You are on page 1of 2

Bài tập Hóa lý – Phần Nhiệt động hóa học

Chương III: Cân bằng pha và dung dịch


Câu 1: Ở 46oC, áp suất hơi bão hoà của chất A dạng lỏng là 50 mmHg, của chất A dạng rắn là
49,5 mmHg. Ở 45oC, áp suất hơi bão hoà của A lỏng lớn hơn của A rắn là 1 mmHg. Tính nhiệt
nóng chảy, nhiệt thăng hoa và nhiệt độ nóng chảy của chất A; biết rằng nhiệt hóa hơi của nó là 9
kcal/mol và xem thể tích riêng của hai dạng A lỏng và A rắn là xấp xỉ nhau.
(ĐS: 2,32 kcal/mol; 11,32 kcal/mol; 56,9oC)
Câu 2: Trên núi cao ở áp suất 660 mmHg, nước sẽ sôi ở nhiệt độ nào, biết nhiệt hoá hơi của
nước bằng 9,72 kcal/(mol.K).
Câu 3: Nhiệt độ nóng chảy chuẩn (ở 1 atm) của Bi là 2710C. Ở điều kiện đó tỷ trọng của Bi rắn
và Bi lỏng lần lượt là 9,673 và 10 g/cm3 . Mặt khác khi áp suất tăng lên 1 atm thì nhiệt độ nóng
chảy giảm đi 0,00354 K. Tính nhiệt nóng chảy của Bi.
Câu 4: Xem dung dịch của CCl4 và SnCl4 là dung dịch lý tưởng. Tính thành phần mol của dung
dịch sôi ở 100oC dưới áp suất 760 mmHg và thành phần mol của bong bóng hơi đầu tiên, biết rằng
ở 100oC áp suất hơi bão hoà của CCl4 và SnCl4 lần lượt là 1450 và 500 mmHg.
(ĐS: 0,274 và 0,522)
Câu 5: Một dung dịch lý tưởng của A và B chứa 25% mol A. Ở 25oC, pha hơi cân bằng của nó
chứa 50% mol A. Nhiệt hóa hơi của A và B lần lượt là 5 và 7 kcal/mol. Tính tỷ số áp suất hơi bão
hoà của A và B khi nguyên chất (PoA/PoB) ở 25oC và ở 100oC.
(ĐS: 3 và 1,52)
Câu 6: Ở 80oC, áp suất hơi bão hoà của các chất nguyên chất A và B lần lượt là 100 và 600
mmHg
a) Hãy vẽ đồ thị “áp suất – thành phần pha lỏng” (P-x) của dung dịch lý tưởng A-B.
b) Cho dung dịch chứa 40% mol B vào một bình kín có thể tích sao cho ở 80oC có 1/3 số mol
của dung dịch bị hoá hơi. Tính thành phần mol của pha lỏng và pha hơi cân bằng.
(ĐS: xB = 0,261 và yB = 0,679)
Câu 7: Trong hệ điizopropyl ete - rượu izopropylic, tại điểm sôi phần mol của ete trong hai pha
cân bằng đo được như sau:
Pha lỏng (x) 0 0,084 0,19 0,44 0,66 0,75 0,78 0,88 0,95 1,0
Pha hơi (y) 0 0,30 0,45 0,64 0,73 0,76 0,78 0,84 0,91 1,0
a) Vẽ định tính và định lượng (nếu có thể) các giản đồ (x - y), (T - x,y) và (P - x,y).
b) Xác định xem hệ thuộc loại nào và xác định thành phần của dung dịch đẳng phí.
Biết nhiệt độ sôi của điizopropyl ete và rượu izopropylic tại áp suất đang khảo sát lần lượt là 68
và 82,4oC.
Câu 8: Một dung dịch chứa 0,5 mol propanol và 0,5 mol etanol được chưng cho đến khi nhiệt
độ sôi của dung dịch là 90oC. Áp suất hơi của phần ngưng tụ thu được là 1066 mmHg (cũng đo ở
90oC). Xem dung dịch là lý tưởng và biết rằng ở 90oC áp suất hơi bão hòa của propanol và etanol
lần lượt là 574 và 1190 mmHg. Hãy tính:
a) Thành phần mol của dung dịch còn lại trong bình chưng
b) Thành phần mol của phần (hơi) ngưng tụ
c) Số mol etanol đã hoá hơi.
(ĐS: a) xE = 0,3; b) xE = 0,8; c) 0,32 mol)
Câu 9: Hỗn hợp không tan lẫn H2O và CCl4 sôi ở 640C, áp suất hơi của CCl4 ở nhiệt độ đó là
560 mm Hg.
Xác định lượng hơi nước tối thiểu cần thiết để chưng lôi cuốn được 1 kg CCl4 ở áp suất khí
quyển là 760 mm Hg.
Câu 10: Ở 25oC độ hoà tan của iod trong nước là 0,34 g/l. Tính độ hòa tan của iod trong CCl4 ở
nhiệt độ đó, biết rằng ở nhiệt độ này dung dịch nước chứa 0,0516 g iod/l nằm cân bằng với dung
dịch CCl4 chứa 4,412 g iod/l.
(ĐS: 29,07 g/l).
Câu 11: Nhiệt độ sôi của hệ hoàn toàn không tan lẫn naphtalen - nước ở 733 mmHg là 98oC, áp
suất hơi nước bão hoà ở nhiệt độ đó là 707 mmHg. Tính phần khối lượng của naphtalen trong phần
chưng cất.
Câu 12: Để xác định phân tử lượng M của một chất hữu cơ khó bay hơi X, ta làm thí nghiệm
sau: Hai cốc thủy tinh A và B được đặt trong một chuông thủy tinh kín; cốc A chứa 0,1 mol
naphtalen trong 100 g benzen; cốc B chứa 10 g chất X trong 100 g benzen. Hai cốc được đặt cạnh
nhau cho đến khi đạt trạng thái cân bằng. Sau đó lấy cốc A ra cân lại thấy khối lượng cốc A giảm 8
g.
Hãy tính M và nêu những điều kiện gần đúng trong thí nghiệm.
Câu 13: Có 0,06 g iod chứa trong 2 lít dung dịch nước. Tính lượng iod còn lại trong đó sau khi
chiết bằng 50 ml tetraclorua cacbon CCl4 theo 2 cách:
a) Chiết 1 lần bằng 50 ml CCl4
b) Chiết 2 lần, mỗi lần dùng 25 ml CCl4
Biết hệ số phân bố .

Câu 14: Hệ 2 chất lỏng phenol và nước có bảng nhiệt độ chuyển trạng thái (từ trong sang đục) –
thành phần khối lượng như sau:
%phenol 10 20 30 35 40 45 50 55 60 70
0
t ( C) 42 52 60 67 66 65 63 60 50 28
a) Lấy 10 g phenol và 20 g nước cho vào ống nghiệm và giữ ở 600C. Xác định số pha, thành
phần và khối lượng mỗi pha trong hệ ở trạng thái cân bằng.
b) Nếu thêm vào hệ (a) 20 g nước, giữ nguyên nhiệt độ thì quan sát thấy hiện tượng gì?
Câu 15: Dung dịch gồm 0,5g ure (H2NCONH2) và 25 g nước cất có nhiệt độ bắt đầu kết tinh là
-0,620C. Thêm 0,5g đường vào dung dịch trên thì nhiệt độ bắt đầu kết tinh sẽ là -0,820C.
a) Hãy xác định hằng số nghiệm lạnh của nước.
b) Tính nhiệt nóng chảy của nước.
c) Xác định khối lượng phân tử của loại đường thêm vào.
Câu 16: Hoà tan 0,645 g naphtalen C10H8 trong 43,25 g dioxan C4H8O2 thì dung dịch có độ tăng
điểm sôi là 0,364oC. Hoà tan 0,748 g chất A vào 45,75 g dioxan thì độ tăng điểm sôi là 0,255oC.
Biết rằng dioxan có nhiệt độ sôi là 100,8oC.
a) Hãy xác định nhiệt hoá hơi của dioxan.
b) Tính hằng số nghiệm sôi của dioxan.
c) Xác định phân tử khối của chất A.
(ĐS: 7800 cal/mol; 3,12 ; M = 210).
Câu 17: Một dung dịch gồm 0,1 mol naphtalen và 0,9 mol benzen được làm lạnh cho đến khi có
một ít benzen rắn kết tinh ra; dung dịch được gạn bỏ phần rắn và nâng nhiệt độ tới 80oC, khi đó áp
suất dung dịch là 670 mmHg và dung dịch được xem là lý tưởng. Biết nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ
sôi và nhiệt nóng chảy của benzen lần lượt là 5,5oC, 80oC và 2550 cal/mol.

You might also like