You are on page 1of 6

GIỚI THIỆU SẢN XUẤT DẦU SINH HỌC TỪ CÂY DẦU MÈ (JATROPHA)

Th.S Phan Thanh Bình


Phòng Thí nghiệm Sinh hóa và CNSH
Viện KHKT NLN Tây nguyên

Hiện nay trữ lượng dầu mỏ, than (là các nguồn nhiên liệu chính) đã dần cạn kiện, thế giới
đang đi tìm những phương thức khai thác và sản xuất các loại nhiên liệu khác có tính chất bền
vững hơn, có thể tái tạo và có trữ lượng lớn như: dầu sinh học, năng lượng mặt trời, năng lượng
gió, năng lượng nguyên tử, năng lượng của sức nóng lòng đất, năng lượng từ thủy triều…Trong
đó dầu diezel sinh học là một trong những sản phẩm được ưu tiên bởi tính thiết thực của nó: giá
thành rẻ, có thể tái tạo, thân thiện với môi trường, không gây hiệu ứng nhà kính…
Trong các chiều hướng sản xuất dầu diezel sinh học như: sản xuất etanol, sản xuất dầu từ
chất béo động vật, sản xuất dầu từ chất béo thực vật…thì sản xuất dầu từ chất béo thực vật là
chiều hướng được ưu tiên, đặc biệt là từ cây Jatropha (dầu mè) bởi tính hiệu dụng của nó: dễ
trồng, không kén đất, hàm lượng dầu cao, dễ sản xuất thành dầu diezel sinh học và các sản phẩm
khác, giá thành sản xuất hạ.
Đây là một trong những loại cây không mới đối với Việt nam nhưng mới khi trồng trên qui mô
lớn bởi trước đây loại cây này chỉ được trồng làm bờ rào mà không thu hoạch quả. Tuy nhiên
nếu được trồng theo hướng thu hoạch quả tạo hàng hóa thì đây là loài cây có ý nghĩa trong cải
thiện đời sống cộng đồng các vùng nông thôn xa xôi, khó khăn đất đai nghèo kiệt hoang hóa (tạo
công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người nông dân). Trồng 1 ha
cây dầu mè (Jatropha) cho năng suất hạt 10- 12 tấn và sản xuất được 2500-3000 lít dầu Biodiesel
với giá 8.000đ- 10.000đ/lít thì 1 ha có thể mang lại thu nhập ổn định cho người sản xuất từ 20 –
30 triệu đồng.

I. NGUỒN GỐC, ĐẶC TÍNH CỦA CÂY DẦU MÈ (JATROPHA)


Cây Jatropha curcas L, thuộc Chi Jatropha họ thầu dầu (Euphorbiaceae). Chi Jatropha có nguồn
gốc tiếng Hy Lạp, ghép từ hai chữ Iatro’s (bác sĩ) và trophe’ (thức ăn), ám chỉ công dụng làm
thuốc của cây này. Curcas là tên gọi của cây Phusic nut ở Malabar - Ấn độ. Tên thông dụng là
Jatropha, ở việt Nam còn gọi là cây Cọc rào, Cọc dậu, cây li, Ba đậu nam, Dầu mè….
Cây Jatropha có lịch sử trên 70 triệu năm, nguồn gốc từ Mexico (nơi duy nhất có hóa thạch của
cây này) và trung mỹ, được người Bồ Đào Nha đưa đến đảo Cape Verde, rồi lan truyền sang
Châu Phi, Châu Á. Cây này được trồng ở nhiều vùng và trở thành cây bản địa ở hầu hết các nước
nhiệt đới và cận nhiệt trên toàn thế giới.
Quả cây dầu mè dạng màng hình trứng, lúc non có màu xanh, khi chín vỏ ngả màu vàng và có
các đường nứt chia quả thành 3 phần (trong đó có 3 hạt màu đen nhạt), hạt nhẵn, độ dài hạt
khoảng 18mm, chiều rộng khoảng 10mm, trọng lượng 0,5 – 0,7 g/hạt. Hạt sau khi phơi khô có
màu đen nhạt, chứa hàm lượng dầu cao từ 32 - 35%. Năng suất một ha trồng cây dầu mè
(Jatropha) khoảng 9-12 tấn hạt khô/năm và ổn định trong nhiều năm.
Hình 1.1: Các giai đoạn phát triển Hình 1.2: Hoa, quả và hạt cây dầu mè (Jatropha)
của cây dầu mè (Jatropha)
II. QUI TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT DẦU BIODIEZEL
Hạt dầu mè là một trong những loại hạt có hàm lượng chất béo khá cao (30-50%) và đây là một
nguồn sử dụng để sản xuất dầu diezel sinh học rất tốt.
 Ẩm độ 6.20 %
 Protein 18.00 %
 Chất béo 38.00 %
 Carbohydrates 17.00 %
 Xellulo 15.50 %
 Chất khoáng 5.30 %
Nguồn: www.wikipedia.org/wiki/Jatropha ,24.07.2006
Trong đó chất lượng của dầu chiết xuất từ hạt dầu mè thích hợp với công nghệ sản xuất dầu
diezel sinh học.
Chỉ tiêu Giá trị
Chỉ số acid 38.2
Chỉ số iod 101.7
Độ nhớt (310C) (cp) 40.4
Các acid béo (%)
Acid Oleic 44.7
Acid Linoleic 31.4
Acid Palmitic 15.1
Acid Stearic 7.1
• Nguồn: Ms. Sonia Muliyil in the Kinetics Laboratory, IIT Chennai, 2005.

Qui trình chung sản xuất dầu sinh học từ cây dầu mè (jatropha)

Bánh
Rượu Glyxerin
dầu
Thu
Cây Chiết
hoạch
dầu mè xuất dầu
hạt
Dầu Xúc tác Dầu sinh
học

Nguồn: (report of project “Design and fabrication of a Jatropha oil extractor” 2006/2007,
Department of Mechanical and Manufacturing, Faculty of Engineering, University of Ruhuna
(India).

Qui trình được chia thành 3 giai đoạn chính:

- Giai đoạn 1 là giai đoạn sản xuất hạt khô và là giai đoạn của người nông dân trên đồng
ruộng bao gồm một số công đoạn: trồng, canh tác, bảo vệ thực vật, thu hoạch, sơ chế hạt
dầu mè (jatropha) để tạo ra hạt khô.
- Giai đoạn 2 là giai đoạn tách chiết chất béo (dầu) từ hạt dầu mè khô, là giai đoạn của nhà
chế biến sơ bộ (các nhà chế biến nhỏ, hoặc là một công đoạn của các công ty chế biến
dầu lớn) bao gồm một số công đoạn: xử lý hạt khô (rang, hấp, nghiền, phân loại…), tách
chiết chất béo (ép, trích ly, kết hợp …).
- Giai đoạn 3 là giai đoạn xử lý để sản xuất dầu diezel sinh họ (biodiezel), là giai đoạn tinh
chế của các nhà máy hiện đại có công nghệ cao, bao gồm một số công đoạn: làm sạch dầu
thô, ester hóa dầu bằng rượu và các xúc tác để tạo sản phẩm glyxêrin và dầu sinh học thô
(ester), dầu sinh học thô được tinh chế để tạo thành dầu thương phẩm.

Ngòai sản phẩm dầu diezel sinh học người ta còn thu thêm được nhiều sản phẩm khác từ quá
trình sản xuất dầu như: glyxerin, bánh dầu ép, vỏ hạt, mầm hạt…để tạo ra các sản phẩm khác có
giá trị kinh tế cao.
Qui trình công nghệ chế biến các sản phẩm từ hạt dầu mè (jatropha)

Hạt dầu mè
(jatropha)

Thiết bị ép Khô dầu Phân bón

Thắp đèn/đốt Dầu thô Loại độc tố Thức ăn gia súc

Phản ứng Glyxerin thô


Rượu và xúc tác
chuyển vị

Glyxerin tinh
Dầu biodiezel
thô
Xà bông/nến

Nước Thùng rửa Nước thải

Biodiezel tinh

Động cơ diezel

Nguồn: (report of project “Design and fabrication of a Jatropha oil extractor” 2006/2007,
Department of Mechanical and Manufacturing, Faculty of Engineering, University of Ruhuna
(India).

Các công đoạn trong qui trình:

- Hạt dầu mè: Là hạt thu hoạch từ cây dầu mè (jatropha) được tách vỏ và phơi khô tới độ
ẩm 6-7% không sâu bệnh.
- Thiết bị tách chiết dầu: Có 2 phương pháp chính để tách chiết dầu từ hạt khô sau khi đã
được xử lý bằng một số phương pháp khác nhau (hấp, sấy, rang, nghiền…) là: phương
pháp ép thủy lực hoặc ép trục vít (sử dụng các thiết bị ép thủy lực hoặc ép trục vít).

Hình 2.2: Thiết bị ép thủy lực thủ công


dùng để tách dầu từ hạt dầu mè
Hình 2.1: Thiết bị ép trục vít thủ công (jatropha) (St. Stephen’s College,
dùng để tách dầu từ hạt dầu mè Delhi Quest 2007)
(jatropha) (St. Stephen’s College,
Delhi Quest 2007)

Phương pháp chiết xuất: dùng các dung môi khác nhau để chiết xuất dầu từ hạt (ete,
xăng, dầu …) sau khi hạt đã được xử lý bằng một số phương pháp như: nghiền, hấp, sấy,
rang….

Sau khi ép hoặc chiết xuất sẽ tạo ra sản phẩm gồm 2 phần: bánh dầu (là sản phẩm còn rất
ít dầu) và dầu thô.

- Bánh dầu có thể chế biến thành phân bón để bón lại cho cây trồng hoặc chế biến thành
thức ăn chăn nuôi sau khi dùng các phương pháp đã được loại các độc tố có trong sản
phẩm.
- Dầu thô có thể được sử dụng để làm dầu diezel sinh học là chủ yếu, ngoài ra còn được
dùng làm nhiên liệu đốt (thắp đèn, đốt…).
- Để sản xuất ra dầu diezel sinh học thì dầu thô được cho tác dụng với rượu với các tác
nhân xúc tác làm tăng nhanh tốc độ phản ứng (nhiệt độ, chất hóa học hoặc enzime) để tạo
ra dầu sinh học (biodiezel) thô và sản phẩm glyxerin.
- Quá trình rửa sẽ làm sạch các cặn bẩn trong dầu sinh học thô và tạo thành dầu sinh học
tinh khiết. Dầu này sẽ được sử dụng trong các động cơ diezel.
- Sản phẩm glyxerin là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất dầu diezel sinh học nhưng là
nguyên liệu chính để chế biến thành các sản phẩm xà phòng giặt hoặc làm nến thắp.

Hình 2.3: Bánh dầu và dầu từ hạt dầu mè (jatropha) (report of project “Design and
fabrication of a Jatropha oil extractor” 2006/2007, Department of Mechanical and
Manufacturing, Faculty of Engineering, University of Ruhuna (India).

Hình 2.4: Sử dụng dầu từ hạt dầu mè để nấu ăn và thắp sáng (report of project “Design and
fabrication of a Jatropha oil extractor” 2006/2007, Department of Mechanical and
manufacturing, Faculty of Engineering, University of Ruhuna (India).

Tài liệu tham khảo


- Project in Department of Mechanical and Manufacturing, Faculty of Engineering,
University of Ruhuna “Design and fabrication of a Jatropha oil extractor” project in year
2006/2007.
- Biodiesel - the new-age fuel St. Stephen’s College, Delhi Quest 2007.
- 2005-2008 Network 6000, Inc. All Rights Reserved - Page 15-16.

You might also like