You are on page 1of 4

UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mỹ Tho, ngày …… tháng …… năm 200…

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

NGÀNH ĐÀO TẠO: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Tên học phần: BỆNH HỌC THỦY SẢN


Mã số: 77373
2. Loại học phần: Lý thuyết + thực hành
3. Trình độ sinh viên năm thứ: 3
4. Số tín chỉ: 3 (2 LT + 1 TH)
Phân bổ thời gian:
+ Lên lớp: 30 tiết
+ Thực hành: 30 tiết
5. Điều kiện tiên quyết: Thủy sản đại cương
6. Mục tiêu của học phần:
Kiến thức: Sau khi học xong môn học này sinh viên sẽ biết những kiến thức chung về
bệnh học thủy sản, nguyên lý và giải pháp phòng trị bệnh trên động vật thủy sản, phương
pháp phòng và trị một số bệnh thường gặp trên vật nuôi thủy sản.
Kỹ năng: Sinh viên sẽ thành thạo trong cách phát hiện một số bệnh thông thường trên
tôm cá, cách lấy mẫu và quan sát một số sinh vật gây bệnh trên tôm cá. Biết áp dụng các
biện pháp phòng và trị một số bệnh thường gặp trên tôm, cá…
7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần: Học phần có 3 chương gồm:
- Chương 1 (Những khái niệm cơ bản về bệnh học thủy sản) Những khái niệm cơ bản về
bệnh học thủy sản, điều kiện phát sinh bệnh, mối quan hệ giữa mầm bệnh, vật chủ và môi
trường.
- Chương 2 (Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp trong nuôi trồng thủy sản) Trình bày
một số biện pháp phòng bệnh tổng hợp trong nuôi trồng thủy sản.
- Chương 3: (Thuốc và nguyên tắc dùng thuốc trong nuôi trồng thủy sản) Giới thiệu một
số phương pháp dùng thuốc và nguyên tắc dùng thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản
- Chương 4 (Một số bệnh thường gặp trên tôm, cá nuôi) Giới thiệu một số bệnh thường
gặp trên tôm, cá nuôi và biện pháp phòng trị (nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu bệnh lí, và
biện pháp phòng trị)
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
+ Dự lớp: tham dự đầy đủ các buổi học trên lớp
+ Chuẩn bị: Sinh viên nên tham khảo thêm các tài liệu có liên quan đến môn học trước
khi lên lớp.
9. Tài liệu học tập:
+ Sách, giáo trình chính:
- Bùi Quang Tề, 2008. Bệnh học thủy sản. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1.
- Đặng Thị Hoàng Oanh và Trần Thị Tuyết Hoa. 2005. Giáo trình bệnh học thủy sản.
Đại học Cần Thơ.
ĐCCTHP-BM THỦY SẢN – BỆNH HỌC THỦY SẢN /O1 Trang 1/4
BM-QTGD-01/02
- Đỗ Thị Hòa, Nguyễn Hữu Dũng, Bùi Quang Tề và Đỗ Thị Muội, 2004. Giáo trình
Bệnh học thủy sản. Đại học Thủy sản Nha Trang
- Trần Trọng Chơn, 2000. Bài giảng bệnh cá tôm. Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí
Minh
+ Sách , giáo trình tham khảo:
- Bùi Quang Tề, 2003. Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị. Nhà Xuất Bản
Nông nghiệp Hà Nội.
- Bùi Quang Tề, 2006. Bệnh học thủy sản. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I
- FAO, 2005. Hướng dẫn chuẩn đoán bệnh của động vật thủy sản châu Á. Nhà Xuất
Bản Nông nghiệp Hà Nội.
- Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Phương, Đặng Thị Hoàng Oanh và Trần Ngọc
Hải. 2003. Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi. Đại học Cần Thơ.
- Nguyễn Đình Trung. 2004. Quản lí chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. Nhà
Xuất Bản Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh.
- Trần Thị Minh Tâm. 2005. Một số bệnh thường gặp ở tôm cá và biện pháp phòng trị.
Nhà Xuất Bản Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh.
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
10.1. Điểm đánh giá quá trình: Trọng số: 40 %
+ Điểm kiểm tra thường xuyên: Hệ số: 1
+ Điểm bài làm thu hoạch sau thực hành. Hệ số: 1
+ Bài kiểm tra giữa học kỳ: Hệ số: 2
10.2. Điểm thi kết thúc học phần: Trọng số: 60 %
10.3. Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết
thúc HP nhân với trọng số tương ứng
11. Thang điểm 10 (từ 0 đến 10).
Điểm học phần, điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc HP được làm tròn đến
một chữ số thập phân.
12. Hình thức thi kết thúc học phần:
+ Tự luận X + Trắc nghiệm
+ Vấn đáp + Tiểu luận
+ Bài tập lớn + ……………

13. Thời gian thi :

60 phút 90 phút X 120 phút 150 phút 180 phút ........phút

14. Nội dung chi tiết học phần phân bố theo tuần:
Phần lý thuyết (30 tiết). Học trong 15 tuần, mỗi tuần 2 tiết
Tuần 1
Giới thiệu ĐCCTHP môn bệnh học thủy sản
Chương 1. Những khái niệm cơ bản về bệnh học thủy sản
1.1. Các khái niệm về bệnh ở động vật thủy sản
1.2. Khái niệm về bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm
Tuần 2
Chương 1. Những khái niệm cơ bản về bệnh học thủy sản (tt)
1.3. Khái niệm về bệnh kí sinh trùng

ĐCCTHP-BM THỦY SẢN – BỆNH HỌC THỦY SẢN /O1 Trang 2/4
BM-QTGD-01/02
1.4. Đặc điểm cơ bản về bệnh ở động vật thủy sản
Tuần 3
Chương 1. Những khái niệm cơ bản về bệnh học thủy sản (tt)
1.4. Các thời kỳ phát triển của bệnh
1.5. Quá trình cơ bản của bệnh lý
Tuần 4
Chương 2. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp trong nuôi trồng thủy sản
2.1. Ngăn chặn sự xâm nhận và kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây bệnh
Tuần 5
Chương 2. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp trong nuôi trồng thủy sản (tt)
2.2. Nâng cao sức đề kháng của động vật thủy sản nuôi
2.3. Quản lý môi trường nuôi thích hợp và ổn định
Tuần 6
Chương 2. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp trong nuôi trồng thủy sản (tt)
2.4. Phương pháp chuẩn đoán bệnh thủy sản
Tuần 7
Chương 3: Thuốc và nguyên tắc dùng thuốc trong nuôi trồng thủy sản
3.1. Phương pháp dùng thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản
Tuần 8
Chương 3: Thuốc và nguyên tắc dùng thuốc trong nuôi trồng thủy sản (tt)
3.2. Một số nguyên tắc dùng thuốc, hóa chất và kháng sinh trong NTTS
Tuần 9
Kiểm tra giữa học kỳ
Tuần 10
Chương 4. Một số bệnh thường gặp trên tôm cá nuôi
4.1. Bệnh Virus
4.1.1. Bệnh xuất huyết do virus ở cá chép
4.1.2. Bệnh virus đốm trắng ở tôm he
Tuần 11
Chương 4. Một số bệnh thường gặp trên tôm cá nuôi (tt)
4.2. Bệnh do vi khuẩn ở động vật thủy sản
4.2.1. Bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn
4.2.2. Bệnh đục cơ của tôm càng xanh
Tuần 12
Chương 4. Một số bệnh thường gặp trên tôm cá nuôi (tt)
4.3. Bệnh nấm ở động vật thủy sản
4.3.1. Hội chứng lở loét ở cá
4.3.2. Bệnh nấm ấu trùng ở giáp xác
Tuần 13
Chương 4. Một số bệnh thường gặp trên tôm cá nuôi (tt)
4.4. Bệnh do kí sinh trùng
4.4.1. Bệnh do động vật đơn bào
4.4.2. Bệnh do giun sán ký sinh
4.4.3. Bệnh do ngành chân khớp
Tuần 14
Chương 4. Một số bệnh thường gặp trên tôm cá nuôi (tt)
4.5. Bệnh do dinh dưỡng và môi trường và sinh vật hại
Tuần 15
Ôn tập
ĐCCTHP-BM THỦY SẢN – BỆNH HỌC THỦY SẢN /O1 Trang 3/4
BM-QTGD-01/02
Chú ý: Nếu số tuần trong học kỳ đang học nhỏ hơn 15 thì những nội dung trên sẽ được
giảng viên điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế
Phần thực hành 30 tiết, mỗi bài 5 tiết

Tuần Nội dung thực hành Dụng cụ, thiết bị sử Định mức vật
dụng tư/SV
Tuần 9 Hướng dẫn lý thuyết thực hành
Tuần 10 Kiểm tra KST trên Cá tra KHV, lam, lamel, – 5 KHV, 5 bộ
Bộ dụng cụ mổ (dao mổ, dụng cụ mổ
kéo, khay, khăn lau…) – 5 kg cá tra

Tuần 11 Kiểm tra KST trên Cá lóc KHV, lam, lamel, – 5 KHV, 5 bộ
Bộ dụng cụ mổ (dao mổ, dụng cụ mổ
kéo, khay, khăn lau…) – 5 kg cá lóc

Tuần 12 Kiểm tra KST trên cá điêu hồng KHV, lam, lamel, – 5 KHV, 5 bộ
Bộ dụng cụ mổ (dao mổ, dụng cụ mổ
kéo, khay, khăn lau…) – 5 kg cá điêu
hồng
Tuần 13 Kiểm tra KST trên tôm KHV, lam, lamel, – 5 KHV, 5 bộ
Bộ dụng cụ mổ (dao mổ, dụng cụ mổ
kéo, khay, khăn lau…) – 2 kg tôm
Tuần 14 Thi kiểm tra thực hành
Chú ý: Nếu số tuần trong học kỳ đang học nhỏ hơn 15 thì những nội dung trên sẽ được
giảng viên điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế

TRƯỞNG BỘ MÔN TRƯỞNG KHOA BAN GIÁM HIỆU

Nơi nhân:
- P. ĐT (file + bản in);
-Lưu: VP khoa (file + bản in).

ĐCCTHP-BM THỦY SẢN – BỆNH HỌC THỦY SẢN /O1 Trang 4/4
BM-QTGD-01/02

You might also like