You are on page 1of 69

Radio Network Optimization Phan Hoài Hội

For Beginner Viettel Technologies

RADIO NETWORK OPTIMIZATION FOR BEGINNER

1. Giôùi Thieäu Toång Quan Caáu Truùc Maïng Di Ñoäng Viettel kv3.
1.1 Quan ñieåm thieát keá maïng Viettel Mobile.
1.2 Toång quan taøi nguyeân, caáu truùc maïng di ñoäng Viettel Mobile
1.2.1 Quy hoaïch taøi nguyeân taàn soá.
1.2.2 Quy hoaïch taøi nguyeân thieát bò.
1.2.3 Toång quan caáu truùc maïng di ñoäng Viettel Mobile.
2. Baøi Toaùn Toái Öu Maïng Di Ñoäng.
2.1 Giôùi thieäu muïc ñích, lyù do vaø lôïi ích cuûa toái öu maïng voâ tuyeán
2.2 Quy trình toái öu maïng
2.2.1 Quaù trình giaùm saùt vaø phaân tích.
2.2.2 Quaù trình thöïc hieän thay ñoåi vaø kieåm tra keát quaû toái öu.
2.3 Giôùi thieäu caùc KPIs voâ tuyeán chính
2.3.1 SDCCH Congestion rate.
2.3.2 SDCCH drop rate.
2.3.3 TCH assign unsuccess rate.
2.3.4 TCH congestion rate.
2.3.5 Call drop rate.
2.3.6 Call setup success rate.
2.3.7 Call success rate.
2.3.8 Handover outgoing success rate.
2.3.9 Handover incoming success rate.
2.4 Nguoàn thoâng tin phaân tích, toái öu maïng
2.4.1 Thoâng tin giaùm saùt chaát löôïng, taûi löu löôïng BSS.
2.4.2 Caùc nguoàn thoâng tin giaù trò.
2.4.3 Giôùi thieäu thieát bò ño chaát löôïng maïng voâ tuyeán GSM (Tems
Investigation).
2.4.4 Giôùi thieäu thieát bò ño giao thöùc NetHawk M5.
2.5 Caùc vaán ñeà voâ tuyeán tieâu bieåu
2.5.1 Vaán ñeà vuøng phuû.
2.5.2 Vaán ñeà nhieãu.
2.5.3 Vaán ñeà maát caân baèng coâng suaát.
2.5.4.Vaán ñeà ngheõn TCH.
2.6 Caùc vaán ñeà loãi cuoäc goïi tieâu bieåu
2.6.1 Quaù trình thieát laäp ñöôøng truyeàn voâ tuyeán.
2.6.2 Quaù trình SDCCH.
2. 6.3 Quaù trình aán ñònh TCH.

1
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

2.6.4 Quaù trình TCH.


2.7 Caùc döõ lieäu thoáng keâ, phaân tích, toái öu cô baûn
2.7.1 Lưu lượng và vấn đề định cở
2.7.1.1 Lưu lượng SDCCH và vấn đề định cở
2.7.1.2 Lưu lượng TCH và vấn đề định cở.
2.7.2 Truy cập ngẫu nhiên.
2.7.2.1 Truy cập ngẫu nhiên không được chấp nhận.
2.7.2.2 Chấp nhận truy cập nhưng không thành công.
2.7.3 Cập nhật vị trí
2.7.4 Tìm gọi.
2.7.5 Rớt cuộc gọi
2.7.6 Chuyễn giao.
2.7.7 Vấn đề nhiễu
3. Ñeà Xuaát Giaûi Phaùp:
3.1 Giaûi phaùp multiband/multilayer.
3.2. Giaûi phaùp repeater cho caùc vuøng loõm, Inbuilding vaø T_Boom/Vertical Boom
cho caùc taàng cao nhaø cao taàng.
3.3 Caùc giaûi phaùp taàn soá.

MOÄT SOÁ KYÕ NAÊNG ÑOÁI VÔÙI KYÕ SÖ TOÁI ÖU MAÏNG VOÂ TUYEÁN GSM
(QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG/TỐI ƯU/QUẢN LÝ CẤU HÌNH)

TP. HCM 26/09/2008

2
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

RADIO NETWORK OPTIMIZATION


FOR BEGINNER
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CẤU TRÚC MẠNG DI ĐỘNG
VIETTEL MOBILE KHU VỰC 3
1.1. Quan Điểm Thiết Kế Mạng Viettel Mobile
Quan điểm thiết kế cho dài hạn và cho năm 2008:
¾ Về vùng phủ: Đảm bảo phủ sóng 90 % diện tích Việt Nam, 97% dân cư theo
tiêu chí:
9 Phủ sóng tới tất cả các xã trên toàn quốc.
9 Ưu tiên phát triển trạm tại các xã mà các đối thủ cạnh tranh chưa có sóng.
9 Chú ý các khu vực đặc biệt như khu du lịch, đường tàu, đường quốc lộ, khu
vực có công trình đang triển khai như công trình thuỷ điện…
¾ Về dung lượng: Đảm bảo dung lượng mạng lưới phục vụ cho 50% dân số Việt
Nam
1.1.1. Về vùng phủ
™ Với các tỉnh (không bao gồm thủ phủ tỉnh):
¾ Đối với các cụm dân cư:
- 100% các xã trên toàn quốc có trạm phát sóng.
- Có trạm phát sóng tại các cụm dân cư có từ 50 đến 100 hộ trở lên.
- Ưu tiên phát triển trạm tại các xã mà các đối thủ cạnh tranh chưa có sóng
¾ Đối với phủ đường:
- 100% tuyến đường liên huyện, liên tỉnh được phủ sóng.
- Đảm bảo phủ kín các trục đường lớn, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh,
đường tàu,…
¾ Đối với phủ sóng ven biển:
- Đặt trạm tại những điểm cao ven bờ đảm bảo phủ kín diện tích ven biển với
phạm vi vùng phủ vươn ra biển từ 20 đến 30 km so với đất liền.
¾ Đối với các khu công nghiệp chế xuất, khu vui chơi giải trí:
- Phủ sóng 100% các khu công nghiệp chế xuất và các khu vui chơi giải trí.
¾ Đối với các toà nhà cao tầng:
- Đặt trạm Inbuilding phủ sóng các toà nhà cao tầng: khu thương mại, văn
phòng và chung cư có từ 10 tầng trở lên. Các tỉnh sẽ lập danh sách các toà
nhà cần triển khai.
™ Thủ phủ các tỉnh và 3 thành phố lớn – HNI, ĐNG và HCM:
- Thiết kế theo lưới và góc chuẩn.

3
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

1.1.2. Về dung lượng


Đảm bảo dung lượng mạng đáp ứng 50% dân số tại tỉnh.
Các tham số cơ bản cho thiết kế:
• 1 bộ thu phát phục vụ khoảng 200 thuê bao.
• Số bộ thu phát trung bình của 1 trạm BTS là 9.

1.2. Tổng Quan Tài Nguyên, Cấu Trúc Mạng Di Động Viettel Mobile Khu Vực 3
1.2.1. Quy hoạch tài nguyên tần số
1.2.1.1. Quy hoạch tần số cho dải tần 900 MHz
Dải tần GSM900 Viettel và các nhà khai thác khác được cấp phát: Viettel Có 41
tần số từ 43 đến 83, trong đó có 22 tần số (từ 43 đến 64) dùng cho mục đích BCCH, 18
tần số (từ 66 đến 83) hoạch định cho TCH, tần số 65 để bảo vệ giữa BCCH và TCH.

1 … 41 42 43 … 83 84 85 … 124
Vinaphone G Viettel G Mobiphone

43 … 63 64 65 66 … 83
BCCH G TCH

¾ Quy hoạch tần số BCCH: Dùng mẫu tái sử dụng tần số 7/21 + 1:
Sector A B C D E F G
S1 43 44 45 46 47 48 49 64
S2 50 51 52 53 54 55 56
S3 57 58 59 60 61 62 63

¾ Quy hoạch tần số TCH: Dùng mẫu tái sử dụng tần số 1x3 với 18 kênh TCH
(cấu hình 6/6/6).
Sector 1 2 3 4 5 6
S1 66 67 68 69 70 71
S2 72 73 74 75 76 77
S3 78 79 80 81 82 83

1.2.1.2 Quy hoạch tần số cho dải tần 1800 MHz


Dải tần GSM1800 Viettel được cấp phát:
711 712 … 744 745 746 … 760 761 762 … 766 767 768 … 809 810 811
For
GB BCCH G Micro/Inbuilding G For Umbrella G TCH Test GB

4
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

™ Trạm Macrocell:
¾ Quy hoạch tần số BCCH theo mẫu 10/30 + 3:

Sector A B C D E F G H I J K
S1 712 713 714 715 716 717 718 719 720 721 722
S2 723 724 725 726 727 728 729 730 731 732 733
S3 734 735 736 737 738 739 740 741 742 743 744

¾ Quy hoạch tần số TCH: Dùng mẫu tái sử dụng tần số 1x3 với 42 kênh
TCH không liên tục (cấu hình 14/14/14):
Sector 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
S1 768 771 774 777 780 783 786 789 792 795 798 801 804 807
S2 769 772 775 778 781 784 787 790 793 796 799 802 805 808
S3 770 773 776 779 782 785 788 791 794 797 800 803 806 809

™ Trạm Microcell và Inbuilding: Dùng 15 tần số từ 746 đến 760 cho mục đích
trạm microcell và inbulding (BCCH và TCH).
™ Trạm Umbrella: Dùng 5 tần số từ 762 đến 766 cho các trạm Umbrella.
Cho các mục đích thử nghiệm dùng tần số 810. Các tần số còn lại cho mục đích
bảo vệ.

1.2.2. Quy hoạch tài nguyên thiết bị BSS


Hiện tại các node mạng Viettel Mobile khu vực 3 gồm:
• 8 MSC Ericssion: MSCHCM1 -> MSCHCM8.
• 6 MSS Nokia: MSSHM1 -> MSSHM6.
• 2 HLR Ericssion: HLR2, HLR4.
• 2 GMSC Huawei: GHCM1 và GHCM2.
• 2 STP Huawei: SGHCM1 và SGHCM2.
• 2 STP Tekelec: STPHCM1 và STPHCM2.
• 1 CRBT Huawei.
• 1 SMSC: SMSC2.
• 69 BSC Alcatel: BSCHCM1 -> BSCHCM69.
• 2986 trạm BTS Alcatel.

Viettel Mobile khu vực 3 hiện đang sử dụng thiết bị hệ thống BSS của Alcatel
(gồm 69 BSC) quản lý 2986 trạm BTS tại 21 tỉnh phía nam từ Ninh Thuận trở vào.
Cấu hình quản lý của các phần tử mạng BSS Alcatel hiện đang sử dụng như sau:

5
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

¾ Hệ thống điều khiển trạm gốc (BSC): Có 69 BSC, gồm 2 loại là BSC
G2_A9120 (39 BSC) và MX BSC_A9130 (30 BSC), cấu hình quản lý của 2
loại BSC này như sau:

Tổng Tổng
Số Số Số
BSC số Số
Erlang BTS CELL kênh kênh kênh
configuration TRX TRX
N7 voice data
FR HR

G2 BSC
1,900 255 264 448 224 16 16 2
(A9120)

MX BSC
2,600 255 264 600 300 16 30 18
(A9130)

¾ Hệ thống khai thác bảo dưỡng OMC: Hiện có 2 OMC, cấu hình quản lý của
mỗi OMC như sau:

Số BSC có Số Cell có Số TRX có


Cấu hình OMC
thể quản lý thể quản lý thể quản lý
XX-Large (V490) 120 6000 30000

¾ Hệ thống hổ trợ phân tích, tối ưu mạng NPA/RNO: Hiện có 1 hệ thống


NPA/RNO, cấu hình quản lý hệ thống này như sau:

Cấu hình Số Cell có Số TRX có


NPA/RNO thể quản lý thể quản lý
XX-Large (V490) 10500 40000

1.2.3. Tổng quan cấu trúc mạng di động Viettel Mobile khu vực 3
Cấu trúc mạng khu vực 3 có 2 tổng trạm đặt tại Phú Lâm và Hoàng Hoa
Thám. Phòng máy Phú Lâm phục vụ một phần thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
miền tây, phòng máy khu vực Hoàng Hoa Thám phục vụ một phần thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh miền đông. Sơ đồ kết nối mạng thoại và mạng báo hiệu như sau:

6
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

¾ Sơ đồ mạng thoại:

¾ Sơ đồ mạng báo hiệu:

7
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

2. BÀI TOÁN TỐI ƯU MẠNG DI ĐỘNG


2.1. Giới Thiệu Mục Đích, Lý Do Và Lợi Ích Tối Ưu Mạng Vô Tuyến
™ Mục đích:
Mục đích chủ yếu của việc tối ưu hoá mạng là để duy trì và cải thiện toàn bộ chất
lượng và dung lượng hiện thời của mạng di động. Mục đích của việc tối ưu là để đạt
được 1 hay các mục đích như sau:
¾ Để nhận diện chính xác các suy giảm hiệu suất mạng. Các suy giảm này được
nhận diện qua việc giám sát liện tục các KPIs của mạng đã được định nghĩa hay
qua các phản ánh của khách hàng.
¾ Khi bắt đầu thiết kế mạng, chất lượng của dịch vụ (QoS) phải được đề nghị đến
khách hàng. Tối ưu để chắc chắn hiệu suất mạng được duy trì với chất lượng
dịch vụ không thay đổi.
¾ Để làm cho mạng hiện tại có hiệu suất cao hơn
™ Lý do:
Các lý do của việc thực hiện quá trình tối ưu mạng:
¾ Sau khi hoàn thành triển khai mạng, phát hiện lỗi khi giám sát KPIs do việc
hoạch định ban đầu không tốt bởi tín hiệu đường truyền vô tuyến thật sự không
như công cụ thiết kế dự đoán do cơ sở dữ liệu đầu vào đề thiết kế không chính
xác và phân bố tải lưu lượng thật sự thì khác so với các dự đoán dựa trên các
thống kê khi thiết kế.
¾ Do việc bổ sung các tính năng, dịch vụ mới (ví dụ: dịch vụ tin nhắn
SMS/GPRS/EDGE) trong nổ lực để giới thiệu dịch vụ mới với ảnh hưởng nhỏ
nhất đến chất lượng dịch vụ hiện tại và nhỏ nhất chi phí đầu tư bổ sung.
¾ Tối ưu để hiệu chỉnh các vấn đề được nhận diện làm giảm hiệu suất mạng sau
khi kiểm tra (Audit) mạng.
¾ Thực hiện hiệu chỉnh, tối ưu khi giám sát nhận diện đặc tính chất lượng mạng
KPIs suy giảm.
¾ Cải thiện hiệu suất mạng để đạt được các yêu cầu kinh doanh.
¾ Do lưu lượng ngày càng tăng, cấu trúc mạng thay đổi nhanh chóng và ngày
càng phức tạp.
¾ Tinh chỉnh, thay đổi các tham số hoạt động mạng như tăng giảm vùng phục vụ
cell bằng các thay đổi tham số chuyễn giao, thay đổi góc ngẩng anten, tăng,
giảm công suất phát,...
™ Các lợi ích của tối ưu hoá:
¾ Duy trì, cải thiện chất lượng dịch vụ hiện tại.
¾ Giảm tỉ lệ rời bỏ mạng của các khách hàng hiện tại.
¾ Thu hút khách hàng mới qua việc cung cấp các dịch vụ hay chất lượng dịch vụ
tốt hơn bằng việc nâng cao đặc tính mạng.

8
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

¾ Đạt được tối đa lợi nhuận do các dịch vụ tạo ra bởi việc sử dụng tối đa hiệu suất
của các phần tử chức năng mạng.
2.2. Quy Trình Tối Ưu Mạng:

Thiết Kế và Tích
Hợp Mạng

Giám Sát

Kiểm Tra Việc


Thay Đổi
Phân Tích Dữ
Liệu

Nhận diện lỗi


/Thực Thi Các
Thay Đổi
Đạt Yêu
Có Cầu QoS?

Quản lý đặc tính chất lượng mạng.

Việc tối ưu chất lượng mạng

Tối ưu mạng GSM là một quy trình khép kín không có điểm kết thúc. Tạm thời có
thể chia thành các bước chính: Giám sát -> Phân tích dữ liệu-> Nhận diện lỗi/ Thực thi
các thay đổi -> Kiểm tra -> Giám sát
™ Giám sát:
Có thể theo dõi sự hoạt động của mạng bằng những cách khác nhau, ví dụ sử
dụng các tham số mạng, các cảnh báo, các log file đo kiểm Driving Test, các phản ánh
từ khách hàng. Phổ biến nhất là xem xét các thống kê thông số của mạng mỗi ngày,
các cảnh báo (từ OMC), và RNO hỗ trợ việc giám sát thường xuyên các cells kém chất
lượng hay các cells có lưu lượng cao qua các chỉ số KPIs ( Key Performance
Indicators – Các chỉ số biểu diễn chính ).

9
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

™ Phân tích dữ liệu:


Dĩ nhiên việc phân tích một cách chính xác và rõ ràng sẽ giúp cho việc khắc
phục sự cố được nhanh chóng hơn. Quá trình phân tích nên bắt đầu càng sớm càng tốt
ngay khi sự cố xuất hiện trong mạng. Ngoài tất cả các công cụ (Tools) hổ trợ hiện có,
quá trình phân tích cũng nên sử dụng các bộ đếm counters và các chỉ số KPIs.
Phương pháp chính là xác định thời điểm bắt đầu xuất hiện sự cố và tìm cách
giải quyết triệt để.
™ Nhận diện lỗi, thực thi các thay đổi:
Sau khi phân tích, cần phải đưa ra những hành động cụ thể để khắc phục sự cố:
thay đổi tần số, tinh chỉnh tilt, azimuth, neighbours, các tham số mạng, reset cards hoạt
động kém hiệu quả, kiểm tra anten, feeder, nguồn, công suất phát, thay cards hỏng, …
™ Kiểm tra :
Khâu này rất quan trọng để kiểm tra lại tính đúng đắn của các hành động khắc
phục trên ( Vì những tác động đó không phải lúc nào cũng hoàn toàn đúng, có thể
khắc phục được sự cố, có thể không ảnh hưởng, có thể đi lệch hướng làm tình hình tồi
tệ hơn). Nên sử dụng các công cụ (tools) như OMC, RNO, thiết bị đo kiểm TEMS hay
các phản ánh từ khách hàng cho việc kiểm tra này.
Nếu sự cố được xử lý thành công, sẽ tiếp tục quay lại quá trình giám sát ban
đầu, cho đến khi lại phát hiện sự cố mới. Lưu ý quá trình kiểm tra cần được thực hiện
cẩn thận ( đầu tiên ở mức TRX/cell, đến cluster, sau đó là toàn mạng ). Chính vì vậy
tối ưu mạng GSM là một quy trình khép kín không có điểm kết thúc.
Trong quá trình thực hiện có thể linh động kết hợp các giai đoạn với nhau. Có thể
chia làm 2 quá trình chính:
9 Quá trình giám sát và phân tích được xem như quá trình quản lý đặc tính chất
lượng mạng.
9 Quá trình nhận diện vấn đề, thực thi những tác động tối ưu và kiểm tra kết quả
được xem như quá trình tối ưu hoá mạng..
Cụ thể như sau :
1. Quá trình giám sát và phân tích (quá trình quản lý đặc tính chất lượng
mạng):
Hai giai đoạn giám sát và phân tích được kết hợp thành một quá trình và thực hiện
đồng thời. Vấn đề chính cần giải quyết là các lỗi vô tuyến.
Quá trình này bao gồm 4 bước chính:
™ Đánh giá các sự cố mà các nhân viên kỹ thuật BTS/BSC đưa ra và các chỉ số
KPIs liên quan.
™ Kiểm tra giá trị các tham số chính của mạng.
™ Thực hiện đo kiểm Driving Test trước khi tối ưu
™ Kiểm tra phần cứng thiết bị (card TRX, ANC, BTS, thiết bị truyền dẫn, BSC..)
và các cảnh báo từ OMC_R

10
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

Cụ thể các bước như sau :


a) Xem qua các sự cố mà các nhân viên kỹ thuật BTS/BSC đưa ra và các
chỉ số KPIs liên quan
Bước đầu tiên trong quá trình quản lý chất lượng mạng là phải định nghĩa
các chỉ số chất lượng dịch vụ (QoS : Quality of Service ) như tỉ lệ rớt cuộc gọi, tỉ lệ
cuộc gọi thành công,.... Các chỉ số này sẽ hỗ trợ phát hiện các cell có chất lượng dịch
vụ (thể hiện qua thống kê KPIs) kém hơn các yêu cầu chất lượng dịch vụ đặt ra. Nhờ
đó có thể giải quyết các sự cố ảnh hưởng đến cell. Bước này bao gồm 4 bước nhỏ.
a1) Phân tích các chỉ số QoS
Cần xem và phân tích kỹ các chỉ số KPIs chính như: Tỉ lệ thiết lập cuộc
gọi thành công (CSSR), Tỉ lệ rớt cuộc gọi (CDR), Tỉ lệ chuyển giao ra thành công
(HOSR), tỉ lệ chuyển giao vào thành công (HISR), Tỉ lệ nghẽn kênh lưu lượng TCH
(TCH congestion Rate), Tỉ lệ rớt trước khi ấn định kênh TCH (TCH Preparation Thất
bại Rate), Tỉ lệ nghẽn kênh báo hiệu SDCCH (SDCCH congestion Rate), Tỉ lệ rớt
kênh SDCCH,…
Các chỉ số này cần được phân tích kết hợp với các counters liên quan.
Ví dụ: Các cuộc gọi bị rớt có thể do phần vô tuyến, do chuyển giao hay do phần cứng
thiết bị BSS,.. Từ đó có thể chỉ ra nguyên nhân chính làm rớt cuộc gọi và đưa ra phân
tích sâu hơn.
a2) Phân tích sự thăng giáng lưu lượng
Trong quá trình phân tích cần lưu ý đến lưu lượng mạng hay Cluster
theo từng giờ trong ngày.
Nên lưu ý các Sites hay các vùng nào trong cluster có lưu lượng cao và
để ý phản ứng của khách hàng đối với dịch vụ mạng di động mà họ đang dùng.
Nên thực hiện những thay đổi tham số mạng vào khoảng thời gian mà
có số thuê bao ít nhất và lưu lượng thấp nhất.
a3) Phân tích các cell có chất lượng kém nhất
Sử dụng công cụ RNO phân tích các dữ liệu cells tồi này ở nhiều
mức (TRX, Cell ,Cluster, BSC, LAC, …), các tham số (theo ngày), các QoS (theo
giờ), cùng với các phương tiện hỗ trợ khác như: bản đồ, đồ thị, các báo cáo, ..)
Một số hành động cụ thể như sau :
9 Kiểm tra vùng phủ từ các log file đo kiểm Driving Test bằng công
cụ Map Infor hay Tems Invest.
9 Kiểm tra khả năng chồng lấp vùng phủ (overlap) của các cell gần
nhau.
9 Kiểm tra nhiễu: nhiễu đối với toàn bộ cell, hay nhiễu đối với tần
số BCCH của cell.
a4) Ghi nhận và giải quyết các phản ánh từ khách hàng về chất
lượngmạng của một khu vực cụ thể nào đó

11
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

Việc tham khảo những phản ánh chất lượng mạng từ khách hàng kết
hợp với các sự cố mạng sẽ giúp cho việc tối ưu được diễn ra nhanh hơn và chính xác
hơn.
b) Kiểm tra giá trị các tham số chính của mạng:
Bước thứ hai trong quá trình quản lý đặc tính chất lượng mạng là kiểm tra
lại toàn bộ các thông số để đánh giá hoạt động của mạng. Việc này được thực hiện với
các công cụ của Alcatel (RNO), Aircom (Asset) và Mapinfo. Phần này được chia
thành bốn bước nhỏ:
b1) Kiểm tra lại các thông số BSS và Cell
Mỗi BSC và Cell được định nghĩa bằng danh sách các thông số, các
thông số này định nghĩa hoạt động của nó trong quá trình lựa chọn lại cell, chuyển
giao, quản lý lưu lượng, GPRS, … Mỗi cell có hơn 250 tham số. Tất cả các thiết lập
được lấy ra hàng ngày dưới dạng file text và nhập vào cơ sở dữ liệu A956 RNO. Tất cả
các thiết lập hiện tại (đang hoạt động) và các thiết lập cũ kể cả các thiết lập mặc định
đều lưu trong cơ sở dữ liệu này. Khi sử dụng RNO các tham số có thể dễ dàng so sánh
với giá trị khuyến nghị.
Việc thay đổi giá trị thông số của các Cells đều được lưu lại trong cơ
sở dữ liệu của RNO cho mục đích tham khảo. Các yêu cầu thay đổi các tham số cần
phân tích, đánh giá chi tiết để thiết lập đến các giá trị tối ưu. Nhìn chung, Alcatel
khuyến nghị sử dụng các giá trị mặc định, tuy nhiên để tối ưu hoạt động của mạng,
tinh chỉnh cho trường hợp đặc biệt, tối ưu phân bố tải lưu lượng,… nên các tham số
thiết lập khác với giá trị mặc định.
b2) Kiểm tra lại hoạch định tần số
Bước 2 của việc kiểm tra lại mạng là xem lại kế hoạch tần số. Có thể
sử dụng một trong hai công cụ hoạch định của Aircom (Asset) hoặc Mapinfo để kiểm
tra tần số hoạt động. Tất cả các tần số của cell phục vụ và cell xung quanh cần được
xem xét kỹ và liệt kê ra, các tần số này có thể gây nên nhiễu đồng kênh hay nhiễu kên
kề.
Việc xem lại kế hoạch tần số nên kết hợp với kết quả KPIs và đo kiểm
Driving Test để nhận ra khu vực bị nhiễu và ảnh hưởng của nhiễu này lên kết quả
KPIs. Nên thực hiện thay đổi tần số càng sớm càng tốt khi xác định được nguồn gốc
gây ra nhiễu.
b3) Kiểm tra lại hoạch định neighbour
Bước 3 trong qui trình này là xem lại neighbor. Mapinfo là công cụ
hay và dễ dàng cho việc kiểm tra neighbor. Tất cả các neighbor cell cho là không cần
thiết và muốn loại bỏ phải được xem xét bằng kết quả các chỉ số về neighbor có sẵn
trong RNO. Các quan hệ neighbor một chiều phải được kiểm tra và bổ sung.
Điều này có nghĩa là bất cứ khi nào dự định loại bỏ một neighbor nên
kiểm tra có bao nhiêu cố gắng chuyển giao và bao nhiêu chuyển giao thành công trên

12
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

hai hướng giữa cell phục vụ và cell neighbor đó (không có hướng dẫn cụ thể về việc
một quan hệ neighbor được xem là đúng thì có bao nhiêu cố gắng chuyển giao giữa hai
cell), quan hệ neighbor này được quyết định dựa trên yêu cầu vùng phủ, tối ưu và di
chuyển của thuê bao trong khu vực đó.
b4) Kiểm tra các thông số anten: Vị trí, độ cao, Tilts, Azimuth, Loại
anten
Việc kiểm tra thông số của anten cũng quan trọng như kiểm tra kế
hoạch tần số và neighbor trong việc phân tích chính xác các vấn đề của mạng. Mỗi
thông số như là vị trí anten, độ cao, loại anten, azimuth và tilt phải được kiểm tra cẩn
thận. Dựa trên phân tích này, các vấn đề chính dễ dàng liệt kê ra là vấn đề do vận hành
hay vấn đề do vô tuyến.
c) Thực hiện đo kiểm Driving Test trước khi tối ưu
Phải hoàn thành đo kiểm chuẩn bị tối ưu trước khi làm bất cứ hành động
thay đổi chính hay tối ưu. Việc đo kiểm này xem như là mốc chuẩn xử lý đầu tiên các
vấn đề của mạng. Khi đo cần đo hết tất cả các đường lớn, đường nhỏ trong khu vực
cần tối ưu.
Hơn nữa, kết quả đo kiểm sẽ được sử dụng cho mỗi phân tích liệt kê ở trên
như vùng phủ, các vùng phủ chồng lên nhau, nhiễu, nhận ra vùng phủ kém, các vùng
có chất lượng thu kém, các lý do rớt cuộc gọi…
d) Kiểm tra phần cứng thiết bị (card TRX, ANC,..) và các cảnh báo từ
OMC_R
Bước cuối cùng của việc giám sát, phân tích (quản lý đặc tính chất lượng
mạng) là đánh giá phần cứng BSS và các cảnh báo OMC. Việc kiểm tra này hoàn
thành do nhóm BSS thực hiện kiểm tra đồng thời với phân tích các chỉ số từ RNO liên
quan tới các vấn đề của BSS.
Việc kiểm tra này rất quan trọng trong việc cô lập lỗi phần cứng với lỗi vô
tuyến và hoạt động của các bước tối ưu liên quan.
2. Quá trình nhận diện lỗi, thực thi những tác động tối ưu và kiểm tra kết
quả (quá trình tối ưu hoá mạng)
Tối ưu có thể xem là một phần của quá trình quản lý đặc tính chất lượng
mạng. Mục tiêu của việc tối ưu mạng vô tuyến là để đạt được tối đa hiệu suất của
mạng di động.
Sau khi phân tích các vấn đề xong, ta cần thực hiện các ỵêu cầu thay đổi để
tối ưu mạng. Khi các dấu hiệu biểu hiện của vài nguyên nhân giống nhau thì tất cả các
thông tin liên quan được bổ sung để xác định vấn đề chính liên quan đến vùng phủ
kém, nhiễu, trùng lắp vùng phủ, tham số cell chưa tốt, thiếu neighbor, hoạch định tần
số không tốt…trước khi thực hiện hành động chính xác để khắc phục vấn đề lỗi.

13
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

Nếu mỗi bước tối ưu ảnh hưởng hoạt động của mạng và dịch vụ khách
hàng, thì mỗi hành động phải được quyết định cẩn thận trước khi thực hiện. Tất cả các
điểm kiểm tra nên theo các thứ tự sau:
1. Vấn đề do thiết lập tham số ? – Phân tích các tham số và đề nghị thay đổi.
2. Lỗi lắp đặt, lỗi phần cứng BSS, truyền dẫn, lỗi vận hành ? – Xác định thiết
bị hệ thống và sửa thiết bị hỏng.
3. Vấn đề vùng phủ ? - Kiểm tra phần cứng BTS, công suất phát , tỷ số sóng
đứng (VSWR), thông số của anten (độ cao, azimuth, tilt, loại anten và vị trí
anten, vùng Fresnel thoáng hay bi che chắn). Thực hiện sửa lỗi để tăng
cường vùng phủ.
4. Bị nhiễu ? - Kiểm tra tần số với Mapinfo hay công cụ của Aircom. Nếu cần,
đo kiểm tần số bằng TEMS trong khu vực bị nhiễu để xác định cell gây
nhiễu. Thay đổi tần số cell phục vụ hoặc tần số cell gây nhiễu hoặc nếu có
thể, giới hạn vùng phủ tín hiệu gây nhiễu bằng cách giảm Tilt anten của cell
đó xuống.
5. Vấn đề chuyển giao ? - Kiểm tra neighbor với Mapinfo. Kiểm tra tất cả các
tham số chuyển giao trong RNO, phân tích dữ liệu đo kiểm và quyết định
thêm bớt neighbor, tinh chỉnh độ dự trữ chuyển giao.
6. Vùng phủ đi xa quá hay trùng lắp vùng phủ ? - Kiểm tra thông số anten.
Phân tích dữ liệu đo kiểm cẩn thận. Xác định Timing Advance, mức thu,
chất lượng thu từ các báo cáo của RNO. Sau đó chỉ thực hiện giảm Tilt
anten, quay hướng anten, hay giảm độ cao anten.

2.3. Giới Thiệu Các KPIs Vô Tuyến Chính


2.3.1. SDCCH Congestion rate (Tỉ lệ nghẽn kênh SDCCH)
• Tỉ lệ của kênh SDCCH không được ấn định trong suốt quá trình thiết lập
liên kết vô tuyến do nghẽn trên giao diện vô tuyến.
• Nghẽn SDCCH có thể ảnh hưởng đến cảm nhận khách hàng như sau:
o Không thiết lập được cuộc gọi nếu sau 3 lần nghẽn liên tục.
o Nếu không, thời gian thiết lập cuộc gọi bị kéo dài không như mong đợi.
• Tỉ lệ nghẽn SDCCH khuyến nghị nhỏ hơn 5%.

2.3.2. SDCCH drop rate (Tỉ lệ rớt kênh SDCCH)


• Tỉ lệ kênh SDCCH bị rớt.
• SDCCH rớt làm cuộc gọi không được thíêt lập thành công.
• Tỉ lệ SDCCH drop khuyến nghị nhỏ hơn 4%, tuy nhiên trong khu vực mật
độ trạm cao, tỉ lệ SDCCH Drop nên nhỏ hơn 1%. Thông thường tỉ lệ
SDCCH yêu cầu nhỏ hơn tỉ lệ cuộc gọi bị rớt do thời gian chiếm dụng của

14
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

thuê bao trên kênh SDCCH (thường kém hơn 5s) nhỏ hơn thời gian chiếm
dụng trên kênh TCH (khoảng vài chục giây).

2.3.3. TCH assign unsuccess rate (Tỉ lệ ấn định kênh TCH không thành công)
• Tỉ lệ chiếm kênh lưu lượng không thành công cho mụch đích ấn định bình
thường. Thông thường do nghẽn kênh lưu lượng hay do vấn đề vô tuyến
hoặc BSS.
• Tỉ lệ ấn định kênh lưu lượng không thành công khuyến nghị nhỏ hơn 3%,
tuy nhiên trong khu vực mật độ trạm cao, tỉ lệ này nên nhỏ hơn 1%.

2.3.4. TCH congestion rate (Tỉ lệ nghẽn kênh lưu lượng TCH ở mức nghẽn vô
tuyến)
• Thể hiện số lượng hay tỉ lệ các cell bị nghẽn thường xuyên.
• KPI này dùng quản lý tỉ lệ phần trăm mạng bị nghẽn, thông thường tỉ lệ
nghẽn kênh lưu lượng TCH cho phép 2%. Nghẽn TCH ảnh hưởng đến cảm
nhận khách hàng là thiết lập cuộc gọi bị thất bại.

2.3.5. Call drop rate (Tỉ lệ rớt cuộc gọi)


• Tỉ lệ các cuộc gọi bị rớt (do hệ thống BSS, vô tuyến hay rớt do chuyển giao)
trên tổng số cuộc gọi kết thúc thành công.
• Đây là KPI quan trọng nhất, được sử dụng với tỉ lệ thiết lập cuộc gọi thành
công để so sánh với các mạng di động mặt đất khác. KPI này ảnh hưởng đến
khách hàng chính là cảm nhận cuộc gọi bị rớt.
• Tỉ lệ rớt cuộc gọi khuyến nghị nhỏ hơn 4%, tuy nhiên trong khu vực mật độ
trạm cao, tỉ lệ CDR nên thấp hơn 2%, thậm chí nhỏ hơn 1% hay thấp hơn
trong trường hợp có sử dụng nhảy tần chậm.

2.3.6. Call setup success rate (Tỉ lệ thiết lập cuộc gọi thành công)
• Tỉ lệ các cuộc gọi được thực hiện cho đến khi ấn định TCH thành công mà
không bị ngắt do rớt SDCCH hay do ấn định thất bại.
• Đây là KPI quan trọng thứ 2 sau tỉ lệ rớt cuộc gọi, nó được dùng để so sánh
với các mạng di động mặt đất khác. KPI này thể hiện đến khách hàng là
cuộc gọi không được thiết lập ở nổ lực đầu tiên.
• Tỉ lệ thiết lập cuộc gọi thành công khuyến nghị > 95%, tuy nhiên trong khu
vực mất độ trạm cao, tỉ lệ này nên lớn hơn 98%. Tỉ lệ nghẽn kênh SDCCH
cũng nên được quan tâm để có cái nhìn toàn diện về thiết lập cuộc gọi.

2.3.7. Call success rate (Tỉ lệ cuộc gọi thành công)


• Tỉ lệ các cuộc gọi được thực hiện cho đến khi giải phóng mà không bị ngắt
do rớt kênh SDCCH, hay do ấn định thất bại hay cuộc gọi bị rớt.

15
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

• Tỉ lệ cuộc gọi thành công khuyến nghị < 92%, tuy nhiên trong khu vực mật
độ trạm cao, tỉ lệ cuộc gọi thành công nên lớn hơn 97%.

2.3.8. Outgoing handover success rate (Tỉ lệ chuyển giao ra thành công)
• Thể hiện tỉ lệ chuyển giao SDCCH và TCH ra ngoài thành công từ một cell
đến các cell lân cận của nó (cùng BSS hay khác BSS).
• Tỉ lệ chuyển giao ra ngoài thành công khuyến nghị > 90%.
2.3.9. Incoming handover success rate (Tỉ lệ chuyển giao vào thành công)
• Thể hiện tỉ lệ chuyển giao SDCCH và TCH thành công đến một cell từ các
cell lân cận của nó (cùng BSS hay khác BSS).
• Tỉ lệ chuyển giao vào thành công khuyến nghị > 90%.

2.4. Nguồn ThôngTin Phân Tích, Tối Ưu Mạng


2.4.1. Thông tin giám sát chất lượng dịch vụ mạng, tải lưu lượng BSS
™ Giám sát chất lượng dịch vụ BSS
¾ Định nghĩa
• Giám sát đồng nghĩa phái đo lường, đánh giá hay đảm bảo chất
lượng mạng.
• Mạng ở đây bao gồm phần BSS hay BSS và NSS, hoặc bao gồm cả
phần BSS, NSS, PSTN,…
• Chất lượng là dịch vụ đầu cuối người dùng và chất lượng kỹ thuật
của hệ thống
¾ Sử dụng dữ liệu giám sát chất lượng dịch vụ: Dữ liệu được chia làm 3 mức
báo cáo:
• Đội quản lý: Dùng dữ liệu để so sánh chất lượng dịch vụ mạng với
đối thủ khác và lập kế hoạch cải thiện chất lượng mạng. Đội quản
lý phải có cái nhìn tổng quát chất lượng dịch vụ mạng hàng tháng
(thỉnh thoảng hàng tuần).
• Đội tối ưu vô tuyến: Dựa vào dữ lịêu để phát hiện các khu vực chất
lượng dịch vụ kém trong mạng để quyết định thay đổi và thực hiện
cải thiện chất lượng dịch vụ. Đội tối ưu vô tuyến phải nắm chi tiết
trạng thái và sự thay đổi, tiến triển của chất lượng dịch vụ ở mức
BSS và mức cell (thỉnh thoảng mức TRX) hàng tuần, hàng ngày
(đôi khi hàng giờ).
• Đội giám sát và bảo dưỡng: Có chức năng phát hiện và nhận diện
các phần tử mạng có khả năng làm suy giảm nghiêm trọng chất
lượng dịch vụ. Đội giám sát và bảo dưỡng phải nắm chi tiết trạng
thái chất lượng dịch vụ mức cell và mức TRX hàng giờ.
™ Giám sát tải lưu lượng của BSS.

16
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

¾ Định nghĩa: Đo đạc số lượng lưu lượng đã được được xử lý qua mạng,
BSCs, Cells. Phân tích các đặc tính lưu lượng như cuộc gọi, chuyển giao,
cập nhật vị trí,…dùng để định cở cấu trúc mạng.

2.4.2. Các nguồn thông tin giá trị


™ Các phương tiện giám sát: Có nhiều cách khác nhau để giám sát, đo đạc mạng
GSM. Dữ liệu chất lượng dịch vụ QoS có thể được xây dựng từ các nguồn
thông tin khác nhau và bổ sung lẫn nhau như:
¾ Các bộ đếm OMC_R được lấy từ hệ thống BSS.
¾ Các bản tin báo hiệu được cung cấp từ các máy đo giao thức trên các giao
diện khác nhau: giao diện vô tuyến (Air), Abis, A (hay Ater).

™ Nguồn thông tin giao diện A: Sử dụng các máy phân tích giao thức (như
Wandel, Tektronix, NetHawk …) để bắt, giải mã báo hiệu giữa MSC và BSC-
Transcoder (giao diện A hay Ater).
¾ Ưu điểm:
• Đây là giao diện đã được chuẩn hoá trong GSM nên có thể sử dụng
tuỳ ý giữa các nhà sản xuất.
• Bản tin chứa đầy đủ nội dung thông tin, thời gian.
• Có thể phát hiện các vấn đề lổi do user/MS/BSS hay NSS.
¾ Nhược điểm:
• Chi phí thiết bị cao.
• Tốn nhiều thời gian để lắp đặt thiết bị, phân tích file.
• Phải thành thạo, tinh thông cho việc phân tích bản tin.
• Số lượng COCs bắt báo hiệu tại cùng thời điểm ít.
• Kích thước file dữ liệu đo đạc lớn (>> 10 Mbytes/hour/BSC).
Thuận lợi chính của đo kiểm giao diện A là cho phép phát hiện thiết lập cuộc
gọi thất bại do user hay do NSS. Vài nguyên nhân thất bại do user như: IMSI
Unknown trong VLR/HLR, IMEI không được chấp nhận, PLMN không cho phép,

17
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

dịch vụ yêu cầu không được cung cấp, user bận, định dạng số không có giá trị,… Vài
nguyên nhân thất bại do NSS như: tài nguyên không đảm bảo, thiết bị chuyển mạng
nghẽn, lỗi giao thức,…

2.4.2.1. Nguồn thông tin giao diện Abis: Sử dụng các máy phân tích giao thức (như
Wandel, Tektronix, NetHawk…) để bắt, giải mã báo hiệu giữa BSC và BTS
¾ Ưu điểm:
• Bản tin chứa đầy đủ nội dung thông tin, thời gian.
• Có thể phát hiện các vấn đề lổi do user/MS/BSS hay NSS.
• Đo được đường lên và đường xuống.
¾ Nhược điểm:
• Chi phí thiết bị cao.
• Tốn nhiều thời gian để lắp đặt thiết bị, phân tích file.
• Phải thành thạo, tinh thông cho viện phân tích bản tin.
• Số lượng tuyến báo hiệu vô tuyến (RSL), số lượng cell bắt bản tin
đo tại cùng thời điểm thấp.
• Kích thước file dữ liệu đo đạc lớn (>> 10 Mbytes/hour/BSC).
Thuận lợi chính của phân tích bản tin Abis là để cho phép đánh giá chi tiết và
chính xác chất lượng vô tuyến của một cell ở mức TRX. Có thế quan sát và so sánh
được cho cả đường lên và đường xuống.

2.4.2.2. Nguồn thông tin giao diện vô tuyến: Sử dụng thiết bị đo MS để bắt báo hiệu
và các đặc điểm của tín hiệu.
¾ Ưu điểm:
• Đưa ra vị trí chính xác của các khu vực lỗi.
• Cung cấp các thông tin vô tuyến đường xuống.
• Là cách duy nhất đế xác định khu vực vùng phủ kém.
• Là cách duy nhất để giám sát các đối thủ.
¾ Nhược điểm:
• Chi phí thiết bị cao.
• Tốn rất nhiều thời gian.
• Khó khăn để có thể thực hiện nhiều cuộc gọi.
• Không có thông tin đường lên.
Thuận lợi chính của kết quả phân tích đo đạc trên giao diện vô tuyến là sự kết
hợp giữa kết quả đo đạc chất lượng vô tuyến và khu vực địa lý của mạng.

2.4.2.3. Các bộ đếm đo đạc đặc tính mạng: Đếm các sự kiện được nhìn thấy bởi hệ
thống, giá trị thông tin được báo cáo định kỳ 1 giờ.

18
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

¾ Ưu điểm:
• Chi phí thấp: Thu thập trực tiếp từ hệ thống OMC.
• Có thể lưu các bộ đếm cho toàn bộ mạng
¾ Nhược điểm:
• Thông tin thô, khó để có thể hiểu.
• Phụ thuộc vào nhà sản xuất thiết bị
Lợi điểm chính của các bộ đếm BSS là dữ liệu được lưu trữ nhiều ngày, cung
cấp dữ liệu chất lượng dịch vụ một cách dễ dàng để giám sát chất lượng dịch vụ lâu
dài.

2.4.3. Giới thiệu thiết bị đo chất lượng mạng vô tuyến GSM (Tems Investigation)
2.4.3.1. Giới thiệu thiết bị đo TEMS Investigation
Thiết bị đo TEMS Investigation là công cụ đo kiểm đánh giá thời gian thực các
thông số phản ánh chất lượng mạng di động qua giao diện vô tuyến. Nó cho phép ta
theo dõi cả kênh thoại hay kênh dữ liệu qua GPRS.
Do dữ liệu hiển thị dạng thời gian thực nên nó hỗ trợ rất tốt cho việc phát hiện
sự cố, tối ưu hoá mạng. Các dữ liệu cũng có thể được ghi lại phục vụ cho việc phân
tích đánh giá về sau.

2.4.3.2. Driving Test (DT) và mục đích của việc DT


Driving Test là phương pháp đo kiểm sử dụng phương tiện di chuyển (thường
là ô tô) thu thập các kết quả đo kết hợp với toạ độ điểm đo.
Mục đích việc DT trong mạng di động :
- Kiểm tra các thông số của trạm BTS theo thiết kế vô tuyến: tần số BCCH,
TCH, BSIC, Neighbour, LAC, RAC,…

19
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

- Đo kiểm các thông số phản ánh chất lượng mạng (RxLevel, RxQuality, CSSR,
CDR, HO_SR…)
- Kiểm tra hoạt động, vùng phủ của trạm BTS. Đánh giá, kiểm tra nhiễu.
- Cung cấp dữ liệu logfile cho nhóm tối ưu mạng phân tích, đánh giá chất
lượng mạng, phát hiện được các vấn đề của mạng và đưa ra các khuyến nghị thay đổi
để cải thiện chất lượng mạng.
2.4.3.3. Các bước chuẩn bị trước khi DT
- Chuẩn bị tuyến đường: Lập kế hoạch tuyến đường cần đo, tuyến đường đi
trong vùng cần đo kiểm phải được giữ nguyên qua các lần đo để đảm bảo kết quả đo
phản ánh sự cải thiện hay sự suy giảm của chất lượng mạng.
- Kiểm tra các thiết bị của bộ đo Tems gồm một Laptop, một nguồn dự trữ UPS
(hoặc bộ chuyển đổi 12 VDC -> 220 VAC sử dụng nguồng acqui trên ôtô), máy đo
Tems Investigation, cổng chuyển đổi COM để đưa dữ liệu đo được vào máy tính, GPS,
anten ngoài.
- Chuẩn bị đầy đủ và chính xác cơ sở dữ liệu trạm như toạ độ, tần số,
neighbours, hướng anten,...
- Các yêu cầu khác: Để đảm bảo cho dữ liệu đo đạt được kết quả chính xác
nhất với thực tế thì MS phải được đặt ở vị trí cố định, các thiết bị khác đặt gọn gàng,
thuận tiện nhất.
- Sơ đồ kết nối thiết bị đo:

GPS

20
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

- Trong quá trình đo kiểm cần ghi chú các trường hợp lỗi thiết bị và các sự kiện
không bình thường khác (như sai toạ độ trạm, đấu nối anten – feeder sai,…) và thông
báo cho các nhóm xử lý tương ứng.
2.4.3.4 Các chế độ đo trong Tems Investigation GSM
Có 5 chế độ đo trong Tems Investigation GSM:
¾ Chế độ đo bình thường Normal Mode.
¾ Chế độ đo quét tần số Frequency Scanning: Dùng để quét một dải tần
số theo yêu cầu.
¾ Chế độ đo quét nhiễu Interference Scanning: Dùng để quét tần số gây
nhiễu tại khu vực nghi ngờ.
¾ Chế độ đo quét nhiễu kênh lân cận C/A Scanning: Dùng để đo đạc
cường độ trường của các kênh lên cận.
¾ Chế độ đo quét danh sách Neighbor List Scanning: Dùng để quét các
neighbours cho mục đích xác định, bổ sung các neighbour thiếu.

2.4.4. Giới thiệu thiết bị đo giao thức NetHawk M5


Để sử dụng NetHawk M5 cần:
- Một máy tính.
- Phần mềm NetHawk.
- License.
- Thiết bị tương thích giao diện NetHawk cho máy tính.
- Cáp NetHawk.
2.4.4.1 Thiết lập kết nối
Để bắt được báo hiệu từ đường truyền đến ứng dụng giám sát giao thức cần thực
hiện:
¾ Đấu nối vật lý cáp kết nối giữa
thiết bị tương thích NetHawk
và mạng. Trong trường hợp sử
dụng card N2, kết nối được mô
tả như hình vẽ sau:

21
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

Ví dụ: giám sát E1/T1/JT1 sử dụng đấu nối song song.

Để tránh suy
hao, méo, và
nhiễu nên sử
dụng cáp càng
ngắn càng tốt.

Khi thực hiện giám sát đường E1/T1/JT1, nối N5 tới đường dây bằng việc sử dụng
các kết nối song song. Thông thường các điểm giám sát kết nối trước được sử dụng.
¾ Thiết lập cấu hình tương thích: Chọn loại giao tiếp từ Tools > Adapter
options (PCM cho các giao tiếp 2G, ATM cho các giao tiếp 3G); Chọn chế
độ tương ứng giữa E1 và T1 trong trường hợp chọn loại giao tiếp PCM.
¾ Kiểm tra trạng thái đường dây và các kết nối cáp từ menu Tools > State
Monitor.
¾ Cài đặt cấu hình kết nối: trên menu Tools, chọn Connection Configuration.
Thực hiện các thao tác sau ở thẻ Configuration Content của cửa sổ
Connection Configuration:
• Nếu biết các yêu cầu thiết lập kết nối, nhập các tham số vào
• Trường hợp không biết các yêu cầu thiết lập kết nối, sử dụng bộ quét
để tìm tham số cho kết nối.
• Sau khi đã cài đặt xong cấu hình, chọn OK để xác nhận cấu hình.
¾ Chọn giao thức giám sát từ menu Application > Protocol Monitor.
¾ Chọn kết nối để đo kiểm: Để hiển thị lưu lượng kết nối, chọn kết nối được
hiển thị bên trái thẻ Online Configuration. Thực hiện theo một trong các
bước sau:
• Kéo và thả kết nối từ thẻ Online Configuration đến cửa sổ giám sát
giao thức Protocol Monitor Window.
• Click Protocol Monitor Window để chọn, và double-click kết nối
muốn chọn.

22
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

¾ Trên thanh trạng thái Status Bar của Protocol Monitor, kiểm tra trạng thái
của bộ chỉ thị thu (Receive). Nếu màu xanh thì chỉ thị đang thu dữ liệu từ
đường dây. Màu nâu chỉ thị dữ liệu chưa được thu. Để thu dữ liệu từ đường
dây, double-click bộ chỉ thị thu hoặc bấm Space trên bàn phím.
¾ Trên thanh trạng thái Status Bar của Protocol Monitor, kiểm tra trạng thái
của bộ chỉ thị phân tích (Analyse). Nếu màu xanh thể hiện dữ liệu đang
phân tích và hiển thị lưu lượng ở thời gian thực. Màu nâu thể hiện trạng thái
phân tích không hoạt động và không hiển thị lưu lượng ở thời gian thực. Để
bắt đầu phân tích, double-click bộ chỉ thị phân tích hoặc bấm F12 trên bàn
phím.

2.4.4.2 Các ứng dụng NetHawk M5


Nethawk M5 có thể thực hiện giám sát, phân tích, sử dụng các ứng dụng ở chế độ
trực tuyến hay không trực tuyến cùng lúc. NetHawk M5 có các ứng dụng sau:
¾ Giám sát giao thức: Với ứng dụng này, các bản tin báo hiệu qua lại có thể
được phân tích chi tiết hơn. Cửa sổ Single Line Decoding view cho cái nhìn tổng quan
bằng cách thể hiện thông tin sự kiện và nội dung giao thức trên một dòng. Cửa sổ
Detailed Decoding view hiển thị toàn bộ báo hiệu. Ngoài ra, khả năng lọc giúp tập
trung giám sát dữ liệu thiết yếu nhất.

Single-Line Decoding
view

Detailed Decoding
view

¾ Phân tích cuộc gọi và phiên truyền dữ liệu: Đây là ứng dụng gở rối
chính, các cuộc gọi được giám sát ở thời gian thực qua các giao diện Abis, Ater, A,
Gb,... Ứng dụng này có thể nhìn qua một cách nhanh chóng để xem nơi nào đang có
vấn đề trong quá trình hoạt động. Thoại của các cuộc gọi chuyển mạch mạch cần quan

23
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

tâm từ các giao diện A, Ater có thể được ghi lại (.wav) hay nghe trực tiếp từ loa máy
tính.

¾ Thống kê cuộc gọi và phiên làm việc: Ứng dụng này cung cấp thông tin
cần thiết trên toàn bộ chất lượng mạng. Nó thống kê các báo hiệu từ các giao diện abis,
A, Gb, MAP và ISUP,…Tính năng này hiển thị các thông tin cuộc gọi và phiên làm
việc như KPIs, phân bố lỗi, lý do lỗi…trong định dạng đồ hoạ.

¾ Đo đạc tối ưu vô tuyến (ROM: radio optimisation measurements): Tính


năng này cung cấp các thông tin quan trọng như công suất thu, công suất phát, BLER,

24
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

BER, tỉ số tín hiệu trên nhiễu,… cho mục đích phân tích điều khiển công suất, chất
lượng và nhiễu của giao diện vô tuyến.

¾ Lưu giữ cơ sở dữ liệu: Dữ liệu đo, KPIs,…cũng có thể được lưu đến cơ sở
dữ liệu SQL, file .rec cho mục đích phân tích thống kê sâu hơn với ứng dụng thứ 3
khác.

2.5. Các Vấn Đề Vô Tuyến Tiêu Biểu


2.5.1. Vấn đề vùng phủ
2.5.1.1. Định nghĩa và các dấu hiệu vấn đề vùng phủ
™ Định nghĩa: vùng phủ kém là mạng hay cell có mức tín hiệu thu và chất lượng
thu kém ở cùng khu vực tại cùng thời điểm.
™ Các dấu hiệu:
¾ Khách hàng phản ánh rớt cuộc gọi hay mất sóng.
¾ Các bộ chỉ thị chất lượng dịch vụ của hệ thống OMC:
ƒ Tỉ lệ TCH thất bại cao.
ƒ Tỉ lệ rớt cuộc gọi cao.
ƒ Tỉ lệ chuyển giao do nguyên nhân better cell HO thấp so với tỉ lệ
chuyển giao Emergency HO.
ƒ Tỉ lệ chuyển giao do DL quality HO cao.

25
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

¾ Các bộ chỉ thị giao diện A


ƒ Tỉ lệ bản tin Clear Request cao, nguyên nhân thất bại ở giao diện
vô tuyến.
2.5.1.2. Phân tích, kiểm tra, đánh giá vấn đề vùng phủ
™ Phụ thuộc vào nguồn thông tin chúng ta có:
¾ Các thống kê đo đạc vô tuyến:
ƒ Ma trận (RxLevel, RxQuality).
ƒ Các bộ đếm liên kết vô tuyến.
ƒ Số cuộc gọi với vùng phủ DL/UL kém (RxLev kém, RxQual
kém)
¾ Giao diện Abis:
ƒ Chất lượng kém > 5%.
ƒ Mức tín hiệu thu kém (RxLev <-95dBm) và chất lượng thu
RxQual > 4.
¾ Thống kê từ OMC_R hay giao diện A:
ƒ Lưu lượng cao đột xuất do cuộc gọi lặp lại
¾ Thông tin từ hệ thống cước:
ƒ Phát hiện tỉ lệ cuộc gọi gọi lại cao.

2.5.1.3. Các nguyên nhân tiêu biểu của vấn đề vùng phủ
™ Nếu vùng phủ thật sự không như mô phỏng bởi các công cụ hoạch định mạng
vô tuyến:
¾ Kiểm tra hệ thống anten.
¾ Tăng hay ngẩng góc down-tilt anten.
¾ Kiểm tra công suất phát tối đa BTS
™ Nếu vùng phủ thật sự như mô phỏng:
¾ Lưu lượng indoor được điều khiển bởi các phượng đặc biệt.
¾ Nếu điểm lõm gần biên cell, xoá chuyển giao ra ngoài.

2.5.2. Vấn đề nhiễu


2.5.2.1. Định nghĩa và các dấu hiệu của nhiễu
™ Định nghĩa: Một mạng đối mặt các vấn đề nhiễu khi có mức tín hiệu thu tốt và
chất lượng thu (RxQual) kém ở cùng khu vực tại cùng thời điểm.
™ Các dấu hiệu:
¾ Khách hàng phản ánh chất lượng thoại kém (cuộc gọi nhiễu) hay rớt
cuộc gọi.
¾ Các bộ chỉ thị chất lượng dịch vụ của hệ thống OMC:
ƒ Rớt SDCCH/TCH.
ƒ Tỉ lệ chuyển giao do better cell HO thấp.
ƒ Tỉ lệ chuyển giao do DL/UL quality và chuyển giao do nhiễu cao.

26
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

ƒ Tỉ lệ chuyển giao thành công thấp.


¾ Các bộ chỉ thị giao diện A
ƒ Tỉ lệ bản tin clear request cao, nguyên nhân thất bại ở giao diện
vô tuyến.

2.5.2.2. Phân tích, kiểm tra, đánh giá vấn đề nhiễu


Việc phân tích, đánh giá nhiễu dựa vào các thống kê đo đạc vô tuyến RMS. RMS
được thiết kế để giúp cho việc hoạch định và tối ưu được dễ dàng hơn bằng việc cung
cấp các thống kê trên các báo cáo đo đạc vô tuyến. RMS cung cấp các thống kê ở mức
TRX/Cell qua công cụ hổ trợ phân tích tối ưu vô tuyến RNO. Các thống kê hổ trợ
phân tích nhiễu như:
™ Ma trận phân bố mức chất lượng và tín hiệu (RxQual/RxLev).
™ Ma trận phân bố tỉ lệ xóa khung liện tục so với mức tín hiệu (CFE/RxLev).
™ Thống kê về mức tín hiệu trên nhiễu (C/I) của các neighbour.
™ Thống kê về mức tín hiệu trên nhiễu của các tần số MAFA (MAFA là tính năng
mới cho các thiết bị MS của GSM, các MAFA MS có thể đo đạc tín hiệu trên
nhiễu (C/I) của các tần số (cell) không phải là neighbour).
™ Số cuộc gọi với nhiễu đường lên hay đường xuống. (tín hiệu tốt, chất lượng
kém).
™ Số cuộc gọi bị tạp âm (chất lượng kém) với chất lượng thoại kém.
™ Tỉ lệ sử dụng các mã hoá AMR tốc độ thấp cũng thể hiện các vấn đề nhiễu. Tuy
nhiên, việc đánh giá này cần cẩn thận do phụ thuộc vào lựa chọn các giá trị
ngưỡng được sử dụng cho việc thay đổi giữa các tốc độ mã.
2.5.2.3. Các nguyên nhân tiêu biểu của nhiễu
™ Nhiễu bởi hệ thống GSM:
¾ Nhiễu đồng kênh:
ƒ Nếu tín hiệu cùng kênh
không mong muốn (nguồn
nhiễu) nhỏ hơn tín hiệu có
ích 12dB (C/I ≤ 12) thì có
khả năng gây nhiễu (với
GSM là 9dB).

ƒ Dấu hiệu nhiễu đồng kênh luôn luôn là nhiễu đường xuống, tỉ lệ
chuyển giao do quality cao, tỉ lệ rớt cuộc gọi hay ấn định kênh
TCH thất bại cao.
ƒ Để xử lý cần giảm góc ngẩng nguồn nhiễu, thậm chí thay đổi
hướng của anten, giảm công suất phát của BTS hay thay đổi tần
số.

27
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

¾ Nhiễu kênh kề:


ƒ Nếu tín hiệu kênh kề không
mong muốn (nguồn nhiễu) lớn
hơn 6dB so với tín hiệu mong
muốn (C/A ≤ -6) thì có khả
năng gây nhiễu (với GSM là
9dB).

ƒ Dấu hiệu nhiễu kênh kề luôn luôn là nhiễu đường xuống, tỉ lệ chuyển
giao do quality cao, tỉ lệ rớt cuộc gọi hay ấn định kênh TCH thất bại
cao.
ƒ Để xử lý cần giảm góc ngẩng nguồn nhiễu, thậm chí thay đổi hướng
của anten, giảm công suất phát của BTS hay thay đổi tần số.
¾ Nhiễu do sử dụng tính năng Forced Directed Retry: Thuật toán FDR cho
phép MS kết nối trên SDCCH của một cell mà không có tài nguyên TCH
rỗi và thực hiện chuyển giao SDCCH-TCH để chiếm một kênh TCH trên
neighbour của nó. Tuy nhiên việc sử dụng tính năng FDR sẽ làm MS kết
nối đến cell không phải vùng phục vụ của nó sẽ làm phá vở hoạch định
tần số và làm tăng nguy cơ cuộc gọi bị nhiễu và chất lượng tồi.
™ Nhiễu từ hệ thống không phải GSM:
¾ Nhiễu bởi các mạng di động khác như CDMA, TACS, AMPS, NMT900.
¾ Nhiễu bởi các nguồn tần số vô tuyến khác như các hệ thống radar, thiết
bị chống trộm, thiết bị y tế,….

2.5.3. Vấn đề không cân bằng dự trữ công suất


2.5.3.1. Định nghĩa và các dấu hiệu không cân bằng dự trữ công suất
™ Định nghĩa: Một Cell được xem là không cân bằng dự trữ công suất khi suy hao
đường truyền giữa đường lên và đường xuống chênh lệch lớn. Do đó, nên giảm
tối đa có thể chênh lệch suy hao đường truyền giữa đường lên và đường xuống
để tránh trường hợp truy cập mạng 1 chiều (thông thường hướng xuống từ BTS
đến MS thì tốt, hướng ngược lại MS đến BTS không tốt).
™ Các dấu hiệu:
¾ Các bộ chỉ thị chất lượng dịch vụ OMC:
ƒ Tỉ lệ nguyên nhân chuyển giao UL do quality cao.
ƒ Tỉ lệ thành công chuyển giao vào (incoming HO) thấp (yêu cầu
truy cập chuyển giao (HO access) không đến được BTS ở đường
lên).
¾ Các bộ chỉ thị giao diện A:
ƒ Tỉ lệ bản tin yêu cầu xóa kênh (clear request) cao do lỗi ở giao
diện vô tuyến.

28
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

¾ Các cảnh báo O&M:


ƒ Cảnh báo tỉ số sóng đứng (VSWR).

2.5.3.2. Phân tích, kiểm tra, đánh giá vấn đề mất cân bằng dự trữ công suất
™ Dựa vào thông tin thống kê đo đạc vô tuyến như:
¾ Vector cân bằng đường truyền trên mỗi bộ thu phát (TRX).
¾ Số cuộc gọi với tỉ lệ lỗi khung (FER) kém bất bình thường (chất lượng
thu tốt trong khi tỉ lệ lỗi khung kém).
™ Dựa vào giám sát trên Abis:
¾ Chênh lệch suy hao đường truyền lớn hơn 5dB.
¾ Kiểm tra xem vấn đề xảy ra trên 1 bộ thu phát (TRX) hay trên tất cả các
bộ thu phát.

2.5.3.3. Các nguyên nhân tiêu biểu của vấn đề không cân bằng dự trữ công suất
™ Do lỗi Anten, feeder, jumper hay các thành phần thiết bị chung như ANX, ANC
khi vấn đề xảy ra với tất cả các bộ thu phát của Cell.
™ Nếu vần đề xảy ra đối với 1 bộ thu phát thì do lỗi cáp RF, hay bộ thu phát, hoặc
bộ khuếch đại tạp âm thấp,…

2.5.4. Vấn đề nghẽn kênh lưu lượng TCH


2.5.4.1. Định nghĩa và các dấu hiệu nghẽn kênh lưu lượng TCH
™ Định nghĩa: Một cell được xem là nghẽn TCH khi tỉ lệ nghẽn TCH (trong quá
trình ấn định TCH) thì quá cao (lớn hơn 2%). Để tránh trường hợp nghẽn TCH,
cần phải thiết kế sao cho số lượng tài nguyên (nâng cấp TRX) đáp ứng được
lưu lượng yêu cầu của khách hàng (traffic offered).
™ Các dấu hiệu:
¾ Khách hàng phản ánh “mạng bận” (network busy).
¾ Các bộ chỉ thị chất lượng dịch vụ OMC:
ƒ Tỉ lệ nghẽn TCH cao.
ƒ Tỉ lệ chuyển giao vào thành công thấp (chuyển giao cùng BSC
hay khác BSC) do không còn tài nguyên TCH để chuyển giao
vào.
ƒ Tỉ lệ “Directed Retry” cao nếu tính năng này có sử dụng.
¾ Các bộ chỉ thị giao diện A:
ƒ Tỉ lệ bản tin ấn định thất bại cao do không có tài nguyên vô tuyến.

2.5.4.2. Phân tích, kiểm tra, đánh giá vấn đề nghẽn TCH
Để kiểm tra nghẽn TCH, cần phải xem xét trên mỗi cell. Kiểm tra, đánh giá xu
hướng của tỉ lệ nghẽn TCH hàng ngày và cần phải có các dự báo cho việc phát triển
lưu lượng trong tương lai và các sự kiện đặc biệt.

29
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

2.5.4.3. Các nguyên nhân tiêu biểu gây nghẽn TCH


¾ Các sự kiện đặc biệt:
o Có thể dự báo được như các trận bóng đá, các cuộc họp quan
trọng, các chương trình ca nhạc,...Giải pháp cho các sự kiện này
là nâng cấp cấu hình trạm (thêm TRX), sử dụng các trạm BTS lưu
động.
o Không thể dự báo được như các vụ tai nạn ôtô trên đường cao tốc.
¾ Các vấn đề định kỳ hằng ngày: tài nguyên Cell không được định cỡ đúng
nên gây nghẽn lúc cao điểm. Giải pháp cho vấn đề này như sau:
o Giải pháp cứng:
ƒ Sử dụng bảng Erlang B để tính toán số kênh TCH yêu cầu
(với tỉ lệ nghẽn cho phép GoS = 2%).
ƒ Bổ sung TRX, nâng cấp cấu hình trạm.
ƒ Bổ sung trạm mới để chia tải, mở rộng tủ BTS
(master/slaver), hay ứng dụng trạm Concentric.
o Giải pháp mềm: Sử dụng các tính năng đặc biệt như:
ƒ Sử dụng kênh bán tốc.
ƒ Forced Directed Retry.
ƒ Chuyển giao lưu lượng.
ƒ Chuyển giao lưu lượng nhanh.

2.6. Các Vấn Đề Lỗi Cuộc Gọi Tiêu Biểu


Các trạng thái cuộc gọi được chia làm 4 quá trình như sau:

2.6.1. Quá trình thiết lập đường truyền vô tuyến


Lưu đồ cơ bản pha thiết lập đường truyền vô tuyến (đối với cuộc gọi đến) như
sau:

30
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

Các trường hợp lỗi tiêu biểu của quá trình thiết lập đường truyền vô tuyến:
• Nghẽn kênh SDCCH.
• Ấn định SDCCH thất bại do các vấn đề vô tuyến.

2.6.1.1. Nghẽn kênh SDCCH

Trong trường hợp nghẽn kênh SDCCH, MS sẽ tự động lặp lại yêu cầu của nó.
Sau “max_retrans + 1” lần yêu cầu thất bại, MS hoặc sẽ cố gắng tự động lựa chọn lại
cell hoặc không làm gì cả. Trong trường hợp cập nhật vị trí, MS sẽ cố gắng yêu cầu
cập nhật vị trí mới.
¾ Các nguyên nhân chủ yếu gây nghẽn SDCCH
• SDCCH nghẽn cao do lưu lượng của thuê bao lớn (lưu lượng cuộc
gọi hay cập nhật vị trí). Giải pháp cho vấn đề này là tăng cấu hình,

31
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

tăng trạm (cho trường hợp nhiều cuộc gọi), hay thiết kế lại vùng
định vị (cho trường hợp có nhiều cập nhật vị trí).
• Nghẽn SDCCH cao quan sát được ở các thời điểm khác thường của
ngày ở thời gian cao điểm của các yêu cầu cập nhật vị trí được tạo
ra bởi một nhóm lớn thuê bao vào vùng định vị mới tại cùng thời
điểm (như trạm xe buýt, xe lửa hay cảng hàng không). Giải pháp
cho vấn đề này là thiết kế lại vùng định vị hay tối ưu lại các tham
số vô tuyến.
• Nghẽn SDCCH quan sát thấy không bình thường (thiếu lưu lượng
MS thật sự) trong trường hợp nhiễu cao hay gần máy phát không
phải máy phát vô tuyến GSM. giải pháp cho vấn đề này là thay đổi
tần số BCCH hay lắp thêm bộ lọc thu.
• Một cell bị nghẽn SDCCH không bình thường trong trường hợp
một trong các cell lân cận của nó bị cấm cuộc gọi. Giải pháp cho
vấn đề này là gở bỏ các tình trạng bị cấm của cell neighbour lân
cận.
¾ Giải pháp ấn định kênh SDCCH động nhằm giảm nghẽn SDCCH.
• Việc khai báo quá nhiều kênh SDCCH sẽ làm giảm tài nguyên kênh
lưu lượng TCH và doanh thu. Nếu quá ít kênh SDCCH, kết quả sẽ
làm nghẽn kênh SDCCH, kênh TCH không thể được ấn định, và
điều này cũng làm giảm lợi nhuận của nhà khai thác.
• Ở OMC_R cho phép khai báo các timeslot SDCCH tỉnh để điều
khiển lưu lượng SDCCH bình thường, và các timeslot SDCCH
động có thể được sử dụng như kênh lưu lượng thoại TCH hay kênh
lưu lượng SDCCH phụ thuộc vào yêu cầu.
• Tính năng này không chỉ cải thiện nghẽn SDCCH mà còn cải thiện
tỉ lệ ấn định TCH thành công.

32
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

2.6.1.2. Lỗi vô tuyến khi ấn định kênh SDCCH


Các nguyên nhân chủ yếu:
- Độ dự trử công suất Uplink và Downlink không cân bằng.

- Vùng phủ kém:

- Vấn đề nhiễu:

- Vấn đề Ghost RACH: do giải mã không thành công bản tin yêu cầu kênh
(do nhiễu) hay các cell gần nhau có cùng tần số BCCH và BSIC (NCC,
BCC) nên yêu cầu kênh đã được nhận nhưng không cấp kênh xuống được
đúng thuê bao yêu cầu.

2.6.2. Quá trình SDCCH


Việc rớt kết nối trong suốt quá trình SDCCH gọi là rớt SDCCH.
Các nguyên nhân chính làm rớt SDCCH:
- Rớt kênh SDCCH do vấn đề vô tuyến: các vấn đề vô tuyến có thể do vùng
phủ, nhiễu và thỉnh thoảng do các hoạt động bất thường của BSS (lỗi không được
phát hiện như một cảnh báo bởi ứng dụng quản lý lỗi vận hành và khai thác).

33
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

- Rớt kênh SDCCH do vấn đề BSS (thiết bị): Lỗi BSS có thể là lỗi phần cứng
hay phần mềm BTS/BSC, ngoài ra cũng có thể do vấn đề trên giao diện Abis
(chẳng hạn do lỗi truyền dẫn vi ba).
- Cuộc gọi SDCCH bị rớt trong quá trình chuyển giao kênh SDCCH (chuyển
giao không thành công mà không trở về lại kênh củ). Nhìn chung chuyển giao
SDCCH không được sử dụng trong mạng khi thời gian chiếm giữ kênh SDCCH
trung bình chỉ khoảng 2 đến 3 giây.

2.6.3. Quá trìnnh ấn định kênh lưu lượng TCH


Các nguyên nhân chủ yếu gây lỗi trong quá trình ấn định kênh TCH:
- Nghẽn kênh TCH: Một số nguyên nhân gây nghẽn như hàng đợi đầy; không
còn tài nguyên Abis, TCH; các yêu cầu TCH bị loại bỏ bởi hàng đợi do có yêu cầu
có ưu tiên cao hơn đang đợi.
- Lỗi do vô tuyến: Trong trường hợp truy cập TCH lỗi, MS sẽ cố gắng để bắt
lại kênh SDCCH, như vậy có thể MS sẽ bắt lại kênh SDCCH thành công hoặc việc
thiết lập cuộc gọi thất bại.
- Do vấn đề BSS: Việc ấn định TCH có thể thất bại do lỗi trên Abis hoặc do
lỗi phần cứng hay phần mềm của BTS, BSC.

2.6.4 Quá trình TCH

34
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

Quá trình thiết lập cuộc gọi và quá trình ổn định cuộc gọi thì không tương ứng với
nhau giữa phần BSS và NSS. Ở BSS, cuộc gọi được thiết lập khi MS truy nhập thành
công kênh TCH trên giao diện vô tuyến. Trong khi ở NSS, cuộc gọi được thiết lập khi
dữ liệu thoại bắt đầu được chuyển mạch giữa hai đầu cuối. Do đó ở phần BSS quá
trình thiết lập cuộc gọi thì ngắn hơn và thời gian cuộc gọi thì dài hơn phần NSS, do đó
tỉ lệ thiết lập cuộc gọi thành công ở NSS thì tồi và tỉ lệ rớt cuộc gọi thì tồi ở BSS.
Các nguyên nhân gây lỗi trong quá trình cuộc gọi TCH:
¾ Rớt do vô tuyến: các vấn đề vô tuyến có thể do vùng phủ, nhiễu hoặc thỉnh
thoảng do BSS hoạt động bất thường mà không được phát hiện như một cảnh
báo hệ thống bởi ứng dụng quản lý lỗi vận hành và khai thác.
¾ Rớt do vấn đề bộ mã hoá đầu xa (remote Transcoder): Vấn đề này luôn luôn
bởi chất lượng kém của truyền dẫn trên giao diện Abis (vi ba) hay một thành
phần phần cứng trên Transcoder bị lỗi, hoặc thậm chí đôi khi cũng là do các
vấn đề phần mềm, phần cứng BSS.
¾ Rớt do các do vấn đề bên trong BSS: Vấn đề xảy ra có thể do lỗi phần cứng
hoặc phần mềm của BTS hay BSC.
¾ Rớt do quá trình chuyển giao: Sự kiện này xảy ra khi chuyển giao ra ngoài bị
lỗi (không thành công) mà không bắt trở về lại kênh TCH củ.

2.7. Các Dữ Liệu Thống Kê, Phân Tích, Tối Ưu Cơ Bản


2.7.1. Lưu Lượng và Vấn Đề Định Cở
Việc đo đạc và đánh giá lưu lượng kênh TCH và SDCCH là hết sức cần thiết.
Tải đỉnh trong giờ cao điểm được dùng trong định cỡ.
Định cỡ cho 1 mạng GSM là đưa ra số kênh lưu lượng thích hợp để phục vụ một
số thuê bao nào đó.
Lưu lượng của 1 kênh chính là khoảng thời gian chiếm giữ kênh trong 1 giờ. 1
Erlang có thể hiểu là 1 kênh bị chiếm trong suốt 1 giờ.
Lưu lượng của mỗi thuê bao được định nghĩa bằng tỉ lệ gọi Calling Rate và thời
gian trung bình kéo dài đàm thoại Mean Conversation Holding Time. Giá trị điển hình
khoảng 15 đến 20 mE cho mỗi thuê bao.
Số kênh cần hỗ trợ cho lưu lượng cho trước (thực tế đang dùng) được tính toán dựa
vào công thức (bảng) Erlang B. Công thức này phải thỏa mãn các giả định:
™ Không có hàng đợi
™ Số thuê bao tương ứng với số kênh yêu cầu.
™ Không có kênh lưu lượng nào dùng cho dự trữ.
™ Lưu lượng phân bố bình thường.
™ Không tính đến các cuộc gọi bị khóa.
Lưu ý : Nếu không có nghẽn hoặc nghẽn ít thì công thức Erlang B coi như bổ sung để
ước lượng dung lượng và nghẽn tối đa cho cell.

35
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

2.7.1.1. Lưu Lượng SDCCH và Vấn Đề Định Cở


¾ Không nghẽn: Nếu cả SDCCH và TCH đều không nghẽn thì cấu hình
của SDCCH xem như ổn. Tuy nhiên, cần lưu ý tải Paging khi sử dụng
cấu hình kênh SDCCH kết hợp (SDCCH combined). Khuyến nghị chung
là dùng kênh SDCCH không kết hợp (SDCCH non_combined). Việc
định cỡ cell nên dự phòng cho khả năng tăng lưu lượng trong tương lai.
¾ Nghẽn: Cấu hình tối ưu là có nhiều Time Slot dành cho TCHs nhất miễn
sao GoS của SDCCH không vượt quá ¼ GoS của TCH.
¾ Kiểm tra:
™ Số kênh SDCCHs được ấn định trong cell.
™ Cấu hình SDCCH.
¾ SDCCH Mean Holding Time:
Sau đây là một số giá trị MHT phổ biến của SDCCH (đơn vị giây):
™ Call Set up : 2.5
™ Locatin Updating ( automatic ) : 3.5
™ Location Updating ( Periodic ) : 3.5
™ IMSI attach : 3.5
™ IMSI detach : 3.0
™ Tin nhắn SMS : 6.5
™ Dịch vụ cộng thêm : 2.5
Có thể tham khảo khi phân tích nghẽn kênh SDCCH của 1 cell. Kiểm tra
MHT có bình thường không.
™ Nếu MHT kéo dài quá lâu :
• Kiểm tra có nghẽn kênh TCH không. Nếu có, phải tiến hành tăng
cấu hình cho cell.
• Số tin nhắn tăng : nếu cấu hình hiện tại không đảm bảo thì phải
tăng cấu hình cho SDCCH. Tuy nhiên, ít gặp trường hợp này.
• Nghẽn trên tuyến báo hiệu: kiểm tra tình trạng hoạt động của
tuyến báo hiệu và dung lượng báo hiệu có đủ hay không (từ
OMC-R). Nếu thiếu thì đề nghị tăng thêm luồng.
• Lỗi phần cứng: do phần cứng bị lỗi (ở phần báo hiệu) nên không
giải phóng kênh báo hiệu. Thường thì cho reset các cell này.
2.7.1.2 Lưu Lượng TCH và Vấn Đề Định Cở :
¾ Khi dung lượng tăng, nên thực hiện kiểm tra:
9 Số TRX đang được khai báo và số TRX đang hoạt động thực sự.
9 Có cần mở rộng tủ chứa thiết bị hay không? Nếu có, có đủ không
gian để thêm hay không?

36
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

9 Có cần bổ sung thêm sector hay không ?


9 Có cần thêm trạm mới hay không ?
9 Kiểm tra các tuyến truyền dẫn vi ba,.. Ngoài ra cũng nên để ý khả
năng tăng thêm luồng truyền dẫn, các bộ thu phát nếu cần.
¾ Lưu lượng TCH thấp: Thường thì lưu lượng của một cell thấp không
phải là dấu hiệu cho biết cell đó có nhiều lỗi. Tuy nhiên, nếu ở khu vực
thành thị, dân cư đông mà lưu lượng lại thấp, hoặc lưu lượng đang cao
trong một thời gian lại giảm xuống đáng kể thì nên kiểm tra cell đó. Có
thể lấy danh sách các cells có lưu lượng thấp nhất trong cluster của mình
qua WCL Report trên RNO.
Các trường hợp lưu lượng thấp (hay dao động bất thường):
9 Site được đặt để phục vụ những dịp đặc biệt như hội chợ triễn lãm,
sân vận động, chùa chiền, du lịch theo mùa…Do đó, vào những ngày
không có lễ hội thì lưu lượng thấp là bình thường. Ngược lại, cũng
nên dự phòng một cấu hình hợp lý đề phòng trường hợp nghẽn quá
cao.
9 Nếu site được đặt ở vùng nông thôn ít dân cư không có lưu lượng
hoặc lưu lượng thấp: thường thì không cần kiểm tra lỗi của cell ( nếu
đã nắm rõ địa hình vùng đó), tuy nhiên nên xem lại hướng của anten
(có quay ra vùng đồng trống, rừng,… )
9 Nếu số neighbours quá ít, nên kiểm tra danh sách neighbours và tiến
hành thêm bớt neighbours hợp lý, kiểm tra lại việc khai neighbours
cả hai hướng,..
Sau khi kiểm tra các khả năng trên đều ổn, sẽ kiểm tra đến các khả
năng sau :
9 Phần cứng bị lỗi: nếu cảm thấy lưu lượng cell bất thường, nên kiểm
tra số TCHs đang có và số kênh TCHs đang hoạt động bình thường
(sử dụng bộ chỉ thị trong RNO: RTCH available number). Ngoài ra
cũng nên kiểm tra log file của trạm đó có ổn không. Nếu phát hiện lỗi
phần cứng có thể cho tiến hành reset card thiết bị hoặc thay card
tương ứng.
9 Lỗi cài đặt : thường gặp ở các trạm mới tích hợp phát sóng (BSC
không nhận dạng được trạm: thuê bao không thực hiện cuộc gọi được
nên lưu lượng đương nhiên giảm hẳn) hay do site được chuyển sang
BSC khác nhưng chưa khai báo lại dữ liệu trên hệ thống. Việc xác
định nguyên nhân rất phức tạp, thường là thực hiện Reset card tại
BSC, hay reset cứng tại trạm, khai báo lại dữ liệu trên hệ thống…
9 Lỗi lắp đặt: việc lắp anten không đúng mục đích phủ cũng có thể gây
lưu lượng thấp.

37
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

9 Giá trị các tham số cell không đúng : trường hợp này ít xảy ra vì
thường thì các giá trị này được khai báo ở giá trị mặc định. Tuy
nhiên, nếu nghi ngờ có thể lấy các giá trị các tham số của cell có sự
cố so sánh với cell đang hoạt động tốt để tìm lỗi.
¾ RTCH Mean Holding Time :
9 Mean Holding Time ngắn: thường có ở các microcell hay ở các cells
gần đường cao tốc. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ giá trị này không bình
thường, có thể kiểm tra:
• Số Call Drop của cells.
• Số chuyển giao ra khỏi cell có nhiều không, do Rx_level hay
Rx_qual hay các giá trị tham số chuyển giao chưa đúng.
• Số chuyển giao bên trong cell có nhiều không. Thường thì nếu
nhiều là do nhiễu.
• Cuối cùng là thiết bị hoạt động bình thường không.
9 Mean Holding Time quá dài: Có thể xảy ra các khả năng sau
• Thuê bao treo máy :
- Kiểm tra thời gian giải phóng kênh
- Kiểm tra xem có thiết bị nào ở tình trạng bận hơn 1 giờ đồng
hồ không.
• Các cell In building (repeater hay micro cell): Kiểm tra vị trí
đặt trạm.

2.7.2. Truy Cập Ngẫu Nhiên


2.7.2.1 Truy cập ngẫu nhiên không được chấp nhận.
Những nguyên nhân làm cho số lượng truy cập ngẫu nhiên không được chấp
nhận cao có thể là:
9 Timing advance quá cao:
• Hành động:
- Kiểm tra tham số MAXTA (timing advance cực đại)
- Kiểm tra vị trí trạm.
• Giải pháp:
- Cài đặt lại tham số MAXTA với giá trị cao hơn.
-
Nếu trạm có vị trí và vùng phủ tốt, thì có thể giảm tilt hoặc giảm độ
cao anten.
9 Cụm truy cập chuyển giao từ cell cùng kênh khác.
• Hành động:
- Kiểm tra BSIC và kế hoạch tần số.
• Giải pháp:

38
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

- Nguyên nhân truy cập sai nếu một cụm chuyển giao thì được chấp
nhận như một truy cập ngẫu nhiên. Điều này chỉ có thể xảy nếu kênh
TCH có cùng tần số và BSIC như kênh BCCH.
- Thay đổi BSIC và tần số.
9 Lỗi truy cập bởi vì nhiễu nền cao.
• Hành động:
- Kiểm tra tần số
9 Không giải mã được nguyên nhân truy cập.
• Hành động:
- Kiểm tra kế hoạch tần số.
• Giải pháp:
- Thay đổi tần số.

2.7.2.2 Chấp nhận truy cập nhưng không thành công


Những lý do có thể xảy ra :
9 Cường độ tín hiệu yếu.
• Hành động:
- Kiểm tra những cuộc gọi bị rớt do cường độ tín hiệu yếu.
• Giải pháp:
- Cải thiện vùng phủ.
9 Nhiễu cao.
• Hành động:
- Kiểm tra nhiễu.
• Giải pháp:
- Thay đổi tần số.
9 Nhóm truy cập chuyển giao tới cell cùng kênh khác.
• Hành động:
- Kiểm tra BSIC và kế hoạch tần số.
• Giải pháp:
- Thay đổi BSIC hoặc tần số.

2.7.3. Cập Nhật Vị Trí


Tỷ lệ cập nhật vị trí cao cho thấy có vấn đề tại mức cell và có thể là nguyên dẫn
đến cập nhật vị trí không thành công hoặc gây nghẽn kênh SDCCH.
Các nguyên nhân có thể làm tỉ lệ cập nhật vị trí thành công thấp:
¾ Cell biên LAC:
• Hành động :

39
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

- Kiểm tra xem đó có phải là cell biên LAC hay không.


• Giải pháp :
-Xem xét điều chỉnh và tăng độ trễ CRH (Cell Reselect Hysteresis).
Có thể ấn định lại Cell này vào một vùng định vị (LA) khác.
¾ Độ trễ CRH thấp :
• Hành động :
- Kiểm tra thiết lập giá trị của CRH.
• Giải pháp :
- Tăng giá trị của CRH.
¾ Định cở vùng định vị kém:
• Hành động :
- Kiểm tra xem có số lượng lớn thuê bao di chuyển dọc theo hoặc
ngang qua biên cell hay không.
• Giải pháp :
-
Giả sử nếu một đường cao tốc nằm dọc theo biên vùng định vị thì
vùng định vị này cần phải được xác định lại. Các cell có thể được
thiết kế lại vào vùng định vị khác.
¾ Khoảng thời gian cập nhật vị trí theo chu kỳ quá ngắn :
• Hành động :
-Kiểm tra khỏang thời gian giữa các lần cập nhật vị trí theo chu kỳ,
kiểm tra các thông số T3212 và BTDM.
¾ Nhiễu :
• Hành động :
- Kiểm tra mức nhiễu trong hệ thống.
• Giải pháp :
- Khắc phục nhiễu.
¾ Số kênh SDCCH không đủ :
• Hành động :
- Kiểm tra cấu hình kênh SDCCH.
• Giải pháp :
- Xem xét tăng số kênh SDCCH.

2.7.4. Tìm Gọi (Paging)


Các nguyên nhân có thể dẫn đến Paging không thành công :
¾ IMSI Attach/Dettach không được sử dụng :
• Hành động :
- Kiểm tra xem đặc tính này có được sử dụng chưa.
• Giải pháp :

40
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

- Nếu chưa thì kích họat đặc tính này.


¾ Cập nhật vị trí theo chu kỳ :
• Hành động :
- Kiểm tra thiết lập thông số timer T3212 ở BSC và BTDM, GTDM ở
MSC.
• Giải pháp :
-Thay đổi các thông số này nếu không đúng. Xem xét để giảm thời
gian giữa các lần cập nhật vị trí theo định kỳ.
¾ Vấn đề về vùng phủ :
• Hành động :
- Kiểm tra vùng phủ tại các khu vực
- Thực hiện Driving test
- Kiểm tra công suất đầu ra tại anten
• Giải pháp :
- Thêm trạm, thay đổi anten nếu tín hiệu đường lên kém, tăng công
suất đầu ra.

2.7.5. Rớt Cuộc Gọi (Dropped Call)


2.7.5.1. Tổng quan
Có nhiều hệ số có thể dẫn đến việc một thuê bao thất bại trong việc hoàn thành
cuộc gọi theo mong muốn. Vấn đề duy nhất mà các thuê bao sẽ chấp nhận mà không
phàn nàn trong một mạng công cộng là tín hiệu bận từ thuê bao bị gọi.
Thật không may, thực tế không luôn như mong đợi khi điều đó đến từ một
mạng di động, dẫn tới các phàn nàn của khách hàng về chất lượng kém của dịch vụ.
Cuối cùng họ sẽ thay đổi nhà cung cấp dịch vụ nếu chất lượng mạng tiếp tục tồi.
Dropped call biểu diễn số các cuộc gọi bị đứt kết nối một cách bất bình thường
trong khi thiết lập cuộc gọi hoặc đang đàm thoại.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm rớt cuộc gọi. Ví dụ: rớt cuộc gọi do mức
tín hiệu thấp, chất lượng tồi, timing advance quá lớn.

2.7.5.2. Ấn định TCH


Trước khi gửi lệnh ấn định kênh TCH từ BSC, hai chỉ tiêu sau đây phải thỏa
mản:
- Phải có một kênh TCH rỗi (không nghẽn).
- Thuật toán vị trí phải nhận được ít nhất là một bản tin đo đạc .
Nếu một trong hai chỉ tiêu không được thỏa mản, lệnh ấn định sẽ không được
gửi và lệnh giải phóng kênh sẽ được gửi tới MS vả bản tin yêu cầu xóa được gửi tới
MSC.

41
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

Theo quan điểm của các thuê bao, cuộc gọi bị rớt nghĩa là cuộc đàm thoại đang
diễn ra bị ngắt, chẳng hạn như cuộc gọi bị rớt trên TCH. Nếu cuộc gọi bị rớt trên kênh
SDCCH người dùng đơn giản chỉ gọi lại cuộc gọi lần nữa và hy vọng thành công với
lần này.
Theo quan điểm của hệ thống, rớt cuộc gọi trên kênh SDCCH thì nguy hiểm
hơn, một radio link time-out trên SDCCH sẽ chiếm một kênh SDCCH phụ khoảng
(RLINKUP+RLINKT)/2 giây và tăng nguy cơ nghẽn SDCCH.

2.7.5.3. Phân tích cuộc gọi bị rớt

kiểm tra tỉ lệ
CDR/Cell

Kiểm tra lý do
cuộc gọi bị
rớt/Cell

Kiểm tra tỉ số HO
bị mất/Tổng số
cuộc gọi bị rớt

Có nhiều Có Kiểm tra đặc


cuộc gọi bị tính HO và các
rớt do HO? tham số

Không

Kiểm tra cuộc Kiểm tra file


gọi bị log lỗi của BTS
rớt/timeslot

42
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

Quá trình phân tích cuộc gọi bị rớt có thể theo các bước như sau:
1. Kiểm tra các cuộc gọi bị rớt trên từng cell. Lựa chọn các cells có tỉ lệ rớt cuộc
gọi cao.
2. Kiểm tra các nguyên nhân gây ra rớt cuộc gọi cho cell được lựa chọn.
3. Kiểm tra tỉ số mất chuyển giao trên tổng số cuộc gọi bị rớt.
4. Kiểm tra các cuộc gọi bị rớt trên từng khe thời gian (Timeslot) để xác định
nguyên nhân rớt do lỗi thiết bị hay nhiễu. Kiểm tra log file lỗi của BTS.
Một số hành động khác:
ƒ Thực hiện driving test và kiểm tra tại trạm.
ƒ Kiểm tra lại tần số, vùng phủ, nhiễu.
ƒ Kiểm tra công suất phát và giá trị thiết lập các tham số của cell.

2.7.5.4 Cuộc gọi bị rớt trên kênh SDCCH


Các nguyên nhân có thể:
¾ Cường độ tín hiệu thấp ở cả đường lên/xuống: Nguyên nhân do vùng
phủ yếu có thể là một vài trạm công suất phát sai, bị che chắn, không
phủ được indoor trong nhà hoặc thiết bị bị lỗi.
• Hành động:
- Kiểm tra vùng phủ
- Kiểm tra công ngỏ ra.
- Thực hiện driving test
- Kiểm tra file lỗi của BTS.
• Giải pháp:
- Thêm site mới, tăng công suất phát, sửa chữa các thiết bị lỗi.
¾ Chất lượng tồi ở đường lên hay xuống
• Hành động:
- Kiểm tra C/A và C/I
- Kiểm tra tần số
- Thực hiện driving test
• Giải pháp:
- Thay đổi tần số, sử dụng các đặc tính vô tuyến có thể
¾ Timing Advance quá cao
• Hành động:
- Kiểm tra xem tham số TALIM < 63.
- Kiểm tra các cell đồng kênh có chồng lên nhau.
• Giải pháp:

43
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

-Thiết lập TALIM gần với giá trị 63.


-Giảm tilt, giảm chiều cao anten, giảm công suất phát đối với các cell
đồng kênh
¾ Thiết bị đầu cuối MS bị lỗi: Một vài MS cũ có thể gây rớt cuộc gọi nếu
một vài tính năng mạng vô tuyến được sử dụng. Lý do khác là MS bị hư
hoặc hoạt động không đúng.
• Hành động:
- Kiểm tra thiết bị MS
• Giải pháp;
- Đánh giá lại lợi ích của các tính năng.
¾ Hành vi của thuê bao: Các thuê bao không được hướng dẫn đầy đủ có
thể sử dụng các thiết bị cầm tay của họ không đúng cách như không bật
anten lên, chọn vị trí không phù hợp để thực hiện cuộc gọi,...
• Hành động:
- Kiểm tra phản ánh của khách hàng và thiết bị MS của họ.
¾ Do pin: Khi thuê bao đang đàm thoại mà MS hết pin, cuộc gọi sẽ bị rớt
do mất kết nối đột xuất.
• Hành động:
- Kiểm tra nguồn của MS có được sử dụng đúng.
- Kiểm tra DTX đường lên có được sử dụng.
¾ Nghẽn trên TCH: SDCCH có thể bị rớt khi việc ấn định TCH bị nghẽn
trên một cell có chất lượng tồi.
• Hành động:
- Kiểm tra nghẽn TCH
• Giải pháp:
- Tăng dung lượng TCH.

2.7.5.5. Rớt cuộc gọi trên TCH


Các nguyên nhân có thể của các vấn đề liên quan đến mạng vô tuyến có thể làm
rớt cuộc gọi trên TCH:
¾ Cường độ tín hiệu thấp ở cả đường lên/ xuống: Bình thường một cuộc
gọi bị rớt tại biên của vùng nông thôn rộng lớn với vùng phủ sóng không
đảm bảo. Sự suy giảm nhanh cường độ tín hiệu có thể do kết quả của
việc di chuyển vào trong một gara xe, thang máy hoặc thậm chí phía sau
một góc đường, Vùng phủ indoor tồi có thể dẫn tới rớt cuộc gọi, bị che
chắn bởi các toà nhà cũng có thể là một nguyên nhân.
• Hành động:
- Kiểm tra vùng phủ.
- Thực hiện driving test vả kiểm tra tại trạm.

44
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

- Kiểm tra công suất phát


- Kiểm tra loại và cấu hình anten
- Kiểm tra việc lắp đặt anten
• Giải pháp:
- Thêm trạm lặp để cải thiện vùng phủ (ví dụ như lắp trạm lặp trong
đường hầm), thay đổi anten tốt hơn (có độ lợi cao hơn). Thêm trạm mới
nếu vùng mất sóng lớn.
¾ Không có Cell phục vụ tốt nhất.
• Hành động:
- Kiểm tra vùng phủ
• Giải pháp:
- Thêm vùng phủ
¾ Dragon Site: Một dragon site nghĩa là trạm được đặt tại vị trí cao và phủ
sóng cho một khu vực rộng lớn.Trạm này có thể phủ xa đến nhiều trạm
BTS khác.Vì trạm được đặt tại vị trí cao nên rất khó để hoạch định tần
số, có thể sẽ bị rất nhiều nhiễu đồng kênh.
• Hành động:
- Kiểm tra vị trí trạm.
• Giải pháp:
- Huỷ bỏ trạm hoặc cấu hình lại trạm Dragon .
¾ Thiết bị đầu cuối MS bị lỗi: Một vài MS cũ có thể gây rớt cuộc gọi nếu
một vài tính năng mạng vô tuyến được sử dụng. Lý do khác là MS bị hư
hoặc hoạt động không đúng.
• Hành động:
- Kiểm tra thiết bị MS
¾ Không tuyến tính trong bộ thu
• Hành động:
- Kiểm tra log file lỗi BTS
- Thực hiện kiểm tra tại trạm.
¾ Lỗi thiết bị
• Hành động:
- Kiểm tra log file lỗi BTS
- Thực hiện kiểm tra tại trạm.
¾ Vấn đề về truyền dẫn
• Hành động:
- Kiểm tra chất lượng truyền dẫn
¾ Do Pin: Khi thuê bao đang đàm thoại mà thiết bị MS hết pin, cuộc gọi sẽ
bị rớt do mất kết nối đột xuất.
• Hành động:

45
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

- Kiểm tra nguồn của MS có được sử dụng đúng.


- Kiểm tra DTX đường lên có được sử dụng.

¾ Chất lượng tồi ở đường lên hay đường xuống


• Hành động:
- Kiểm tra C/I và C/A.
- Kiểm tra nhiễu.
• Giải pháp:
- Cải thiện nhiễu như đổi tần số, giảm góc ngẩn anten, đổi công suất
phát, hạ độ cao anten, sử dụng nhảy tần,…
¾ Timing Advance quá cao
• Hành động:
- Kiểm tra thiết lập TALIM
- Kiểm tra vị trí trạm
• Giải pháp:
- Hiệu chỉnh các tham số thiết lập, kiểm tra liệu trạm có phủ quá xa,
chẳng hạn vùng phủ tốt ở khoảng cách lớn do anten đặt cao.
¾ Độ lợi phân tập thấp: Việc sử dụng 1 anten thu ẽ làm giảm chất lượng
đường lên. Việc lắp đặt không tốt với độ cách ly quá nhỏ giữa 2 anten
thu cũng làm giảm hiệu quả của phân tập.
• Hành động:
- Kiểm tra lắp đặt của anten
¾ Công suất phát BTS quá thấp
• Hành động:
- Kiểm tra thiết lập công suất của BTS
• Giải pháp:
- Tăng công suất phát BTS nếu thích hợp.
¾ Thiết lập sai tham số điều khiển công suất động của MS
• Hành động:
- Kiểm tra tham số khai báo
• Giải pháp:
- Tinh chỉnh tham số bị thiết lập sai
¾ Thiết lập sai tham số điều khiển công suất động của BTS
• Hành động:
- Kiểm tra tham số khai báo.
• Giải pháp:
- Tinh chỉnh tham số bị thiết lập sai

46
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

¾ Sử dụng tính năng chuyển giao khẩn cấp do chất lượng tồi không
hợp l ý: Việc thiết lập tham số chuyển giao do chất lượng kém ở đường
lên hay đường xuống có thể quá thấp dẫn đến quá nhiều chuyển giao
khẩn cấp không có khả năng quay lại kênh cũ.
• Hành động:
- Kiểm tra tham số thiết lập cho chuyển giao do chất lượng đường lên
và đường xuống kém.
• Giải pháp:
- Tinh chỉnh tham số thiết lập cho phù hợp.
¾ Sử dụng tính năng chuyển giao Intra-cell không hợp lý: Sử dụng tính
năng chuyển giao intra-cell không hợp lý có thể dẫn đến chuyển giao
không cần thiết và nguy cơ rớt cuộc gọi rất cao.
• Hành động:
- Kiểm tra các tham số được thiết lập
- Kiểm tra hiệu suất chuyển giao
• Giải pháp:
- Tinh chỉnh các tham số bị thiết lập sai
¾ Lỗi Neighbour
• Hành động:
- Kiểm tra các tham số được thiết lập
- Kiểm tra hiệu suất chuyển giao
• Giải pháp:
- Thêm neighbour bị thiếu
¾ Chuyển giao ra không thành công: Hoặc MS không bao giờ nhận được
lệnh chuyển giao hoặc nó thất bại cả trong việc thiết lập trên cell đích và
trong việc thiết lập lại trên cell gốc. Cuộc gọi bị giải phóng bởi việc gửi
bản tin giải phóng kênh tới MS. Nguyên nhân có thể là do mức tín hiệu
thấp hoặc nhiễu cao.
• Hành động:
- Kiểm tra hiệu suất chuyển giao
¾ Chuyển giao vào không thành công: MS không bao giờ thiết lập trên
cell đích và thất bại trong việc quay lại cell gốc. Sau một time-out trong
BSC cuộc gọi được giải phóng bởi việc gửi bản tin giải phóng kênh tới
MS. Cuộc gọi bị rớt được tính trong cell gốc. Nguyên nhân có thể là do
mức tín hiệu thấp hoặc nhiễu cao.
• Hành động:
- Kiểm tra đặc tính chuyển giao

2.7.6. Chuyễn Giao (Handover)


2.7.6.1. Tổng quan

47
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

Chuyển giao là một chức năng chính trong mạng GSM. Nếu hiệu suất chuyển giao
kém thuê bao sẽ nhận được chất lượng mạng kém. Thống kê về hiệu suất chuyển giao
tốt nhất là nên được đo 24 giờ hoặc lâu hơn.

2.7.6.2. Các nguyên nhân có thể làm các yêu cầu chuyển giao trên mỗi quan hệ
neighbour ít:
¾ Khai báo quan hệ neighbour không cần thiết
• Hành động:
- Kiểm tra các quan hệ Neighbour .
• Giải pháp:
- Kiểm tra các quan hệ neighbour cần thiết. Xóa các quan hệ neighbour
không cần thiết (chẳng hạn số lượng chuyển giao ít hơn 10% so với
số lượng chuyển giao trung bình trên mỗi quan hệ neighbour)..
¾ Trạm BTS được khai báo nhưng không phục vụ
• Hành động:
- Kiểm tra nguyên nhân trạm BTS không phục vụ
• Giải pháp:
- Xử lý để trạm BTS phục vụ.
¾ Lỗi phần cứng:
• Hành động:
- Kiểm tra log file lỗi BTS.

2.7.6.3. Chuyển giao không thành công:


™ Tổng quan: Khi nổ lực chuyển giao không thành công thì sẽ xảy ra hai trường
hợp, hoặc MS bị mất liên lạc (cuộc gọi bị rớt) hoặc cuộc gọi được chuyển lại
cell cũ trên kênh cũ. Điều này có nghĩa là chuyển giao không thành công có thể
dẫn đến rớt cuộc gọi nhưng không phải luôn như vậy.
™ Các nguyên nhân làm chuyển giao không thành công:
¾ Nghẽn: Nếu Nghẽn cao ở cell lân cận, cuộc gọi có thể bị kéo dài ở cell
đang phục vụ và gây nhiều chuyển giao không thành công
• Hành động:
- Kiểm tra nghẽn trên TCH
• Giải pháp:
- Thêm dung lượng TCH
¾ Timer hết hạn sau khi MS mất liên lạc: MS không bao giờ trả lời trạm
BTS.
• Hành động:
- Kiểm tra vùng phủ
- Kiểm tra nhiễu

48
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

¾ Mất kết nối đường truyền hoặc lỗi phần cứng:


• Hành động:
- Kiểm tra log file lỗi BTS
- Đến kiểm tra tại trạm
- Đo chất lượng đường truyền
• Giải pháp:
- Sửa chữa các thiết bị bị lỗi
¾ Lắp đặt anten kém
• Hành động:
- Kiểm tra tại trạm và kiểm tra việc lắp đặt anten.
- Kiểm tra dây feeder anten
• Giải pháp:
- Hiệu chỉnh lắp đặt anten, loại anten, feeder
¾ Anten đấu sai feeder:
• Hành động:
- Kiếm tra tại trạm và kiểm tra việc lắp đặt anten.
- Kiểm tra feeder anten
• Giải pháp:
- Đấu lại anten cho đúng với các sector
¾ Góc ngẩng anten (Tilt) không đúng
• Hành động:
- Kiểm tra tại trạm và kiểm tra việc lắp đặt anten.
• Giải pháp:
- Hiệu chỉnh lại góc ngẩng (tilt).
¾ Định nghĩa Neighbour sai: Điều này có thể xẩy ra khi một trạm mới
được thêm vào và các quan hệ neighbour cũ không còn phù hợp đã
không được bỏ đi, các quan hệ mới cần thiết không được thêm vào.
• Giải pháp:
- Thêm hoặc bỏ bớt các neighbour
¾ Thiếu neighbour: Điều này có thể gây ra một lỗ hổng mất sóng về vùng
phủ. Chẳng hạn MS không thể chuyển giao đến cell tốt nhất mà chỉ
chuyển giao đến các cell có tín hiệu kém hơn.
• Hành động:
- Kiểm tra các quan hệ neighbour đang tồn tại. Kiểm tra lại vị trí thật
sự của trạm và vùng phủ, nếu cần có thể thêm các quan hệ neighbour
mới.
• Giải pháp:
- Thêm các quan hệ neighbour
¾ Công suất phát sai do lỗi của thiết bị thu phát

49
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

• Hành động:
- kiểm tra công suất phát
• Giải pháp:
- Thay đổi lại công suất phát.
¾ Tham số được thiết lập sai: Đối với outer cell hay external cell, việc
định nghĩa sai trong MSC hoặc BSC có thể là lý do chuyển giao không
thành công.
• Hành động:
- Kiểm tra các tham số được thiết lập
• Giải pháp:
- Hiệu chỉnh lại các tham số
¾ Quá nhiều neighbour được định nghĩa: Nhiều quan hệ Neighbour
được khai báo (>16) sẽ làm giảm số lượng lấy mẫu trên mỗi tần số (cell),
dẫn tới độ chính xác của các phép đo sẽ giảm theo, có thể dẫn tới việc
giải mã sai BSIC.
• Hành động:
- Kiểm tra lại số quan hệ neighbour được khai báo.
• Giải pháp:
- Loại bỏ bớt một số quan hệ Neighbour không cần thiết
¾ Sử dụng các tính năng của mạng vô tuyến không kém: Việc sử dụng
không đúng các tính năng vô tuyến như điều khiển công suất động, nhảy
tần..
• Hành động:
- Kiểm tra các tham số thiết lập.
• Giải pháp:
- Hiệu chỉnh lại các thiết lập tham số lạ và sai
¾ Thời gian trì hoãn quyết định handover: Có thể do nghẽn trong cell
đích.
• Hành động:
- Kiểm tra tham số handover
¾ Vùng phủ kém
• Hành động: Kiểm tra vùng phủ
¾ Nhiễu đồng kênh/kênh kề cao: Chuyển giao ra do chất lượng đường
lên tồi có thể cho biết nhiễu từ các MS đồng kênh khác. Tại biên cell,
chất lượng tín hiệu có thể tồi hơn và cường độ tín hiệu thấp hơn. Chất
lượng đường xuống tồi có thể cho biết nhiễu từ các BTS khác.
• Hành động:
- Kiểm tra nhiễu
• Giải pháp:
- Thay đổi tần số

50
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

2.7.6.4 Chuyển giao ngược


Điều này xảy ra khi MS thất bại để thiết lập trên kênh lưu lượng mới nhưng thành
công khi bắt trở lại trên kênh lưu lượng củ. Nếu MS không quay lại thành công nó sẽ
bị rớt cuộc gọi.

™ Nguyên nhân có thể


¾ Nhiễu: Cell thích hợp để chuyển giao đến có thể bị ảnh hưởng bởi nhiễu
và vì thế không thể hoàn thành báo hiệu cho chuyển giao. Chuyển giao
ra do chất lượng đường lên quá tồi có thể cho biết nhiễu từ các MS đồng
kênh khác. Ở biên cell, chất lượng có tồi hơn, mức tín hiệu có thể thấp
hơn. Chất lượng đường xuống tồi có thể cho biết nhiễu từ các BTS đồng
kênh khác.
• Hành động:
- Kiểm tra xem có nhiều chuyển giao do chất lượng tồi ở đường xuống
hay đường lên
¾ Công suất phát trên TCH thấp hơn trên BCCH ở Cell đích
• Hành động:
- Kiểm tra công suất phát
¾ Vấn đề với bộ anten thu (trong cell neighbour)
• Hành động:
- Kiểm tra lắp đặt anten

2.7.6.5 Chuyển giao qua lại (Ping-Pong Handovers)


™ Các nguyên nhân
¾ Thiết lập tham số tồi
• Hành động:
- Kiểm tra độ trễ chuyển giao
• Giải pháp:
- Hiệu chỉnh các tham số thiết lập không phù hợp
¾ Công suất phát trên TCH thấp hơn so với trên BCCH ở cell đích
• Hành động
- Kiểm tra công suất phát
¾ Vùng lõm sóng: Có thể dẫn tới chuyển giao Ping-Pong đặc biệt đối với
MS di chuyển chậm. Vùng lõm không có nghĩa là cường độ tín hiệu thật
sự dưới mức được thiết lập nhỏ nhất. Vấn đề có thể là do bị che chắn bởi
các tòa nhà cao tầng và các con đường thẳng có vùng phủ của các cells
lân cận rất tốt.
• Hành động:

51
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

- Thực hiện driving test


- Kiểm tra tham số.
• Giải pháp:
- Thêm vùng phủ, ví dụ một microcell.
- Thay đổi tham số, ví dụ như giá trị trễ chuyển giao.
¾ Không có Cell phục vụ tốt nhất: Tại một vị trí nào đó mà mức tín hiệu
của các cells lân cận ngang nhau có thể dẫn đến chuyển giao Ping-Pong.
Thường tình huống này có thể dẫn chất lượng thoại tồi và cuối cùng là tỉ
lệ rớt cuộc gọi cao.
• Hành động:
- Thực hiện driving test
• Giải pháp:
- Thêm trạm mới để tăng vùng phủ

2.7.6.6 Chuyển giao khẩn cấp


™ Các nguyên nhân có thể
¾ Vùng phủ tồi: Có thể đó là sự kết hợp giữa vùng phủ tồi và nhiễu cao
• Hành động :
- Kiểm tra vùng phủ
• Giải pháp:
- Cải thiện vung phủ, thay đổi lại tần số
¾ Nhiễu đường lên: Có thể là nhiễu từ các MS khác
• Hành động:
- Kiểm tra các trạm đồng kênh
- Kiểm tra các nguồn nhiễu bên ngoài
- Kiểm tra vùng phủ
¾ Nhiễu đường xuống: Có thể là nhiễu từ các trạm BTS khác
• Hành động:
- Kiểm tra các trạm đồng kênh
- Kiểm tra các nguồn nhiễu bên ngoài
- Kiểm tra vùng phủ

2.7.6.7 Hiệu suất chuyển giao Intracell


Chuyển giao intracell thường được thực hiện trong cùng một cell với mức tín hiệu
cao và chất lượng tồi
Các nguyên nhân dẫn đến việc chuyển giao intra-cell không thành công hoặc số
lượng chuyển giao intra-cell cao bất bình thường:
¾ Tham số thiết lập sai

52
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

•Hành động:
- Kiểm tra các tham số chuyển giao intra-cell.
• Giải pháp:
- Hiệu chỉnh các tham số phù hợp
¾ Nhiễu từ bên trong
• Hành động
- Kiểm tra nếu đường lên/ xuống có vấn đề
- Kiểm tra các trạm đồng kênh
- Kiểm tra tính chất rớt cuộc gọi.
- Kiểm tra hiệu suất chuyển giao.
• Giải pháp:
- Thay đổi tần số
¾ Nhiễu từ bên ngoài: Số lượng chuyển giao Intra-Cell cao chỉ ra rằng có
nhiễu. Đường truyền bị ảnh hưởng có thể dễ dàng được nhận biết thông
qua công thức nhiễu đường lên và đường xuống. Để chắc chắn là nhiễu
từ bên ngoài, nên kiểm tra tại trạm và thực hiện đo tần số vô tuyến.
• Hành động:
- Kiểm tra tỉ số chuyển giao Intra-Cell trên kết nối TCH
- Kiểm các vấn đề đường lên và đường xuống
- Kiểm tra xem có sử dụng nhảy tần hay không
- Thực hiện đo kênh trong chế độ idle
- Kiểm tra tại trạm và driving test
- Đo tần số vô tuyến ở cell bị ảnh hưởng
• Giải pháp:
- Nhận diện và loại bỏ các nhiễu bên ngoài. Giải pháp tạm thời có thể
là thay đổi tần số bị ảnh hưởng.

2.7.7. NHIỄU
Nhiễu được chia thành các loại sau:
- Nhiễu bên trong: nhiễu đồng kênh hay kênh kề do chính bản thân mạng gây ra
do việc hoạch định tần số kém, vị trí trạm không tốt, do nghẽn hay vị trí anten
đặt cao.
- Nhiễu ngoài: do các bộ phát sóng bên ngoài mạng như truyền dẫn truyền
hình, các tuyến viba…Giải pháp cho vấn đề này bằng cách đổi tần số bị nhiễu
để tránh bị ảnh hưởng hay ngăn chặn nguồn nhiễu.
- Nhiễu bởi các sản phẩm điều chế tương hổ: Nếu nhiễu bởi các sản phẩm điều
chế tương hổ thì tín hiệu thu được ở dạng không mong muốn. Nguyên nhân
là do kết hợp các bộ phát tín hiệu vào cùng BTS hay là do lỗi thiết bị.

53
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

2.7.7.1. Nhiễu – Xác định nguồn gốc nhiễu


Việc tìm ra nguồn gốc gây nhiễu thì cần thiết cho việc khắc phục lỗi. Thông
thường đường xuống có chất lượng kém, ví dụ như sự phân bố của chuyển giao
intracell bình thường là 25% cho đường lên và 75% cho đường xuống.
Nhiễu đường lên hay đường xuống có thể được xác định bởi chuyển giao trong
cell hay trong BSC.
Để xác định rõ nguồn nhiễu, có thể kiểm tra các vấn đề sau:
ƒ Kiểm tra số lượng quan hệ chuyển giao.
ƒ Kiểm tra tỉ lệ chuyển giao do chất lượng.
ƒ Chọn quan hệ mà đặc tính chuyển giao kém nhất.
ƒ Kiểm tra nhiễu do chất lượng kém ở đường lên hay đường xuống.
ƒ Kiểm tra kế hoạch hoạch định tần số, hướng anten và vị trí trạm.
Bằng việc kết hợp thông tin địa lý về vị trí trạm, hướng anten và dữ liệu về hoạch
định tần số với các thống kê chuyển giao có thể xác định ra nguyên nhân nhiễu.
Chuyển giao khẩn cấp kém sẽ xác định đường lên hay xuống bị nhiễu.
Sau đây là những nguyên nhân chủ quan hay khách quan ảnh hưởng đến nhiễu: Dấu
“+” làm giảm ảnh hưởng của nhiễu; dấu “-“ làm tăng ảnh hưởng nhiễu.
¾ Đường lên:
+ BTS có mức thu tốt hơn MS
+ BTS có độ lợi phân tập
+ Công suất phát MS thường được điều chỉnh giảm dần.
- MS không có anten định hướng và phát ở tất cả các hướng.
+ Vị trí anten MS thấp.
¾ Đường xuống:
+ Công suất BTS có thể được điều chỉnh.
- Kênh BCCH được phát liên tục.
- MS không phân tập.
- Công suất phát của BTS cao.
- Vị trí anten BTS cao hay hướng phủ anten không tốt.
- Môi trường khó điều chỉnh vùng phủ sóng như sông, hồ.
- Hoạch định tần số kém, các cell lân cận có cùng hay kề tần số với nhau.
2.7.1.2. Các nguyên nhân nhiễu đường lên
- Điều khiển công suất MS không hoạt động: MS sẽ phát công suất lớn nhất và
phát ở tất cả các hướng. Trường hợp MS ở biên cell sẽ bị nhiễu bởi các MS khác (đồng
kênh hay kênh kề).
- Hoạch định tần số: Việc hoạch định tần số không tốt có thể ảnh hưởng đến
nhiễu đường lên.
- Anten BTS không phân tập.

54
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

- Lắp đặt anten không tốt: Azimuth không đúng, suy hao ở bộ nối Connector và
cáp lớn hơn tính toán, đấu nối feeder và anten không đúng, hướng bức xạ của anten
khác hướng mong muốn.
- Bộ thu ở BTS bị hỏng: độ nhạy thu thấp hơn danh định.
- Vị trí anten cao.
- Nhiễu bên ngoài mạng: gần các trạm AMPS…
- Vị trí trạm không tốt.
2.7.1.3. Các nguyên nhân nhiễu đường xuống:
- Hoạch định tần số không tốt sẽ gây nhiễu, vì vậy cần phải cải thiện vấn đề tần
số.
- Điều khiển công suất ở BTS không hoạt động
- Công suất phát BTS thấp.
- Bộ thu phát bị hỏng.
- Vị trí anten thấp hay bị che khuất: Vị trí anten thấp hay bị che khuất thì không
luôn dẫn đến nhiễu đường xuống. Vần đề xảy ra khi có trạm cùng tần có vị trí anten
đặt cao. Anten bị che khuất có thể tăng nhiễu trong khu vực bị che chắn ở hướng của
các trạm cùng kênh tần số.
- Feeder có vấn đề như nước vào trong feeder.
- Combiner có vấn đề.
- Do môi trường như các khu vực sông, hồ sẽ có vùng phủ lớn và là nguyên
nhân gây ảnh hưởng nhiễu.
- Nhiễu kênh kề hay đồng kênh.
- Cùng BSIC và tần số ở các cell neighbour lân cận.
- Bộ thu phát anten bị lỗi: Lắp đặt anten không tốt làm công suất bức xạ kém
hay công suất bức xạ không đúng hướng.
Có nhiều thống kê có thể xác định nhiễu. Số lượng lớn chuyển giao intra cell
thường chỉ thị chất lượng kém và cường độ tín hiệu cao. Nhiễu cao cũng làm chất
lượng thoại thu được của thuê bao thấp và làm rớt cuộc gọi.
Ấn định TCH không thành công cũng có thể cho thấy là nhiễu nếu cell không bị
nghẽn. Số lượng chuyển giao khẩn cấp cao cũng được xác định do nhiễu. Đường
truyền bị nhiễu có thể được nhận diện bằng việc sử dụng các bộ đếm chuyển giao.
Các thống kê sau chỉ thị nhiễu:
¾ Số lượng chuyển giao trong cell cao.
¾ Chuyển giao trong cell không thành công
¾ Ấn định TCH không thành công.
¾ Rớt cuộc gọi do chất lượng kém trên TCH và SDCCH.
¾ Nhiều chuyển giao do chất lượng kém (chuyển giao khẩn cấp).
¾ Nhiều cuộc gọi bị đứt kết nối do chất lượng kém.

55
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

¾ Nhiều chuyển giao không thành công và trở lại cell gốc ban đầu.

3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP


3.1. Giải Pháp Multiband/Multilayer
3.1.1. Giải pháp Multiband:
™ Tổng quan:
¾ Hiện tại Viettel được cấp phép tần số ở cả 2 băng tần GSM900 (41 kênh) và
GSM1800 (100 kênh). Việc kết hợp 2 băng tần này vào một mạng PLMN sẽ tăng dung
lượng hơn là 2 mạng tách biệt. Các thiết bị MS có thể hoạt động tốt ở cả băng
GMS900 và GSM1800 (thống kê đến cuối năm 2002 hơn 80% các thiết bị MS hoạt
động được cả 2 băng tần). Đặc tính suy hao đường truyền của GSM900 thì khác với
GSM1800, trạm GSM900 nhìn chung có vùng phủ lớn hơn trạm GSM1800. Với đặc
điểm trên, nếu kết hợp cả 2 băng tần trên vào cùng một mạng PLMN thì các trạm
GSM900 có thể được sử dụng để phủ các khu vực rộng lớn với mật độ lưu lượng giới
hạn, các trạm GSM1800 có thể để tăng dung lượng trong các khu vực tập trung lưu
lượng cao.
¾ Việc sử dụng mạng multiband (GSM900 + GSM1800) sẽ làm tăng dung
lượng mạng (mở rộng dung lượng bằng cách thêm trạm mới, dùng các tham số vô
tuyến để san tải giữa các băng tần tránh nghẽn ở băng tần GSM900 hay GSM1800)
trong khi vẫn giữ chất lượng dịch vụ tốt (mẫu hoạch định tái sử dụng tần số ít chặt hơn
nếu thêm băng tần mới và ít nghẽn hơn). Việc sử dụng băng GSM1800 trong mạng
Viettel khu vực 3 có thể ứng dụng trong lớp mạng đơn (sử dụng cùng lớp mạng với
GSM900 hay sử dụng như lớp mạng mới) hoặc sử dụng trong mạng nhiều lớp (ứng
dụng trong lớp trên hay lớp dưới của mạng) hoặc sử dụng như một phần cấu trúc cell
hiện tại (cell nhiều băng tần). Phụ thuộc vào cấu trúc phân lớp lựa chọn mà các tham
số thiết lập sẽ khác nhau và giám sát chất lượng dịch vụ và lưu lượng cũng theo các
cách khác nhau do mỗi cấu trúc có ưu điểm và nhược điểm riêng.
™ Lựa chọn cấu trúc tương ứng của băng GSM1800:
¾ Ứng dụng trong cấu trúc lớp mạng đơn:
9 Cùng lớp mạng GSM900
ƒ Macro 900 (single).
ƒ Macro 1800 (single).
ƒ Hoạt động giữa GSM900 và GSM1800 được quản lý bằng thíết lập
độ ưu tiên.
9 Ứng dụng như lớp mạng tách biệt với lớp GSM900
ƒ Macro 900 (umbrella).
ƒ Macro 1800 – mini

56
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

ƒ Hoạt động giữa GSM900 và GSM1800 được điều khiển bằng việc
thiết lập tham số cho mạng 2 lớp.
¾ Ứng dụng trong cấu trúc mạng nhiều lớp:
9 Ứng dụng trong lớp trên:
ƒ Macro 900 (umbrelle).
ƒ Macro 1800 (umbrella).
ƒ Micro 900.
9 Ứng dụng trong lớp dưới:
ƒ Macro 900 (umbrella).
ƒ Macro 1800 – mini.
ƒ Micro 900.

¾ Ứng dụng trong giải pháp cell nhiều băng tần:


9 Còn được gọi là “single BCCH”.
9 Dựa trên tính năng cell đồng tâm (concentric cell):
ƒ Băng tần GSM1800 được sử dụng trong cell GSM900 đang hoạt
động.
ƒ Vùng ở trong (Inner zone) chỉ chứa kênh lưu lượng TCH.
ƒ Vùng ở bên ngoài (Outer zone) chứa kênh BCCH, SDCCH và
kênh lưu lượng TCH.

3.1.2. Giải pháp Multilayer


™ Tổng quan:
¾ Với số lượng thuê bao di động Viettel phát triển nhanh như hiện nay (trên
20 triệu thuê bao), trong khi yêu cầu chất lượng ngày càng cao như chất lượng thoại
cao (chẳng hạn C/I phải cao hơn ngưỡng hệ thống), tỉ lệ nghẽn cuộc gọi thấp, ít bị rớt
cuộc gọi,…ở mọi nơi, đặc biệt ở những nơi công cộng, trung tâm mua sắm, trạm xe
lửa, sân bay,…Các mục tiêu chất lượng này phải giữ trong khi số lượng thuê bao, lưu
lượng ngày càng cao hơn. Do đó, mạng di động Viettel phải tăng dung lượng hệ thống
để đảm bảo yêu cầu chất lượng dịch vụ, nhiều giải pháp đã được sử dụng như:
9 Sử dụng trạm cấu hình 3 sector (3 cell), thay vì 1 sector (1 cell).

57
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

9 Sử dụng nhảy tần kết hợp với phát không liên tục và điều khiển công
suất để cho phép sử dụng mẫu tái sử dụng tần số nhỏ hơn nhằm có được nhiều tần số
hơn cho mỗi trạm BTS.
9 Phân chia mẫu tái sử dụng: 2 mẫu tái sử dụng được sử dụng trong mạng.
Các phương pháp này cho phép tăng dung lượng. Tuy nhiên, liên quan đến trạm
macrocell đang hoạt động có công suất phát lớn (43 – 60 W) được đặt trên nóc các nhà
cao tầng và với khoảng cách trạm nhỏ hơn 500m trong khu vực trung tâm đô thị thì
việc sử dụng mẫu tái sử dụng nhỏ (như mẫu 12 cell) thì sẽ không đảm bảo chất lượng
dịch vụ. Do đó, giải pháp cho các khu vực mật độ lưu lượng cao là sử dụng trạm
microcell với công suất phát giới hạn (2 W) và anten đặt dưới các nóc nhà xung quanh.
Bán kính phủ tiêu biểu của microcell nhỏ hơn 150m.
¾ Điều kiện truyền sóng của các trạm microcell phụ thuộc nhiều vào môi
trường: độ rộng của đường, các vật chắn di chuyển,…Cường độ tín hiệu phục vụ bởi
trạm microcell sẽ giảm nhanh khi thuê bao chuyển hướng ở góc đường. Với các cuộc
gọi di chuyển nhanh, sự thay đổi tín hiệu lớn do mạng không đủ thời gian để thực hiện
chuyển giao khi cuộc gọi rời khỏi cell sẽ là nguyên nhân làm rớt cuộc gọi. Nhiều cuộc
gọi với tốc độ di chuyển cao sẽ tạo nhiều chuyển giao và là nguyên nhân làm tăng báo
hiệu trong mạng. Do đó cần phải duy trì vùng phủ với trạm macrocell, trạm phục vụ
các khu vực nhiều vật chắn, các khu vực ít tập trung lưu lượng và các khu vực thuê
bao có tốc độ di chuyển cao (đường cao tốc) để giảm chuyển giao.
¾ Cấu trúc mạng nhiều lớp (Multilayer) được sử dụng để mở rộng dung lượng
hệ thống, tăng vùng phủ và là giải pháp phủ sóng trong nhà (indoor). Các điểm tập
trung nhiều thuê bao thì được phục vụ bởi trạm microcell (lớp 1), trong khi trạm
macrocell cung cấp vùng phủ liên tục của vùng phục vụ (lớp 2). Trong các khu vực
trung tâm đô thị có thể sử dụng cả 2 loại macrocell và microcell.
¾ Khi thiết kế mạng nhiều lớp cần phải quan tâm 3 vấn đề sau:
9 Xác định các khu vực tập trung nhiều thuê bao, quyết định kích thước
phục vụ microcell và vị trí của trạm microcell trong vùng phục vụ macrocell.
9 Vấn đề quản lý tài nguyên giữa các lớp: bao nhiêu kênh phải được ấn
định trong microcell? Có thể sử dụng cùng tần số ở cả 2 lớp?
9 Quản lý cuộc gọi và chuyển giao: Đảm bảo chia tải giữa 2 lớp với mục
tiêu đạt được chất lượng dịch vụ tốt nhất.
™ Lựa chọn cấu trúc tương ứng:
¾ Hiện tại có thể định nghĩa 3 lớp trong cấu trúc mạng di động Viettel khu
vực 3. Tuy nhiên có thể định nghĩa nhiều lớp hơn bằng tinh chỉnh tham số.

58
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

¾ Cấu hình microcell sẽ phụ thuộc vào vị trí của nó trong lớp thấp (lớp 1),
việc định nghĩa loại microcell sẽ ảnh hưởng đến cách thiết lập các tham số mạng. Có 4
loại cấu hình cho microcell tiêu biểu sau:
9 Microcell ở trong (Inner Microcell): Microcell được bao quanh bởi các
microcell khác.
9 Microcell ở biên (Border Microcell): Microcell ở biên của khu vực
microcell.
9 Microcell cho điểm nóng (Hotspot Microcell): Microcell đáp ứng lưu
lượng tại điểm tập trung nhiều thuê bao.
9 Microcell trong nhà (Indoor Microcell): Microcell được đặt và phục vụ
trong nhà như sân bay, trạm xe, trung tâm mua sắm,…

3.2. Giải Pháp Repeater Cho Các Vùng Lõm, Inbuilding, T_Boom Cho Các Toà
Nhà Cao Tầng
3.2.1. Giải pháp Repeater cho các vùng lõm
™ Tổng quan:
¾ Trong hệ thống thông tin di động GSM, sự giới hạn vùng phủ của trạm gốc,
các yếu tố địa hình như đường hầm, các khu vực ngõ sâu và hẹp, có nhiều toà nhà cao
che chắn đã tác động rất lớn tới chất lượng phủ sóng của mạng di động. Những yếu tố
này làm xuất hiện các vùng sóng lõm khiến chất lượng thoại giảm hoặc không thể thực

59
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

hiện được cuộc gọi. Để giải quyết vấn đề về phủ sóng, đồng thời giúp tăng chất lượng
mạng lưới, repeater là một giải pháp hiệu quả (về chất lượng và tính kinh tế).
¾ Chức năng chính của repeater là: thu tín hiệu từ các trạm gốc, sau đó
khuếch đại rồi phát lại giúp tăng đáng kể cường độ trường điện từ trong dải tần lựa
chọn trước tại các vùng lõm.
¾ Ưu điểm nổi bật của repeater so với các trạm BTS:
ƒ Kinh phí rẻ hơn rất nhiều.
ƒ Cột anten đơn giản, nhỏ như anten tivi, triển khai nhanh, tránh khiếu kiện
của dân.
ƒ Diện tích lắp đặt nhỏ, giảm chi phí thuê nhà trạm.
ƒ Thiết bị nhỏ gọn, triển khai đơn giản, nhanh (trong vòng 1 ngày).
ƒ Tiêu hao ít điện, giảm chi phí tiền điện hàng tháng.

™ Sơ đồ khối của repeater


Donor
Antenna Service Antenna

Down Link
220V/50Hz

MS

Repeater

Up Link

¾ Thành phần:
ƒ Anten thu (Donor antenna).
ƒ Anten phát (Service antenna).
ƒ Thiết bị repeater.
ƒ Nguồn điện (220V/50Hz).
¾ Nguyên tắc hoạt động:
ƒ Tín hiệu đường xuống (downlink) thu được từ trạm BTS nhờ anten
donor, đến repeater (cổng BTS) qua bộ ghép song công (duplexer), qua bộ khuếch đại
tạp âm thấp (LNA), qua bộ lọc (FC) (được chọn trước theo dải tần tín hiệu đường
xuống của nhà khai thác dịch vụ thông qua việc đặt tần số nhờ vòng khoá pha PLL),
sau đó được khuếch đại công suất (PA), qua bộ ghép song công (duplexer) đưa ra cổng

60
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

MS của repeater, tín hiệu được đưa tới anten service truyền tới thiết bị đầu cuối di
động.
ƒ Tín hiệu đường lên chạy tương tự nhưng theo chiều ngược lại, tín hiệu
đường lên (uplink) phát từ máy đầu cuối di động tới anten thu (anten service) đến
repeater (cổng MS) qua bộ ghép song công (duplexer), qua bộ khuếch đại tạp âm thấp
(LNA), qua bộ lọc (FC) (được chọn trước theo dải tần tín hiệu đường lên của nhà khai
thác dịch vụ thông qua việc đặt tần số nhờ vòng khoá pha PLL), sau đó được khuếch
đại công suất (PA), qua bộ ghép song công (duplexer) đưa ra cổng BTS của repeater,
tín hiệu được đưa tới anten donor truyền tới trạm BTS.
ƒ Nguồn: thường sử dụng trực tiếp nguồn 220V~/50Hz hoặc nguồn 1
chiều 9V nhờ bộ adapter.

¾ Một số loại Repeater:

Loại 20dBm Loại 15dBm

Hình: Repeater do hãng REMOTEK sản xuất

™ Ứng dụng của Repeater


¾ Giải pháp dùng repeater cho các đường hầm:

Repeater

Power supply cable


D.BDA
D.BDA D.BDA D.BDA D.BDA D.BDA

B.DBA

Battery Backup

61
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

¾ Dùng repeater trong trường hợp vùng phủ bị che khuất, siêu thị, các toà
nhà cao tầng, công sở,…

((


( (

(( ))) ( (

( (

( (

( (


3.2.2. Giải pháp Inbuilding cho các toà nhà


™ Tổng quan:
¾ Truyền thông không dây trong nhà đã trở thành nhu cầu cấp thiết trong thời
kỳ hiện nay. Quá trình áp dụng các công nghệ không dây tiên tiến như GSM, CDMA,
HSDPA, WLAN/WiFi, WiMAX,… đã khiến các dịch vụ truyền thông và dữ liệu
không dây trong nhà trở thành quan tâm hàng đầu của tất cả chủ sở hữu các toà nhà,
các trung tâm thương mại, nhà ga, và các công sở cùng các nhà cung cấp dịch vụ và
người sử dụng dịch vụ điện thoại di động.
¾ Toà nhà cao tầng thường được thiết kế và xây dựng với cấu trúc hiện đại
với khung bê tông chịu lực cùng với hệ thống tường bao và vách ngăn là tường gạch
hoặc các vật liệu nhẹ như: kính, thạch cao,.. Chất lượng dịch vụ thông tin di động
trong toà nhà thường không đảm bảo do sự suy giảm chất lượng phủ sóng gây ra bởi
sự cản trở của cơ sở hạ tầng xây dựng của chính các công trình này. Theo kết quả khảo
sát chi tiết chất lượng vùng phủ sóng dịch vụ thông tin di động trên các tầng trong toà
nhà đều cho thấy một kết quả chung chi tiết như sau:
Khu vực Chất lượng sóng
Cầu thang máy Sóng rất yếu, không sử dụng được dịch vụ

Sóng rất yếu và thường không có sóng, không sử dụng


Tầng hầm
được dịch vụ
Sóng tốt với dịch vụ có thể sử dụng với . Tuy nhiên
Tầng 1 – Tầng 5
một số điểm sóng yếu và không ổn định
Tín hiệu sóng mạnh, có hiện tượng nhiễu cao và
Tầng 6 – Tầng thượng
thường có hiện tượng chuyển giao giữa các cell liền

62
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

kề, chất lượng dịch vụ thường không đảm bảo do chất


lượng thoại không tốt, cuộc gọi không ổn định.

Chính vì vậy để giải quyết các vấn đề trên, cần tập trung phát triển việc đầu tư cơ
sở hạ tầng phục vụ phủ sóng di động trong nhà cho các toà nhà, nhà ga sân bay, trung
tâm thương mại,… nhằm tăng lưu lượng, đảm bảo chất lượng dịch vụ và tăng năng lực
cạnh tranh. Giải pháp phủ sóng Inbuilding cho các tòa nhà cao tầng được thiết kế với
tiêu chí đảm bảo độ tin cậy cao và ít phải bảo dưỡng nhằm tăng hiệu quả chi phí đầu tư
xây lắp và giảm thiểu chi phí quản lý hệ thống khi khai thác vận hành trong quá trình
sử dụng. Mô hình cấu trúc hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phủ sóng di động trong nhà
như sau:

NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ


(SERVICE PROVIDER)

BỘ PHỐI HỢP
(COMBINER)

HỆ THỐNG BỘ CHIA
(SPLITTER)

HỆ THỐNG ANTEN PHÂN BỐ


(ANTENNA SYSTEM)

™ Yêu cầu thiết kế hệ thống Inbuilding:


Yêu cầu thiết kế hệ thống Inbuilding phái đảm bảo:

Tầng 95% Rxlevel (dBm)≥ 95% RxQuality ≤ 95% C/I (dB)≥


1÷5 - 75 3 17
6÷10 -70 3 17
Từ tầng 11 trở lên -65 3 17
Hệ thống Inbuilding phải đạt được các KPIs : CDR ≤ 0.2% ; HOSR ≥ 99,6%.
¾ Đối với các tầng từ 1÷5: Với chỉ tiêu yêu cầu thiết kế là 95% Rxlevel≥ -
75dBm và C/I ≥17 sẽ đảm bảo được cả 2 yêu cầu, đáp ứng cường độ tín hiệu
Inbuilding và giảm được ảnh hưởng của sóng Inbuilding phát xạ ra ngoài (cường độ

63
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

tín hiệu phát xạ ra bên ngoài ≤ - 90dBm; bởi suy hao do kết cấu vật liệu thi công
Inbuilding
¾ Đối với các tầng 6÷10: Tín hiệu ở bên trong tòa nhà có Rxlevel ≤ - 80dBm
và C/I ≤ 12. Các tầng này có độ cao tương ứng với Anten và ít bị che chắn nên nhận
được cả tín hiệu phát xạ từ các búp sóng phụ của các Anten gây ra nhiễu đồng kênh và
nhiễu cận kênh ở các tầng này lớn làm C/I thấp. Để đảm bảo chất lượng của sóng di
động ở bên trong tòa nhà thì thiết kế hệ thống Inbuilding phải đảm bảo 95% Rxlevel ≥
- 70dBm, khi đó sẽ cải thiện được C/I ≥ 17.
¾ Đối với các tầng 11÷35: Tương tự như các tầng 6÷10, các tầng cao từ tầng
11 trở lên sẽ chịu ảnh hưởng của nhiễu nhiều hơn (C/I ≤ 10). Vì vậy khi thiết kế hệ
thống Inbuilding cho các tầng này phải đảm bảo cường độ tín hiệu tốt hơn:
95%Rxlevel ≥ -65dBm, khi đó sẽ cải thiện được C/I≥17.

3.2.3. Giải pháp T_Boom/Vertical Boom cho các tầng cao toà nhà cao tầng
™ Tổng quan:
Ở các toà nhà cao tầng (hơn 20 tầng), các cuộc gọi không thể được thiết lập
hay nhận mặc dù cường độ tín hiệu chỉ thị tín hiệu được thu tốt. Nếu cuộc gọi
được kết nối thì chất lượng cuộc gọi rất kém, cuộc gọi có khuynh hướng bị rớt
cao. Các nguyên nhân do:
ƒ Nhiễu đồng kênh: Do 2 hay nhiều kênh liên lạc hoạt động cùng lúc ở
cùng tần số. Vấn đề càng nghiêm trọng nếu tần số BCCH bị đồng kênh.
ƒ Nhiễu kênh kề: Các tần số kênh kề nằm trong dải thông của sóng mang
mong muốn. Nhiễu kênh kề không nghiêm trọng như nhiễu đồng kênh.
ƒ Các nguồn nhiễu: Do mẫu tái sử dụng tần số chặt; trạm đặt cao; nhận tín
hiệu trực tiếp từ các trạm không mong muốn; đặc tính anten kém; phản
xạ và tán xạ từ các cell không mong muốn; thiết kế lớp microcell kém
là các nguồn nhiễu ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tại các tòa nhà
cao tầng.

64
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

Một trong các kỹ thuật tối ưu chất lượng dịch vụ ở nhà cao tầng là sử dụng
giải pháp chia Cell bằng cách sử dụng anten thứ 2 được định hướng để phục vụ
phần nhà cao tầng (giải pháp T_Boom và Vertical Boom).
™ Giải pháp T_Boom và Vertical Boom:
Để sử dụng T_Boom hoặc Vertical Boom cần chú ý các vấn đề sau:
ƒ Cấu trúc anten hiện tại phải có khả năng lắp thêm được anten mới.
ƒ Có đủ không gian trống để lắp anten mới.
ƒ Lựa chọn anten phù hợp cho mục đích phủ.
9 Đối với giải pháp T_Boom thì:
ƒ Anten ngang: Tăng tín hiệu ở các tầng cao của chỉ một tòa nhà cao
tầng.
ƒ Anten đứng: Duy trì mức tín hiệu phủ đường hiện tại.
9 Đối với giải pháp Vertical Boom thì:
ƒ Anten đặt trên: Tăng góc ngẩng và định hướng để phục vụ các tầng
cao của nhiều tòa nhà cao tầng.
ƒ Anten đặt dưới: Sử dụng để duy trì vùng phủ hiện tại.

65
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

T_Boom Vertical Boom

3.3. Các Giải Pháp Tần Số


Hiện tại, vấn đề quy hoạch tần số GSM900 Viettel thì cần phải quan tâm, một số
giải pháp hoạch định tần số GSM900 cho mạng Viettel như sau:
™ Giải pháp 1:

BCCH Band (7/21)


Sector A B C D E F G
S1 43 44 45 46 47 48 49
S2 51 52 53 54 55 56 57
S3 59 60 61 62 63 64 65

TCH Band (1X3) sử dụng 18 kênh


S1 66 67 68 69 70 71
S2 72 73 74 75 76 77
S3 78 79 80 81 82 83

2 kênh dự phòng
50 58

¾ Ưu điểm:
9 Với cách phân chia 2 cụm tần số riêng biệt cho BCCH và TCH sẽ được
chất lượng TCH tốt hơn.
9 Với mẫu hoạch định 7/21 cho BCCH sẽ được chất lượng BCCH tốt hơn.

9 Nếu sử dụng mẫu tái sử dụng 1x3 TCH với danh sách MA là 6 tần số
liền kề nhau và hoạch định MAIO là (0,2,4), có thể nhảy tần tổng hợp trên 3 TRX. Vì
vậy, có thể sử dụng cấu hình tối đa là 4/4/4.

66
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

¾ Nhược điểm:
9 Với cách phân chia tần số liên tiếp, không có tần số bảo vệ giữa các kênh
BCCH có thể phát sinh nhiễu kênh kề giữa các cell lân cận nhau.

™ Giải pháp 2:

BCCH Band (5/15)


15 9 9 6 39
Sector BCCH TCH1 TCH2 TCH3
A1 44 55 67 61
A2 46 57 69 63
A3 48 59 71 65
B1 50 73 78 43
B2 52 75 80 45
B3 54 77 82 47
C1 56 79 49 61
C2 58 81 51 63
C3 60 83 53 65
D1 62 55 67 43
D2 64 57 69 45
D3 66 59 71 47
E1 68 79 49 61
E2 70 81 51 63
E3 72 83 53 65
2 kênh dự phòng
74 76

¾ Ưu điểm:
9 Với cách phân chia xen kẽ tần số thì chất lượng của BCCH tốt hơn vì có
tần số bảo vệ giữa các BCCH.
9 Có thể kết hợp được với phát gián đoạn DTX, điều khiển công suất và
nhảy tần băng gốc để tăng chất lượng mạng.

¾ Nhược điểm:
9 Vì hoạch định BCCH chặt chẽ theo mẫu 5/15 để có nhiều tần số hơn cho
TCH nên có thể phát sinh nhiễu nhiều hơn do số lần sử dụng lại tần số nhiều hơn.

9 Với cách hoạch định như trên, nghĩa là các cells phải có cấu hình 4/4/4.
Như vậy, lưu lượng sẽ phân bố không đều trên toàn mạng, lãng phí tài nguyên.

67
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

™ Giải pháp 3:

BCCH Band (6/18)


Sector A B C D E F
S1 44 46 48 50 52 54
S2 56 58 60 62 64 66
S3 68 70 72 74 76 78

TCH Band (1X3) sử dụng 21 kênh


S1 57 59 61 63 65 67 69
S2 71 73 75 77 79 81 83
S3 43 45 47 49 51 53 55

2 kênh dự phòng
80 82

¾ Ưu điểm:
9 Với cách phân chia xen kẽ tần số thì chất lượng của BCCH tốt hơn vì có
tần số bảo vệ giữa BCCH của các cell trong các trạm khác nhau, sẽ tránh nhiễu kênh
kề.
9 Với danh sách MA là 7 tần số không liền kề nhau thì chất lượng của
TCH tốt hơn và có thể nhảy tần tổng hợp trên 3 TRX. Vì vậy, có thể sử dụng cấu hình
tối đa là 4/4/4
¾ Nhược điểm:
9 Tại những thời điểm nhất định sinh ra nhiễu kênh kề giữa các cell trong
cùng một site và các cell lân cận neighbours của nhau.

™ Lựa chọn giải pháp:


Từ việc phân tích những ưu, nhược điểm của các phương pháp hoạch định tần số,
từ kết quả mô phỏng nhiễu của các giải pháp tần số dùng công cụ Enterprise, từ thực tế
của mạng di động Viettel thì giải pháp thứ 3 (Tái sử dụng với mẫu 6/18 cho BCCH)
tương đối khả thi nhất bởi các lý do sau:
9 Với 41 tần số, hoạch định mẫu 6/18 cho BCCH thì tốt hơn mẫu 5/15 của
giải pháp 2. Chất lượng sẽ được cải thiện, đồng thời giảm tỉ lệ ấn định bị lỗi.
9 Với cách phân chia xen kẻ tần số sẽ cho chất lượng BCCH tốt hơn.
9 So với mẫu 15/9/9/6 của giải pháp 2 thì cách dùng 21 kênh cho TCH
(1x3) sẽ tốt hơn, hiệu quả hơn cho những trạm có cấu hình nhỏ hơn hoặc bằng 4/4/4 và
cũng tốt hơn so với sử dụng 18 kênh cho TCH của giải pháp 1.
9 Dùng mẫu 1x3 TCH nhảy tần tổng hợp sẽ dễ dàng cho việc hoạch định
tần số hơn so với giải pháp 2.

68
Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

9 Kết hợp nhảy tần tổng hợp với phát gián đoạn DTX, điều khiển công
suất sẽ cho chất lượng tốt hơn.
9 Dễ triển khai khi thêm trạm mới.

MỘT SỐ KỸ NĂNG ĐỐI VỚI KỸ SƯ TỐI ƯU VÔ TUYẾN GSM


(QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG/TỐI ƯU/QUẢN LÝ CẤU HÌNH)
Một số kỹ năng mà kỹ sư tối ưu vô tuyến cần phải có. Tuỳ vào kinh nghiệm làm
việc mà mỗi kỹ sư tối ưu có mức độ hiểu biết sâu, hay đã làm việc dưới sự hướng dẫn
hoặc đã tham gia các buổi thảo luận, đào tạo hay đã đọc các tài liệu liên quan đến các
kỹ năng này (Đương nhiên, các kỹ sư tối ưu đã phải từng là kỹ sư hoạch định mạng vô
tuyến nên đã phải nắm các kỹ năng cho kỹ sư hoạch định mạng vô tuyến).

Multi-Operator Benchmarking via Drive Survey


Multi-operator Drive Survey Analysis
OMC Based Network Analysis
Network Optimisation Based on OMC Statistical Analysis
Network Optimisation Based on Drive Survey
Network Performance Audit
GPRS Testing and Optimisation Based on Drive Survey
BSS Databases Feature Implementation / Testing
Frequency Hopping, Planning, Testing and Optimisation
Multilayer System Optimisation (IUO, Dual-Band, Microcell)
Measurement-Based C/I Matrix and AFP Optimisation
BSS Interface Analysis (A/Abis)
BSS Database Configuration Management Process
Tools Integration (OPTIMA and DATASAFE)
Climb High Tower Skill.

TP. HCM 26/09/2008

69

You might also like