You are on page 1of 18

ViÖt Nam cã 16 l−u vùc s«ng cã diÖn tÝch l−u vùc lín h¬n 2.

000 km2, trong


®ã cã
10 l−u vùc cã diÖn tÝch lín h¬n 10.000 km2, ®ã lµ c¸c s«ng: Hång-Th¸i
B×nh, B»ng
Giang-Kú Cïng, M·, C¶, Thu Bån, Ba, §ång Nai, Cöu Long, Srªpok, Sª San (xem
b¶ng 1-2). Theo thèng kª ë b¶ng 1-2 chØ cã hai s«ng lín lµ s«ng Thu Bån vµ
s«ng Ba
cã toµn bé diÖn tÝch tËp trung n−íc n»m chän vÑn trªn l·nh thæ ViÖt Nam.
HÇu hÕt c¸c
s«ng cã cöa s«ng ®æ ra bê biÓn thuéc l·nh thæ ViÖt nam (trõ s«ng B»ng
Giang-Kú
Cïng, s«ng Sª San vµ s«ng Srªpok).
§Þa h×nh nói non vµ khÝ hËu nhiÖt ®íi giã mïa t¸c ®éng s©u s¾c tíi l−îng
vµ ph©n
phèi l−îng n−íc trong n¨m. Tµi nguyªn n−íc cña ViÖt Nam cã nh÷ng ®Æc
®iÓm chÝnh
nh− sau:
1) Ph©n bè kh«ng ®Òu theo kh«ng gian vµ thêi gian. Trªn l·nh thæ cã
nh÷ng vïng
n−íc rÊt phong phó: l−îng m−a trung b×nh n¨m xÊp xØ 2000 mm, cã n¬i
l−îng m−a
trung b×nh n¨m trªn 3800 mm. Nh−ng còng cã vïng m−a rÊt nhá, l−îng
m−a hµng n¨m
®¹t d−íi 1500 mm, ®Æc biÖt chØ ®¹t xÊp xØ 800mm (vïng Phan Rang).
L−îng dßng
ch¶y hµng n¨m chñ yÕu tËp trung vµo kho¶ng 3 th¸ng mïa lò, chiÕm 80%
tæng l−îng
dßng ch¶y hµng n¨m, mïa kiÖt kÐo dµi g©y khã kh¨n cho cÊp n−íc. 2) N−íc
ta cã tæng diÖn tÝch lµ 331.000 km2 th× cã ®Õn 75% diÖn tÝch lµ ®åi nói
vµ tËp trung chñ yÕu ë miÒn B¾c, T©y Nguyªn vµ khu vùc miÒn Trung, cßn
l¹i lµ ®ång
b»ng phï sa vµ ch©u thæ, chñ yÕu lµ ®ång b»ng s«ng Hång vµ s«ng Cöu
Long.
3) §Þa h×nh miÒn nói t¹o ra tiÒm n¨ng ®¸ng kÓ vÒ thuû ®iÖn vµ dù tr÷
n−íc. Tuy
nhiªn còng lµ nguyªn nh©n g©y lò, lò quÐt vµ xãi mßn ®Êt. 4) Lò, óng lµ
hiÖn t−îng x¶y ra th−êng xuyªn g©y thiÖt h¹i lín cho nÒn kinh tÕ
quèc d©n.
Vïng ®ång b»ng ven biÓn, hiÖn t−îng nhiÔm mÆn còng g©y khã kh¨n cho
s¶n
xuÊt n«ng nghiÖp vµ cÊp n−íc cho n«ng th«n.

Câu hỏi của Thầy:


1. Làm sao biết tầng nghèo nước và tầng giàu nước

2. Quan hệ giữa nước ngầm và nước mặt

3. Đặc thù cơ bản của tài nguyên nước ở Việt Nam

4. Tác động của hồ chứa nước đối với môi trường ở dòng hạ lưu

5. Ảnh hưởng của việc khai thác nước ngầm

6. Tại sao Việt Nam bị loại ra khỏi các nước giàu tài nguyên nước

7. Cửa sổ thủy văn, nước ngầm

Ảnh hưởng của việc xây đập và hồ chứa nước đối với môi trường nước, đất ở phần hạ
lưu sông. Lợi ích và hạn chế của việc xây hồ, đập?

Trả lời:

Đắp đập trữ nước vừa mang lại lợi ích rất to lớn nhưng đồng thời cũng mang đến
hậu quả xấu không nhỏ.

Một trào lưu của thế kỷ 20.

Từ xa xưa con người đã biết đắp đập trữ nước, chủ yếu dùng cho sinh hoạt và nông nghiệp.
Dấu tích các đập ít nhất từ 3000 năm trước công nguyên đã tìm thấy ở Jordan, Ai Cập và
vùng Trung Đông. Nhưng chỉ đến nửa sau của thế kỷ 20, xây đập mới trở thành một trào
lưu mạnh mẽ do nhu cầu phát triển công nghiệp, thuỷ điện và phòng chống lũ lụt. Theo
thống kê năm 1998 của Uỷ ban đập nước thế giới (WCD), nhân loại đã xây dựng 47655 đập
nước lớn ở trên 150 nước. Năm nước có nhiều đập nhất là Trung Quốc 22000 cái, Hoa Kỳ
6575 cái, ấn Độ 4291 cái, Nhật Bản 2675 cái và Tây Ban Nha 1196 cái. Theo khu vực,
đứng đầu là châu á với 31340 cái, tiếp theo là Tây Âu 4277 cái, châu Phi 1269 cái, Đông
Âu 1203 cái, Nam Mỹ 979 cái, Bắc và Trung Mỹ 801 cái, châu úc và các nước châu á
gần cạnh 577 cái. ở lân cận Việt Nam, ngoài Trung Quốc, Thái Lan có 204 cái, Lào 1 cái và
Campuchia 1 cái. Thời gian xây dựng các đập thường 5-10 năm và trung bình mỗi năm thế
giới có thêm 160-320 đập mới. Việc xây đập tăng nhanh đến mức chóng mặt vào những
năm 70, khi mỗi ngày có 2 hoặc 3 đập lớn được hoàn thành ở nơi nào đó trên thế giới. Vào
những năm 90, trung bình mỗi năm chi phí 32-46 tỉ USD để xây dựng các đập lớn, mà bốn
phần năm số đập ở các nước đang phát triển với kinh phí đầu tư 22-31 tỉ USD.

Tác động của các đập lớn đối với môi trường

Đập chia cắt các dòng sông ra khỏi các vùng đồng bằng ngập lũ và các vùng đất lầy của
chúng và làm giảm vận tốc dòng chảy trong sông. Đập tác động lên các mẫu hình di cư
của các loài cá và các môi trường cư trú lũ ven sông như các thác, ghềnh, bờ sông và các
vùng đất lầy. Các môi trường cư trú này là nơi kiếm ăn và sinh sản quan trọng đối với
nhiều loài sinh vật sống dưới nước cũng như trên cạn; và chúng đóng góp đáng kể vào
việc duy trì các dịch vụ hệ sinh thái khác, cụ thể là việc lọc nước. Đập cũng còn tác động
tới các mẫu hình di trú của các loài cá, ngay cả khi các bậc cá được xây dựng, vì bậc cá
chỉ có hiệu quả như một biện pháp di cư cho một số hạn chế các loài, như cá hồi.

Bằng cách làm chậm lại sự chuyển động của dòng nước, đập ngăn cản sự di chuyển tự
nhiên của bùn cát ở hạ lưu đi vào vùng châu thổ, vùng cửa sông, vùng rừng ngập nước,
vùng đất lầy và vùng biển nội địa, ảnh hưởng tới kết cấu và năng suất của các chủng loài.
Ví dụ như nghề cá ven biển phụ thuộc vào dòng chảy đến từ thượng lưu mang lại thức ăn.
Sau khi đập Aswan trên sông Nil hoàn thành, các chất photphat và silicat cung cấp cho
vùng ven biển bị giảm xuống còn 4 % và 18 % mức trước khi xây dựng đập. Điều này
làm giảm thức ăn cho cá, cùng với việc tăng độ mặn trong châu thổ gây nên do giảm
dòng chảy xả ra sau đập và sự đánh bắt quá mức trên sông Nile, kết quả là sản lượng của
nghề cá ven biển bị giảm đi đáng kể.

Khả năng giữ bùn cát cũng có thể ảnh hưởng đến sự vận hành đập và làm giảm tuổi thọ
tối đa dự kiến của chúng. Ở Mỹ, mỗi năm khoảng 2 km3 dung tích hồ chứa bị mất đi do
bùn cát bồi lấp, mức thiệt hại hằng năm lên tới 19 triệu USD. Bùn cát là vấn đề chưa
được giải quyết trong việc quản lý và vận hành đập, một thách thức đối với ngành năng
lượng và đập.

Đập ngăn giữ nước, hạn chế hoặc làm giảm dòng chảy mùa xuân hoặc nhịp điệu lũ, mà
những yếu tố này thường đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các hệ sinh thái vùng
đất lầy và vùng ven sông hạ lưu. Khi đập phá vỡ nhịp điệu này, các môi trường cư trú ở
vùng ven sông và vùng đất lầy và các chủng loài sống ở đó sẽ bị mất đi. Việc vận hành
đập cũng ảnh hưởng đến chất lượng nước. Ví dụ như các đập cũ có xu hướng xả nước
đáy hồ chứa, thường là lạnh hơn và có hại đến các loài quen chịu nhiệt độ ấm hơn.
Những thay đổi về nồng độ ôxy hòa tan và thức ăn cũng ảnh hưởng tới các loài cá sống ở
hạ lưu. Thời gian và lượng nước xả nhân tạo từ các đập lớn cũng gây tác động đáng kể vì
chúng hiếm khi sao chép đúng chu trình lũ tự nhiên trên các hệ thống sông tự nhiên.

Cuối cùng, nước và hàm lượng bùn cát còn ảnh hưởng đến chất lượng nước và khả năng
khử bẩn của sông (khả năng phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ). Nước chảy chậm trong
các hồ chứa bị phân lớp thay vì được trộn đều như trước đó, trong đó nước ở đáy hồ chứa
thường kiệt quệ ôxy. Lớp nước nghèo ôxy này có thể tạo nên khí hydro sulfua độc hại
làm suy thoái chất lượng nước. Ngoài ra, nước nghèo ôxy được xả từ đập xuống sẽ làm
giảm khả năng khử bẩn tới tận 100 km về phía hạ lưu vì khả năng này của nước sông phụ
thuộc trực tiếp vào nồng độ ôxy hoà tan trong nước.

Cũng cần lưu ý rằng các tác động này không chỉ giới hạn ở bản thân công trình đập; các
công trình cơ sở hạ tầng đi kèm với đập, như đường dẫn vào tuyến công trình, đường dây
truyền tải điện hoặc kênh tưới, cũng gây ảnh hưởng tiêu cực. Đập thường là một phần
trong các kế hoạch phát triển vùng, nơi có nhiều đập được xây dựng trong cùng một lưu
vực hoặc nơi mà nước được chuyển từ các lưu vực giầu nước sang các lưu vực thiếu
nước. Quy mô gia tăng của những sự chuyển nước giữa các lưu vực này làm nảy sinh các
vấn đề môi trường rất nghiêm trọng.
Tất cả các tác động này dẫn tới tổn thất không lường trước được của sự đa dạng sinh học
nước ngọt và làm giảm khả năng sản xuất ra thức ăn và các dịch vụ của các hệ sinh thái
thủy sinh mà con người phụ thuộc vào chúng.

Lợi ích của việc xây hồ, đập

Trong thế kỷ 20, các đập lớn được coi là một trong những công cụ hiệu quả nhất đối với
việc sử dụng và quản lý tài nguyên nước. Hơn 45 nghìn đập lớn đã thực sự đóng vai trò
quan trọng trợ giúp nguồn nước cho cộng đồng và phát triển kinh tế, sản xuất lương
thực, cung cấp điện năng, phòng chống lũ lụt và dùng trong sinh hoạt. ở châu á, mục tiêu
sử dụng đập chứa bao gồm tưới 63%, thuỷ điện 7%, trữ nước 2%, ngăn ngừa lũ lụt 2%,
đa mục tiêu 26% và các mục đích khác 4%.

Các đập chứa đáp ứng một nhu cầu rất lớn nước tưới và sinh hoạt. Một nửa số đập chứa
dùng cho tưới hoặc ban đầu là tưới và 30-40% của 271 triệu hecta đất được tưới nhờ vào
đập, đóng góp 12-16% tổng lương thực thế giới. Dân số thế giới trên 6 tỷ và mỗi người
cần có 50lít nước ngọt sinh hoạt mỗi ngày hay hơn 18,25m3/năm. Ngày nay, mỗi năm
nhân loại cần 3800km3 nước ngọt, gấp hai lần so với 50 năm trước. Trong đó, 67% nước
cho nông nghiệp, 19% cho công nghiệp, 9% cho dân dụng và sinh hoạt. Vào năm 2025 sẽ
có 3,5 tỷ người sống ở vùng thiếu nước, gấp 6,5 lần hiện nay.

Nhu cầu điện năng vẫn còn rất lớn. Thế giới có khoảng 2 tỷ ngưòi nghèo ở nông thôn và
ở cả thành thị chưa được dùng điện. Thuỷ điện đã cung cấp 19% điện năng ở hơn 150
nước trên thế giới, trong đó có 24 nước dựa 90% vào nguồn điện năng này.

Lũ lụt là một trong những thiên tai kinh hoàng nhất của nhân loại. Vào những năm từ
1972 đến 1996, lũ tác động đến cuộc sống của hàng trăm triệu người, gây hại hơn bất kỳ
một tai hoạ nào, kể cả chiến tranh, hạn hán và nạn đói. Với số lượng đập trữ nước lớn
hiện có, chúng đã đóng vai trò tích cực phòng chống lũ lụt và góp phần giảm nhẹ thiên tai
này.
Các đập chứa còn mang lại một số lợi ích khác như điều hoà khí hậu, tăng quỹ đất ngập
nước và nghề cá nước ngọt. Trong số 957 khu đất ngập nước có tầm quan trọng Quốc tế
(Ramsar Site) vào cuối 1998, có 10% là khu đất ngập nước hồ nhân tạo bên cạnh 25%
khu đất ngập nước hồ tự nhiên.

Hạn chế của việc xây hồ, đập

Lợi ích các đập rất lớn, nhưng hậu quả của chúng ngày càng được đánh giá là nghiêm
trọng và có thể nhân loại chưa nhận thức hết được. Tác động tiêu cực đến môi trường
sinh thái do chúng gây ra không chỉ ở trên lưu vực, mà còn rất lớn ở vùng cửa sông ven
bờ, không chỉ ở qui mô địa phương, mà còn ở qui mô khu vực, toàn cầu. . Về phương
diện dân sinh-kinh tế, các công trình đập có những tác động trực tiếp, làm khoảng 40-80
triệu người phải di dời cùng với những thiệt hại có thể, hoặc không thể bù đắp được về
tài sản, cơ sở hạ tầng, văn hoá cộng đồng, những mất mát tại chỗ về tài nguyên nhân văn
và thiên nhiên. Mất mát tài nguyên thiên nhiên và tác động tiêu cực về môi trường sinh
thái không chỉ tại chỗ, mà trên toàn lưu vực, kể cả thượng nguồn, hạ nguồn và vùng
biển ven bờ mà trên 60% tác động không được tính đến khi thiết kế đập.

Hiện nay, những biến động môi trường toàn cầu liên quan đến nhân tác ở tầm vĩ mô
thuộc về hai vấn đề quan trọng nhất. Thứ nhất là biến đổi khí hậu, trong đó có gia tăng
khí nhà kính làm trái đất nóng lên do hoạt động công nghiệp và phá rừng. Thứ hai là sự
suy giảm nghiêm trọng nguồn vật chất từ lục địa đưa ra biển do sông chuyển tải, bao
gồm nước, trầm tích và dinh dưỡng. Mặt trái đất được chia thành ba đới cơ bản là lục địa,
dải ven bờ và đại dương. Dải ven bờ theo quan điểm về tương tác lục địa và đại dương ở
dải ven bờ (LOICZ) bao gồm cả vùng thềm lục địa. Đây là nơi tập trung tài nguyên thiên
nhiên, dân số và các cơ sở kinh tế quan trọng nhất của nhân loại. Hàng năm, một lượng
nước ngọt khổng lồ từ lục địa đổ ra dải ven bờ, mang theo 13,5 x 109 tấn vật chất rắn lơ
lửng, 1,5 x109 tấn vật liệu di đáy và 4 x109 tấn vật chất tan. Quá trình tương tác và trao
đổi vật chất giữa lục địa và đại dương ở dải ven bờ tạo nên một thế cân bằng động về môi
trường, sinh thái và cơ cấu tài nguyên thiên nhiên. Quá trình này đã xảy ra hàng trăm
triệu năm trong những hoàn cảnh cổ địa lý khác nhau và trạng thái hiện tại cơ bản được
thiết lập trong 6-8 nghìn năm qua. Chỉ vào nửa sau thế kỷ 20, các đập, bồn chứa nội địa
và nước tưói đã làm giảm 60% nước sông và kèm theo là một lượng rất lớn chất rắn và
hoà tan bị lưu giữ lại lục địa. Phân bố của phần còn lại khi đưa ra biển cũng bị thay đổi
sâu sắc. Sự mất đi đột ngột một lượng rất lớn nước ngọt, trầm tích và dinh dưỡng đưa ra
dải ven bờ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như xói lở bờ biển, xâm nhập mặn, thay
đổi chế độ thủy văn, mất nơi cư trú và bãi giống, bãi đẻ của sinh vật, suy kiệt dinh dưỡng
và giảm sức sản xuất của vùng biển ven bờ, dẫn đến thiệt hại lớn về đa dạng sinh học và
nguồn lợi thủy sản đánh bắt, nuôi trồng.

Ví dụ rõ rệt nhất là ở vùng cửa sông Hoàng Hà, một trong những con sông lớn nhất thế
giới. Lưu lượng nước và trầm tích của sông này giảm mạnh từ những năm 1950 do 200
hệ thống nước tưới và 8 đập lớn nước tưói và thuỷ điện dọc sông. Tại Trạm thuỷ văn
Lijin cách cửa sông 105km, tải lượng nước 49,1km3/năm vào những năm 50 chỉ còn
15,4km3/năm vào những năm 90. Tải lượng trầm tích 1,3 x 109 tấn/năm vào những năm
50 giảm xuống chỉ còn 0,287 x 109 tấn/năm vào những năm 90. Nước trên lưu vực sông
Hoàng Hà dùng cho công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt 12,2 km3 vào những năm 50
tăng lên 30 km3 vào những năm 90. Sự suy giảm nước và trầm tích của sông mạnh vào
đầu những năm 70 chủ yếu do xây đập chứa Sanmenxia, mạnh nhất vào những năm 90
khi đập chứa Xiaolangdi lớn nhất trên sông được xây dựng với dung tích chứa 12,7 tỉ
m3 nước và chúng giữ lại hồ 9,75 tỉ tấn bùn cát. Hoàng Hà trở thành sông chảy theo mùa
và không còn dòng chảy ở hạ lưu. Tại Trạm Lijin, vào 1972 có 19 ngày trong năm,
nhưng đến năm 1997 có tới 226 ngày trong năm không có dòng chảy, dù rằng lượng mưa
ở trung và thượng lưu vào những năm 90 gấp 1,7 lần những năm 50.

Nhiều đập khác cũng làm giảm đáng kể nước và bùn cát lơ lửng xuống hạ lưu sông và
ven bờ. Đập Farakka trên sông Hằng ở ấn Độ làm giảm 75% dòng chảy xuống
Bangladesh. Sự bồi tụ chậm của châu thổ sông Nin vẫn được duy trì sau khi đắp đập chứa
nước Delta vào năm 1868. Hiện nay, đập Aswan làm giảm một lượng nhỏ nước sông,
nhưng lại giữ lại lượng trầm tích rất lớn. Đập này cùng các đập khác đã gây xói lở 5-
8m/năm, có chỗ đạt 240m/năm trên phần lớn bờ châu thổ. Bờ biển Togo và Benin đang bị
xói lở 10-15m/năm do đập Akosombo trên sông Volta ở Ghana bẫy giữ trầm tích đưa ra
biển. Trên sông Rhone ở Pháp, các đập nước đã làm giảm bồi tích đưa ra Địa Trung Hải
từ 12 triệu tấn/ năm vào thế kỷ XIX, nay chỉ còn 4-5 triệu tấn/năm, gây xói lở 5m/năm
cho bãi biển vùng Camargue và Longuedoc, gây tốn phí rất lớn cho bảo vệ bờ biển.

Có nhiều dẫn liệu về mối liên hệ giữa đập và sự suy giảm lượng cá cửa sông ven bờ.
Đập Aswan làm giảm đáng kể cá mòi và một số loài cá khác ven bờ Địa Trung Hải.
Hàng năm Senegal bị mất 11250 tấn cá do đắp đập ở Niger. Sự suy giảm này do đập
thượng nguồn gây ra những thay đổi về điều kiện sinh thái ven bờ, giảm nguồn dinh
dưỡng, mất nơi cư trú và bãi giống, bãi đẻ, mất đường di cư sinh sản của cá. Đập cản
đường di cư của cá lên thượng nguồn hoặc xuống hạ lưu. Trên sông Columbia, lượng cá
hồi bị giết khoảng 5-14% mỗi khi vượt qua 1 trong 8 đập lớn khi ngược sông. Có một số
hạn chế cầu vượt cho cá được thiết kế khi xây đập, ví dụ như 16 cầu vượt trên 450 đập ở
Nam Phi và 9,5% trong số 1825 đập ở Mỹ. Đập Pak Mun trên sông Mekong ở Thái Lan
cũng được thiết kế cầu cho cá vượt. Tuy nhiên, hiệu quả của các cầu vượt thấp. ở Na Uy,
trong số 34 cầu vượt cho cá trên 40 đập, 26% hoạt động tốt, 41% không tốt và 32%
không hoạt động được. Nói chung, 36% các dự án đập không đáp ứng được vấn đề di cư
của cá. Không chỉ giảm tải lượng nước, chế độ dòng chảy thay đổi cũng tạo nên bất lợi
cho môi trường sống của các loài thuỷ sản. ở châu thổ Zambezi, dòng chảy mùa thay đổi
do đập làm mất 10 triệu USD tiền tôm ở ven bờ.

Dòng nước ngọt làm tăng sản phẩm cá biển do làm tăng dinh dưỡng và có nhiều trứng
cá, cá con ở cửa sông, ven bờ châu thổ. Gần đây, khi đánh giá tác động của một đập lớn
ba bậc có tên là Three Gorges chuẩn bị xây dựng trên sông Trường Giang, giáo sư Chen
T. A. C. (2000) ở Đài Loan, đã phát hiện ra mối quan hệ đồng biến giữa lượng nước ngọt
do sông tải ra và lượng cá ở biển Đông Trung Hoa. Theo Ông, dinh dưỡng photpho từ
sông đưa ra biển rất nhỏ và sự giảm phot pho do đắp đập trên lưu vực không lớn. Tổng
lượng photpho và nitơ của các sông Trung Hoa và Hàn Quốc, kể cả Trường Giang và
Hoàng Hà, đổ vào biển Đông Trung Hoa tương ứng là 9 tỉ và 100 tỉ moles và tỉ số N/P là
111, lớn hơn nhiều tỷ số Redfield N/P là 16, thích ứng với quá trình tạo năng suất sơ cấp
của thực vật nổi. Do vậy, nguồn photpho nghèo kiệt, trong khi nitơ thừa dư trong nước
nguồn gốc sông. Lớp trầm tích mặt đáy biển ven bờ vốn khá giàu phot pho nguồn gốc
sinh vật. Nguồn photpho quan trọng trong nước tầng mặt để thực vật nổi phát triển được
cung cấp nhờ hoạt động của nước trồi thẳng đứng từ đáy lên, liên quan đến cơ chế cân
bằng nước-muối do có nguồn nước ngọt từ sông đưa ra. Nguồn nước ngọt ra biển sẽ
giảm nhiều khi đập Three Gorges trên sông Trường Giang được hoàn thành. Nếu dòng
chảy sông giảm 10% thì sẽ làm giảm trao đổi nước theo mặt cắt ngang thềm lục địa
khoảng 9%, dựa trên cân bằng nước- muối nêu trên. Do vậy, nguồn dinh dưỡng, đặc biệt
là muối photpho giảm mạnh trong nước tầng mặt, năng suất sơ cấp và sản lượng cá sẽ
giảm tương ứng. Tình hình này tương tự với sự kiện El Nino khô nóng và mưa ít làm
dòng nước ngọt từ sông ra giảm hẳn và lượng cá đánh bắt cũng giảm theo. Ví dụ, ở biển
Đông Trung Hoa, sau El- Nino 1982-1983, sản lượng loài cá thương phẩm quan trọng
Navodon sepient giảm trên 60%, tương ứng lượng mưa ven bờ giảm 50%.

1. Thế nào là instream use và offstream use ? Phương hướng và cách thức trong quản

lý nước?

Trả lời:

Nước dùng trong việc tưới tiêu, chăn nuôi, nhiệt điện, các quá trình công nghiệp, và
trong cấp nước công cộng việc sử dụng nước trong sinh hoạt là một hình thức của
offstream use. Trong trường hợp đó nước không quay lại dòng chảy ngay lập tức sau khi
sử dụng. Đó là lượng nước bay hơi, lượng nước được hấp thụ vào các sản phẩm hoặc cac
vụ mùa, và lượng nước tiêu thụ bởi động vật và con người.
Instream use liên quan đến nước được sử dụng diễn ra trực tiếp từ nguồn. Ví dụ như việc
dùng nước sông trong hàng hải, thủy điện, nước dùng làm chỗ ở cho cá,động vật hoang
dã, giải trí.

Phương hướng và cách thức trong quản lý nước:

a) Gia tăng sự cung ứng nước sử dụng xây đập, hồ chứa nước nhân tạo và kênh đào

b) Khai thác nước ngầm


c) Sự khử muối
d) Mưa nhân tạo

Bảo tồn nước:

Một số phương án nhằm bảo tồn nước

a) Giảm sự tiêu hao nước do thủy lợi


b) Giảm hao phí nước trong hoạt động công nghiệp
c) Giảm hoang phí nước gia dụng

2. Nêu những tính chất của nước? Tại sao nước là dung môi quý nhất?

Trả lời:

Để hiểu nước dưới dạng sự cung cấp, sử dụng, sự ô nhiễm và quản lý, chúng ta trước hết
cần hiểu biết về một ít những đặc trưng cơ bản của nước. Nước là một chất lỏng không
thể thay thế, không có nó, chúng ta không thể tồn tại được. Mỗi phân tử nước chứa hai
nguyên tử hydro và một nguyên tử oxi. Mỗi liên kết hoá học mà giữ các phân tử lại với
nhau là liên kết hoá trị, có nghĩa rằng mỗi nguyên tử hydro chia sẻ đơn điện tử của nó với
nguyên tử oxi và những nguyên tử này chia sẻ những điện tử ngoài cùng của nó với
nguyên tử hydro.
Sự thực nước là một chất phân cực liên quan đến nhiều đặc tính quan trọng của nó
cũng như cách thức nó phản ứng trong môi trường. Chẳng hạn, những phân tử nước có
khả năng thu hút lẫn nhau, vì vậy chúng sản sinh ra những lớp màn mỏng hoặc những
tầng phân tử nước giữa và xung quanh những hạt quan trọng trong sự chuyển động của
nước trong đới không bão hòa phía trên mực nước ngầm. Quá trình này là trong số một
sự dính kết . Những phân tử nước có thể bị hút lại ,đầu âm của phân tử nước (oxy) hút
những ion dương như natri, canxi, magiê và kali. Bởi vì những hạt sét có khuynh hướng
tích nạp các ion âm, chúng thu hút nhiều ion dương hơn (hydro) và những phân tử nước
sẽ được hydrat hoá. Cuối cùng sự phân cực của nước là nguyên nhân sinh ra sức căng
mặt ngoài : những phân tử nước thu hút lẫn nhau càng nhiều hơn so với những phân tử
của không khí. Sức căng mặt ngoài vô cùng quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa và
vật lý kéo theo những chuyển động nước xuyên qua những khe hở.

Nước thường được coi là dung môi cơ bản. Nó có khả năng hòa tan nhều chất và
khiến nó trở thành một bộ phận cơ bản và quan trọng của cấu thành sự sống. Vì nước tự
nhiên có tính acid yếu, chúng hoà tan một lượng lớn hỗn hợp từ muối đơn giản đến các
chất khoáng và đá. Nước đặc biệt quan trọng trong sự phong hoá hoá học của đá và các
chất khoáng, cùng với những quá trình lý hóa và sinh hóa, bắt đầu sự tạo thành đất.

Nước là chất duy nhất mà ở thể rắn nhẹ hơn ở thể lỏng, điều đó giải thích hiện tượng
băng tan. Nếu nước ở thể rắn nặng hơn thể lỏng thì nó sẽ chìm xuống. Mặc dù cái này thì
an toàn hơn cho những con tàu đi du lịch gần những núi băng trôi, những thuộc tính của
sinh quyển nhiều khi khác nhau: dòng sông, đại dương đóng băng từ đáy lên trên.

Đặc tính quan trọng khác của nước là tính bộ ba của nó, nhiệt độ, áp suất và ba pha
của nó: rắn (nước đá), lỏng (nước), khí (hơi nước) có thể tồn tại cùng nhau. Bội ba của
nước xuất hiện tự nhiên trên hay gần bề mặt trái đất.

Điều đó có mối liên hệ quan trọng trong việc chuyển nước từ các đại dương vào khí
quyển và sinh quyển theo vòng tuần hoàn nước. Thế giới sẽ trở thành một nơi khác hoàn
toàn nếu như nứơc không thể bốc hơi từ đại duơng vào khí quyển ngay tại điều kiện gần
bề mặt (chu trình nước dừng lại).

Nước trái đất cho phép làm dịu hiệu ứng về môi trường bởi vì nhiệt dung riêng cao
của nó. Nhiệt dung riêng là độ bách phân để tăng một gam chất lỏng lên một độ.nhiệt
dung riêng của 1 calo/gam được so sánh với những dung môi có nhiệt dung riêng khoảng
0.5 calo/gam. Nước có khả năng lớn nhất để hút và giữ nhiệt.

3. Tại sao băng lại nổi trên nước?

Trả lời:

Nước có một đặc tính khá đặc biệt. Khi ở nhiệt độ trên 4 độ C vẫn có đặc tính
giống mọi vật khác là nóng nở lạnh co; nhưng khi nước ở dưới 4 độ C thì đặc tính
của nước sẽ ngược lại, tức là lạnh nở nóng co. Ở 4 độ vì khi đó tỉ khối của nó sẽ lớn
nhất. Cùng một lượng nước đó, sau khi kết thành băng thể tích của nó sẽ giãn nở/

Những lớp băng trên sông hồ hay trên chum nước vào mùa đông đều đóng trên bề mặt
nước, chưa bao giờ xảy ra trường hợp lớp băng đóng dưới đáy nước. Nếu đặt một tảng
băng trong nước, nó sẽ luôn nổi trên bề mặt nước. Điều này chứng tỏ băng nhẹ hơn nước

Vì nước khi đóng băng nở ra, nền băng nhẹ hơn nước và nổi lên trên mặt nước,
nhờ thế mà lớp băng nổi trên mặt nước bảo vệ lớp nước ở dưới nó không bị đóng băng.
Do đó, không bao giờ có hiện tượng nước sông, biển, hồ bị đóng băng toàn bộ xuống tận
đáy. Nếu không như vậy các sinh vật dưới biển làm sao có thể tồn tại được.

4. Biện pháp bảo vệ tài nguyên nước ngầm. Nêu các cơ chế gây ô nhiễm nguồn nước

ngầm.

Trả lời:

a) Cơ chế ô nhiễm nước ngầm :

- Tác nhân tự nhiên như nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng Fe,Mn, và một số kim
loại cao hay các tác nhân nhân tạo như nồng độ kim loại nặng cao, hàm lượng NO - ,NO2-
,NH4+ ,PO43- ,vượt tiêu chuẩn cho phép cùng với sự phân huỷ các chất hữu cơ, các hợp
chất hoá học có chứa trong địa tầng địa chất sinh ra các chất theo nước bề mặt ngấm
xuống và hoà tan vào trong nước ngầm.

- Do kỹ thuật khoan, lắp đặt ống nước không khoa học làm xuất hịên các cửa sổ địa
chất nhân tạo.

+ Đưa nước ô nhiễm từ bề mặt xuống

+ Đưa nước ô nhiễm tầng nước trên xuống tầng ở dưới

b) Biện pháp bảo vệ tài nguyên nước ngầm:

Cần tăng cường công tác quản lý nguồn nước

Luật tài nguyên nước, cơ quan quản lý Nhà nước cần tăng cường quản lý nguồn nước,
đẩy lùi các hiện tượng xâm hại nguồn nước như: khai thác bừa bãi, thăm dò và khai thác
không phép, thi công các công trình không đúng quy trình gây hư hại nguồn nước...

Đẩy mạnh công tác truyền thông

Thực tế cho thấy đa số người dân còn ít biết về nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, về tác hại
của những việc làm vô ý thức dẫn tới phá hỏng nguồn nước và những biện pháp phòng
tránh ô nhiễm nguồn nước...

Các phương tiện truyền thông đại chúng cần tăng cường các nội dung liên quan tới bảo
vệ nguồn nước, trang bị kiến thức cho quần chúng để mọi người có thể giám sát các hoạt
động liên quan tới nguồn nước nhằm phát hiện các hoạt động sai trái giúp cho cơ quan
chức năng. Chỉ khi nào toàn dân quan tâm tới bảo vệ nguồn nước thì mới có thể giữ gìn
sự trong sạch của nguồn nước cho muôn đời sau.

Cần có các chế tài thích hợp

Thi hành luật tài nguyên nước cần phải đẩy mạnh và thật nghiêm túc.
Ap dung khoa học kỹ thuật công nghệ hướng tới các nguồn nước sạch hơn

a) Bổ sung nhân tạo nước ngầm :

• Điều tiết nguồn nước giữa mùa mưa và mùa khô (tích trữ nước thừa trong mùa
mưa để sử dụng trong thời kỳ cạn kiệt về mùa khô).
• Ngăn chặn hoặc đẩy lùi sự xâm nhập của nước mặn từ biển vào các tầng chứa
nước ngọt dưới đất ở vùng duyên hải hay sự xâm nhập của nước thải độc hại từ các
trung tâm dân cư, công nghiệp.
• Trong trường hợp tầng nước ngầm bị nhiễm bẩn trước thì sau khi được nạp nguồn
nước sạch từ ngoài vào, chất lượng nước ngầm sẽ được cải thiện.
• Tạo cân bằng áp lực trong lòng đất, chống lại sự sụt lún bề mặt do khai thác nước
ngầm hay do tháo khô mỏ.
• Nhờ trữ lượng nước được bổ sung, mực nước ngầm dâng cao, làm tăng độ ẩm của
đất, tạo điều kiện cho thực vật phát triển, chống nạn sa mạc hóa.

Việc bổ sung nhân tạo nước ngầm thường được thực hiện bằng các phương pháp chủ
yếu sau đây:

• Xây dựng các công trình tích trữ nước mưa, nước mặt, nước lũ dưới dạng hồ chứa,
kênh đào... từ đó nước thấm vào lòng đất, bổ sung cho các tầng chứa nước ngầm nằm
nông (phương pháp thấm thẳng đứng).
• Trong trường hợp tầng chứa nước nằm sâu hoặc bị phủ bởi lớp cách nước dày thì
làm các công trình hấp thu nước dưới dạng lỗ khoan, giếng đào, lò đứng... có chiều sâu
lớn để cho nước từ trên mặt xâm nhập tự nhiên hoặc được nén ép vào tầng chứa nước
(phương pháp chôn vùi).
• Sau khi được nạp, lòng đất biến thành "kho chứa nước ngầm", có dung tích lớn mà
không chiếm nhiều diện tích đất đai trên mặt, lại hạn chế được sự tổn thất do bốc hơi.
Khi cần lấy nước người ta mới "mở kho" bằng cách khoan giếng ở bất cứ nơi nào trong
phạm vi phân bố của tầng chứa nước và bơm hút lên để dùng ngay tại chỗ, không cần
phải làm đường dẫn dài như các công trình khai thác nước mặt.

b) Một số quá trình cơ bản xử lý nguồn nước ngầm

- Làm thoáng sơ bộ: mục đích sử dụng nguồn oxy trong không khí để oxy hóa các
hợp chất II của Sắt (Fe) và Mangan (Mn) tạo kết tủa. Ngoài ra còn loại trừ CO2 trong
nước nhằm nâng cao pH đẩy nhanh quá trình oxy hóa và thủy phân kim loại.
- Clo hóa sơ bộ: nhằm oxy hóa Fe và Mn hòa tan ở dạng phức hữu cơ, trung hòa
lượng Amoniac (NH3) dư và diệt khuẩn tạo nhầy trên bề mặt lớp lọc.
- Khuấy trộn hóa chất: nhằm phân tán đều hóa chất phèn vào nước khi xử lý.
- Keo tụ và tạo bông cặn: thực hiện việc kết dính các hạt cặn keo phân tán thành
bông cặn có khả năng lắng và lọc.
- Quá trình lắng lọc: nhằm loại trừ các cặn và bông cặn, tách các cặn nhỏ không
lắng được nhưng có khả năng bám dính trên bề mặt hạt lọc. Ngoài ra còn giảm lượng vi
khuẩn có trong nước.
- Hấp thụ và hấp phụ than hoạt tính: khử màu mùi vị cho nước. Đây cũng là cách xử
lý tăng cường nếu phương pháp xử lý thông thường không đáp ứng.
- Flo hóa nước: nâng cao hàm lượng Flo trong nước lên 0,6 -0,9 mg/l nhằm bảo vệ
men răng và xương cho người sử dụng nước.
- Ổn định nước: khử tính xâm thực và tạo màng bảo vệ cách ly không cho nước tiếp
xúc trực tiếp với vật liệu mặt trong thành ống dẫn.
- Giảm độ cứng nước: loại trừ các ion Ca2+, Mg2+ khỏi nước đến nồng độ yêu cầu.
- Khử trùng và khử muối: diệt vi sinh gây bệnh, tách bớt muối hòa tan dưới dạng
cation và anion trong nước.
- Đối với việc xử lý nước áp dụng trong điều kiện sinh hoạt gia đình chúng ta có thể
bỏ qua một số quy trình mà chất lượng nguồn nước sử dụng vẫn đảm bảo.

c) Biện pháp khử sắt trong nước ngầm


Trong nước ngầm Sắt thường tồn tại Fe (II) dưới dạng muối tan Fe(HCO3)2, FeS,
FeSO4... Với hàm lượng sắt cao nước có màu vàng, mùi tanh, gây ảnh hưởng không tốt
đến chất lượng nước sinh hoạt và sản xuất. Nguồn nước ngầm được phân loại theo hàm
lượng sắt như sau:

- Nước ngầm có hàm lượng sắt thấp: nồng độ từ 0,4 - 10 mg/l

- Nước ngầm có hàm lượng sắt trung bình: từ trên 10 đến 20 mg/l.

- Nước ngầm có hàm lượng sắt cao: nồng độ trên 20 mg/l

Khi nguồn nước có nồng độ vượt tiêu chuẩn cho phép thì chúng ta phải tìm cách khử và
loại trừ sắt.

Phương pháp oxy hóa sắt:

Chuyển Fe (II) về Fe (III) và tách khỏi nước dưới dạng kết tủa Fe(OH)3.

Fe(HCO3)2 + 2H2O ® Fe(OH)2 + 2CO2 + 2H2O

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O ® 4Fe(OH)3 ¯

Sắt (III) trong nước kết tủa thành bông cặn màu vàng, qua việc lắng lọc dễ dàng tách
khỏi nước.

Trong nước ngầm nồng độ oxy hòa tan (DO) không có hoặc ở mức rất thấp. Do đó để
tăng DO trong nước ngầm, biện pháp đơn giản nhất là làm thoáng bề mặt. Hiệu quả việc
làm thoáng được xác định theo nhu cầu oxy quá trình khử sắt.

Khử sắt bằng quá trình oxy hóa:


-Làm thoáng đơn giản bề mặt lọc: sử dụng giàn mưa ngay trên bề mặt lọc. Chiều cao
giàn phun 0,7m, lỗ phun đường kính 5mm, lưu lượng tưới 10 m3/h. Hàm lượng DO
trong nước sau làm thoáng khoảng 40% lượng DO bão hòa ở 25 °C.

-Làm thoáng bằng giàn mưa tự nhiên: sử dụng giàn làm thoáng 1 hay nhiều bậc với sàn
rải xỉ hay tre gỗ, lưu lượng tưới và chiều cao tương tự như trên. Hàm lượng DO trong
nước tương đối cao, lượng CO2 sau làm thoáng giảm 50%.

-Làm thoáng cưỡng bức: quy mô hơn ở dạng tháp tưới, lưu lượng tưới 30 -40 m3/h.
Lượng không khí tiếp xúc từ 4 -6 m3/m3 nước. Hàm lượng DO sau làm thoáng đạt 70%
lượng DO bão hòa, lượng CO2 giảm đến 75% so với ban đầu.

Đối với nước ngầm có hàm lượng sắt thấp thì chỉ cần sử dụng cách làm thoáng đơn giản
bề mặt lọc là đạt yêu cầu. Sau quá trình cung cấp oxy cho nước, hỗn hợp khí -nước đưa
qua lớp vật liệu lọc. Thành phần Fe (II), DO và 1 phần Fe(III) tạo thành được tách ra và
bám trên bề mặt vật liệu tạo màng xúc tác, quá trình hấp thụ cũng như oxy hóa Fe tạo
chất keo tụ và được giữ lại trên bề mặt vật liệu lọc. Để tránh hiện tượng tắt lọc tại bộ
phận này, định kỳ cần phải rửa lọc bề mặt hoặc thay mới lớp lọc. Đối với nước ngầm có
hàm lượng sắt cao thì cần bổ sung một lượng hóa chất tăng hiệu quả quá trình tạo bông
keo tụ trước khi qua bề mặt lọc.

Cuối cùng nước sạch sau xử lý đi ra ngoài và được thu gom để sử dụng.

5. Đô thị hoá ảnh hưởng như thế nào đến ô nhiễm nước?

Trả lời:

- Nếu đô thị hoá đi kèm với chính sách bảo vệ môi trường một cách đúng đắn
thì sẽ không ảnh hưởng tới môi trường nước, nước sẽ không bị ô nhiễm.
- Nếu như ĐTH không đi kèm với chính sách bảo vệ môi trường hợp lý thì sẽ
gây ô nhiễm nguồn nước. Tốc độ ĐTH càng nhanh thì ô nhiễm môi trường nước
càng nặng. cụ thể :
+ Ô nhiễm nước mặt: ĐTH sẽ làm gia tăng mật độ dân số, từ đó lượng rác
thải thải vào môi trường sẽ tăng lên theo tốc độ ĐTH. ĐTH sẽ kéo theo
nhiều ngành nghề phát triển, mỗi ngành nghề sẽ có mỗi loại chất thải đặc
trưng, như vậy thành phần chất ô nhiễm trong nước sẽ trở nên phong phú và
phức tạp hơn. Nước thải từ sinh hoạt, các cơ quan, bệnh viện, khu công
nghiệp, khu chế xuất khi không được xử lý hoặc xử lý không triệt để sẽ làm
cho nước bị ô nhiễm, hàm lượng các chất ô nhiễm, các kim loại nặng,
BOD, COD và vi sinh vật gây bệnh trong nước sẽ tăng cao làm ô nhiễm
nguồn nước mặt.

+ Ô nhiễm nước ngầm: Việc khai thác nước ngầm quá mức để phục vụ cho
quá trình ĐTH sẽ khiến cho mực nước ngầm bị hạ thấp. Việc khoan, lấp
giếng không đúng kỹ thuật sẽ khiến nước ô nhiễm trên bề mặt ngấm xuống
làm ô nhiễm nước ngầm.

You might also like