You are on page 1of 4

Bài Tập Cá Nhân

Trong kinh doanh ngoại thương, thư tín là một trong các phương tiện trao đổi thông
tin. Tùy mục đích người gởi thư hay nội dung thư sẽ dẫn đến các loại thư thương mại
đa dạng, khác nhau. Tuy nhiên, thư thương mại trong hoạt động ngoại thương bao gồm
các loại chính sau:

1. Thư hỏi hàng:

Mục đích chung: người mua hỏi người bán về các thông liên quan đến hàng hóa mà
người bán muốn mua như giá cả, chất lượng, khả năng cung cấp hàng, thời gian giao
hàng….

Trường hợp sử dụng: khi người mua cần muốn mua hàng, đang tìm kiếm người bán,
muốn chủ động trong việc hợp tác làm ăn, chọn mua hàng, ngừơi mua sẽ chủ động viết
thư hỏi hàng.

2. Thư chào hàng - báo giá:

Mục đích chung: người bán thể hiện ý bán hàng, các thông tin hay điều kiện về việc
bán hàng của mình tới người mua.

Phân loại thư chào hàng:

Căn cứ vào sự chủ động:

2.1 Thư chào hàng thụ động (thư trả lời thư hỏi hàng):

Trường hợp sử dụng: khi người bán nhận được thư hỏi hàng của người
mua, người bán sẽ viết thư chào hàng chủ động để trả lời các thông tin
mà người mua muốn biết, quan tâm.

2.2 Thư chào hàng chủ động:

Trường hợp sử dụng: khi người bán hàng chưa nhận được thư hỏi hàng;
muốn chủ động tìm kiếm khách hàng; chủ động chào, quảng bá, bán sản

Trang 1
Bài Tập Cá Nhân

phẩm của mình, người bán sẽ chủ động viết thư chào hàng gởi đến
những người mua hàng.

Nếu căn cứ vào sự ràng buộc trách nhiệm của người chào hàng:

2.3 Thư chào hàng cố định:

Trường hợp sử dụng: khi người bán muốn chào bán một lô hàng trong
một khoảng thời gian nhất định, họ viết thư này cho một số người mua
và nêu rõ khoảng thời gian mà việc bán hàng này diễn ra để người mua
cân nhắc thời gian trả lời, thỏa thuận, quyết định. Với loại thư này, người
bán chỉ gửi thư đến những khách hàng cụ thể, có quan hệ đặc biệt với
mình.

2.4 Thư chào hàng tự do:

Trường hợp sử dụng: khi người bán muốn quảng cáo hàng của mình và
chào bán tự do cho nhiều khách hàng trong khoảng thời gian không giới
hạn.

2.5 Thư báo hàng:

Trường hợp sử dụng: khi người bán và người mua có quan hệ làm ăn lâu
dài, quen biết sâu, người bán gởi thư chào hàng chi tiết cho người mua
khi có khả năng chắc chắn cung cấp hàng và thư sẽ có giá trị như hợp
đồng mua bán nếu như nguời mua chấp thuận và ký tên vào thư chào
hàng trong thời gian còn hiệu lực.

3. Thư đặt hàng:

Mục đích: người mua lập đơn đặt hàng để thống nhất lại các thông tin liên quan đến
hàng hóa (số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng, … ) mà người mua cần
mua theo các thỏa thuận với người bán hay các thông tin đã nhận trước đó nhằm đề
nghị bán hàng họăc sản xuất hàng cho họ.

Trang 2
Bài Tập Cá Nhân

Trường hợp sử dụng: sau khi người mua đã cân nhắc kỹ càng các yếu tố, thông tin về
mọi phía, người mua sẽ cân nhắc viết thư nhằm đặt hàng.

4. Thư trả giá:

Mục đích: ngươi mua hay người bán nói về những điều kiện không thích hợp với mình
đựơc đề cập ở các thư từ trước, trả giá và đề nghị những yêu cầu khác có lợi hơn.

Trường hợp sử dụng: người bán hay người mua sau khi cân nhắc các điều kiện, yêu
cầu của các thư trước như thư hỏi hàng, thư chào hàng … nhận thấy có những thông
tin bất lợi cho mình, nhưng khoản khó có thể đáp ứng thì viết thư này.

5. Thư chấp nhận:

Mục đích: người mua hay người bán thể hiện sự chấp nhận, đồng ý về điều gì đó hay
đồng ý về các điều khỏan và đi đến ký kết hợp đồng, ngoài ra còn xác nhận cuối cùng
rõ ràng cụ thể về các điều khoản mà hai bên chấp nhận trước khi viết thư xác nhận.

Trường hợp sử dụng: sau khi người bán và người mua thương lượng với nhau và đi
đến sự đồng ý chấp nhận ký kết hợp đồng thì người bán hay người mua viết thư chấp
nhận.

6. Thư từ chối:

Mục đích: người mua hay người bán thể hiện sự từ chối về điều gì đó hay từ chối đi
đến việc ký kết hợp đồng.

Trường hợp sử dụng: sau khi người bán và người mua thương lượng với nhau một hay
nhiều lần, người bán hay người mua cảm nhận thấy không hài lòng, khó có thể đi đến
thống nhất, khả năng của mình không đáp ứng được thì họ việt thư từ chối.

Trang 3
Bài Tập Cá Nhân

7. Thư xác nhận:

Mục đích: xác nhận cụ thể về các điều khoản sau khi hai bên thương lượng đạt tới
nhằm tiến hành lập hợp đồng mua bán thực và thực hiện việc làm ăn.

Trường hợp áp dụng: sau khi hai bên thương lượng, chấp nhận các khoản mục và đã
có thư chấp nhận, họ vẫn viết thư xác nhận mua bán như một giấy tờ chứng thực.

8. Thư thông báo:

Mục đích: thông báo về thông tin cần thiết.

Trường hợp sử dụng: người mua hay người bán có những thông tin cần thông báo cho
đối tác như có sự thay đổi về một số yếu tố dẫn đến ảnh hưởng điều khỏan nào đó
trong hợp đồng …

9. Thư thanh toán, tín dụng:

Mục đích: dùng để yêu cầu thanh toán, cho tín dụng …

Trường hợp sử dụng: bên bán lập thông qua ngân hàng (L/C) hay viết thư này để yêu
cầu bên mua thanh toán tiền hàng; hay bên mua viết thư khi cần bên bán cho tín dụng
khi chư có tiền hàng chi trả ngay…

Trang 4

You might also like