You are on page 1of 43

1. CHU TRÌNH ĐỊA CHẤT.

1.1. Chu trình kiến tạo.

Việc định tuổi và đối sách toàn cầu các chuyển động
kiến tạo và các chu kỳ kiến tạo là một trong các hướng
nghiên cứu quan trọng của các nhà địa chất và kiến
tạo. Chu kỳ kiến tạo được xem là khoảng thời gian
giữa hai pha kiến sinh. Nói rộng hơn, chu kỳ kiến tạo
là khoảng thời gian nhất định của tiến trình tiến hoá vỏ
Trái đất (sự lặp đi lặp lại của một chế độ kiến tạo, bối
cảnh kiến tạo, bối cảnh địa động lực …).

M. Bertrand (1887, 1894) là người đầu tiên đưa ra các khái niệm chu kỳ kiến tạo
Huroni, Caleđoni, Hercyni, Alpi [7, 8]. Tên gọi Huroni ngày nay hầu như không được
dùng. Các nhà nghiên cứu sau này bổ sung nhiều chu kỳ kiến tạo khác: Belomori,
Careli, Baicali, Inđosini, Kimmeri, Himalaya... Các chu kỳ kiến tạo (theo Bertrand)
biểu thị sự mở và đóng các bể đại dương nhỏ (kiểu biển ven ...), các quá trình sụt lún -
nâng hoặc địa máng - uốn nếp. Liên quan với chúng là các khái niệm: chu kỳ tạo núi,
thời kỳ uốn nếp. Các khái niệm này ban đầu chỉ đề cập đến các pha uốn nếp thuần tuý
địa phương. Sau đó, chúng được dùng phổ biến hơn và mang tính biểu hiện toàn cầu
vào cùng một khoảng thời gian và thời đoạn. Chu kỳ kiến tạo là khoảng thời gian giữa
hai pha kiến sinh và phân vùng kiến tạo nhiều khi được xây dựng chính trên cơ sở
định vị các pha uốn nếp kết thúc (chủ yếu dựa vào sự có mặt các bất chỉnh hợp góc
hoặc tuổi uốn nếp chính). Thực tiễn các nghiên cứu địa chất chỉ ra rằng các chu kỳ này
không phổ biến cho toàn cầu, chúng không bắt đầu và kết thúc ở cùng một thời điểm
trong các không gian khác nhau. Điều này phản ánh ngay ở các tài liệu thực tế và trên
các khái niệm được dùng; ví dụ: Caleđoni sớm, Baicali muộn, Hercyni xuyên kỳ …
hoặc các chuyên từ gần gũi với nhau: Baicali-Cađomi, Acxini, Braxin…; Hercyni-

1
Varixi, Corđieri…; Inđosini - Đông Dương, Việt-Trung, Kimmeri sớm…; Yanshan
(Nhạn Sơn) - Kimmeri muộn, Nevađa, Kolyma, Thái Bình Dương.

Năm 1966, J.T. Wilson đề xuất chu kỳ kiến tạo từ mở đến đóng kín đại dương
(chu kỳ phát triển đại dương cổ) bắt đầu bằng rift hậu lục địa, đập vỡ lục địa - tách
giãn đại dương - mở rộng đại dương, hình thành đại dương mới - đại dương trưởng
thành - hút chìm, thu hẹp đại dương (cung đảo, hệ biển ven …) và kết thúc bằng va
chạm, uốn nếp tạo núi hình thành vỏ lục địa [7, 8]. Trên thực tế, một chu kỳ đầy đủ
như chu kỳ Wilson không phải có ở mọi nơi, mọi lúc. Chu kỳ Wilson phản ánh sự
hình thành vỏ lục địa thay thế chỗ cho vỏ đại dương. Các khâu của quá trình này có
thể dừng lại ở bất kỳ thời điểm nào của chu kỳ. Lúc này, tiêu chí để phân chia chu kỳ
và các pha trong chu kỳ không chỉ dựa vào các bất chỉnh hợp, mà còn kết hợp với việc
phân chia các phức hệ vật chất - kiến trúc (phức hệ thạch - địa động lực…). Ví dụ:
đồng nhất các phức hệ ophiolit với vỏ đại dương hiện đại …

2
Phân chia mảng: xày ra ở lớp thạch quyển đang hoạt động, các mảng đang di
chuyển ra xa nhau. Quá trình này xảy ra ở giữa đại dương gọi là tách giãn đáy biển.

Va chạm mảng: xảy ra khi các mảng di chuyển và va chạm với nhau. Khi mảng
lục địa va chạm với mảng đại dương thì sẽ hình thành “đới hút chìm”. Mảng đại
dương có khối lượng riêng lớn hơn sẽ nằm dưới, mảng lục địa nằm trên.

Nếu va chạm giữa hai mảng lục địa có thành phần thạch quyển giống nhau thì rất
khó để hình thành đới hút chìm. Trong trường hợp này thường hình thành các dãy núi.
Dãy Alpin và dãy Himalayan là ví dụ điển hình.

Dịch chuyển mảng: xảy ra ở những chỗ đứt gãy mảng, các mảng trượt theo
chiều ngang. Có thể là các mảng đại dương hay là mảng lục địa. Đứt gãy Andres
(California) là do dịch chuyển giữa hai mảng Thái Bình Dương và Bắc Mỹ.

Ở một số nơi, 3 mảng va chạm với nhau gọi là “chỗ tiếp giáp của 3 mảng”, ví dụ:
điểm gặp nhau của Jaun de Fuca,Bắc Mỹ và Thái Bình Dương ở bờ biển phía tây của
Nam Mỹ; điểm hội tụ ở phía tây của Nam Mỹ gồm có 3 mảng Thái Bình Dương,
Cocos và Nazca.

Tốc độ dịch chuyển của các mảng: nhìn chung sự di chuyển này là rất nhỏ chỉ
từ 2-15 cm/năm. ở đứt gãy Andreas các mảng dịch chuyển khoảng 5cm/năm.

Pangaea và lục địa hiện nay: hình dạng và vị trí của lục địa ngày nay là kết quả
của sự di chuyển của thạch quyển. Cách đây 200 triệu năm, các mảng di chuyển va
chạm với nhau hình thành một siêu lục địa gọi là siêu lục địa Pangaea. Cách đây 200
triệu năm, đáy biển mở rộng đã tách riêng Eurasia và bắc Mỹ từ mảng Nam Mỹ. Tách
Eurasia từ Bắc Mỹ ,và các lục địa phía nam khác như:Bắc Mỹ,châu Phi, Ấn Độ ,Bắc
Cực và Ustralia). Biển Tecthys nằm giữa châu Âu và châu Phi. Biển Mediterrancan
khoảng 50 triệu năm trước 2 mảng Ấn Độ và Trung Quốc va chạm với nhau hình
thành dãy Himalaya-dãy núi cao nhất thế giới và Tibetan Platcau. Những va chạm này
còn gây ảnh hưởng đến tận ngày nay.

3
1.2. Chu trình đá.

Chu trình thạch học hay còn


gọi là vòng tuần hoàn của đá nằm ở
lớp thạch quyển thuộc vỏ trái đất.
Cũng giống như nước hay nhiều loại
hợp chất khác, chúng biến đổi tuần tự
theo một chu trình xác định và quay
vòng một cách có hệ thống tạo nên
vòng tuần hoàn khép kín.

Các đá cũng như thế, chúng cũng biến đổi tuần tự theo những chu trình xác định
dưới những điều kiện tác động về hóa lý khác nhau từ môi trường như bị phong hóa,
lắng đọng, nóng chảy, kết tinh, đông kết..vv. Ta có thể khởi đầu vòng tuần hoàn từ vật
liệu magma có trong lòng đất.

(1) Magma → Đá magma phun trào → Trầm tích → Đá trầm tích → Đá biến
chất → magma

(2) Magma → Đá magma xâm


nhập → Trầm tích → Đá trầm tích →
Đá biến chất → magma

Đây có thể coi là hai vòng tuần


hoàn lớn vì ngoài ra còn có các vòng
tuần hoàn nhỏ hơn cũng xuất phát từ
vật liệu ban đầu là magma. Nhưng
những vòng tuần hoàn nhỏ này có
đường đi ngắn hơn, bỏ qua một số đá
nào đó.

(3) Đá magma → Đá magma phun trào → Đá biến chất → magma

(4) Đá magma → Đá magma xâm nhập → Đá biến chất → magma


4
(5) Đá biến chất → Trầm tích → Đá trầm tích → Đá biến chất → magma (có thể
xuất phát từ thiên thạch)

(6) Đá trầm tích → Trầm tích → Đá trầm tích → Đá biến chất → magma (có thể
xuất phát từ thiên thạch).

1.3. Vòng tuần hoàn nước.

Vòng tuần nước không có điểm bắt đầu nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ các đại
dương. Mặt trời điều khiển vòng tuần hoàn nước bằng việc làm nóng nước trên những
đại dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí. Những dòng khí bốc lên đem theo
hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước bị ngưng tụ
thành những đám mây. Những dòng không khí di chuyển những đám mây khắp toàn
cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi
xuống thành giáng thủy (mưa). Giáng thuỷ dưới dạng tuyết được tích lại thành những
núi tuyết và băng hà

Nước đóng băng hàng nghìn năm. Trong những vùng khí hậu ấm áp hơn, khi
mùa xuân đến, tuyết tan và chảy thành dòng trên mặt đất, đôi khi tạo thành lũ. Phần
lớn lượng giáng thuỷ rơi trên các đại dương; hoặc rơi trên mặt đất và nhờ trọng lực trở
thành dòng chảy mặt. Một phần dòng chảy mặt chảy vào trong sông theo những thung
lũng sông trong khu vực, với dòng chảy chính trong sông chảy ra đại dương. Dòng
chảy mặt, và nước thấm được tích luỹ và được trữ trong những hồ nước ngọt. Mặc dù
vậy, không phải tất cả dòng chảy mặt đều chảy vào các sông. Một lượng lớn nước
thấm xuống dưới đất. Một lượng nhỏ nước được giữ lại ở lớp đất sát mặt và được
thấm ngược trở lại vào nước mặt (và đại đương) dưới dạng dòng chảy ngầm. Một
phần nước ngầm chảy ra thành các dòng suối nước ngọt. Nước ngầm tầng nông được
rễ cây hấp thụ rồi thoát hơi qua lá cây. Một lượng nước tiếp tục thấm vào lớp đất dưới
sâu hơn và bổ sung cho tầng nước ngầm sâu để tái tạo nước ngầm (đá sát mặt bảo
hoà), nơi mà một lượng nước ngọt khổng lồ được trữ lại trong một thời gian dài. Tuy
nhiên, lượng nước này vẫn luân chuyển theo thời gian, có thể quay trở lại đại dương,
nơi mà vòng tuần hoàn nước “kết thúc” … và lại bắt đầu.

5
Nước đại dương

Phân bổ nước trên Trái Đất

Một lượng nước khổng lồ


được trữ trong các đại dương trong
một thời gian dài hơn là được luân
chuyển qua vòng tuần hoàn nước.
Ước tính có khoảng 1.338.000.000
km3 nước được trữ trong đại dương, chiếm khoảng 96,5%, và đại dương cũng cung
cấp khoảng 90% lượng nước bốc hơi vào trong vòng tuần hoàn nước.

Trong những thời kỳ khí hậu lạnh hơn nhiều đỉnh núi băng và những dòng sông
băng được hình thành, một lượng nước trái đất khá lớn được tích lại dưới dạng băng
làm giảm bớt lượng nước trong những thành phần khác của vòng tuần hoàn nước.

Điều này thì ngược lại trong thời kỳ ấm. Cuối thời kỳ băng hà những sông băng
bao phủ 1/3 bề mặt trái đất, và mực nước các đại dương thì thấp hơn ngày nay khoảng
122 m (400 feet). Cách đây khoảng 3 triệu năm, khi trái đất ấm hơn, mực nước của
các đại dương có thể đã cao hơn hiện nay khoảng 50 m (165 feet).

6
Có những dòng chảy trong đại dương di chuyển một khối lượng lớn nước khắp
thế giới. Những sự di chuyển này có ảnh hưởng lớn đến vòng tuần hoàn nước và khí
hậu. Dòng Gulf Stream được biết đến nhiều như là một dòng biển nóng trong vùng
Đại Tây Dương, vận chuyển nước từ vùng Vịnh Mexico ngang qua Đại Tây Dương
hướng đến nước Anh. Với tốc độ 60 dặm (97 km) một ngày, dòng Gulf Stream đem
theo một lượng nước nhiều bằng 100 lần tất cả các sông trên trái đất. Xuất phát từ
những vùng khí hậu ấm, dòng Gulf mang theo nước ấm hơn đến Bắc Đại Tây Dương,
làm ảnh hưởng đến khí hậu của một vài vùng, như phía tây nước Anh.

Bốc hơi

Bốc hơi nước là một quá trình nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi hoặc khí.
Bốc hơi nước là đoạn đường đầu tiên trong vòng tuần hoàn mà nước chuyển từ thể
lỏng thành hơi nước trong khí quyển. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các đại dương,
biển, hồ và sông cung cấp gần 90% độ ẩm của khí quyển qua bốc hơi, với 10% còn lại
do thoát hơi của cây.

Nhiệt (năng lượng) là nhân tố cần thiết cho bốc hơi xuất hiện. Năng lượng được
sử dụng để bẻ gãy những liên kết giữa các phân tử nước, nó là nguyên nhân tại sao
nước có thể dễ dàng bốc hơi tại điểm sôi (212°F, 100°C) nhưng bốc hơi rất chậm tại
điểm đóng băng. Khi độ ẩm tương đối không khí đạt 100%, tức là ở trạng thái bão hoà
hơi nước, bốc hơi không thể tiếp tục diễn ra. Quá trình bốc hơi nước tiêu thụ nhiệt
năng từ môi trường, đó là nguyên nhân tại sao nước bốc hơi từ da làm bạn mát.

Bốc hơi nước từ các đại dương là cách chính để nước được luân chuyển vào
trong khí quyển. Diện tích rất lớn của các đại dương (trên 70% diện tích bề mặt của
Trái Đất được bao phủ bởi các đại dương) cung cấp những cơ hội lớn cho quá trình
bốc hơi diễn ra. Trên phạm vi toàn cầu lượng nước bốc hơi cũng bằng với lượng giáng
thủy. Mặc dù vậy, tỉ lệ giữa lượng nước bốc hơi và lượng giáng thuỷ biến đổi theo
vùng địa lý. Thông thường trên các đại dương lượng bốc hơi nhiều hơn lượng giáng
thủy, trong khi đó trên mặt đất, lượng giáng thủy vượt quá lượng bốc hơi. Phần lớn
lượng nước bốc hơi từ các đại dương rơi ngay trên đại dương qua quá trình giáng

7
thrủy. Chỉ khoảng 10% của nước bốc hơi từ các đại dương được vận chuyển vào đất
liền và rơi xuống thành giáng thuỷ. Khi bốc hơi, một phân tử nước tồn tại trong khí
quyển khoảng 10 ngày.

Nước khí quyển

Mặc dù khí quyển không là kho chứa khổng lồ của nước, nhưng nó là một “siêu
xa lộ” để luân chuyển nước khắp toàn cầu. Trong khí quyển luôn luôn có nước: những
đám mây là một dạng nhìn thấy được của nước khí quyển, nhưng thậm chí trong
không khí trong cũng chứa đựng nước - những phần tử nước này quá nhỏ để có thể
nhìn thấy được. Thể tích nước trong khí quyển tại bất kỳ thời điểm nào vào khoảng
12.900 km3. Nếu tất cả lượng nước khí quyển rơi xuống cùng một lúc, nó có thể bao
phủ khắp bề mặt trái đất với độ dày 2,5 cm.

Sự ngưng tụ hơi nước

Sự ngưng tụ hơi nước là quá trình hơi nước trong không khí được chuyển sang
thể nước lỏng. Ngưng tụ hơi nước rất quan trọng đối với chu trình tuần hoàn nước bởi
vì nó hình thành nên các đám mây. Những đám mây này có thể tạo ra mưa, nó là cách
chính để nước quay trở lại trái đất. Ngưng tụ hơi nước là quá trình ngược với bốc hơi
nước.

Sự ngưng tụ hơi nước cũng là nguyên nhân của hiện tượng sương, hoặc nước
trên mắt kính khi ta đi từ một phòng lạnh đi ra ngoài trong một ngày nóng, ẩm ướt,
còn trong một ngày lạnh nước có thể nhỏ giọt bên ngoài cốc uống nước hay có nước ở
phía bên trong cửa sổ.

Thậm chí trên những bầu trời trong xanh không một gợn mây, thì nước vẫn tồn
tại dưới hình thức hơi nước và những giọt nước li ti không thể nhìn thấy được. Những
phân tử nước kết hợp với những phân tử nhỏ bé của bụi, muối, khói trong khí quyển
để hình thành nên các hạt nhân mây (giọt mây nhỏ, đám mây nhỏ), nó gia tăng khối
lượng và phát triển thành những đám mây. Khi những giọt nước kết hợp với nhau, gia
tăng về kích thước, những đám mây có thể phát triển và mưa có thể xãy ra.

8
Các đám mây hình thành trong khí quyển do không khí chứa hơi nước bốc lên
cao và lạnh đi. Phần quan trọng của quá trình này là không khí sát mặt đất ấm lên do
bức xạ mặt trời. Nguyên nhân lớp khí quyển phía bên trên mặt đất lạnh đi là do áp lực
không khí. Không khí có trọng lượng và tại mực nước biển trọng lượng của một cột
không khí nén xuống trên đầu bạn khoảng 32 kg trên mỗi inch vuông, áp lực này,
được gọi là khí áp, nó là kết quả của mật độ không khí trong cột không khí phía trên.
Càng lên cao càng ít không khí phía bên trên, và vì thế càng ít áp lực. Khí áp thấp hơn
và mật độ không khí giảm theo độ cao. Điều này làm cho không khí trở nên lạnh hơn.

Giáng thủy

Lượng giáng thủy trung bình hàng năm theo mm và inch trên thế giới.

Giáng thủy là nước thoát ra khỏi những đám mây dưới các dạng mưa, mưa tuyết,
mưa đá, tuyết. Nó là cách chính để nước khí quyển quay trở lại Trái Đất. Phần lớn
lượng giáng thuỷ là mưa.

Những đám mây trên bầu trời chứa hơi nước và những hạt nhân mây nhỏ, các
hạt nhân mây này quá nhỏ để có thể rơi xuống thành mưa, nhưng nó cũng đủ lớn để
hình thành nên các đám mây có thể nhìn thấy được. Nước vẫn tiếp tục bốc hơi và
ngưng tụ hơi nước trong bầu trời. Nếu nhìn gần một đám mây, ta có thể nhìn thấy
những phần đang biến mất (đang bốc hơi) trong khi những phần khác đang phát triển
(ngưng tụ). Phần lớn lượng nước được ngưng tụ trong các đám mây không rơi xuống
thành giáng thuỷ. Vì để giáng thuỷ xảy ra, trước tiên những giọt nước nhỏ phải được
ngưng tụ. Những phân tử nước có thể kết hợp với nhau thành những giọt nước lớn hơn
và đủ nặng để rơi thành mưa. Cần tới hàng triệu hạt mây để hình thành chỉ một hạt
mưa nhỏ.

Lượng giáng thủy phân bố không đều trên thế giới, trong một nước hoặc thậm
chí trong một thành phố. Ví dụ, tại Atlanta, Georgia, Mỹ, một trận mưa giông mùa hè
có thể sản sinh ra một lớp nước mưa dày 2,5 cm hoặc nhiều hơn trên một con đường,
trong khi đó ở một vùng khác cách đó vài km thì vẫn khô ráo. Nhưng, tổng lượng mưa
một tháng tại Georgia thường nhiều hơn tổng lượng mưa năm tại Las Vegas, Nevada.

9
Kỷ lục thế giới về lượng mưa năm trung bình thuộc về Đỉnh Waialeale, Hawaii với
lượng mưa trung bình là 1.140 cm. Đặc biệt, tại Arica là 1.630 cm trong mười hai
tháng (nghĩa là gần 5 cm mỗi ngày). Tương phản với lượng nước mưa dồi dào tại
Arica, ở Chile đã từng không có mưa trong 14 năm.

Nước băng và tuyết

Nước được giử lâu dài trong băng, tuyết, và các sông băng là một thành phần của
vòng tuần hoàn nước toàn cầu. Vùng Nam cực chiếm 90% tổng lượng băng của trái
đất, các đỉnh núi băng ở Greenland chiếm 10% tổng lượng băng toàn cầu. Băng và
sông băng đến và đi

Trên phạm vi toàn cầu, khí hậu luôn luôn thay đổi một cách chậm chạp mà con
người khó nhận biết. Đã từng có những thời kỳ ấm thuộc kỷ khủng long cách đây 100
triệu năm, và những thời kỳ lạnh, như kỷ băng hà cuối cùng cách đây 20.000 năm.
Trong kỷ băng hà cuối cùng này nhiều nơi của bắc bán cầu bị bao phủ trong băng và
những dòng sông băng. Gần hết Canada, nhiều vùng phía Bắc Châu Á và Châu Âu,
một vài vùng ở nước Mỹ cũng bị những dòng sông băng bao phủ. Bản đồ thế giới
trình bày những vùng sông băng tồn tại cách đây 20.000 năm

Một vài sự thật về các dòng sông băng và những đỉnh núi băng

• Băng hà bao phủ 10 - 11% lục địa trái đất


• Nếu tất cả băng hà tan chảy ngày nay, mực nước biển sẽ tăng lên khoảng 70 m
(nguồn: Trung tâm Tư liệu Băng và Tuyết Quốc gia)
• Trong kỷ băng hà cuối cùng, mực nước biển thấp hơn ngày nay khoảng 122 m,
và những dòng sông băng bao phủ gần 1/3 lục địa trái đất.
• Trong thời kỳ ấm cuối cùng, cách đây 125.000 năm, mực nước biển cao hơn
ngày nay khoảng 5,5 m. Khoảng 3 triệu năm trước đây nước biển có thể đã cao đến
hơn 50,3 m.

Dòng chảy tuyết tan

10
Trên toàn bộ thế giới dòng chảy tuyết là phần chính của sự luân chuyển nước
toàn cầu. Trong thời kỳ mùa xuân ở những vùng khí hậu lạnh hơn, nhiều dòng chảy
mặt và dòng chảy sông ngòi xuất phát từ tuyết và băng. Bên cạnh việc gây ra lũ lụt,
tuyết tan nhanh có thể gây ra sạt lở đất và dòng chảy bùn đá.

Để hiểu được dòng tuyết tan ảnh hưởng như thế nào đến dòng chảy sông ngòi có
thể dựa vào biểu đồ đường quá trình lưu lượng trung bình ngày trong 4 năm của sông
North Fork American tại đập North Fork ở California. Các đỉnh cao trong biểu đồ
phần lớn là do dòng tuyết tan. So sánh các giá trị nhận thấy dòng chảy ngày trung bình
nhỏ nhất trong tháng 3/2000 là 1.200 feet khối trên giây, trong khi đó lưu lượng trong
tháng 8 là 55 - 75 feet khối trên giây.

Dòng chảy từ tuyết tan biến đổi theo mùa và theo năm. So sánh các đỉnh lũ giữa
trận lũ lớn trong năm 2000 và trận lũ nhỏ hơn nhiều trong năm 2001, giống như có
một trận hạn hán lớn ảnh hưởng đến California trong năm 2001. Nhưng sự thiếu hụt
nước là do nước được trữ trong băng vào mùa đông ảnh hưởng đến tổng lượng nước
các tháng còn lại của năm. Sự thiếu hụt nước cũng ảnh hưởng đến lượng nước trong
các hồ tại hạ lưu, và sự thiếu hụt nước ở các hồ lại ảnh hưởng đến lượng nước tưới và
nước cấp thành phố.

Dòng chảy mặt

Nhiều người chỉ nghĩ đơn giản rằng mưa rơi, chảy tràn trên mặt đất (dòng chảy
mặt) và chảy vào sông, sau đó đổ ra các đại dương. Đó là sự đơn giản hoá, bởi vì các
sông còn nhận và mất nước do thấm. Tuy nhiên, lượng lớn nước trong sông là do dòng
chảy trực tiếp trên mặt đất cung cấp và được định nghĩa là dòng chảy mặt.

Thông thường, một phần nước mưa rơi thấm ngay vào đất, nhưng khi đất đạt tới
trạng thái bão hoà hay không thấm, thì bắt đầu chảy theo sườn dốc thành dòng chảy.
Trong một trận mưa lớn, bạn có thể nhìn thấy các dòng nước nhỏ chảy xuôi sườn dốc.

11
Nước sẽ chảy theo những kênh trên mặt đất trước khi chảy vào trong các sông lớn.
Cũng giống như tất cả các thành phần khác trong vòng tuần hoàn nước, quan hệ giữa
mưa và dòng chảy cũng biến đổi theo thời gian và không gian. Những trận mưa tương
tự nhau xuất hiện trong vùng rừng rậm Amazon và trong vùng sa mạc tây bắc nước
Mỹ sẽ sản sinh những dòng chảy mặt khác nhau. Dòng chảy mặt bị chi phối bởi các
nhân tố khí tượng địa vật lý và địa hình. Chỉ khoảng 1/3 lượng nước mưa rơi trên bề
mặt đất chảy vào sông suối và quay trở lại đại dương. 2/3 còn lại bị bốc thoát hơi hoặc
thấm vào nước ngầm. Con người thường sử dụng nước cho các mục đích khác nhau từ
dòng chảy nước mặt.

Dòng chảy sông ngòi

Cục Địa chất Mỹ định nghĩa “dòng chảy” là lượng nước chảy trong sông, suối,
hoặc lạch nước.

Sông ngòi rất quan trọng không chỉ đối với con người mà đối với cuộc sống
khắp mọi nơi. Sông ngòi không chỉ là một nơi rộng lớn cho con người và những con
vật của họ hoạt động, con người còn sử dụng nước sông cho nhu cầu nước uống và
nước tưới, sản xuất ra điện, làm sạch chất thải (xử lý nước thải), giao thông thuỷ, và
kiếm thức ăn. Sông ngòi còn là môi trường sống chính cho tất cả các loài động và thực
vật nước. Sông ngòi bổ sung cho tầng ngậm nước ngầm dưới mặt đất qua lòng sông,
và tất nhiên cả đại dương.

Một điều rất quan trọng khi nghiên cứu về sông ngòi là phải xem xét các lưu vực
sông. Lưu vực sông là gì? Nếu bạn đang đứng trên mặt đất ngay bây giờ, hãy nhìn
xuống. Bạn và tất cả mọi người đang đứng trên một lưu vực sông. Một lưu vực sông
là vùng mà tại đó tất cả nước rơi và tiêu thoát chảy theo cùng một dòng. Lưu vực sông
có thể chỉ nhỏ bằng một vết chân trên bùn hoặc đủ rộng để bao phủ toàn bộ vùng thoát
nước vào trong sông Mississippi ở đó nước chảy vào Vịnh Mexico. Các lưu vực nhỏ
hơn được chứa trong những lưu vực lớn hơn. Các lưu vực sông rất quan trọng vì dòng
chảy và chất lượng nước của một con sông chịu tác động của nhiều thứ, có ảnh hưởng

12
của con người hay không có ảnh hưởng của con người, xuất hiện trong những vùng
phía trên mặt cắt cửa ra của lưu vực. Dòng chảy sông ngòi luôn luôn biến đổi

Dòng chảy sông ngòi luôn thay đổi từng ngày thậm chí từng phút. Tất nhiên,
mưa tác động chính tới dòng chảy trên các lưu vực. Mưa rơi làm tăng mực nước sông,
và mực nước sông có thể tăng ngay cả khi mưa ở rất xa trên lưu vực sông. Ghi nhớ
rằng nước mưa rơi trên lưu vực cuối cùng phải chảy ra ở mặt cắt cuối lưu vực. Độ lớn
của sông phụ thuộc vào độ lớn của lưu vực. Sông lớn có lưu vực sông rộng, sông nhỏ
có lưu vực sông nhỏ hơn. Tương tự như vậy, sông có kích thước khác nhau tác động
khác nhau lượng mưa rơi. Trong các sông lớn mực nước lên xuống chậm hơn các
sông nhỏ. Trong lưu vực nhỏ, mực nước sông có thể lên xuống tính theo phút và giờ.
Những sông rộng có thể mất vài ngày để biến đổi mực nước lên xuống và thời gian lũ
lên có thể kéo dài vài ngày.

Lượng trữ nước ngọt

Nước ngọt trên mặt đất, một thành phần của chu trình nước, yếu tố cần thiết cho
mọi sự sống trên trái đất. Nước mặt bao gồm nước trong các dòng sông, ao, hồ, hồ
nhân tạo, và các đầm lầy nước ngọt.

Lượng nước trong các sông và hồ luôn luôn thay đổi phụ thuộc vào lưu lượng
vào và ra. Dòng chảy vào từ mưa, dòng chảy tràn trên mặt đất, lượng nước ngầm dưới
đất, và lượng nước gia nhập từ các sông nhánh. Dòng chảy ra khỏi các hồ và sông bao
gồm lượng bốc hơi và dung tích nước bổ sung cho nước ngầm. Con người cũng sử
dụng nước mặt cho các nhu cầu thiết yếu của mình. Lượng và vị trí của nước mặt thay
đổi theo thời gian và không gian, một cách tự nhiên hay dưới sự tác động của con
người. Nước mặt duy trì sự sống

Trong vùng châu thổ sông Nile ở Ai Cập, cuộc sống có thể sinh sôi tại những
vùng sa mạc nếu được cung cấp đủ lượng nước (mặt hoặc ngầm). Nước trên mặt đất
thực sự giúp duy trì cuộc sống. Nước ngầm tồn tại thông qua sự di chuyển của nước
mặt vào trong tầng nước ngầm dưới mặt đất. Nước ngọt trên bề mặt trái đất tương đối
khan hiếm. Chỉ khoảng 3% của tổng lượng nước trái đất là nước ngọt, các hồ nước

13
ngọt và các đầm (nước) ngọt chiếm 0,29% tổng lượng nước ngọt trên trái đất, hồ
BaiKal ở Châu Á chiếm 20% tổng lượng nước ngọt trên trái đất, Hồ Lớn (Huron,
MichiGan, và Superior) cũng chiếm 20% tổng lượng nước ngọt trên trái đất. Các sông
chỉ chiếm khoảng 0,006% tổng lượng nước ngọt trên trái đất. Ta có thể nhận thấy rằng
nước ngọt, yếu tố cần thiết cho sự tồn tại cuộc sống trên trái đất, chỉ chiếm một phần
cực nhỏ “một giọt nước trong biển cả mênh mông” của tổng lượng nước trên trái đất.

Nước ngầm

Bất cứ nơi nào trên thế giới, một phần lượng nước mưa và tuyết đều thấm xuống
lớp đất và đá dưới bề mặt. Lượng thấm bao nhiêu phụ thuộc vào một số các nhân tố.
Trên đỉnh băng của Greenland lượng nước mưa thấm xuống là rất nhỏ, ngược lại, một
dòng sông chảy vào trong hang động ở vùng Georgia, Mỹ, cho thấy sông cũng có thể
chảy trực tiếp vào trong nước ngầm.

Một phần lượng nước thấm xuống sẽ được giữ lại trong những tầng đất nông, ở
đó nó có thể chảy vào sông nhờ thấm qua bờ sông. Một phần nước thấm xuống sâu
hơn, bổ sung cho các tầng nước ngầm. Nếu tầng nước ngầm nông hoặc đủ độ rỗng để
cho phép nước chảy tự do qua nó, con người có thể khoan các giếng trong tầng nước
ngầm này và sử dụng nước cho những mục đích của mình. Nước ngầm có thể di
chuyển được những khoảng cách dài hoặc được trữ lại trong tầng nước ngầm trong
một thời gian dài trước khi quay trở lại bề mặt hoặc qua thấm vào các thuỷ vực khác,
như thấm vào các sông và đại dương.

Khi nước mưa thấm vào trong tầng đất sát mặt, nó hình thành vùng không bão
hoà và vùng bão hoà. Trong vùng không bão hoà, nước tồn tại trong các lỗ rỗng của
lớp đá bên dưới mặt đất, nhưng tầng đất chưa đạt tới trạng thái bão hoà. Phần phía trên
của tầng không bão hoà là vùng đất. Vùng đất này có không gian phân bố được tạo ra
từ rễ cây trồng, nước mưa có thể thấm vào tầng này. Cây trồng sử dụng nước trong
tầng đất này. Bên dưới vùng không bão hoà là vùng bão hoà, ở đây nước chứa đầy
trong các khe rỗng giữa các phần tử đất và đá. Có thể khoan giếng trong vùng này và
bơm nước lên.

14
Lưu lượng nước ngầm

Lượng nước mà ta không thể nhìn thấy được - nước ngầm (nước tồn tại và di
chuyển trong lòng đất) - chiếm một lượng rất lớn so với lượng nước ta có thể nhình
thấy được. Nước ngầm đóng góp lớn cho dòng chảy sông ngòi của nhiều con sông.
Con người đã sử dụng nước ngầm từ hàng ngàn năm nay và vẫn đang tiếp tục sử dụng
nó hàng ngày, phần lớn cho nhu cầu nước uống và nước tưới. Cuộc sống trên trái đất
phụ thuộc vào nước ngầm cũng giống như là nước bề mặt. Nước ngầm chảy bên dưới
mặt đất.

Một phần lượng mưa rơi trên mặt đất và thấm vào trong đất trở thành nước
ngầm. Phần nước chảy sát mặt sẽ lộ ra rất nhanh khi chảy vào trong lòng sông, nhưng
do trọng lực, một phần lượng nước tiếp tục thấm sâu vào trong đất.

Trong sơ đồ này, hướng và tốc độ di chuyển nước ngầm được tính thông qua các
đặc trưng của tầng nước ngầm và lớp cản nước (ở đây nước khó chảy qua). Sự chuyển
động của nước bên dưới mặt đất phụ thuộc vào độ thấm (nước thấm khó khăn hay dễ
dàng) và khe rỗng của đá bên dưới mặt đất (số các khe hở trong vật liệu). Nếu các lớp
đá cho phép nước chảy qua nó tương đối tự do thì nước ngầm có thể di chuyển được
những khoảng cách đáng kể trong thời gian vài ngày. Nhưng nước ngầm cũng có thể
thấm sâu hơn vào các tầng nước ngầm sâu ở đó nó sẽ mất hàng ngàn năm để di
chuyển trở lại vào môi trường.

Suối

Một tầng nước ngầm liên tục được bổ sung nước đến khi nước chảy tràn trên mặt
đất, kết quả là hình thành các con suối. Các con suối có thể rất nhỏ, chỉ có nước chảy
khi có một trận mưa đáng kể, đến các dòng suối lớn chảy với hàng trăm triệu gallon
nước mỗi ngày.

Các con suối có thể hình thành trong bất kỳ loại đá nào, nhưng phần lớn chúng
hình thành trong các loại đá vôi và đolomit, dễ dàng rạn nứt và hoà tan do mưa axit.

15
Khi đá bị phá huỷ và hoà tan, các khoảng trống hình thành cho phép nước chảy qua.
Nếu dòng chảy theo phương ngang, nó có thể chảy tới mặt đất, hình thành các con
suối. Nước suối không phải bao giờ cũng sạch.

Nước từ các suối thường sạch. Tuy nhiên, nước trong một vài con suối có thể có
màu trà. Ảnh trên biểu diễn một con suối tự nhiên trong vùng Tây Nam Colorado.
Nước suối có màu đỏ của sắt do nước ngầm tiếp xúc với khoáng sản trong lòng đất.
Tại bang Florida, Mỹ, nhiều nguồn nước mặt chứa các axit ta-nanh tự nhiên từ các
chất hữu cơ ở trong đất đá làm cho nước suối có mầu. Lưu lượng của nước màu trong
các suối chỉ ra rằng nước đang chảy nhanh trong các kênh dẫn rộng trong tầng nước
ngầm mà không được lọc qua các vùng đá vôi.

Các suối nước nóng vẫn chỉ là suối thông thường nhưng nước tại đó ấm, một vài
chỗ còn nóng như các con suối bùn đang sôi sùng sục ở Công Viên Quốc Gia
Yellowstone, Wyoming, Mỹ. Nhiều suối nước nóng xuất hiện ở những vùng gần núi
lửa hoạt động, được bổ sung nước nóng do tiếp xúc với đá nóng sâu dưới bề mặt đất.
Càng dưới sâu các tảng đá càng nóng hơn, và nếu nước dưới sâu bề mặt đất chảy tới
một khe nứt rộng nó có thể tạo ra một dòng chảy lên lớp đất trên mặt, và tạo ra một
suối nước nóng. Các suối nước ấm nổi tiếng vùng Georgia và suối nước nóng vùng
Arkansas của Hoa Kỳ là các loại điển hình.

Sự thoát hơi

Thoát hơi là quá trình nước được vận chuyển từ các rễ cây đến các lỗ nhỏ bên
dưới bề mặt lá, ở đây nước chuyển sang trạng thái hơi và thoát vào khí quyển. Do đó,
thoát hơi thực chất là bốc hơi của nước từ lá cây. Lượng nước bốc thoát hơi từ cây
trồng ước tính chiếm khoảng 10% của hàm lượng nước trong khí quyển.

Thoát hơi thực vật là một quá trình không nhìn thấy được, khi nước đang bốc hơi
trên bề mặt các lá cây, bạn không thể đi ra ngoài và nhìn thấy các lá cây đang bốc

16
thoát hơi. Trong mùa phát triển của cây trồng, một lá cây sẽ bốc thoát hơi nước nhiều
lần hơn trọng lượng của chính nó. Một mẫu Anh trồng ngô có thể bốc thoát hơi được
khoảng 11.400 - 15.100 lít nước/ngày, và một cây sồi lớn có thể bốc hơi được 151.000
lít nước/năm.

Lượng nước bốc thoát hơi từ cây cối biến đổi lớn theo thời gian và không gian.
Một số nhân tố tác động đến tốc độ bốc thoát hơi nước:

• Nhiệt độ:Tốc độ bốc thoát hơi tăng lên khi nhiệt độ tăng, đặc biệt trong mùa
phát triển của cây trồng khi nhiệt độ không khí ấm hơn.
• Độ ẩm tương đối: Khi độ ẩm tương đối của không khí xung quanh cây trồng
tăng thì tốc độ bốc thoát hơi giảm. Nghĩa là nước bốc hơi khi không khí khô dễ dàng
hơn là trong không khí bão hoà ẩm.
• Gió và sự di chuyển của không khí: Sự di chuyển của các lớp không khí xung
quanh một cây tăng lên làm cho bốc thoát hơi cũng tăng cao.
• Loại cây: Loại cây khác nhau sẽ thoát hơi nước với tốc độ khác nhau. Các loại
cây sống trong vùng khô cằn thì thoát hơi ít hơn các loại cây khác. Ví dụ cây xương
rồng để giữ lại lượng nước quý báu bằng cách giảm bớt sự thoát hơi hơn các cây trông
khác.

Lượng trữ nước ngầm

Một lượng lớn nước được trữ trong đất. Nước này vẫn tiếp tục chuyển động, có
thể rất chậm, và nó vẫn là một phần của vòng tuần hoàn nước. Phần lớn nước ngầm là
do mưa và lượng nước thấm từ lớp đất mặt. Tầng đất phía trên là vùng không bão hoà,
trong tầng này lượng nước thay đổi theo thời gian, mà không làm bão hoà tầng đất.
Bên dưới lớp đất này là vùng bão hoà, tất cả các khe nứt, các ống mao dẫn, và các
khoảng trống giữa các phân tử đá được lấp đầy nước. Thuật ngữ “nước ngầm” được
dùng để mô tả cho khu vực này. Một thuật ngữ khác của nước ngầm là “bể nước
ngầm”. Bể nước ngầm là kho chứa nước ngầm khổng lồ và con người khắp nơi trên
thế giới phụ thuộc vào nước ngầm trong cuộc sống hàng ngày.

17
Cách hay nhất để hiểu được khái niệm đất bão hoà nước tại một độ sâu nhất định
nào đó là đào một cái hố tại một bãi biển, nếu sự thấm diễn ra vừa đủ để còn giữ lại
nước. Mực nước trong hố là mực nước ngầm. Biển ở phía phải của hố, mực nước
trong hố bằng với mực nước biển. Tất nhiên, mực nước trong hố đào cũng lên xuống
từng phút theo sự lên xuống của thuỷ triều.

1.4. chu trình sinh địa hóa học.


Sự vận chuyểncủa những nguyên tố hóa học trong một chu trình, từ sinh vật đến
môi trường vật chất, quay trở lại những sinh vật. Quá trình được gọi một chu trình
chất dinh dưỡng nếu những phần tử được liên quan là những nguyên tố vi lượng, mà
quan trọng đối với cuộc sống. Một chu trình sinh địa hóa học xuất hiện khi cây cỏ
phân hủy và những khoáng chất được hợp nhất tự nhiên trong mùn cần sự tăng trưởng
cây.

2. ĐÁ

Đá là một tập hợp có quy luật các loại khoáng chất. Nó có nguồn gốc khác nhau và
luôn luôn chịu ảnh hưởng của các điều kiện ở ngoài mặt đất. Các điều kiện này làm
thay đổi hay phá hủy đá. Một chu trình kín từ sự biến đổi đến tạo thành của đá, bao
gồm sự thoái hóa hay phá hủy cuối cùng tạo nên loại đá mới

Dựa vào nguồn gốc, đá ở địa cầu chia thành 3 nhóm riêng biệt: đá magma (đá hỏa
lập), đá trầm tích và đá biến chất

18
2.1. Khoáng vật:

2.1.2. Định nghia:

Khoáng vật là các hợp chất tự nhiên, vô cơ, rắn, đồng nhất được hình thành trong
các quá trình địa chất. Thuật ngữ "khoáng vật" bao hàm cả thành phần hóa học của vật
liệu lẫn cấu trúc khoáng vật. Các khoáng vật có thành phần hóa học thay đổi từ dạng
các nguyên tố hóa học tinh khiết và các muối đơn giản tới các dạng phức tạp như các
silicat với hàng nghìn dạng đã biết. Công việc nghiên cứu khoáng vật được gọi là
khoáng vật học.

Gần 75% khối lượng của vỏ trái đất là oxi và silic. Đó là 2 nguyên tố quan trọng
kết hợp với vài nguyên tố khác( Al, Fe,Ca,…) tạo nên thành phần hóa học trong
khoáng, chúng chiếm đến khoảng 95% thành phần vỏ trái đất. khoáng với thành phần
gồm Si và O thì gọi là Silicat, chúng chiếm là dạng phổ biến nhất trong việc hình
thành khoáng đá.

Khi các ion hoặc nguyên tử trong khoáng vật được xếp theo một kiểu hình nhất
định và đều đặn, đó là khoáng vật ở trạng thái kết tinh (crystalline minerals). Mỗi loại
khoáng kết tinh đầu có đặc trưng phân bố nguyên tử bên trong riêng, không trùng với
bất kỳ khoáng vật nào khác, ngay cả 2 khoáng vật kết kinh có cùng thành phần hóa
học

19
Có một ít khoáng vật không có cách sắp xếp nguyên tử hay ion theo trật tự nhất
định, đó là khoáng vật ở trạng thái vô định hình hay vô tinh (amorphous mineral) như
Opal, Limonit.

Cấu trúc tinh thể là sự sắp xếp trong không gian hình học có trật tự của các
nguyên tử trong cấu trúc nội tại của khoáng vật. Hiện nay tồn tại 14 sắp xếp lưới tinh
thể cơ bản của các nguyên tử trong không gian ba chiều và chúng được gọi chung là
14 "lưới Bravais". Mỗi một lưới tinh thể này lại có thể được phân loại vào một trong
sáu hệ tinh thể, và tất cả các cấu trúc tinh thể hiện nay được công nhận đều phù hợp
với một lưới Bravais/một hệ tinh thể. Cấu trúc tinh thể này dựa trên sự sắp xếp thông
thường của nguyên tử hay ion bên trong và nó thường được biểu diễn theo dạng hình
học mà tinh thể có. Thậm chí ngay cả khi các hạt khoáng vật là quá nhỏ để có thể nhìn
hay có hình dạng bất thường thì cấu trúc tinh thể cơ bản của nó vẫn luôn luôn có tính
chu kỳ và có thể xác định được nhờ nhiễu xạ tia X.

Phân loại các loại mạng tinh thể

20
Hệ tinh thể Mạng tinh thể

tam tà

tâm mặt
đơn giản
đáy

đơn tà

tâm mặt
đơn giản tâm khối tâm mặt
đáy

hệ thoi trực giao

lục giác

tam giác

đơn giản tâm khối

tứ giác

đơn giản tâm khối tâm mặt

lập phương
Thành phần
hóa học và cấu
trúc tinh thể hợp
lại với nhau để xác định khoáng vật. Trên thực tế, hai hay nhiều khoáng vật có thể có
cùng một thành phần hóa học, nhưng khác nhau về cấu trúc kết tinh (chúng được gọi

21
là các chất đa hình). Ví dụ, pyrit và marcasit đều có thành phần hóa học là sulfua sắt,
nhưng sự sắp xếp các nguyên tử bên trong của chúng là khác nhau. Tương tự, một vài
khoáng vật lại có các thành phần hóa học khác nhau, nhưng có cùng một cấu trúc tinh
thể: ví dụ, halit (hình thành từ natri và clo), galena (hình thành từ chì và lưu huỳnh)
cùng pericla (hình thành từ magiê và ôxy) đều có cùng cấu trúc tinh thể dạng lập
phương.

Cấu trúc tinh thể có ảnh hưởng lớn tới các tính chất vật lý của khoáng vật. Ví dụ,
mặc dù kim cương và than chì (graphit) đều có cùng thành phần (cả hai đều là cacbon
tinh khiết) nhưng graphit thì rất mềm còn kim cương thì lại là rắn nhất trong số các
khoáng vật đã biết. Có điều này là do các nguyên tử cacbon trong than chì được sắp
xếp thành các tấm có thể dễ dàng trượt trên nhau trong khi các nguyên tử cacbon trong
kim cương lại tạo ra một lưới ba chiều cài chặt vào nhau.

Hiện nay, người ta đã biết trên 4.000 khoáng vật, theo như Hiệp hội Khoáng vật
Quốc tế - tổ chức chịu trách nhiệm phê chuẩn việc đặt tên cho các loại khoáng vật mới
được tìm thấy trong tự nhiên. Trong số này, khoảng 150 khoáng vật có thể được coi là
"phổ biến", 50 là "thỉnh thoảng" còn số còn lại là "hiếm" hay "cực hiếm".

2.1.2. Nguồn gốc:

Theo điều kiện sinh thành khoáng vật được chia ra thành 2 nhóm lớn:

 Nhóm khoáng vật nội sinh, được hình thành trong các điều kiện liên quan đến

các quá trình xảy ra trong lớp vỏ Trái Đất và trong phần trên của quyển manti
(còn gọi là lớp phủ) (tức là thạch quyển) như do chịu sự tác động của macma
hay do biến chất
 Nhóm khoáng vật ngoại sinh, thành tạo ở phần trên của vỏ Trái Đất và ở trên

mặt đất liên quan đến các quá trình ngoại sinh -như tác dụng phong hóa và tích
đọng từ dung dịch nước

2.1.3. Các loại khoáng

a. Các loại khoáng silicat

22
• Feldspar: hiện diện nhiều trong thành phần của vỏ địa cầu, do sự hóa hợp của
các nguyên tố như natri, calci, kali với silic, aluminum và oxy. Có 2 nhóm feldspar
chính:

o Nhóm plagioclas: gồm 2 nhóm nhỏ là plagiocls calci (CaAL 2Si2O8) được

hình thành dưới điều kiện nhiệt độ cao và plagioclase natri (NaAlSi3O8)
được hình thành dưới điều kiện nhiệt độ thấp.

Do đó trong thành phần hóa học của nhóm plagioclase, lượng calci và natri
thay đổi tùy theo nhiệt độ và cấu tạo hóa học của magma. Vì ion calci và
ion natri có kích thước gần bằng nhau nên dễ thay thế lẫn nhau. Nhìn qua
kính hiển vi phân cực người ta có thể xác định được các loại plagioclase có
hàm lượng calci và natri khác nhau.

o Feldspar kali (KAlSi3O8) là một nhóm feldspar phức tạp. Nhóm này được

nhận diện bằng cách nhìn qua kính hiển vi hay dùng phương pháp nhiễu
xạ tia X. Feldspar kali có nhiều trong đá granit và thường được gọi chung
bằng một từ không được đúng là orthoclase. Riêng trong đá phun trào
(giàu kiềm) có một loại feldspar kali gọi được hình thành ở nhiệt độ cao
có tên là sanidin.
• Olivin

Olivin (Mg,Fe)2SiO4 là loại khoáng màu đậm. Trong thành phần có lượng sắt
và magne thay đổi, olivine magne được hình thành ở nhiệt độ cao hơn olivine sắt.

Để nhận diện olivine, nó có màu xanh đặc biệt của trái oliu và thường có dạng
là những hạt tinh thể nhỏ.

• Pyroxene.

Pyroxene là tên của nhóm vật phức tạp. Ở đây chỉ đề cập đến augit (Ca, Na)
(Mg, Fe2+.Fe3+, Al) [(Si, Al)2O6].

Augit hiện diện trong nhiều loại đá. Nó được nhận diện với màu lục thật đậm,
độ cứng 5 – 6 và 2 cát khai gần thẳng góc (870)

23
• Amphibol

Amphibol là tên một loại nhóm khoáng vật mà quan trọng hơn cả là hornblend
có công thức Ca2Na (Mg, Fe) (Al, Fe3+,Ti) (OH, F)2 [(Al2Si2)2O22], có màu đen, 2
hướng cát khai hợp nhau một góc xiên(1240).

• Mica

Mica được nhận diện nhờ tính chất màu và cát khai thật tốt. Sau đây là thành
phần hóa học của các loại Mica

Biotit (mica đen) [K(Mg, Fe)3 (AlSi3O10) (OH)2]

Muscovite (mica trắng) [KAl (AlSi3O10) (OH)2]

Chlorit (mica lục) [(Mg, Fe, Al)6 [(Al, Si)4O10] (OH)8]

• Thạch anh (quartz)

Thạch anh SiO2 trong suốt, màu trắng đục hay nhiều màu khác như ám khói,
tím, đỏ, hồng, vàng... màu do tạp chất lẫn vào trong thành phần hóa học, nhưng
không gây ảnh hưởng nào đối với cấu trúc. Thạch anh được nhận diện với độ cứng
7, không có cát khai.

b. Khoáng oxyd

Khoáng oxyd được hình thành do sự nối trực tiếp giữa oxyd và một nguyện tố
khác. Vì thế khoáng oxyd là khoáng tương đối đơn giản so với khoáng silicat và đa
số mềm hơn khoáng silicat, nhưng lại cứng hơn các loại khoáng vật khác. Khoáng
oxyd gồm có quặng sắt, chrom, mangan, thiếc và nhôm như: hematite (Fe2O3),
cassiterit (SnO2), corundum (Al2O3).

c. Khoáng sulfur

Khoáng sulfur hình thành do sự nối trực tiếp giữa lưu huỳnh và một số nguyên
tố khác thường là sắt, đồng, chì, kẽm và thủy ngân … Khoáng sulfur có giá trị

24
công nghiệp như pyrite (FeS2), chalo- pyrite (CuFeS2), galena (PbS), sphalerit
(ZnS).

d. Khoáng carbonat và sulfat

tương tự như khoáng silicat có tứ diện (SiO4)4- phức tạp, thì khoáng carbonat có
tứ diện carbon – oxy (CO3)2- gồm có một carbo nối với 3 oxy. Ion phức tạp (CO3)2-
nối với ion Ca2+ tạo thành khoáng calcite là thành phần chính của đá vôi. Một loại
ion phức tạp khác là (SO4)2- gồm có một sulfur nối với 4 oxy. Ion sulfat nối với các
ion khác tạo thành khoáng sulfat, thí dụ ion sulfat nối với ion calci tạo ra khoáng
calci sulfat hay thạch cao (gypsum) CaSO4.2H2O hoặc anhydrite (CaSO4).

2.1.4. Tính chất nhận diện các loại khoáng:

Có nhiều cách để nhận biệt một khoáng vật, vì mỗi loại khoáng vật có thành phần
hóa học riêng biệt, nên có thể dùng phương pháp phân tích hóa học để xác định.
Phuong pháp này đòi hỏi phòng thí nghiệm tối tân. Hơn nũa, một vài trường hợp
thành phần hóa học giống nhau, nhưng cấu trúc bên trong lại khác nhau.

Có lẽ tiện lọi và đơn giản nhất là nhận diện khoáng vật bằng cách xác định tính
chất vật lý, chỉ khi cần thiết mới dùng phương pháp hóa học.

Tính chất vật lý bao gồm: màu, ánh, độ cứng, tỷ trọng, hình dạng tinh thể, cát khai,
độ hòa tan, từ tính, huỳnh quang và phóng xạ … Ở đây chỉ kể một số tính chất vật lý
quan trọng.

Màu:

Màu không phải là tính chất cột yếu để xác định tất cả các loại khoáng vật, vì một
số khoáng có màu rất biến đổi, nhất là thành phần hóa học có lẫn thêm tạp chất ngoại
lai. Đại khái màu của khoáng vật được chia thành 2 nhóm:

• Nhóm có nhàu nhạt gồm có các màu nâu, đỏ, đỏ bầm, vàng, …, trong thành
phần hóa học có chứa nhiềm nhôm

25
• Nhóm có màu đâm gồm có: màu xám đen, xanh đen và đen tuyền…, trong
thành phần hóa học có chứa nhiều Magne và sắt

Các màu sắc của khoáng calcite

Ánh

Ánh là độ phản chiếu ánh sáng từ các mặt tinh thể hay mặt cát khai, cũng giúp để
xác định khoáng vật. Ánh có 2 loại rõ rệt:

• Ánh kim loại

• Ánh không kim loại

Ánh không kim loại được phân biệt thành các ánh khác nhau như ánh nhựa, ánh
tơ, ánh xà cừ, ánh thủy tinh, ánh kim cương …

26
Tuy nhiên, ánh cũng không phải là đặc tính đặc sắc vì rất thay đổi. Thật vây, một
mẫu khoáng vật có thể có nhiều ánh khác nhau, tùy theo mặt tinh thể và trình độ kết
tinh

Hình dạng của khoáng vật

Tất cả vật chất khi kết tinh, các nguyên tử cấu tạo sẽ xếp theo một dạng thể căn
bản là đơn vị cấu tạo của tinh thể, các ô cơ bản (unit cell) chồng lên nhau trong không
gian 3 chiều tạo nên tinh thể.

Khoáng vật khi kết tinh, nếu không bị hạn chế về thể tích, nó sẽ có hình dạng bên
ngoài rõ rệt. Trái lại, nếu bị hạn chế, nó không có dạng thể nhất định. Trường hợp này
tinh thể được xác định dưới kính hiển vi hay bang tia X.

Thạch cao với tinh thể dạng


tấm (hoa hồng)

Cát khai và mặt vỡ

Lực liên kết giữa các ion tạo ra khoáng vật không nhất thiết phải đồng đều ở mọi
hướng. Nếu khoáng vật có những mặt phẳng với lực liên kết thì khoáng vật dễ bị tách
rời theo mặt vừa kể. những mặt như vậy gọi là mặt cát khai. Mặt cát khai khác hẳn với
mặt tinh thể. Mặt cát khai là hường yếu nhất của tinh thể. Còn mặt tinh thể phản ánh
hình dạng của khoáng vật theo những hệ thống kết tinh.

27
Mặt cát khai và dạng tinh thể

Mặt cát khai của quặng calcite Mặt cát khai của mica

28
Khoáng vật có thể có một hay nhiều cát khai hoặc không có cát khai vì sự liên kết
vì sự liên kết giữa các ion đều và chặc chẽ. Trong trường hợp này khoáng vật chỉ có
mặt vỡ. Mặt vỡ khác với mặt cát khai là không theo chiều hướng đặc biệt nào. Mặt vỡ
cũng là một tính chất để nhận diện khoáng vật, thí dụ, mặt vỡ cong, mặt vỡ lổm chổm

Độ cứng

Độ cứng là kháng sức của khoáng vật chống lại sức rạch trầy của khoáng vật khác.
Nếu một vật có độ cứng hơn khoáng vật, nó sẽ rạch trầy được khoáng vật đó.

Độ cứng của khoáng vật được chia làm 2 loại: độ cứng tuyệt đối được đo chính
xác, có đơn vị kg/mm2, độ cứng tương tối của các khoáng vật được phân thành 10 bậc
gọi là thang độ cứng Mohs, có độ cứng từ một tới mười

29
Độ cứng tuyệt
Độ cứng thang Mohs Khoáng vật
đối
1 Talc (Mg3Si4O10(OH)2) 2,4
2 Thạch cao (CaSO4.2H2O) 36
3 Đá calcite (CaCO3) 109
4 Đá fluorite (CaF2) 189
5 Apatite (Ca5(PO4)3(OH-,Cl-,F-)) 536
Feldspar orthoclase
6 795
(KAlSi3O8)
7 Thạch anh (SiO2) 1120
8 Topaz (Al2SiO4(OH-,F-)2) 1420
9 Corundum (Al2O3) 2060
10 Kim cương (C) 10060

Ngoài ra, một số vật thông thường cũng có thể dùng để thử độ cứng tương đối:

Vaät so saùnh Ñoä cöùng

Buùt chì 1

Moùng tay 2,5

Sôïi daây ñoàng 3

Ñinh saét 4

Thuûy tinh 5

Dao saéc 6

Löôõi dao caïo 7

Tỷ trọng:

Tỷ trọng là tỷ lệ khối lượng khoáng vật so với khối lượng nước cất có cùng một
thể tích. Tỷ trong là tính chất ít thay đổi nhất của khoáng vật. Thường người ta lấy
thạch anh có tỷ trọng là 2.65 làm tiêu chuẩn để so sánh.

• Khoáng vật có tỷ trọng nhỏ hơn 2.65 là khoáng vật nhẹ

• Khoáng vật có tỷ trọng lớn hơn 2.65 là khoáng vật nặng

30
Tính chất kết hợp của khoáng vật

Một số khoáng vật có tính chất kết tinh một lượt 2 hoặc nhiều tinh thể cùng lúc để
tạo ra song tinh hay đa hợp tinh. Thí dũ song tinh mũi giáo của khóng thạch cao, song
tinh chữ thập của khoáng staurolit, đa hợp tinh của plagioclase

Tính chất khác:

• Vị, có thể dùng lưỡi để nếm thử khoáng vật

• Độ hòa tan, khoáng vật dễ tan khi sờ vào giống như sờ vào miêng
đường. khoáng vật không tan khi sờ vào giống như sờ vào mảnh kính

• Phản ứng hóa học, nhỏ acid chlohydric (HCl) loãng vào calcite, nó sủi
bọt và bốc “khói”. Ngoài ra còn có các tính chất vật lý khác cũng thường
dùng để thử nghiệm như độ phóng xạ đo bằng máy Geiger, từ tính dùng
thanh nam châm, phát huỳnh quang: sự phát ra màu (ánh sáng đơn sắc)
nào đó khi rọi đèn cực tím UV.

2.2. Các loại đá

2.2.1. Đá magma hay đá hỏa lập:

Đá magma là do sự kết tinh từ dung nham nóng chảy tự nhiên. Khi magma nguội
dần (dưới 19000C), khoáng vật lần lượt bắt đầu kết tinh để tạo thành đá cứng. Đá
magma gồm các nhóm được tạo thành ở sâu trong vỏ đất: đá sâm nhập sâu (Plutonic
rock). Vì phun trào ra ngoài mặt đất, nhiệt độ mất đi nhanh, đá núi lửa không có thời
gian kết thành tinh thể hay chỉ kết thành tinh thể cực nhỏ. Trái lại, nhóm xâm nhập sâu
có tinh thể to lớn. kích thước của hạt có kiên quan đến cấu thể của đá. Vả lại, phân
loại đá magma cũng căn cứ vào thành phần hóa học. khoáng vật được chia thành 2
nhóm, tùy theo hàm lượng silic, hàm lượng của silic thay đổi trong khoảng từ 45% -
70%. Đá màu đậm có hàm lượng silic kém nhưng lại giàu sắt và magne, đá màu nhạt
có hàm lượng silic và kali cao

31
Phân loại đá magma

Thành phần khoáng - Orthoclase - Plagioclase giàu - Plagioclase


>plagioclase Na (feldspar andesine giàu Ca ưu thế
vật
chiếm ưu thế)
- Thạch anh - Pyroxene
Cấu thể - Có ít/ không có (augit)
- Mica (biotit) thạch anh
- Không có
hay hạt độ - Amphibol - Amphibol thạch anh
(hornblend) (hornblend), mica
(biotit), pyroxene - Quặng sắt
(augit)
- Có thể có
olivin

Họ GRANIT Họ DIORIT Họ GABBRO

(họ đá hoa cương (họ đá Hàm lục) (họ đá Trọng lạp)

Permatic (hạt thật Đá Granite


thô) (kết chằng) pegmatite

Hạt to đều Đá Granite Đá Diorite Đá Gabbro


(phaneritic)

Porphyr: nền hạt to Đá Granit porphyr


đều có khổng khoáng

Vi hạt đều Đá Rhyolite (đá lưu Andesite (đá An Sơn) Đá Basalt (đá
vân) huyền vũ)

Nền vi hạt có khổng Đá Phuolit porphyr Đá Andesite porphyr


khoáng

Thủy tinh:- Đặc sít Đá thủy tinh (Obsidian) Xỉ núi lửa

- Hang lổ Đá bọt – đá nổi (pumice)

32
Thành phần khoáng - Orthoclase chủ yếu - Orthoclase < - Không có
Plagioclase Na feldspar
vật - Không có thạch
anh - Có thạch anh - Pyroxene
Cấu thể hay hạt độ (augit)
- Mica (biotit) - Amphibol
(hornblend), mica - Không có
- Amphibol (biotit), pyroxene thạch anh
(hornblend) (augit)
- Có olivin

Họ SYENITE Họ Siêu MAFIC


GRANODIORIT (ultramafic)

Hạt đều Đá syenite Đá granodiorite Đá pyroxenite


(equigranular)
Đá peridotite

Vi hạt (aphanitic) Đá trachyte Đá Rhyodacite Đá dolerite, đá


diabaz

2.2.2. Đá trầm tích (sedimentary rock)

Đá trầm tích được tạo thành từ sự kết cứng các mảnh đá và khoáng được dòng
nước, gió, băng hà tích tụ và từ sự kết tủa của chất hòa tan. Mảnh vụn và chất hòa tan
là do đá trước đó cung cấp. Đá trầm tích được thành lập ngay trên mặt đất hay dưới
đáy nước.

Nguồn gốc tạo thành đá trầm tích có thể là do:

• Tích tụ khoáng vật và mảnh vụn đá rồi biến đổi thành đá trầm tích (đá
trầm tích lưu tính)

• Tích tụ vật liệu nguồn gốc hữu cơ rồi biến đổi thành đá trầm tích (đá
trầm tích hữu cơ)

33
• Trầm tủa hóa học kết tụ lại thành đá trầm tích (đá trầm tích hóa học)

Đá trầm tích có nguồn gốc kết tủa được phân loại theo thành phần hóa học, còn
đá có nguồn gốc mảnh vụn thì dựa vào kích thước và thành phần của vật liệu để phân
loại. Tuy nhiên, một vài loại đá mảnh vụn, thành phần hóa học cũng được để ý, thí dụ
đá cát có thành phần khoáng thạch anh rất cao.

Cát kết và cuội kết: có cấu tạo hạt thô là cấu trúc của 25% đá trầm tích. Những
mẩu hạt cát tạo nên cát kết có đường kính từ 0.076 – 2 mm. cuội kết gồm những hạt
bị chôn vùi thường có đường kính từ 2 mm trở lên. Phụ thuộc vào loại kết dính (do xi
măng) mà những loại đá này có thể rất bền và vững chắc để phục vụ chu mục đích xây
dựng. những chất xi măng kết thông thường như silicat, canxi cacbonat, sắt oxide và
sét. Trong tất cả kể trên thì silicat là mạnh nhất, CaCO3 có khuynh hướng dễ phân hủy
trong môi trường acid yếu, sét thì không vững chắc và dễ bị rửa trôi. Điều này luôn
thích hợp để đánh giá cẩn thận độ chắc và bền vững của vật liệu xi măng kết trong đá
trầm tích.

Đá trầm tích hóa học: được phân loại dựa theo kết cấu khoáng của chúng, nó bao
gồm muối mỏ (NaCL), thạch cao(CaSO4.2H2O), và đá vôi. Đá vôi được tạo nên bởi
các quặng calcite (CaCO3) và cấu thành khoảng 25% đá trầm tích và nhiều hơn trong
đá trầm tích hóa học. Trong khi loại đá này đủ độ mạnh để chống đỡ các công trình
xây dựng, nhưng thời tiết rất dễ tạo những hang hốc, lỗ hổng dưới bề mặt do sự hòa
tan. Trong khu vực đá vôi, hầu hết các dòng chảy bị trệch hướng xuống mặt đất, nơi
mà chúng rất dễ bị nhiễm bẩn bởi các chất cặn bã và đi vào hệ thống nước ngầm. Cấu
tạo khoáng học của đá vôi thì khó hoặc không có tác dụng làm sạch tự nhiên khi nước
ô nhiễm xuất hiện. Ngoài ra, sẽ rất mạo hiểm khi tiến hành các công trình xây dựng
trong khu vực có nhiều hang, hốc, chỗ sụt đất.

2.2.3. Đá biến chất:

Đá biến chất là những đá đã bị biến đổi. Nhiệt độ, áp suất, và các phản ứng hóa
học trong chu trình kiến tạo có thể thay đổi thành phần khoáng và kết cấu của đá, tác
động đến việc hình thành đá mới. Hiện tương biến chất thường xảy ra ở sâu hang trăm
kilomet dưới mặt đất, nên đá chịu sức ép và nhiệt độ cao. Đá biến chất có nguồn gốc

34
và thành phần hết sức phức tạp. Tuy nhiên, để dễ dàng cho việc phân loại, người ta
dựa vào thành phần hóa học và cách sắp xếp của khoáng vật. Có 2 loại đá biến chất.
Loại đá biến chất dạng phiến, là những tầng hạt khoáng kéo dài song song liên kết với
nhau, tạo ra sự liên kết của những hạt khoáng sáng và tối. Đá biến chất không có dạng
phiến không có sự chia tách của khoáng chất.

Đá biến chất dạng phiến như đá phiến (Slate), đá phiến (Schist) và đá G-nai
(Gneiss) với tính chất vật lý và hóa học, nên rất khó để tổng quát những hữu dụng của
những loại đá trên đối với xây dựng. Đá phiến (Slate - là đá biến chất có cấu tạo hạt
mịn được tạo thành từ sự biến chất của đá phiến sét và basalt) là vật chất nền, cơ sở
tốt. Nó được sử dụng để làm bảng đen trong trường học, mặt giường, còn được sử
dụng là vật liệu che, lợp như ngói hay trang trí. Đá phiến (Schist - là đá biến chất có
cấu tạo hạt thô) được tạo ra bởi các vật liệu nhẹ, không tốt khi dùng làm vật chất nền
mong, cơ sở, có kết cấu lớn. Đá G-nai (có cấu tạo hạt thô, đá biến chất liên kết)
thường nặng và chắc, được sử dụng trong xây dựng.

Khả năng trượt của các lớp đá phiến của đá biến chất, và sự di chuyển của nước
xuyên qua đá sẽ quyết định sự tách phiến. Ví dụ, cấu trúc của các các đường cắt ngang
và đá mẹ trong địa thế nơi có sự chia phiến đá biến chất là phổ biến. Trong địa thế có
các đường lộ cắt ngang, các mặt đá phiến nghiêng theo đường lộ là nguyên nhân việc
các khối đá lớn rơi, trượt xuống đường. Ngoài ra, nước ngầm cũng có khuynh hướng
chảy xuống các lớp đá phiến là nguyên nhân cho vấn đề thoát nước trên đường lộ.

Các loại đá biến chất không phân phiến quan trọng bao gồm thạch anh và cẩm
thạch. Thạch anh, đá cát biến chất (hạt thạch anh), nặng, cứng chắc thích hợp cho
nhiều công trình xây dựng. Cẩm thạch trong xây dựng (được tạo thành từ quặng
calcite) cũng tương tự như đá mẹ (đá vôi), sẽ xảy ra các hiện tượng xuất hiện các lỗ
hốc, hang do các quá trình thời tiết.

3. CÁC QUÁ TRÌNH TRÊN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

3.1. Hoạt động của băng:

35
Đá và các hình thái đất được hình thành không chỉ do các hoạt động kiến tạo bắt
nguồn sâu trong trái đất, mà còn do các quá trình xuất hiện trên bề mặt. Các quá trình
xuất hiện trên bề mặt này bao gồm gió, nước, các quá trình liên quan tới băng –
nguyên nhân của quá trình xói mòn, vận chuyển và trầm tích lắng đọng cùng một số
lượng lớn vật chất trên bề mặt trái đất trong chu trình tạo đá. Hơn nữa, các quá trình
này đều bổ sung và tạo ra một lượng lớn các dạng đất trong các khu vực có môi
trường nhạy cảm như bờ biển, sa mạc, vùng băng giá, và cận cực.

3.1.1. Chuyển động của băng

Sông băng là một khối giới hạn đất của khối băng di chuyển. Sông băng bao phủ
một dải đất lớn trên đất liền được gợi là lục địa sông băng, hay dải băng, nó giáp với
các ngọn núi, thung lũng ở vĩ độ cao được gọi là núi băng. Chỉ vài ngàn năm về trước,
các lục địa sông băng hiện nay rút từ khu vực các hồ lớn (Great Lakes) của nước Mỹ.
Trong khoảng thời gian 1,65 triệu năm về trước, trong suốt kỷ nguyên PLeitocence,
hay kỷ băng hà, băng giá tiến xuống phía nam. Băng tuyết đôi khi bao phủ 30% bề
mặt trái đất, cả kể phần đất mà hiện tại là thành phố New York và Chicago.

Ngày nay, băng bao phủ 10% bề mặt trái đất. Tập trung nhiều nhất ở dải băng
Nam cực, Greenland với lượng băng ít hơn và các đỉnh núi băng, sông băng ở Alaska,
phía nam Northway, dãy núi An- pơ, phía nam dãy An-pơ và New Zealand. Các nhà
khoa học vẫn đang nghiên cứu về việc các lục địa sông băng sẽ phát triển 1 lần nữa.
Chúng ta, thực ra, vẫn còn trong thời kỳ băng hà.

Sông băng mỗi ngày di chuyển dưới 1m, và nhiều khi chỉ vài cm mỗi ngày. Tuy
nhiên, sông băng Alaska hầu hết đều có tốc độ phát triển và thụt lùi không đều. Ví dụ,
sông băng Black Rapids di chuyển vài km xuống thung lũng của nó trong một thời kỳ
hay chỉ trong 5 tháng năm 1936/1937, sau đó lại bắt đầu rút. Với sự di chuyển nhanh
chóng, người ta gọi là sóng sông băng, và làm thay đổi hoàn toàn môi trường khu vực
ở đó. Các nhà khoa học thu thập các thông tin có giá trị từ sự phát triển mau lẹ gần
đây của sông băng Hubbard, có thể áp dụng cho các thay đổi trong tương lai của sông
băng trong các phần khác của thế giới. Càng có nhiều người sống trong khu vực đóng

36
băng 1 phần, chúng ta sẽ có nhiều trường hợp con người sử dụng đất mâu thuẫn với
quá trình đóng băng.

3.1.2. Các kiểu băng hà

-Thung lũng băng hà có hình chữ U rất đặt thù

-Băng hà lục địa

3.1.3. Xói mòn do băng hà

37
Băng hà là tác nhân gây xói mòn mạnh nhất. Quá trình này làm chuyển biến cả
những cảnh vật xung quanh đó. Nó ăn mòn các vách núi, đá, sỏi. Qua đó, huỷ hoại các
dãy núi, và mở rộng các thung lũng. Nhóm nghiên cứu của David Shuster thuộc Viện
nghiên cứu Californie đã thấy rằng thung lũng Klinaklini thuộc dãy Alper của Canada
nằm ở phía nam của vùng Coast Mountains ngày càng mở rộng một cách nhanh
chóng. Theo tính toán, diện tích mở rộng đạt ít nhất 2 km trong suốt quá trình băng hà,
từ 1,8 triệu năm nay. Tỷ lệ xói mòn lớn gấp 4 lần so với trước đây, đánh dấu sự khởi
đầu một thời kỳ biến đổi bất thường của khí hậu.

Để biết được điều này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật mới có tên gọi
thermochronométrie,cho phép đo được sự phân chia trong không gian các chất đồng
vị của Hélium 4 có chứa trong các tinh thể nh

ỏ li ti của quặng và chất apatite. Richard Alley- giáo viên trường đại học Pennsylvanie
cho biết: thermochronométrie cho phép ước lượng tỷ lệ xói mòn nhanh hay chậm.
Chúng tôi thấy rằng tỷ lệ xói mòn nhanh lớn hơn nhiều so với tỷ lệ xói mòn chậm.

Tại thung lũng Klinaklini, các nhà khoa học đã đi đến một kết luận chung đó là quá
trình băng hà là nguyên nhân chính của sự xói mòn các núi đá và là nguồn gốc của sự
hình thành thung lũng.

Nghiên cứu sự xói mòn của quá trình băng hà là điều kiện tiên quyết để xác định
các tính chất của quá trình hình thành các dãy núi và hiểu được chúng đã bị xói mòn
thế nào.

3.1.4. Tích tụ do băng hà

- Vật liệu tích đọng không có sắp xếp

• Sét tảng (till)

38
• Băng tích (moraine)

• Đồi băng tích (drumlin)

• Phiêu nham (erratic)

- Vật liệu tích tụ xếp theo loại

• Đồng bằng rửa trôi

• Lòng chảo

3.1.5. Hồ

Cuối cùng, sự lắng xuống của các nhân tố trầm lắng của sông băng dẫn đến việc
hình thành các hồ. các khối băng lớn thường kết hợp chặt chẽ cới các chất trẩm lắng
do băng. Khi một khối băng lớn tan chảy, một lượng lớn có thể hình thành bề mặt phủ
đầy nước, tạo nên các vùng hồ nông hay hồ trung bình. Các hồ này có tuổi thọ thấp và
nhanh chóng bị phủ lẫn bởi các chất cặn trầm tích và xác bã thực vật phân hủy (thực
vật dưới nước). Các cây bị chôn lấp có thể chuyển thành một dạng đất hợp chất hữu
cơ hay than trầm tích, như các mỏ than ở các khu vực bị đóng băng trong suốt kỷ
Pleistocence ở giữa phía tây nước Mỹ.

3.2. Tác dụng của gió:

3.2.1 TÁC DỤNG XÂM THỰC VÀ VẬN CHUYỂN

Tác dụng xâm thực của gió quan trọng và đáng kể hơn hết là ở các vùng đất khô và sa
mạc. Ở vùng ẩm ướt nhiều cây cỏ tác dụng của gió không đáng kể. Vài ví dụ sau đây
cho thấy sự quan trọng của tác dụng xâm thực của gió. Mỗi năm có đến 150 x 106 tấn
bụi cát được thổi đi từ sa mạc Sahara để đổ xuống 330.000 km2 của vùng Bắc Phi và
1,8 x 106 tấn thì rải lên 470.000 km2 của lục địa Châu Âu. Gió xâm thực bằng 2 cách:
thổi đi (deflaction) và mài mòn (abrasion).

3.2.1.1 Vận chuyển

39
Vận chuyển vật liêu mịn

Sét và bụi vì quá nhẹ nên chúng có thể được bốc lên cao trên không trung do các
luồng gió xoáy. Chúng lơ lửng thật lâu và được mang đi rất xa. Trung bình gió có vận
tốc 10m/s có khả năng bốc những hạt bụi có kích thước trong khoảng từ 0,06mm đến
0,03mm lên cao vài trăm mét và chuyển đi xa vài trăm kilomet. Cát bụi ở sa mạc
Sahara được tìm thấy ở Thụy Điển, cách xa nơi xuất phát đến 4.000km.

Vận chuyển vật liệu thô

Cát có kích thước từ o,o1mm-1mm đường kính thì gió không mang lên cao quá 1m.
Gió không thể mang thẳng đứng những hạt cát lên cao như dòng nước mà chính
những hạt cát này khi di chuyển liên tiếp va chạm vào nhau và bắn lên cao. Khi bắn
lên không trung, hạt cát chịu ảnh hưởng của 2 lực là trọng và sức gió thổi tới phía
trước. Kết quả đường đi của hạt cát là đường parabol. Sau đó hạt cát có thể tiếp tục
bắn tung lên nữa khi va chạm phải 1 hạt cát lớn hơn hoặc rơi xuống và phủ lấp trong
lớp cát rời sa mạc. Những hạt cát lớn hơn không được gió mang lên cao mà chỉ lăn
tròn hoặc trượt dài trên mặt đát, giống như sạn sỏi di chuyển ở đấy sông.

Kết quả

40
Hiện tượng gió thổi mang dần tất cả vật liệu mịn chỉ chừa lại đá tảng, cuội sỏi phủ kín
mặt đất tạo thành cánh đồng sỏi đá. Vùng mặt đất bị thổi sạch thấp xuống dần, có khi
xuống sâu hàng mét trong vòng vài năm.

3.2.1.2 Mài mòn

Những hạt cát do gió mang đi va chạm vào các chướng ngại vật này như mặt đá, vách
đá, cuội và đá tảng phơi ra gió cát bị màn nhẵn hay vạt bằng nhanh chóng. Các vách
đá có cấu tạo không đồng nhất thì phần mềm bị khoét thành hang sâu và phần cứng
nổi hẳn ra và hóa tròn. Các di chuyển ở lớp trì cũng thường mài mòn chân các khối đá
và tạo ra các nấm đá rất đặc sắc.

3.2.2 Tác dụng bồi đắp:

41
Vật liệu do gió mang đi sẽ lần lượt rơi xuống và tích tụ lại khi sức gió giảm. Những
hạt rơi xuống trước hay sau là tùy theo hình dạng và trọng lượng. Vật liêu thô di
chuyển ở lớp trì tụ lại thường tạo ra cồn cát, vật liêu mịn tạo ra hoàng thổ (loess).

3.2.2.1 Sự lắng tụ vật liệu ở lớp trì tạo thành cồn cát

Cồn cát

Cát cùng có thể tích tụ sau các chướng ngại vật như hòn cuội, mảnh vỏ sò ốc hay bụi
cỏ, chòm cây thành 1 lượn dài.

Sự tích tụ này lần lần trở nên quan trọng, lượn cát được gọi là cồn cát. Cồn cát được
thành lập ở bờ biển và sa mạc. Ở cồn cát gió lùa cát nhảy chồm, lăn tròn hay trượt dài
theo triền hướng ra gió, vượt qua đỉnh rồi rơi xuống triền khuất gió. Độ dốc của triền
hướng ra gió thay đổi tùy theo sức gió, nhưng thường kém hơn độ dốc của triền khuất
gió. Độ dốc của triền khuất gió tạo ra 1 góc giới hạn của cồn cát. Vì 2 triền không cân
nhau nên cồn cát bao giờ cũng bất đối xứng : góc của triền hướng gió khoảng 100 , trái
lại góc nghỉ của cồn cát ở triền khuất gió thay đổi từ 30-340 đối với cát khô.

Chiều cao của cồn cát có thể từ vài mét đến vài mươi mét khi xuất hiện dọc bờ biển.
Ở sa mạc cồn cát có thể cao từ vài mươi mét đến trăm mét, như cồn cát ở Ai Cập,
Sudan cao đến 250m.

42
Sự di chuyển không nhừng của cát từ từ triền hướng ra gió sang triền khuất gió làm
cho cồn cát xê dịch xuôi theo chiều gió. Tốc độ di chuyển của cồn cát có thể đến
20m/năm hay hơn nữa. Đặc biệt cồn cát dọc duyên hải di chuyển vào đất liền nhanh
chóng và thường thường phủ lấp nhà cửa, ruộng vườn. Để ngăn chặn người ta trồng
cây để bẫy cát lại.

Cấu tạo của cồn cát : cát rơi xuống và lắng tụ ở triền khuất gió cũng có sắp xếp thành
hướng nghiêng giống như ở tam giác châu. Gió lại luôn luôn xâm thực một phần của
lớp xiên mà nó đã bồi đắp và thành lập trên đó những lớp mới. Ngoài ra, ở sa mạc gió
thường đổi hướng luôn, nên các lớp xiên cũng được thành lập theo nhiều hướng khác
nhau tạo nên các kiến trúc xiên chéo (Cross bedding). Nhờ kiến trúc xiên chéo còn giữ
nguyên trong đá mà các sa mạc cổ của thời quá khứ và các hướng gió xưa cũng được
tìm thấy.

3.2.2.2 Trầm tích vật liêu mịn ở lớp treo hoàng thổ

Vật liệu mịn lơ lửng trong không khí, khi đến các vùng lặng gió hay ẩm ướt. Vật liệu
này hút nước trở thành nặng, rơi xuoonga mặt đất, tạo thành lớp đât dày, đó là hoàng
thổ. Hoàng thổ là hỗn hợp của bùn (bột) đá và sét chứa nhiều vôi (CaCO3) xốp hút
nước mạnh, thường bị oxy nhẹ nên có màu vàng. Vật liệu cấu thành hoàng thổ có kích
thước từ 0,01-0.05mm và hầu hết đều có nguồn gốc từ băng hà hay nguồn gốc từ sa
mạc.

Hoàng thổ gốc băng hà có liên quan đến những băng kỳ, nhất là các băng kỳ của thời
đệ tứ. Gió thổi qua các vùng rộng lớn trầm tích của băng hà mang các loại vật liệu mịn
đem trầm tích lại ở những nơi khác.

Gió cũng lấy các loại vật liệu mịn đa sô là bột đá vụn từ sa mạc đem tích tụ lại thành
lớp dày.

Hoàng thổ bao phủ nhiều vùng rộng lớn ở địa cầu, nhất là vùng thung lũng của sông
Hoàng Hà (Trung Quốc), lớp hoàng thổ ở đây dày tới 300m, do bụi sét mang từ sa
mạc Gobi về.

43

You might also like