái nam cầm tay phải nữ, tay phải nam cầm tay trái nữ .
Shine Position : Thế đứng khiêu vũ trong đó đôi nhảy đứng đối diện và xa nhau. Thế đứng này thường là liên
quan đén những điệu nhảy tự do như Disco hoặc Latin freestyle.
Back-to-Back Position : thế đứng khiêu vũ trong đó nam nữ nhìn về hai phía xa nhau.
Challenge Position : tương tự như thế đứng Apart hoặc Shine Position, trong đó nam nữ đứng đối diện và xa nhau ,
không có tiếp xúc nào.
III/ Về một khía cạnh nào đó có thể coi khiêu vũ là quá trình đôi nhảy liên tục thay đổi từ Thế Nhảy này sang Thế
Nhảy khác. Muốn được thuận lợi người học khiêu vũ cần nắm được các Thế Nhảy khác nhau , nó giúp ta dễ dàng
hình dung các bước nhảy khi đọc các tài liệu khiêu vũ cũng như dễ nhớ, dễ thực hiện hơn các bước nhảy. Ta hãy
hình dung việc thực hiện một bước nhảy giống như việc vẽ trên mặt giấy một hình vẽ. Nếu ta xác định được vị trí
những điểm cận kề của hình vẽ thì chỉ cần nối các điểm đó lại với nhau là ta vẽ được hình vẽ. Khi học một bước
nhảy người học khiêu vũ cần nắm chắc bước nhảy đó xuất phát từ Thế Nhảy nào, sau mỗi step sẽ là Thế Nhảy nào
và kết thúc ở Thế Nhảy nào. Vài Thí dụ : Bước nhảy Closed Promenade của Tango có 4 step , xuât phát từ thế
Promenade Position, sau step 2 đôi nhảy sẽ ở thế tương tự như Fallaway, nhưng sẽ chuẩn bị cùng tiến lên, sau step
3 đôi nhảy trở lại Closed Position và kết thúc cũng ở thế đó. Bước nhảy Open Hip Twist của Rumba được thực hiện
trong hai nhịp, bắt đầu ở thế Open Facing Postiton, sau nhịp 1 đôi nhảy có thế “Fan nghịch” và kết thúc ở thế Fan
(còn gọi thế Hockey Stick). Một thí dụ khác : Trong điệu nhảy Foxtrot , bước nhảy Feather Step có 4 step. Xuất
phát ở thế Closed Position, sau step 1 đôi nhảy sẽ vào thế Outside Partner và ở step 2 nam sẽ tiến chân trái và nữ
lùi chân phải , cả hai đều dùng side lead. Sau step 2 đôi nhảy vẫn ở thế Outside Partner, step 3 nam sẽ tiến chân
phải vào CBMP để bước ra bên phải nữ. Sau step 4 đôi nhảy lại về Closed Position. Việc nắm được các thế nhảy
cũng đặc biệt có ích cho việc dẫn và theo. Bởi vì căn cứ vào Thế Nhảy kết thúc của bước nhảy đi trước (kêt hợp với
hướng) người dẫn sẽ quyết định chọn lựa bước nhảy nào tiếp theo , ngược lại khi muốn đi vào một bước nhảy nào
người dẫn cần dẫn vào thế nhảy xuất phát của bước nhảy đó. Nhờ đó người theo cũng dễ phán đoán hơn bước
nhảy nào sẽ phải theo.

2
Kỹ thuật khiêu vũ
Walter Laird nói về kỹ thuật

KỸ THUẬT (TECHNIQUE)
Câu hỏi - Kỹ thuật của một vũ điệu nào đó là gì ?
Đó là bất kỳ kỹ thuật nào được sử dụng với cơ
thể con người. Đây là kết quả sự truyền tín hiệu
chỉ huy từ não bộ tới các bộ phận của cơ thể để
chúng chuyển động, ví dụ như bước dạo, bước
chạy, nhảy,các chuyển động trong múa (múa
balet, múa gõ chân, múa bụng, khiêu vũ
ballroom, khiêu vũ Latin) - trên thực tế, đó là
bất kỳ chuyển động nào có thể có của cơ thể
con người với mục đích thể hiện.
Điều không phải bàn cãi, là trí não được hình
thành trên NGUYÊN TẮC CỦA TỰ NHIÊN
(Physical Principles) để điều khiển việc chuyển
động của cơ thể với một hiệu quả cao nhất (và
đối với khiêu vũ là thực hiện sao cho những
chuyển động đó là đẹp nhất trước mắt chúng
ta).
Đó cũng là lý do mà giới chuyên nghiệp đã dùng
thuật ngữ KỸ THUẬT cho hệ thống các chuyển
động được đưa vào những vũ hình cơ bản của
10 vũ điệu đã được chuẩn hoá và được sử dụng
trong khiêu vũ phổ thông cũng như cho các
cuộc thi đấu. Đây là điều hoàn toàn đúng đắn -
nhưng vấn đề lại bắt đầu nảy sinh khi những vũ
hình cơ bản được phát triển và nâng cao - và
điều quan trọng hơn là những chuyển động mới
được lấy từ những phong cách khiêu vũ khác trong một nỗ lực tự nhiên của các vũ công đưa
vào biên đạo các bài nhảy của họ và đã giúp họ giành chiến thắng.
KỸ THUẬT CỦA CÁC VŨ ĐIỆU LATIN.
Kỹ thuật mà tôi đã nghiên cứu và lần đầu tiên được công bố vào năm 1961 được xây dựng
trên phương pháp suy luận ở trên và được gọi là NGUYÊN TẮC TỰ NHIÊN để đưa tới hiệu quả
cao nhất của chuyển động (tất nhiên phải là chuyển động đẹp có tính thẩm mỹ cao).
Điều thú vị mà tôi muốn đề cập tới là việc nhìn nhận quan hệ của con người với thế giới là nơi
anh ta đã được sinh ra. Môi trường mà anh ta đang sống là một môi trường tĩnh. Chén nước
chè sẽ đứng yên nếu anh ta không động tay vào nó. Cây đàn violon sẽ im lặng nếu không ai
động vào, nhưng bằng những chuyển động của mình, người đàn ông giúp cho cây đàn phát ra
những âm thanh tuyệt vời (đương nhiên, nếu anh ta biết chơi vĩ cầm).
Tôi vỡ ra rằng mọi thứ trên thế giới này đều đứng yên, cho tới khi con người động tới chúng -
hoặc sáng tạo ra chúng - như đã từng sáng tạo chiếc ôtô vậy.
Tuy nhiên, khi chúng ta gắn kết hai người để cùng chuyển động với một kết nối nào đó - tay
trong tay; thân áp thân - thì mọi sự rắc rối bắt đầu xuất hiện.

3
Nếu, ví dụ, một cặp nhảy đã đứng vào đôi và bắt đầu quay phải, họ sẽ cùng quay phải. Khi đó
vấn đề của chúng ta sẽ xuất hiện. Ai trong hai người sẽ vận lực cho chuyển động quay ? Nam
hay nữ, hay cả hai ? Nếu cả hai cùng vận lực để quay quanh một tâm nào đó ở giữa hai người
thì chuyển động này sẽ hỏng vì một cơ thể sẽ rơi vào tình trạng quá lực, cơ thể kia sẽ văng ra
khỏi tâm của vòng quay, cả hai sẽ không còn khả năng kiểm soát chuyển động.
Áp dụng NGUYÊN TẮC TỰ NHIÊN một cách đúng đắn trong trường hợp này là nam phải di
chuyển vào tâm của vòng tròn, tạo điều kiện cho cơ thể bạn nữ quay theo, qua kết nối của
chuyển động tiến và giữ cân bằng bởi lực ly tâm do chính mình tạo ra.(Trong mỗi chuyển động
quay, người nào đó sẽ là cạnh trong (inside edge of turn), người còn lại là cạnh ngoài(outside
edge of turn), ví dụ trong chuyển động quay phải (Natural Turn) của Waltz ở nhịp thứ nhất
(khi nam tiến phải và nữ lùi trái), nam sẽ ở cạnh ngoài của chuyển động quay và nữ sẽ ở cạnh
trong. ND)
Kỹ thuật thực hiện chuyển động này đã được tôi trình bày trong một vũ hình cơ bản của vũ
điệu Samba có tên là :"Circular Voltas to R" và "Circular Voltas to L".

Walter Laird
May 2002

4
Yếu tố luyện tập
Những yếu tố cần quan tâm trong luyện tập khiêu vũ
Viết bởi vodanh
Nếu bạn muốn khiêu vũ tốt , trong luyện tập cần luôn chú ý tự kiểm soát những yếu tố sau
đây :
1) Về bàn chân :

trong từng bước nhảy luôn giữ đúng vị thế của bàn chân (foot• postion) .

sử dụng đúng cách đặt bàn chân khi tiếp xúc với mặt sàn• (Fơơtwork).

duy trì lực căng trong bàn chân thông qua các điểm tiếp xúc• của bàn chân với mặt sàn

2) Cẳng chân :

giữ cho hai đùi sát nhau, không để có khe hở.•

giữ đầu gối lỏng (hơi nhún).•

3) Đầu :

định tiêu (focus) khi quay .•

ngẩng cao đầu•

mắt ngước nhìn lên•

trong các điệu nhảy Latinh cần duy trì tiếp xúc thị giác• (eye contact)

4) Cánh tay :

tay tự do không buông thõng mà luôn giữ cao hơn thắt lưng.•

duy trì lực căng trong tay tự do.•

thả lỏng các ngón tay của bàn tay tự do.•

5) Giữ hướng :

duy trì hướng đúng kỹ thuật ở mỗi bước và trong suốt quá• trình vận động.

6) Posture :

xếp thẳng các khối cơ thể (đầu, thân, hông, chân), đặc biệt• chú ý đến phần lưng nơi thắt
lưng.

giữ thẳng cột sống và nén thấp lồng ngực.•

hạ thấp hai vai (không đưa vai lên phía tai).•

5
7) Tư thế vào đôi (Hold & Poise) :

luôn quan tâm giữ tư thế vầo đôi đúng với các yếu tố như độ• lệch 2 thân, các điểm tiếp xúc,
vị trí của bàn tay, của khuỷu tay...)

kiểm tra sự phân bố trọng lượng trên bàn chân•

8) Trạng thái tinh thần :

nắn nót từng chi tiết trong từng bước (step) của bước nhảy.•

tập trung tư tưởng và cảm nhận âm nhạc•

tập luyện nền nếp và bền bỉ.•

9) Điều chỉnh:

Nếu bạn không có Huấn luyện viên (Coach) thì nhất thiết phải có một quan sát viên có hiểu
biết và bạn nhờ họ quan sát những điều mà bạn không thể tự mình quan sát trong tập luyện
để chỉ cho bạn thấy những sai sót của bạn bởi vì chỉ có người đứng ngoài mới thấy rõ bạn
nhảy như thế nào. Xin nhắc lại một nguyên tắc : Cần tập luyện nhiều nhưng trước hết cần tập
đúng ; tập sai không những không có lợi mà còn có hại

6
Bước cơ bản

Một bước khó trong khiêu vũ : Bước tới & Bước lui

Trong những buổi đầu học khiêu vũ, có lẽ động tác đầu tiên khi học các điệu nhảy
Ballroom là các bước Walk (tạm dịch là Bước Dạo) : Forward Walk (tạm dịch là Bước
Tới) và Backward Walk (tạm dịch là Bước Lui). Tuy nhiên có lẽ ít ai biết rằng đó là những động
tác đặc biệt khó nếu không nói là khó nhất trong khiêu vũ. Chả thế mà có tác giả nói đại ý
rằng nếu hoàn thành được kỹ thuật các bước Walk tức là đã hoàn thành đựoc 50 % việc học
các kỹ thuật khiêu vũ. Lần đầu tiên đọc ý tưởng đó tôi thật sự không hiểu mà cũng không tin,
cho rằng tác giả đã nói phóng đại lên. Qua quá trình luyện tập khiêu vũ, tôi mới dần hiểu ra
rằng tác giả đã không nói ngoa. Trong loạt bài viết này tôi muốn trao đổi với các bạn một số
vấn đề mà tôi đã lĩnh hội được.
Chúng ta biết rằng một trong những yêu cầu quan trọng nhất trong khi nhảy Ballroom là phải
giữ được CÂN BẰNG và MỰỢT MÀ. Hai yếu tố đó đặc biệt quan trọng đối với các điệu nhảy
Ballroom như Van Chậm, Van Viên, Foxtrot và Quickstep, đó là các điệu nhảy mang tính chất
“tiến hành” (progressive) và “đung đưa” (swingly). Các kỹ thuật của các bước tới và bước lui
chính là để đảm bảo hai yêu cầu quan trọng này - cân bằng và mượt mà - của khiêu vũ.

Trong đời sống thường ngày, ta hầu như không sử dụng các bước đi lui hoặc đi ngang mà chỉ
sử dụng bước đi tới. Cách đi lại của một người bình thường luôn phù hợp với các quy luật
chuyển động của tự nhiên – các quy luật cơ học – vì thế nó rất gần với kỹ thuật bước dạo tới
trong khiêu vũ. Tuy nhiên cùng với thời gian sống, lao động. học tập... bước đi của một người
bị méo mó, lệch lạc dần. Vì thế khi học bước dạo tới của khiêu vũ, ta cần phảii uốn nắn sửa
chữa lại những lệch lạc đó. Đó là cái khó thứ nhất. Chẳng hạn, yêu cầu của các điệu nhảy
Ballroom trong các bước Walk là hai bàn chân phải song song do đó 2 đầu gối phải luôn hướng
thẳng về phía trước chứ không được mở ra hai bên. Những ai mắc tật chân đi chữ bát hoặc
chân đi vòng kiềng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi học ballroom.
Ta hãy xét xem dế giữ cân bằng tốt trong khiêu vũ các bước Walk nên được tiến
hành như thế nào.
Bạn thử đi lại vài bước trong phòng. Thoạt tiên đứng thẳng, trọng lượng đặt trên chân phải
(chân trụ) và đưa chân trái (chân chuyển động) bước về phía trước, trí óc tập trung vào chân
trái trong khi nó chuyển động. Khi bàn chân trái đã đến vị trí mới, trọng lượng chuyển sang
chân trái . Tiếp tục đưa chân phải bước về phía trước, trí óc tập trung vào chân phải trong khi
nó chuyển động... Tiếp tục đi như vậy ta cảm thấy thoải mái tự nhiên vì đó chính là cách đi
thông thường của chúng ta hàng ngày. Trong cách đi đó trí óc ta luôn tập trung để kiểm soát
chân chuyển động trong quá trình nó chuyển dịch tới vị trí mới.
Bây giờ ta hãy thử đi theo một cách khác. Đứng thẳng trên chân phải, chân trái là chân tự do.
Để bắt đầu chuyển động về phía trước, ta hơi nhún chân phải bằng cách mềm đầu gối và hạ
thấp người một chút đồng thời đưa người về phía trước, trí óc tập trung vào chân phải cho tới
khi bàn chân trái tới vị trí mới và nhận trọng lượng. Tiếp tục chuyển động về phía trước bằng
cách nhún chân trái và đưa chân phải về phía trước trong khi trí óc tập trung vào chân trái.
Tiếp tục đi như vậy trong khi trí óc luôn tập trung vào chân trụ. Ta thấy cách đi này khác với
cách đi thông thường của chúng ta, nhưng với ít nhiều tập luyện, một khi đã quen ta sẽ thấy
cách đi này mạnh mẽ hơn, vững chãi hơn, nó giúp cơ thể hoàn toàn cân bằng và chủ động
trong khi chuyển trọng lượng từ chân trụ sang chân chuyển động để sẵn sàng chuyển động
tiếp.
Để khiêu vũ tốt, tối đại quan trọng là cái sự cân bằng và ta có một bí quyết : Hãy đặt sự chú ý
nhiều hơn vào chân trụ là nơi phát lực và duy trì sự cân bằng

7
Bước tới & bước lui
Một bước khó trong khiêu vũ : Bước tới & bước lui

Trên Web site www.ballroomdancers.com trong mục TECHNICAL TIPS có


một topic viết về kỹ thuật tổng quát các bước forward walk và backward
walk. Xin giới thiệu dưới đây:
Bước Dạo Tới - Forward Walk Bắt đầu : Đứng thẳng, hai chân sát nhau.
Gồm 4 giai đoạn :

1. Nhún ( compression)

Trong khi thả lỏng đầu gối, bắt đầu chuyển trọng lượng cơ thể lên chân
trụ (giả định là chân trái). Đồng thời đưa bàn chân phải về phía trước
thoạt đầu giữ phần sau mũi (ball) của bàn chân tiếp xúc mặt sàn, sau đó
để cả bàn chân tiếp xúc với mặt sàn.
2. Duỗi chân (extension)
Tiếp tục dùng lực trong hông “văng” (tạm dịch từ Swing) chân về phía trước.Rời mũi bàn-
chân-chuyển- động khỏi sàn nhưng vẫn giữ gót chân tiếp xúc mặt sàn. Tiếp tục đưa trọng
lượng cơ thể về phía trước trong khoảng giữa hai bàn chân và gót chân trụ bắt đầu rời mặt
sàn.
3. Sải bước (mid-stride)
Khi đã “căng” hết sải chân, trọng lượng cơ thể được phân bố đều trên hai bàn chân, khi đó
mũi bàn chân trước và gót bàn chân sau được nâng lên. Vào thời điểm đó chân-chuyển-động
sẽ trở thành chân trụ và chân trụ cũ trở thành chân-chuyển-động
4. Chuyển tiếp (follow-through)
Ngay khi trọng lượng cơ thể chuyển lên chân trụ mới, mũi chân hạ xuống mặt sàn. Chân-
chuyển-động mới theo sát ngay phía sau với cả hai đầu gối đồng thời thả lỏng như nhau trong
suốt quá trình. Trong giai đoạn này chân chuyển động cần hơi chùng để chuẩn bị cho động tác
“văng” lên ở các giai đoạn 1 và 2 của bước tiếp theo).
Lặp lại : Lặp lại toàn bộ quá trình với chân chuyển động mới.
Bước Dạo Lui - Backward Walk
Bắt đầu : Đứng thẳng, hai bàn chân sát nhau.
Gồm 4 giai đoạn :
1. Nhún ( compression)
Giứ trọng lượng cơ thể trên chân trụ, bắt đầu thả lỏng hai đầu gối. Đồng thời , bắt đầu đưa
phần sau mũi bàn chân (ball) chuyển động về phía sau dọc theo mặt sàn.
2. Duỗi chân (extension)
Bắt đầu đưa trọng lượng cơ thể về phía sau giữa hai bàn chân, rời mũi chân trụ khỏi mặt sàn.
Chân-chuyển -động tiếp tục duỗi về phía sau, mũi bàn chân tiếp
3. Sải bước (mid-stride)

8
Khi đã “căng” hết sải chân, trọng lượng cơ thể được phân bố đều trên hai bàn chân, khi đó
mũi bàn chân trước và gót bàn chân sau được nâng lên. Vào thời điểm đó chân-chuyển-động
sẽ trở thành chân trụ và chân trụ cũ trở thành chân-chuyển-động
4. Chuyển tiếp (follow-through)
Ngay khi trọng lượng dồn lên chân trụ mới, bàn chân tự do được kéo về phía sau với gót chân
chuyển dọc theo sàn. Cùng lúc đó, đầu gối cả hai chân bắt đầu thả lỏng và gót bàn chân sau
từ từ hạ xuống và chạm mặt sàn đúng lúc trọng lượng cơ thể hoàn toàn chuyển lên chân trụ
mới.
Lặp lại : Trước khi bàn chân chuyển động mới đi qua bàn chân trụ, cổ chân cần duỗi ra để mũi
chân tiếp xuc mặt sàn và bắt đầu bước mới.
Trên đây tôi đã cố gắng chuyển dịch nội dung bài viết về kỹ thuật Forward Walk & Backward
Walk của www.ballroomdancers.com (mục TECHNICAL TIPS). Xin các bạn truy cập vào địa chỉ
trên để có nguyên gốc bài viết và hình ảnh. Mong các bạn góp ý và sửa sai. Bây giờ tôi xin có
mấy lưu ý về kỹ thuật của Forward Walk & Backward Walk .
1) Footwork của Forward Walk & Backward Walk .nhằm làm cho sự di chuyển của đôi
nhảy được mượt mà, uyển chuyển .Từng step một mỗi khi tiếp đât đôi nhảy như được bốc lên
khỏi mặt đất chứ không bị nén xuống mà cũng không bị xóc (joilt) tức là có sự va chạm mạnh
khi tiếp đất . Đó là yêu cầu “skim” (hớt váng) trong các bước FW & BW đi vào phách 1 của các
điệu nhảy Swing của ballroom. (Hãy liên tưởng tới hình ảnh của hòn sành được ném thia lia
trên mặt nước hoặc hình ảnh của chiếc lưỡi trai khi những người bán “tào phở” múc hàng cho
khách).
2) Nên liên hệ với hình ảnh của chữ Y lộn ngược, trong suốt quá trình của FW hoặc BW
độ mở của hai nhánh của chữ Y tượng trưng cho hai chân liên tục thay đổi mở ra hoặc khép lại
trong khi đuôi của chữ Y tượng trưng cho phần phía trên thân luôn thẳng với mặt đất và có vị
trí cân đối giữa hai chân.
3) Hai bàn chân luôn giữ song song và hai đùi luôn ép chặt.
4) Đừng quên Giữ Cân Bằng là yếu tố cực kỳ quan trọng. Điều này đặc biệt khó tại thời
điểm bước chân được sải hết cỡ, hai bàn chân ở cách xa nhau nhất và trọng lượng phân bố
đều trên gót bàn chân trước và mũi bàn chân sau. Ta biết rằng trong ballroom sải bước càng
dài càng đẹp tuy nhiên trong thời gian mới tập không nên cố gắng sải dài bước chân mà trước
hết cần chú ý kiểm soát sự cân bằng. Muốn vậy như đã nêu trong kỳ trước ta luôn để đầu óc
nghjĩ đến chân trụ (cũng là chân phát lực) nhiều hơn là chân di chuyển .

9
Bước trễ (Delayed Walks)
Bước trễ (Delayed Walks)

Trong một số vũ hình, chủ yếu ở hai vũ điệu Rumba và Cha Cha Cha có một kỹ thuật bước
khá đặc biệt thường được sử dụng để thay đổi tốc độ di chuyển của thân và chân trong sự
cảm nhận sâu hơn về nhịp phách. Loại kỹ thuật bước vừa nêu trên có chung một tên gọi là
Delayed Walk (Bước Trễ) và được phân thành ba dạng dưới đây:
1. Delayed Forward Walk, knee bent (Tiến Trễ, đầu gối cong)
2. Delayed Forward Walk, knee straight(Tiến Trễ, đầu gối thẳng).
3. Dealayed Backward Walk, knee compressed (Lùi Trễ, đầu gối nén căng).
Khi thực hiện một bước Trễ, chân di chuyển được đưa tới vị trí cần thiết mà chưa chuyển trọng
lượng thân người. Trọng lượng thân người được chuyển chậm hơn so với bước thông thường,
chuyển động quay nếu có sẽ được thực hiện một cách riêng biệt.
Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, Delayed Forward Walk được sử dụng với đầu gối cong hoặc
thẳng (giống như một bước tiến thông thường)và không có trọng lượng thân người. Đầu gối
được duỗi thẳng khi toàn bộ trọng lượng thân người đã đượcchuyển hết.
Đầu gối của chân bước trong kỹ thuật của tất cả các dạng Dealyed Walk luôn có một sức nén
trong trạng thái trọng tâm chưa chuyển.
Trong cuốn sách này, những vũ hình nào có sử dụng kỹ thuật Delayed Walk đều được chỉ dẫn.
Trong phần ghi chú còn chỉ dẫn thêm về kỹ thuật Delayed Forward Walk với đầu gối cong hoặc
thẳng khi chưa chuyển trọng tâm.
(Walter Laird)

10
Gót chân
Mép trong / Mép ngoài của Gót .... ?

Mấy năm trước đây, tôi sinh hoạt ở Old Derenosky, một studio ở Detroit.
Khi đó chúng tôi đã mời David Sycamore và Denise Weaver đến giảng về
Tango. Đối với Footwork, tôi đã được biết đến việc sử dụng mép trong của
Ball hoặc mép trong của Cả Bàn chân ...nhưng thực sự tôi chưa bao giờ
nghe nói đến dạng footwork với “mép trong hoặc mép ngoài của gót chân.
Tôi đã từng băn khoăn liệu dạng footwork này có đúng là được dùng trong
Tango hay không nhưng cho mãi đến khi David chỉ ra thì mới dám khẳng
định điều đó.. Ông nói “ Đúng là có sử dụng footwork kiểu đó nhưng
những chi tiết như vậy có vô vàn và khó có thể đưa hết được vào sách kỹ
thuật.”
Footwork trên gót
1. Khi ta đi một bước tiến với chân trái trong Tango thì foowork sẽ là Heel
(H). Đúng thế phải không ? Điều đó là dĩ nhiên nhưng không có nghĩa là
ta cứ đứng mãi ở trên gót mà đương nhiên là ta phải nhanh chóng hạ cả
bàn chân xuống mặc dầu điều đó không có ghi trong các sách kỹ thuật.
Nếu phân tích sâu hơn nữa, tôi hy vọng rằng các bạn sẽ đồng ý với tôi là
do bàn chân được đưa vào vị trí CBMP (2) nên có vẻ như là mép ngoài của
gót sẽ là phần đầu tiên của gót tiếp xúc với mặt sàn và sau đó bàn chân
sẽ lăn phẳng từ phía ngoài vào phía trong và cuối cùng nằm phẳng trên
mặt sàn. Hy vọng rằng một ngày nào đó có người nghiên cứu vấn đề này trên máy vi tính thông qua
những hình ảnh đồ hoạ áp lực của bàn chân.
2. Khi ta tiến một bước với chân phải, ta phải dẫn sườn (side leading) (3). Nói khác đi, ta sẽ đặt bàn
chân vào một vị trí mở hơn, ngược với CBMP (4). Khi đó, tôi cảm thấy mép trong của bàn chân sẽ tiếp
xúc với mặt sàn trước tiên, sau đó bàn chân sẽ lăn từ phía trong ra phía ngoài dể đạt trạng thái phẳng .
Tóm lược : Như Sycamore đã chỉ rõ, các chi tiết kỹ thuật khiêu vũ có rất nhiều và không được đưa hết
vào trong các sách kỹ thuật. Bài học theo nhóm lần đó đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong óc tôi và tôi
muốn chia xẻ với các bạn, mong các bạn cho ý kiến.
Tất cả những điều nói trên là áp dụng cho Tango. Trong các điệu nhảy Ballroom khác như là Fox-trot
hoặc Waltz v.v... ta bước lên phía trước với hai bàn chân ít nhiều song song với nhau, do đó phần giữa
của gót sẽ tiếp xúc với sàn trước tiên.
Tôi nghĩ rằng nếu ta nhận thức những chi tiết này rõ hơn, ta sẽ khiêu vũ sắc nét hơn, khúc chiết hơn.
Lord Moynihan, một nhà giải phẫu nổi tiếng đã từng nói “ Thành công trong giải phẫu phụ thuộc vào sự
chú ý đến các tiểu tiết.” Xin dừng ở đây cùng với những lời chúc tốt đẹp. Max

11
Hãy chuyển trọng tâm sang chân này

Bạn có thường nghe câu đó từ huấn luyện viên của mình không?Đánh cuộc là thậm
chí rất thường nghe nếu bạn là người mới học hoặc ngay cả đã học nâng cao, nhưng
hễ bước chân tới lớp học thì trước hết, chuẩn bị mọi thứ xong, và chỉ ngay sau đó là
bắt đầu tranh luận.
Tôi được mời đến giờ dạy của Richard Gliv, ở đó ông ta lại nhắc lại lời của huấn luyen viên của ông
Genri Kingston : " Richard, chân cậu không có lực !". Điều đó đã chiếm mất một số buổi học và một
lượng đáng kể tiền bạc cho đến khi ngài Gliv chuyển được trong tâm sang bên chân phải. Tôi không thể
quên câu chuyện khó hiểu đó, và cách ngài Gliv kể rất thành thật. Có điều gì đó tương tự như câu nói:
"Hãy chuyển trọng tâm sang chân này !" vậy.

Vừa mới hôm qua, tôi đến lớp của Mirrel Villuks, vô địch Canada cùng với Pier Allur thể loại 10 vũ điệu.
Chúng tôi chuẩn bị tập một số bước chasse trong quickstep, tôi nghĩ là sẽ bắt đầu từ một số bước cơ
bản như quay 4 bước và progressiv chasse. Ở đây lại bắt đầu: "Max, chân cậu chẳng có lực gì cả!"Cô ta
quan sát một cách thích thú bước thứ tư của progressiv chasse khi tôi bước hơi sang bên trái bằng chân
trái. Các bạn biết không, tại thời điểm này các bạn chuẩn bị đi từ phía ngoài của nam chân phải lên
phía trước ở bước thứ 5 và tôi nhầm lẫn lung tung.

Do đó phải lưu ý sửa các vấn đề sau đây:

1- Nghiêng bên phải: Một cách tự nhiên, tôi không chuyển trọng tâm sang chân trái ở cuối bước thứ
4(chasse)mà vội vàng chuyển sang bước thứ 5. Điều đó dẫn tới việc mất lực ở chân trụ trái và thân sẽ
bị đổ về bên phải, làm nữ lúng túng.

2- Phía bên phải bị co lại do phân bố lực không đúng.

3- Tôi thử bước dài hơn từ bên ngoài, càng rối khi chuyển trọng tâm sang chân trái.

4- Tư thế và sự cân bằng bị phá vỡ.

Như vậy điều tôi muốn nói là "Chuyển trọng tâm sang chân này" có nghĩa là các bạn cần thực hiện ở tất
cả các nhịp đếm(slow- 2, quick- 1 và v. v. . . ) bước lên trước, về sau, sang bên, bước chéo. Kết thúc
một nhịp các bạn phải ở vào thế hoàn toàn thăng bằng với toàn bộ lực phải "ở chân này" trước khi
chuẩn bị sang bước khác. Điều đó liên quan đến cả hai bên nam và nữ. Các bạn có nắm được không?

Nói chung tôi cũng biết là phải như vậy, nhưng chưa bao giờ hiểu được một cách chính xác như ở buổi
học sau cùng này của Mirrel.

12
Đếm Nhịp

Sự khác nhau giữa “a” và “&”

Trong bản tin trước ta đã thảo luận về Jive, Swing và Cha Cha Cha. Hôm nay ta sẽ
nói về Rumba và dành Samba cho lần sau. Trong đoạn trên tôi chỉ ra rằng khi ta chẻ
một phách và thêm một bước phụ thì ta gọi đây là sự chẻ phách (syncopation). Thế
nếu như ta chẻ một phách và thực hiện cái gì đó khác, chẳng hạn như chuyển động
của thân thay vì chuyển trọng tâm? Tại sao không. Điều này giúp ta hiểu thêm về kỹ
thuật và chuyển động của thân. Trong Rumba quốc tế, ta thực hiện 3 lần chuyển
trọng tâm và đếm là 2,3, 41.
Ta sử dụng & trong Rumba như thể nào? Ở phách 2, trọng lượng chuyển lên chân
bước và đầu gối duỗi thẳng và “khóa”? Ở ½ phách sau đó (&) đầu gối của chần
không trọng tâm gập lại và hông của chân trụ ngưng rồi chuyển nhẹ nhàng qua bên
(hoặc qua bên và hơi lên phía trước). Về cơ bản, điều tương tự xảy ra với phách 3 tuỳ
thuộc bước đó là sự chuyển trọng tâm tiến hay lùi. Khi đếm 41 hông ngưng lại ở phần
sau của 1, ta có thể đếm là 41&. Đây gọi là chuyển động cơ bản (Basic Cuban
Motion). Như thế nếu ta chẻ những phách này và sử dụng "&" để nhấn vào chuyển
động cuban motion, thì bước nhảy sẽ trở nên đẹp lạ lùng. Vậy ta hãy thử đếm 2& 3&
41&. Có những chuyên gia có thể chia 1 phách thành 64 phần và nói cho bạn biết cần
làm gì trong 64 phần đó, nhưng tôi đã quên mất điều đó rồi.

Ở trình độ cao hơn ta cũng có thể thêm các bước phụ và tạo ra các nhịp điệu chẻ phách, đây chính là điều mà
nhiều cặp nhảy đã thực hiện trong các giải Blackpool. Tuy nhiên đừng thử thực hiện với những người mới học hoặc
người lạ. Họ cần được thực hành với bạn nhảy rồi mới thực hiện được điều này.

Ta cũng có thể sử dụng & trong rumba để nhấn vào chuyển động quay. Chẳng hạn khi nữ bước tiến trong hockey
stick, six steps to the figure. Đóng chân phải ở 2, chân trái tiến ở 3, chân phải tiến ở 4. Tiếp tục tiến chân trái ở 2
và bắt đầu quay trái, tiến chân phải ở 3 và quay trái rất nhanh ở &, chân phải đi trên mũi-mũi-bàn (ball ball flat)
dưới tay phải đưa cao. Cuối cùng nữ lùi chân trái để hoàn thành bước nhảy.

Tôi biết rằng điều này có vẻ rất đơn giản với một số người, tuy nhiên tôi thường quay trở lại những ngày còn đi học
của mình, và cũng thường tự nhủ “Đúng là một kẻ chậm chạp” . Bạn cứ cho là tôi đã biết điều đó! Chờ sang bài tập
sau nhé.

13
Nhạc cảm
Walter Laird nói về nhạc cảm

Nhạc cảm
Về cơ bản nhạc cảm là sự kiểm soát quá trình chuyển động đang xảy ra. Nhạc cảm tốt là có thể bắt đầu
chuyển động vào đúng thời điểm cần thiết cũng như kiểm soát được toàn bộ thời gian cho phép để thực hiện
chuyển động đó. Hiệu quả của việc vận dụng nhạc cảm tốt đem lại sự truyền cảm mạnh mẽ.
Dù là người mới tập những bước đi chập chững trên sàn hay những cặp nhảy đang luyện tập bên huấn luyện viên
với mục tiêu giành danh hiệu cao quý trong các cuộc thi tầm cơ thế giới thì những phương pháp chính xác để huấn
luyện là điều tối cần thiết trong lĩnh vực nhạc cảm. Các vũ công muốn đạt trình độ cao trong lĩnh vực cảm nhận
nhịp điệu cần phải biết một cách chính xác mình cần có bao nhiêu thời gian (được tính theo phách hoặc các phần
của phách) để cho mỗi chuyển động trong bài nhảy của mình.
Để đạt được mục tiêu này giới khiêu vũ chuyên nghiệp cần phải nghiên cứu đưa ra một ngôn ngữ riêng biệt để xác
định chuyển động của chân hoặc của thân trong mỗi vũ hình của từng vũ điệu cần chính xác bao nhiêu phách hoặc
bao nhiêu phần của phách nhạc.
Ngôn ngữ này của khiêu vũ rất đơn giản, chỉ chứa đựng trong vài từ hoặc các số đếm như sau : CHẬM (SLOW - S);
NHANH (QUICK - Q); VÀ (AND - &); EH (A); và các số 1,2,3,4,5,6,7,8. Việc sử dụng tổ hợp các từ vừa nói trên có
thể xác định chính xác bao nhiêu phách hoặc bao nhiêu phần của phách cho mỗi chuyển động trong các vũ hình cụ
thể nào đó. Từ sự quan sát cá nhân, tôi rất buồn rằng sự quan trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ rất đơn giản nói
trên, thực tế ngay cả khi huấn luyện các đôi nhảy thuộc đẳng cấp cao, đã không được các huấn luyện viên hiểu
một cách thấu đáo. Điều không cần phải bàn cãi là việc sử dụng không đúng các phương pháp huấn luyện Nhạc
cảm cho các cặp nhảy là nguyên nhân của sự yếu kếm về nhạc cảm và làm cản trở bước tiến của các vũ công. Bởi
vì các vũ công không được huấn luyện rằng họ cần có bao nhiêu thời gian và làm thế nào để sử dụng thời gian đó
cho mỗi chuyển động trong từng vũ điệu, kết quả là bài nhảy trở nên buồn tẻ và ngây ngô lạc lõng với âm nhạc.
Để lấp đi sự yếu kém đó họ khuyến khích các vũ công đưa thêm các động tác phụ vào bài nhảy - kết quả là một sự
rối tinh rối mù, không nhạc cảm, thậm chí có thể nói là điên cuồng nhằm thu hút sự chú ý của các giám khảo cũng
như khán giả.
Đặc tính của vũ điệu
Mỗi vũ điệu đều có một đặc tính riêng - mỗi vũ hình được sử dụng trong từng vũ điệu, có thể nói cũng có lịch sử
riêng của nó. Hiệu quả của đặc tính hoá các vũ điệu đạt được nhờ sự thể hiện uqa phong cách âm nhạc. Phong
cách, lịch sử, nghệ thuật tạo ra linh hồn của âm nhạc và khiêu vũ là sự thể hiện những đặc tính đó. Phong cách và
đặc tính được đưa vào âm nhạc (trước tiên là loại nhạc có tính thông dụng) dành cho 5 vũ điệu Latin là : Rumba -
trần tục/khoái cảm/lôi cuốn (không mang tính trữ tình); Samba - không khí lễ hội/ sung sướng/sôi động/ "bốc
lửa"; Cha Cha Cha - ngang tàng/vui nhộn/khá sôi động là đặc tính của âm nhạc, tuy nhiên, có thể thay đổi phong
cách để CCC trở nên ngọt ngào; Paso Doble - mãnh liệt/tập trung cao độ/kịch tính; Jive - rạng rỡ/đầy sức
sống/hoang dã - chứa đựng những yếu tố tinh tế.
(Walter Laird - The Laird Technique of Latin Dancing. England 2003)

14
Định hướng trên sàn nhảy
Định hướng trên sàn nhảy
Viết bởi Chaika
BIỂU ĐỒ ĐỊNH HƯỚNG
(Do không có ký tự Nga nên tạm thời quy định như sau):

LOD- Hướng đường nhảy (mũi tên đứnghướng lên trên)


Against LOD- Ngược hướng đường nhảy(mũi tên đứng hướng xuống dưới)

W- Mặt hướng tường(mũi tên nằm ngang hướng bên phải)

C- Mặt hướng tâm(Mũi tên nằm ngang hướng bên trái)

DW- Theo đường chéo hướng tường(mũi tên chéo hướng lên bên phải)

DC-? Theo đường chéo hướng tâm(mũi tên chéo hướng lên bên trái)

DW against LOD-? Theo đường chéo hướng tường ngược đường nhảy(mũi
tên chéo hướng xuống dưới bên phải)

DC against LOD-? Theo đường chéo hướng tâm ngược đường nhảy(mũi tên chéo hướng xuống dưới bên trái)
Việc định hướng được xác định bằng chuyển động tiến và lùi.
Ví dụ:? Giả sử vũ công đứng quay mặt theo hướng đường nhảy( LOD), nếu anh ta chuyển động lùi thì ta nói anh ta
chuyển động lưng ngược hướng đường nhảy, nếu anh ta chuyển động tiến , ta nói anh ta chuyển động mặt theo
hướng đường nhảy.?
Trên biểu đồ: Đường màu xanh đậm- hướng chính. Đường màu xám nhạt- hướng phụ.?
Tất cả các ký hiệu(viết tắt hoặc đầy đủ) của Alignment trên biểu đồ này đều đã được mọi người công nhận.?
Tất cả các hướng đều quy định cho vị trí của bàn chân chứ không phải vị trí thân. Thường chúng có cùng hướng,
nhưng nếu có sự khác biệt ở góc độ quay của bàn chân và thân, thì hoặc là cho qua hoặc có chỉ dẫn riêng. Ví dụ:
Tư thế dạo(Promenade Position)- tài liệu mô tả: "Cặp nhảy thực hiện vũ hình trước khi vào tư thế dạo, chuyển
động theo hướng đường nhảy( LOD). Vị trí chân nam theo đường chéo hướng tường (DW), của nữ theo đường chéo
hướng tâm(DC). Vị trí thân nam- giữa hướng của DW và W(đường mảnh màu xám), thân nữ - giữa hướng của DC
và C(đường xám).
Trên biểu đồ định hướng các bạn có thể thấy rõ các hướng chính(đường xanh đậm) và các hướng phụ(đường xám
mảnh). Bất cứ một vũ công mới học nào cũng phải biết và sử dụng tất cả các hướng chính. Các hướng phụ, mà
trong các tài liệu thường nêu như là vị trí giữa các hướng chính, được sử dụng chủ yếu cho các vũ công đã có kinh
nghiệm.?
Ví dụ:? Chúng ta hãy xem xét động tác "Quay bên phải", các vũ công mới học sẽ thực hiện theo cách(nam)mặt
theo DW- đường chéo hướng tường, còn các nam vũ công có kinh nghiệm sẽ bắt đầu bằng vị trí giữa LOD và DW
để thực hiện Swing một cách tích cực hơn.
Hiện nay , trong các tài liệu về kỹ thuật thực hiện vũ hình, những bài mô tả tương tự về Alignment rất nhiều. Đó là
do các vũ công hiện nay ngày càng có xu hướng xa rời các quy tắc cổ điển về hướng của các vũ hình, vì nguyên tắc
định hướng các vũ hình của Dancesport hiện đại có thể so sánh tương tự như phong cách nhạc Rap, nghĩa là các vũ
công thực hiện các vũ hình một cách ngẫu hứng, xuất phát từ vị trí tự nhiên của cơ thể trên sàn.
Và cuối cùng. Đồng thời cũng thường có những mô tả vũ hình, trong đó phân biệt hướng trên sàn của hai bàn chân
và của thân riêng biệt. Ở những mô tả này có thuật ngữ "điểm"(pointing). Ví dụ như động tác"Same Foot Lunge",
được mô tả như sau: "Nam(lưng quay về tường)- trọng tâm trên chân phải, bàn chân phải quay về hướng DC, bàn
chân trái điểm theo hướng DC against LOD, thân hướng theo C. Vị trí nữ ở động tác này được xác định là hướng cả
hai bàn chân trùng với vị trí against LOD, thân quay về bên trái ở vị trí Dw against LOD. "
Andrey Demenchev

15
Chuyển động cơ bản (Basic Movement) của Rumba
Chuyển động cơ bản (Basic Movement) của Rumba

Được rồi, MAX nói về Chuyển-Động-Cơ-Bản của Rumba, nhưng MAX định nói gì
vậy ? (2) Tôi xin nói rằng cứ mỗi lần tôi có buổi dạy Rumba là tôi lại hiểu thêm ra
một điều gì đó mới mẻ, một điều gì đó rất cơ bản. Những điều tôi bàn dưới đây đã
nảy sinh trong quá trình tôi học tập Rumba. Bài này là bàn về “Rumba Quốc Tế”
nhưng tôi không thích dùng từ “Quốc Tế” mà thích gọi là “Rumba Cuba” , nghe có
vẻ hợp lý hơn.
1. Các vị trí của bàn chân (trong Chuyển-Động-Cơ-Bản của Rumba): Chúng
ta đều biết rằng Chuyển-Động-Cơ-Bản (Đóng) của Rumba (Closed Basic
Movement) gồm 6 step.

Đối với NAM:

Step 1 : Chân trái tiến lên.

Step 2 : Phối Chuyển (3) trọng lượng về chân phải. Step 3 : Chân trái sang ngang
và hơi lùi về phía sau.

Step 4 : Chân phải lùi.


Step 5 : Phối Chuyển (3) trọng lượng lên chân trái.

Step 6 : Chân phải sang


Đối với NỮ : Ngược lại một cách tự nhiên với chân nam (4).

Tôi vẫn chưa bao giò có thể hiểu được vì sao ở step 3 chân lại phải sang ngang và hơi lùi về phía sau trong khi ở
step 6 chân lại chỉ là sang ngang thôi . Hơn nữa có một điều rất lý thú là nếu ta thực hiện Chuyển-Động-Cơ-Bản
của Rumba mà trong mỗi nhịp có quay trái một lượng quay từ 1/8 đến ¼ vòng thì hiện tượng sẽ đúng như đã mô
tả trên (5). Dĩ nhiên khi thực hiện chuyển động đó tôi chỉ nhảy một cách tự nhiên mà không cầu kỳ, diệu vợi gì cả
nhưng ở đây tôi muốn phân tích những cơ sở về Kỹ thuật đã dược viết trong cuốn sách Kỹ thuật các điệu nhảy
Latinh do ISTD xuất bản (Revised Tech of Latin American Dancing ISTD).
Bàn thêm : Tôi thấy cần phải trao đổi một chút về các Chuyển Động Tiến và Lùi (6) (của Chuyển-Động-Cơ-Bản
Rumba). Trong khiêu vũ hiện đại, khi ta quay mà bước lui thì hông có vẻ đóng vai trò dẫn nhiều hơn trong khi nếu
ta quay mà bước tiến thi vai đóng vai trò dẫn nhiều hơn. Có đúng thế không ? Tôi không hiểu điều đó có ý nghĩa gì
không (7). Lúc này tôi tin rằng vấn đề (8) là ở chỗ khi thực hiện “nửa tiến” (các step 1 2 3) của Chuyển-Động-Cơ-
Bản Rumba thì (trong step 2) bàn chân phải quay ra ngoài nhiều hơn còn khi thực hiện “nửa lùi” (step 4 5 6 ) của
Chuyển-Động-Cơ-Bản Rumba thì (trong step 6) bàn chân phải quay ra ngoài ít hơn. Vấn đề (8) cũng còn là ở chỗ
cái cách mà ta xác định để biết xem trong hai bàn chân thì cái nào ở phía trước cái nào ở phía sau là dựa vào
đường thẳng vuông góc với phương của ngón cái . Bạn hãy thử thực hiện, khảo sát tỉ mỉ và hiểu rõ những gì tôi nói
và nói cho tôi biết những ý nghĩ của bạn. Xin lưu ý rằng Walter Laird cho rằng không có sự phân biệt giữa “chuyển-
động-cơ- bản-tiến và chuyển-động-cơ-bản-lùi. Theo kỹ thuật của Laird (9) thì (NAM) trong chuyển-động-cơ-bản
của Rumba ở step 3 chân trái bước sang ngang và hơi lùi về phía sau và ở step 6 chân phải bước sang ngang và
hơi tiến (Nữ ngược lại một cách tự nhiên).
2. Hãy QUAY khi thực hiện Chuyển-Động-Cơ-Bản (Đóng) của Rumba : Tại sao vậy ? Đây là một khía cạnh
mà trong những ngày đầu dạy khiêu vũ tôi ít chú ý và giờ đây tôi nghĩ nó cần được giải thích một cách có lý lẽ hơn.
Việc quay (khi thực hiện Chuyển -Động-Cơ-Bản của Rumba) là có một mục đích rõ rệt. Nói một cách đơn giản, việc
quay khi đó sẽ giúp chúng ta đỡ để lộ ra khoảng trống giữa hai đùi hơn (10). Quay cũng đồng thời tăng khoái cảm
cho Rumba do sự cọ sát giữa phía trong hai đùi, đặc biệt là đối với phụ nữ. Trong những bài giảng của mình,
Donnie Burns đã nhấn mạnh như vậy.. Vì thế điều mà tôi muốn nói ở đây là ở step 3 bàn chân trái đưa lùi về phía
sau và khi nó đi qua bàn chân trụ thì việc quay được hoàn thành và vì thế khi kết thúc bàn chân trái sẽ ở vị trí
ngang và hơi lùi về phía sau. Kỹ thuật của step 6 cũng tương tự như vậy, bàn chân phải được đưa lên phía trước
(gần chân trái) rồi đưa sang ngang. Như vậy, kỹ thuật này của Chuyển-Động-Cơ-Bản cùng với việc quay trái giúp
chúng ta nhảy “từ bàn chân đến bàn chân” (11). Kỹ thuật này trước đây cũng đã được nói dến như sau : “hãy giữ
các bàn chân ở phía dưới thân” (12). Một số người học có khuynh hướng chỉ học (máy móc) theo sách vở và, thế là
, họ bước sang ngang (13)

16
3. Đối với Chuyển-Động-Cơ-Bản Mở (Open Basic) (14) : Trong thế đứng mà thân hai người đứng xa nhau mà
thực hiện Chuyển-Động-Cơ-Bản-Mở thì việc quay sẽ rất khó khăn. Vì thế để có thể thực hiện Chuyển-Động-Cơ-
Bản-Mở mà vận dụng thủ pháp “ từ bàn chân đến bàn chân” ta chỉ việc không quay chút nào. (NAM) step 3 chân
trái lùi về phía sau còn ở step 6 chân phải tiến lên phía trước (NỮ ngược lại ). Chuyển-Động-Cơ-Bản-Mở được dùng
để bắc cầu nối vào Rumba Walks tiến hoặc lùi (15).
4. Chuyển -Động- Cơ-Bản tại chỗ (Basic in Place) (16): Thật là tuyệt vời khi xem Gaynor thực hiện chuyển
động này trong bài giảng ở BDF (17). Đó là cách thức rất tốt để luyện tập Hip Motion.
5. Đối với Chuyển-Động-Cơ-Bản-Biến-thể (Alternate Basic) (18): Không có gì khó khăn. Step 1 (đếm 2) chỉ
việc đóng chân trái vào chân phải có chuyển trọng lượng hoặc không chuyển trọng lượng; Step 2 (đếm3) chân phải
giữ tại chỗ; Step 3 (đếm 41). Có thể thực hiện chuyển động cơ bản này bắt đầu bằng chân phải. Nữ không phải lo,
chỉ cần để Nam điều khiển.
Tôi nghĩ bài viết này có thể đưa đến một cuộc tranh luận lý thú, Các bạn có thể suy nghĩ khác. Câu hỏi và bình luận
xin gửi cho Dancemax@aol.com , xin cảm ơn.
Các chú thích và bình luận của người dịch :
(1) Nội dung của bài viết này Max chỉ bàn về Rumba Basic - Max viết tắt - viết đầy đủ là Rumba Basic
Movement Chủ đề của bài viết này không phải là Các Vấn Đề Cơ Bản của Rumba .
(2) Câu này Max muốn nói lên ý nghĩ của người đọc khi đọc tựa đề của bài viết.
(3) Phối Chuyển – Transfer Weight là một thuật ngữ nói về một kỹ thuật chuyển trọng lượng để phân biệt với một
thuật ngữ khác là Trả-Trọng-Lượng --Replace Weight cũng nói về một kỹ thuật chuyển trọng lượng. “Phối Chuyển”
là khi trong một step mà áp lực của bàn chân lên sàn vẫn được duy trì ở cuối step trước. Phối Chuyển được dùng
trong step 2 và 5 của Chuyển-Động-Cơ-Bản-Đóng của Rumba “Trả Trọng Lượng” là khi trong một step áp lực của
bàn chân lên mặt sàn được giải phóng ở cuối step trước.
(4) Nghĩa là : NỮ :
Step 1 : Chân phải lùi.
Step 2 : Phối Chuyển trọng lượng lên chân trái.
Step 3 : Chân phải sang ngang.
Step 4 : Chân trái tiến lên.
Step 5 : Phối Chuyển (3) trọng lượng về chân phải.
Step 6 : Chân trái sang ngang và hơi lùi về phía sau.
(5) nghĩa là : “ở step 3 chân lại phải sang ngang và hơi lùi về phía sau trong khi ở step 6 chân lại chỉ là sang ngang
thôi”
(6) Ý của MAX là muốn nói đến hai nhịp của Chuyển-Động-Cơ-Bản của Rumba. Chuyển Động Tiến tương ứng với
các step 1 2 3, Chuyển Động Lùi tương ứng với các step 4 5 6.
(7) Nói đầy đủ là : Tôi không hiểu điều đó có được vận dụng không trong khi thực hiện Chuyển -Động-Cơ-Bản –
Đóng (Closed Basic Movement) của Rumba.
(8) “Vấn đề” ở đây được hiểu là : Vấn đề tại sao ở step 3 thì chân trái sang ngang và hơi lùi về phía sau và ở step 6
thì chân phải lại chỉ sang ngang mà không hơi tiến về phía trước.
(9) Xem trang 15 sách Techinique ò Latin Dancing của Walter Laird IDTA xuất bản năm 1972.
(10) Trong khiêu vũ, người ta coi tư thế đứng xoạc ngang hai chân (dạng háng) là một tư thế xấu (Bad Position)
đặc biệt là với nữ vì thế người ta khuyên khi nhảy nên cố gắng giảm bớt hoặc che dấu khoảng trống giữa hai đùi
(bằng cách xoay người để hai chân ở tư thế trước và sau)
(11) “từ bàn chân đến bàn chân” ( from Foot to Foot) là một thủ pháp của kỹ thuật khiêu vũ trong đó khi di chuyển
một bàn chân từ một vị trí này đến một vị trí khác thì bàn chân di chuyển phải tiến đến gần bàn chân kia trước khi
đến vị trí mới, nói khác đi bàn chân di chuyển luôn đựoc thu về phía dưới thân trước khi được đưa đến vị trí mới.
Thủ pháp này giúp ta kiểm soát tốt hơn trạng thái cân bằng (balance).
(12) Xem chú thích (11).
(13) tức là đưa thẳng bàn chân từ vị trí cũ ngang sang vị trí mới mà không kéo về gần chân kia trước khi đưa sang
ngang.
(14) Chuyển -Động-Cơ-Bản-Mở - Max viết tắt là Open Basic - viết đầy đủ là Open Basic Movement.

17
(15) Thí dụ khi NAM đang đứng ỏ tư thế trụ trên chân phải và hai bàn chân đang ở thế ngang và muốn nối vào
Progressive Walks Backward thì phải “đi” nhịp 1 của Open Basic Movement rồi mới nối vào Progressive Walks
Backward.
(16) Là một trong những Chuyển-Động- Cơ-Bản của Rumba trong đó trọng lượng được chuyển từ chân nọ sang
chân kia theo timing của rumba và hai bàn chân không di chuyển mà giữ nguyên tại chỗ.
(17) Tôi chưa tra cứu được BDF là gì có lẽ là một cuộc hội thảo hoặc tập huấn gì đó về khiêu vũ.
(18) Viết đầy đủ là “Alternative Basic Movement” cũng là một trong những Chuyển-Động- Cơ-Bản của Rumba. Kỹ
thuật của nó được Max mô tả rõ trong bài

18
Bước Tango

Đây là những câu hỏi trong kỳ thi Tango thuộc trình độ Đồng của ISTD. Nó bao gồm
những kiến thức lý thuyết cho những người muốn có chứng chỉ của ISTD (và đối với
IDTA hoặc tổ chức đào tạo của IDSF chắc cũng không có nhiều khác biệt). Phần lý
thuyết này được thể hiện dưới dạng câu hỏi và trả lời.

RF Right Foot (chân phải)


LF Left Foot (chân trái)
LOD Line of Dance (Đường nhảy)
PP Promenade Position (Thế Dạo)
CBMP Contrary Body movement Position (Thế CBMP)
CBM Contrary Body movement (Chuyển động CBM)
B Ball of Foot (nửa bàn trên)
H Heel (Gót chân)
T Toe (mũi chân)
IE Inside Egde (cạnh trong)
NFR No Foot Rise (Không nhấc chân)
DW Diagonally to wall (Hướng chéo tường)
DC Diagonally to center (hướng chéo tâm)

Một số khái niệm và định nghĩa chung cho các vũ điệu Standard.
CBMP (Contrary Body Movement Position)
CBMP là thế của bàn chân được đặt trên hoặc hơi cắt mặt chân trụ, dù là tiến hay lùi
trong khi vẫn giữ nguyên tư thế thân người.
PP (Promenade Position)
Thế Dạo PP là thế của đôi nhảy khi cạnh phải của nam sát với cạnh trái của nữ, hai cạnh còn lại được mở ra thành
hình chữ V.
OP (Outside Partner)
Là một bước đi ra ngoài bạn nhảy, ở phía cạnh phải.
SIDE LEADING
DẪN CẠNH : Bước dẫn cạnh là một bước khi chân nào chuyển động tiến hoặc lùi vai đó cùng đi theo.
ALIGNMENT (Hướng di chuyển)
Đây là hướng di chuyển của bàn chân trong sự tương quan với sàn nhảy.
Khi nói Mặt hướng hoặc Lưng hướng là nói hướng bàn chân khi mặt và chân cùng hướng, từ "Điểm chân" được sử
dụng khi thân người và bàn chân có hướng khác nhau.
NO FOOT RISE
KHÔNG NHẤC GÓT : Khi thực hiện một bước lùi trong ở hầu hết các bước quay, gót của chân không trụ luôn giữ
tiếp xúc với mặt sàn cho tới khi trọng lượng thân người được chuyển hế sang bước kế tiếp. Sự nâng thân chỉ có
trong thân và cẳng chân (chứ không nhấc gót).
FOOTWORK
TIẾP SÀN : Đây là khái niệm về phần nào của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn, nhưng nên lưu ý là trong các vũ điệu
Waltz, Foxtrot, Quick step chỉ sử dụng các từ "Mũi" và "Gót". Từ "Mũi" ở đây phải được hiểu là bao gồm cả " bàn
trên" của bàn chân. Một bước tiến nào đó được ghi "Gót" cũng cần phải được hiểu là bao gồm cả bàn chân sau đó
tiếp xúc với sàn. Không cần thiết phải nói rằng "Gót" rồi tới "cả bàn chân". Có một quy luật rất quan trọng mà
chúng ta phải ghi nhớ là khi đóng ngang chân chân nọ vào chân kia, chúng ta phải duy trì sự tiếp xúc của MŨI
CHÂN với sàn.
CBM (CONTRARY BODY MOVEMENT)
CBM là một chuyển động của cơ thể. Khi cạnh đối diện của thân người cùng chuyển động với chân tiến hoặc lùi,
được sử dụng cho việc chuẩn bị quay nói chung.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI TẬP TANGO
THẾ ĐỨNG VÀ CÁCH CẦM TAY TRONG TANGO
Nam đứng thẳng mặt hướng tường hai chân song song, sau đó xoay cả hai bàn chân theo chiều trái một góc 1/8,
cùng lúc chân phải trượt ra sau 5 - 8 cm (2 - 3 inchs)
Cách cầm tay vào đôi trong Tango tương tự như các vũ điệu khác, khác một chút là khung dẫn trong Tango cần
chắc chắn hơn.
1. Nam chủ động cho nữ đứng lệch về bên phải nhiều hơn so với các vũ điệu khác, nhưng không lệch quá nhiều
(Thường là hai đường chỉ quần của nam và nữ đối diện nhau)
19
2. Tay phải của nam ôm lưng nữ sâu hơn, các ngón tay nam có thể ôm vượt qua sống lưng nữ với cẳng tay hơi
chúc xuống dưới.
Tay trái của nữ đặt lên trên cánh tay phải nam, bàn tay ôm lấy phần dưới bả vai nam (tạo sự liên kết chắc chắn).
Tay phải nữ đặt vào lòng tay trái nam( Hai bàn tay cùng nắm lại với một áp lực vừa phải).
BƯỚC DẠO TANGO
Bước Dạo Tango khác biệt so với bước Dạo của các vũ điệu khác ở những điểm sau đây :
1. Không có yếu tổ nâng hạ thân người
2. Đầu gôi hơi gập lại nhưng vẫn giữ một áp lực cơ bắp nhất định.
3. Do tư thế khác biệt của Tango, bước dạo tiến CT luôn được đặt trong thế CBMP và bước dạo tiến CP luôn được sử
dụng dẫn cạnh. Tương tự, bước lùi CP luôn là CBMP và bước lùi CT luôn là dẫn cạnh. Đây cũng là nguyên nhân tại
sao khi chúng ta thực hiện liên tiếp các bước dạo, chúng ta luôn có xu thế lượn theo chiều trái.
4. Cá bước chân thường được nhấc lên rồi đặt xuống - khác với các vũ điệu khác khi các bước chân bao giờ cũng
lướt trên mặt sàn.
5. Mỗi bước chân chuyển động cần rõ và sắc nét, có thể hơi đột ngột (staccato action) và khi thực hiện các bước
tiến, chân ở phía sau được giữ trễ tới mức âm nhạc cho phép. Các bước lùi cũng được thực hiện trong một suy luận
tương tự.
6. Khi tiến CT trong thế CBMP, bắt đầu cho sự lượn trái, điều rất quan trọng là gót CT luôn đặt trên, chứ không cắt
mặt, đường trục của CP. Khi CP lùi trong thế CBMP, tương tự như trên, mũi CP luôn đặt trên, chứ không cắt mặt,
đường trục của CT.
7. Bất cứ bước lùi nào của nam được thực hiện với dẫn cạnh, gót CP đèu được nhấc khỏi mặt sàn trước khi lùi vào
bước kế tiếp. Trong các bước lùi khác, mũi chân thường được nhấc khỏi mặt sàn. Khi nữ thực hiện các bước lùi với
một chhan nào đó thì chân ở phía trước luôn nhấc mũi khỏi mặt sàn.
Ghi chú :Phần này được dịch từ "The Ballroom Technique". ISTD.
London 1994.
Nguyên bản xem ở đây (Bản tiếng Anh và tiếng Việt)
Tango - Câu hỏi và trả lời
Q.46 Có sự khác nhau nào trong bước 3 của nữ trong hai vũ hình nói trên không ?
- Bước 3 của nữ tại vũ hình Quay Dạo Phải là một bước hơi dài hơn.

Q.47 Tại sao bước thứ 2 của bữ trong vũ hình Quay Dạo Phải không "cắt" nam ?

- Bởi vì bước thứ 2 này được thực hiện theo hướng chéo tường (DW) chứ không phải theo hướng Đường Nhảy
(LOD) như các vũ hình Dạo khác. (Chuyển động quay được thực hiện sớm hơn).

Q.48 Hãy nêu ba hướng có thể di chuyển của vũ hình Dạo Đóng sau khi thực hiện vũ hình Quay Dạo Phải
?

- 1. Khi thực hiện vũ hình Quay Dạo Phải ở góc phòng nhảy, hướng di chuyển trong vũ hình Dạo sẽ theo Đường
Nhảy Mới.

- 2. Nếu thực hiện vũ hình trên khi đang di chuyển theo cạnh của phòng nhảy thì hướng di chuyển của vũ hình Dạo
Đóng sẽ là tâm sàn (khái niệm tâm sàn được hiểu là đường thẳng chia đôi sàn nhảy. ND)

- 3. Có thể dùng thân dẫn nữ quay nhiều hơn một chút để vào Thế PP trong bước cuối cùng. Khi khiêu vũ dọc theo
cạnh sàn nhảy Bước Dạo sẽ di chuyển theo hướng Chéo Tâm (DC) ; nếu đang ở góc phòng hướng di chuyển sẽ
theo Đường Nhảy Mới (new LOD).

(Trình độ Bạc và Vàng) Vũ hình Quay Dạo Phải có thể bắt đầu khi mặt hướng Tường (Wall), tiếp theo, có thể là vũ
hình Dạo Fallaway. Những vũ hình tiếp theo của vũ hình Dạo sau đó có thể di chuyển theo Chéo Tâm (DC) hoặc
Chéo Tường thuộc Đường Nhảy Mới (DW of new LOD).

Q.49 Hãy xác định hướng di chuyển thân và bước chân trong vũ hình Quay Dạo Phải với vũ hình tiếp
theo là Dạo Đóng theo hướng Chéo Tâm (DC) ?

- (Vừa thực hiện chuyển động vừa xác định hướng)

1 Thân di chuyển theo Đường Nhảy (LOD), điểm chân theo Chéo Tường (DW)

2 Hướng Chéo Tường (DW) ;

3 Lưng theo Đường Nhảy (LOD) ;

4 Theo Chéo Tâm (DC), kết mặt hướng Chéo Tâm ;

20
5 Thân di chuyển theo DC điểm chân theo Đường Nhảy (LOD) ;

6 Thân di chuyển theo DC điểm chân theo Đường Nhảy (LOD) ;

7 Điểm chân theo Đường Nhảy (LOD) ;

8 Mặt hướng Đường nhảy (LOD).

(Vũ hình Quay Dạo Phải gồm 4 bước chân từ 1- 4, được đếm là SQQS. Vũ hình Dạo Đóng cũng gồm 4 bước chân từ
5 -8, được đếm là SQQS. ND)

Q.50 Có thể nối sau vũ hình Quay Dạo Phải bằng một vũ hình khác, không thuộc dạng các vũ hình Dạo
không ?

- Có và đó là vũ hình Rock Quay. Trong bước cuối cùng của vũ hình này ta đưa CP sang ngang không trọng tâm
trong Thế Dạo (PP) để thay thế bước cuối cùng của Vũ hình Quay Dạo Phải bằng bước đầu tiên của vũ hình Rock
Quay.

Q.51 Vậy trong trường hợp vừa nói trên, sự thay đổi này có ảnh hưởng đến bước 1 của vũ hình Rock
Turn không ?
- Có. Bước 1 trong vũ hình Rock Quay đối với nam sẽ là một bước CBMP, còn đối với nữ là một bước sang ngang và
hơi ra sau.
Q.36 Tại sao cách tiếp sàn của nam trong bước 3 của vũ hình Quay Rock "cạnh trong của nửa bàn trên,
heel" lại thường được thay bằng một bước tiếp gót khi chuyển trọng tâm thân người ra trước ?
- Bởi vì khi quay cạnh trong của bàn chân tiếp sàn trước khi hạ gót hoặc chúng ta cũng có thể tiếp gót trước. (Cả
hai trường hợp đều đúng).
Q.37 Nữ bước đi đâu trong tương quan với chân nam trong vũ hình Quay Rock ?
- Nữ thực hiện bước 2 vào giữa hai chân của nam, gần CT nam.
Q.38 Vũ hình Twis Phải có luôn luôn kết trong Thế Dạo không ?
- Không. Nam có thể thực hiện thêm chuyển động quay phải 1/4 để về thế đóng và kết nhìn vào nữ.
Q.39 Có thể đi tiếp vào vũ hình nào nếu sau Twist Phải, nam và nữ kết trong thế Đóng nói trên ?
- Có thể đi tiếp vào Lùi Corte hoặc Rock Lùi CT.
Q.40 Vậy bước đầu tiên của hai vũ hình nói trên sẽ theo hướng nào ?
- Lùi theo Đường Nhảy (LOD).
- Down the LOD.
Q.41 Hãy nêu những lượng quay khác nhau có thể thực hiện với vũ hình Twist Phải ?
1. Quay trọn một vòng để đi tiếp vào các vũ hình Thế Dạo bằng việc di chuyển theo Đường Nhảy (LOD). (Cá vũ
hình Thế Dạo là các vũ hình được bắt đầu trong Thế Dạo - ND).
2. Quay 3/4 vòng tại góc của phòng nhảy để đi tiếp vào các vũ hình Thế Dạo chuyển động dọc theo Đường Nhảy
Mới (new LOD). (Khi đang khiêu vũ dọc theo cạnh phòng nhảy thì có thể đi tiếp vào các vũ hình Thế Dạo với chiều
chuyển động đi về phía tâm sàn).
3. Quay 7/8 vòng, kết mặt nhìn theo Đường Nhảy (LOD), đi tiếp các vũ hình Thế Dạo, chiều di chuyển theo hướng
Chéo Tâm (DC).
4. Quay 1. 1/4 vòng (nam), 1 vòng (nữ) rồi đi tiếp vào Lùi Corte hoặc Rock Lùi CT.
5. Quay 1 vòng (nam), 3/4 vòng (nữ) khi ở góc phòng nhảy rôi đi tiếp vào Lùi Corte hoặc Rock Lùi CT, với bước đầu
tiên của các vũ hình tiếp theo được thực hiện dọc theo Đường Nhảy Mới (new LOD).
Q.42 Khi thực hiện quay trọn vòng, nam sẽ có lượng quay bao nhiêu trong hai bước 5 và 6 (khi thực hiện
chuyển động twist) ?
- Trong chuyển động này nam thực hiện lượng quay là 5/8. (từ mặt hướng Ngược Đường Nhảy và kết khi mặ hướng
Chéo Tường - DW. ND)
Q.43 Xác định hướng di chuyển theo chân nữ khi thực hiện vũ hình Twist Phải ở góc phòng nhảy rồi nối
vào vũ hình Rock Lùi CT và Kết Đóng ?
- (Vừa thực hiện kết nối các vũ hình vừa xác định hướng di chuyển)
1 Di chuyển dọc theo Đường Nhảy(LOD) điểm chân theo Chéo Tâm ;
2 Điểm chân theo ĐN ;
3 Theo ĐN ;
4 Theo ĐN điểm chân theo Chéo Tường (DW) ;
5 Hướng Tường (W) ;
6 Mặt hướng Chéo Tâm thuộc ĐN Mới ( 1- 6 là 6 bước chân thuộc vũ hình Twist Phải, được đếm SQQSQQ. ND)
7 Theo ĐN Mới ;
8 Theo Ngược ĐN ;
9 Theo ĐN (7, 8, 9 là ba bước của vũ hình Rock Lùi CT, được đếm QQS. ND) ;
10 Theo Chéo Tâm

21
11 Lưng hướng Chéo Tường (DW);
12 Lưng hướng Chéo Tường (DW). (10, 11, 12 là ba bước thuộc vũ hình Kết Đóng, được đếm QQS. ND).
Q.44 Có điểm nào đáng chú ý trong cách tiếp sàn của bước thứ 5 của nữ trong vũ hình Twist Phải ?
- Thường một bước tiến trong Tango tiếp sàn là "gót", riêng bước thứ 5 của nữ lại có cách tiếp sàn "gót, nửa bàn
trên" vì nữ sẽ thực hiện chuyển động quay trên nửa bàn chân trên này.
- Hãy so sánh bước thứ 3 của nam trong (a) vũ hình Twist Phải và trong (b) vũ hình Quay Dạo Phải ?
(a) Thế CT là bước sang nmgang (b) CT sang ngang và hơi ra sau (a) Hướng là Lưng Chéo Tâm (DC) (b) Lưng
hướng ĐN (LOD)
(a) Cách tiếp sàn "nửa bàn trên, gót" (b) Tiếp sàn là "nửa bàn trên, gót, nửa bàn trên"
Q.31 Bạn biết bao nhiêu bước Rock ?
- Có ba. Bước Rock Lùi CT, bước Rock Lùi CP và bước Rock 2-4 trong vũ hình bước Quay Rock.
Q.32 Sự khác nhau cơ bản giữa hai bước Rock của CP và CT là gì ?
- Bước Rock Lùi CP được thực hiện với CBMP còn Bước Rock Lùi CT được thực hiện với dẫn cạnh trái.
Q.33 Có thể thực hiện một bước Rock Lùi CT với CBMP không ?
- Có, khi bước tiếp theo là vũ hình Dạo Mở hoặc bất kỳ bước Kết Mở nào.
Q.34 Có những sự khác biệt nào khi thực hiện vũ hình Rock Lùi CT sau các vũ hình Dạo Mở và Kết Mở ?
- Mỗi bước phải được thực hiện với CBMP và cách tiếp sàn của cả nam và nữ phải là "nửa bàn trên, gót" thực chất
là "cạnh trong của nửa bàn trên, gót". Một sự quay nhẹ theo chiều phải nên được thực hiện cùng với CBM trong
mỗi bước. Bước lùi tiếp theo để vào vũ hình Kết Đóng KHÔNG thực hiện với CBMP. Hướng di chuyển cũng có thể
khác nhau.
Q.35 Hãy mô tả những khác biệt khi thực hiện vũ hình Back Corte sau các vũ hình Dạo Mở và Kết Mở ?
- Bước 1 sẽ là bước với CBMP với nữ đi bước ngoài và bước 2 KKÔNG có CBMP. Cách tiếp sàn là "nửa bàn trên, gót"
đối với nam bước 1 thực chất là "cạnh trong của nửa bàn trên, gót". Phải thực hiện một CBM nhẹ nhàng trong bước
1 và quay nhẹ qua phải cùng trong bước này. Trong mỗi bước 1 và 2 cần di chuyển theo hướng tâm sàn và vũ hình
Lùi Corte nên được kết theo mặt hướng chéo tường (DW) hoặc mặt hướng Đường nhảy (LOD). Nếu không quay
theo chiều phải thì trong các bước 1 và 2 phải di chuyển theo hướng Chéo Tâm Ngược (DC against LOD) và vũ hình
Lùi Corte có thể kết với hướng mặt Chéo Tường (DW), Đường Nhảy (LOD), Chéo Tâm (DC), hoặc Chéo Tường thuộc
Đường Nhảy Mới nếu ở góc phòng nhảy (DW of new LOD if at a corner).
(Ở mỗi cạnh của phòng nhảy đều có một Đường Nhảy (LOD), khi ta đi hết một cạnh nào đó ta sẽ đi tới góc phòng
nhảy, tại đây chúng ta sẽ chuyển sang Đường Nhảy thứ hai thuộc cạnh thứ hai của phòng nhảy và Đường Nhảy này
gọi là Đường Nhảy Mới (new LOD - ND).

22
Bước nhảy Separation trong Paso
Doble

Thỉnh thoảng ngay cả những vấn đề rất cơ bản vẫn có thể có những trở ngại nho nhỏ. Tôi đang dạy một lớp cơ bản
điệu Paso Doble và chúng tôi đang ở bước nhảy "Separation -Separation", có một câu hỏi phát sinh liên quan đến
bước chân thứ 3 của Nữ.
Tôi muốn viết bài này ngắn nên khó mà mô tả chi tiết toàn bộ bước nhảy. Nếu bạn không biết điều gì đó, bạn có
thể hỏi thầy giáo của mình hay xem trên băng v.v và rồi trả lời câu hỏi của tôi. Ngắn gọn, như sau, ở bước 1, cả
hai thực hiện bước Gọi bò (Appel). Nữ dậm chân trái, Nam dậm chân phải. Nữ lùi tiếp ở bước 2 trên chân phải và
lùi tiếp thêm bước nữa ở bước 3. Rồi bước 4 , Nữ đóng chân phải vào chân trái và tiến ba : 5-chân trái, 6- chân
phải, 7- chân trái , kết thúc bước 8 bằng đóng chân phải vào chân trái. Nam tiến chân trái ở bước 2 , sau khi dậm (
Gọi bò-Pre) ở bước 1 ( chân phải).

Rồi thì Nam đóng chân phải vào chân trái ở bước 3 , lúc này cặp nhảy đã ở vị trí Separation, sau đó các bước tiếp
theo 4,5,6,7,8 dậm chân tại chỗ , hay nói một cách khác là thực hiện bước nhảy Dậm chân tại chỗ. Có người đã hỏi
khi Nữ lùi ở bước 3 ( chân trái lùi) , phân bàn chân nào của nữ sẽ tiếp xúc sàn, gót hay sau mũi (ball)? Nói một
cách khác chân trái của Nữ sẽ tiếp xúc sàn. Tôi đã thử thực hiện và hơi bối rối vì cả hai cách đều ổn cả. Nhưng tôi
cảm thấy dường như Gót tiếp xúc thì có vẻ ổn hơn vì bước sẽ đủ độ dài và Nữ hơi hạ thân xuống một chút cuối sự
phân lý để ròi bắt đầu tiến gần lại với Nam. Kết thúc lớp học tối đã nói với người đã hỏi rằng tôi đã nếu nó trong
bài này hy vọng sẽ nhận được vài nhận xét

23
Bước nhảy Three Chachacha
1) Three Chachachas là một bước nhảy của điệu nhảy Cha Cha Cha (thuộc cấp độ bronze trong
syllabus của ISTD). Nó là một nhóm gồm 3 bước đuổi (chasse) tiến hoặc lùi, ứng vào các phách
nhạc 4&12&3 4&1. Nam : LRL RLR LRL. Nữ : RLR LRL RLR.
2) Kỹ thuật các bước đuổi như sau: bước đuổi tiến LRL: chân trái tiến lên trước chân·(các bước
đều ngắn) phải (CBMP – fourth position), chân phải kéo lên khoá vào sau chân trái bước đuổỉ tiến·(fifth position),
chân trái bật ngang sang trái hơi tiến. RLR: chân phải tiến lên trước chân trái (CBMP – Fourth position), chân trái
kéo lên khoá vào sau chân trái (fifth position), chân phải bật ngang bước đuổỉ lùi LRL: chân trái lùi sau chân phải
(CBMP·sang phải hơi tiến. – fourth position), chân phải kéo về khoá trước chân phải (fìfth bước đuổỉ lùi
RLR:·position), chân trái bật ngang sang trái hơi lùi. chân phải lùi về sau chân trái (CBMP – Fourth position), chân
trái kéo về khoá trước chân trái (fifth position), chân phải bật ngang sang phải hơi lùi.

3) Three Chachachas có thể thực hiện ở thế đứng nam nữ đối diện đóng (close position) Nếu là bước tiến (nam
tiến, nữ lùi) : sau bước 7 của bước cơ bản, nam đuổi tiến LRL RLR LRL, nừ đuổi lùi RLR LRL RLR. Có thể không quay
hoặc quay trái dần dần cho đủ góc 3/8 trong 3 bước đuổi. Tiêp theo là bước nhảy cơ bản. Nếu là bước lùi (nam lùi,
nữ tiến) : sau bước 2 của bước cơ bản, nam đuổi lùi LRL RLR LRL, nữ đuổỉ tiến RLR LRL RLR. Có thể không quay
hoặc quay trái hoặc phải theo vòng cung dấn cho đủ góc 3/8 trong 3 bước đuổi. Tiếp theo là các bước 6-10 của
bước cơ bản nếu không quay hoặc là các bước 6-10 của bước Fan nếu quay theo đường vòng cung trái. Trong bước
tiến hoặc lùi không quay có thể câm hai tay ở thế đứng đối diện đóng hoặc cầm một tay ở thế đứng đối diện mở
(cầm tay cùng bên hoặc chéo tay).

4) Three Chachachas cũng có thể thực hiện ở thế đứng sườn sườn trái (left side by side position, nữ đứng bên trái
nam). Cách vào như sau: Sau bước 7 của Alemana, nam đuổi tiến RLR (quay trái 1/8) LRL (quay phải 1/8) RLR
(quay trái 1/8); nữ đuổi tiến LRL (quay phải 1/8) RLR (quay trái 1/8) LRL (quay phải 1/8). Tiếp theo là spot turn
(nam quay phải, nữ quay trái).

5) Fan - three chachachas - tiếp theo là một trong·Một số bài tập nối bước: các bước sau : cơ bản/ fan/ hand to
hand/new york/cross basic/advanced hip Advanced hip twist - three chachachas - tiếp theo là một trong·twist. các
bước sau : cơ bản/ fan/ hand to hand/new york/cross basic/advanced hip các bước 1 – 7 của bước cơ bản – three
chachachas - tiếp theo là·twist. một trong các bước sau : cơ bản/ fan/ hand to hand/new york/cross Hand to Hand
– three chachachas - tiếp theo là·basic/advanced hip twist. một trong các bước sau : cơ bản/ fan/ hand to
hand/new york/cross các bước 1-7 của Cross basic – three·basic/advanced hip twist. chachachas – tiếp theo là một
trong các bước sau : cơ bản/ fan/ hand to hand/new york/cross basic/advanced hip twist

6)Bước này có thể thực hiện ở tư thế đóng (CLosed Position) hoắc tư thế mở ( Open Position), có thể tay trái nam
cầm tay phải nữ, cầm hai tay hạ thấp hay không cầm tay . Nếu quan sát bước nhảy cha cha thông thường có thể
chia làm 2 nhóm : - một bước rock (đổi trọng tâm tại chỗ) tiến hay lùi (2 bước) - Và một nhóm chasse (3 bước, có
thể ngang hay lock) Bước ba bước chachacha ( three chachachas ) là bước hiểu nôm na là thay thế nhóm bước
Rock chỉ có hai bước bằng một nhóm bước chachacha có ba bước và như vây ta thực hiện liên tục ba lần chachacha
.Đáng ra ta nhảy Chachacha -Rock- Chachacha (8 bước) thành ra Chachacha-Chachacha -Chachacha (9 bước) . Do
thực hiện ba lần nên thứ tự chân bạn sẽ không giống như các bước chasse bình thường .Nhưng nó rất tốt giúp
chúng ta tập có thể bắt đầu bước chasse bằng bất cứ chân nào theo các hướng khác nhau.Bước này có thể là ba
bước khoá tiến hay khoá lùi nhưng cũng có thể chen một bước khóa vào giữa hai hai bước chasse ngang ( chasse
to side, bạn có thể xem trong băng của Spenecer phần cha cha cha) . Bước này ít thấy ở trên sàn nó cũng có lý do
của nó vì hơi tốn chỗ chuyển động quá dài.

7)Có tới bốn kiểu Three Chachacha, bắt đầu bằng 2 bước Rock:

1. Bước Forward Three Chachacha (4&1 2 3 4&1) Kết thúc bằng TurkishTowel, Sweet Heart hoặc Follow My Leader

2. Bước Backward Three Chachacha(4&1 2 3 4&1) Kết thúc bằng Fan hoặc Alemana

3. Bước Forward ThreeChachacha in Right Side Position (4&1 2 3 4&1) Bắt đầu bằng 1 nhịp tay trong tay Hand to
Hand vào tư thế nữ bên cạnh phải nam, sau đo đi Three Chacha sang trái (như trong băng của Peggy Spencer
hướng dẫn). Kết thúc bằng NewYork hoặc Spot Turn, hoặc Switch Turn to Left.

4. Bước Forward ThreeChachacha in Left Side Position (4&1 2 3 4&1) Bắt đầu bằng 1 nhịp tay trong tay Hand to
Hand vào tư thế nữ bên cạnh trái nam, sau đo đi ThreeChacha sang phải. Kết thúc bằng NewYork hoặc Spot Turn,
hoặc Switch Turn to Right.
24
Bước tiến trong Rumba và Cha Cha Cha
Bước tiến

Trong Rumba và Cha Cha Cha khi thực hiện một bước tiến để sau đó chuyển hướng di chuyển với
một lượng quay nào đó hoặc không quay, chuyển động này phải có sự khác biệt so với một chuyển
động tiến (Forward Walk) thông thường ở chỗ khi kết thúc một bước tiến thông thường trọng lượng
thân người được chuyển hết lên bước tiến đó.
Một bước tiến với sự hạn chế việc chuyển trọng lượng như đã nói trên được gọi là bước Check và
bước này khác với bước tiến thông thường ở những điểm sau:
1. Chân bước lên trước phải đặt sao cho có thế ở phía trước thân người.
2. Chỉ một phần trọng lượng cơ thể được đặt lên chân vừa bước lên này.
3. Đầu gối của chân hỗ trợ gập lại và đóng về phía đầu gối chân chuyển động.
4. Mũi chân bước lên thường mở một góc khoảng 1/16 (góc 45độ)
Ngoài những điểm khác nhau như đã trình bày ở trên các chuyển động còn lại của các bước tiến là giống nhau:
nghĩa là việc tiếp sàn là như nhau, đầu gối chân bước phải duỗi thẳng trước khi chuyển thân (một phần trọng lượng
thân người) và sau đó là chuyển động hông.
(Dịch từ "The Laird Technique of Latin Dancing". Walter Laird)

25
Kỹ thuật Bounce trong Samba

Đến giờ thì tất cả chúng ta đều biết cuốn sách "Sửa đổi Kỹ thuật các điệu Latin (Revised Technique
of Latin American Dancing -ISTD)" đã đi vào lịch sử. Thay vào đó chúng ta phải bỏ gấp đôi số tiền
để mua 5 cuốn sách tách rời cho từng điệu Latin. Một cuốn sách tuyệt vời khác là là cuốn Kỹ thuật
Latin của IDTA ( IDTA Latin Technique Book ) với các bổ sung .

Tôi đang nghiên cứu và phân tích tài liệu đó, cố lắng đọng cái gì đó trong óc mình. Nhưng tôi không
thể nói với các bạn ai đúng ai sai, vì rằng có hai khái niệm khác nhau trong đó. Có lẽ tôi tin vào gì
tôi cho là chắc.

Xin hãy nói về Samba Bounce.

Nó là cái gì : ở Brazil nơi khởi nguồn các điệu nhảy trong lễ hội carnival với đặc điểm được tạo ra bởi
nén và thẳng gối. Điều này tạo ra đông tác Bounce ( tạm gọi là sự co dãn) của khu vực khung
xương chậu hay phần dưới của thân mình ( thân mình - torso là phần thân thể không kể đầu và tay
chân-Pre). Đó là "Động tác Bounce" Nó không chỉ giản đơn là " nâng và hạ".

Làm thế nào để tạo ra nó : Nén gối xuống ở 1/2 phách và rồi thẳng gối ở 1/2 phách , có đúng vậy
không ? Chúng ta có thể chia phách thành hai phần và gọi nó là 1 & trong đó 1 là nửa đầu và & là
nửa sau của phách. Nhưng câu hỏi là ở chỗ khi làm ta chùng gối ở "1" và thẳng gối ở "&" hay ngược lại . Với tôi , theo lô dích thì
ta sẽ chùng gối ở 1 và thẳng gối ở "&" .

Trích dẫn từ IDTA so với ISTD : Tôi xin trích dẫn các đoạn nói về động tác này từ tài liệu của IDTA and ISTD.

IDTA ( do Laird chủ biên): " Nếu kết hợp nhịp của động tác Bounce và chuyển động của chân, thì nhịp điệu sẽ là : & 1 & a 2 & 1
& a 2... vân vân. Khi đầu gối thẳng của Động tác Bounce bắt đầu từ "và" sau đếm 1 và kéo dài trong khoảng 1/4 phách, nói một
cách khác chúng ta thẳng gối ở & và nén gối ở 1.

ISTD: ( Sách giáo khoa mới về Samba của ISTD): " Thông thường động tác bounce là đặc trưng của Samba có thể mô tả gắn gọn
như sau : hơi thẳng gối ở 1/2 phách thứ nhất và hơi chùng gối ở 1/2 của phách" Nói một cách khác, chúng ta sẽ thẳng gối ở 1 và
nén gối ở &. ( thật buồn đây là lỗi in, xuất bản - Pre sẽ nói ở sau).

Thật là bối rối : Nếu bạn đọc hai đoạn trên sẽ thấy các thông tin rất gây bối rối cho tôi hay tôi đọc nhầm? Tôi có thể đi dạy được
chăng! Nhưng những Huấn luyện viên họ dường như chẳng thèm tin vào sách vở và phần lớn họ chẳng phiền lòng vì sách vì có lẽ
họ cho rằng họ biết còn nhiều hơn cả thế. Nhiều người nói thẳng thừng " Quẳng những quyển sách ấy đi" . Tôi xin lỗi vì rất khó
khăn với tôi. Nhưng, tôi hy vọng các bạn hiểu điều gì gây bối rối ở đây. Có thể chúng ta có hai kỹ thuật khác nhau hoặc tôi lầm
lẫn và cả hai kỹ thuật là một, xin các bạn chỉ dùm tôi!

Tổng kết : Giờ thì ta đã rõ Bounce trong Samba không chỉ giản đơn là lên xuống. Động tác rõ Bounce này đã tạo ra Samba. Hãy
nhìn nhận đơn giản bounce là sự gây chú ý đến cơ bụng khu vực khung xương chậu bằng cách căng ra ( con ếch mở mồm -Pre)
khi gối thẳng và chùng lại khi gối chùng ( con ếch đóng mồm -Pre) . Xin các bạn thử tự nghiên cứu ý nghĩa căng chùng của cơ
bụng trong bước nhảy Samba cơ bản với đếm "1 a 2".

Sách của Walter Laird's (IDTA) mô tả đông tác này rất chính xác và rõ ràng nhờ đó mà tôi có thể hiểu và " mô hình hoá" nó rất
hữu ích. Ngay cả đối với bước Cơ bản ngược (Reverse Basic) rất thông dụng ở Mỹ, hãy thử cho Chuyển động cơ bản thuận
( Natural Basic Movement) đếm "1 a 2". Bước này thường được mô tả trong sách giáo khoa.

Sự hiêu của tôi như sau ..." Bắt đầu hai chân cùng nhau, đầu gối hơi mềm ( nén), trọng lượng trên chân trái . Tách gót chân trái
khỏi sàn với áp lực vẫn trên sau mũi (ball) chân trái bắt đầu thẳng gối và đếm "&" ( & là nửa sau của đếm 2 thuộc nhịp nhạc
trước). Khi hai gối thẳng chuyển chân phải ra trước và chuyển trọng tâm lên chân phải hạ gót xuống , đóng chân trái vào chân
phải không chuyển trọng tâm . Cả hai gối đều nén , đếm 1 , bắt đầu thẳng hai gối , đếm "&" ( nửa sau của phách 1) Giữ một
phần trọng lượng trên sau mũi của chân trái và đếm "a" ( nửa sau của &). Chúng ta có thể nói rằng "a" này là 1/4 cuối cùng của
phách 1. Cả hai gót đều tách khỏi sàn thời điểm này. Phách 1 kết thúc. Bây giưò chuyển trọng lượng qua chân phải và hạ gót
xuống, hai gối nén, không có trọng lượng trên chân trái gót nâng khỏi sàn, đếm 2 ( phách 2). Bây giờ áp lực trân sau mũi chân
phải, gót chân phải tách khỏi sàn và thẳng hai gối , đếm & (1/2 sau của phách 2) và lặp lại động tác bounce với chân trái lùi" Vậy
thì đông Bounce đếm thế này : "&....1 & a 2 & 1 & a 2 &."... Tôi có khảng trống trước khi bắt đầu phách 1 vì đó là & thuộc phách
thứ 2 của nhịp nhạc trước".

Thôi được, hãy để tôi nghiên cứu thêm và chúng ta sẽ cố tìm xem có cái gì khác nữa không , xin kiên nhẫn đợi. Đến lúc , cảm ơn
và xin chào ....Max

26
Routine cho điệu Van chậm

Hiện nay có nhiều vũ sư Việt Nam đang dựng những bài nhảy , mà thực ra là những tổ hợp liện tục
(Rutine) các bước nhảy. Tuy nhiên nếu khai thác trên mạng chúng ta cũng có thể có những tổ hợp
được các vũ sư Quốc tế. Trong một trang có tên:
http://www.cs.berkeley.edu/~eanders/notes/dancing/index.html, tác giả đã nghi lại những tổ hợp
được học qua rất trong nhiều seminar, mà ông ta tham dự
Để các bạn có điều kiện tham khảo , Pre xin post những tổ hợp cho điệu Slow Waltz., và qua đó
gián tiếp chúng ta biết nội dung các lớp học này

--------------------------

Tổ hợp 1

Waltz Silver/Gold Aug97

1-3 natural•

Open Impetus•

Wing•

Progressive chasse to the right•

Outside change end in promenade•

Chasse to right end in closed•

Natural spin turn•

back lock•

left whisk•

contra check•

exit to promenade•

chasse to closed•

overturned spin turn•

4-6 reverse•

chasse to the right•

outside spin•

turning lock to whisk•

wing•

double reverse spin•

1-3 reverse•

check to weave ending in promenade•

chasse•

natural•

Tổ hợp 2

Waltz - Dance Arts - Jan 1999

27
prep to Right Turn•

Spin Turn•

Back Double Lock (1+2+3)•

Outside Change•

Curved Feather•

Fallaway whisk or same foot lunge into open telemark•

Chasse•

Right turn•

Tổ hợp 3

Waltz - Dance Arts - May 1999

prep step, 1-3 right turn•

checked spin turn, pivot (1•&23&)

double reverse spin (12•&3)

fallaway slip pivot•

1-2 curved three step (hold third step)•

contra check (1), recover (2), point to side(side lunge?)• (3)

rise•&down into same foot lunge (123)

closed telemark•

running right turn (man back side forward turning right,• like running finish in quickstep)

1-3 right turn•

closed impetus to hover•

down into oversway•

recover•

down into throwaway oversway (led w/ left hip, yes the one• not in contact)

man cross behind, woman run around, hover into promenade•

Trong trang còn nhiều tổ hợp khác cho các điệu khác cả Latin lẫn Ballroom. Hỵ vọng giúp chúng ta có thêm những tham khảo khi
nôi các bước nhảy

28
Quay không chóng mặt
Quay phải tại chỗ, tại sao tôi bị ?

QUAY PHẢI TẠI CHỖ là gì?


Quay phải tại chỗ (hay Back Spot Turn) cũng tương tự như chuyển động của "con quay" (con vụ) một đồ
chơi của trẻ con. Khi ta xoáy nó thật mạnh, nó sẽ tiếp tục tự quay sang phải cho đến khi hết đà quay thì
mới đổ. Khi quay về bên phải, ta gọi vũ hình đó là "Quay phải tại chỗ". Theo kiểu cổ điển, vũ hình 9 bước
được bắt đầu bằng cách chân phải bước chéo ra phía sau chân trái , sau đó chân trái bước sang ngang, cứ
như thế cho tới bước thứ chín thì nam sẽ khép chân phải vào cạnh chân trái. Nữ chỉ việc theo nam một cách
tự nhiên.Tất nhiên đó là vũ hình dành cho các vũ công trình độ đồng (vd: D-class).

Tại sao lại bị chóng mặt?

Hãy cho phép tôi nói qua một chút về bản chất của hiện tượng chóng mặt. Chúng ta có phần tai trong hay
còn gọi là Tiền đình ốc tai là cơ quan có trách nhiệm giúp chúng ta giữ cân bằng và định hướng ở trong
không gian. Tại đây có những kênh rãnh, những ô trũng như trong không gian. Đồng thời tại đây cũng có
rất nhiều lông mao có cấu trúc giống như "rong biển" chuyển động theo dòng dịch trong tai trong. Những
lông mao này thường ở trạng thái thẳng đứng và báo cho ta thông tin về trạng thái của cơ thể
ta:nghiêng,thăng bằng,quay v.v...Giống như khi gió làm cho cây nghiêng, khi ta quay tại chỗ với vận tốc
không đổi, các lông mao nhỏ này có khuynh hướng nghiêng về một phía giống như gió làm nghiêng cây. Khi
ta ngừng quay,chất lỏng vẫn còn chuyển động theo quán tính về một hướng, còn các lông maolại cố trở lại
vị trí thẳng đứng ban đầu, tức là chuyển động theo hướng ngược lại. Sự khác biệt này làm bộ não của chúng
ta bị rối và ta bắt đầu thấy chóng mặt.

Tất nhiên, là những vũ công, chúng ta phải tập luyện để chiến thắng hiện tượng chóng mặt tự nhiên này tuy nhiên trong thực tế
cũng có một phương pháp khoa học để loại trừ hiện tượng đó. Nhiều người trong các bạn đã biết phương pháp này dưới tên gọi là
sự"định tiêu" (spotting). Để không vắn tắt quá bây giờ,chúng ta sẽ thảo luận kỹ thuật "định tiêu"ở kỳ sau.

Xin lỗi, tôi không có ý giảng cho các bạn về cấu tạo cơ thể người, nhưng tôi vốn vẫn hay như vậy…

29
Tay trong các vũ điệu châu Âu
Tay trong các vũ điệu châu Âu

Tay trong các vũ điệu châu Âu ? Hay Bạn nhảy (nữ) của bạn có thuận lợi khi nhảy không?
Ở bài viết này tôi muốn nêu lên những quan sát,cảm giác và suy nghĩ của mình khi tôi đến các buổi tập,xem
các cuộc thi,nghe những bài giảng của các huấn luyện viên và vũ công nổi tiếng.Bài viết này như một tập hợp
nhũng luận điểm,những ví dụ va những câu hỏi cho các nam vũ công của các vũ điệu châu Âu.
Ở đây có rất nhiều ý kiến tranh cãi và đối lập nhau,nhưng tôi cho rằng đây là cơ hội để chúng ta ngẫm nghĩ về
một số khía cạnh then chốt trong việc kiến thiết một cặp nhảy và mối liên hệ tương hỗ trong nó.
Tay không phải là công cụ để điều khiển cặp nhảy,mà chỉ là phương tiện để hỗ trợ và phối hợp hai cơ thể.Công
cụ-đó là cơ thể của chính các bạn.

Phụ thuộc vào sự khéo léo của cơ thể,tay của bạn sẽ theo cơ thể.Nếu các bạn dùng tay để điều khiển nhiều
bao nhiêu,các bạn sẽ mau mệt bấy nhiêu.

Tất cả chúng ta đều quen làm việc bằng tay(viết,cầm,đặt,kéo,đẩy v.v...). Riêng trong các vũ điệu châu Âu,công
việc chủ yếu được thực hiện không phải bằng tay mà bằng cơ thể.

Djon Vud đã nói về tay như sau:"Khi các bạn nhảy,các bạn đừng giữ chặt nữ quá và đừng dùng tay để đưa.Tốt
nhất chỉ ôm chặt cô ấy khi nào các bạn đi xinê thôi,lúc đó cô ta sẽ rất thích."
Thật sai lầm nếu bạn nam nói rằng anh ta thấy khó nhảy với một bạn nữ nào đó!Nam luôn ở vị trí thuận lợi
hơn nữ,vì anh ta là người dẫn,còn cô ta chỉ theo!(đồng ý là có những v/đ tranh luận,nhưng phần nhiều là như
vậy)

Các bạn nam,hãy phân tích các lỗi trong cặp nhảy của bạn,vì thông thường chúng xảy ra do lỗi hoặc do sự thiếu hiểu biết của
bạn!

Luca Baricchi đã nêu một ví dụ rất hay:"Giả sử bạn ngồi vào một chiếc ô tô nào đó,lái đi,trên đường đi xe bị đâm vào một cây
bên đường.Bạn sẽ rút ra điều gì? Liệu bạn có nói là do lỗi của ô tô?Cứ cho là xe có lỗi đi và bạn lên lái chiếc xe khác,lại đâm...Lại
là lỗi của xe? Tôi nghi ngờ điều đó.Theo tôi,tài xế cần phải đi học lại các khóa về lái xe!"

Hãy cố gắng khi tập luyện giảm tối đa sử dụng tay của bạn,chúng gây ra sự mệt mỏi cho bạn và sự bất tiện cho cả hai!Hãy để
chúng được tự do.Hãy nhảy không cần đến chúng,khi đó bạn mới cảm thấy cơ thể bạn thực sự đang nhảy,và chuyển động của
bạn mới trở nên nhẹ nhàng bay bổng hơn.

Chúng ta chuyển động bằng chân và di chuyển tâm thân nhờ chúng,khi đó hai tay nam đỡ nhẹ nữ.Nữ sẽ phản ứng lại bằng cảm
giác theo hướng chuyển động của tâm thân nam và bước theo anh ta.

Hãy đặt tay của các bạn sao cho nữ ở trong tư thế thuận lợi và thoải mái,như vậy cô ta sẽ luôn mong muốn được nhảy với bạn.

Đối với nữ,cảm giác bạn làm đúng tất cả là quan trọng nhất.Nếu cô ấy thấy không thoải mái,đó là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn
cần thay đổi cách đưa của mình.

Hãy hỏi bạn nữ xem cô ta có thấy thoải mái khi nhảy với bạn không?Bạn có hay hỏi nữ câu đó không?

Các bạn nam thân mến,các bạn nhảy với ai?Tự mình à?Nếu vâng, thì đó là điều lạ khi bạn tập khiêu vũ.

Và để kết luận, ở Anh người ta nói thế này:

"Tại cuộc thi Giám khảo chỉ nhìn người nam 1 lần-xem số của anh ta!Còn sau đó ông ta chỉ nhìn xem người nữ nhảy với người
nam đó có thoải mái,thuận tiện không?"

Chúc các bạn thành công!

30
Thể tích và không gian trong khiêu vũ
Thể tích và không gian trong khiêu vũ

Tại sao tôi lại chọn chủ đề này ngày hôm nay? Tôi mới tham dự một buổi học của Pierre Allaire
dạy về kĩ thuật Tango tại trung tâm dạy khiêu vũ. Ông ta đã sử dụng những từ này một cách rất
ấn tượng. Ông nói “Khoảng không gian của cặp nhẩy là khỏang không được tạo ra từ khỷu tay
này đến khỷu tay kia.” Câu này đã tác động rất mạnh, bất chợt làm tôi phải chú ý hơn, và tôi tiến
lại chỗ ông ta đang đứng cùng với Pam ở tư thế nhảy mẫu, đặt hai tay mình vào khỷu tay trái của
ông ta và khỷu tay trái của Pam. Tôi có cảm giác như mình đang cầm một cái rổ rất lớn ở trong
tay. Có lẽ cả hai đều là những người nhỏ con thế nhưng khỏang không và thể tích mà họ tạo ra
lại rất lớn. Điều đó không có nghĩa là có thể bỏ qua sự kết nối vững chắc ở phần “tâm” (center)
của họ. Chính vì lẽ đó tôi muốn bàn về Thể tích và không gian trong bài viết hôm nay.
Trong khiêu vũ điều đó có nghĩa là gì? Đối với một người yêu thích khiêu vũ, sẽ chẳng có gì có
thể bắt mắt hơn là được nhìn một đôi nhảy đẹp biểu diễn điệu Waltz hay Foxtrot hay bất kì một
điệu nhảy nào khác. Đó chính là do phong cách mà đôi nhảy đã thể hiện mình đối với người xem.
Nếu khi nhảy họ chiếm được khoảng không gian và thể tích lớn, đồng thời họ giữ được tốt dáng
người, tư thế và sự cân bằng, vậy là họ đã biết kết hơp đầy đủ tất cả những yếu tố cần thiết của
khiêu vũ và họ nhảy trông sẽ rất đẹp, v.v…
Hãy định nghĩa thế nào là thể tích và không gian? Thực ra nếu như bạn trả lời một cách máy móc
và thiên về kĩ thuật, thể tích = chiều dài nhân chiều rộng nhân với chiều cao. Thể tích được thể
hiện như một hình khối có đơn vị đo là feet-khối hay xăng ti mét khối. Trong khiêu vũ ta sẽ hiểu
một cách đơn giản hơn. Có thể nói là một cặp khi nhảy trông sẽ đẹp hơn nếu như khỏang không
gian họ tạo ra khi họ ở tư thế vào đôi lớn hơn, hay nói khác đi, thể tích do cả hai người cùng tạo
ra đạt được mức lớn nhất mà họ có thể đồng thời vẫn phải giữ đúng được dáng người, tư thế, sự
kết nối, sự cân bằng, v.v…
Làm cho nó dễ hiểu hơn nữa ư? Sự vào đôi và khung (frame) ở phần trên của cơ thể sẽ tạo ra
dáng của cặp nhảy. Cũng dựa trên nguyên tắc này mà đã dẫn tới khái niệm “Universal Right Arm”
của người nam do Stephen va Jennifer Hillier nói đến trong bài viết trước của tôi. Từng này cũng
đã khá nhiều thông tin trong ngày hôm nay rồi. Vị trí của các khỷu tay so với người phải để như thế nào? Tôi vẫn còn chút thắc
mắc bởi những thông tin trái ngược nhau do những huấn luyện viên khác nhau hướng dẫn và tôi sẽ không ngại khi nói đến nó
trong bài viết sau. Hy vọng các bạn sẽ có một kì nghỉ vui vẻ và chúc các bạn một năm mới tốt đẹp.

“Dancing Tid-bits” Số 208, thứ năm, ngày 13 tháng 1

31
Học khiêu vũ từ Web
1- www.dancetv.com Nếu bạn chưa thực sự biết nhảy thì Website này thực sự là một địa chỉ rất hữu ích vì nó cung cấp cho bạn
những hướng dẫn cụ thể với những hình minh hoạ rõ ràng. ( bằng tiếng Anh-đây cũng là cơ hội để bạn trau dồi vốn sinh ngữ của
mình.) Bạn có thể chọn mục : Download Video or Audio Clips để tải về máy tính các đoạn nhạc theo chuẩn MP3 và các đoạn phim
MPEG hướng dẫn nhảy . Bạn cũng có chọn mục Dance tips để tìm hiểu về những thủ thuật nhảy. Nếu muốn học trực tiếp ngay
trên Website, bạn chọn mục Learn Online
2- www.ballroomdancers.com Trang Web này cũng là một nơi cung cấp rất nhiều các điệu nhảy . Ngay tại trang chủ của
Website, tại câu hỏi What do you want today? Bạn chọn mục Learn a new dance step và nhắp chọn GO. Tại trang Web tiếp theo,
trong các thể loại kiểu nhảy, bạn chọn một điệu nào cần học, Website này giới thiệu rất chi tiết từng động tác nhảy của cả người
Nam và Nữ cũng như phân tích thể lọai nhạc cho điệu nhảy và lịch sử, nguồn gốc hình thành những điệu nhảy này. Có những
đọan phim minh họa chi tiết cho các điệu nhảy ( định dạng bằng QuickTime).
3- www.dancestudent.com Bạn có thể vào trang Web này để tải về các đọan Video minh họa các điệu nhảy như ChaChaCha,
Swing, Mambo...
4- http://www.learntodance.com Web site này cung cấp cho bạn những đoạn Video minh hoạ các điệu nhảy cũng như kiến
thức các điệu nhảy . Bạn có thể Download về để tự tập. 5- http://www.learn2dance.com Ngòai những Website nêu trên, bạn cũng
có thể vào trang Web www.spaceillusion.com dđể tải về phần mềm Dance Player (phần mềm này cũng có trong các đĩa CD bán
tại các cửa hàng tin học. Lưu ý: Website này bằng tiếng Hàn Quốc, bạn tìm mục D-Player, bên cạnh sẽ có chữ Download bằng
tiếng Anh)

32
Sơ lượt

Dưới đây là tài liệu tham khảo về những vũ điệu phỗ thông mục đích riêng
chuẩn bị CD Volume 9 'Điệu Vũ Cuồng Say' do Michael Hung biên soạn, hy vọng
CD này sẽ hài lòng quý vị ham thích khiêu vũ và đồng thời là tài liệu.

Khiêu vũ phổ thông trên thế giới hầu như từ châu mỷ latin thí du như
Bolero, Carimbo, Conga, Cueca, Cumbia, Joropo, Lambada, Macarena,
Mambo, Merengue, Rueda, and the Salsa.Ba thể điệu Samba, Rumba,
and Cha Cha, kể cả điệu Paso Doble phát xuất từ Âu Châu.

Từ ngữ lãng mạn từ chữ nguồn gốc Latin lan rộng sang Châu Mỷ. Sau đó
được phối hợp lại thể thức khiêu vũ quốc tế gọi là Latin và American,
hay là 'Latin-America (Margolie, 1975, 1)

Khiêu Vủ thông thường có 2 người, một nam,một nữ. Khi khiêu vũ nam
ôm nữ theo nhiều tư thế khác nhau,biến đổi nhịp nhàng theo tùy theo

33
điệu nhạc. Khi thi ôm trong vòng tay, khi buông người nữ được chủ
động của nam.

Tango
Vào thế kỷ thứ 19, di dân từ âu châu va phi
châu đến Buenos Aires,nhửng người di dân này
buồn chán thay thế vào nổi buồn ở nhừng quán
cafe,quán rượu nơi đây có nhửng cô gái giang
hồ nhảy múa làm vui. Nhiều nền văn hoá hội
nhập tạo thể điệu này

Điệu nhày Tango khời đầu vào thế kỳ vào


khoàng nam 1880 còn đươc gọi là
“contradanza từ Argentina. Vào thập niên này
đàn ông độc thân lui tới vui choi ở những quán
bar, hộp đêm cờ bạc..vui chơi với những cô gái
giang hồ để có bước nhảy mới.

Đàn ông nhày đốI diện với ngườI đàn bà với cánh tay phài ôm sát
lưng,ngực sát vào nhau,chân bước nhịp nhàng diễn đạt tình yêu
cuồng say,lơi lã, khi âu yếm,vuốt ve hay say đắm,khi mãnh liệt….

chân trái lùi về 1 bước,chân phài nhập


1
vào chân phài (đếm 1 nhập)
chân phài bước ngang, chân trái nhập
2
vào (đếm 2 nhập)
chân trái bước lên (đếm 3),chân trái
3
bước lên (đếm 4)
4 chân trái nhập vào chân phải

• Tango_uno
• La Cumparsita
• Blue Tango
• Oleguapa
• amado
• jalousie

Chachacha\Mambo

34
Cha cha cha từ tiếng Tây Ban Nha nghỉa
la 'nursemaid hay còn nghĩa lá ngậm lá
co ca(Smith, 1971, 161),từ chử 'char'
nghĩa là trà 'tea' (Taylor, 1958,
150).Điệu này xuất hiện trên sàn nhảy
American vào năm 1950, thể điệu như
Mambo, nhịp chậm hơn.Điệu này phổ
biến từ vủ sư người Anh tên Pierre
Leville nhập vào Âu Châu, với nhịp điệu
chậm hơn mambo,từ điệu Rumba thêm vài bước

Thể điệu nhảy của latin, biến thể từ điệu Mambo hay
còn goi la Triple Mambo, rất dể nhảy hào hứng vui
nhộn rộng rải biết đến vảo năm 1950. Đây là thể điệu
không thể nào không biết đến

Orestes Lopez sáng tác bài nhạc tên 'Mambo' vào năm
1938. Mambo khai màu thực sự vào năm 1950,thế bước
căn bản khởi nguồn từ 'Cuban rumba' Mambo thay thế
cho Rumba rồi sáng tạo ra Cha Cha Cha

chân trái bước lên ( đếm 1),chân phài dậm tại chồ
(đếm 2)
chân trái lùi về (đếm 3)
chân phải bước lùi (đếm 4
chân trái lùi (đếm 5

Patricia

• Mambo Jambo

Rumba\Bolero

35
Chừ rumba nguồn gốc từ chử "rumboso
orquestra" trong nhạc từ năm 1807, củng từ
chư rumbo nghĩa là con đường từ chữ tây
ban nha, hay là rhum,một loại rượu nổi tiếng
vùng Caribbean.Thể điệu phát nguồn từ
người Phi châu bi làm nô lệ o Cuba, nhảy với
thân hình nhiều hơn chân.

Rumba là thể điệu khiêu vủ căn bản cùa


Latin, phổ biến rât rộng rãi khắp mọi nơi
trên thế giới thích hợp sàn nhảy hẹp. Bước
nhảy gọn gàn chính xát nhịp nhàng.

Bolero,bước nhảy như Rumba với nhịp điệu


chậm, nhẹ nhàng,quyết rủ và tình tự

chân trái bước lùi,chân phài bước về


1 2
nhập chân trái đếm 1 nhập
2 3 chân trái bước lên (đếm 3)
3 4 chân phài bước lên (đếm 4)
chân trái bước lên (đếm 1), chan phài
4 1
nhap vao chân trái
Quizas_quizas
• Sabor_a_miz
• Historia de an amour

• Solamente_nuna_vez

Waltz
Waltz là the điệu nhẹ nhàng lã lướt qua những
bước dài thướt tha nhịp nhàng, xoay ngược lại
liên tục, nâng lên hạ xuống như làn sóng nhẹ.

Lần đầu tiên xuất hiện thể điệu Waltz vào năm
1980, thể điệu này bi phê phán thiếu lịch sự,tầm
thường, không được ưa chuộng qua biểu hiện
người đàn ông ôm quá sát thân hình đàn bà khi
khiêu vủ. Không chừng vì sự chỉ trích đó lại thể
điệu này còn tồn tại hôm nay.

Walts đã bị biến thể thay đổi nhiều,phát xuất từ country folk vảo
thế kỷ thứ 17 tại nước Áo va Bavaria,và từ đó phổ biến rộng rải
đến Âu Châu.

36
chân phải bước tới (đếm 1)
chân trái nhập vào chân phải (đếm
2)
chân phải sát vào chân trái(đếm 3)


Aadalminen

Paso Doble
Điệu này do Buddy Schwimmer sáng tạo vào năm1960s.Chử 'Paso
Doble' tiếng Tây Ban Nha nghĩa lá "2 bước ('Two Step') (Smith,
1971, 416),có thể phân biệt từ chử 'Paso a Dos' có nghĩa la khiêu
vủ 2 bước ('Dance for two'). Hai bước diển đạt như bước đ quân
hành,đếm 1,2 cho chân trái vá chân phải. Mổi bước một nhịp.

Khi nhày điệu Paso Doble với phần ngực vươn lên, vai mở rộng,
đầu nghiêng về phía sau, bước tới bằng gót chân

• Espana_cani
• Arena
• Saludos_amigos
• chacacha
• Pasodobles Vers LCobos
• Chocolatero

• La morena de mi copla

Twist

37
Hank Ballard sáng tác bài nhạc với thể điệu twist vào năm
1955 trong khi nhìn thấy đứa trè đang chơi và xoay vòng.
Nói chung thể điệu vui nhộn này đứng mộ chổ nhảy với
mông lắc thân hình trường về phía trước hoặc nghiêng mình
phía sau.
Lets Twist Again

38

You might also like