You are on page 1of 9

Thảo luận nhóm:

Họ và tên: Nguyễn Anh Thông MSV: CQ493686


Nguyễn Sỹ Hiếu MSV: CQ493404

ĐỀ BÀI:
HỆ THỐNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH
TẾ QUỐC DÂN
ĐẶC TRƯNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

Sản xuất và lưu thông hàng hóa là những phạm trù lịch sử ra đời từ rất
lâu đời.Trong thời kì ngày nay mỗi quốc gia đều cần thiết phải có những sự
trao đổi các sản phẩm, dịch vụ … giữa người sản xuất và người tiêu dùng,
giữa người bán và những người mua trên thị trường. Muốn vậy không những
phải phát triển các ngành sản xuất phát triển khoa học kĩ thuật mà mỗi đất
nước trong thời đại hiện nay đều phải có những chính sách những bộ luật
thông thoáng để có thể tạo điều kiện mở rộng và hợp tác giữa các thành phần
kinh tế hay giữa các quốc gia trong việc phát triển ngành thương mại dịch vụ
ngày càng đa dạng. Không nằm ngoài xu hướng đó nước ta cũng có những
bước đi quạn trọng trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới nhất là
gần đây sự gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây là bước tiến
quan trọng cho sự phát triển ngành thương mại nói riêng, cho sự phát triển
của đất nước nói chung.
Với đề tài như trên chúng em nghiên cứu hệ thống kinh doanh thương mại
nước ta cùng với những đặc trưng, thực trạng và biện pháp phát triển và
xin được phép đi sâu tình hình sau 2 năm gia nhập WTO.
1. Đặc trưng của hệ thống kinh doanh thương mại của nước ta:
Từ năm 1986 thực hiện các chính sách của Đảng chuyển từ nền kinh tế tập
trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà
nước hệ thống kinh doanh thương mại nước ta cũng mang nhưng đặc điểm
của nền kinh tế thị trường: vừa có cơ chế tự điều chỉnh của thị trường vừa có
cơ chế quản Lý, điều tiết của nhà nước với những đăc trưng cơ bản sau:
-Thương mại hang hóa, dịch vụ phát triển dưa trên cơ sở nền kinh tế nhiều
thành phần: cơ sở khác quan của sự tồn tại đó là do còn nhiều hình thức sở
hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đó chính là những thành phần kinh tế hiện
có ở nước ta:kinh tế nhà nước kinh tế tập thể kinh tế cá thể và tiểu chủ, kinh
tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài… tất cả những thành phần kinh tế đó chính là nguồn lưc to lớn để phát
triển thương mại nước nhà.
-Thương mại dịch vụ phát triển theo định hướng dưới sự quản lí của nhà
nước: sự vận đông của nền kinh tế thương mại theo kinh tế thị trường không
thể giải quyết hết được những vấn đề do chính cơ chế đó đặt ra. Không
những thế những vấn đề đó đều có những tác động trở lại tới sự phát triển
của thương mại dịch vụ. Vì vậy cần phải có những sự quản lí của nhà nước
đối với thương mại dịch vụ thong qua những chính sách luật pháp, chiến
lược quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại. Nhà nước sử dụng những
công cụ đó để quản lí các hoạt động thương mại làm cho thương mại phát
triển trong trật tự kỉ cương, kinh doanh theo đúng quy tắc của thị trường.
-Thương mại dịch vụ tự do hay tự do lưu thông hàng hóa dịch vụ theo quy
luật kinh tế thị trường và theo luật. Theo quy luật giá trị của Các-mác ông
nói rằng sản xuất hàng hóa muốn phát triển cần có sự lưu thông hàng hóa.Sự
tự do thương mại làm cho lưu thông hàng hóa nhanh chóng thông suốt là
điều kiện nhất thiết phải có để phát triển thương mại và kinh tế hàng hóa.
- Thương mại dịch vụ theo giá cả thị trường: giá cả thị trương được hình
thành trên cơ sở giá thị trường, nó là giá trị trung bình và là giá trị cá biệt
của những hàng hóa, dịch vụ chiến phần lớn trên thị trường .Mua bán theo
giá cả thị trường tạo ra động lực để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển,
tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vươn lên.
-Tất cả các mối quan hệ kinh tế trong lĩnh vực thương mại đều được tiền tệ
hóa và được thiết lập 1 cách hợp lí theo định hướng kế hoạch của nhà nước,
tuân theo các quy luật của lưu thông hang hóa và của kinh tế thị trường.

2. Thực trạng của hệ thống kinh doanh thương mại nước ta

+Như vậy, hệ thống thương mại dịch vụ nước ta mang nhiều đặc điểm
của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do đó còn nhiều vấn
đề nhiều thực trạng cần phải giải quyết nhất là trong giai đoạn hiện nay khi
mà nước ta vừa mới gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Trong
tình hinh đó chúng ta đã chủ trương điều chỉnh chính sách thương mại theo
hướng minh bạch và thông thoáng hơn, ban hành nhiều luật và các văn bản
dưới luật để thực hiện các cam kết đa phương, mở cửa thị trường hàng hóa,
dịch vụ, cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ trong nước nhằm tận dụng
tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong quá trình hội nhập. Măc dù thời
gian 2 năm chưa đủ để có thể đánh giá được những tác động sâu sắc tới
thương mại dịch vụ nhưng chúng ta có thể đánh giá qua 1 số kết quả sau:

-Thứ nhất: việc gia nhập WTO đã góp phần nâng cao vị thế của nước ta
trên trường quốc tế về kinh tế, chính trị, ngoại giao... Các đối tác thương mại
đánh giá Việt Nam như là một đối tác quan trọng và giàu tiềm năng của khu
vực Ðông Nam Á. Vai trò của nước ta trong các hoạt động của WTO,
ASEAN, APEC, ASEM và các tổ chức quốc tế ngày càng được nâng cao.
Ðặc biệt, việc trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ
nhiệm kỳ 2008 - 2009 đã chứng tỏ uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt
Nam. Từ đó tạo điều kiện cho Việt Nam có quan hệ thương mại tốt với
nhiều quốc gia trên thế giới.

-Thứ hai: Sau khi vào WTO, thực hiện các cam kết quốc tế, thị trường
xuất nhập khẩu của Việt Nam được mở rộng cả về quy mô, đối tác, hàng
hoá, dịch vụ. Tổng mức lưu chuyển ngoại thương năm 2007 đạt 109,2 tỉ
USD, tăng 48,2% so năm 2006, năm 2008 đạt 143,1 tỉ USD 31,0% so năm
2007.
Xuất khẩu tăng trưởng cao cả về thị trường, lượng hàng hoá, kim
ngạch và giá cả. Theo các cam kết của WTO về mở cửa thị trường, hoạt
động xuất khẩu theo hướng tăng chất lượng, ổn định giá, thực hiện đúng hợp
đồng… để tăng sức cạnh tranh trên thị trường truyền thống đồng thời mở
rộng thị trường mới, mặt hàng mới đi đôi với các chính sách xoá dần sự bảo
hộ của Nhà nước trên một số mặt hàng. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt
48,561 tỉ USD, tăng 21,9% so với năm 2006, năm 2008 đạt 62,7 tỉ USD,
tăng 29,5% so với năm 2007. Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng kim ngạch
xuất khẩu cả 3 khu vực đều tăng khá: Khu vực kinh tế trong nước năm 2007
tăng 22,2% và chiếm 42%; năm 2008 tăng 34,7% và chiếm 50,3% tổng kim
ngạch; khu vực kinh tế FDI không kể dầu thô năm 2007 tăng 30,4%, năm
2008 tăng 26,8%.
Số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD tăng từ 10 năm 2007 lên
trên 20 năm 2008, trong đó có 8 mặt hàng đạt trên 2 tỉ USD: dầu thô 10,45 tỉ
USD, dệt may 9,11 tỉ USD, giày dép 4,7 tỉ USD, thủy sản 4,56 tỉ USD… cao
hơn nhiều so với các năm trước. Thị trường xuất khẩu mở rộng.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cũng đã biến động theo chiều hướng
tăng tỷ trọng hàng hoá công nghiệp chế biến và nông sản chất lượng cao.
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 2,4 tỉ USD, tăng 22,4%,
năm 2008 đạt 2,8 tỉ USD, tăng 16,6%; mặt hàng máy tính điện tử năm 2007
đạt 2,2 tỉ USD, tăng 27,5%, năm 2008 đạt 2,7 tỉ USD, tăng 22,7%.

Kim ngạch nhập khẩu năm 2007 đạt 62,7 tỉ USD, tăng 39,6%; năm
2008 đạt 80,7 tỉ USD, tăng 28% so năm 2007. Nhìn chung, kim ngạch nhập
khẩu của hầu hết các mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước đều
tăng, chủ yếu do giá nhập khẩu tăng, trong đó giá một số mặt hàng tăng ở
mức cao như: phân bón, xăng dầu, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, vải, linh kiện,
nguyên phụ liệu dệt, may, da; phân bón; thức ăn gia súc….
--->>>> cho thấy tác động rõ rệt của WTO tới ngoại thương của Việt Nam.

-Thứ ba: Đối với các cam kết dịch vụ tài chính như: bảo hiểm, chứng
khoán, kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế và hải quan...,Việt Nam đã triển khai
thực hiện đồng bộ, thể hiện xu thế chuyển đổi rõ nét theo nguyên lý thị
trường, hướng tới nguyên tắc hội nhập WTO và thông lệ quốc tế, đảm bảo
thực hiện các mục tiêu về thiết lập môi trường minh bạch, rõ ràng, đẩy mạnh
sự giao lưu đối thoại chính sách và bình đẳng cho các doanh nghiệp.

+ Bên cạnh đó còn có những bất cập hạn chế những khó khăn thách
thức mà WTO đưa đến đó là:

-Thứ nhất:Việc đẩy mạnh mở cửa thị trường tài chính theo các cam kết
của WTO sẽ khiến Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức như các
dòng vốn được luân chuyển một cách tự do, các loại dịch vụ tài chính ngày
càng phong phú và đa dạng. Điều này sẽ tạo rủi ro rút vốn đột xuất, gây
nguy cơ khủng hoảng cán cân thanh toán mỗi khi thị trường tài chính quốc tế
biến động. Đó là chưa kể, mức độ cạnh tranh trên thị trường tài chính, thị
trường chứng khoán sẽ ngày càng khốc liệt, theo đó các công ty chứng
khoán, quỹ đầu tư, ngân hàng đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài với ưu thế về
vốn, công nghệ, trình độ và khả năng quản lý sẽ chiếm ưu thế so với các đối
tác trong nước.
-Thứ hai: Thị trường ít sôi động, giá cả diễn biến phức tạp, sức mua của
dân giảm mạnh, nhập siêu cao. Sau 2 năm vào WTO thị trường trong nước
chưa có nhiều khởi sắc. Tốc độ tăng trưởng tổng mức lưu chuyển hàng hoá
bán lẻ và doanh thu dịch vụ 2 năm qua nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì chỉ đạt
6,4% – 6,5%. Các tốc độ này thấp hơn những năm trước khi vào WTO.

-Thứ ba: Nhập siêu hàng hoá tăng cao so với các năm trước đó. Năm
2006 là 6,6 tỉ USD, chiếm 15,5% kim ngạch xuất khẩu, năm 2007 tăng lên
14,2 tỉ USD, chiếm 29,5% và năm 2008 là 17 tỉ USD, chiếm 27,7 % tổng
kim ngạch xuất khẩu. Năng lực sản xuất nhiều mặt hàng nông sản, khoáng
sản đã đến ngưỡng, khó có khả năng tăng trưởng cao về sản lượng như
những năm trước.

-Thứ tư: Du lịch tăng chậm do sản phẩm còn nghèo, chất lượng phục vụ
chậm được cải tiến, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo, giá cả thuê phòng
cao. Khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2007 đạt 4,2 triệu lượt khách
quốc tế, năm 2008 đạt 4,25 triệu lượt người, tăng 1,1% so với năm 2007.
-Thứ năm: Giá tiêu dùng tăng cao. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm
2005 là 8,3%, năm 2006 tăng 7% so tháng 12 năm 2005, năm 2007 tăng
12,6%, năm 2008 tăng 19,9%. Giá cả các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và
đời sống tăng cao đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống
của dân cư nhưng chậm được khắc phục.

3. Một số giải pháp phát triển kinh doanh thương mại nước ta:

Như vậy sau 2 năm gia nhập WTO kinh doanh thương mai dịch vụ nước ta
gặp được nhiều thuân lợi song cũng vấp phải những khó khăn rất lớn. Từ
những khó khăn đó chúng em xin đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển
hơn thương mại dịch vụ nước ta như sau:

+Về dịch vụ:

- Thứ nhất:Tập trung phát triển các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng như
du lịch, bảo hiểm vận tải hàng không, xây dựng, xuất khẩu lao động…
khuyến khích phát triển dịch vụ mới có sức cạnh tranh cao; phấn đấu đạt tốc
độ tăng trưởng dịch vụ giai đoạn 2006-2010 cao hơn tốc độ tăng trưởng
chung của nền kinh tế; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành và nội ngành
dịch vụ, tăng dần tỷ trọng dịch vụ trong GDP của cả nước, tiến tới đạt
khoảng 45% vào năm 2010.

-Thứ hai: Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên thị trường nội địa, khu
vực và quốc tế; đẩy mạnh khai thác tiềm năng và lợi thế của từng lĩnh vực
dịch vụ, tăng cường sự hợp tác giữa các lĩnh vực dịch vụ để cùng cạnh tranh
và phát triển.
-Thứ ba : Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ
thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch, tài chính-ngân hàng, thu kiều hối
và bán hàng tại chỗ, bưu chính viễn thông, vận tải hàng không và đường
biển; giảm thâm hụt cán cân dịch vụ.

-Thứ tư: Đẩy mạnh xã hội hoá để phát triển các dịch vụ văn hoá, giáo
dục y tế, thể dục thể thao, dịch vụ việc làm… theo cơ chế thị trường, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và từng bước hội nhập quốc tế.

-Thứ năm: Khảo sát, đánh giá sức cạnh tranh của từng lĩnh vực dịch vụ
hiện tại và trong tương lai, phân loại các dịch vụ cần được bảo hộ, các lĩnh
vực loại trừ tạm thời, loại trừ hoàn toàn cho việc mở cửa các ngành dịch vụ
và dành đãi ngộ quốc gia, tối huệ quốc cho các nhà cung cấp dịch vụ nước
ngoài.

-Thứ sáu: Chỉ thị này cũng đặt yêu cầu cụ thể cho các Bộ/ngành/địa
phương về công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển dịch vụ cũng
như các công tác liên quan khác nhằm hỗ trợ việc hoạch định chính sách
ngành dịch vụ.
+Về thương mại:
-Thứ nhất: Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương và đa
phương trong khuôn khổ WTO và Hiệp định đã được ký kết giữa Việt Nam
với các nước đang đàm phán. Thúc đẩy sớm việc ký kết các Hiệp định khu
vực mậu dịch tự do ASEAN với Úc, New Zealand, Ấn Độ; đồng thời xúc
tiến chuẩn bị đàm phán FTA với một số đối tác kinh tế quan trọng khác.
-Thứ hai: Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động các nước công nhận Việt Nam
là nước có nền kinh tế thị trường.
-Thứ ba: Tiếp tục triển khai thực hiện các cam kết WTO, khu vực và song
phương.Tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về các cam
kết quốc tế và các công việc cần triển khai.
-Thứ tư: Theo dõi, tổng hợp các hoạt động và chuẩn bị tốt cho các hội nghị
của các Uỷ ban liên Chính phủ giữa Việt Nam với các nước.
-Thứ năm: Nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ điều
hành thị trường, nhất là công tác dự báo thị trường, cần sát thực hơn, sớm
hơn và xa hơn để chủ động ứng phó có hiệu quả.
-Thứ sáu: Tăng cường hoạt động theo dõi, kiểm tra kiểm soát các diễn biến
của thị trường hàng hóa để chủ động xử lý nhằm bảo đảm đủ nguồn cung
những mặt hàng trọng yếu với giá cả ổn định, không để xảy ra tình trạng đứt
nguồn, sốt giá; xử lý một cách kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi đầu cơ,
găm hàng, nâng giá bất hợp pháp, buôn lậu và gian lận thương mại làm rối
loạn thị trường, tác động xấu tới sản xuất và đời sống.

You might also like