You are on page 1of 68

Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 1
TÍNH TOÁN PHỤ TẢI PHÂN XƯỞNG
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ:
Thực tế cho thấy, phụ tải điện của công trình không ngừng tăng lên nên để việc
thiết kế cung cấp điện đạt được kết quả tốt thì khi thiết kế cung cấp điện cho một
công trình nào đó dù lớn hay nhỏ thì nhiệm vụ đầu tiên đặt ra cho người thiết kế là
phải xác định phụ tải điện của công trình, nhu cầu sử dụng điện cũng như thời gian
sử dụng phụ tải cực đại….Tùy theo mức độ phát triển của công trình mà phụ tải điện
phải được xác định theo phụ tải thực tế hoặc tính đến khả năng phát triển, mở rộng
của công trình trong tương lai. Lúc này, người thiết kế phải giải bài toán dự báo phụ
tải ngắn hạn và dài hạn. Thông thường có ba loại dự báo chủ yếu:
+ Dự báo tầm ngắn: khoảng 1 đến 2 năm
+ Dự báo tầm vừa: khoảng 3 đến 10 năm
+ Dự báo tầm xa hay dài hạn:khoảng 15 đến 20 năm và dài hơn.
Tầm dự báo càng ngắn thì độ chính xác càng cao. Do đó, việc xác định nhu
cầu vế điện chính là xác định phụ tải của công trình ngay sau khi đưa vào vận hành.
Phụ tải này thường được gọi là phụ tải tính toán.
- Khi thiết kế, ta phải xác định được phụ tải tính toán để chọn các thiết bị điện
như: máy biến áp, dây dẫn, các thiết bị đóng cắt, bảo vệ, lựa chọn công suất nguồn,
điện áp nguồn, lựa chọn thiết bị bù…..Vậy phụ tải tính toán là số liệu quan trọng để
thiết kế cung cấp điện.
- Phụ tải điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: công suất, số lượng các thiết bị,
chế độ vận hành của chúng, qui trình công nghệ sản xuất…, như vậy việc thiết kế
cung cấp điện là một nhiệm vụ khó khăn, đặc biệt là phải đảm bảo đúng yêu cầu thiết
kế nếu phụ tải tính toán nhỏ hơn phụ tải thực tế thì sẽ làm giảm tuổi thọ của các thiết
bị điện, đẫn đến cháy nổ rất nguy hiểm. Nếu phụ tải tính toán lớn hơn phụ tải thực tế
nhiều thì các thiết bị chọn sẽ quá lớn so với yên cầu, do đó gây lãng phí.
- Do phụ tải tính toán phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nên việc việc tính
toán chính xác là khó có thể thực hiện được mặc dù hiện nay đã có nhiều phương
pháp tính toán phụ tải điện nhưng mỗi phương pháp đều có những hạn chế riêng:
phương pháp dơn giản thì cho kết quả không chính xác còn phương pháp cho kết quả
SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230
Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh

chính xác lại quá phức tạp, vì vậy trong thiết kế, khi đơn giản công thức để xác dịnh
phụ tải điện thì cho phép sai số 10%.
1.2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN XƯỞNG 7
Phân xưởng 7 với tổng diện tích mặt bằng F = 54 x 18 (m2), phân xưởng cao 8
m tính từ mặt mặt đất, nền xi măng,phân xưởng dạng mái tôn kẽm, toàn bộ phân
xưởng có 5 cửa ra vào hai cánh ( một cửa chính và bốn cửa phụ). Phân xưởng gồm có
phòng KCS, kho và phần diện tích bố trí thiết bị ( bao gồm 34 thiết bị) và nơi làm
việc của công nhân, ngoài ra còn có hệ thống chiếu sáng. Phụ

tải của phân xưởng chủ yếu là động cơ và máy hàn, thiết bị chiếu sáng, phân xưởng
lấy điện từ đường dây 22kv, đường dây một lộ (phụ tải loại 3).
1.3.THÔNG SỐ VÀ SƠ ĐỒ MẶT BẰNG PHÂN XƯỞNG 7
1.3.1 Bảng thông số thiết bị phân xưởng 7:

Ký hiệu
Số
STT trên mặt Pđm ( Kw) Cos φ Ksd Ghi chú
lượng
bằng

1 1 3 12.0 0.7 0.7


2 2 2 18.0 0.7 0.8
3 3 5 5.0 0.8 0.9
4 4 3 11.0 0.7 0.7
5 5 5 11.0 0.7 0.8
6 6 1 7.0 0.7 0.9
7 7 2 14.0 0.7 0.7
84 4 48 3 2 3 11.0 0.79 9 0.8 5 5 5 10
9 9 3 5.0 0.7 0.8
10 10 12.0 0.8 9 0.7
63
11 11 3 16.0 0.7 0.8
12 12 2 18.0 0.7 0.9 18000
2 11
12 12
1 1 1
5 5 7
11
1.3.2. Sơ đồ bố trí máy trên mặt bằng phân xưởng 7: 7
2
11
3 Hà3 Quang
SVTH: Nguyễn 3 KCS06402230
- MSSV: KHO 2
Nguyễn Công Thăng 8 - MSSV: 06402243 1 1
8 8
Lớp: 06402230DAK 0 0

54000
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh

NHÓM 3
NHÓM 2

NHÓM 1 NHÓM 4

1.4. PHÂN NHÓM PHỤ TẢI


1.4.1 PHÂN NHÓM PHỤ TẢI TÍNH TOÁN
Căn cứ vào việc bố trí thiết bị của phân xưởng và yêu cầu làm việc thuận tiện
nhất, để làm việc có hiệu quả nhất thông qua các chức năng hoạt động của các thiết
bị. Ngoài các yêu cầu về kỹ thuật thì ta phải đạt yêu cầu về kinh tế, không nên để quá
nhiều các nhóm làm việc đồng thời, quá nhiều tủ động lực như thế sẽ không đảm bảo
tính kinh tế.
Tuy nhiên, một số yếu tố quan trọng để đảm bảo các yêu cầu trên là phải chú ý
đến vấn đề phân loại phụ tải. Vì phân nhóm phụ tải sẽ quyết định tủ phân phối trong
phân xưởng, số tuyên dây vào ra của tủ phân phối.
- Việc phân nhóm phụ tải phải đảm bảo các yếu tố sau:
+ Các thiết bị trong cùng một nhóm nên có cùng chức năng.

+ Phân nhóm theo khu vực ( các thiết bị gần nhau thì phân cùng một nhóm).

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 3


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
+ Phân nhóm cần phải chú ý phân đều công suất cho các nhóm hoặc độ chênh
lệch công suất giữa các pha nhỏ.

+ Phân nhóm dựa vào dòng tải cùng nhóm gần với dòng tải của CB chuẩn hay
số nhóm, không nên quá nhiều tùy thuộc vào quy mô của phân xưởng. Ngoài
ra, còn căn cứ vào vị trí lắp đặt của thiết bị, tính chất, chế độ và khu vực làm
việc.
+ Số nhóm không nên quá nhiều ( khoảng từ 2 đến 4 nhóm).
+ Trong cùng một tuyến dây cung cấp từ tủ phân phối thí không nên không
nên bố trí thiết bị có công suất lớn ở cuối tuyến.
-Để đơn giản cho việc thiết kế, ta chia phụ tải thành hai nhóm phụ tải: phụ tải động
lực và phụ tải chiếu sáng. Tại mỗi nhóm, ta đặt tủ động lực cho các thiết bị và các
thiết bị chiếu sáng, các thiết bị được chia thành từng nhóm nhỏ như các bảng bên
dưới:
 Nhóm thứ nhất gồm có 11 thiết bị được phân bố gần nhau:

Nhóm 1
SST Kí hiệu trên
Số lượng Pđmj ( Kw) ∑ Pđmj ( Kw) Cos φj Ksd
mặt bằng
1 1 3 12.0 36.0 0.7 0.7
2 2 2 18.0 36.0 0.7 0.8
3 3 3 11.0 33.0 0.7 0.7
4 5 2 11.0 22.0 0.7 0.8
5 8 1 11.0 11.0 0.7 0.8
Tổng 11 138.0

 Nhóm thứ hai gồm có 6 thiết bị được phân bố gần nhau
SST Nhóm 2
Kí hiệu trên Số lượng Pđmj ( Kw) ∑ Pđmj ( Kw) Cos φj Ksd
SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 4
Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
mặt bằng
1 3 2 5.0 10.0 0.8 0.9
2 4 3 11.0 33.0 0.7 0.7
3 6 1 7.0 7.0 0.7 0.9
Tổng 6 50.0

 Nhóm thứ ba gồm có 7 thiết bị được phân bố gần nhau
Nhóm 3
SST Kí hiệu trên
Số lượng Pđmj ( Kw) ∑ Pđmj ( Kw) Cos φj Ksd
mặt bằng
1 5 3 11.0 33.0 0.7 0.8
2 9 3 5.0 15.0 0.7 0.8
3 10 1 12.0 12.0 0.8 0.7
Tổng 7 60.0
 Nhóm thứ tư gồm có 11 thiết bị được phân bố gần nhau
Nhóm 4
SST Kí hiệu trên
Số lượng Pđmj ( Kw) ∑ Pđmj ( Kw) Cos φj Ksd
mặt bằng
1 7 2 14.0 28.0 0.7 0.7
2 8 2 11.0 22.0 0.7 0.8
3 10 2 12.0 24.0 0.8 0.7
4 11 3 16.0 48.0 0.7 0.8
5 12 2 18.0 36.0 0.7 0.9
Tổng 11 158.0

1.5. XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN CHO PHÂN XƯỞNG
a. Xác định phụ tải tính toán cho từng nhóm
 Nhóm 1:
+ Xác định hệ số công suất trung bình cosφtb của nhóm 1:

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 5


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
n

∑cos ϕ
j =1
j × Pđmj
cos φtb1 = n =
∑Pđmj
j =1

3 ×12 .0 × 0.7 + 2 ×18 .0 × 0.7 + 3 × 5.0 × 0.8 + 2 ×11 .0 × 0.7 + 1 ×11 .0 × 0.7
138
cos φtb1 =0.62
+ Xác định hệ số sử dụng trung bình của nhóm 1:
n

∑K
j =1
sdj × Pđmj
Ksdtb1 = n =
∑P
j =1
đmj

3 ×12 .0 × 0.7 + 2 ×18 .0 × 0.8 + 3 × 5.0 × 0.9 + 2 ×11 .0 × 0.8 + 1 ×11 .0 × 0.8
138
Ksdtb1=0.68
+ Xác định phụ tải tính toán động lực của nhóm 1:
n

Pttđlnhom1= Kđt × Ksdtb1× ∑Pđmj , với Kđt = 0.75 ( Bảng B18 – Tiêu chuẩn IEC )
j =1

= 0.75 × 0.68×138 = 70.38 (KW).


Qttđlnhom1= Pttđlnhom1×tg φtb1 = 70.38 ×tg(arccos 0.62)= 89.064 (KVar).
Sttđlnhom1= 2
Pttđ ln hom 1 +Qttđ ln hom 1
2
= 70 .38 2 + 89 .064 2
= 113.515 (KVA).
S ttđtđlnhom 1 113.515(KV A)
Ittđlnhom1 = = 3 ×380 (V )
= 172469 (A ).
3 ×U đm

 Nhóm 2:
+ Xác định hệ số công suất trung bình cos φtb của nhóm 2:
n

∑cos ϕ
j =1
j × Pđmj
2 × 5.0 × 0.8 + 3 ×11 .0 × 0.7 + 1 × 7.0 × 0.7
cos φtb2 = n = 50
= 0.72
∑P
j =1
đmj

+ Xác định hệ số sử dụng trung bình của nhóm 2:

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 6


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
n

∑K
j =1
sdj × Pđmj
2 × 5.0 × 0.9 + 3 ×11 .0 × 0.7 + 1 × 7.0 × 0.9
Ksdtb2 = n = 50
= 0.768
∑Pđmj
j =1

+ Xác định phụ tải tính toán động lực của nhóm 2:
n

Pttđlnhom2= Kđt × Ksdtb2× ∑Pđmj , với Kđt = 0.75 ( Bảng B18 – Tiêu chuẩn IEC )
j =1

= 0.75 × 0.768×50 =28.8 (KW)


Qttđlnhom2= Pttđlnhom2 × tg φtb2 = 28.8 × tg(arccos 0.72)= 27.559 (KVar)
Sttđmhom2= 2
Pttđ ln hom 2 +Qttđ ln hom 2
2
= 28 .8 2 + 27 .759 2
= 40 (KVA).
S ttđtđlnhom 2 40(KVA)
Ittđlnhom2 = = 3 × 380 (V )
=60.774 (A ).
3 ×U đm

 Nhóm 3:
+ Xác định hệ số công suất trung bình cos φtb của nhóm 3:
n

∑cos ϕ
j =1
j × Pđmj
3 ×11 .0 ×0.7 +3 ×5.0 ×0.7 +1×12 .0 ×0.8
cos φtb3 = n = 60
= 0.72
∑Pđmj
j =1

+ Xác định hệ số sử dụng trung bình của nhóm 3:
n

∑K
j =1
sdj × Pđmj
3 ×11 .0 × 0.8 + 3 × 5.0 × 0.8 + 1 ×12 .0 × 0.7
Ksdtb3 = n = 60
= 0.78
∑P
j =1
đmj

+ Xác định phụ tải tính toán động lực của nhóm 3:
n

Pttđlnhom3= Kđt × Ksdtb3× ∑Pđmj , với Kđt = 0.75 ( Bảng B18 – Tiêu chuẩn IEC )
j =1

= 0.75 × 0.78 ×60 = 35.1 (KW)


Qttđlnhom3= Pttđlnhom3×tg φtb3 = 35.1 × tg(arccos 0.72)= 33.831 (KVar)
Sttđlnhom3= 2
Pttđ ln hom 3 +Qttđ ln hom 3
2
= 35 .12 + 33 .381 2 = 48.438(KVA).
S ttđtđlnhom 3 48.438(KVA )
Ittđlnhom3 = = 3 ×380 (V )
= 73.594 (A ).
3 ×U đm

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 7


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
 Nhóm 4:
+ Xác định hệ số công suất trung bình cos φtb của nhóm 4:
n

∑cos ϕ
j =1
j × Pđmj
cos φtb4 = n

∑P
j =1
đmj

2 ×14 .0 × 0.7 + 2 ×11 .0 × 0.7 + 2 ×12 .0 × 0.8 + 3 ×16 .0 × 0.7 + 2 ×18 .0 × 0.7
cos φtb4 = 158
cos φtb4 =0.715
+ Xác định hệ số sử dụng trung bình của nhóm 4:
n

∑K
j =1
sdj × Pđmj
Ksdtb4= n

∑P
j =1
đmj

2 ×14 .0 × 0.7 + 2 ×11 .0 × 0.8 + 2 ×12 .0 × 0.7 + 3 ×16 .0 × 0.8 + 2 ×18 .0 × 0.9
Ksdtb4 = 158
Ksdtb4 = 0.79
+ Xác định phụ tải tính toán động lực của nhóm 4:
n

Pttđlnhom4= Kđt × Ksdtb4× ∑Pđmj , với Kđt = 0.75 ( Bảng B18 – Tiêu chuẩn IEC )
j =1

= 0.75 × 0.79×158 = 93.615 (KW)


Qttđlnhom4= Pttđlnhom4×tg φtb4 = 93.615 × tg(arccos 0.715)= 91.536(KVar)
Sttđlnhom4= 2
Pttđ ln hom 4 +Qttđ ln hom 4
2
= 93 .615 2
+ 91 .536 2
= 130.93 (KVA).
S ttđtđlnhom 4 130.93(KVA )
Ittđlnhom4 = = 3 ×380 (V )
= 198.927 (A ).
3 ×U đm
+ Xác định phụ tải tính toán động lực cho toàn phân xưởng:
n

Pttđlpx= ∑P
j =1
ttđ ln hom i = Pttđlnhom1+ Pttđlnhom2 + Pttđlnhom3 + Pttđlnhom4=

70.38+28.8+35.1+93.615= 227.895(KW)

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 8


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
n

Qttđlpx= ∑Q
j =1
ttđ ln hom i = Qttđlnhom1+ Qttđlnhom2+ Qttđlnhom3+ Qttđlnhom4= 89.064+27.559 +33.831

+91.536
Qttđlpx = 241.99 (KVar).
+ Xác định phụ tải chiếu sáng của toàn phân xưởng theo phương pháp chiếu
sáng trên một đơn vị diện tích:
Do tính chất sản xuất và đặc điểm của phân xưởng sản xuất, ta tạm xem toàn
phân xưởng được chiếu sáng như nhau với loại đèn MetalHalide. Vì phân xưởng cơ
khí và hàn nên ta chọn suất phụ tải chiếu sáng trên một đơn vị diện tích sản xuất là
P0= 14 (W/m2), cosφcs = 0.6 ( Tra bảng 2-5. Suất phụ tải chiếu sáng của một số phân
xưởng- Sách cung cấp điện – Nguyễn Xuân Phú).
Pttcspx= P0× F = 14 × 54 × 18 = 13608 (W) = 13.608 (KW)
Qttcspx= Pttcspx× tgφcs= 13.608 × tg (arccos 0.6) = 18,24 (KVar)
Sttcspx= 2
Pttcspx +Qttcspx
2
= 13 .608 2
+18 .24 2 = 22.757(KVA).
S ttcspx 22,757(KVA )
Ittcspx = = 3 ×380 (V )
= 34.576(A ).
3 ×U đm
+ Xác định phụ tải tính toán cho toàn phân xưởng:
Trong thực tế thì phân xưởng khi làm việc thì không hẳn các thiết bị cùng hoạt
động một lúc, do đó khi xác định phụ tải tính toán cho toàn phân xưởng ta phải xét
thêm hệ số đồng thời Kđt, ở đây ta chọn hệ số đồng thời cho 4 nhóm máy trong
khoảng Kđt = 0.8 ÷ 1. Chọn Kđt = 0.9.
Pttpx= Kđt× ( Pttđlpx+ Pttcspx) = 0.9 ×( 227.895+ 13.608 ) = 217.353 (KW).
Qttpx= Kđt× ( Qttđlpx+ Qttcspx) = 0.9 ×( 241.99 + 18.24 ) = 234.207 (KVar).
Sttpx= 2
Pttpx +Qttpx
2
= 217 .353 2
+ 234 .207 2
= 319.523 (KVA).
S ttpx 319.523(KV A)
Ittpx = = 3 ×380 (V )
= 485.466(A ).
3 ×U đm

CHƯƠNG 2
SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 9
Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
TÍNH TOÁN CHỌN TRẠM BIẾN ÁP

2.1 CHỌN SỐ LƯỢNG VÀ CÔNG SUẤT CỦA TRẠM BIẾN ÁP:
Vốn đầu tư của trạm biến áp chiếm một phần rất quan trọng trong tổng số vốn
đầu tư của hệ thống điện. Vì vậy, việc chọn ví trí, số lượng và công suất định mức
của máy biến áp là việc làm rất quan trọng. Để chọn trạm biến áp cần đưa ra một số
phương án có xét đến các ràng buột cụ thể và tiến hành tính toán so sánh kinh tế – kỹ
thuật để chọn phương án tôi ưu.
1. Chọn vị trí trạm biến áp:
- Để xác định vị trí của trạm biến áp cần xem xét các yêu cầu sau:
• Gần tâm phụ tải.
• Thuận tiện cho các đường dây vào ra.
• Thuận tiện trong quá trình lắp đặt và thi công xây dựng.
• Thao tác, vân hành, sửa chữa, quản lý dễ dàng
• Đặt nơi ít người qua lại, thông thoáng.
• Phòng chống cháy nổ, ẩm ướt, bụi bặm, ăn mòn….
• An toàn cho người và thiết bị.
• Tiết kiệm chi phí đầu tư và chi phí vận hành hàng năm là bé nhất.
- Trong thực tế, việc đặt trạm biến áp đạt tất cả các yêu cầu trên là rất khó khăn. Do
đó, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà ta đặt trạm sao cho hợp lý nhất.
2.1.2 Chọn số lượng và chủng loại máy biến áp:
- Có nhiều phương pháp để xác định số lượng và chủng loại máy biến áp, nhưng
thường dựa vào các nguyên tắc sau:
• Chủng loại máy biến áp trong một trạm biến áp nên đồng nhất ( hoặc ít chủng
loại nhất), để giảm số lượng máy biến áp dự phòng và thuận tiện lắp đặt, vận
hành.
• Chọn số lượng máy biến áp phụ thuộc vào các yếu tố:
- Yêu cầu về lien tục cung cấp điện cho phụ tải.

- Yêu cầu về lựa chọn dung lượng máy biến áp hợp lý.
- Yêu cầu về vận hành kinh tế trạm biến áp.
SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 10
Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
- Đối với hộ phụ tải loại 1: là phụ tải quan trọng không được phép mất điện phải
chọn 2 máy biến áp trở lên hoặc cấp nguồn từ hai nguồn độc lập.
- Đối với hộ phụ tải loại hai: số lượng máy biến áp được chọn tùy thuộc vào
việc so sánh các hiệu quả về kinh tế – kỹ thuật, một số hộ tiêu thụ loại 2 cho phép
mất điện tạm thời, cũng có thể được cung cấp từ một máy biến áp.
- Đối với hộ phụ tải loại 3: Trong trạm có thể đặt một máy biến áp, công suất
của máy biến áp được xác định bằng phụ tải cực đại của trạm.
- Tuy nhiên, để đơn giản trong vận hành, số lượng máy biến áp trong một trạm
biến áp không nên quá 3 máy và các máy này nên cùng chủng loại và công suất.
2.1.3. Xác định dung lượng máy biến áp:
- Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để xác định dung lượng máy biến áp, nhưng
vẫn phải dựa theo các nguyên tắc sau:
Chọn theo điều kiện làm việc bình thường có xét đến quá tải cho phép (quá tải
bình thường ). Mức độ quá tải phải được tính sao cho hao mòn cách điện trong
khoảng thời gian đang xét không được vượt quá định mức tương ứng với nhiệt độ
của cuộn dây là 980C. Khi quá tải bình thường, nhiệt độ điểm nóng nhất của cuộn dây
có thể lớn hơn nhưng không vượt quá 1400C và nhiệt độ lớp dầu phía trên không
vượt quá 950C.
Kiểm tra theo điều kiện quá tải sự cố ( hư hỏng một trong những máy biến áp làm
việc song song ) với một thời gian hạn chế để không gián đoạn cung cấp điện.
- Do phân xưởng là phân xưởng cơ khí nên có thể xếp vào hộ tiêu thụ loại 3, vì vậy
chỉ cần đặt một máy biến áp trong trạm là được. Công suất định mức máy biến áp
chọn theo khả năng quá tải thường xuyên của máy biến áp.
- Xác định công suất máy biến áp theo khả năng quá tải cho phép của máy biến áp:
Vì trạm chỉ có một máy biến áp nên công suất định mức của máy biến áp được chọn
theo:
SdmBA ≥ Sttpx= 319.523 ( KVA).
Chọn SdmBA= 320 ( KVA). Chọn máy biến áp do ABB chế tạo.

 Thông số kỹ thuật máy biến áp do ABB chế tạo:

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 11


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
Tra bảng 1.1 trang 19 sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện của Ngô Thời
Quang chọn máy biến áp phân phối do ABB chế tạo có các thông số sau:

Công suất Điện áp Kích thước (mm) Trọng lượng


ΔP0 (W) ΔPN (W) UN%
(KVA) (KV) Dài-Rộng-Cao (Kg)
320 22/0.4 720 4850 4 1380-865-1525 1275

2.2 ĐO LƯỜNG VÀ KIỂM TRA TRONG TRẠM.


2.2.1 Nguyên tắc chung.
 Thiết bị đo lường và thiết bị kiểm tra trong trạm nhằm mục đích sau:
- Đo lường các đại lượng V, I, P, Q, A, Cosφ….
- Giám sát tình trạng vận hành của thiết bị và tình trạng vận hành của trạm.
 Các yêu cầu đối với thiết bị đo lường và kiểm tra trong trạm như sau:
- Các thiết bị đo lường và kiểm tra cần phải có độ chính xác và tin cậy cần thiết.
- Các thiết bị đo lường phải được đặt ở vị trí dễ quan sát và vận hành.
- Số thiết bị đo lường cần đặt ít nhưng phải đảm bảo theo dõi vận hành tốt.
+ Sơ đồ mô tả trạm biến áp:

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 12


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh

2 2K V

L A

FC O

C T K W H

C V
M B A 400K V A
2 2 K V / 0 .4 K V

M C C B

L O A D

MBA 320 KVA

- Trạm được cấp nguồn từ mạng trung thế 22 Kv. Để bảo vệ cho trạm, ta đặt LA
( chống sét van ) để bảo vệ chống sét, cầu chì tự rơi FCO để bảo vệ quá tải và ngắn
mạch trong trạm
2.2.2. Đo lường và kiểm tra trong trạm:
- Ta gắn hệ thống đo lường ở phía trung áp vì khi dó ta có thể đo được cả tổn thất của
máy biến áp va tải tiêu thụ điện thông qua cuộn dòng CT và cuộn áp CV.

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 13


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 3
CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐI DÂY

3.1 ĐĂT VẤN ĐỀ:


- Sơ đồ cung cấp điện cho các thiết bị phân xưởng phụ thuộc vào công suất thiết bị,
số lượng của thiết bị, sự phân bố của chúng trong mặt bằng phân xưởng và các thiết
bị khác.
- Sơ đồ cung cấp cấp điện cần phải thõa mãn các điều kiện sau:
- Đảm bảo chất lượng diện năng.
- Đảm bảo lien tục cung cấp điện theo yêu cầu của phụ tải.
- Linh hoạt khi thi công, khi có sự cố, thuận tiện khi bảo trì và sửa chữa.
- An toàn trong vận hành.
- Đảm bảo tính kinh tế: chi phí vốn đầu tư, phí tổn kim loại màu, chi phí vận hành
hàng năm, chi phí tổn thất điện năng.
- Sơ đồ nối dây đơn giản, rõ ràng, dễ thi công.
- Ngoài ra còn phải xét đến các yếu tố, đặc điểm công nghệ, yêu cầu cung cấp điện
của phụ tải, khả năng tài chính và trình độ kỹ thuật….
3.2 CÁC PHƯƠNG ÁN ĐI DÂY:
- Có 3 phương án đi dây chính trong mạng điện: đi dây theo mạng hình tia, đi dây
theo mạng phân nhánh và đi dây theo mạng hỗn hợp.
 Phương án đi dây theo mạng hình tia: dùng để cung cấp cho các phụ tải phân
tán và các tải tập trung có công suất tương đối lớn ( trong sơ đồ này từ thanh
cái của trạm biến áp có các đường dây cung cấp thẳng cho các phụ tải này).
- Từ thanh cái của trạm biến áp có các đường dây dẫn đến các tủ phân phối động lực.
Từ tủ phân phối động lực có các đường dây dẫn đến phụ tải.

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 14


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh

BA

MCCB

MCB MCB
MCB
2 MCB

2 2

• Ưu điểm:
 Độ tuin cậy tương đối cao.
 Đơn giản trong vận hành, lắp đặt , bảo trì hay cải tạo mạng điện.
 Sụt áp thấp.
• Nhược điểm:
 Chi phí đầu tư cao.
 Sơ đồ trở nên phức tạp khi có nhiều phụ tải trong nhóm.
 Khi có sự cố xảy ra tên đường dây từ tủ phân phối chính đến các tủ phân phối
phụ thì một số lượng phụ tải bị mất điện.
- Thường được dùng trong các phân xưởng có thiết bị phân tán trên diện tích rộng
như: phân xưởng gia công cơ khí, dệt, sợt….

 Phương án đi dây theo mạng phân nhánh:


Sơ đồ phân nhánh thường được dùng cho các phân xưởng có phụ tải không quan
trọng, phụ tải có công suất nhỏ, phân tán. Trong sơ đồ phân nhánh ta có thể cung
cấp điện cho nhiều phụ tải hoặc các tủ phân phối phụ.
 Ưu điểm:
 Giảm được số tuyến dây đi ra từ nguồn trong trường hợp có nhiều phụ tải.
 Giảm được chi phí xây dựng mạng điện.
 Có thể phân phối công suất đều trên các tuyến dây.
 Tiết kiệm được tủ phân phối.
SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 15
Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
 Nhược điểm:

 Phức tạp trong vận hành và sửa chữa.


 Các thiết bị ở cuối đường dây bị sụt áp lớn.
 Độ tin cậy cung cấp điện thấp.

BA

MCCB

MCB MCB
MCB MCB
MCB

Load Load
Load

 Phương án đi dây theo mạng hỗn hợp là sự kết hợp giữa phương án đi dây
theo mạng hình tia và mạng phân nhánh.

BA

MCCB

MCB MCB

MCB

Load
Load Load
Load

- Ở sơ đồ này có ưu điểm của 2 sơ đồ trên.


SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 16
Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh

 Độ tin cậy cung cấp điện cao, thuận tiện cho quá trinh thi công, lắp đặt, vận
hành, sửa chữa.
 Giá thành thấp, tiết kiệm được tủ phân phối.
Trong mạng điện phân xưởng, người ta thường sử dụng mạng hình tia và mạng
phân nhánh. Tùy theo từng nhóm phụ tải mà ta lựa chọn phương án cung cấp điện
hợp lý.
Để cung cấp điện cho phân xưởng ta sử dụng sơ đồ hỗn hợp vì nó kết hợp
được cả chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật. Điện năng từ trạm biến áp được đưa về tủ phân
phối của phân xưởng thông qua cáp ngầm. Trong tủ phân phối của phân xưởng gồm
1 CB tổng và 5 CB nhánh, 4 CB cho 4 tủ động lực và 1 CB cho chiếu sáng. Mỗi tủ
động lực cấp điện cho nhóm phụ tải theo sơ đồ hỗn hợp, các phụ tải quan trọng và
công suất lớn sẽ nhận điện trực tiếp từ thanh cái của tủ động lực, các phụ tải bé và ít
quan trọng ta cho vào nhóm nhận điện từ tủ theo sơ đồ lien thông. Để dễ dàng thao
tác và tăng thêm độ tin cậy của cung cấp điện ta đặt CB tổng của tủ làm nhiệm vụ
đóng cắt, bảo vệ quá tải và ngắn mạch cho các thiết bị trong phân xưởng. Còn cầu chì
ta đặt tại các nhánh ra.
3.3 VẠCH PHƯƠNG ÁN ĐI DÂY:
Sơ đồ đi dây trong phân xưởng: TỦ NGUỒN
MDB
Hình 1: Sơ đồ hình tia

TỦ PHÂN
TỦ PHÂN
PHỐI DB1 TỦ PHÂN TỦ PHÂN TỦ PHÂN
PHỐI DB2
121 PHỐI DB 3 PHỐI DB 4 PHỐI CS
2
MDB
Để cung cấp điện cho phân xưởng, ta đặt một tủ nguồn MBD lấy điện từ trạm
biến áp 22KV/0.4KV, từ tủ nguồn MDB cấp điện cho các tủ phân phối DB và thường
dùng sơ đồ hình tia như hình 1. Sau đó, từ tủ phân phối DB ta cấp cho phụ tải và
thường dùng sơ đồ hình tia cho phụ tải có công suất lớn, sơ đồ phân nhánh cho phụ
tải có công suất nhỏ như hình 2.
SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 17
Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh

Hình 2: Sơ đồ phân nhánh và tia

TỦ PHÂN
PHỐI DB

Phụ tải có công


suất nhỏ
Phụ tải có công
suất lớn
 Phương án đi dây cho từng nhóm thiết bị:
 Phương án đi dây nhóm 1:

Công suất mỗi máy Công suất mỗi nhánh


Thiết bị Nhánh
( KW ) ( KW )
2A, 2B 1 18.0 36.0
1A, 1B, 1C 2 12.0 36.0
3A 3 5.0 5.0
3B 4 5.0 5.0
3C 5 5.0 5.0
5A 6 11.0 11.0
5B 7 11.0 11.0
8A 8 11.0 11.0

 Phương án đi dây nhóm 2:


Công suất mỗi máy Công suất mỗi nhánh
Thiết bị Nhánh
( KW ) ( KW )
4A, 4B, 4C 1 11.0 33.0
3D 2 5.0 5.0
3E 3 5.0 5.0
6A 4 7.0 7.0

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 18


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
 Phương án đi dây nhóm 3:

Công suất mỗi máy Công suất mỗi nhánh


Thiết bị Nhánh
( KW ) ( KW )
5C 1 11.0 11.0
5D 2 11.0 11.0
5E 3 11.0 11.0
9A, 9B, 9C 4 5.0 15.0
10A 5 12.0 12.0

 Phương án đi dây nhóm 4:

Công suất mỗi máy Công suất mỗi nhánh


Thiết bị Nhánh
( KW ) ( KW )
7A 1 14.0 14.0
7B 2 14.0 14.0
8B 3 11.0 11.0
8C 4 11.0 11.0
10B 5 12.0 12.0
10C 6 12.0 12.0
12A 7 18.0 18.0
12B 8 18.0 18.0
11A 9 16.0 16.0
11B 10 16.0 16.0
11C 11 16.0 16.0

 Xác định phương án lắp đặt dây:


Có nhiều phương pháp lựa chọn hệ thống dây dẫn và phương pháp lắp đặt dây
cho phân xưởng: chôn cáp dưới đất, lắp trong rãnh cáp, lắp ở dường hầm dưới đất ,
lắp ở trên tường của vật kiến trúc, lắp ở phía trên trần nhà,…. Mỗi phương pháp đều
có ưu điểm riêng, chọn phương thức nào thì phải căn cứ vào các nhân tố như điều
kiện hoàn cảnh, độ dài cáp điện, quy hoạch phát triển, số lượng cáp….

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 19


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
Cáp điện trực tiếp chôn dưới đất chỉ thích hợp khi số lượng dây cáp ít, để cung cấp
điện cho phụ tải ở xa. Nhưng phương thức này tương đối kinh tế, dễ tản nhiệt, ứng
dụng tương đối rộng rãi.
Nếu lắp đặt cáp trong nội bộ các xí nghiệp, phân xưởng, trong các trạm biến áp và
phân phối điện trong nhà thì có thể đặt cáp trong rãnh cáp, đặt trên các giá đỡ trên
tường hoặc treo trên trần, nói chung không nên chôn trực tiếp dưới đất.
Khi có nhiều đầu ra, số đường cáp ≥ 40 đường cáp, có thể phải xây dựng hầm cáp để
tiện cho việc lắp đặt, bảo trì, tu sửa và cần tạo ra các đường hầm cáp hoặc là ống cáp.
Theo tiêu chuẩn IEC 364- 5 – 52 (1993) qui định việc lựa chọn và lắp đặt hệ
thống dây dẫn dựa trên các nguyên tắc lien quan đến cáp và dây dẫn, cách đấu nối,
giá đỡ hay cáp treo….
Dựa theo tiêu chuẩn IEC ở bảng 5.3 và bảng 5.4 ( sách giáo trình cung cấp
điện của thầy TS. Quyền Huy Ánh ) kết hợp với tính chất phụ tải, đặc điểm phân
xưởng, điều kiện làm việc, khả năng phát triển của phân xưởng để ta chọn phương
thức đi dây và phương pháp lắp đặt dây như sau:
Từ trạm biến áp đến tủ phân phối chính MDB sử dụng dây cáp bọc PVC, một
lõi, ruột đồng, dây được đi trong ống nhựa và được chôn ngầm trong hầm pêtông sâu
1m có nắp đậy, dây cáp phải tải được dòng:
Icp ≥ Ittpx = 503.247 ( A ), và chịu được cấp điện áp là 400V, nguồn 3 pha 4 dây ( 3
dây pha và 1 dây N ).
Từ tủ phân phối chính MDB đến các tủ phân phối phụ DB, ta cấp nguồn 3 pha 4 dây
( 3 dây pha và 1 dây N ), dây cáp PVC, một lõi, ruột đồng và được đi trên máng,
máng được làm bằng tôn cứng và được treo trên tường với các thanh đỡ cáp. Đi dây
theo sơ đồ hình tia và đi trên máng cáp.
Từ tủ phân phối phụ DB đến các thiết bị ta đi cáp bọc PVC, ruột đồng, 1 lõi 7 sợi, đi
ngầm từ tủ DB cho đến thiết bị, còn phần chiếu sáng ta đi dây treo để tiện cho việc
sửa chữa và bảo trì. Đi dây theo sơ đồ hỗn hợp.
Do đặc điểm của phân xưởng là phân xương cơ khí và hàn nên để thuận lợi
cho việc đi lại và vận chuyển ta chọn phương án đi dây ngầm từ tủ DB đến thiết bị.

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 20


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
Từ tủ MDB về tủ DB, ta đi dây trên máng cáp, từ trạm biến áp về MDB, ta đi dây
trong ống và tiến hành chôn ngầm dây.
Phương thức chôn cáp ngầm: Dây điện đặt trong ống chuyên dùng ( ống gân
bằng nhựa cứng không cháy hoặc khó cháy) chôn ngầm trong tường, sàn hoặc chôn
ngầm trong đất. Dây dịn đươc đặt trên giá đỡ gắn cố định trong các hộp gel đặt đứng
hoặc đặt nằm ngang. Đối với dây đặt trong ống ngầm thì ngoài việc phải tính tiết
diện dây theo điều kiện phát nóng còn phải nhân cường độ dòng điện cho phép đi
trong ống với hệ số giảm dòng nếu số dây trong cùng một ống tăng: Nhân 0.68 nếu
có 5-6 dây, 0.63 nếu có 7-9 dây, 0.6 nếu có 10-12 dây. Các mạch của cùng một tổ
máy, cùng một bảng điện, của cùng một nhóm đèn với tổng số dây trong một ống
không quá 8 sợi. Các chỗ rẽ nhánh hoặc nối dây điện, cáp điện phải sử dụng đômino
hoặc hộp nối dây, ở các dây dẫn tiết diện lớn, mối nối phải hàn hoặc ép bằng kẹp đặt
biệt.Không dùng dây nhôm cứng để đặt ngầm vì dây nhôm dễ bị gãy ngầm.
• Ưu điểm: Thi công đơn giản, giá thành thấp, tiết kiệm vật tư, cáp được tản
nhiệt tốt, giảm tổn thất công suất, tổn thất điện áp, không ảnh hưởng đến vận hành,
tạo vẻ mỹ quan và đảm bảo an toàn cho ngưởi vận hành.
• Nhược điểm: Khối lượng đào đất lớn, cáp chôn lâu ngày dưới đất dễ bị các
chất có tính axít, bazơ ăn mòn, làm mục nát, rẽ nhánh thường gặp nhiều khó
khăn, khi xảy ra hư hỏng khó phát hiện, việc sửa chữa tốn kém và đòi hỏi
nhiều thời gian.
+ SƠ ĐỒ ĐƠN TUYẾN:

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 21


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh

LA
FCO

MBA 400KVA
22 KV/ 0.4 KV

MCCB

MCCB

MDB

MCCB MCCB MCCB MCCB MCCB

MCCB
MCCB MCCB
DB 3
DB 1 DB L

MCB
MCB
MCCB
MCCB
DB 2
DB 4

MCB
MCB

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 22


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
+ SƠ ĐỒ MẶT BẰNG ĐI DÂY TỦ ĐỘNG LỰC.

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 23


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh

DBL

10
C

DB4
DB3

8C
7B

10
B
10
A 7A
1 8 ,0 0 0
L
M BC AB A

8B
F C 2O 2 K V
M D DB B L
10 A
11
11
11

7A
E
D

12 B

DB4
5

6 B
A
DB4

12 A

10 C
9 B

10 B
9 C
9 A

B
8
KHO

3
54,000

E
KCS

8A
B
4 D

A
7A

3C
6 A

4 B

3
DB
4 C

3C

D
1

1
DB1
3B
3B
DB4
DB4

3 A
4 A
DB2

B
1
2C
2B

3A
2A

A
1
A1
B1
C
4
B
4
A
4

B
2

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 24


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh

+ Xác định tâm phụ tải của các nhóm thiết bị và phân xưởng:
Tâm phụ tải là điểm mà từ điểm này đi đến các tải là gần nhất. Mục đích của việc xác
định tâm phụ tải để chọn vị trí đặt tủ phân phối và trạm biến áp cho phân xưởng. Do
đường đi từ tâm phụ tải đến các tải là ngắn nhất cho nên giảm được tổn thất điện áp,
tổn thất công suất mang lại chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật cho dự án. Nếu coi phụ tải
phân bố đều trên diện tích phân xưởng, thì tâm phụ tải phân xưởng có thể xem như
trùng với trọng tâm hình học của phân xưởng trên mặt bằng. cụ thể ở đây do ta chia
các nhóm phụ tải cho từng tủ phân phối điện tương đối đồng đều trên một diện tích
nên ta chọn tâm phụ tải trùng với tâm hình học của từng nhóm. Tuy nhiên theo sơ đồ
mặt bằng tâm phụ tải nằm giữa phân xương, để đảm bảo an toàn liên tục cung cấp
điện và mỹ quan nên ta dời tâm phụ tai của các nhóm về phía tường và tâm phụ tải
(nơi đặt máy biến áp) ra ngoài phân xưởng (thể hiện trong bảng vẽ đi dây tủ động lực
và máy biến áp).

Theo cách diễn giải ở trên ta đã xác định được tâm phụ tải của các nhóm phụ
tải và của phân xưởng
Vị trí đặt tủ phân phối phân xưởng và tủ phân phối động lực các nhóm phụ tải
trong bảng sau:

Tên tủ X (m) Y(m)


Tủ phân phối chính 54 10
Tủ phân phôi nhóm 1 10 0
Tủ phân phối nhóm 2 13 18
Tủ phân phối nhóm 3 40 18
Tủ phân phối nhóm 4 45 0
Tủ phân phối chiếu sáng 54 5

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 25


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 4

LỰA CHỌN CÁP ĐIỆN


4.1 Phương án đi dây mạng điện phân xưởng:
- Phân xưởng được cấp điện từ trạm biến áp có công suất 320(kVA). Trong
phân xưởng đặt sáu tủ phân phối: Một tủ phân phối chính lấy điện từ trạm biến áp
cấp điện cho năm tủ phân phối còn lại (một tủ phân phối chiếu sáng và bốn tủ phân
phôi cho bốn nhóm phụ tải).
- Đường dây từ trạm biến áp về tủ phân phối chính MDB dùng 5 sợi cáp đồng
một lõi, 3 sợi cho 3 pha, 1 sợi cho trung tính và 1 cho dây nối đất.
- Đường dây từ tủ phân phối phân chính MDB về các tủ phân phối DB và
DBL cũng dùng cáp đồng một lõi, để đảm bào độ tin cậy cung cấp điện và thuận tiện
trong vận hành sửa chữa ta dùng mạng điện hình tia kết hợp với mạng liên thông cấp
điện cho phân xưởng.
- Từ tủ phân phối phân xưởng đi 5 lộ đến 5 tủ phân phối các nhóm phụ tải,
đóng cắt và bảo vệ cho các lộ này ta dùng 5 áptômát(CB) và 1 áptômát tổng, ngoài
ra còn có lộ dự phòng.
- Trong mỗi tủ phân phối có một CB tổng, một thanh cái, và các CB con. Số
lượng CB con phụ thuộc vào số thiết bị trong từng nhóm.
- Cáp điện dẫn đến các tủ phân phối và thiết bị được đi trong ống và đặt trong
rãnh cáp ngầm.
4.2 Chọn dây dẫn cho các phụ tải:
Có nhiều phương pháp chọn dây dẫn như là: chọn tiết diện dây dẫn theo
phương pháp mật độ dòng điện kinh tế Jkt, chọn tiết diện dây dẫn theo phương pháp
mật độ dòng điện không đổi Jkđ, chọn tiết diện dây dẫn theo phương pháp tổn thất
∆Ucp, chọn tiết diện dây dẫn theo phương pháp điều kiện phát nóng cho phép. Tuy
nhiên ứng với từng mạng điện cụ thể mà ta chọn tiết diện dây dẫn theo một phương
pháp cho phù hợp. Ở đây là mạng điện hạ áp cấp điện cho các thiết bị cho phân
xưởng cơ khí, để đảm bảo tính an toàn liên tục cung cấp điện trong quá trình vận
hành ta chọn tiết diện dây dẫn theo điều kiện phát nóng cho phép. Chọn cáp cách
điện bằng PVC do CADIVI sản suất.
Ta có công thức:
I đm
I cp =
k hc

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 26


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
Trong đó: Iđm là dòng điện định mức
khc là hệ số hiệu chỉnh
kch = k4×k5×k6×k7
k4: ảnh hưởng của cách lắp đặt
k5: ảnh hưởng của số dây đi chung với nhau
k6: ảnh hưởng của loại đất
k7: ảnh hưởng của nhiệt độ đất
Tra bảng chọn:
k4 = 0,8 dây đi ngầm
k6 = 1 đất khô
k7 = 0,95 hiệu chỉnh nhiệt độ của cáp
4.2.1/ Chọn cáp cho các thiết bị điện trong phân xưởng:
 Chọn cáp từ tủ động lực DB đến các máy và nhóm máy có công suất gần bằng
nhau cụ thể như sau:
Động cơ 1, có công suất định mức 12 (kw) có 3 máy chung 1 đường tải nên:
3 x 12(kw)= 36(kw) , cosφ = 0,7
Động cơ 2, có công suất định mức 18 (kw) có 2 máy chung 1 đường tải nên:
2 x 18(kw)= 36(kw) , cosφ = 0,7
Động cơ 4, có công suất định mức 11 (kw) có 3 máy chung 1 đường tải nên:
2 x 11(kw)= 33(kw) , cosφ = 0,7
Vậy ta chọn tiết diện dây theo công suất lớn nhất là 36(kw) , cosφ =
0,7

Ta có:
Pđm 36 ×1000
I đm = = = 78 .14 ( A)
3 ×U ×cos ϕ 3 ×380 × 0,7

I đm
I cp ≥ trong đó khc = k4×k5×k6×k7 = 0,8×1×1×0,95 = 0,76
k hc
k5 = 1: đi một mạch trong một ống
Dòng điện cho phép của cáp
78 .14
⇒ I cp ≥ =102 .,82 ( A)
0,76

Tra bảng chọn cáp ba lõi và dây bảo vệ PE có thông số:


Dây F (mm2) d (mm) I(A) ro (Ω/ km ) ở 20oC Điện áp thử (V)
SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 27
Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
Φ 25,0 6,42 110 0,727 2000
PE 14 4,1 94 1,13 2000

 Chọn cáp từ tủ động lực DB đến các máy và nhóm máy có công suất gần bằng
nhau cụ thể như sau:
Động cơ 9, có công suất định mức 5 (kw) có 3 máy chung 1 đường tải nên:
3 x 5(kw)= 15(kw) , cosφ = 0,7
Động cơ 7: có công suất định mức 14 (kw) , cosφ = 0,7
Động cơ 11: có công suất định mức 16 (kw) , cosφ = 0,7
Động cơ 12: có công suất định mức 18 (kw) , cosφ = 0,7

Do động cơ 12 có công suất lớn nhất nên ta chọn tiết diện dây theo động cơ 12

Ta có:
Pđm 18 ×1000
I đm = = = 39 .12 ( A)
3 ×U × cos ϕ 3 × 380 × 0,7

I đm
I cp ≥ trong đó khc = k4×k5×k6×k7 = 0,8×1×1×0,95 = 0,76
k hc
k5 = 1: đi một mạch trong một ống
Dòng điện cho phép của cáp
39 .12
⇒ I cp ≥ = 51 .47 ( A)
0,76
Tra bảng chọn cáp ba lõi và dây bảo vệ PE có thông số:

Dây F (mm2) d (mm) I(A) ro (Ω/ km ) ở 20oC Điện áp thử (V)


Φ 3×10 4,05 55 1,83 1500
PE 2,0 1,8 29 9,43 1500

 Chọn cáp từ tủ động lực DB đến các máy và nhóm máy có công suất gần bằng
nhau cụ thể như sau:
Động cơ 3, có công suất định mức 5 (kw) , cosφ = 0,7
Động cơ 6, có công suất định mức 7 (kw) , cosφ = 0,7
Do động cơ 7 có công suất lớn nhất nên ta chọn tiết diện dây theo động cơ 7

Pđm 7 ×1000
I đm = = = 15 .21( A)
3 ×U ×cos ϕ 3 ×380 ×0,7

Dòng điện cho phép của cáp:


SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 28
Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
15 .21
⇒ I cp ≥ = 20 ( A)
0,76
Tra bảng chọn cáp ba lõi và dây bảo vệ PE có thông số:
Dây F (mm2) d (mm) I(A) ro (Ω/ km ) ở 20oC Điện áp thử (V)
Φ 3×2,0 1,8 20 9,43 1500
PE 2,0 1,8 29 9,43 1500

 Chọn cáp từ tủ động lực DB đến các máy và nhóm máy có công suất gần bằng
nhau cụ thể như sau:
Động cơ 5, có công suất định mức 11 (kw) , cosφ = 0,7
Động cơ 8, có công suất định mức 11 (kw) , cosφ = 0,7
Động cơ 10, có công suất định mức 12 (kw) , cosφ = 0,7
Do động cơ 10 có công suất lớn nhất nên ta chọn tiết diện dây theo động cơ 10

Pđm 12 ×1000
I đm = = = 26 ( A)
3 ×U × cos ϕ 3 × 380 × 0,7
Dòng điện cho phép của cáp:
26
⇒ I cp ≥ = 34 .3( A)
0,76
Tra bảng chọn cáp ba lõi và dây bảo vệ PE có thông số:
Dây F (mm2) d (mm) I(A) ro (Ω/ km ) ở 20oC Điện áp thử (V)
Φ 3×4,0 2,55 35 4,61 1500
PE 2,0 1,8 29 9,43 1500

4.2.2 chọn cáp cho các tủ động lực:


 Chọn cáp từ tủ chính MDB đến tủ động lực nhóm 1(DB1)
Công suất tính toán phụ tải
Pttnhom1 = 70.38 KW, cosφtb1 = 0,62

Ta có:
Pđm 70 .38 ×1000
I đm = = = 172 .67 ( A)
3 ×U ×cos ϕ 3 ×380 ×0,62

I đm
I cp ≥ : kch = k4×k5×k6×k7 = 0,8×0,9×1×0,95 = 0,684
k hc

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 29


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
k5 = 0,9: 3 dây đi chung trong một ống
Dòng điện cho phép của cáp
172 .67
⇒ I cp ≥ = 252 ( A)
0,684
Tra bảng chọn ba cáp một lõi cho ba pha và dây bảo vệ PE có thông số:
Dây F (mm2) d (mm) I(A) ro (Ω/ km ) ở 20oC Điện áp thử (V)
Φ 80,0 11,5 268 0,234 2500
PE 35,0 7,56 165 0,524 2500

 Chọn cáp từ tủ chính MDB đến tủ động lực nhóm 2(DB2)


Công suất tính toán phụ tải
Pttnhom2 = 28.8 KW, cosφtb2 = 0,72

Ta có:
Pđm 28 .8 ×1000
I đm = = = 60 .85 ( A)
3 ×U × cos ϕ 3 × 380 × 0,72
I đm
I cp ≥ : kch = k4×k5×k6×k7 = 0,8×0,9×1×0,95 = 0,684
k hc
k5 = 0,9: 3 dây đi chung trong một ống
Dòng điện cho phép của cáp
60 .85
⇒ I cp ≥ = 88 .96 ( A)
0,684
Tra bảng chọn ba cáp một lõi cho ba pha và dây bảo vệ PE có thông số:
Dây F (mm2) d (mm) I(A) ro (Ω/ km ) ở 20oC Điện áp thử (V)
Φ 25,0 6,42 110 0,727 2000
PE 14 4,1 94 1,13 2000

 Chọn cáp từ tủ chính MDB đến tủ động lực nhóm 3(DB3)


Công suất tính toán phụ tải
Pttnhom3 = 31.1 KW, cosφtb3 = 0,72
Ta có:
Pđm 31 .1×1000
I đm = = = 67 .58 ( A)
3 ×U × cos ϕ 3 ×380 × 0,72

I đm
I cp ≥ : kch = k4×k5×k6×k7 = 0,8×0,9×1×0,95 = 0,684
k hc
k5 = 0,9: 3 dây đi chung trong một ống
SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 30
Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
Dòng điện cho phép của cáp
67 .58
⇒ I cp ≥ = 98 .8( A)
0,684
Tra bảng chọn ba cáp một lõi cho ba pha và dây bảo vệ PE có thông số:
Dây F (mm2) d (mm) I(A) ro (Ω/ km ) ở 20oC Điện áp thử (V)
Φ 25,0 6,42 110 0,727 2000
PE 14 4,1 94 1,13 2000

 Chọn cáp từ tủ chính MDB đến tủ động lực nhóm 4(DB4)


Công suất tính toán phụ tải
Pttnhom4 = 93.615 KW, cosφtb4 = 0,715

Ta có:
Pđm 93 .615 ×1000
I đm = = = 199 ( A)
3 ×U ×cos ϕ 3 ×380 ×0,715

I đm
I cp ≥ : kch = k4×k5×k6×k7 = 0,8×0,9×1×0,95 = 0,684
k hc
k5 = 0,9: 3 dây đi chung trong một ống
Dòng điện cho phép của cáp
199
⇒ I cp ≥ = 291 ( A)
0,684

Tra bảng chọn ba cáp một lõi cho ba pha và dây bảo vệ PE có thông số:
Dây F (mm2) d (mm) I(A) ro (Ω/ km ) ở 20oC Điện áp thử (V)
Φ 80,0 11,5 268 0,234 2500
PE 35,0 7,56 165 0,524 2500

 Chọn cáp cho tủ phân phối chính:


Công suất tính toán tủ phân phối chính
Stt = 319.523 (KVA),cosφtb = 0,7
Dòng điện tính toán:
S tt 319 .523
I tt = = = 461( A)
3 × 0,4 3 × 0,4
I đm
I cp ≥ : kch = k4×k5×k6×k7 = 0,8×0,9×1×0,95 = 0,684
k hc
k5 = 0,9: 3 dây đi chung trong một ống
SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 31
Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
Dòng điện cho phép của cáp
400
⇒ I cp ≥ = 675 ( A)
0,684
Tra bảng chọn ba cáp một lõi cho ba pha, dây trung tính, dây bảo vệ PE có
thông số:

Dây F (mm2) d (mm) I(A) ro (Ω/ km ) ở 20oC Điện áp thử (V)


Φ 325 23,4 680 0,0576 3500
N 200 18,2 480 0,094 3000
PE 185 17,46 450 0,099 3000
4.2.3 Chọn thanh dẫn cho tủ phân phối:
Lựa chọn thanh dẫn theo điền kiện dòng điện phát nóng lâu dài cho phép.
Ta có công thức:
I tt
I cp ≥
k1 × k 2
Trong đó Icp là dòng điện cho phép của thanh dẫn
k1 hệ số hiệu chỉnh theo cách đặt thanh dẫn
(k1 = 1 đặt thẳng đứng)
k2 = 0,9 hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ
 Lựa chọn thanh dẫn cho tủ phân phối chính MDB
Dòng điện tính toán:

S tt 319 .523
I tt = = = 461( A)
3 × 0,4 3 × 0,4
Dòng điện cho phép của thanh cái
I tt 461
I cp ≥ = = 512 ( A)
k1 × k 2 0,9
Chọn thanh dẫn hình chữ nhật có các thông số:
Kích thước Tiết diện của một Khối lượng Dòng điện cho phép
2
(mm) thanh (mm ) (kg/m) (A)
40×4 160 1,424 525

 Chọn thanh dẫn cho tủ động lực của các nhóm phụ tải
Ta chọn thanh dẫn cho tủ động lực của các nhóm phụ tải có cùng kích thước và
chọn theo công suất của nhóm phụ tải lớn nhất (nhóm 4):
Công suất tính toán phụ tải
Pttnhom4 = 93.615 KW, cosφtb4 = 0,715

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 32


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
Ta có:
Pđm 93 .615 ×1000
I đm = = = 199 ( A)
3 ×U ×cos ϕ 3 ×380 ×0,715

: kch = k4×k5×k6×k7 = 0,8×0,9×1×0,95 = 0,684


Dòng điện cho phép của thanh cái
I tt 199
I cp ≥ = = 221( A)
k1 × k 2 0,9
Chọn thanh dẫn hình chữ nhật có các thông số:
Kích thước Tiết diện của một Khối lượng Dòng điện cho phép
2
(mm) thanh (mm ) (kg/m) (A)
25×3 75 0,668 240

4.2.4 Kiểm tra các thiết bị điện đã chọn:


+ Kiểm tra cáp điện:
Một trong những chỉ tiêu quan trọng trong thiết kế cung cấp điện là chất lượng
điện năng, đó là tần số và điện áp nằm trong giá trị cho phép. Ở đây ta kiểm tra chất
lượng điện năng theo độ lệch điên áp.
U − U đm
∆U % = 100
U đm

Đối với mạng hạ áp ∆U% ≤5%Uđm


Pi × ri × li + Qi × xi × li
Và ∆U % = ∑ U đm
× 100

Trong đó:Pi(kw), Qi(kVAr) là công suất truyền tải trên đường dây.
ri, xi là điện trở và điện kháng của đường dây trên một đơn vị
chiều dài (Ω/km)
Uđm điện áp định mức của mạng
Đối với cáp xo = (0,6 ÷0,8) Ω/km

+ Kiểm tra điều kiện sụt áp


Điều kiện kiểm tra tổn thất điện áp là: Ucp = 5% Uđm = 0,05 x 380 = 19V
Trong phân xưởng cơ khí nếu để cho tổn thất điện áp quá lớp thì sẽ bất lợi cho
phân xưởng và sẽ phải trả chi phí nhiều cho việc tổn thất điện áp. Để tránh điều này
yêu cầu đặt ra của nhà thiết kế là phải luôn đảm bảo điện áp định mức cho phân
xưởng. Vì thế dây dẫn phải phù hợp với tải, tuy đã chọn dây rất kỹ ở phần trên nhưng
ta vẫn phải kiểm tra sự tổn thất điện áp của dây dẫn. Nếu không thỏa điều kiện trên
thì ta phải chọn lại dây dẫn.

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 33


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
Tổn thất điện áp phụ thuộc vào điện trở và điện kháng của dây dẫn. Hai giá trị
này phụ thuộc vào chiều dài dây dẫn và loại dây. Vì vậy khi kiểm tra sụt áp ta chỉ xét
tuyến dây có chiều dài xa nhất tương ứng.
Dựa vào sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị ta cần kiểm tra điều kiện sụt áp từ máy
biến áp đến tủ động lực nhóm 1. Và điều kiện sụt áp từ tủ động lực nhóm 4 đến thiết
bị số 7A.
+ Tổn thất điện áp từ tủ chính MDB đến tủ động lực nhóm 1(DB1)
Ta có khoảng cách từ máy biến áp đến tủ phân phối chính MBD là không đáng
kể nên không cần tính sụt áp
Khoảng cách từ tủ phân phối chính MDB đến tủ động lực nhóm DB1 là l1 =
54m, ro=0.497 (Ω/ km )
Điện trở dây dẫn R1 = 0,234 x 0.054 = 0.01(Ω)
Điện kháng dây dẫn X1 = 0,7 x 0.054 = 0.0378(Ω)
Tổn thất điện áp từ tủ phân phối chính DBM đến tủ động lực nhóm DB1:
Pttn 4 .R2 + Qttn 4 x . X 2 (70 .38 × 0.01) + (89 .064 × 0.0378 )
∆U 1 = = = 10 .71V <19V thỏa điều
U đm 0.38
kiện sụt áp cho phép
Vậy các dây dẫn đã chọn từ tủ MDB đến các tủ DB thỏa điều kiện phát nóng
và điều kiện sụt áp cho phép.

+ Tổn thất điện áp từ tủ động lực đến các thiết bị.


Ta có khoảng cách từ tủ động lực DB đến thiết bị xa nhất trong phân xưởng
là: từ tủ động lực DB4 đến thiết bị số 7A với chiều dài đo được theo tỷ lệ trên phân
xưởng l = 25m
Điện trở dây dẫn là: R7A = 1.83 x 0.025= 0.05(Ω)
Điện kháng dây dẫn:X8A = 0,7 x 0.025 = 0.0175(Ω)
Tổn thất điện áp từ tủ động lực DB4 đến thiết bị xa nhất (7A) là:
(14 × 0.05 ) + (7.2 × 0.0175 )
∆U 8 A = = 2.18V <19V thỏa điều kiện sụt áp cho phép
0.38
Vậy các cáp điện đã chọn thỏa điều kiện phát nóng và điều kiện sụt áp cho
phép.

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 34


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 5

CHỌN CÁC THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT BẢO VỆ

5.1. Lý thuyết chung:


CB hạ áp có các chủng loại chính là BCCB, đây là loại CB vỏ đúc thường được
chế tạo theo ba pha có dòng định mức từ 16, dòng cắt ngắn mạch từ. Loại CB này
cũng thường được chế tạo theo kiểu ba cực ba dây vào và ba dây ra. Ứng dụng của
MCCB là trang bị cho các dòng tải lớn.
Các loại CB hạ áp khác là MCB (Mini A True Circuit Breaker). Đây là loại CB bảo
vệ các mạch có công suất nhỏ . MCB có loại 1 pha (2cực), loại 3 pha (3cực hoặc 4
cực)

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 35


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
Loại RCCB hay ELCB. Có tính năng của các loại CB trên nhưng nó còn có tính năng
bảo vệ chống dòng rò bảo vệ an toàn cho người.
Với những ưu điểm của các loại CB trên người thực hiện chọn CB bảo vệ các thiết bị
hạ áp của mạng điện phân xưởng.

Chọn thiết bị đóng cắt và bảo vệ CB theo ba điều kiện:


UđmCB ≥ Uđmlđ
IđmCB ≥ Itt
IcđmCB ≥ IN
5.2 Tính toán ngắn mạch :
Ngắn mạch là sự cố quan trọng và thường xuyên xảy ra trong hệ thống cung cấp điện
vì vậy các phần tử trong hệ thống cung cấp điện phải được tính toán và lựa chọn sao
cho không chỉ làm việc ở chế độ bình thường mà còn phải có khả năng chịu đựng
được trạng thái sự cố trong giới hạn cho phép

Trong thực tế thường gặp ở các dạng ngắn mạch sau:


- Ngắn mạch 3 pha
- Ngắn mạch 2 pha
- Ngắn mạch 2 pha chạm đất
- Ngắn mạch 1 pha chạm đất
Nên phải tính toán chon lựa CB cho phù hợp. dòng ngắn mạch được tính toán theo
công thức sau:
U đm
IN =
2
3. R NM + X NM
2

Với hệ thống trung áp : SN=500(MVA)

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 36


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
2 2
U 22
Z up = = = 0,968
SN 500

R = 0,2Z = 0,2 . 0,986 = 0,1936 Ω


X = 0,98Z = 0,98 . 0,986 = 0.949 Ω
Quy đổi trở kháng hệ thống về thứ cấp:
2 2
22  0, 4   0,4 
R= Rup   = 0,1936   = 0,064 ( mΩ)
 22   22 
2 2
 0,4   0,4 
X= 22
R 
up  = 0,949   = 0,314 ( mΩ)
 22   22 

Máy biến áp: 22/0,4KV


∆ P = 4,850Kw
U%=4
∆ PN .U 2 dm 6 4,850.0,4 2 6
RBA = 2
.10 = 10 = 7,82(mΩ )
S dm 3152
2 2
U N .U dm 4.0,4
X BA = 10 4 = 10 4 = 20 (mΩ)
S dm 315

+ Chọn CB đóng cắt tủ phân phối chính MDB:


Công suất tính toán phụ tải
Pttpx= 217,353 (KW) ; cosφ = 0,7
Ta có:
Pđm 217 .353 ×1000
I đm = = = 472 ( A)
3 ×U × cos ϕ 3 ×380 × 0,7

+ Dòng ngắn mạch:


Cáp tủ chính: 1 lõi đồng dài 10m ;3 x 200 mm2:
l 10
Rd = ρ = 22 ,5 = 1,125 (mΩ)
F 200

Xd=x0.l=0,04 x 10 = 0,4 (mΩ)


RT=R04 +RBA+ Rd= 0,064+7,82+1,125=9 (mΩ)
XT=X04 +XBA+ Xd= 0,314+20+0,4=20,7 (mΩ)
SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 37
Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
Vậy ngắn mạch tủ chính là:
U đm 400
IN = = = 10 ,23(kA)
3. R 2
NM +X 2
NM 3. 9 2 + 20 ,7 2

Tra bảng 3.1 ta chọn CB do LG chế tạo có các thông số


Kích thước(mm) Khối
Số Iđm Icđm(kA
Loại Kiểu Uđm(v) lượng(kg
cực (A) ) Rộng Cao sâu
)
ABs
800AF 4 600 500 15 195 205 109 14,2
803a

5.3 Chọn CB đóng cắt và bảo vệ cho tủ động lực của các nhóm phụ tải:

+Chọn CB đóng cắt cho tủ động lực nhóm 1


Công suất tính toán phụ tải
Pttđlnhom1= 70,38 (KW). cos φtb1 =0.62

Ta có:
Pđm 70 ,38 ×1000
I đm = = =173 ( A)
3 ×U × cos ϕ 3 ×380 × 0,62

+ Dòng ngắn mạch:


Cáp tủ nhóm 1: 1 lõi đồng dài 54m ;3 x 80 mm2:
l 54
Rdn 1 = ρ = 22 ,5 = 15 ( mΩ)
F 80

Xdn1=x0.l=0,04 x 54 = 2,16 (mΩ)


Rnh1=RT + Rdnh1= 9,384+15= 24,4 ( mΩ)
Xnh1=XT + Xdnh1= 20,7+2,16= 23 (mΩ)
Vậy ngắn mạch nhóm 1 là:
U đm 400
IN = = = 6,9(kA)
3. R 2
NM +X 2
NM 3. 24,4 2 + 23 2
Tra bảng 3.1 trang 146 sổ tay tra lựa chọn và tra cứu thiết bị điện của Ngô
Thời Quang ta chọn CB do LG chế tạo có các thông số:

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 38


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
Kích thước(mm) Khối
Số Iđm
Loại Kiểu Uđm(v) Icđm(kA) lượng(kg
cực (A) Rộng Cao sâu
)
ABL
225AF 3 600 200 7 105 165 103 2,1
203a

+ Chọn CB đóng cắt cho tủ động lực nhóm 2


Công suất tính toán phụ tải :
Pttđlnhom2= 28,8 (KW), cos φtb2 = 0.72

Ta có:
Pđm 28 ,8 ×1000
I đm = = = 60 ( A)
3 ×U × cos ϕ 3 ×380 × 0,72

+Tính toán dòng ngắn mạch:


Các bước tính tương tự như ở nhóm 1 ta có :INM= 3,5(Ka)
Tra bảng 3.1 trang 146 sổ tay tra lựa chọn và tra cứu thiết bị điện của Ngô
Thời Quang ta chọn CB do LG chế tạo có các thông số

Kích
Số Iđm thước(mm) Khối
Loại Kiểu Uđm(v) Icđm(kA)
cực (A) Rộ lượng(kg)
Cao sâu
ng
ABE
100AF 3 600 65 4 75 130 64 0,6
103a

+ Chọn CB đóng cắt cho tủ động lực nhóm 3


Công suất tính toán phụ tải

Pttđlnhom3 = 31,1 (KW); cos φtb3 = 0.72

Ta có:
Pđm 31,1 ×1000
I đm = = = 66 ( A)
3 ×U × cos ϕ 3 ×380 × 0,72

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 39


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
+Tính toán dòng ngắn mạch:
Các bước tính tương tự như ở nhóm 1 ta có :INM= 3,8(Ka)
Tra bảng 3.1 trang 146 sổ tay tra lựa chọn và tra cứu thiết bị điện của Ngô
Thời Quang ta chọn CB do LG chế tạo có các thông số

Kích thước(mm) Khối


Số Iđm
Loại Kiểu Uđm(v) Icđm(kA) lượng(kg
cực (A) Rộng Cao sâu
)
ABL
225AF 3 600 70 5 105 165 103 2,1
203a

+ Chọn CB đóng cắt cho tủ động lực nhóm 4


Công suất tính toán phụ tải
Pttđlnhom4= 93,615 (KW); cos φtb4 =0.715
Ta có:
Pđm 93 ,615 ×1000
I đm = = =199 ( A)
3 ×U × cos ϕ 3 ×380 × 0,715

+Tính toán dòng ngắn mạch:


Các bước tính tương tự như ở nhóm 1 ta có :INM= 7,2(Ka)
Tra bảng 3.1 trang 146 sổ tay tra lựa chọn và tra cứu thiết bị điện của Ngô
Thời Quang ta chọn CB do LG chế tạo có các thông số:

Kích thước(mm) Khối


Số Iđm
Loại Kiểu Uđm(v) Icđm(kA) lượng(kg
cực (A) Rộng Cao sâu
)
ABL
225AF 3 600 200 8 105 165 103 2,1
203a

5.4 Chọn CB đóng cắt và bảo vệ cho các động cơ:

+ Chọn CB cho động cơ 1,4,5,8 và động cơ 10:


năm động cơ có cùng công suất tương đương nhau là:
Pđm = 12 (KW), cosφ = 0,7

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 40


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
Dòng điện định mức:
Pđm 12 ×1000
I đm = = = 22 .8( A)
3 ×U × cos ϕ 3 ×380 × 0,8

+Tính toán dòng ngắn mạch:


Các bước tính tương tự như ở trên ta có :INM= 1,5(kA)

Tra bảng 3.1 trang 146 sổ tay tra lựa chọn và tra cứu thiết bị điện của Ngô Thời
Quang ta chọn CB do LG chế tạo có các thông số:

Kích
Số Iđm thước(mm) Khối
Loại Kiểu Uđm(v) Icđm(kA)
cực (A) Rộ lượng(kg)
Cao sâu
ng
ABE
100AF 3 600 30 2 75 130 64 0,6
103a

+ Chọn CB cho động cơ 2,11 và 12:


có công suất gần bằng nhau:
Pđm = 18 (KV), cosφ = 0,7
Dòng điện định mức:
Pđm 18 ×1000
I đm = = = 34 ( A)
3 ×U × cos ϕ 3 ×380 × 0,8

+Tính toán dòng ngắn mạch:


Các bước tính tương tự như ở nhóm 1 ta có :INM= 2 (kA)
Tra bảng 3.1 trang 146 sổ tay tra lựa chọn và tra cứu thiết bị điện của Ngô
Thời Quang ta chọn CB do LG chế tạo có các thông số:

Kích
Số Iđm thước(mm) Khối
Loại Kiểu Uđm(v) Icđm(kA)
cực (A) Rộ lượng(kg)
Cao sâu
ng
50AF ABE 3 600 40 2,5 75 130 64 0,45
SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 41
Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
50a

+ Chọn CB cho động cơ 3,6 và 9:có công suất tương đối bằng nhau:
Pđm = 7 (KV), cosφ = 0,7
Dòng điện định mức:
Pđm 7 ×1000
I đm = = =15 ( A)
3 ×U × cos ϕ 3 ×380 × 0,7

+Tính toán dòng ngắn mạch:


Các bước tính tương tự như trên ta có :INM= 0,7(Ka)
Tra bảng 3.1 trang 146 sổ tay tra lựa chọn và tra cứu thiết bị điện của Ngô
Thời Quang ta chọn CB do LG chế tạo có các thông số:
Kích
Số thước(mm) Khối
Loại Kiểu Uđm(v) Iđm (A) Icđm(kA)
cực Rộ lượng(kg)
Cao sâu
ng
ABE
50AF 3 600 20 1 75 130 64 0,45
50a

5.5 Chọn chống sét van hạ áp:

Chọn chống sét van hạ áp do hãng Cooper Mỹ chế tạo


Giã đỡ Giá đỡ Giá đỡ MBA Giá đỡ côngxôn Giá đỡ hình
Uđm(kv)
ngang khung và đường dây kiểu dàn khung khối
3 AZLP501B3 AZLP519B3 AZLP531A3 AZLP531B3 AZLP519C3

5.6 Chọn công tơ điện ba pha và biến dòng đo lường:

 Chọn công tơ điện


Uđm ≥ 380 (V), Iđm = 5 (A)

 Chọn biến dòng


Ta có Itt = 485,466(A ).

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 42


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
Tra bảng 8.6 chọn máy biến dòng có điện áp Uđm ≤ 600 V do công ty thiết bị
đo điện chế tạo.

Dòng
Mã sản Dòng sơ Số vòng Dung lượng Trọng lượng
thứ cấp
phẩm cấp (A) sơ cấp (VA) (kg)
(A)
BD11/1 500 5 1 10 1,53

CHƯƠNG 6

TÍNH TOÁN TỔN THẤT TRONG MẠNG ĐIỆN


PHÂN XƯỞNG
Tính toán tổn thất công suất và tổn thất điện năng là rất quan trọng, vì có nắm
những lí luận mới, mới có thể tính đúng được tổn thất công suất và điện năng, định
được giá thành lúc thiết kế và tìm ra được biện pháp làm giảm bớt tổn thất, đây là
một vấn đề luôn luôn thời sự và cấp bách đối với người thiết kế cũng người quản lí
vận hành lưới điện.
6.1 Tính tổn thất công suất.
Ta có khoảng cách từ máy biến áp đến tủ phân phối chính MBD là không đáng
kể nên không cần tính sụt áp

a/ . Từ tủ phân phối chính đến tủ động lực nhóm 1 :


Khoảng cách từ tủ phân phối chính MDB đến tủ động lực nhóm DB1 là l1 =
54m, ro=0.497 (Ω/ km )
Điện trở dây dẫn R1 = 0,234 x 0.054 = 0.01(Ω)
Điện kháng dây dẫn X1 = 0,7 x 0.054 = 0.0378(Ω)
Bỏ qua điện trở và điện kháng của các CB, khi làm việc bình thường những giá trị
này rất nhỏ
Tổn thất công suất tác dụng
Pttn2 1 + Qttn
2
70,38 2 + 89,064 2
∆Pr1 = 2
1
R= 0.01 = 892(W ) = 0,892( Kw)
U dm 0,38 2
Tổn thất công suất phản kháng:

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 43


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
P 2
+Q 2
70,38 + 89,064
2 2
∆Qr1 = ttn1
2
ttn1
X = 0.0378 = 3373(VAR ) = 3,373( K var)
U dm 0,38 2
b/ . Từ tủ phân phối chính MDB đến tủ DB2 :
Khoảng cách từ tủ phân phối chính MDB đến tủ động lực nhóm DB2 là l2 =
47m, ro=0.84 (Ω/ km )
Điện trở dây dẫn R2 = 0,727 x 0.047 = 0.031(Ω)
Điện kháng dây dẫn X2 = 0,7 x 0.047 = 0.03(Ω)
Bỏ qua điện trở và điện kháng của các CB, khi làm việc bình thường những giá trị
này rất nhỏ
Tổn thất công suất tác dụng

Pttn2 1 + Qttn
2
28,8 2 + 27,559 2
∆Pr 2 = 2
1
R = 0.031 = 358(W ) = 0,358( Kw)
U dm 0,38 2
Tổn thất công suất phản kháng:
Pttn2 1 + Qttn
2
28,8 2 + 27,559 2
∆Qr 2 = 2
1
X = 0.03 = 330(Var ) = 0,33( K var)
U dm 0,38 2
c/ . Từ tủ phân phối chính MDB đến tủ DB3 :
Khoảng cách từ tủ phân phối chính MDB đến tủ động lực nhóm DB3 là l3 =
20m, ro=0.724 (Ω/ km )
Điện trở dây dẫn R3 = 0,727 x 0.02 = 0.01(Ω)
Điện kháng dây dẫn X3 = 0,7 x 0.02 = 0.014(Ω)
Bỏ qua điện trở và điện kháng của các CB, khi làm việc bình thường những giá trị
này rất nhỏ
Tổn thất công suất tác dụng
Pttn2 1 + Qttn
2
31,12 + 33,8312
∆Pr 3 = 2
1
R= 0.01 = 146 (W ) = 0,146 ( Kw)
U dm 0,38 2
Tổn thất công suất phản kháng:
Pttn2 1 + Qttn
2
31,12 + 33,8312
∆Qr 3 = 2
1
X = 0.014 = 205(Var ) = 0,205( K var)
U dm 0,38 2
d/ . Từ tủ phân phối chính MDB đến tủ DB4 :
Khoảng cách từ tủ phân phối chính MDB đến tủ động lực nhóm DB4 là l4 =
15m, ro=0.387 (Ω/ km )
Điện trở dây dẫn R4 = 0,234 x 0.015 = 0.0035(Ω)
Điện kháng dây dẫn X4 = 0,7 x 0.015 = 0.01(Ω)
Bỏ qua điện trở và điện kháng của các CB, khi làm việc bình thường những giá trị
này rất nhỏ

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 44


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
Tổn thất công suất tác dụng
Pttn2 1 + Qttn
2
93,615 2 + 91,536 2
∆Pr 4 = 2
1
R = 0.0035 = 394(W ) = 0,394( Kw)
U dm 0,38 2
Tổn thất công suất phản kháng:
Pttn2 1 + Qttn
2
93,615 2 + 91,536 2
∆Qr 4 = 2
1
X = 0.01 = 657(Var ) = 0,657 ( K var)
U dm 0,38 2
6.2 Tính tổn thất công suất từ tủ động lực đến các thiết bị (cho một nhóm máy)
Các nhóm được bố trí tương đối đồng đều nên ta chỉ tính tổn thất công suất
cho một nhóm tiêu biểu nhất sau đó xem các nhóm còn lại có tổn thất công suất gần
đúng bằng nhóm vừa tính
Ở đây ta tính tổn thất công suất cho nhóm 1

Theo sơ đồ đi dây ta có khoảng cách từ tủ DB1 đến các thiết bị như sau
Ký hiệu Pđm(kw) Q ro Khoảng cách(l) từ
Số Cos (Ω/ km ) tủ động lực đến
Stt trên mặt 1 Toàn (Kvar) Ksd
lượng φ
bằng máy bộ các thiết bị(m)
1 1(A,B,C) 3 12 36 36,727 0,7 0,7 0,727 11
2 2(A,B) 3 18 36 36,727 0,7 0,8 0,727 18
3 3A 1 5 5 3,75 0,8 0,9 9,43 6
4 3B 1 5 5 3,75 0,8 0,9 9,43 3
5 3C 1 5 5 3,75 0,8 0,9 9,43 6
6 5A 1 11 11 11,2 0,7 0,8 4,61 15
7 5B 1 11 11 11,2 0,7 0,8 4,61 17
8 7A 1 14 14 14,28 0,7 0,7 1,83 8

a/. Tổn thất công suất của các thiết bị số 1(A,B)

+ R1A,B,C = ro x l = 0,727 x 0,011 = 0,008 (Ω)


Vì giá trị điện kháng rất nhỏ nên khi tính toán tổn thất công suất ta có thể bỏ qua
thành phần này
Tổn thất công suất
P12A, B + Q12A, B 36 2 + 36,727 2
∆P1 A, B ,C = 2
R1 A, B = 0.008 = 146 (W ) = 0,146 ( Kw )
U dm 0,38 2
Tính tương tự như trên ta có tổn thất công suất của các thiết bị trong nhóm 3 như sau:
∆P2A,B = 0,238(Kw)
∆P3A = 0,015(Kw)
∆P3B = 0,008(Kw)
∆P3C = 0,015(Kw)
∆P5A = 0,117(Kw)

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 45


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
∆P5B = 0,133(Kw)
∆P7A = 0,042(Kw)
Vậy tổn thất công suất tác dụng của các thiết bị trên toàn nhóm 1 là:
∆Pn = 0,146+ 0,238 + 0,015+ 0,008 + 0,015+0,117+0,133+0,042 = 0,714(Kw).
6.3 Tổn thất công suất của lưới hạ áp
Tổn thất công suất của lưới hạ áp gồm tổn thất trong máy biến áp, tổn thất từ
máy biến áp đến tủ phân phối, tổn thất từ tủ phân phối đến các tủ động lực và tổn thất
từ tủ động lực đến các thiết bị trong nhóm
Công thức xác định như sau:
∆PΣ = ∆PMBA+∆PBA-TC+∆PTC-T1+∆PTC-T2+∆PTC-T3+∆PTC-T4+∆PN
= 0,72+0,892+0,358+0,146+0,394+(4 x 0,714) = 5,366KW

6.4 Tổn thất điện năng


∆AΣ = ∆PΣ x t
Với ∆A tổn thất điện năng (Kwh)
∆P Tổn thất công suất (Kw)
Thời gian tổn thất công suất cực đại
Được tính gần đúng là: t = (0,124 + Tmax x 10-4)2 x 8760
Trong đó Tmax là thời gian sử dụng công suất cực đại. Phân xưởng mỗi năm làm việc
300 ngày, mỗi ngày 1 ca, mỗi ca 8 giờ tra bảng ta có Tmax = 3000h
T = (0,124 + 3000.10-4)2 x 8760= 1575giờ
+ Tổn thất điện năng trong 1 năm:
∆A = 5,366 x 1575 = 8451Kwh/năm
Giả sử giá tiền điện 1Kwh là 1000đ thì số tiền tổn thất phân xưởng phải trả cho điện
lực là: 8451 x 1000 = 8451000đ.

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 46


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 7

THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG


7.1ÑAËT VAÁN ÑEÀ
7.1.1 Choïn hình thöùc chieáu saùng:
Muoán thieát keá chieáu saùng phaân xöôûng cho toát tröôùc
tieân ta phaûi thu thaäp ñaày ñuû caùc soá lieäu ban ñaàu:
- Maët baèng cuûa phaân xöôûng,vò trí caùc maùy trong phaân
xöôûng.
- Maët caét cuûa nhaø xöôûng ñeå xaùc ñònh vò trí treo ñeøn.
- Nhöõng ñaëc ñieåm cuûa quaù trình coâng ngheä , caùc tieâu
chuaån veà ñoä roïi cuûa caùc khu vöïc khaùc nhau trong
phaân xöôûng.
- Soái lieäu veà nguoàn ñieän, nguoàn saùng.
Coù nhieàu hình thöùc chieáu saùng nhö:
- Chieáu saùng chung : laø chieáu saùng taïo ñoä roïi ñoàng
ñeàu treân beà maët laøm vieäc.

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 47


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
- Chieáu saùng cuïc boä : Laø chieáu saùng ñoøi hoûi ñoä roïi
cao caàn quan saùt chính xaùc môùi laøm vieäc ñöôïc.
- Chieáu saùng laøm vieäc: laø chieáu saùng laøm vieäc bình
thöôøng.
- Chieáu saùng söï coá: laø aùnh saùng duøng ñeå di taûn
ngöôøi khi maát chieáu saùng laøm vieäc.
Phaân xöôûng naøy chæ laøm vieäc 2 ca trong ngaøy saûn
phaåm taïo ra cuõng bình thöôøng , neân ta chæ caàn aùnh saùng
laøm vieäc. Vì vaäy ta choïn aùnh saùng laøm vieäc.

7.1.2 Caùc yeâu caàu thieát keá heä thoáng chieáu saùng:
- Khoâng loùa maét.
- Khoâng loùa maét do phaûn xaï.
- Khoâng coù boùng toái.
- Ñoä roïi yeâu caàu phaûi ñoàng ñeàu.
- Phaûi taïo ñöôïc aùnh saùng caøng gioáng aùnh saùng ban
ngaøy caøng toát.
7.1.3 Caùc ñieàu kieän chieáu saùng toát :
- Ñoä roïi phaûi ñaûm baûo theo yeâu caàu, töùc laø beà maët
laøm vieäc vaø moâi tröôøng nhìn thaáy phaûi thoûa maûng ñoä
choùi ñeå cho maét phaân bieät caùc chi tieác caàn thieát moät
caùch roõ raøng vaø khoâng bò meät moûi.
- Quang thoâng xaùc ñònh söï che toái vaø tæ leä ñoä choùi
caàn phaûi ñöôïc ñònh höôùng sao cho maét ngöôøi thu nhaän
SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 48
Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
ñöôïc hình aûnh roõ raøng veà hình daùng vaø chung quanh cuûa
muïc tieâu maø ta nhìn.
- Maøu saéc cuûa aùnh saùng phaûi phuø hôïp vôùi tính chaát
cuûa coâng vieäc, thöôøng laø choïn aùnh saùng ban ngaøy.
- Vieäc boá caùc ñeøn vaø ñoä coùi cuûa ñeøn phaûi choïn sao
cho maét ngöôøi khoâng bò meät moûi do chieáu saùng tröïc tieáp
hay aùnh saùng phaûn xaï.
- Möùc ñoä an toaøn phoøng choáng chaùy noå theo yeâu
caàu cuûa moâi tröôøng laøm vieäc .
- Tính tieän nghi vaø tính thaåm myõ cao.

7.1.4 Nhöõng löu yù khi thieát keá maïng ñieän chieáu


saùng:
- Vôùi maïng ñieän chieáu saùng cho xöôûng saûn xuaát,neân
thieát keá heä thoáng chieáu saùng rieâng, traùnh cho söï ñoùng
caét khôûi ñoäng ñoäng cô laøm giao ñoäng ñieän aùp treân ñaàu
cöïc ñeøn.
- Dao ñoäng ñieän aùp cho pheùp laø ±2,5 %Uñm .

__ _- Thieát bò ñoùng caét baûo veä maïng chieáu saùng löïa choï
sao cho thuaän tieän trong vieäc söûa chöõa thay theá trong luùc
vaän haønh cuõng nhö luùc söï coá .
- Tuû ñieän chieáu saùng neân boá trí ôû vò trí thuaän tieän
cho vieäc thao taùc nhö gaàn cuûa ra vaøo, phoøng laøm vieäc.

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 49


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
- Thieát bò chieáu saùng laø thieát bò moät pha neân ñaëc
bieät chuù yù phaân pha cho ñeàu trong khi thieát keá chieáu
saùng, ngoaøi ra cuõng caàn löïa choïn caùc loaïi ñeøn cheá taïo
theo coâng ngheä môùi tieát kieäm ñieän naêng.
7.2 PHÖÔNG PHAÙP TÍNH TOAÙN CHIEÁU SAÙNG:
Chieáu saùng chung ñöôïc tính toaùn theo phöông phaùp heä
soá söû duïng. Trình töï tính toaùn ñöôïc töïc hieän theo caùc böôùc
sau ñaây:
7.2.1 Khu vöïc ñaët thieát bò
* Böôùc 1: xaùc ñònh kích thöôùc :
- Chieàu daøi: D1 = 54m
- Chieàu roäng: D2 = 18m
- Dieän tích : 972 m2
- Chieàu cao h = 7m

* Böôùc 2 : Xaùc ñònh caùc heä soá phaûn xaï cuûa töôøng,traàn
vaø saøn (Pt, Ptr, Ps ).
- Heä soá phaûn xaï cuûa töôøng Pt= 50%
- Heä soá phaûn xaï cuûa traàn Ptr =30%
- Heä soá phaûn xaï cuûa saøn Ps = 10%
* Böôùc 3: Choïn boä ñeøn Metal Halide.
- Coâng suaát ñeøn Pñ = 250 w.
- Quang thoâng ñeøn φñ =20000 lm
- Soá boùng ñeøn trong 1 boä ñeøn: 1boùng .
* Böôùc 4: ñoä cao treo ñeøn theo tính toaùn htt.
SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 50
Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
- Caên cöù vaøo traàn cao 7 meùt, ñeøn treo caùch traàn 0,7m,
ñoä cao beà maët laøm vieäc töø ñaát leân 0,8 m.
htt. = h –(h1v + hc = 7 – (0.7+0.8) =5.5 m
* Böôùc 5: Xaùc ñònh heä soá söû duïng ñeøn CU.
Heä soá söû duïng ñeøn phuï thuoäc vaøo :
- Loaïi nguoàn saùng .
- Caùc heä soá phaûn xaï traàn, töôøng ,saøn.
- Chæ soá phoøng ñöôïc xaùc ñònh nhö sau:
Sp
i= htt ×( D1 + D2 ) = 5.5×(972
54 +18 ) = 2,45

Töø Pt,Ptr,Ps vaø i =>tra baûng coù ñöôïc heä soá söû duïng
CU= 0.6
* Böôùc 6: Xaùc ñònh heä soá maát maùt aùnh saùng LLF
Tra baûng coù LLF = 0.62

* Böôùc 7:
Choïn ñoä roïi tieâu chuaån Emin =150 lux.
* Böôùc 8:
Xaùc ñònh heä soá ñeøn toái thieåu:

nbd = Emin . S P
Φbd ×CU ×LLF = 150×972
20000 ×0 , 6×0 , 62 = 19,6
ñeøn. Choïn 20 boä ñeøn.
* Toång coâng suaát chieáu saùng taïi khu vöïc ñaët thieát bò :
P = 2 x 250 = 5 kw
* Phaân boá 20 boä ñeøn theo hình :

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 51


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
Hai ñeøn caùch nhau 6 meùt,caùch töôøng theo hai phía laàn
löôït 3,5 m vaø 3 m.
7.2.2 Khu vöïc KCS
* Böôùc 1:
Xaùc ñònh kích thöôùc :
- Chieàu daøi: D1 =8 m.
- Chieàu roäng : D2=6 m.
- Dieän tích : S = 48 m2
- Chieàu cao : h = 4 m.
* Böôùc 2 :
Xaùc ñònh caùc heä soá phaûn xaï cuûa töôøng , traàn, saøn
(Pt ,Ptr, Ps).
- Heä soá phaûn xaï cuûa töôøng Pt = 50 %
- Heä soá phaûn xaï cuûa traàn Ptr =70%

- Heä soá phaûn xaï cuûa saøn Ps = 10%


* Böôùc 3 :
Choïn boä ñeøn
Coïn loaïi ñeøn quyønh quang 2x36 w gaén loûm trong
traàn,beân döôùi coù reøm toûa saùng :
- Coâng suaát ñeøn Pñ = 36 w
- Quang thoâng φñ = 2500 lm
- Soá boùng ñeøn trong 1 boä ñeøn: 2boùng
- Coâng suaát cuûa boä ñeøn Pbñ =72 w
- Quang thoâng cuûa boä ñeøn φbñ =5000 lm.
* Böôùc 4:
SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 52
Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
Ñoä cao treo ñeøn theo tính toaùn htt.
Caên cöù vaøo traàn cao 4m, ñeøn treo saùt traàn , ñoä cao
beà maët laøm vieäc tính töø ñaát leân 0,8m.
htt. = h –(h1v + hc = 4 – (0+0.8) =3.2 m
* Böôùc 5:
Xaùc ñònh heä soá söû duïng ñeøn CU.
Heä soá söû duïng ñeøn phuï thuoäc vaøo :
- Loaïi nguoàn saùng .
- Caùc heä soá phaûn xaï traàn, töôøng ,saøn. Pt , Ptr ,Ps.
- Chæ soá phoøng ñöôïc xaùc ñònh nhö sau:
Sp
i= htt ×( D1 + D2 ) = 3.2×48(8+6 ) = 1,07
Töø Pt,Ptr,Ps vaø i =>tra baûng coù ñöôïc heä soá söû duïng
CU= 1.09
* Böôùc 6:
Xaùc ñònh heä soá maát maùt aùnh saùng LLF
Tra baûng coù LLF = 0.62
* Böôùc 7:
Choïn ñoä roïi tieâu chuaån Emin = 300 lux.
* Böôùc 8:
Xaùc ñònh heä soá ñeøn toái thieåu:

nbd = Emin . S P
Φbd ×CU ×LLF = 300×48
5000×1, 09×0 , 62 = 4,33
Choïn 04 boä ñeøn.
* Toång coâng suaát chieáu saùng taïi khu vöïc ñaët thieát bò :
P = 4 x 72 = 288w

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 53


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
* Phaân boá boä ñeøn theo hình :
Hai ñeøn caùch nhau 3 meùt,caùch töôøng theo hai phía laàn
löôït 1,2 m vaø 1,5 m.
7.2.3 Khu vöïc kho
* Böôùc 1:
Xaùc ñònh kích thöôùc : - Chieàu daøi: D1 =6 m.
- Chieàu roäng : D2= 6 m.
- Dieän tích : S = 36 m2
- Chieàu cao : h = 4 m.

* Böôùc 2 :
Xaùc ñònh caùc heä soá phaûn xaï cuûa töôøng , traàn, saøn
(Pt ,Ptr, Ps).
- Heä soá phaûn xaï cuûa töôøng Pt = 50 %
- Heä soá phaûn xaï cuûa traàn Ptr =70%
- Heä soá phaûn xaï cuûa saøn Ps = 10%
* Böôùc 3 :
Choïn boä ñeøn
Choïn loaïi ñeøn quyønh quang 2x36 w gaén loûm trong
traàn,beân döôùi coù reøm toûa saùng :
- Coâng suaát ñeøn Pñ = 36 w
- Quang thoâng φñ = 250 lm
- Soá boùng ñeøn trong 1 boä ñeøn: 2boùng
- Coâng suaát cuûa boä ñeøn Pbñ =72 w
- Quang thoâng cuûa boä ñeøn φbñ =5000 lm.
* Böôùc 4:
SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 54
Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
Ñoä cao treo ñeøn theo tính toaùn htt.
Caên cöù vaøo traàn cao 4m, ñeøn treo saùt traàn, ñoä cao beà
maët laøm vieäc tính töø ñaát leân 0,8m.
htt. = h –(h1v + hc = 4 – (0+0.8) =3.2 m

* Böôùc 5:
Xaùc ñònh heä soá söû duïng ñeøn CU.
Heä soá söû duïng ñeøn phuï thuoäc vaøo :
- Loaïi nguoàn saùng .
- Caùc heä soá phaûn xaï traàn, töôøng ,saøn. Pt , Ptr ,Ps.
- Chæ soá phoøng ñöôïc xaùc ñònh nhö sau:
Sp
i= htt ×( D1 + D2 ) = 3.2×36
( 6+6 ) = 0,94

Töø Pt,Ptr,Ps vaø i =>tra baûng coù ñöôïc heä soá söû
duïng CU= 0.9
* Böôùc 6:
Xaùc ñònh heä soá maát maùt aùnh saùng LLF
Tra baûng coù LLF = 0.72
* Böôùc 7:
Choïn ñoä roïi tieâu chuaån Emin = 150 lux.
* Böôùc 8:
Xaùc ñònh heä soá ñeøn toái thieåu:

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 55


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh

nbd = Emin . S P
Φbd ×CU ×LLF = 150×36
5000×0 , 9×0 , 72 = 1,87 Choïn 2 boä ñeøn.

* Toång coâng suaát chieáu saùng taïi khu vöïc ñaët thieát bò :
P = 2x 72 = 144 w
* Phaân boá boä ñeøn theo hình :
Hai ñeøn caùch nhau 3 meùt,caùch töôøng theo hai phía
laàn löôït 2,5 m vaø 1,5 m.

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 56


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh

7.2.4 Phaân boá ñeøn 6m

6m
KHO 3m
1.5m

2.4m
KCS

3m
3m 1.5m
1.2m

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 57


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
7.3 CHOÏN DAÂY DAÅN VAØ CB CHO HEÄ THOÁNG CHIEÁU
SAÙNG
Ñeå cung caáp ñieän cho heä thoáng chieáu saùng, ta ñaët
tuû chieáu saùng gaàn cöûa chính ra vaøo, laáy ñieän töø tuû chính
. Tuû chieáu saùng ñaët 9 CB : 1CB 3pha vaø 7 CB 1 pha ñeå cung
caáp cho 3 daûy ñeøn thieát bò ôû hai beân vaø 2 ñeøn ôû giöõa
1CB cho KCS vaø 1CB cho Kho.
Töø tuû phaân phoái chính MDB ñeán tuû chieáu saùng DLB
choïn caùp 1oõi ñoàng caùch ñieän PVC, kyù hieäu CVV.
Töø tuû chieáu saùng DLB ñeán caùc daõy ñeøn ta choïn phöông
aùn ñi daây noåi ñaët trong oáng nhöïa ñi saùt töôøng.
7.3.1 Choïn daây daãn
a/. Choïn daây daån töø tuû phaân phoái chính ñeán tuû
chieáu saùng
Doøng ñieän tính toaùn cuûa phuï taûi chieáu saùng :

Ittcs = I ttcs = ∑ Pcs = 5.43


= 8,25( A)
3 ×U dm ×cos ϕcs 3 ×0 , 38×1

Choïn K1 =0.95 ( caùp treo treân traàn nhaø)


K2 = 0.85 ( vôùi soá löôïng 2 caùp ñaët keà nhau)
K3 = 1 ( nhieät ñoä moâi tröôøng 30oC)
 K= K1K2K3 = 0.95 x 0.85 x 1 = 0.808
I ttcs
Do ñoù : I cp ≥ K
= 8.25
0.808
= 10,21( A)
Choïn caùp CVV 2.5mm2 coù Icpñm =30.1A
Chieàu daøi laø 25m

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 58


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
b/. Choïn daây daãn töø tuû chieáu saùng ñeán caùc daõy
ñeøn thieát bò
+ Daõy ñeøn 1 :
( 3 ñeøn 250 w) töông töï cho caùc daõy ñeøn khaùc ( daõy
ñeøn 2,3,4,5,6) tröø daõy ñeøn giöõa.
Doøng ñieän tính toaùn cuûa daõy ñeøn 1:
P
I tt = U dm ×day
cosϕ cs =
0 , 75
0 , 23×1 = 3,26( A)
Choïn K1 =0.95 ( caùp treo treân traàn nhaø)
K2 = 0.85 ( vôùi soá löôïng 2 caùp ñaët keà nhau)
K3 = 1 ( nhieät ñoä moâi tröôøng 30oC)
 K= K1K2K3 = 0.95 x 0.75 x 1 = 0.713
I ttday
Do ñoù : I cp ≥ = = 4,57( A)
3, 26
K 0.713

Choïn hai daây ñôn VC2mm2 coù Icpñm =24.1A


Chieàu daøi laø 35 m, cho caùc daõy ñeøn (6 daõy ) 15 m cho
daõy ñeøn giöõa.
+ Daõy ñeøn KCS
Doøng ñieän tính toaùn cuûa daõy ñeøn KCS:
P
I tt = U dm ×day
cosϕ cs =
0 , 288
0 , 23×1 = 1,25( A)
Choïn K1 =0.95 ( caùp treo treân traàn nhaø)
K2 = 0.75 ( vôùi soá löôïng 2 caùp ñaët keà nhau)
K3 = 1 ( nhieät ñoä moâi tröôøng 30oC)
 K= K1K2K3 = 0.95 x 0.75 x 1 = 0.713
I ttday
Do ñoù : I cp ≥ = = 1,75( A)
1, 25
K 0.713

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 59


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
2
Choïn hai daây ñôn VC1.5mm coù Icpñm =21.3A
Chieàu daøi laø 25 m.
+ Daõy ñeøn kho:
Doøng ñieän tính toaùn cuûa daõy ñeøn Kho:
P
I tt = U dm ×day
cosϕ cs =
0 ,142
0 , 23×1 = 0,6( A)
Choïn K1 =0.95 ( caùp treo treân traàn nhaø)
K2 = 0.75 ( vôùi soá löôïng 2 caùp ñaët keà nhau)
K3 = 1 ( nhieät ñoä moâi tröôøng 30oC)
 K= K1K2K3 = 0.95 x 0.75 x 1 = 0.713
I ttday
Do ñoù : I cp ≥ = = 0,86( A)
0, 6
K 0.713

Choïn hai daây ñôn VC1.5mm2 coù Icpñm =21.3A


Chieàu daøi 25 m
1.3 Toång keát daây chieáu saùng:
Thöù töï Loaïi daây Icpñm(A) Chieàu daøi (m)
(mm2) daõy
Caùp chính CVV 2.5 30.1 25
Daõy TB VC 2.0 24.1 35
KCS VC 1.5 21.3 25
KHO VC 1.5 21.3 25

7.3.2 Choïn CB
a/. Tính ngaén maïch cho chieáu saùng toång

Rd c s = P Fl = 2 2.5 215 = 5 6 2.5mΩ


Xdcs= X0 x l = 0.04 x15 = 0.6 m Ω
Ngaén maïch taïi tuû chieáu saùng:

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 60


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
Rcs = RT +Rdcs =22 + 562.5 = 584.5 m Ω
Xcs = XT +Xdcs =44.11+ 0.6 = 44.17 m Ω
Zcs = Z cs = Rcs2 + X cs2 = 584 ,5 2 + 44 ,17 2 = 586 ,16 ( A)

Doøng ngaén maïch :


U dm
IN = 3 × Z cs
= 400
3 ×586,16
= 0.39 KA
b/ .Tính ngaén maïch cho caùc daõy ñeøn
l
Rd = ρ
F
X d = X O ×l

Ngaén maïch taïi moãi daõy ñeøn:


RNM = Rcs + Rd
XNM = Xcs + Xd
Z= 2
RNM + X NM
2

Doøng ngaén maïch :

IN = Ud m
Z

TT F I ro xo RNM XNM IN
Tuû chieáu 2.50 25.00 6.99 0.04 584.5 44.1 0.39
saùng 0 7
Daõy 2.00 35.00 8.57 0.04 978.2 45.5 0.22
ñeøn1,…,6 5 7
Daõy ñeøn 7 2.00 15.00 8.57 0.04 753.2 44.7 0.29
5 0
KCS 1.50 25.00 11.1 0.04 959.5 45.1 0.23
9 0 7
KHO 1.50 25.00 11.1 0.04 959.5 45.1 0.23
9 0 7
SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 61
Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
c/. Choïn CB cho tuû vaø daõy ñeøn
Choïn CB loaïi C cuûa haõng Siemens
Vò trí Soá Doøng Doøng Khaû naêng
cöïc laøm Maõ ñònh möùc caét ICU (kA)
vieäc Itt CB In (A)
A)
Tuû chieáu 3 10.21 5SX231 13 3
saùng 37CC
Daõy ñeøn 1 4.75 5SX210 6 3
TB 67CC
KCS 1 1.75 5SX210 6 3
67CC
KHO 1 0.86 5SX210 6 3
67CC

CHƯƠNG 8:
BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG
8.1 KHÁI QUÁT
Điện năng là năng lượng chủ yếu của các xí nghiệp. Hầu hết các thiết bị điện
đều tiê thụ công suất tác dụng và công suất phản kháng. Các thiết bị tiêu thụ nhiều
công suất phản kháng là: Động cơ không đồng bộ ,máy biến áp .
Hệ sồ cosϕ là một trong nhưng chỉ tiêu đánh giá các xí nghiệp có dùng điện
hợp lý và tiếp kiệm hay không. Công ty điện lực luôn khuyến khích các xí nghiệp

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 62


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
nhà máy hoạt động với công suất cosϕ càng cao càng tốt.Bù công suất phan kháng
nhăm nâng cao hệ số cosϕ .
8.2 Ý NGHĨA CỦA VIỆC BÙ CÔNG SUẤT PHAN KHÁNG:
8.2.1 Giảm tổn thất công suất trong mạng điện
Tổn thất công suất trên đương dây được tính như sau:
P2 + Q2 P2 Q2
∆P = .R = .R + .R
U2 U2 U2
∆P = ∆P( P ) + ∆P( Q )
Trong đó : R: Điện trở của phần tử gây tổn thất , Ω
∆ P: Tổn thất công suất tác dụng ,KW
P,Q :Công suất tác dụng ,công suất phản kháng truyền qua R.
Giảm lượng Q truyền tải trên đường dây ta giảm được thành phần tổn thất
công suất ∆ P do Q gây ra.
8.2.2 Giảm tổn thất điện áp trong mạng điện.
P.R + Q. X PR QX
∆U = = +
U U U
∆U = ∆U ( P ) + ∆U ( Q )
Giảm lượng Q truyền tải trên đường dây ta giảm được thành phần ∆ U do Q gây ra.
8.2.3 Tăng khả năng truyền tải của đường dây và máy biến áp
Với I = const ,khi giảm Q thì khả năng truyền công suất tác dụng P tăng lên.
P2 + Q2
I =
3.U
8.2.4 Giảm được chi phí kim loại màu và công suất máy biến áp trong khâu thiết
kế.

8.3 CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỆ SỐ COSϕ


8.3.1 Bù tự nhiên
- Gồm các thiết bị như sau :
- Giảm thời gian chạy không tải của các thiết bị.
- Giảm điện áp của các thiết bị chạy non tải .
- Sử dụng động cơ đồng bộ thay cho động cơ không đồng bộ có cùng công
suât.
- Cải tiến quy trình công nghệ để các thiết bị làm việc ở chế độ hợp lý .
- Hạn chế động cơ chạy không tải .
- Thay thế những máy biến áp làm việc non tải bằng những máy biến áp có
dung lượng nhỏ hơn.
SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 63
Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
8.3.2 Bù nhân tạo
a/. Tụ bù
Tụ bù thường có vỏ bằng kim loại nhôm,có bulông và đai ốc cố định để nối vỏ
với đất . Chất lượng làm điện môi là polypropylene, điện cực các hợp kim nhôm.
Theo số pha thì có 2 loại tụ đó là tụ 1 pha và tụ 3 pha.Dung lượng thường là 0.5→
25kVar. Vì vậy muốn có dung lượng bù lớn phải dùng nhiều tụ dấu song song. Tụ hạ
áp được chế tạo với các cấp nguồn điện áp 230V 400V 440V
Ưu điểm của tụ bù:
- Giá thành thấp ,giá 1kVar bù nhỏ hơn các thiết bị khác
- Lắp đặt và vận hành đơn giản
- Tổn thất công suất trong tụ điện nhỏ ,khoảng 0.5W/kVar.
- Có thể bù theo công suất (điều chỉnh dung lượng bù).
- Tụ có nhiều cấp điện áp có thể bù nhiều lưới điện khác nhau.
Nhược điểm.
- Dễ hư hỏng khi xảy ra hiện tượng quá áp.
- Dung lượng tụ giảm nhiều khi điện áp mạng giảm.
- Khi cần dung lượng bù lớn thì tụ bù không thích hợp.
- Tụ bù không thể điều chỉnh trơn được.
- Không có khả năng tiêu thụ công suất phản kháng.
b/. Máy bù đồng bộ.
Máy bù đồng bộ thực chất là máy phát điện làm việc theo nguyên lý của
động cơ đồng bộ. Ở chế độ quá kích từ ,máy bù sẽ phát ra công suất phản kháng
cung cấp cho mạng điện. Còn ở chế độ thiếu kích từ máy bù sẽ tiêu thụ công
suất phản kháng của mạng. Máy bù còn có là thiết bị cố thể được dùng để điều
chỉnh điện áp mạng điện .Máy bù được chế tạo với công suất định mức từ vài
trăm kVar đến vài chục Mvar.

Ưu điểm của máy bù.


- Có thể tiêu thụ hay sinh ra công suất phản kháng cho mạng.
- Lượng công suất phản kháng sinh ra lớn.

- Có thể bù tự động (bù trơn)


- Lượng công suất phản kháng không phụ thuộc vào điện áp mạng điện.
- Độ bền cơ, nhiệt cao.
Khuyết điểm.
- Lắp đặt và vận hành phức tạp.
- Giá thành cao.
- Khi sinh ra công suất phản kháng phải tiêu thụ công suất tác dụng dáng kể.
SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 64
Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
8.4 VI TRÍ LẮP ĐẶT TỤ VÀ TÍNH TOÁN DUNG LƯỢNG BÙ.
8.4.1 Bù tập trung.
Áp dụng khi tải ổn định và liên tục.
Ưu điểm.
- Làm giảm tiền phạt do vấn đế tiêu thụ công suất phản kháng
- Làm giảm công suất biểu kiến yêu cầu.
- Có thể thay đổi máy biến áp có công suất nhỏ hơn ,hoặc phát triện phụ tai khi
cần thiêt.
Khuyết điểm.
- Dòng điện phản kháng vẫn đi vào các tủ phân phối chính của mạng hạ thế.
- Hệ số công suất được cải thiện cho từng thiết bị điện.
- Kích cỡ dây dẫn,tổn thất công suất trong mạng điện phân xưởng được cải
thiện.
8.4.2 Bù nhóm.
Sử dụng có công suất qua lớn và khi chế độ tải tiệu thụ theo theo thời gian
của các phân đoạn khác nhau.
Ưu điểm:
- làm giảm tiền phạt do vấn đề tiêu thụ công suất phản kháng.
- làm giảm công suất biểu kiến yêu cầu.
- kích tthước dây cáp đi đến tủ phân phối khu vực sẽ giảm đi hoặc cùng dây
cáp trên có thể tăng phụ tải cho tủ phân phối khu vực.
Khuyết điểm:
- dòng điện phản kháng vẫn tiếp tục đi vào tất cả dây dẫn xuất phát từ tủ phân
phối khu vực.
- hệ số công suất cho từng khu vực.
- kích cỡ dây dẫn, tổn thất công suất trong mạng phân xưởng không được cải
thiện.

8.4.3 Bù riêng lẻ
Chỉ được xét đến khi công suất của động cơ đáng kể so với công suất
của mạng điện.
ưu điểm:

- làm giảm tiền phạt do vấn đề tiêu thụ công suất phản kháng.
- làm giảm công suất biểu kiến yêu cầu.
- giảm kích thước và tổn hao trong daya dẫn đối với tất cả các dây dẫn
khuyết điểm:
- các dòng điện phản kháng lớn sẽ không còn tồn tại trong mạch điện.
8.4.4 tính toán dung lượng tụ bù
SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 65
Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
xác định dung lượng tụ bù
Qb = P x (tgϕ t - tgϕ s)
trong đó:
Qb : công suất phản kháng cần bù
P : công suất tác dụng của tải cần bù
tgϕ t, tgϕ s: hệ số công suất trước và sau khi của tải cần bù
8.5 TÍNH TOÁN TỤ BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG CHO PHÂN
XƯỞNG
vì phân xưởng này thuộc loại trung bình không đòi dung lượng bù lớn
lắm nên ta chọn bù bằng tụ.
vì phân xưởng là tải ổn định và liên tục nên ta chọn phương pháp bù tập
trung tại thanh góp phía hạ áp của tủ phân phối chính.
cosϕ t = 0,75=>tgϕ t=0,88
cosϕ s = 0,95=>tgϕ s=0,329
Ppx=217,353 Kw
Qb= P x (tgϕ t - tgϕ s)=217,353 x (0,88 – 0,329)= 119 kVAr
Tra bảng ta chọn bộ tụ bù của DUCATI chế tạo có các thông số sau:
Uđm(v) Qbù(kVAr) C ( µF ) Mã hiệu Iđm(A)
415 119 3 x 195 DLE-3H150K5T 58,6

KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ


I/ KẾT LUẬN
Từ những số liệu ban đầu về phân xưởng sản xuất, sơ đồ mặt bằng, số lượng thiết
bị điện yêu cầu của phân xưởng, tính chất quan trọng của phân xưởng 7. Người thực
hiện đồ án đã tính toán thiết kế cung cấp điện và chiếu sáng cho phân xưởng sản xuất

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 66


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
với những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tối ưu. Phù hợp với những tiêu chuẩn về điện của
Việt Nam. Đò án hoàn thành với những nội dung sau:
• Xác định phụ tải tính toán
• Thiết kế chọn máy biến áp và trạm biến áp cho phân xưởng
• Phân tích các phương án cung cấp điện và chọn phương án cung cấp tối ưu cho
mạng điện phân xưởng 7.
• Tính toán ngắn mạch trong mạng hạ áp.
• Lựa chọn tri tiết các thiết bị điện cho phân xưởng.
• Tính toán chống sét.
• Tính toán thiết kế chiếu sáng chung và chiếu sáng sự cố cho phân xưởng.
• Thiết kế lắp đặt tụ bù cho thanh cái máy biến áp nhằm giảm chi phí do tổn thất
điện năng của phân xưởng.
II/ ĐỀ NGHỊ:
Do còn thiếu kinh nghiệm thiết kế thực tế, người thiết kế chưa lập được bản dự
toán thi công công trình, đồ án cần bổ sung một số sơ đồ bảo vệ tự động cho hệ thống
điện phân xưởng như: Bảo vệ rơ le cho máy biến áp, các mạch tự động hóa, các biện
pháp thông tin điều khiển vận hành hệ thống điện của phân xưởng một cách tự động
khi xảy ra sự cố…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GIÁO TRÌNH CUNG CẤP ĐIỆN – Trương Việt Anh – ĐHSPKT TP Hồ


Chí Minh năm

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 67


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK
Đồ án cung cấp điện Trường ĐHSP KT TP Hồ Chí Minh
2. HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN MÔN HỌC CUNG CẤP ĐIỆN – Phan Thị Thanh
Bình, Dương Lan Hương, Phan Thị Thu Vân - NXB ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh
năm 2003
3. HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CỦA XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
VÀ NHÀ CAO TẦNG – Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Mạnh Hoạch – NXB Khoa
học và Kỹ thuật năm 2005
4. MẠNG CUNG CẤP VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN – Bùi Ngọc Thư – NXB
Khoa học và Kỹ thuật năm 2002.
5. HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ LẮP ĐẶT ĐIỆN THEO TIÊU CHUẨN
QUỐC TẾ IEC – Schneider Electric S.A – NXB Khoa học và Kỹ thuật năm 2004
6. GIÁO TRÌNH CUNG CẤP ĐIỆN – Quyền Huy Ánh – ĐHSPKT TP Hồ
Chí Minh năm 2006.

 

SVTH: Nguyễn Hà Quang - MSSV: 06402230 68


Nguyễn Công Thăng - MSSV: 06402243
Lớp: 06402230DAK

You might also like